CHỦ ĐỀ 2: TRANG TRÍ VỚI ĐỜI SỐNG
Số tiết: 05
I. Mục tiêu chung
- Học sinh biết cách sử dụng bố cục, hình mảng, đường nét, họa tiết vào trang trí
- Biết vận dụng vào những bài trang trí ứng dụng.
- Vận dụng một số kiến thức, kĩ năng vẽ trang trí vào học tập và đời sống.
II. Nội dung
Tên bài
Thứ tự bài trong sách giáo khoa
1. Cách sắp xếp bố cục trong trang trí
6
2. Màu sắc
10
3. Màu sắc trong trang trí
11
4. Trang trí đường diềm( Kiểm tra 1t)
14
5. Trang trí hình vng
18
III. Tiến trình hoạt động
Ngày soạn: 09/10/2020
Tiết thứ: 6
Bài: 6
Vẽ trang trí
CÁCH SẮP XẾP BỐ CỤC TRONG TRANG TRÍ
1.MỤC TIÊU
1.1.Kiến thức: Học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa trang trí cơ bản và
trang trí ứng dụng.
1.2.Kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài vẽ trang trí.
1.3.Thái độ: Học sinh thấy được vẻ đẹp của trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng.
1.4. Các năng lực được phát triển:
- Năng lực hợp tác.
-Năng lực quan sát, đánh giá.
- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy.
2. CHUẨN BỊ
2.1.Giáo viên:
2.1.1. Tài liệu tham khảo
- SGK, SGV.
- Sưu tầm một số bài trang trí.
2.1.2. Đồ dùng dạy học
- Hình vẽ phóng to một số hình trong sách giáo khoa.
- Một số bài vẽ của học sinh năm trước.
2.2.Học sinh
- Đồ dùng học tập: giấy vẽ, bút chì, tẩy.
2.3. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp
- Trực quan
- Gợi mở
- Luyện tập
3.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định tổ chức: 1’
- Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng.
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
Vắng
6A
14/10/2020
40
6B
14/10/2020
40
3.2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Chấm bài tập vẽ tranh đề tài học tập.
3.3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Trang trí là một trong những yếu tố chính tạo nên cái đẹp cho
cuộc sống, bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các cách sắp xếp trong trang trí
- Mục tiêu
+ HS bước đầu cảm nhận được cái đẹp trong trang trí.
+ Rèn năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mỹ, quan sát, đánh giá.
- Phương pháp: Trực quan, gợi mở, vấn đáp.
- Thời gian: 7'
- Cách thức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG
CỦA HS
GV: treo tranh các họa tiết đã HS: quan sát và
chuẩn bị sẵn và sắp xếp theo đưa ra khái
các cách để học sinh tự quan sát niệm.
và rút ra khái niệm ở mỗi cách.
?Có những cách sắp xếp trang
trí nào?
?Thế nào là sắp xếp nhắc lại?
?Thế nào là sắp xếp xen kẽ?
- GV: cho học sinh lên bảng tự
sắp xếp.
GHI BẢNG
1. Các cách sắp xếp trong
trang trí.
a. Sắp xếp nhắc lại.
Một họa tiết hay một
nhóm họa tiết được vẽ lặp
lại nhiều lần, có thể đảo
ngược theo một trật tự nhất
định gọi là sắp xếp nhắc lại.
b. Xen kẽ.
Hai hay nhiều họa tiết
được sắp xếp xen kẽ nhau
và lặp lại gọi là sắp xếp xen
kẽ.
c. Đối xứng.
Họa tiết được vẽ giống
nhau qua một hay nhiều
trục gọi là sắp xếp đối
xứng.
d. Mảng hình không đều:
các hoạ tiết được vẽ không
đều nhau nhưng vẫn phải
tạo được sự cân đối, thuận
mắt.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh cách làm bài trang trí.
- Mục tiêu:
+ HS bước đầu biết cách sắp xếp bố cục trong trang trí.
+ Rèn năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mỹ, quan sát, đánh giá.
- Phương pháp: Trực quan, gợi mở, vấn đáp.
- Thời gian: 6'
- Cách thức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA
HS
GV: vừa hướng dẫn vừa HS: quan sát
vẽ lên bảng
- Yêu cầu học sinh nhắc
lại các bước vẽ.
GHI BẢNG
2. Cách làm bài trang trí cơ
bản.
a. Kẻ trục đối xứng.
b. Tìm các mảng hình.
c. Tìm và chọn họa tiết phù
hợp với mảng hình.
d. Tìm và chọn màu theo ý
thích để bài vẽ hài hòa rõ
trọng tâm.
HĐ3: Hướng dẫn học sinh thực hành.
- Mục tiêu:
+ HS bước đầu hồn thành được bài trang trí cơ bản.
+ Rèn năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mỹ, sáng tạo.
- Phương pháp: gợi mở, vấn đáp.
- Thời gian: 20'
- Cách thức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA
HS
GV: hướng dẫn đến từng - Học sinh làm bài
học sinh.
GHI BẢNG
3. Bài tập.
Tập sắp xếp mảng hình
cho hai hình vng cạnh
10cm.
3.4: Đánh giá kết quả học tập
- Mục tiêu
+ Học sinh nhận xét được bài tập của bản thân, của bạn theo các tiêu chí: Bố cục,
họa tiết, màu sắc.
+ Rèn năng lực quan sát, đánh giá, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, biểu đạt.
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận.
- Thời gian: 5’
- Cách thức thực hiện:
- GV: gọi một vài học sinh nhắc lại cách sắp xếp bố cục trong trí.
+ GV cho HS treo bài, hướng dẫn HS nhận xét bài tập của bản thân, của bạn theo
các tiêu chí: bố cục, họa tiết, màu sắc.
+ Gọi một vài HS tự nhận xét bài của bản thân và nhận xét bài của bạn khác.
? Em có ấn tượng nhất với bài vẽ nào? Vì sao?
? Cách sắp xếp bố cục của bài nào hợp lý?
? Bài vẽ nào có màu sắc đẹp? Vì sao?
+ HS trả lời theo cảm nhận.
+ GV chốt lại kiến thức, động viên, xếp loại một số bài.
+ Nhận xét- kết luận.
3.5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Bài tập về nhà
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài mới: Màu sắc.
4. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
- Nội dung:...............................................................................................................
- Phương pháp:........................................................................................................
- Thời gian:..............................................................................................................