Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Luyen tu va cau 5 Tuan 2627 MRVT Truyen thong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.34 KB, 11 trang )

TRƯỜNG TIỂU HỌC NGƠ THÌ NHẬM
Thứ ba ngày 5 tháng 2 năm 2019
Lớp 5A2
Tuần 27

GIÁO ÁN
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG

Người soạn : Nguyễn Ngọc Thúy

I.

MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Mở rộng vốn từ truyền thống.
- Hiểu được nghĩa Hán Việt của truyền thống : truyền ( trao,
để lại cho người sau ) , thống ( nối tiếp nhau không dứt ).
2. Kĩ năng :
- Vận dụng những từ mang nghĩa truyền thống vào trong
cuộc sống.
- Thực hành đặt câu với những từ mang nghĩa truyền thống.
3. Thái độ :
- Chú ý, lắng nghe bài giảng.
- Học sinh u thích mơn học, tích cực, sáng tạo, hợp tác.
- Học sinh có ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc.


4. Năng lực :
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,


năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ,
năng lực thẩm mĩ.
II.

III.

CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên :
- Phiếu bài tập, máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.
2. Học sinh :
- Sách giáo khoa, vở ghi.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

Nội dung
1. Kiểm tra bài cũ
( 5’)

Hoạt động của giáo
viên
GV : Mời một học
sinh đọc to đề bài, cả
lớp đọc thầm.
Tìm và ghi lại những
danh từ và động từ có
thể kết hợp với từ an
ninh.
-Danh từ có thể kết
hợp với an ninh.
VD : lực lượng an
ninh,..

-Động từ có thể kết
hợp với an ninh.
VD : giữ vững an
ninh,..
*Hoạt động nhóm 4 :
HS làm vào phiếu bài

Hoạt động của học
sinh
HS : thảo luận nhóm.

HS : lắng nghe và


2. Dạy bài mới :

tập

nhận xét.

GV : Mời hai nhóm
đại diện lên phát biểu.

HS : lắng nghe.

GV : nhận xét bài làm
của học sinh.
a) Giới thiệu bài
HS : lắng nghe
mới :

Ở bài học Mở
rộng vốn từ tiết
trước, lớp chúng
ta đã được về
chủ đề An ninh
đúng không nào?
Vậy ở tiết này,
cô trị chúng ta
sẽ cùng đi tìm
hiểu một bài học
mới cũng rất hữu
ích đối với chúng
ta đó là bài học
MRVT Truyền
thống. Chúng ta
cùng bắt đầu bài
học nhé.
b) Hướng dẫn HS
làm bài tập :
Bài 1 : Dòng nào
dưới đây nêu đúng
nghĩa từ truyền
thống?


a. Phong tục và tập
quán của tổ tiên,
ông bà.
b. Cách sống và nếp
nghĩ của nhiều

người ở địa
phương khác nhau.
c. Lối sống và nếp
nghĩ đã hình thành
từ lâu đời và
được truyền từ thế
hệ này sang thế hệ
khác.
GV : Mời một học
sinh đọc to đề bài, cả
lớp đọc thầm
*Hoạt động nhóm
đơi.

HS thảo luận

HS lắng nghe

GV : Mời một nhóm
đại diện phát biểu ý
kiến.
GV hỏi :
a)Truyền thống là từ
loại gì?
b)Đặt câu với từ
truyền thống?

HS trả lời
a)Truyền thống là từ
ghép.

b)VD : Đất nước
chúng ta có rất nhiều
truyền thống tốt đẹp
cần được giữ gìn và
phát huy.
HS lắng nghe.

GV : Truyền thống là


từ ghép Hán Việt.
Truyền có nghĩa là
trao lại, để lại cho
người sau, đời sau
( VD : truyền thụ,
truyền ngôi ). Thống
có nghĩa là nối tiếp
nhau khơng dứt
( VD : hệ thống,
huyết thống ).
GV hỏi : Hãy kể tên
một số truyền thống
tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam mà em
biết?
Bài 2:
Dựa theo nghĩa của
tiếng truyền, xếp
các từ trong ngoặc
đơn thành ba nhóm.

A) Truyền có nghĩa
là trao lại cho người
khác (thường thuộc
thế hệ sau )
B) Truyền có
nghĩa là lan rộng
hoặc làm lan rộng
cho nhiều người
biết.
C) Truyền có nghĩa
là nhập vào hoặc

HS trả lời.


đưa vào cơ thể
người.
GV : Trong bảng
của chúng ta có tất
cả bao nhiêu từ?
GV : Ở tiết học
trước, cô đã giao
cho các con về nhà
tìm hiểu các từ mới
trong bài học hôm
nay. Cô mời 4 bạn
đứng lên giải nghĩa
các từ nào?

HS phát biểu :

1, Truyền thống : là
những tập tục, thói
quen, lối sống và nếp
nghĩ đã hình thành từ
lâu đời và được truyền
từ thế hệ này sang thế
hệ khác.
2, Truyền bá : Phổ
biến ra cho nhiều
người, nhiều nơi.
3, Truyền nghề : trao
lại nghề mình biết cho
người khác.
4, Truyền tin : đem,
đưa, chuyển tin đi.
5, Truyền máu : đưa
máu vào cơ thể con
người.
6, Truyền hình : là nơi
thu nhận tín hiệu sóng
để chuyển thành hình
ảnh và âm thanh.


7, Truyền nhiễm : lây
lan bệnh tật cho người
khác.
8, Truyền ngơi : trao
lại ngơi báu của mình
cho người khác.

9, Truyền tụng : truyền
miệng cho nhau.

HS : thảo luận
HS thảo luận nhóm
( nhóm 4 người ) rồi
làm vào phiếu bài tập.
HS tham gia.
GV : Sau đây cơ có
một trị chơi nhỏ. Trị
chơi gồm hai đội chơi.
Trên bảng của cơ có 3
cột là 3 nhóm từ chúng
ta cần chia. Trong 2
phút, chúng ta sẽ gắn
những từ vào cột nghĩa
của nó, đội nào gắn
được đúng và nhiều từ
hơn thì đội đó sẽ là đội
chiến thắng.
GV : : Các con hãy
chọn trong mỗi nhóm

HS thảo luận.


1 từ và đặt câu với
những từ đó. ( Làm
việc nhóm 4 người )
GV : Mời hai nhóm

đại diện phát biểu ý
kiến.

HS phát biểu, cả lớp
lắng nghe.

Bài 3: Tìm trong đoạn
văn sau những từ ngữ
chỉ người và sự vật gợi
nhớ lịch sử và truyền
thống dân tộc :
GV : Mời một học
sinh đọc đề bài to
trước lớp, cả lớp đọc
thầm
GV: Yêu cầu học sinh
làm việc nhóm đơi.
GV : Mời đại diện hai
nhóm phát biểu

HS : đọc bài

HS : thảo luận
HS : phát biểu ý kiến
+ Từ ngữ chỉ người :
các vua Hùng, cậu bé
làng Gióng, Hồng
Diệu, Phan Thanh
Giản.
+ Từ ngữ chỉ sự vật :

nắm tro bếp thuở các
vua Hùng dựng nước,
mũi tên đồng Cổ Loa,
con dao cắt rốn bằng
đá của cậu bé làng


Gióng, vườn cà bên
sơng Hồng, thanh
gươm giữ thành Hà
Nội của Hoàng Diệu,
chiếc hốt đại thần của
Phan Thanh Giản.

GV : Vậy những từ
ngữ các con vừa tìm
được trong bài đã gợi
nhớ cho chúng ta sự
kiện lịch sử nào ?
Giới thiệu về những
anh hùng dân tộc:
1. Các Vua Hùng.
2. Thánh Gióng.
3. Hồng Diệu.
4. Phan Thanh
Giản.
5. Thanh gươm giữ
thành Hà Nội của
Hoàng Diệu.
GV : Giải thích những

từ ngữ khó:
1. Nắm tro bếp
thuở các vua
Hùng dựng nước.
2. Mũi tên đồng Cổ
Loa.
3. Chiếc hốt đại
thần của Phan

HS trả lời.


Thanh Giản

3. Củng cố, dặn dò

GV hỏi : Vậy qua bài
học, các em hiểu
truyền thống là gì?

HS : trả lời

GV hỏi : Vậy dân tộc
Việt Nam có những
truyền thống tốt đẹp
nào đáng tự hào?

HS : trả lời

GV hỏi : Em đã, đang

và sẽ làm gì để duy trì
và phát huy những
truyền thống tốt đẹp
đó?

HS : trả lời

HS : lắng nghe
GV : dặn dò HS chuẩn
bị cho tiết học sau :
Luyện tập thay thế từ
ngữ để liên kết câu.
HS : lắng nghe
GV : nhận xét tiết
học.




×