Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Chuyen de lich su phan 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.61 KB, 43 trang )

PHẦN III. LỊCH SỬ VIỆT NAM 1858 – 1945
Chương I. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858 – 1918
1. Thực dân Pháp xâm lược và thiết lập ách thống trị ở Việt Nam
1.1. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp từ1858 –
1884
1.1.1. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
Âm mưu xâm lược của tư bản Pháp đối với Việt Nam lâu dài và liên tục, bắt nguồn
từ những năm đầu thế kỉ XVII, sau đó ngày càng được xúc tiến một cách mạnh mẽ, đặc
biệt từ giữa thế kỉ XIX. Thông qua con đường truyền giáo, các giáo sĩ tích cực hoạt
động, vừa truyền đạo, vừa bn bán, vừa tích cực chuẩn bị xâm lược Việt Nam.
Để đối phó, triều Nguyễn thi hành chính sách bế quan tỏa cảng, cấm đạo, đàn áp giáo
dân, những chính sách đó đã tạo cớ cho thực dân Pháp đẩy mạnh âm mưu xâm lược
nước ta.
Từ những năm 40 của thế kỷ XIX, tàu chiến Pháp đã nhiều lần gây hấn, đặt yêu sách
với triều đình nhà Nguyễn. Tháng 4 - 1857, Napôlêông III quyết định cử ra Hội đồng
Nam Kì để nghiên cứu tình hình Việt Nam chuẩn bị xâm lược. Tháng 7 - 1857,
Napôlêông III quyết định vũ trang can thiệp vào Việt Nam. Tư bản Pháp đã lấy cớ trả
thù việc triều đình Huế khơng tiếp nhận quốc thư của Pháp do tàu chiến Catina đem đến
tháng 9 năm 1856, cho là "làm nhục quốc kì" Pháp. Mặt khác, chúng còn lấy cớ "bênh
vực đạo", "truyền bá văn minh Công giáo" để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận
cơng giáo ở Pháp và Việt Nam. Nhưng tất cả những lí do đó đều không che đậy nổi
nguyên nhân sâu xa bên trong của âm mưu xâm lược. Đó là u cầu tìm kiếm thị trường
và căn cứ ở Viễn Đông, nhất là ở miền Nam Trung Quốc, của chủ nghĩa tư bản Pháp
đang chuyển mạnh lên con đường đế quốc chủ nghĩa; đó là cuộc chạy đua giành giật thị
trường giữa Pháp với các nước tư bản khác ở khu vực Viễn Đông, đặc biệt với địch thủ
cổ truyền là tư bản Anh.
Chiều ngày 31/8/1858 liên quân Pháp - Tây Ban Nha do Rigault de Genouilly
(Giơnuiy) chỉ huy dàn trận trước cửa biển Đà nẵng. Qn Pháp có 2.500 tên, bố trí trên
13 chiếc thuyền được trang bị vũ khí hiện đại. Tây Ban Nha góp thêm 1 chiến thuyền và
450 lính.
Dụng ý của Pháp là sau khi chiếm được Đà Nẵng, sẽ tiến thẳng ra Huế, buộc triều


đình Huế đầu hàng bẻ gãy ý chí kháng chiến.
Sáng ngày 1/9/1858 Pháp gửi tối hậu thư cho quan trấn thủ thành Đà Nẵng Trần
Hoàng hạn trong 2 giờ đồng hồ phải trả lời. Vì phải đợi lệnh triều đình nên Trần Hồng
cứ án binh bất động. Chưa hết 2 giờ hẹn quân Pháp đã nổ súng dữ dội bắn phá các mục
tiêu trên bờ rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà – mở đầu cho công cuộc xâm lược Việt Nam.
1.1.2. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858 – 1884
* Cuộc kháng chiến tại Đà Nẵng và Nam kỳ
Được tin bán đảo Sơn Trà rơi vào tay giặc, Tự Đức lệnh cho các quân thứ cấp tốc
tiếp ứng. Nguyễn Tri Phương (đang làm kinh lược sứ Nam Kì) được điều ra làm Tổng
thống quân thứ Quảng Nam, gấp rút chấn chỉnh quân ngũ và thống nhất chỉ huy chống
giặc. Các lực lượng dân binh cùng nhân dân địa phương ra sức đào hào đắp lũy, phối
hợp với quân của triều đình chặn đánh tàu địch. Những đội dân quân bao gồm “tất cả
những người không đau yếu và tàn tật” được thành lập, chiến đấu vô cùng quả cảm.


Đốc học Nam Định Phạm Văn Nghị tập hợp 300 người - vốn là những học trị của
mình, khăn gói lên đường Nam tiến, xin Vua ra chiến trường giết giặc.
Sau 5 tháng hành binh xâm lược, quân Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà và đồn
Đông. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của chúng bước đầu bị phá sản.
Tháng 2-1859, quân Pháp thay đổi kế hoạch kéo đại quân vào Gia Định, nhằm cắt
nguồn tiếp tế lương thực của triều đình Huế, đồng thời cũng để chuẩn bị cho việc mở
rộng cuộc hành quân sang Campuchia.
Quan quân triều Nguyễn tại Gia Định có gắng chống trả nhưng sức chiến đấu kém,
vũ khí thơ sơ, kế sách kém… nên đã nhanh chóng thất bại. Tuy nhiên, tại Gia Định,
quân Pháp đã gặp phải sự chống trả quyết liệt của nhân dân, chúng rơi vào thiên la địa
võng của cuộc chiến tranh nhân dân ở Nam Bộ. Chúng phải giăng lực lượng ra để đối
phó với nhiều tốn dân binh mọc lên ở khắp nơi ví như tốn qn của Lê Huy (trước là
quân nhân bị thải hồi), toán quân của Trần Thiện Chính (trước là tri huyện bị triều đình
cách chức). Dân các vùng đất mà Pháp chiếm được đều tự tay thiêu huỷ nhà cửa bỏ đi
hoặc tự động tổ chức thành đội ngũ đánh giặc.

Lúc này quân Pháp gặp nhiều khó khăn, phải điều quân qua chiến trường Trung
Quốc, đồng thời liên tục bị lực lượng kháng chiến của nhân dân ta tại Đà Nẵng và Nam
Bộ tập kích, bất hợp tác… điều kiện để quân triều đình đánh đuổi quân Pháp khỏi đất
nước là rất lớn. Tuy nhiên, triều đình Huế đã chủ trương “thủ để hòa” nên hàng vạn
quân của Nguyễn Tri Phương cố thủ tại đồn Chí Hịa khơng đánh địch, trong khi qn
Pháp tại đây chỉ khoảng 1.000 tên, lại đóng rải rác tại các chùa.
Sau khi kết thúc chiến sự ở Trung Quốc, đại quân Pháp kéo về Việt Nam hội quân
tại Bến Nghé, cả thảy có khoảng 4.000 tên. Sáng sớm ngày 24/2/1861 đại bác địch bắt
đầu tấn công Đại đồn Chí Hịa. Qn ta chống cự mãnh liệt đẩy lui nhiều đợt tấn công
của giặc. Ngày hôm sau thành vỡ, thừa thắng quân Pháp đánh chiếm các vùng xung
quanh. Quân triều đình chống trả yếu ớt, các thành Định Tường, Biên Hịa, Vĩnh Long
nhanh chóng rơi vào tay địch.
Tuy chiếm được đất nhưng quân Pháp chưa thể tổ chức được việc cai trị ở 4 tỉnh đó
bởi vì chúng đã vấp phải cuộc kháng chiến hết sức quyết liệt của nhân dân ta. Trái
ngược với tư tưởng chủ hòa do dự của những viên quan lại trong triều đình Huế, hay
khác với sự chậm trễ tiếp cứu của triều đình, nhân dân Nam bộ đã ngay lập tức nổi lên
đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí có trong tay. Các đội nghĩa binh của Trương Định (6.000
người) của Nguyễn Thành Ý (2.000 người) của Phan Trung (2.000 người) và các đội
nghĩa binh dưới sự chỉ huy của Trần Xuân Hoà, Phan Văn Đạt, Lê Cao Dũng, Đỗ Trình
Thoại, cai tổng Là, Nguyễn Trung Trực... có mặt ở khắp nơi, thoắt ẩn, thoắt hiện, ngày
đêm tiễu trừ quân Pháp. Đến đầu năm 1862 phong trào kháng chiến của nhân dân Nam
Bộ đã buộc thực dân Pháp phải rút khỏi một loạt cứ điểm ở Gị Cơng, Chợ Gạo, Cái
Bè... nghĩa qn đã chiếm lại được nhiều vùng đất đai rộng lớn.
Nhưng, một lần nữa triều Nguyễn lại khơng đứng về phía nhân dân. Ngày 5-6-1862
triều Nguyễn đã kí bản hiệp ước nhượng đất đầu tiên, nhường cho Pháp 3 tỉnh miền
Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hồ), và nhiều điều khoản bất hợp lý khác
- Hiệp ước 1862 gọi là Hiệp ước Nhâm Tuất.
Nhân dân lại tiếp tục chống Pháp, chống Hiệp ước Nhâm Tuất. Tại Nam kỳ lục tỉnh
một loạt sĩ phu yêu nước đã đứng dậy. Họ đánh giặc bằng thơ, bằng bút, bằng trí tuệ, tài
năng và nhiều người đã hiến dâng cả tính mạng của mình cho cuộc đấu tranh vì quyền

sống và tự do. Đó là quản cơ Trương Định - người đã bất tuân lệnh triều đình (bãi binh)
mà ở lại cùng nhân dân phất cao là cờ “Bình Tây Đại ngun sối”, kháng chiến chống


Pháp; đó là Đỗ Trinh Thoại hoạt động ở vùng giữa sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ; thủ
khoa Nguyễn Hữu Huân hoạt động ở vùng Mỹ Quý, Chợ Gạo, Rạch Gầm; Nguyễn
Trung Trực ở vùng Tân An; Võ Duy Dương, đốc binh Kiều ở Đồng Tháp Mười; Tri
huyện Âu Dương Lân, cử nhân Phan Văn Trị, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, tuần phủ Đỗ
Quang ở Gia Định...
Trước sự bạc nhược của triều đình Huế, tháng 6/1867 quân Pháp chiếm nốt ba tỉnh
miền Tây Nam bộ (Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên), như vậy, lục tỉnh đã hoàn toàn
rơi vào tay giặc.
Mặc dù phải chiến đấu trong một tình thế khó khăn gấp bội, nhân dân 6 tỉnh Nam Kỳ
vẫn kiên cường chống Pháp, làm thất bại ý đồ bình định cấp tốc của chúng. Tiêu biểu,
Phan Tơn, Phan Liêm (còn gọi là Phan Tam, Phan Ngũ), hai người con của Phan Thanh
Giản, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân… phong trào diễn ra sôi nổi, liên tục,
đúng như lời Nguyễn Trung Trực nói trước khi chết: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước
Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
* Cuộc kháng chiến tại Bắc kỳ - Trung kỳ
Trước tình cảnh tiêu điều của đất nước, nhiều sĩ phu u nước có tầm nhìn xa, hiểu
biết rộng như Đinh Văn Điền, Nguyễn Lộ Trạch, đặc biệt là Nguyễn Trường Tộ đã
mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách, những mong có thể cải biến tình hình, nhưng
tất cả đều bị triều đình Tự Đức cự tuyệt.
- Quân Pháp tấn công Bắc kỳ lần thứ nhất (1873)
Quân Pháp sau khi ổn định Nam kỳ chúng chủ trương tấn công ra Bắc. Tháng
11/1873, Gac – ni – ê ra lệnh nổ súng đánh thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương - lúc đó
được cử giữ chức Trấn thủ thành Hà Nội, cùng quan quân đã anh dũng chiến đấu cho
đến khi bị giặc bắt. Một viên chưởng cơ cùng 100 quân chống chọi đến người cuối cùng
ở ô Thanh Hà (về sau đổi thành ô Quan Chưởng). Nguyễn Tri Phương bị trọng thương ở
bụng, không chịu để giặc buộc thuốc, nhịn ăn, cho đến chết. Sau đó, giặc Pháp đánh lan

ra các tỉnh Bắc kỳ, chiếm các tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh
Bình.
Nhân dân các địa phương nói trên đã phối hợp với quan lại, sĩ phu tự đứng lên tổ
chức chống giặc, ở Hải Dương có Lê Hữu Thường, tuần phủ Đặng Xuân Bảng, bố chính
Nguyễn Hữu Chính, án sát Nguyễn Đại ở Nam Định, có Nguyễn Mậu Kiến, Phạm Văn
Nghị, Nguyễn Hữu Lợi... chống Pháp ở Phong Doanh, Ý Yên.
Tại Bắc Ninh, Sơn Tây, hai cánh quân của Trương Quang Đản, Hoàng Tá Viêm đã
phối hợp với toán quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc tạo thành thế bao vây uy hiếp thành
Hà Nội.
Ngày 21/12/1873 tại Cầu Giấy, quân ta tổ chức mai phục tiêu diệt toán quân Pháp,
giết chết tổng chỉ huy F.Gác-ni-ê, đồng thời ở các nơi, quân dân ta ráo riết bao vây Nam
Định, Hải Dương, Ninh Bình. Chiến thắng Cầu Giấy làm nức lịng nhân dân cả nước,
làm cho địch vơ cùng lo sợ, chúng lui về đóng co cụm trong các thành trì và toan rút về
Sài Gịn.
Giữa lúc đó triều đình Huế ký điều ước tháng 3/1874 (cịn gọi là điều ước Giáp Tuất).
Hiệp ước Giáp Tuất là điều ước thứ hai, đánh dấu bước trượt dài trên đường suy vong
của triều đình Huế, triều đình chính thức thừa nhận việc quân Pháp chiếm cứ 3 tỉnh
miền Tây Nam Kỳ, thừa nhận cho người Pháp được tự do truyền đạo ở khắp nước ta và
được tự do thông thương, đặc biệt là ở Hà Nội và trên sông Hồng...
- Quân Pháp tấn công Bắc kỳ lần thứ hai (1882) – triều Nguyễn đầu hàng


Từ sau năm 1874, chủ nghĩa tư bản Pháp bước vào giai đoạn mới, giai đoạn đế quốc
chủ nghĩa. Kinh tế tư bản Pháp trên đà tiến sang chủ nghĩa đế quốc tất có yêu cầu ngày
một lớn về lợi nhuận, thị trường, nguyên liệu, nhân công, nên cũng vội lao vào cuộc
chạy đua giành giật thuôc địa trong những năm cuối thế kỉ XIX. Biết được sư nhu
nhược của Tự Đức, sau một thời gian chuẩn bị, tháng 4/1882, Ri – vi – e chỉ huy quân
Pháp tấn công Bắc kỳ lần thứ hai.
Mờ sáng ngày 25/4/1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu buộc nộp
thành. Chưa hết hạn trả lời, quân Pháp đã bắt đầu nổ súng công thành.

Từ khi thực dân Pháp bắt đầu nổ súng, Hồng Diệu đã dẫn đầu tướng sĩ xơng lên mặt
thành chỉ huy cuộc chiến đấu. Nhân dân Hà Nội khua chiêng gõ mõ, nơ nức kéo từng
đồn mang khí giới đến cửa thành để hỗ trợ cho cuộc quyết chiến của quan quân trong
thành. Nhưng trước sức mạnh của đại bác địch, thành nhanh chóng bị vỡ. Hồng Diệu
sau khi thảo một tờ biểu tạ tội đã vào vườn Võ Miếu thắt cổ tự tử. Quan quân triều đình
người bỏ chạy, kẻ bị giặc bắt, giặc giết.
Sau khi mất thành Hà Nội, Tự Đức vẫn nuôi ảo vọng nghị hòa với Pháp, nắm được
điểm yếu này Pháp đánh lấn sang các tỉnh xung quanh.
Tuy nhiên, cũng như lần trước quân Pháp gặp phải sự kháng cự dữ dội của nhân dân
miền Bắc. Tại trận Cầu Giấy lần thứ hai (5/1883), dưới sự chỉ huy của Hoàng Tá Viêm
và Lưu Vĩnh Phúc, quân ta đã giết chết Ri – vi – e và hàng trăm tên địch.
Ngày 19/7/1883, vua Tự Đức băng hà. Triều đình đang bối rối thì thực dân Pháp đã
đưa quân đánh chiếm Thuận An (20/8/1883) rồi ngày 25/8/1883 chúng buộc triều đình
Nguyễn ký “Hiệp ước Hịa bình” - một hiệp ước được Pháp soạn thảo sẵn với tinh thần
nô dịch, đặt nền thống trị của chúng tên toàn bộ đất nước Việt nam.
Hiệp ước 25/8/1883 (còn gọi là Hiệp ước Hác-măng) gồm 27 khoản. Nội dung qui
định triều đình Huế thừa nhận Nam kỳ là thuộc địa của Pháp, phần còn lại đặt dưới chế
độ “Bảo hộ”. Đất nước Việt Nam từ đây bị chia thành 3 khúc: Co Sanh Sin (Nam kỳ),
An Nam: từ Khánh Hịa tới Đèo Ngang và Tơng canh: từ Đèo ngang ra Bắc.
1.2. Phong trào kháng Pháp của nhân dân VIệt Nam nữa cuối thế kỷ XIX
1.2.1. Phong trào Cần Vương
Sau Hiệp ước Patơnôt (1884), trong triều, phe chủ chiến dù khó khăn, vẫn khơng nản
chí. Vấn đề trước mắt họ là phải tìm ra một nhân vật mà phái chủ chiến có thể khống
chế được để đưa lên ngơi.
Vua Hàm Nghi (húy là Ưng Lịch), được đưa lên ngôi tháng 8-1884, Đại biểu cho phe
chủ chiến trong triều đứng đầu là Tôn Thất Thuyết (1835 - 1913). Mặc dù có những
điểm bất đồng trong chuyện phế lập, nhưng phái chủ chiến và đa số hồng tộc đã nhanh
chóng thơng qua kế hoạch táo bạo đánh úp quân Pháp ở đồn Mang Cá và toàn bộ khu
vực Kinh thành của Tôn Thất Thuyết.
Nhưng phe chủ chiến đã nhanh tay hơn. Đêm 4 rạng 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết và

Trần Xuân Soạn nổ súng đánh úp đồn Mang Cá. Quân Pháp mất 4 sĩ quan và trên 60
lính. Nhưng do sự chuẩn bị chưa đầy đủ nên khi quân Pháp phản công, quân ta bị động,
thiệt hại rất lớn. Tôn Thất Thuyết phải đưa xa giá vua Hàm Nghi rời kinh thành, đi ra
Quảng Trị mà từ lâu ông đã cho chuẩn bị cơ sở.
Khi tới Tân Sở (Quảng Trị), quân sĩ chỉ còn 500 người. Ngày 13-7-1885, Hàm Nghi
xuống chiếu Cần Vương lần thứ nhất, hơ hào dân chúng phị vua cứu nước.
- Giai đoạn 1: (1885 – 1888)


Các cuộc khởi nghĩa sôi nổi dưới ngọn cờ Cần Vương. Trong giai đoạn đầu này,
phong trào Cần Vương trải rộng từ địa bàn trung tâm ra Bắc và Nam Kỳ. Ở Trung Kỳ,
trước hết là Quảng Bình với Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân; Quảng Nam là Trần Quang
Dự, Nguyễn Hàm, Nguyễn Duy Hiệu; Quảng Ngãi là Lê Trung Đình; Bình Định là Mai
Xn Thưởng...
Bắc Kỳ cũng có nhiều cuộc khởi nghĩa quan trọng như Đốc Tít ở Đơng Triều, Cai
Kinh ở Bắc Giang, Nguyễn Quang Bích ở Tây Bắc... Đặc biệt, xứ Bắc Kỳ cũng đang
hình thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có sức chiến đấu mạnh mẽ, có tiếng vang như Tạ
Hiện ở Thái Bình, Nam Định; Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên, Hải Dương; Phạm
Bành, Đinh Công Tráng ở Thanh Hóa; Lê Ninh, Phan Đình Phùng ở Đức Thọ, Hương
Khê (Hà Tĩnh)...
- Giai đoạn thứ hai (1888- 1896)
Đêm 1-11-1888, vua Hàm Nghi bị giặc bắt do sự phản bội của Trương Quang Ngọc
tại vùng núi Tuyên Hóa (Quảng Bình). Ơng bị đày đi Angiêri.
Trong điều kiện ngày càng khó khăn, số lượng các cuộc khởi nghĩa có giảm bớt,
nhưng lại tập trung thành những trung tâm kháng chiến lớn.
Tại Thanh Hóa, cứ điểm Ba Đình bị san phẳng sau cuộc tiến công dài ngày đầu tháng
1-1887 của 3.000 quân Pháp. Phạm Bành, Đinh Công Tráng mở đường máu về căn cứ
Mã Cao (Yên Định) theo kế hoạch đã định. Họ đã chiến đấu ở Mã Cao nhiều tháng trời,
thắng nhiều trận đáng kể và chỉ rút lui khi Mã Cao bị vỡ vào mùa thu 1887. Nhưng dưới
sự lãnh đạo của Tống Duy Tân ở Vĩnh Lộc và sự trợ giúp của các thủ lĩnh người Thái là

Cầm Bá Thước, người Mường là Hà Văn Mao, ngọn lửa Ba Đình lại được thổi lên, gọi
là khởi nghĩa Hùng Lĩnh, kéo dài tới năm 1892.
Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật nổ ra từ năm 1885, với lối đánh
du kích, biến hóa phân tán, dựa vào thiên nhiên của nghĩa qn Bãi Sậy, tuy khơng có
những trận đánh lớn như ở Ba Đình nhưng cũng gây cho quân Pháp nhiều tổn thất.
Cuộc khởi nghĩa lớn nhất, kéo dài suốt thời Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê.
Tiến sĩ Phan Đình Phùng với sự trợ giúp của Cao Thắng, Ngô Quảng, Cao Đạt, Hà Văn
Mỹ, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch... đã đưa cuộc khởi nghĩa này lên tầm vóc lớn nhất,
độc đáo nhất thời Cần Vương.
Phan Đình Phùng tạ thế ở núi Quạt (Hà Tĩnh) ngày 28-12-1895 để lại bài thơ Tuyệt
mệnh vào loại xuất sắc trong văn học cận đại. 23 bộ tướng của ông cũng bị giặc Pháp
bắt và xử tử tại Huế. Đầu năm 1896, những tiếng súng cuối cùng của phong trào Cần
Vương chấm dứt.
Phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX là phong trào dân tộc, phong trào yêu nước
chống chủ nghĩa thực dân xâm lược kết hợp với chống triều đình phong kiến đầu hàng
đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp. Phong trào tuy thất bại nhưng đã tô thắm thêm truyền
thống anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
1.2.2. Phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913)
Phong trào nông dân Yên Thế là phong trào đấu tranh vũ trang lớn và kéo dài nhất
trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX sang hơn mười năm đầu thế kỉ XX. Căn
cứ n Thế ở phía tây Bắc Giang, có diện tích rộng từ 40 đến 50 km2, gồm đất đồi là
chủ yếu, có cây cối rậm rạp, gị bụi um tùm. Từ đây có thể đi thơng sang Tam Đảo, Thái
Ngun, xuống Phúc Yên, Vĩnh Yên...


Lãnh đạo phong trào đa số là nông dân, như: Cả Dinh, Cả Huỳnh, Cai Cờ, Cả Trọng
(con Đề Thám). Nhưng người có cơng và đóng vai trị to lớn hơn cả là Lương Văn Nắm
(Đề Nắm) và tiếp đó là Hoàng Hoa Thám (Đề Thám). Trong hàng ngũ chỉ huy còn phải
kể đến nhiều nhân vật khác, đặc biệt có bà Ba Cẩn (vợ ba Đề Thám).
Phương thức tác chiến của nghĩa quân là đánh du kích, lấy ít đánh nhiều. Nghĩa quân

thường đánh những trận nhỏ, dựa vào địa hình hiểm trở và cơng sự dã chiến để đánh
gần, đánh nhanh, rồi rút lui nhanh.
Nhờ chiến thuật đánh du kích mà nghĩa qn n Thế đã có thể duy trì được cuộc
chiến đấu trong gần 80 năm rịng rã.
Tháng 3-1892, Pháp huy động hơn 2.200 quân bao gồm nhiều binh chủng (công binh,
pháo binh...) tấn công vào căn cứ nghĩa quân. Do tương quan lực lượng quá chênh lệch,
nghĩa quân sau nhiều trận kịch chiến đã phải rút khỏi căn cứ. Lực lượng nghĩa quân bị
suy yếu rõ rệt. Khó khăn ngày càng nhiều, một số thủ lĩnh ra hàng, một số khác hi sinh
trong chiến đấu, trong đó có Đề Nắm bị giết vào tháng 4-1892. Để cứu vãn tình thế, Đề
Thám đã đứng ra tổ chức lại phong trào và trở thành thủ lĩnh tối cao của nghĩa quân Yên
Thế.
Giữa năm 1908, xảy ra vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội có sự tham gia của Đề
Thám. Nhân cơ hội này, thực dân Pháp chủ trương tập trung lực lượng tiêu diệt nghĩa
quân. Tháng 1-1909, dưới quyền chỉ huy của đại tá Batay (Bataille), khoảng 15.000
quân cả Pháp và ngụy đã ào ạt tấn công vào Yên Thế. Đến cuối năm 1909, hầu hết các
tướng lĩnh đã hi sinh, hoặc sa vào tay giặc, như Cả Trọng, Cả Huỳnh, Cả Tuyển (con
Nguyễn Thiện Thuật), Ba Biều, bà Ba Cẩn... Có một số người ra hàng như: Cả Dinh,
Cai Sơn... Đến đây, phong trào coi như đã thất bại về cơ bản. Ngày 10-2-1913, Đề
Thám bị giết hại tại một khu rừng cách chợ Gồ 2 km. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại
hoàn tồn của phong trào nơng dân n Thế.
Khởi nghĩa n Thế trước sau là một phong trào đấu tranh tự phát của nơng dân.
Trong q trình tồn tại, phong trào phần nào đã kết hợp được yêu cầu độc lập dân tộc
với nguyện vọng dân chủ, bước đầu giải quyết được yêu cầu ruộng đất cho nông dân.
Khởi nghĩa Yên Thế là phong trào đấu tranh lớn nhất của nông dân trong những năm
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Sự tồn tại bền bỉ, dẻo dai của phong trào đã nói lên tiềm
năng, ý chí và sức mạnh to lớn của nơng dân. Nhưng nơng dân chỉ có thể trở thành lực
lượng cách mạng thật sự khi được giai cấp tiên tiến dẫn đường.
2. Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp và những
chuyển biến trong xã hội Việt Nam
Từ cuối thế kỉ XIX, phong trào vũ trang khởi nghĩa từ Nam chí Bắc đã tàn lụi dần với

sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Sơn (1896). Duy có cuộc khởi nghĩa của
nơng dân n Thế do Đề Thám (Hồng Hoa Thám) lãnh đạo trong tình thế bị bao vây o
ép nên đến tháng 12 - 1897 buộc phải đình chiến lần thứ hai với kẻ thù. Thực dân Pháp
cố tranh thủ thời gian này chuẩn bị mọi điều kiện chờ ngày triệt hạ pháo đài cuối cùng
của phong trào khởi nghĩa của nhân dân ta. Về phía nghĩa qn thì những hoạt động
cuối cùng từ 1909 đến 1913 cũng chỉ là những đợt sóng cuối cùng của một cao trào yêu
nước chống xâm lược của nhân dân ta mà thôi.
Như vậy thực dân Pháp về căn bản đã hồn thành cơng cuộc bình định Việt Nam về
mặt quân sự, và trong bối cảnh đó đã có thể bắt tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam
nói riêng cũng như Đơng Dương nói chung một cách quy mơ.
Ngày 22-3-1897, Tồn quyền Đơng Dương Pôn Đume (Paul Doumer) gửi cho Bộ
trưởng Bộ Thuộc địa Pháp dự án chương trình hoạt động:


1. Tổ chức một chính phủ chung cho tồn Đơng Dương và tổ chức bộ máy cai trị
hành chính riêng cho từng “xứ” thuộc Liên bang.
2. Sửa đổi lại chế đợ tài chính, thiết lập một hệ thống thuế khóa mới sao cho phù hợp
với yêu cầu của ngân sách, nhưng phải dựa trên cơ sở xã hội cụ thể, và phải chú ý khai
thác những phong tục, tập quán của dân Đông Dương.
3. Chú ý xây dựng thiết bị lớn cho Đông Dương, như xây dựng hệ thống đường sắt,
đường bộ, sông đào, bến cảng... rất cần thiết cho công cuộc khai thác.
4. Đẩy mạnh nền sản xuất và thương mại bằng việc phát triển công cuộc thực dân của
người Pháp và lao động của người bản xứ.
5. Bảo đảm phịng thủ Đơng Dương bằng việc thiết lập những căn cứ hải quân và
phải tổ chức quân đội và hạm đội cho thật vững mạnh.
6. Hồn thành cơng cuộc bình định xứ Bắc Kì, bảo đảm an ninh vùng biên giới Bắc
Kì.
7. Khuếch trương ảnh hưởng của nước Pháp, mở rộng quyền lợi của nước Pháp ở
vùng Viễn Đông, nhất là ở các nước lân cận.
Kết quả: văn hoá, khoa học và kĩ thuật phương Tây từng bước du nhập vào Đông

Dương; một nền công nghiệp mới ra đời trên ngun tắc "khơng phương hại đến nền
cơng nghiệp chính quốc"; nhiều trung tâm đô thị lớn, nhỏ xuất hiện; nhiều công ti tư bản
khai thác, kinh doanh được thành lập và hoạt động trong các ngành: hầm mỏ, điện nước, cầu - cống, giao thông vận tải, xuất - nhập khẩu, ngân hàng - tài chính, điện tín điện thoại - bưu điện; nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học phục vụ cho chính sách khai
thác được thành lập: Sở Địa lí, Sở Địa chất, Viện Hải dương học, Viện Pasteur, Trường
Viễn Đơng Bác cổ; cảng Hải Phịng, cảng Sài Gòn được xây dựng và củng cố; tuyến
đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam xây dựng xong từ 1910; tuyến
đường sắt xuyên Đông Dương cơ bản hoàn thành, 16 tuyến đường bộ được gọi là
"đường thuộc địa" đã hồn thành, chính sách cải tạo lớp trí thức "cựu học" nhằm phục
vụ lợi ích của chế độ thực dân được thi hành.
Bộ mặt xã hội Việt Nam nói riêng, Đơng Dương nói chung có nhiều biến đổi về
chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, lối sống. Sự phân hoá giai cấp diễn ra sâu sắc: giai
cấp địa chủ được củng cố, phát triển; giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng, thương
nhân phát triển; một lớp người lao động mới xuất hiện và ngày càng đơng trong q
trình hình thành một giai cấp riêng, tiền thân của giai cấp công nhân sau này. Thuộc địa
Đông Dương trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm của Pháp; tài nguyên, của cải bị vơ
vét; người dân lao động bị đưa đi làm phu đồn điền ở trong nước và ở các thuộc địa
khác của Pháp; hàng chục vạn thanh niên bị đưa sang chiến trường Châu Âu trong
Chiến tranh thế giới I.
3. Phong trào yêu nước trong những năm đầu thế kỷ XX
3.1. Hoàn cảnh và điều kiện tác động đến cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX
Cuộc cải cách Minh Trị (1868) làm đổi thay bộ mặt nước Nhật. Từ một quốc gia
phong kiến lạc hậu Nhật Bản trở thành một nước đế quốc hùng cường. Chiến công oanh
liệt của Nhật nhấn chìm cả hạm đội Nga xuống biển Lữ Thuận (1905), làm nức lòng các
nước châu Á.
Cuối thế kỷ XIX, tại thành trì của Nho giáo – Trung Hoa đã diễn ra cuộc vận động
duy tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu tấn công vào thế lực bảo thủ của triều


Mãn Thanh thối nát. Tuy cuộc vận động không thành nhưng tiếng vang của nó vượt
khỏi biên giới Trung Hoa.

Những biến cố của thời đại “mưa Âu, gió Mỹ” thơng qua nước ta bằng con đường
“Tân thư”, “Tân báo”. Chính những “làn gió duy tân thổi vào từ Đơng hải” đã chấm dứt
thời kỳ khủng hoảng của đường lối cứu nước của cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX.
3.2. Phan Bội Châu và chủ trương bạo động cứu nước
Phan Bội Châu (1867 - 1940), hiệu là Sào Nam, một nhà Nho danh tiếng của xứ
Nghệ, thuộc thế hệ cuối cùng của các sĩ phu Cần Vương, được giác ngộ tư tưởng mới và
trở thành người cầm đầu một phong trào yêu nước và cách mạng, đi đầu trong phong
trào dân tộc suốt 20 năm đầu thế kỷ.
3.2.1. Duy Tân hội và phong trào Đông Du ( 1904 - 1908)
Tháng 5 - 1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu cùng với Tăng Bạt Hổ, Nguyễn
Thành (tức ấm Hàm), Đặng Thái Thân, Đặng Tử Kính, Đỗ Tuyển... đã tuyên bố thành
lập Duy Tân hội, với chủ trương "cốt sao khôi phục Việt Nam độc lập, ngồi ra chưa có
chủ nghĩa gì khác". Thực ra, tư tưởng chính trị của Hội cũng khá rõ với việc tôn Cường
Để làm Hội chủ. Ý tưởng về một chế độ quân chủ lập hiến đã lộ ra.
Duy Tân hội đề ra 3 nhiệm vụ: Phát triển hội viên, tài chính, chuẩn bị cho bạo động
vũ trang và xuất dương cầu viện (sau đó gọi là phong trào Đông Du, hướng sang Nhật
Bản).
Phan Bội Châu đã cùng Duy Tân hội dấy lên phong trào Đông Du, tuyển chọn ngót
200 du học sinh Việt Nam, bí mật xuất dương qua Nhật Bản học khoa học kỹ thuật và
quân sự. Tháng 9-1908, thực dân Pháp đã thương lượng với chính phủ Nhật ra lệnh giải
tán những tổ chức chống Pháp trên đất Nhật, trục xuất số du học sinh Việt Nam.
3.2.2. Việt Nam Quang phục hội (VNQPH) và những hoạt động vũ trang sôi động
trước và trong chiến Tranh thế giới thứ nhất.
Cách mạng Tân Hợi 1911 thành công mở ra một trang mới cho cuộc đời hoạt động
cách mạng của Phan Bội Châu. Mơ hình “Trung Hoa dân quốc” và đảng cách mạng đã
lôi cuốn ông và ơng đã hồn tồn vứt bỏ những gì cịn lại của tư tưởng phong kiến, thực
sự trở thành người cộng hịa. Năm 1912, ơng đến Quảng Đơng thành lập Việt Nam
Quang phục hội.
Đây thực sự là một đảng chính trị kiểu hiện đại, với tôn chỉ chống Pháp giành độc
lập, lập ra nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam. VNQPH đã đề ra cả bộ máy Việt Nam

quân chính phủ gồm Bộ Tổng vụ, Bộ Bình nghị, Bộ Chấp hành và lập ra Quang phục
quân, do những thanh niên trẻ tốt nghiệp các trường quân sự Nhật Bản, Trung Hoa như
Hoàng Trọng Mậu, Đặng Xung Hồng, Lương Lập Nham... phụ trách.
Những hoạt động vũ trang mạnh mẽ, gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất. Năm
1913, sau vụ ném bom ở Thái Bình diệt Tướng phủ Nguyễn Duy Hàn, Ở Hà Nội diệt 2
sĩ quan Pháp, VNQPH đã tổ chức các trận đánh dọc tuyến biên giới phía Bắc.
* Cuộc vận khởi nghĩa của vua Duy Tân (1916)
VNQPH đã lãnh đạo nhiều cuộc khởi nghĩa lớn ở các địa bàn trọng yếu. Đó là Cuộc
khởi nghĩa của vua Duy Tân tháng 5-1916 được coi là cố gắng lớn nhất của VNQPH
trong những kế hoạch vũ trang lúc đó, thu hút được nhiều nhân vật nổi tiếng ở Trung
Kỳ như Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Nhung, Lê Đình Dương..., đặc biệt có sự tham
gia của vua Duy Tân. Trong kế hoạch khởi nghĩa, VNQPH còn lợi dụng sứ quán Đức ở
Xiêm để có thêm vũ khí chống Pháp. VNQPH dự định dựa vào 2.500 lính tập ở Huế,


1.500 lính tập ở Đà Nẵng tiến hành khởi nghĩa ở kinh thành Huế và phần lớn các tỉnh
miền Trung.
Khởi nghĩa thất bại, vua Duy Tân bị bắt khi trốn đến chùa Thiên Mụ, Thái Phiên,
Trần Cao Vân và nhiều người trong đội thị vệ của Duy Tân bị chém ở Huế. Sau đó,
Phạm Thành Tài và hàng chục chiến sĩ VNQPH ở Quảng Nam bị tử hình. Riêng vua
Duy Tân bị lưu đày ở đảo Rêuyniông.
* Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (30-8-1917 đến 2-1-1918) do Đội Cấn (Trịnh Văn
Cấn) và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo cũng được coi là trang sử vẻ vang của VNQPH.
Quân khởi nghĩa đã chiếm giữ thành phố tới ngày 4-9 và tuyên bố lập nước: "Đại
Hùng". Sai lầm chiến thuật của họ là trụ lại trong thành phố, không phân tán và phát
triển thêm lực lượng. Trong khi đó, sau chống váng ban đầu, Hội đồng quân sự Đông
Dương đã cùng Công sứ Bắc Kỳ tập trung mọi lực lượng quân sự của các tỉnh phía bắc
và Hà Nội phản kích quyết liệt. Lương Ngọc Quyến, Đội Cấn hy sinh, khởi nghĩa thất
bại. Khởi nghĩa của Đội Cấn là cuộc binh biến đầu tiên trong thời cận đại, người Pháp
dù thế nào cũng không thể hoàn toàn thắng lợi trong thủ đoạn "dùng người Việt đánh

người Việt".
3.3. Phan Chu Trinh và chủ trương bất bạo động cứu nước
Phan Châu Trinh (1872-1926), hiệu là Tây Hồ, là một sĩ phu tư sản hóa, có đường
lối, thủ pháp cách mạng trái ngược với Phan Bội Châu. Ông đỗ Phó bảng năm 1901, cự
tuyệt con đường quan trường, lại sống tại một vùng giao thương với nước ngoài phát
triển là Quảng Nam - Đà Nẵng, Phan Châu Trinh không chỉ chịu ảnh hưởng Tân thư,
ảnh hưởng của Nguyễn Lộ Trạch (tác giả Thiên hạ đại thế luận) mà còn chịu ảnh hưởng
của nhiều nhà dân chủ tư sản Pháp, Ấn Độ.
Tháng 8-1906, sau khi từ Nhật Bản về, Tây Hồ viết Thư ngỏ gửi Tồn quyền Pơn Bô
(Paul Be au) và lập tức trở thành thủ lĩnh của xu hướng cải cách trong cả nước. Ông chủ
trương dựa vào người Pháp đánh đổ giai cấp phong kiến, phát triển kinh tế TBCN ở
nước ta, rồi mới tính đến độc lập. Ơng gọi đó là kế sách "ỷ Pháp cầu tiến bộ", tiến hành
song song duy tân, đánh đổ chế độ phong kiến, quan trường.
Ở nước ta lúc đó cũng khơng ít người nghĩ như vậy và trở thành đồng chí của ơng
như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Đào Nguyên Phổ (Bắc Kỳ), Huỳnh Thúc
Kháng, Ngô Đức Kế, Nguyễn Thượng Hiền (Trung Kỳ), Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An
Hưởng (Nam Kỳ). Nhưng Phan Châu Trinh cũng như các sĩ phu cải cách, không ai nghĩ
tới một đảng chính trị cho xu hướng của mình. Điều này đã phần nào quyết định tính
cách, bước đi của xu hướng này.
3.3.1. Phong trào Duy Tân và kháng thuế ở Trung kỳ (1906 -1908)
Ở Trung Kỳ từ 1906 đến 1908, Phan Châu Trinh trực tiếp lãnh đạo phong trào Duy
Tân và phong trào chống thuế. Để cổ vũ cho lối học thực nghiệp, từ năm 1906, Phan
Châu Trinh cho thành lập hàng chục trường dạy chữ Quốc ngữ, chữ Pháp, văn hóa kỹ
thuật, lớn nhất là trường Diên Phong.
Các sĩ phu cải cách cũng rất chú trọng phát triển kinh tế, lập ra các hội buôn (lớn nhất
là ở Hội An, Phan Thiết với Liên Thành thương quán nổi tiếng), kinh doanh hàng dệt
vải, lâm sản (quế, chè), nông sản (gạo, ngơ, sắn), hải sản... giao thương cả với nước
ngồi.
Hoạt động sôi động hơn cả là trên lĩnh vực tư tưởng, sinh hoạt, với khẩu hiệu để răng
trắng, cắt tóc ngắn, ăn vận theo lối mới, họ tiến tới phê phán gay gắt biểu trưng của chế

độ phong kiến như xé áo lam, giật bài ngà...Từ phong trào cắt tóc khi lan xuống nông


thôn, đã dần biến thành phong trào kháng thuế của nông dân. Từ Hội An, Đại Lộc
(Quảng Nam) phong trào lan xuống Phú Yên, Khánh Hòa, lan ra Hà Tĩnh, Thanh Hóa,
bao vây các phủ huyện, có khi bắt đi cả quan chức địa phương, địi giảm sưu thuế, thậm
chí có nơi cịn cướp chính quyền ở địa phương...
Đến đây, phong trào đã vượt khỏi sự kiểm soát của các sĩ phu cải cách. Thực dân
Pháp đã lợi dụng sự kiện này, thẳng tay đàn áp phong trào Duy Tân Trung Kỳ. Một số sĩ
phu bị chém như Trần Quý Cáp, Lê Khiết và hàng chục người bị án lưu đày ở Côn Đảo
như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế…
3.3.2. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907)
Ở Bắc Kỳ, sự ra đời Đông Kinh nghĩa thục tại Hà Nội có thể coi là sự nối dài của
phong trào Duy Tân. Ở đây, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền được sự ủng hộ của
Hồng Tăng Bí, Dương Bá Trạc, Lê Đại, Võ Hoàng, Phạm Duy Tốn... học theo kinh
nghiệm của Nhật Bản đã mở trường tư thục tháng 3-1907.
Trường chủ trương dạy theo lối mới, chú trọng khoa học tự nhiên, học sinh học bằng
chữ Quốc ngữ, Hán và Pháp văn. Số học sinh lên tới 1.000 người, có già trẻ, trai gái và
được chia thành 8 lớp. Nhà trường thường cho học sinh đi ngoại khóa, tham gia các
cuộc bình giảng thơ văn, nói chuyện với dân chúng. Hàng chục sách dịch hoặc do các
tác giả thân tín của nhà trường viết bao gồm lịch sử (Việt Nam và thế giới), địa lý, văn
học... được xuất bản ngay từ những tháng đầu trường mới hoạt động. Nhiều cuốn sách
đã trở thành những tác phẩm đầu tiên bằng Quốc ngữ in ở Hà Nội như Quốc dân độc
bản, Nam quốc giai sử, Việt Nam Quốc sử lược, Nam quốc địa dư, Quốc văn giáo khoa
thư…; đặc biệt đã xuất hiện những tác phẩm khuynh tả như Tiếng cuốc kêu (Việt
Quyên), Thiết tiến ca (Nguyễn Phan Lãng), Bài ca vận động lính tập làm chấn động
lịng người.
Cuối cùng, tháng 11-1907, thực dân Pháp quyết định cho đóng cửa trường này. Về
Đơng Kinh nghĩa thục, Đặng Thai Mai đánh giá nó như là một một cuộc cách mạng văn
hóa đầu tiên. Ông viết: “Đông Kinh nghĩa thục không chỉ là một trường tư thục, không

chỉ là một cơ quan giáo dục thuần túy…Đông kinh nghĩa thục là con số tổng cộng
những cố gắng của mọi người có ý chí tư tưởng, văn chương ra phục vụ Tổ quốc. Nó là
cả một phong trào, một thời đại…”.


Chương 2. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 – 1945
1. Việt Nam trong những năm 1919 – 1930
1.1. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp và những chuyển
biến trong xã hội Việt Nam
1.1.1. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
Là nước thắng trận, nhưng Pháp ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất với những tổn
thất lớn trên nhiều lĩnh vực. Những vùng giàu có nhất nước Pháp, đặc biệt các vùng
công nghiệp phát triển, bị tàn phá nặng nề; nhiều ngành cơng nghiệp bị đình trệ. Đồng
thời, nước Pháp trở thành con nợ lớn. Tổng số nợ của nước Pháp đến năm 1920 đã lên
tới 300 tỷ phăng.
Tình hình trên đã thơi thúc chính quyền Pháp tìm biện pháp vừa thúc đẩy nhanh nền
sản xuất trong nước, đồng thời đẩy mạnh khai thác thuộc địa, nhất là Đơng Dương,
nhằm nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh,phục hồi Nền kinh tế và khơi phục vị
thế chính trị của nước Pháp trên trường quốc tế.
Nông nghiệp là ngành được thực dân Pháp chủ trương đầu tư !ớn nhất. Năm 1924, số
vốn đầu tư vào nông nghiệp là 52 triệu phăng, thì năm 1927 đã lên tới 400 triệu phăng,
chủ yếu chảy vào khu vực trồng và khai thác cao su. Với số vốn đó và sự trợ lực của
chính sách ăn cướp ruộng đất, hàng trăm đồn điền, có những đồn điền rộng tới vài nghìn
ha, đã xuất hiện. Các chủ đồn điền người Pháp và người Việt khai thác triệt để phương
thức canh tác và bóc lột kiểu phong kiến và tiền tư sản.
Trong nông nghiệp, sự chuyển biến mạnh mẽ nhất là sự chuyển đổi trong cơ cấu cây
trồng. Ngoài những đồn điền trồng lúa đã xuất hiện những đồn điền trồng cao su, trồng
chè, trồng cà phê, trồng hạt tiêu..., nghĩa là các chủ đầu tư đã khai thác thế mạnh của
miền đấtt nhiệt đới. Trong kinh doanh cao su đã hình thành 3 tập đồn lớn: Cơng ty đất
đỏ, Cơng ty trồng cây nhiệt đới và Công ty Mitsơlanh. Sản lượng mủ cao su ngày một

tăng. Năm 1929 đã xuất kho 10.00 tấn mủ cao su.
Công nghiệp vào những năm 1920, địa hạt này được tăng cường theo hai hướng
chính: 1) mở rộng về quy mơ, về cường độ các xí nghiệp, nhà máy đã có từ trước; 2)
xây dựng thêm những xí nghiệp những công ty mới. Như vậy, so với thời kỳ trước,
ngành cơng nghiệp đã có bước tiến về chất. Chẳng hạn, trong khai khống, đi đơi với
việc thành lập các công ty mới như Công ty than Hạ Long, Công ty than và mỏ kim khí
Đơng Dương... đã xuất hiện một số cơ sở chế biến quặng, đúc kim, thiếc ở Quảng n,
Hải Phịng, Cao Bằng - những loại hình cơng nghiệp cịn vắng bóng trước chiến tranh.
Cùng với sự điều chỉnh trong khu vực công nghiệp nặng, khu vực công nghiệp nhẹ cũng
trở nên sôi động hơn, không chỉ tăng số lượng các nhà máy chế biến nông sản tại chỗ,
mà cịn được nâng cấp, mở rộng quy mơ sản xuất .Nhà máy dệt Nam Định được xây
dựng từ những năm cuối thế kỷ XIX nay được mở rộng, nâng cấp để trở thành một
trung tâm dệt nổi tiếng trên toàn liên bang với một tổ hợp nhà máy khép kín từ khâu đầu
đến khâu cuối.
Giao thơng vận tải, một thành tố trong cơ sở hạ tầng, đã được thực dân Pháp chủ yếu
đầu tư xây dựng ngay từ đầu, nay được tiếp tục đầu tư vốn và kỹ thuật ( hồn tất những
cơng trình đang dang dở và nâng cấp một số phương tiện giao thông vận tải mới. Trên
tuyến đường sắt xuyên Việt, thực dân Pháp tiếp tục xây dựng các đoạn Vinh - Đông Hà,
Đồng Đăng - Na Sầm; đến năm 1931 đã xây dựng được 2.389 km đường sắt trên đất
Việt Nam. Đường bộ tiếp tục được xây dựng, nhiều con đường quốc lộ và liên tỉnh đã
được rải đá cấp phối và tráng nhựa. Đến năm 1930, Pháp đã mở được 15.000 km đường


bộ, trong đó khoảng 2.000 km đường rải nhựa. Nếu như đường sắt, đường bộ có vị trí
quan trọng trong kinh tế đối nội, thì đường thủy đóng vai trị chủ đạo trong kinh tế
đối ngoại. Nó là phương tiện giao thơng duy nhất lúc đó nối nước ta với các nước bên
ngồi. Vì thế, cùng với q trình hiện đại hóa các hải cảng đã có như cảng Sài Gòn, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Pháp cho xây dựng các hải cảng mới như Hòn Gai, Bến Thủy... Mạng
lưới vận tải đường sông vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long cũng được khai
thác triệt để.

Thương nghiệp gồm ngoại thương và nội thương cũng có những bước tiến mới. Xuất
hiện các chợ lớn như chợ Bến Thành (Sài Gòn), chợ Đông Ba (Huế), chợ Đồng Xuân
(Hà Nội). Ngoại thương là lĩnh vực buôn bán mà Pháp độc quyền. Thực dân Pháp dựng
hàng rào thuế quan để bảo hộ hàng hóa chính quốc bằng cách đánh thuế cao hàng hóa
nước ngồi, đặc biệt là hàng hóa Trung Quốc và Nhật Bản đã hạn chế đến mức tối đa
hàng ha của nước ngồi nhập vào Đơng Dương, tạo điều kiện tốt nhất cho hàng hóa
Pháp tràn ngập thị trường Việt Nam. Trước chiến tranh, thị phần hàng hóa Pháp ở Đơng
Dương chiếm 37%, cuối những năm 1920 đã lên tới 63%. Đặc trưng của nền thương
mại thuộc địa được phản ánh rõ nét trong cơ cấu xuất nhập. Xuất chủ yếu là những mặt
hàng nguyên liệu, nông sản phẩm; Nhập chủ yếu là những mặt hàng công nghiệp, kỹ
thuật, những mặt hàng tiêu dùng cao cấp từ Pháp.
Bao trùm và chi phi tồn bộ đời sống kinh tế Đơng Dương là hệ thống ngân hàng,
đứng đầu là Ngân hàng Đông Dương. Ngân hàng Đơng Dương, ngồi chức năng được
quyền phát hành giấy bạc, đã chỉ đạo các ngân hàng hàng tỉnh (19 Nơng phố Ngân
hàng) trong việc cho vay lãi, góp vốn thành lập các công ty, các đồn điền, các nhà
máy. Như vậy, dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế Việt
Nam tiếp tục chuyển biến sâu sắc thêm theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Về hình thức
đó là một cơ cấu kinh tế thuộc địa, đã mang sắc thái hiện đại nhưng thực đây chính là
một cơ cấu kinh tế thuộc địa mất cân đối, què quặt được biểu hiện rõ nét ở tỷ lệ giữa
khu vực công nghiệp và nông nghiệp, giữa khu vực công nghiệp nặng và công nghiệp
nhẹ và giữa các vùng và các miền của đất nước.
1.1.2. Những chuyển biến trong xã hội Việt Nam
* Giai cấp đia chủ: Nét đặc trưng của xã hội thuộc địa là sự cấu kết chặt chẽ giữa
thực dân và giai cấp địa chủ phong kiến bản xứ. Giai cấp địa chủ vì thế, khơng những
khơng bị thu hẹp lại, mà trái lại được phát triển đủ mạnh để có thể trở thành nền tảng xã
hội của chế độ thuộc địa. Thế lực này được đo bằng số ruộng đất tập trung trong tay họ.
Ở Nam Kỳ, mức độ tập trung ruộng đất cao hơn Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Trong giai cấp
địa chủ đã xuất hiện sự phân tầng rõ rệt: địa chủ nhỏ, địa chủ vừa và đại địa chủ. Nam
Kỳ là nơi tập trung nhiều đại địa chủ, có 2.449 đại địa chủ sở hữu từ 100 - 500 ha và
244 đại địa chủ sở hữu trên 500 ha. Nhìn chung, giai cấp địa chủ thời kỳ này chiếm

khoảng 7% cư dân nông thôn, nhưng đã nắm trong tay một nửa diện tích canh tác. Đến
năm 1939, Việt Nam có khoảng 6.500 địa chủ sở hữu trên 50 ha ruộng đất, trong đó
Nam Kỳ có 6.200, Bắc Kỳ có 200 và Trung Kỳ có 100 người. Giai cấp “ngồi mát ăn bát
vàng" này đã tách khỏi quá trình sản xuất, sống bằng việc phát canh thu tô (tô tiền, tô
hiện vật và tô lao dịch). Do sự nâng đỡ của chính quyền thực dân, giai cấp địa chủ
chiếm đại đa số trong cơ cấu chính quyền làng xã (Hội đồng kỳ mục, Hội đồng tộc biểu,
người đứng đầu các xã, tổng và hàng thôn). Đồng thời, giai cấp này cịn có đại biểu của
mình ở các cấp chính quyền bên trên như các Viện Dân biểu, Hội đồng quản hạt... Rõ
ràng, giai cấp địa chủ trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của chính quyền thực dân.
* Giai cấp nông dân là thành phần chiếm tuyệt đại đa số (khoảng 90%) trong xã hội
Việt Nam. Trong quá trình sản xuất, dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa,


giai cấp này đã chuyến biến sâu sắc và có sự phân tầng rõ rệt: phú nông, trung nông,
bần nông và cố nông.
Giai cấp nông dân là giai cấp bị bóc lột và áp bức nặng nề nhất vì thuế khóa và thu
phen tạp dịch. Cuộc sống của họ hết sức bấp bênh. Một bộ phận trong số họ bị bần cùng
hóa. Đề duy trì sự tồn tại của gia đình, họ phải ra thành phố, hầm mỏ để kiếm cơng ăn
việc làm. Một số người may mắn tìm được nơi bán sức lao động, trở thành công nhân,
số khác ít may mắn hơn quay trở về nông thôn, cam chịu cuộc sống cùng quẫn, bế tắc.
* Giai công nhân Việt Nam ngày càng trở nên đông đảo. Đến năm 1929, chỉ tính
riêng cơng nhân trong các doanh nghiệp của người Pháp đã là 221.050 người. Ngồi ra,
có khoảng vài vạn công nhân lam việc trong các doanh nghiệp của tư sản Việt Nam và
tư sản ngoại kiều, chưa kể số công nhân làm theo mùa, theo thời vụ. Về số lượng, giai
cấp công nhân Việt Nam chiếm trên 1% dân số. Tỷ lệ đó là nhỏ bé, nhưng một nước
thuộc địa con số đó cũng rất đáng kể.
Nhìn trên tổng thể, công nhân được phân bố trên 2 vùng rõ rệt tuỳ theo điều kiện tự
nhiên : miền Bắc tập trung công nhân công nghiệp, miền Nam tập trung công nhân nông
nghiệp. Đại bộ phận công nhân công nghiệp tập trung ở Hòn Gai, Hải Phòng, Hà Nội,
Nam Định, Vinh, Sài Gòn, Chợ Lớn.

Điều kiện sống và làm việc của công nhân rất cực khổ. Họ phải làm việc trung bình
từ 10 giờ đến 14 giờ/ngày với đồng lương rẻ mạt, thường xuyên bị cúp phạp và bị đối
xử bất nhân. Trước khi họ trở thành công nhân, họ đã là người dân một nước nơ lệ. Vì
thế, trong họ đã có sẵn mối thù dân tộc. Khi họ trở thành công nhân, làm thuê cho một
ông chủ nào đó, bị giới chủ bóc lột, áp bức nặng nề, họ mang thêm một mối thù thứ hai
– mối thù giai cấp. Mối thù dân tộc có trước thơi thúc mối thù giai cấp chín sớm. Do
vậy, giai cấp cơng nhân Việt Nam sớm giác ngộ ý thức giai cấp và nhanh chóng vươn
lên nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc.
* Giai cấp tiểu tư sản
Cùng với sự gia tăng của cuộc khai thác thuộc địa, sự xuất hiện hệ thống thành thị
kiểu phương Tây và nền giáo dục Pháp-Việt phát triển, giai cấp tiểu tư sản ngày càng
trở nên đơng đảo. Nó được kết hợp một cách lỏng lẻo bởi ba bộ phận: trí thứ, tiểu
thương và thợ thủ công. Điểm chung của họ là thi dân, sở hữu một ít tư liệu sản xuất
(vốn, chất xám).
* Giai cấp tư sản
Tư sản Việt Nam, sau chiến tranh, gặp những điều kiện thuận lợi nên hoạt động kinh
doanh của họ càng trở nên sôi nổi hơn, đa dạng hơn. Cuối những năm 1920 tư sản Việt
Nam đã gia tăng về số lượng, đã đạt từ con số 20.000 người, chiếm khoảng 0,1% dân số
cả nước. Tư sản Việt Nam đã từ một tầng lớp trở thành một giai cấp xã hội thực sự sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất. Do điều kiện kinh doanh, giai cấp tư sản Việt Nam tự
phân thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc.
Tư sản mại vì lợi ích kinh tế của bộ phận này gắn chặt với lợi ích kinh tế của tư bản
thực dân.
Ngoài bộ phận trên, phần lớn các nhà tư sản Việt Nam đều là tư sản dân tộc. Họ có
mặt trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt trong thương nghiệp. Họ bị chèn ép từ
nhiều phía, từ tư sản Pháp đến các nhà tư sản ngoại kiều. Vì thế, để tồn tại và phát triển,
bộ phận này đã cố kết với nhau trong kinh doanh và do đó ít nhiều họ có tinh thần dân
tộc.



Nhìn chung, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản Việt Nam lớn mạnh và
trưởng thành. Đại diện cho thế lực kinh tế của giai cấp xã hội đang lên này là những nhà
doanh nghiệp sáng giá như Trương Văn Bền, Bạch Thái Bưởi; Nguyễn Sơn Hà, Lê Phát
Vĩnh.
Dẫu vậy, giai cấp tư sản Việt Nam còn rất ít về số lượng cũng như vốn liếng. Tổng số
vốn kinh doanh của họ chỉ bằng khoảng 5% số vốn của tư bản nước ngoài. Tư sản Việt
Nam chủ yếu kinh doanh trong thương nghiệp, ít kinh doanh trong khu vực sản xuất.
Trên thương trường, giai cấp tư sản Việt Nam lại đụng độ không cân sức với hai đối
thủ: tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều.
1.2. Phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất mặc dù còn nhiều hạn chế về số lượng, về thế lực
kinh tế và chính trị, nhưng với tinh thần dân tộc, dân chủ, giai cấp tư sản Việt Nam đã
bắt đầu vươn lên vũ đài đấu tranh với thực dân Pháp bằng một số cuộc đấu tranh cụ thể
với những hình thức khác nhau.
- Năm 1919-1923, Phong trào quốc gia cải lương của bộ phận tư sản và địa chủ lớp
trên đã diễn ra bằng việc vận động chấn hưng nội hoá bài trừ ngoại hố; chống độc
quyền thương cảng Sài Gịn; chống độc quyền khai thác lúa gạo ở Nam Kỳ; đòi thực
dân Pháp phải mở rộng các viện dân biểu cho tư sản Việt Nam tham gia.
Năm 1923 xuất hiện Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ở Sài Gòn, tập hợp tư sản
và địa chủ lớp trên. Họ cũng đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để lôi kéo quần
chúng. Nhưng khi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc nhân nhượng cho một số quyền lợi thì
họ lại đi vào con đường thỏa hiệp.
- Năm 1925-1926 đã diễn ra Phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản
thành thị và tư sản lớp dưới. Họ lập ra nhiều tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa
đoàn, Phục Việt (1925), Hưng Nam, Thanh niên cao vọng (1926); thành lập nhiều nhà
xuất bản như Nam Đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gịn), Quan hải tùng
thư (Huế); ra nhiều báo chí tiến bộ như Chuông rạn (La Cloche fêlée), Người nhà quê
(Le Nhaque), An Nam trẻ (La jeune Annam)... Có nhiều phong trào đấu tranh chính trị
gây tiếng vang khá lớn như đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), lễ truy điệu và để
tang Phan Châu Trinh, đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Nguyễn An Ninh (1926). Cùng

với phong trào đấu tranh chính trị, tiểu tư sản Việt Nam cịn tiến hành một cuộc vận
động văn hóa tiến bộ, tuyên truyền rộng rãi những tư tưởng tự do dân chủ. Tuy nhiên,
càng về sau, cùng sự thay đổi của điều kiện lịch sử, phong trào trên đây ngày càng bị
phân hố mạnh. Có bộ phận đi sâu hơn nữa vào khuynh hướng chính trị tư sản (như
Nam Đồng thư xã), có bộ phận chuyển dần sang quỹ đạo cách mạng vô sản (tiêu biểu là
Phục Việt, Hưng Nam).
- Năm 1927-1930 Phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và
hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng (25-12-1927). Cội nguồn Đảng này là Nam
Đồng thư xã, lãnh tụ là Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu và Phó
Đức Chính. Đây là tổ chức chính trị tiêu biểu nhất của khuynh hướng tư sản ở Việt
Nam, tập hợp các thành phần tư sản, tiểu tư sản, địa chủ và cả hạ sĩ quan Việt Nam
trong quân đội Pháp.
Về tư tưởng, Việt Nam quốc dân Đảng mô phỏng theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn
Trung Sơn. Về chính trị, Việt Nam quốc dân Đảng chủ trương đánh đuổi đế quốc, xóa
bỏ chế độ vua quan, thành lập dân quyền, nhưng chưa bao giờ có một đường lối chính
trị cụ thể, rõ ràng. Về tổ chức, Việt Nam quốc dân Đảng chủ trương xây dựng các cấp từ
Trung ương đến cơ sở, nhưng cũng chưa bao giờ có một hệ thống tổ chức thống nhất.


Ngày 09-2-1929, một số đảng viên của Việt Nam Quốc dân Đảng ám sát tên trùm mộ
phu Badanh (Bazin) tại Hà Nội. Thực dân Pháp điên cuồng khủng bố phong trào yêu
nước. Việt Nam Quốc dân Đảng bị tổn thất nặng nề nhất. Trong tình thế hết sức bị
động, các lãnh tụ của Đảng quyết định dốc toàn bộ lực lượng vào một trận chiến đấu
cuối cùng với tư tưởng “không thành công cũng thành nhân”.
Ngày 99-2-1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ, trung tâm là thị xã Yên Bái với
cuộc tiến cơng trại lính Pháp của qn khởi nghĩa. Ở một số địa phương như Thái Bình,
Hải Dương... cũng có những hoạt động phối hợp.
Khởi nghĩa Yên Bái nổ ra khi chưa có thời cơ, vì thế nó nhanh chóng bị thực dân
Pháp dìm trong biển máu. Các lãnh tụ của Việt Nam quốc dân Đảng cùng hàng ngàn
chiến sĩ yêu nước bị bắt và bị kết án tử hình. Trước khi bước lên đoạn đầu đài họ hơ

vang khẩu hiệu "Việt Nam vạn tuế". Vai trị của Việt Nam Quốc dân Đảng trong phong
trào dân tộc ở Việt Nam chấm dứt cùng với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.
Nhìn chung, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam
đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức
đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc của giai cấp tư
sản Việt Nam, nhưng cuối cùng đều thất bại vì giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả
về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giương cao ngọn cờ lãnh đạo sự nghiệp giải
phóng dân tộc.
Mặc dù thất bại nhưng các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bồi đắp thêm cho chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà yêu nước, nhất là lớp
thanh niên trí thức có khuynh hướng dân chủ tư sản chọn lựa một con đường mới, một
giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại và nhu cầu mới của
nhân dân Việt Nam.
1.3. Sự truyền bá CN Mác – Lênin vào Việt Nam và sự thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam
1.3.1. Nguyễn Ái Quốc và và vai trò của Người trong việc chuẩn bị tư tưởng, chính
trị cho việc thành lập chính đảng vơ sản ở Việt Nam
* Đơi nét về tiểu sử và q trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Ái Quốc lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung (sau là Nguyễn Tất Thành) sinh
ngày 19/5/1890 tại làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Người xuất thân trong gia đình
trí thức có tinh thần yêu nước và gần gũi với nhân dân, sớm nhận thấy những hạn chế
của con đường cứu nước của các nhà cách mạng, các sĩ phu yêu nước theo khuynh
hướng tư sản đầu thế kỷ XX. Rút kinh nghiệm từn những người đi trước Người quyết
định sang phương Tây tìm con đường cứu nước mới.
Ngày 5/6/1911 tại bến nhà Rồng với tên là Nguyễn Văn Ba phụ bếp cho tàu Pháp,
Người ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc, đến tháng 7/1911 tàu cập cảng
Macxây (Pháp).
Năm 1912 từ Pháp Người tiếp tục đi TBN, BĐN, Tuynidi, Angiêri, Cônggô, Mỹ làm
rất nhiều nghề khác nhau vừa học tập vừa tìm hiểu về đời sống nhân dân lao động ở các

nước
Năm 1913 Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở về Pháp, sau những năm bôn ba qua nhiều
nứơc TBCN Người nhận rõ đâu là bạn đâu là thù của giai cấp vô sản.


Năm 1917 cách mạng tháng Mười Nga thành công ảnh hưởng đến tư tưởng cứu nước
của Người. Năm 1919 Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Vecxây bản yêu sách địi
chính phủ Pháp phải thi hành quyền tự do dân chủ cơ bản cho dân tộc Việt Nam. Năm
1920 Người đọc bản “sơ thảo lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin,
Người đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc và quyết tâm đi theo con đường của cánh
mạng tháng Mười Nga.
Tháng 12/1920 tại đại hội Tua, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản
và là một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Pháp.
* Vai trò chuẩn bị tư tưởng, chính trị trong việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
Chuẩn bị chính trị và tư tưởng: 1921 Người sáng lập “hội liên hiệp thuộc địa” để
đoàn kết các dân tộc thuộc địa Pháp. Năm 1922 xuất bản báo “người cùng khổ”, Người
còn viết bài cho báo Nhân Đạo, Đời sống công nhân, và viết tác phẩm “bản án chế độ
thực dân Pháp”. 6/1923 Người bí mật sang LX dự hội nghị quốc tế nông dân, quốc tế
phụ nữ, sau đó nghiên cứu và học tập ở Quốc tế Cộng Sản viết bài cho báo Sự Thật,
thư tín quốc tế. Nguyễn Ái Quốc nêu rõ mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách
mạng chính quốc. vai trị của người nơng dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đây
là bước chuẩn bị quan trọng về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập của Đảng. 1925
xuất bản tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” đã tố cáo chính sách thực dân tàn bạo
của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.
Những tác phẩm của Người công bố tại Pháp và Liên Xô chứa đựng những tư tưởng
chính trị lớn sau đây:
1 ) Xác định một cách chính xác kẻ thù chính của cách mạng giải phóng dân tộc là đế
quốc, thực dân và giai cấp địa chủ phong kiến bản xứ.
2) Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi vào quỹ đạo cách mạng vơ
sản.

3) Cách mạng vơ sản chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa có mối
quan hệ qua lại, nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cách mạng giải phóng dân tộc có thể
bùng nổ và thắng lợi trước cách mạng vơ sản chính quốc.
4) Ở các nước thuộc địa giai cấp công nhân chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cư dân, song vai
trò lãnh đạo thuộc về giai cấp công nhân Đảng là một vấn đề chiến lược to lớn trong
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Người cịn khẳng định rằng giai cấp cơng nhân
muốn thực hiện được sứ mệnh đó thì phải thu phục cho được giai cấp nông dân, một
giai cấp nghèo khổ nhất chiếm 90 % dân số, đi theo mình, hợp thành đội quân chủ lực
cách mạng.
Những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc cùng với những tài liệu macxit khác theo
những đường dây bí mật được đưa về nước, đến với các tầng lớp người lao động, thổi
bùng lên luồng gió mới trong phong trào dân tộc, làm cho nó nhanh chóng chuyển mình
theo kịp xu thế của thời đại.
1.3.2. Phong trào công nhân sau chiến tranh thế giới thứ nhất và sự thành lập hội
Việt Nam cách mạng thanh niên
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tiêu biểu, cuộc bãi công của công nhân viên chức Bắc
kỳ đòi nghỉ ngày chủ nhật (1922), đòi tăng lương giảm giờ làm của cơng nhân Hải
Phịng (1923)… Tiêu biểu là cuộc bãi công của hơn 1.000 công nhân binh xưởng Ba
Son (Sài Gịn) do Tơn Đức Thắng lãnh đạo (1925) đã đánh dấu bước phát triển quan
trong của phong trào công nhân từ tự phát lên tự giác. Tuy nhiên, dù có bước phát triển


mới nhưng giai cấp công nhân vẫn chưa thật sự bước lên vũ đài chính trị với tư cách
một giai cấp chính trị độc lập.
Tháng 11/1924 Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô đến Quảng Châu (TQ), Người tiếp xúc
các nhà cách mạng Việt Nam ở TQ với tổ chức “Tâm tâm xã” mở lớp đào tạo cán bộ.
Tháng 6/1925 Người lập “hội Việt Nam cách mạng thanh niên” chuẩn bị điều kiện
thành lập chính đảng của giai cấp cơng nhân Việt Nam
1.3.3. Sự thành lập 3 tổ chức cộng sản năm 1929

Cuối 1928 đầu 1929 phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh, trước tình hình đó
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên khơng cịn đủ sức để lãnh đạo cách mạng nữa. Do
vậy cần có 1 Đảng Cộng Sản để lãnh đạo công – nông và các lực lượng yêu nước khác
để chống đế quốc. Tháng 3/1929 tại số nhà 5D Hàm Long (HN) lập chi bộ đầu tiên ở
Việt Nam gồm có 7 người.
Tháng 5/1929 tại đại hội lần thứ nhất của hội Việt Nam cách mạng thanh niên, đoàn
đại biểu Bắc kỳ đặt vấn đề thành lập đảng nhưng không được chấp thuận. Họ bỏ về
nước lập Đông Dương cộng sản đảng (6/1929) lấy báo Búa Liềm làm cơ quan ngôn
luận.
Tháng 7/1929 các đảng viên tiến bộ của hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Trung
Quốc và Nam Kỳ lập An Nam Cộng sản Đảng.
Việc 2 tổ chức cộng sản ra đời tác động mạnh vào “Tân Việt cách mạng đảng”.
Tháng 9/1929 các đảng viên tiên tiến của Tân Việt lập Đông Dương cộng sản liên đoàn
(chủ yếu khu vực Trung kỳ).
Như vậy, chưa đầy 4 tháng đã có 3 tổ chức cộng sản thành lập. Chứng tỏ bước phát
triển nhảy vọt của cách mạng nước ta. Hệ tư tưởng cộng sản giành ưu thế trong phong
trào dân tộc. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho thành lâph Đảng Cộng Sản Việt Nam.
1.3.4. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Sau khi ra đời, ba tổ chức cộng sản đều tuyên bố ủng hộ Quốc tế Cộng sản, kêu gọi
Quốc tế Cộng sản thừa nhận tổ chức của mình và đều tự nhận là đảng cách mạng chân
chính. Trong q trình phát triển tổ chức của mình, các đảng cộng sản khơng thể không
tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân, và khơng tránh khỏi cơng kích lẫn
nhau. Tình hình đó sớm muộn sẽ gây ra sự chia rẽ trong phong trào công nhân, dẫn đến
sự tổn thất cho phong trào cách mạng. Một đòi hỏi khách quan là phải thống nhất các tổ
chức cộng sản lại làm một. Vì vậy, ngày 27-10-1929 Quốc tế Cộng sản đã gửi một lá
thư, như một chỉ thị cho những người cộng sản Đông Dương, trong đó yêu cầu các tổ
chức cộng sản phải chấm dứt sự chia rẽ, cơng kích lẫn nhau và tích cực xúc tiến việc
hợp nhất thành một đảng duy nhất ở Đơng Dương. Thực hiện chỉ thị đó của Quốc tế
Cộng sản, Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đã cử những đại diện
của mình, tiến hành những cuộc tiếp xúc bàn việc hợp nhất, nhưng không thành.

Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cộng sản trong nước, với tư cách là phái viên
của Quốc tế Cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào
cách mạng Ở Đông Dương Nguyễn Ái Quốc đã tới Hương Cảng (Trung Quốc) để triệu
tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất.
Hội nghị hợp nhất gồm hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng là Trịnh Đình
Cửu và Nguyễn Đức Cảnh, 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng là Châu Văn Liêm
và Nguyễn Thiệu dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, đã họp ở Cửu Long, Hương
Cảng (Trung Quốc). Tại phiên họp ngày 3-2-1930, các đại biểu đã nhất trí hợp nhất các
tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, thơng qua Chính cương vắn tắt, sách


lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ tóm tắt. Trong các văn kiện chủ yếu trên,
Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định là “đội tiền phong của vô sản giai cấp” chủ
trương tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
cộng sản". Đồng thời, qua các văn kiện đó, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định cho mình
nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng đánh đổ đế quốc Pháp và phong
kiến, thực hiện độc lập dân tộc, thành lập chính phủ cơng nơng binh, tịch thu ruộng đất
của bọn đế quốc phong kiến chia cho nơng dân nghèo, quốc hữu hố các sản nghiệp, mở
mang sản xuất, thực hiện các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng nam nữ, thi hành
luật ngày làm việc 8 giờ...
Để thực hiện được mục tiêu chiến lược trên, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương tập
hợp được đại bộ phận giai cấp công nhân, làm cho giai cấp công nhân lãnh đạo được
quần chúng, phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vào hạng dân cay
nghèo. Đồng thời phái “hết sức liên lạc với tiểu tư sản trí thức, trung nơng... để lơi kéo
họ về phe vơ sản giai cấp. Cịn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam
mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít nữa là làm cho họ trung lập. Bộ
phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ".
Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Nguyễn ái Quốc khởi thảo và thông qua
tại Hội nghị hợp nhất là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng một cương lĩnh cách
mạng đúng đắn và sáng tạo.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa
Mác-lênin tư tưởng cách mạng tiên tiến của thời đại với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam chứng tỏ giai cấp công
nhân nước ta đã trưởng thành và đủ khả năng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cách mạng
Việt Nam. Thơng qua đội tiền phong của mình, giai cấp cơng nhân có sứ mệnh lãnh đạo
tồn thể nhan dân tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc tới thắng lợi. Sự ra đời
của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chấm dứt cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước lừ
cuối thế kỷ trước. Sự ra đời của Đảng chính là sự chuẩn bị nhân tố quan trọng đầu tiên
cho những thắng lợi tiếp sau. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là bước ngoặt lịch
sử quan trọng trong lịch sử nước ta.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa
lần thứ hai, đất nước ta đã có những biến chuyển mạnh mẽ trên phương diện kinh tế và
xã hội. Từ đó, phong trào dân tộc cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Trong
những năm 20 của thế kỷ này, các giai tầng xã hội đã bước lên vũ đài chính trị với
những địi hỏi, u cầu và những hành động cách mạng riêng, tùy thuộc vào mối quan
hệ của mình đối với chính quyền thực dân, tùy thuộc vào vị thế của mình trong kết cấu
giai cấp của xã hội thuộc địa. Phong trào dân tộc sau chiến tranh có những chuyển biến
mới trong nội dung và phong phú về các hình thức biểu hiện. Và cuối cùng, lịch sử đã
chứng kiến sự bất lực của hệ tư tưởng dân chủ tư sản trước nhiệm vụ cứu nước và
chứng kiến sự chuyển giao ngọn cờ giải phóng vào tay giai cấp cơng nhân với đội tiền
phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Việt Nam từ 1930 – 1945
2.1. Phong trào cách mạng sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
2.1.1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931
* Hoàn cảnh lịch sử
Do ảnh hưởng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1930, đời sống nhân
dân hết sức khó khăn. Đồng thời, sau khởi nghĩa Yên Bái chính sách đàn áp khủng bố
của thực dân Pháp làm cho dân ta tăng thêm lòng căm thù và quyết tâm đấu tranh.



Lúc này, Đảng Cộng Sản ra đời đã kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh.
* Diễn biến:
Mở đầu phong trào là cuộc bãi công của 1.300 công nhân cao su Phú Riềng (2/1930),
tháng 4/1930 cuộc bãi công của 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân nhà
máy cưa Bến Thủy (Vinh), nhà máy xi măng Hải Phòng…
Ngày 1/5/1930 công nông và dân chúng Đông Dương dưới sự lãnh đạo của Đảng
biểu tình biểu dương lực lượng chào mừng ngày quốc tế lao động, xuất hiện cờ búa
liềm, truyền đơn…
Phong trào của nông dân diễn ra ở nhiều địa phương: Thái Bình, Kiến An, Nghệ An,
Quảng Bình và khắp các tỉnh Nam Kỳ bất chấp các biện pháp khủng bố của thực dân
Pháp. Sau 1/5 làn sóng đấu tranh tiếp tục dâng cao, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Ngày 12/9/1930 cuộc biểu tình của 20.000 người ở Hưng Ngun (Nghệ An) cc
biểu tình bị thực dân Pháp đàn áp dã man, khí thế đấu tranh sơi sục, chính quyền thực
dân và phong kiến bị sụp đổ.
Trong bối cảnh đó, các ban chấp hành nơng hội xã do các chi bộ Đảng lãnh đạo đứng
lên quản lý mọi mặt của đời sống chính trị, xã hội, xây dựng chính quyền nhân dân theo
mơ hình Xơ Viết.
Về chính trị: lần đầu tiên nhân dân ta được nắm chính quyền ở địa phương. Kiên
quyết trấn áp bon phản cách mạng thực hiện quyền tự do dân chủ.
Về kinh tế: bãi bỏ thuế, giảm tơ, xóa nợ chia ruộng đất cho nông dân.
Về xã hội: cho học chữ quốc ngữ, bài trừ ma túy, dị đoan và các hũ tục, tổ chức các
hội quần chúng: nông hội, công hội, hội cứu tế đỏ, mỗi làng đều tổ chức các đội tự vệ
đỏ giữ gìn an ninh cho xóm.
Tuy chỉ tồn tại trong 4 – 5 tháng song Xô Viết Nghệ Tĩnh thể hiện bản chất cách
mạng và tính ưu việt của nó.
- Là sự kiện trong đại trong lịch sử dân tơc, nhân dân ta đã vùng lên giáng những địn
quyết liệt vào đế quốc và bè lũ tay sai.
- Qua thực tiễn đấu tranh giai cấp công nhân và nông dân đồn kết với các tầng lớp
lao động khác có khả năng lật đổ sự thống trị của thực dân Pháp.
- Là cuộc tổng diễn tập lần đầu tiên cho cách mạng tháng Tám.

2.2. Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939
2.2.1. Hoàn cảnh và chủ trương của Đảng
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 chủ nghĩa phát xít phát triển ở Đức, Italia
và Nhật Bản, thành nguy cơ đe dọa hịa bình và an ninh thế giới. Tại Đại hội VII Quốc
tế cộng sản (7/1935) chủ trương thành lập “Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ
chiến tranh”.
Năm 1936 chính phủ nhân dân Pháp lên nắm chính quyền và ban bố các chính sách
tự do dân chủ và áp dụng phần nào ở thuộc địa.
Ở trong nước, sau những năm phong trào tạm thời lắng xuống đến năm 1932 – 1935
tổ chức Đảng dần phục hồi với đại hội đại biểu Đảng lần thứ nhất họp tại Ma Cao
(3/1935).


Một số tù chính trị được chính quyền thuộc địa thả tự do nhanh chóng tìm cách hoạt
động trở lại. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế và chính sách “khủng bố trắng” của
thực dân phát xít Pháp làm cho đời sống mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam bị sa sút.
Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tại Thượng Hải do Lê Hồng Phong chủ trì
đã xác định:
- Kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản động và bè lũ tay sai.
- Tạm gác khẩu hiệu “độc lập dân tộc” và “người cày có ruộng” chỉ đề khẩu hiệu đòi:
tự do, dân sinh, dân chủ…
- Hình thức đấu tranh: chính trị, hịa binh, cơng khai kết hợp vói bí mật để bảo tồn
lực lượng.
- Khẩu hiệu: “tự do – cơm áo – hịa bình”.
- Thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương, sau đổi thành Mặt trận dân tộc thống
nhất phản đế Đông Dương để tập hợp rộng rãi tất cả các tầng lớp các giai cấp để đấu
tranh chống đế quốc.
2.2.2. Diễn biến cuộc vận động dân tộc dân chủ 1936 – 1939
Mở đầu bằng phong trào “Đông Dương đại hội” (8/1936) Đảng phát động quần
chúng mít tinh biểu tình đưa dân nguyện địi tự do dân chủ… lên Gơđa phái viên của

chính phủ Pháp. Năm 1936 mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương thành
lập tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Cụơc biểu tình, bãi thị, bãi khóa ở Hà Nội, Hải Phịng, Vinh, Cẩm Phả… ngày
1/5/1938 cuộc mít tinh của 25 vạn đồng bào ở nhà đấu xảo Hà Nội .Phong trào báo chí
diễn ra sôi nổi, hàng loạt tờ báo tiến bộ được phát hành: tin tức, chuông rè, người nhà
quê… sách báo tiến bộ được ban hành: vấn đề dân cày… có tác dụng thức tỉnh nhân dân
và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin. Đấu tranh trên nghị trường: cử người của Đảng
vào “Hội đồng quản hạt” Nam Kỳ hay “Viện dân biểu” Bắc và Trung kỳ vạch trần
chính sách phản động của thực dân Pháp. Đến 9/1939 chiến tranh thế giới bùng nổ
phong trào chấm dứt.
Đây là cao trào cách mạng dân tộc dân chủ rộng lớn, được đông đảo quần chúng
tham gia với quy mơ lớn, hình thức đấu tranh phong phú. Qua thực tế phong trào uy tín
của Đảng được nâng câo, chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá rộng rãi, đội ngũ các
bộ được rèn luyện và trưởng thành. Là cuộc tổng dợt lần thứ 2 cho cách mạng tháng
Tám.
2.3. Chuẩn bị và tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945
2.3.1. Hồn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng
Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Ở châu Âu, qn đội phát xít
Đức tiến cơng nước Pháp, Chính phủ phản động Pháp đầu hàng, làm tay sai cho Đức
(tháng 6-1940). Ở Viễn Đơng, qn đội phát xít Nhật tiến sát biên giới Việt-Trung.
Ngày 22-9-1940, Nhật cho quân tiến vào Đơng Dương. Như vậy, "Mùa thu năm
1940, phát xít Nhật đến xâm lược Đơng Dương... thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu
hàng, mở cửa nước ra rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật,
"Một cổ đơi trịng, đã làm trâu ngựa cho Tây, lại làm nô lệ cho Nhật".
Bọn Nhật vừa vào Đơng Dương chúng đã bị những địn phủ đầu: cuộc khởi nghĩa
Bắc Sơn (9/1940), khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940) và binh biến Đô Lương (1/1941).




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×