Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ke hoach ren KNS cho tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.01 KB, 7 trang )

TRƯỜNG MN QUẢNG TRUNG

LỚP: C3 (3-4T)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quảng Trung, ngày 01 tháng 10 năm 2018

KẾ HOẠCH
Xây dựng trường học gắn với thực tiễn và giáo dục kỹ năng sống
Năm học 2018 - 2019
Căn cứ kế hoạch số 34/KH-TrMN ngày 23 tháng 9 năm 2018 của trường
mầm non Quảng Trung về việc thực hiện đề án" Xây dựng trường học gắn với
thực tiễn và giáo dục kỹ năng sống".
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và địa phương, lớp C3 xây
dựng kế hoạch thực hiện Đề án “ Xây dựng trường học gắn với thực tiễn và giáo
dục kỹ năng sống” như sau:
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm tình hình của đơn vị
1.1. Đặc điểm tình hình của đơn vị
Trường Mầm Non Quảng Trung có 1 điểm trường đặt tại thôn Lôc tiến
của xã Quảng Trung, Nhà trường có 100% cán bộ quản lý và giáo viên nhà
trường đều được đào tạo chuẩn và trên chuẩn.
Tổng số CBGVNV, người lao động: 25 đồng chí, trong đó: ĐH: 12 đ/c,
CĐ: 3đ/c, TC 8 đ/c ( Đang học đại học 9đ/c), Dưới trung cấp 02.
Biên chế: 9 đ/c, HĐ huyện 10, hợp đồng trường: 06 Đ/C.
Trường đã có chi bộ sinh hoạt ghép với trạm y tế gồm 13 Đảng viên
( Trạm y tế 03, trường MN 9, UBND 1).
Tổng số nhóm lớp: 10 Trong đó nhóm trẻ: 1; Mẫu giáo: 9 lớp.
Năm học 2018 - 2019 đến thời điểm này nhà trường đã huy động được 325


trẻ tại địa phương và trẻ xã khác đến lớp.
- 100% trẻ đến trường được học 2 buổi/ ngày và học chương trình GDMN
- 96% trẻ đến trường được ăn ngủ bán trú tại trường.
1.2. Tình hình đội ngũ giáo viên và học sinh lớp C3:
* Về số lượng học sinh:
Lớp C3 (3-4T) có tổng số : 32 trẻ( trong đó Nam: 19 trẻ, nữ 13 trẻ )
100% trẻ đến lớp đều thực hiện chương trình GDMN cho trẻ 3-4 tuổi
100% trẻ đến trường đều được ăn ngủ bán trú và được học 2 buổi ngày
Tỷ lệ trẻ chuyên cần đạt từ 95% .
* Về đội ngũ:
- Tổng số: 2 cơ/lớp ( 02 hợp đồng Huyện).
- Về trình độ: Trên chuẩn: 2/2 tỷ lệ 100% (Trong đó: Đại học: 2)
2. Thuận lợi.
Cơ sở vật chất nhà trường, của nhóm lớp tương đối đầy đủ, đồ dùng trang
thiết bị hiện đại, khn viên rộng rãi, thống mát, có đủ các loại đồ chơi ngoài
trời, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được thực hành, trải nghiệm.


Được sự quan tâm giúp đỡ của Lãnh đạo địa phương, BGH nhà trường và
sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh cho việc thực hiện đề án.
Giáo viên chủ nhiệm lớp cịn trẻ nên nhiệt tình, năng động và ln tích
cực trong việc học tập, nâng cao năng lực chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ.
Số trẻ đã qua lớp nhà trẻ 12/32 trẻ, chiếm 37,5% nên đã có nề nếp, thói
quen trong vui chơi, học tập và sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non.
3. Khó khăn.
Giáo viên đứng lớp chưa được tập huấn về kiến thức thức rèn kỹ năng
sống cho trẻ. Mặc dù đã cố gắng song vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu
của đề án, Năng khiếu còn nhiều hạn chế nên việc tổ chức các hoạt động bề nổi
còn gặp nhiều khó khăn.
Đa số trẻ cịn thụ động, nhút nhát, thiếu tự tin, chưa mạnh dạn trong giao

tiếp với mọi người xung quanh; trẻ nói năng khơng mạch lạc, rõ ràng; một số trẻ
chưa tự giác trong việc chào hỏi người lớn, bạn bè.
Phần lớn trẻ chưa chủ động trong các hoạt động tự phục vụ bản thân hàng
ngày, do cha mẹ, ơng bà cịn bao bọc thường xun làm hết mọi việc cho con.
Trẻ chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ mơi trường xung quanh, ngay cả
tại nhóm lớp, nhà trường, gia đình, nơi cơng cộng…
Ngồi ra, nhiều trẻ chưa qua lớp nhà trẻ, nhiều trẻ chưa có kỹ năng hợp
tác, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự ra quyết định, …kỹ năng tự bảo vệ bản
thân của trẻ chưa được phụ huynh quan tâm giáo dục trẻ.
B. NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
I. NHIỆM VỤ :
1. Mục tiêu chung.
Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cho trẻ cách tư duy tích
cực, hình thành thói quen tốt thơng qua các hoạt động thực hành trải nghiệm.
Nhằm giúp cho trẻ hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái
độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân
và tham gia đời sống xã hội, biết giao tiếp chuẩn mực, tự tin; biết thực hành, lao
động phù hợp với từng lứa tuổi; có sức khoẻ tốt qua đó hồn thiện nhân cách và
định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống.
Giáo dục trẻ mẫu giáo thông qua các hoạt động: Biết chăm sóc cây, u
q con vật; biết chế biến một số món ăn đơn giản, kỹ thuật cắt dán làm đồ
chơi...biết giữ gìn vệ sinh trường lớp, nhà ở, nơi cơng cộng, biết tiết kiệm
nước...có kỹ năng ứng phó với sự thay đổi của thời tiết...
2. Mục tiêu cụ thể.
Năm học 2018 - 2019 lớp C3 dưới sự chỉ đạo của nhà trường, đã tập trung
ưu tiên thực hiện có hiệu quả nội dung: Giáo dục gắn với rèn Kỹ năng tự lập.
Đồng thời tổ chức thực hiện đầy đủ 4 nội dung trong đề án.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
Tổ chức thực hiện tốt nội dung: Giáo dục gắn với rèn Kỹ năng tự lập. Các
nội dung còn lại lồng ghép vào các HĐGD.

1. Giáo dục gắn với rèn kỹ năng tự lập.


Giáo dục cho trẻ hiểu và biết thực hiện thành thạo một số kỹ năng tự phục
vụ trong ăn uống, sinh hoạt, học tập… hàng ngày. Biết giúp người lớn làm một
số công việc đơn giản phù hợp với lứa tuổi. Biết nói lên nhu cầu, nguyện vọng,
sở thích riêng của bản thân...
1.1.Chỉ tiêu
- 90% Trẻ biết thực hiện thành thạo một số kỹ năng tự phục vụ.
- 80% Biết giúp cô chuẩn bị bàn ăn, giúp cô trực nhật, cùng cơ làm đồ
dùng, đồ chơi; giúp cơ chăm sóc vườn hoa; cây cảnh của lớp,....
- 95 % trẻ trở lên trẻ đạt theo mục tiêu đề ra.
1.2. Giải pháp thực hiện:
* Giờ đón trẻ: Thường xuyên nhắc nhở trẻ rèn luyện kỹ năng tự lập: Biết
cất đồ dùng cá nhân vào nơi qui định, thay dép đi ở ngoài bằng dép đi trong lớp,
tìm ký hiệu hoặc ảnh để gắn vào bảng bé đến lớp, bé ở nhà, gắn các tranh ảnh
mà trẻ tìm kiếm được gắn vào bảng chủ đề đang học, bỏ rác vào thùng(nếu có),
về góc chơi tự do...
* Giờ thể dục sáng: Rèn luyện kỹ năng biết tự xếp hàng, biết lấy và cất
dụng cụ thể dục, lắng nghe và làm theo hiệu lệnh để xếp hàng, thay đổi đội hình,
tập các động tác theo cô giáo.....
* Giờ hoạt động chung:
Tùy thuộc vào chủ đề, chủ điểm, đề tài cụ thể giáo viên lồng ghép kỹ
năng về tự phục vụ lấy cất đồ dùng học tập đúng nơi quy định, biết tự lấy sách,
vở theo ký hiện riêng của mình, biết giúp cơ giáo một số công việc đơn giản phù
hợp với lứa tuổi.
- Giáo viên có thể đưa ra các tình huống để trẻ trãi nghiệm, mô phỏng các
hành động tự phục vụ phù hợp với trẻ.
* Chơi và hoạt động góc:
Khi hướng dẫn trẻ chơi tại các góc giáo viên gợi ý để nhận vai chơi và thể

hiện kỹ năng đóng vai phù hợp, giáo viên quan sát và giúp trẻ thể hiện vai
chơi(cơ chỉ gợi ý và tạo tình huống để trẻ trãi nghiệm thao tác)...
* Hoạt động chơi ngoài trời:
Dạy trẻ biết chơi cùng nhau, nhường nhịn trong khi chơi, lấy và cất đồ
dùng đồ chơi đúng nơi qui định, biết rửa tay khi tay bẩn.....vv
Qua thăm quan vườn rau sạch, cho trẻ thực hành kỹ năng lao động cùng
cô trồng rau, phân biệt các loại rau, cùng cô tưới cây, nhặt lá, bón phân, nhổ
cỏ….vv
* Giờ ăn: Giáo viên dạy trẻ biết rửa tay đúng cách trước khi ăn, ăn hết
suất, khơng đánh rơi thức ăn, biết quay ra ngồi và che miệng khi bị ho trong khi
đang ăn... dạy trẻ tự phục vụ lấy ghế và kê bàn ăn cùng cơ, lấy đồ dùng như bát
thìa và khi cơ giáo đã múc thức ăn vào bát xong thì một số bạn trực nhật giúp cô
giáo đưa cho các bạn...


* Chơi và hoạt động theo ý thích buổi chiều
Tùy thuộc vào chủ đề đang thực hiện giáo viên tích hợp nội dung kỹ năng
sống cho trẻ. Luôn tạo cho trẻ cơ hội để trẻ được thể hiện mình, được bộc lộ bản
thân mình trước mọi người. Cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục
phát huy tính tích cực ở trẻ, giúp trẻ hứng thú chủ động khám phá, tìm tịi, biết
vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau.
Cơ giáo cần đưa ra các tình huống cụ thể để trẻ trải nghiệm phát huy khả năng tự
phán đoán và tự đưa ra quyết định giải quyết.
2. Thực hiện đồng bộ các nội dung cịn lại.
2.1. Chỉ tiêu
80% trẻ có kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông; kỹ năng nói rõ ràng,
mạch lạc; kỹ năng giao tiếp thơng thường; kỹ năng sử dụng lời nói để bày tỏa
cảm xúc, nhu cầu của bản thân…
85% trẻ biết thiết lập quan hệ, trao đổi trị chuyện giữa các thành viên
trong nhóm tổ chức các hoạt động hàng ngày, kết hợp hài hịa làm việc theo

nhóm: Biết quan tâm chia sẻ và giúp đỡ bạn bè, người thân; biết hợp tác với
người khác để hồn thành những cơng việc chung đơn giản phù hợp với lứa tuổi;
biết nhận xét một số hành vi đúng sai của con người đối với môi trường...
2.2. Giải pháp thực hiện.
Trong giờ đón, trả trẻ cơ trị chuyện với trẻ, dạy trẻ chào hỏi mọi người,
chào cô, chào bố mẹ, chào các bạn, chào khi có khách đến thăm …
Xây dựng góc sách, vận động phụ huynh qun góp sách, truyện, tạp chí
phù hợp với trẻ. Hướng dẫn trẻ làm sách tranh; cùng cô làm con rối trong truyện
cổ tích để trang trí, trưng bày tại góc sách.
Trang trí lớp, tạo mơi trường các góc chơi bằng các hình ảnh minh họa
cho câu chuyện, bài thơ, các hình ảnh minh họa cho chủ đề, chủ điểm tạo điều
kiện để trẻ được giao tiếp nhiều.
Tổ chức cho trẻ giao lưu giữa các nhóm chơi tạo ra sản phẩm hỗ trợ cho
nhau: làm bánh, làm thiếp chúc mừng, trang trí hoa quả...tổ chức sinh nhật cho
bạn bè, người thân.
Tổ chức ngày hội thể dục thể thao để các nhóm lớp tham gia biểu diễn thể
dục nhịp điệu, khiêu vũ, erobic...
* Thông qua hoạt động hàng ngày mọi lúc mọi nơi
Sinh hoạt hàng ngày là những hoạt đông lặp di lặp lại vì vậy trẻ được rèn
luyện nhiều trong giao tiếp ứng xử:
Giờ đón và trả trẻ: Trị chuyện với trẻ, dạy trẻ chào hỏi mọi người, chào
cô, bố mẹ, ông bà, các bạn và khách đến thăm khi đến lớp hoặc ra về..
Trong các tiết học chủ đích: Làm quen với thơ, chuyện; Mơi trường xung
quanh; Tạo hình; Thể dục; Nhận biết tập nói rèn cho trẻ phát âm chuẩn và diễn
đạt rõ ràng. Thông qua môn học kể chuyện gợi ý cách cư xử đúng đắn và và
cách giải quyết vấn đề.
Thơng qua hoạt động góc: Tạo mơi trường, phân bố góc chơi hợp lý, sau
mỗi chủ đề thay đổi cách bố trí phù hợp, lựa chọn nội dung phù hợp với chủ đề



và hướng tới những nguyên liệu đồ dùng có sẵn ở địa phương. Hướng dẫn trẻ
thiết lập nhóm chơi trong lớp và tự về nhóm chơi.
+ Góc bán hàng,nấu ăn: Chú trọng cho trẻ biết thamgia thực hành nấu các
món ăn truyền thống: Làm bánh trôi(tết thanh minh), bánh chưng( tết nguyên
đán), bánh nướng, bánh trừng(tết trung thu)...
+ Góc nghệ thuật: Sử dụng vật liệu từ thiên nhiên: lá cây, vỏ ngao, các
nguyên liệu phế thải...vẽ tranh xé dán, làm đồ dùng đồ chơi, làm trang phục biểu
diễn thời trang.
+ Góc xây dựng: Lắp ghép các trang trại chăn ni, ngơi nhà mơ ước, .
+ Góc thiên nhiên: Cùng hợp tác chăm sóc cây: lau lá cây, tưới nước...
Thường xuyên quan tâm đến các hoạt động ngoài trời: dạo chơi trong
vườn cổ tích khám phá các nhân vật, hướng dẫn trẻ trò chuyện cùng nhân vật
nhằm phát triển tư duy ngơn ngữ riêng cho trẻ hay tìm hiểm về mơi trường thiên
nhiên để hiểu biết và mô tả về các loại cây và hoa. Lựa chọn trò chơi phù hợp
với trẻ và cùng chơi với trẻ, tăng cường các trò chơi dân gian có gắn kết với văn
hóa của địa phương, kèm theo lời là các bài đồng giao, câu đố vui,...để cuốn hút
trẻ giúp trẻ năng động tự tin hơn.
Ngồi ra cần có sự liên kết giữa các nhóm chơi, giao lưu giữa các nhóm
với nhau(Sau khi xây dưng xong đi mua sắm, hoặc đi ăn cơm...)
Đối với giờ ăn: Bố trí vị trí ngồi của trẻ hợp lý, khuyến khích trẻ biết quan
sát mọi người xung quanh mình, mời chào trước khi ăn, lịch sự khi ăn uống,
không đùa nghịch trong bữa ăn.
* Thông qua hội thi, các kịch bản trong năm
Tổ chức đủ 7 kịch bản ngày hội ngày lễ trong trường MN: Ngày hội bé
đến trường; Tết trung thu; Cô giáo như mẹ hiền(20/11); Tết và mùa xuân; Ngày
vui của bà, của mẹ(8/3); Về thủ đô viếng Bác; Tổng kết năm học và tết thiếu nhi
1/6. Hình thức phải sáng tạo, trẻ phải được tham gia tích cực cùng bạn bè.
Tổ chức hội thi từ các nhóm lớp đến tồn trường, u cầu tất cả các trẻ
đều tham gia, khuyến khích nội dung thi về năng khiếu: múa hát, đóng kịch,
thuyết trình, các phần thi có nội dung giới thiệu về bản thân, đặc điểm sở trường

và phong cách trình diễn trên sân khấu.
Phối hợp với phụ huynh có các chương trình giao lưu hoặc các hội thi có
sự tham gia trực tiếp của cha mẹ cùng với bé nhằm tăng cường sự gắn kết gia
đình nhà trường để giúp trẻ giao tiếp tốt hơn
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Xây dựng kế hoạch thực hiện đề án của nhóm lớp tham mưu với Ban
giám hiệu nhà trường, hội cha mẹ học sinh bổ sung thêm cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ vui chơi, thực hành, trãi nghiệm của trẻ
KẾ HOẠCH CỤ THỂ THEO THÁNG
Tháng

Nội dung

Ghi chú


Tháng 8+ - Tiếp thu đề án
9/2018 - Trang trí lớp làm nổi bật góc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
- Xây dựng kế hoạch thực hiện đề án của nhóm lớp.
- Thực hiện cơng tác tun truyền, đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa
tăng cường nguồn lực cho việc thực hiện đề án.
- Lựa chọn một số nội dung để giáo dục trẻ như: Chào hỏi, tự cất đồ
dùng cá nhân khi đến lớp, biết rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn
và sau khi đi vệ sinh( 7 bước rưa tay bằng xà phòng)…
Tháng - Tập cho trẻ có một số thói quen tốt và các kỹ năng sống trong sinh
10/2018 hoạt hàng ngày phù hợp với từng độ tuổi
- Rèn cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân( kỹ năng ứng xử khi bị lạc;
kỹ năng an tồn khi tham gia giao thơng)và kỹ năng tự lập (kỹ năng
tự phục vụ trong ăn uống, sinh hoạt, học tập… hàng ngày) gắn với
chủ đè " Bản thân".

- Hướng dẫn trẻ làm đèn lồng chuẩn bị cho tết trung thu, làm thiệp
tặng cô và mẹ nhân ngày phụ nữ Việt nam 20/10 .
Tháng - Dự triển khai tập huấn bồi dưỡng về kỹ năng sống cho đội ngũ
11/2018 CBGV.
- Rèn cho trẻ kỹ năng giáo tiếp- ứng xử( kỹ năng mạnh dạn, tự tin
trước đám đông; kỹ năng nói rõ ràng, mạch lạc; kỹ năng giao tiếp
thơng thường; kỹ năng sử dụng lời nói để bày cảm xúc, nhu cầu của
bản thân..) và kỹ năng hoạt động nhóm(biết hợp tác với người khác
để hồn thành những cơng việc chung đơn giản phù hợp với lứa
tuổi)
- Xây dựng tiết dạy thực hành " Tự gấp quần áo"
- Hướng dẫn trẻ hợp tác với nhau làm bưu thiếp, tranh ảnh tặng các
cô giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Tháng - Hướng dẫn trẻ thực hành, trãi nghiệm ở mơ hình " Vườn rau sạch"
12/2018 của nhà trường.
- Hướng dẫn trẻ thực hành ở góc vận động của trường.
- Lựa chọn một số nội giáo dục kỹ năng cho trẻ.
- Tổ chức cho trẻ đi thăm"tượng đài anh hùng Nguyễn Bá Ngọc"
- Đánh giá việc thực hiện kế hoach của nhóm lớp.
Tháng 01+ 2 - Tham gia buổi sinh hoạt chuyên môn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm
/2019
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Hướng dẫn trẻ làm lịch tết
- Giáo dục trẻ biết không nên ăn những loại thức ăn có hại cho sức
khỏe.
- Giáo dục trẻ biết nhận lỗi và xin lỗi; Vượt qua nỗi sợ hãi; Sự quan
tâm, chia sẻ
Tháng 03+ - Tiếp tục cho trẻ học và khám phá về kỹ năng sống qua các HĐ
4/2019 học, các trị chơi ở các góc và mọi luc, mọi nơi.
- Hướng dẫn trẻ làm bưu thiếp tặng bà, tặng mẹ, tặng cô giáo, tặng



các bạn gái nhân ngày 8/3. Thơng qua đó GD trẻ cách tặng quà và
thể hiện tình cảm của mình với mọi người.
- Tổ chức các hoạt động trãi nghiệm với thời tiết như: nắng, mưa thì
phải làm gì? gắn với chủ điểm " Nước và các hiện tượng tự nhiên"
- Tổ chức các tiết dạy mẫu thực hành " thoát hiểm khi gặp hỏa
hoạn"
Tháng - Tổ chức cho trẻ tham quan thực tế tại chùa Bồng Hinh; Tượng đài
05/2019 liệt sĩ Xã quảng Trung
- Tổ chức đánh giá kết qủa của trẻ sau 1 năm thực hiện GD kỹ năng
sống.
Trên đây là kế hoạch thực hiện đề án “Xây dựng trường học gắn với thực
tiễn và giáo dục kỹ năng sống " của lớp C3. Rất mong được đóng ý kiến BGH
và các đồng nghiệp trong nhà trường để lớp thực hiện đạt kết quả tốt.
BAN GIÁM HIỆU PHÊ DUYỆT

Giáo viên chủ nhiệm

Lê Thị Loan



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×