Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Danh nhan Ton Duc Thang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.66 KB, 4 trang )

TIỂU SỬ CHỦ TỊCH TÔN ĐỨC THẮNG

*********
Kính thưa q đại biểu, cùng q thầy, cô giá.
Các em học sinh thân mến !
Trong không khí cả nước tưng bừng vui ngày khai trường, tôi rất vinh dự
đại diện cho tập thể giáo viên trường THPT Tôn Đức Thắng giới thiệu với quý
vị và các em học sinh tiểu sử và sự nghiệp của nhà cách mạng mà nhà trường ta
tự hào được mang tên người. Sách có chữ ôn cố tri tân “Vẫn biết sống là hướng
về tương lai, nhưng dó vãng là tấm gương nên ngắm lại”. Lời này của nhà độc
giả nổi tiếng khiến chúng ta không thể mơ hồ về nhà cách mạng chân chính và
công lao to lớn của Người, chúng ta học tập được ở Người bài học đạo đức mẫu
mực về khí phách tư tưởng quên mình của nhà cách mạng. Chúng tôi xin chân
trọng giới thiệu bài viết:
CHỦ TỊCH TÔN ĐỨC THẮNG – NGƯỜI CHIẾN SĨ CỘNG SẢN KIÊN
CƯỜNG, NGƯỜI BẠN CHIẾN ĐẤU THÂN THIẾT CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ
MINH, NGƯỜI MÀ NHÂN DÂN TA THÀNH KÍNH GỌI LÀ BÁC TÔN – ĐÃ
CỐNG HIẾN CẢ CỤÔC ĐỜI MÌNH CHO SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VIỆT
NAM.
I - TUỔI THƠ VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC ĐẦU TIÊN:
Bác Tôn sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 trong một gia đình nông dân giàu
truyền thống yêu nước tại cù lao Ông Hổ, tổng Bình Thạnh, tỉnh Long Xuyên
nay là Xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉng An Giang.
Sinh ra và lớn lên trong lúc thực dân Pháp đã cơ bản áp đặt xong ách cai trị
xã hội Việt Nam, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp diễn ra khắp nơi. Ở
Nam Bộ, tiêu biểu là cuộc khởi nghóa của Trương Công Định, Nguyễn Trung
Trực, Nguyễn Hữu Huân … ng văn nổi tiếng “Văn tế nghóa só Cần Giuộc” của
cụ Nguyễn Đình Chiểu đã lay động mạnh mẽ trái tim các nhà yêu nước Nam
Bộ. Truyền thống của quê hương ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, tình cản vị thành
niên Tôn Đức Thắng, người khâm phục những bậc chí só, những người đã quên
mình vì sự nghiệp bình Tây cứu nước. Khả năng, thiên hướng và tài ba của


Người xuất hiện ngay từ khi cấp sách đến trường. Bác Tôn có tư tưởng tự lập từ
sớm. Chính tư tưởng này đã hình thành nên nhân cách, bản lónh Tôn Đức Thắng
về sau đó là: Yêu nước phải gắn liền với cứu nước, nói đi đôi với làm.
Năm 1906, anh thanh niên Tôn Đức Thắng, tay không rời quê hương lên
Sài Gòn, xin vào làm công cho các ga-ra. Sau đó Người xin học nghề cơ điện
sữa chữa ô tô, tàu máy. Chọn con đường làm thợ là một bước ngoặt trong cuộc
đời Bác Tôn. Chẳng bao lâu, Bác đã thành thạo tay nghề và thi đậu vào trường
Bách Nghệ Sài Gòn. Giáo viên, học sinh Trường Bách Nghệ rất quý mến Bác.
Cùng với việc học giỏi nhất trường, Bác Tôn còn là người chỉ huy nhiều cuoäc


bãi khoá để phản đối sự đàn áp dã man của thực dân Pháp đối với phong trào
nông dân ở nhiều nơi.
II - VỚI PHONG TRÀO CÔNG NHÂN, SỰ KIỆN HẮC HẢI VÀ VIỆC TỔ
CHỨC RA CÔNG HỘI NAM KỲ.
Tốt nghiệp Trường Bách Nghệ với điểm tối ưu (20/20), Bác Tôn gia nhập
hàng ngũ giai cấp công nhân Việt Nam, làm việc tại xưởng sữa chữa tàu thuỷ
Ba Son. Chính tại đây, ở tuổi 24, Bác Tôn đã lãnh đạo cuộc đình công của công
nhân Ba Son thắng lợi. Nhà chức trách Pháp buộc phải giải quyết các yêu cầu
của công nhân, nhưng vẫn tìm mọi cách để khủng bố phong trào. Bác tập hợp
và lôi cuốn sức mạnh của công nhân và học sinh vào cuộc đấu tranh chống áp
bức và bất công. Tuy nhiên, những cuộc đấu tranh này chỉ mang tính chất tự
phát, nên dù có mang tính thắng lợi cũng chỉ như những tia lửa nhỏ như ngọn
đèn trước gió. Từ đấu tranh tự phát đến đấu tranh tự giác không chỉ là ở thời
gian, mà quyết định nhất là đợi chờ vai trò lãnh đạo của một tổ chức cách
mạng.
Năm 1916, Bác Tôn bị động viên vào lực lượng Hải quân Pháp để làm thợ
máy. Bác tích cực vận động trong hàng ngũ thuỷ thủ.
Năm 1919, Bác làm việc trên một chiến hạm chuẩn bị chiến công nước
Nga Xô Viết trẻ tuổi. Do ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười Nga và không

muốn thành trì của cách mạng bị đỗ vỡ, Bác Tôn đã cùng với anh em binh lính
trên chiến hạn đồng loạt phản chiến, từ chối thi hành mệnh lệnh tấn công nước
Nga. Chính Bác đã kéo lá cờ đỏ búa liềm ngay trên chiến hạm, vừa để chào
mừng những người bạn Xô Viết, vừa để nói lên ý chí đấu tranh của mình. Cuộc
phản chiến ở Biển Đen đã chấm dứt sự can thiệp của Pháp vào Miền Nam nước
Nga lúc bấy giờ. Bác Tôn lúc bấy giờ đã trở thành chiến só cách mạng Quốc tế.
Do tham gia cuộc binh biến lịch sử đó, Bác bị buộc rời khỏi Pháp trở về nước.
Năm 1920, Bác Tôn lại có dịp trở về Sài Gòn và tiếp tục hoạt động trong
phong trào công nhân, nối mối liên hệ với xưởng Ba Son và trường Bách Nghệ.
Năm 1925, với kinh nghiệm hoạt động trong phong trào công nhân và
Công đoàn Pháp, Bác Tôn đã tổ chức Công hội Nam Kỳ và trực tiếp lãnh đạo.
Công hội Nam Kỳ phát triển nhanh tại các cơ sở. Nhưng cơ sở công hội nhanh
nhất là Xưởng Ba Son, Nhà đèn Sài Gòn, Nhà đèn Chợ Quán. Lịch sử Công
đoàn Việt Nam khẳng định: Các tổ chức công hội mà Bác Tôn là người sáng
lập là tiền thân của Côn đoàn Việt Nam ngày nay, có vai trò quan trọng trong
lịch sử phong trào công nhân ở những năm đầu cách mạng vô sản nước ta.
III - NHỮNG HOẠT ĐỘNG TRONG NHÀ TÙ CÔN ĐẢO.
Năm 1928, Bác Tôn bị địch bắt và tù khổ sai. Đọc cuốn “Sơ lược lịch sử
Côn Đảo” chúng ta thấy Bác là một trong những tù chính trị bị kẻ địch giam
cầm ở đây lâu nhất. Bác đã trải qua hơn 6000 ngày sống trong cảnh tù đày với


gông cùm, lao dịch nặng nề, đã chịu đựng mọi thử thách khắc nghiệt. Ròng rã
gần 17 năm trời bị đoạ đầy trong ngục tù đế quốc, bao cực hình dã man cũng
không lay chuyển nổi ý chí kiên trung, bất khuất của nhà cách mạng Tôn Đức
Thắng. Ngược lại, khí phách của người cộng sản lớp tiền bối càng lan toả và
nêu gương cho các thế hệ kế tiếp, cho mọi người dân Việt Nam yêu nước noi
theo. Bác đã biến nhà tù đế quốc thành nơi tuyên truyền và tổ chức quần chúng
đấu tranh. Chính tại Côn Đảo, Bác đã tham gia thành lập Chi bộ cộng sản đầu
tiên ở đó.

IV - VỚI SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN KIẾN QUỐC. SUỐT ĐỜI PHẤN ĐẤU
VÌ MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
GIÀU MẠNH.
Cách mạng Tháng tám vừa thành công, Trung ương Đảng và Hồ Chủ
Tịch cử đoàn đại biểu ra đón Bác Tôn cùng với đồng chí Lê Duẩn, Phạm Hùng
trở về đất liền.
Tháng 10 năm 1945, Bác Tôn đã được bầu vào xứ uỷ Nam Kỳ.
Giữa năm 1946, Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Trung ương đón Bác Tôn ra Hà
Nội. Từ đó Bác Hồ và Bác Tôn luôn sát cánh bên nhau – một hình ảnh tiêu
biểu cho tình đoàn kết Bắc Nam – để cùng Trung ương Đảng và chính phủ lo
việc nước. Với uy tín lớn lao và đạo đức cách mạng trong sáng, Bác Tôn đã
đươc giao nhiều trọng trách cấp cao.
Trong kháng chiến chống Pháp, Bác lần lượt đảm nhận các chức vụ: Tổng
thanh tra nhà nước, Quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Thường trực Quốc
hội, Chủ tịch danh dự tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội trưởng Hội Hữu
nghị Việt Nam – Liên Xô, liên tục là uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương từ
khoá II đến lúc Bác ra đi.
Hai mươi năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng là 20 năm Bác Tôn
liên tục được đại diện các tầng lớp nhân dân ta suy tôn làm Chủ Tịch Đoàn Chủ
Tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. Cũng trong thời gian này
Bác còn là Chủ tịch danh dự Uỷ ban Bảo vệ hoà bình thế giới, Uỷ viên Hội
đồng hoà bình thế giới.
Tháng 7 năm 1960, Bác Tôn được bầu làm Phó Chủ Tịch nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà.
Tháng 9 năm 1969, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, Bác Tôn được
Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước, cùng với các Phó Chủ tịch Nguyễn Lương
Bằng, Nguyễn Hữu Thọ lãnh đạo, động viên nhân dân ta tiếp tục kiên cường
chiến đấu đến ngày toàn thắng thồng nhất nước nhà và xây dựng đất nước sau
ngày giải phóng.
V - VÀI LỜI GI CHUYỆN VỀ ĐẠO ĐỨC TÔN ĐỨC THẮNG – GÓP PHẦN

XÂY DỰNG NỀN ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG VIỆT NAM.


Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng đầy gian lao và nguy hiểm trong đó
có 17 năm ròng bị đoạ đầy trong ngục tù đế quốc, 27 năm làm Chủ Tịch Mặt
Trận Tổ quốc Việt Nam, hơn 10 năm làm Chủ Tịch nước Bác Tôn đã để lại cho
Đảng ta, Nhà nước ta và nhân ta một tấm gương sáng ngời về chuẩn mực sống
của một công dân yêu nước.
Còn sáng mãi trong lòng chúng ta hình ảnh một vị Chủ Tịch nước cao tuổi
về thăm quê Mỹ Hoà Hưng với bộ quần áo bạc màu, với yêu cầu hết sức hạn
chế xe đưa, người đón vì sợ hao phí tiền của và công sức của nhân dân. Nét nổi
bật của Bác Tôn mà mọi người dễ nhận thấy là đức tính khiêm nhường, lối sống
giản dị. Chính phẩm chất cao quý ấy cùng với lòng trung thành vô hạn đối với
Tổ quốc và ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất kẻ thù đã in đậm trong trái
tim mỗi gười Việt Nam, sự ngưỡng mộ và kính phục chân thành.
Về sự nghiệp đại đoàn kết các dân tộc, Bác Tôn thường tâm sự: “Chúng ta
cùng chung một tổ quốc, cùng có chung hàng ngàn năm lịch sử, đau khổ có
nhau, vinh quang có nhau. Điều đó gắn liền đồng bào toàn quốc, gắn liền đại
biểu chúng ta thành một khối”. Trong khối đại đoàn kết toàn dân, hình ảnh Bác
Tôn lấp lánh như một vì sao giữa 54 dân tộc anh em. Ánh sao đó còn toả rộng
trên bầu trời hoà bình thế giới. Do có những cống hiến xuất sắc đối với phong
trào hoà bình thế giới, Bác Tôn đã được nhà nước Liên Xô tặng “Giải thưởng
hoà bình Lê-Nin”.
Trên cương vị người đứng đầu nhà nước, Bác Tôn ra sức củng cố, xây dựng
nền hành chính quốc gia trong sạch, vững mạnh. Bác thường xuyên nhắc nhở:
Chúng ta không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng.
Đạo đức Tôn Đức Thắng là một kiểu mẫu phong phú về lối sống, lẽ sống,
nhân cách của một người cách mạng suốt đời vì nước vì dân, thể hiện ý chí, sức
mạnh phi thường không gì lay chuyển nổi của một người cộng sản trong bất cứ
hoàn cảnh nào. Đó là tấm gương mẫu mực sáng ngời của tính nguyên tắc, tính

tổ chức, dù việc lớn việc nhỏ nhất thiết tuân thủ quyết định của tập thể. Khiêm
tốn, giản dị, thanh bạch, chân thành, trong sáng là Bác Tôn đã nuôi dưỡng suốt
đời. Đó là viên ngọc sáng ngời, về tấm gương tuyệt vời về đạo đức cách mạng.
*********



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×