Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

12 quy tắc giao dịch của linda raschke

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.35 MB, 8 trang )

12 quy tắc giao dịch của Linda Raschke.
Linda Raschke là một phù thuỷ giao dịch tài chính, Bà bắt đầu sự nghiệp giao dịch từ năm
1980, và hiện là Chủ tịch các cơng ty tài chính LBR Group và LBR Asset Management. Sau
đây là 12 quy tắc giao dịch của Linda Raschke
1. Mua tại nhịp điều chỉnh đầu tiên, sau khi giá thiết lập đỉnh cao mới và bán ngay tại nhịp
hồi phục đầu tiên sau khi giá tạo đáy mới.
2. Sau phiên tăng giá mạnh (follow through), thị trường mạnh lên hay yếu đi sẽ được thể
hiện ở cuối phiên của những ngày kế tiếp.
3. Phiên đảo chiều tin cậy cao thường xuất hiện vào buổi sáng, không phải buổi chiều.
4. Khoảng trống giá càng lớn (the market gaps), xác xuất xu hướng tiếp diễn theo gap đó
càng lớn.
5. Thị trường giao dịch quanh mức điểm số cao hay thấp của ngày hôm trước là chỉ báo kĩ
thuật tin cậy rằng thị trường đang mạnh lên hay yếu đi.
6. Thị trường giao dịch ở mức điểm số cao hay thấp của ngày hôm trước là hai điểm pivot
quan trọng để nhận biết bên mua và bên bán đã đang thiết lập điểm giá nào của ngày trước
đó. Hãy tìm kiếm các dấu hiệu xem thị trường liệu có kiểm tra và đảo chiều từ những điểm
pivot này hay không hay thậm chí đẩy trượt qua cả các điểm pivot này (bứt tăng hay kéo
giảm trượt qua điểm pivot).
7. Giờ giao dịch cuối phiên thường nói cho chúng ta biết xu hướng hiện tại (cuối phiên) mới
là thật sự và tin cậy. Dịng tiên thơng minh thường “ra tay” vào giờ giao dịch cuối để tiếp tục
duy trì vị thế có lợi cho họ. Chừng nào thị trường cịn đóng cửa với giá cao, tăng mạnh trong
ngày thì xu hướng tăng cịn tiếp tục duy trì. Xu hướng tăng này có thể kết thúc khi xuất hiện
sự đảo chiều đầu tiên vào buổi sáng và tiếp theo sau đó là đóng cửa với giảm giá cuối phiên.
8. Khối lượng giao dịch lớn vào lúc đóng cửa nghĩa là có hàm ý xu hướng hiện tại (lúc đóng
cửa) sẽ tiếp tục vào buổi sáng của ngày kế tiếp. Trong thị trường có một xu hướng mạnh
(tăng hay giảm mạnh), hãy quan sát khả năng quay lại xu hướng đó ở giờ giao dịch cuối
cùng.
9. Khung giá trong giờ giao dịch đầu tiên thường là tạo ra nền tảng giá của ngày giao dịch
hơm đó (mức giá cao – thấp trong ngày).
10. Sự biến động giá mạnh trong giờ giao dịch đầu tiên (tăng hay giảm), là dấu hiệu nhận
biết sớm là xu hướng đó sẽ cũng sẽ mạnh trong ngày hơm đó.


11. Bốn nguyên tắc căn bản về hành động giá đã được kiểm chứng theo thời gian, cho phép
các nhà giao dịch tiếp cận và phát triển một cách có hệ thống. Bốn ngun tắc này cũng có
thể được mơ hình hóa và định lượng cho mọi khung thời gian, mọi thị trường:
+ Thị trường đã hình thành xu hướng thì xu hướng có khả năng tiếp diễn mạnh hơn là đảo
ngược.
+ Động lượng đi trước giá.
+ Xu hướng hiện tại thường kết thúc trong trạng thái cao trào (climax).
+ Thị trường có sự luân phiên giữa khung giá mở rộng (range expansion) và khung giá thu
hẹp (range contraction).
12. Thế giới tài chính được định hình bởi hành vi của con người, khơng thể biết điều gì sẽ
xẩy ra trong tương lai. Khơng ai có thể dự đốn được. Do đó một trader thành cơng khơng
phải là dựa trên những dự đốn điều gì sẽ xẩy ra mà là sự phản ứng (quyết định giao dịch)
trước những gì sẽ diễn ra.
(Có bốn nguyên tắc cơ bản về hành động giá đã được kiểm chứng theo thời gian. Charles
Dow là người đầu tiên đề cập đến chúng. Bốn nguyên tắc này là (1) Xu hướng có khả năng
tiếp diễn mạnh hơn là đảo ngược. (2) Đà tăng trưởng đi trước giá. (3) Xu hướng thường kết


thúc ở trang thái đỉnh cao trào. (4) Thị trường thường luân phiên biến đổi giữa Khung giá
mở rộng (Range Expansion) và khung giá thu hẹp (Range Contraction).)
( SIR biên tập từ nguồn gốc tại trang www.newtraderu.com; Street Smart của Linda Raschke
viết có tham khảo bài của Trương Minh Huy, và đã bổ sung thêm phần bình luận và áp dụng
thực tiễn tại thị trường Việt Nam).










×