Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Các chỉ báo chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.61 KB, 42 trang )

5 cách sử dụng đường trung bình MA
Các bạn chắc đã biết đường MA nhưng có thể khơng biết hết những tuyệt chiêu sử dụng nó. Có 5
cách sử dụng đường trung bình MA trong phân tích kĩ thuật.
Sử dụng như 1 đường hỗ trợ hoặc kháng cự.
Nếu trend tăng, MA đóng vai trị cản giá rơi xuống. Khơng phải vào lệnh 1 cách đơn giản là chờ
giá hồi về MA mà phải chờ tín hiệu cho thấy giá ko xun lủng MA dc. Có thể áp dụng các mơ
hình nến như Engulfing hoặc Pin bar để vào lệnh. Áp dụng tương tự cho trend giảm.
Đường giá cắt MA.
Chiêu này thường được sử dụng để vào lệnh sau khi đã phân tích xu hướng. Đơn giản chỉ là giá
cắt MA thì vào lệnh. Để xác định khi nào thì giá cắt thì có thể dùng giá Close của nến vừa đóng
hoặc sử dụng độ lớn của vết cắt: nghĩa là nếu cắt sâu vào 10 pips trở lên thì vào lệnh mà khơng
quan tâm nến có đóng chưa.
Tuy nhiên chiêu này khơng thể sài 1 mình được vì giá sẽ cắt lên cắt xuống MA liên tục. Tài khoản
sẽ mất máu dần mà chết.
MA nhanh cắt MA chậm.
Nếu ở chiêu số 2 ta dùng đường giá để cắt MA thì ở chiêu này ta tạo thêm 1 đường MA nữa có
chu kỳ ngắn hơn.
VD ta dùng MA50 làm đường MA chậm và MA20 làm MA nhanh. Khi MA nhanh cắt MA chậm
thì vào lệnh. Xác nhận cắt bằng nến đóng hoặc độ sâu vết cắt như ở chiêu số 2.
Chiêu này trong 1 số trường hợp có thể sử dụng riêng dc chứ không nhiễu như chiêu số 2. Nhưng
để nâng cao hiệu quả thì nên kết hợp với 1 chiến thuật phân tích khác rồi mới dùng chiêu này để
vào lệnh.
Dải băng MA.
Chiêu này là chiêu nâng cấp của chiêu số 3 khi dùng nhiều đường MA với chu kỳ khác nhau.
Điểm vào lệnh sẽ là nơi mà tất cả các đường MA đảo chiều.
Lọc nhiễu đường MA bằng đường bao.
Vì giá cứ hay chọt lên chọt xuống đường MA nên giang hồ mới nghĩ ra cách dùng 2 đường bao
chạy dọc theo MA. Chỉ khi nào giá chọt thủng bao thì mới có thai..ah qn, mới vào lệnh.
Hướng dẫn sử dụng MACD cho người mới bắt đầu
Chỉ báo MACD Histogram (Moving average convergence divergence) là một chỉ báo nổi tiếng
nhưng cách dùng lại khó nên tương đối kén người dùng. MACD Histogram được phân loại là một


dạng chỉ báo momentum và theo xu hướng, do đó nếu biết cách sử dụng, đây sẽ là một cơng cụ
lọc tín hiệu rất tốt. Trong bài viết hôm nay, chúng ta khơng đề cập đến vấn đề gì phức tạp, chỉ là
ôn lại cách dùng MACD sao cho đúng chuẩn.
CẤU TẠO CỦA MACD
Đường MACD chính là thành phần cốt lõi của chỉ báo này, nó được tính tốn từ sự sai biệt của 2
đường EMA có chu kỳ lần lượt là 26 và 12 (mặc định).
Đường signal là đường trung bình của đường MACD với thông số mặc định là 9.
MACD histogram là chênh lệnh giữa đường MACD và đường signal.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MACD HISTOGRAM ĐÚNG CÁCH
Vì MACD dựa trên nền tảng MA, do đó chúng ta có thể sử dụng MACD phân tích động lượng,
tìm các điểm vào theo xu hướng và ở lại trong đó đến khi thấy động lượng suy giảm. Dưới đây là
cách dùng chi tiết:
Đường MACD cắt mức tham chiếu 0.
Khi đường EMA12 cắt xuống dưới đường EMA26 (xu hướng giảm hình thành) thì đường MACD
1


cắt xuống dưới mức 0.
Ngược lại, khi EMA12 cắt lên trên đường EMA26 thì MACD cũng cắt lên trên mức 0.
Tận dụng điều này, mỗi khi đường MA giao cắt với mức 0, bạn hãy để ý đến khả năng một xu
hướng tăng/ giảm mới sẽ hình thành.
Đường signal.
Đối với đường signal, bạn sẽ quan sát cách chuyển động của nó với đường MACD. Về cơ bản, khi
chúng giãn ra xa nhau thì xu hướng đang mạnh dần lên, ngược lại khi chúng tụ lại với nhau thì đà
tăng/ giảm đang mất đi sức mạnh.
Tuy nhiên, đối với một xu hướng mạnh, điều này có thể khơng chính xác. Sự giao cắt giữa chúng
có thể xuất hiện trong khi xu hướng vẫn tiếp diễn.
Các điểm vào lệnh trong xu hướng.
Nếu chỉ thuần túy vào lệnh dựa trên chỉ báo MACCD thì mức hiệu quả có thể rất kinh khủng, do
đó chúng ta cần phải kết hợp thêm hành động giá - price action trading để làm điều này.

MACD (Moving average convergence divergence)
Là một chỉ báo nổi tiếng nhưng cách dùng lại khó nên tương đối kén người dùng. MACD
Histogram được phân loại là một dạng chỉ báo momentum và theo xu hướng, do đó nếu biết cách
sử dụng, đây sẽ là một cơng cụ lọc tín hiệu rất tốt. Trong bài viết hôm nay, chúng ta không đề cập
đến vấn đề gì phức tạp, chỉ là ơn lại cách dùng MACD sao cho đúng chuẩn.
Đường MACD cắt mức tham chiếu 0
Khi đường EMA12 cắt xuống dưới đường EMA26 (xu hướng giảm hình thành) thì đường MACD
cắt xuống dưới mức 0.
Ngược lại, khi EMA12 cắt lên trên đường EMA26 thì MACD cũng cắt lên trên mức 0.
Tận dụng điều này, mỗi khi đường MA giao cắt với mức 0, bạn hãy để ý đến khả năng một xu
hướng tăng/ giảm mới sẽ hình thành.
Đường signal
Đối với đường signal, bạn sẽ quan sát cách chuyển động của nó với đường MACD. Về cơ bản, khi
chúng giãn ra xa nhau thì xu hướng đang mạnh dần lên, ngược lại khi chúng tụ lại với nhau thì đà
tăng/ giảm đang mất đi sức mạnh.
Tuy nhiên, đối với một xu hướng mạnh, điều này có thể khơng chính xác. Sự giao cắt giữa chúng
có thể xuất hiện trong khi xu hướng vẫn tiếp diễn. Để không bị sự giao cắt của chúng làm bạn bị
bối rối, hãy sử dụng thêm 1 indicator xác định xu hướng khác.
Các điểm vào lệnh trong xu hướng
Nếu chỉ thuần túy vào lệnh dựa trên chỉ báo MACD thì mức hiệu quả có thể rất kinh khủng, do đó
chúng ta cần phải kết hợp thêm hành động giá để làm điều này.
Hãy phân biểu đồ thành các vùng sau:
- Vùng tích lũy
- Vùng xu hướng
- Vùng phân kỳ
Các vùng mua vào là cuối vùng tích lũy khi MACD đã break lên đường 0, và đặc biệt là giá phá
vỡ kháng cự của mơ hình.
Vùng thốt lệnh mua là vùng phân kỳ khi mà giá phá hỗ trợ, cùng lúc xảy ra tín hiệu phân kỳ từ
MACD. Những tín hiệu phân kỳ nếu biết cách tận dụng trader có thể vào lệnh từ đoạn đầu của xu
hướng, và tất nhiên nếu tận dụng được những loại tín hiệu phân kỳ thì biên lợi nhuận sẽ rất lớn.

Những chú ý khi sử dụng phân kỳ
Tín hiệu phân kỳ ln xảy ra sau một đợt thị trường di chuyển lớn (biến động mạnh về 1 phía).
2


Bởi vì thị trường khơng thể di chuyển liên tục mãi, bạn sẽ thấy vào một thời điểm nào đó trên thị
trường, sau một đợt di chuyển lớn, giá sẽ bắt đầu đi chậm. Đà giảm giá sẽ tác động đến MACD và
khiến indicator này xuất hiện dạng "đỉnh cao hơn, đáy cao hơn". Nhầm tưởng thị trường đã đảo
chiều, Trader sẽ vào lệnh nhưng thực tế thị trường chỉ đang di chuyển chậm trước khi lấy lại động
lực để tiếp tục di chuyển theo xu hướng cũ.
Vì thế, bạn hãy chú ý điều này khi sử dụng phân kỳ MACD: tuyệt đối đừng sử dụng MACD để
trade ngược trend, đặc biệt là sau một xu hướng lớn.
Việc tạo đáy hoặc đỉnh cao hơn trên MACD chỉ biểu hiện động lượng của giá đang có hướng
giảm, nghĩa là tốc độ tăng/giảm giá của thị trường đang chậm dần so với con sóng đẩy cũ. Khơng
có nghĩa thị trường đã đảo chiều. Hay nói một cách khác, di chuyển chậm nghĩa là xu hướng vẫn
còn chứ xu hướng chưa đảo chiều hồn tồn.
MACD có thể là cơng cụ tốt để giúp bạn trade đảo chiều, nhưng nó có độ nhiễu cực lớn. Thay vào
đó, bạn nên tập trung nhiều hơn vào giá. Ví dụ, thay vì cố gắng bắt đáy đỉnh khi MACD vừa cho
tín hiệu phân kỳ, bạn có thể đợi trễ 1 nhịp và chờ cho giá tạo đỉnh cao hơn, đáy cao hơn (thị
trường chuyển từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng) hoặc ngược lại hình thành đỉnh thấp hơn,
đáy thấp hơn để giao dịch theo xu hướng. Lúc này, MACD chỉ mang tính hỗ trợ, khơng cịn là yếu
tố chính để quyết định giao dịch.
Điều quan trọng bạn cần biết là: Lấy indicator làm TÍN HIỆU SƠ KHỞI, lấy chuyển động giá làm
TÍN HIỆU XÁC NHẬN. Chỉ sử dụng indicator một mình cũng khơng được, chỉ sử dụng chuyển
động giá thơi thì cũng khơng xong. Phải kết hợp cả hai !
Price Action Trading là gì? Vì sao trader cần thành thạo Price Action?
Những năm trở lại đây chúng ta đã nghe nói đến giao dịch theo hành động giá, tức Price Action.
Nhưng đã thử bao giờ chúng ta tìm hiểu thật kỹ, thật chi tiết về nó hay chưa? Và giao dịch thử với
trường phái này để xem độ hiệu quả của nó đến mức nào và tại sao trường phái giao dịch theo
Price Action lại “hot” đến như vậy?

Và liệu chúng ta có nên giao dịch theo Price Action hay khơng? Cùng tìm hiểu bài đầu tiên nhé.
Price Action là gì?
Price Action (PA) – hành động giá, tức giá cả của thị trường biến động ra sao, tăng giảm thế nào
đều được hiển thị cả trên chart bằng biểu đồ giá.
Với Price Action, tất cả các dữ liệu biến động kinh tế đều được biểu hiện thông qua hành động
giá.
Đặc điểm của chart giao dịch theo Price Action là gì?
Price Action là một trong những hình thức thuần túy của phân tích kỹ thuật (technical analysis).
Đặc điểm nổi bật của Price Action chính là "khơng dùng các chỉ báo trễ".
Các trader cho rằng các chỉ báo có độ trễ sẽ phản ánh chậm với biến động giá của thị trường, mà
thay vào đó là các trader sẽ căn cứ và biến động giá, cũng như các vùng giá quan trọng (key zone)
ở các khung thời gian khác nhau để tìm ra tín hiệu và set up giao dịch cho mình.
Đây cũng chính là điểm khác biệt nhất của Price Action với các phương pháp phân tích kỹ thuật
khác.
Lợi ích trader có được khi giao dịch theo Price Action là gì?
Với đặc điểm quan trọng của Price Action là không dùng indicators, nên chart sẽ rất trống trải và
dễ nhìn.
Các trader cần phải tự tìm ra vùng giá quan trọng, các mức Key Support/Resistance, Trendline,…
Và họ không bị phân tâm bởi các chỉ báo trễ, cũng như dễ bị “tẩu hỏa nhập ma” khi nhìn quá
nhiều indicators trong chart giao dịch.
3


Từ đó họ có thể tập trung hồn tồn và các vùng giá quan trọng mà mình phân tích.
Tuy nhiên, điều khó khăn là các trader cần có kiến thức nền tảng để có thể set up một giao dịch
theo Price Action hiệu quả, điều mà các trader mới gặp khơng ít khó khăn.
Đó là lý do tại sao những newbie trong thị trường tài chính ln rất vất vả để đọc hiểu chart và
đưa ra chiến lược giao dịch cho mình, vì họ cịn thiếu nhiều kiến thức cơ bản cũng như kinh
nghiệm chinh chiến với thị trường.
Nếu để chart trống trải và tập nhìn thì các bạn đã thành cơng ở bước đầu tiên.

Làm sao để nhìn chart với Price Action dễ dàng hơn?
Với Price Action (PA), mọi thứ phải đơn giản hết mức có thể, đơn giản cả trong tư duy, đơn giản
cả trong phân tích, và đơn giản cả trong biểu đồ (chart).
Dù biết rằng Price Action là một hình thức thuần túy của PTKT – phân tích kỹ thuật (technical
analysis).
Nhưng điều làm Price Action khác biệt với phần còn lại của PTKT dùng chỉ báo trễ đó là bởi sự
đơn giản.
Đơn giản trong chart.
Chúng ta thử hình dung một chart phân tích dùng rất nhiều indicators (Chỉ báo)
Như ví dụ dưới là chart của cặp ngoại hối EUR/USD với timeframe H4.
/>Ta dễ dàng nhận ra hàng loạt các indicators kinh điển thường được các trader “sủng ái” như: RSI,
MACD, Stochastic, Pivot, Bollinger Bands, Moving Average,…vân vân và mây mây.
Hẳn mọi người cũng biết điều gì sẽ xảy ra với traders khi nhìn chart ví dụ trên.
-> Chắc đa phần trader sẽ trả lời chỉ 2 chữ, đó là RỐI QUÁ!
Vậy theo Price Action , nên để chart không sử dụng chỉ báo, hay gọi là “Chart Sạch"
Nhìn chart đơn giản với Mơ hình giá.
Khi theo Price Action, thì mơ hình giá là kiến thức các trader cần nắm vững.
Vì hành động giá liên quan rất chặt chẽ đến Mơ hình giá.
Có khá nhiều loại Mơ hình giá mà trader cần quan tâm khi muốn tham gia giao dịch theo Price
Action. Ví dụ như:
- Mơ hình giá Double Bottom – Mơ hình hai đáy
- Mơ hình giá Price Channel – Kênh giá
- Mơ hình giá Nêm Mở Rộng – Broadening Wedges
- Mơ hình giá Double Top – Hai đỉnh
.....
Nhìn chart đơn giản với các ngưỡng giá quan trọng (Key Levels)
Một cách nhìn theo Price Action hiệu quả nữa đó là khơng thể thiếu các ngưỡng giá quan trọng,
bao gồm ngưỡng hỗ trợ (support) và ngưỡng kháng cự (resistance).
Và công việc này các trader cũng phải tự vẽ và phân tích.
Tóm lại, khơng phải chúng ta tẩy chay các indicator trong Price Action.

Có thể kết hợp việc phân tích chart sạch theo Price Action cùng với một số indicator tùy thích sao
cho phù hợp với phong cách phân tích của mỗi người, và chart khơng bị “hỏa mù” (vì khơng ai
đánh giá sự chun nghiệp của trader thơng qua chart có nhiều chỉ báo cả), từ đó sẽ có hệ thống
giao dịch theo PTKT hiệu quả hơn
Chiến thuật mơ hình giá trong giao dịch.
Chiến thuật mơ hình giá được nhiều trader áp dụng kết hợp với Price Action hoặc các indicators
khác nhau.
4


Mơ hình giá là gì?
Mơ hình giá là kết quả thống kê từ hàng ngàn trường hợp thực tế đã xảy ra trên thị trường. Các
loại mơ hình này cũng giống như máy dò kim loại, nếu bạn nắm vững, bạn sẽ phát hiện những
điểm có “vàng” trên biểu đồ giá. Nhờ vậy, bạn có thể hành động kịp thời, nhằm thu về lợi nhuận
tối đa.
Các mơ hình giá, một khi được nhận diện chính xác, chắc chắn chúng sẽ gây ra những cơn chấn
động trên thị trường. Mục tiêu của chúng ta là phải phát hiện những chuyển động thị trường trước
khi chúng xảy ra. Từ đó, bạn có thể sống sót, đi theo xu hướng và thu lợi nhuận.
Các mẫu hình này cũng là những ý tưởng tuyệt vời để bạn phát hiện khi nào thị trường đảo chiều
xu thế (breakout).
Đặc điểm của Chiến thuật giao dịch theo mơ hình giá.
Giao dịch theo mơ hình giá cũng tương tự như giao dịch theo hành động giá - Price Action, chính
là "khơng dùng các chỉ báo trễ".
Các trader cho rằng các chỉ báo có độ trễ sẽ phản ánh chậm với biến động giá của thị trường, mà
thay vào đó là các trader sẽ căn cứ vào biến động giá, cũng như các vùng giá quan trọng (key
zone) ở các khung thời gian khác nhau để tìm ra tín hiệu và set up giao dịch cho mình.
Trên thực tế, giao dịch theo hành động giá và mơ hình giá được đánh giá là luôn đồng hành cùng
nhau.
Tuy nhiên mô hình giá được sử dụng linh động hơn cùng với các indicators khác như Stochastic,
MACD,...

Lợi ích trader có được khi giao dịch theo mơ hình giá là gì?
Mơ hình giá có thể nói cho Trader biết về lực cung cầu thị trường, đồng thời đưa ra những manh
mối giúp họ hiểu được những gì đang xảy ra phía sau những thanh nến giữa hai phe mua và bán.
Nếu Trader lược bỏ hết những chỉ báo, hay bất cứ thứ gì làm họ sao nhãng ở trên chart giá và chỉ
tập trung vào những mơ hình/hành động giá, bất kể trên khung thời gian nào thì đó chính là lúc
Trader đó có cái nhìn sâu hơn về những gì đang thực sự xảy ra trên thị trường.
Khi đã dần quen với hành động giá, Trader có thể sử dụng/xây dựng một chiến lược mơ hình giá
để giao dịch mà khơng cần những chỉ báo hỗ trợ. Các mơ hình giá có xu hướng lặp lại qua thời
gian. Trader có thể tiến hành backtest và đo lường độ hiệu quả của chúng.
Những lưu ý khi giao dịch theo mơ hình giá.
- Trước khi áp dụng mơ hình giá vào chart thì trước tiên phải xác định thị trường đang trong giai
đoạn đi ngang tích lũy hay trending. Có 2 dạng mơ hình giá chính: mơ hình tiếp diễn - xu hướng
có thể tiếp tục, mơ hình đảo chiều - xu hướng hiện tại có khả năng kết thúc và bắt đầu xu hướng
mới.
- Giao dịch theo mơ hình giá tại vùng hợp lưu với một mức giá tốt. Vị trí giá tốt có nghĩa là nơi
mà bạn sẽ kỳ vọng giá phản ứng. Đó có thể là vùng kháng cự hỗ trợ, các đỉnh đáy, hoặc một vài
mức giá đáng chú ý.
- Giao dịch một cách có quy tắc. Bất kể bạn giao dịch theo phương pháp nào thì đều cần có quy
tắc. Quy tắc có thể là quy tắc chốt lời, cắt lỗ, hoặc chỉ vào lệnh khi diễn biến thị trường đúng theo
mơ hình giá bạn biết.
9 loại mơ hình giá cơ bản cần nắm rõ.
Như đã phân tích trong bài viết trước (Chiến thuật giao dịch theo mơ hình giá), các mơ hình giá,
một khi được nhận diện chính xác, chắc chắn chúng sẽ gây ra những cơn chấn động trên thị
trường. Mục tiêu của chúng ta là phải phát hiện những chuyển động thị trường trước khi chúng
xảy ra. Từ đó, bạn có thể sống sót, đi theo xu hướng và thu lợi nhuận.
5


Các mẫu hình này cũng là những ý tưởng tuyệt vời để bạn phát hiện khi nào thị trường đảo chiều
xu thế (breakout).

Head And Shouder (mơ hình vai đầu vai)
Mơ hình này thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của 1 xu hướng. Đây là mơ hình đảo chiều trong 1
xu hướng trước đó.
Ví dụ trước đó là 1 xu hướng đang giảm, xuất hiện mơ hình vai đầu vai ngược, thì xu hướng tiếp
theo sau đó sẽ có khả năng là đảo chiều đi lên. Hoặc xu hướng trước đó đang tăng và bắt gặp mơ
hình vai đầu vai thuận, tiếp theo sau đó giá sẽ có khả năng giảm.
Mơ hình này u cầu các pha thời gian cần phải tương đồng. Khoảng thời gian hình thành vai trái
và khoảng thời gian hình thành vai phải phải gần tương đồng với nhau.
Mơ hình này cịn có 1 đường cổ (Neckline). Đường Neckline này, trước khi mơ hình vai đầu vai
hình thành thì nó đóng vai trị là Hỗ trợ và hỗ trợ này khá vững, vì nó đi qua 2 đáy. Lúc này ta cần
chờ đợi hỗ trợ bị phá vỡ, khi giá đột phá ra khỏi khu vực đấy sẽ đảo chiều đi xuống và Hỗ trợ sẽ
trở thành Kháng cự.
Thông thường khi giá đột phá, sẽ quay về lại vùng hỗ trợ 1 lần nữa. lợi nhuận mục tiêu được tính
từ điểm mơ hình đột phá tính lên 1 đoạn bằng với đoạn đo từ cổ đến đỉnh đầu của mơ hình, có thể
canh chốt lời.
Triangle (Mơ hình tam giác)
Có 3 loại mơ hình tam giác:
- Symmetrical Triangle (mơ hình tam giác cân)
Các đỉnh của giá đang thấp dần.
Các đáy của giá thì đang tăng dần.
Điều này thể hiện rằng lượt bán càng ngày càng mạnh, lực mua thì càng lúc cũng càng tăng mạnh,
sự giằng co càng lúc càng mạnh mẽ.
Khi đó giá breakout ở phía nào trước thì bên đó sẽ chiếm ưu thế.
- Ascending Triangle (mơ hình tam giác tăng)
Có góc vng nằm phía trên.
Các đỉnh của giá gần như là đi ngang.
Các đáy càng lúc càng tăng lên.
Lực Buy đẩy giá đi lên, trong khi lực Sell không đẩy nổi giá đi xuống.
Ở mơ hình này, thơng thường giá sẽ breakout và đi lên
- Descending Triangle (mơ hình tam giác giảm)

Ngược lại với mơ hình tam giác tăng.
Mơ hình tam giác giảm có góc vng nằm phía dưới.
Các đáy của giá gần như là đi ngang. Các đỉnh của giá càng lúc càng thấp. Điều này cho thấy là
lực Buy không đủ mạnh bằng lực Sell.
Cho đến khi giá bị Breakout khỏi mô hình, thì giá sẽ đi xuống
Retangle (mơ hình chữ nhật)
Mơ hình chữ nhật cũng có 2 loại: Mơ hình chữ nhật tăng giá và mơ hình chữ nhật giảm giá
2 đường song song đại diện cho 2 đường Hỗ trợ và Kháng cự.
Mơ hình này chúng ta cũng chờ đợi giá breakout, khi giá break sẽ đi thêm 1 đoạn ít nhất bằng
chiều cao của hình chữ nhật. Đây là khoảng giá mà tối thiểu giá có thể đi được, thơng thường thì
nó sẽ đi xa hơn
Flag (mơ hình cây cờ)
Mơ hình này cũng có 2 loại: mơ hình cờ tăng và mơ hình cờ giảm:
- Bullish Flag( mơ hình cờ tăng): Với mơ hình Cây cờ tăng giá, ở trước đó là xu hướng đang tăng
6


rất mạnh (có thể là do có 1 tin tốt nào đó, làm giá phi rất nhanh), sau đó giá đi ngang, hình thành
lá cờ chữ nhật và có đường xu hướng giảm (đây là giai đoạn NĐT nghỉ ngơi, chốt lời, hoặc có 1
số người bảo rằng đây là giai đoạn tích tụ năng lượng). Sau khi giá phá vỡ lá cờ đi lên, giá sẽ tăng
lên 1 đoạn bằng với thân cây cờ.
- Bearish Flag ( mơ hình cờ giảm): Ngược lại với mơ hình cờ tăng, với mơ hình cờ giảm giá, trước
đó là 1 xu hướng giảm giá mạnh, sau đó hình thành mơ hình lá cờ chữ nhật với 2 đường xu hướng
giảm, nếu giá phá vỡ lá cờ đi xuống, giá sẽ giảm xuống 1 đoạn cũng bằng với thân cờ.
Cup And Handle (mô hình cốc và tay cầm) của O’Neil.
Đây là mơ hình có hình dạng giống cái cốc và tay cầm. Trong thực tế thì mơ hình này rất khó
nhận biết, phụ thuộc vào vị trí tương đối khi chúng ta zoom chart.
Để xác định được điểm vào lệnh, bạn có thể kết hợp với Fibonacci, kéo từ đáy cốc đến đỉnh cốc,
điểm vào lệnh nằm ở khu vực Fibonacci 0.618 và 0.5 ở tay cầm.
Giá mục tiêu khi breakout khỏi tay cầm bằng với chiều cao của cốc

Wedge (Mơ hình cái nêm)
Mơ hình cái nêm này gần giống với mơ hình tam giác, tuy nhiên nó khác mơ hình tam giác đó là
cả 2 cạnh đều hướng lên hoặc 2 cạnh đều hướng xuống
Có 2 loại: mơ hình giá nêm tăng và mơ hình giá nêm giảm
- Mơ Hình Cái Nêm Tăng: 2 cạnh đều hướng lên thể hiện lực Buy đang chiếm ưu thế, lực Sell yếu
hơn, giá càng lúc càng được đẩy lên nhưng khơng nhiều, có 1 mức kháng cự để giữ giá lại. Cho
đến khi có 1 người hoặc 1 nhóm nào đó mạnh hơn và áp đảo phe buy thì giá bị breakout hướng
xuống
- Mơ Hình Cái Nêm Giảm: Ngược lại với mơ hình giá nêm tăng, mơ hình giá nêm giảm có 2 cạnh
đều hướng xuống, phe Sell đang chiếm ưu thế rất mạnh, phe Buy vẫn giữ được giá ở 1 mức hỗ trợ
(xem hình). Phe sell đang chiếm ưu thế, tuy nhiên nếu có 1 người nào đó hoặc 1 nhóm nào đó họ
mạnh hơn và áp đảo lại và bứt phá hơn phe sell thì sau đó giá sẽ đi lên
Double Top – Bottom (mơ hình 2 đỉnh 2 đáy)
Mơ hình 2 đỉnh 2 đáy đóng vai trị là mơ hình đảo chiều. Trước đó có 1 xu thế giá uptrend hoặc
dowtrend rất dài và mơ hình 2 đỉnh hoặc 2 đáy hình thành thì khả năng mơ hình này thành cơng
rất cao
- Double Top ( mơ hình 2 đỉnh): 2 đỉnh gần bằng nhau, không được chênh lệch nhiều. Giá mục
tiêu tối thiểu sau khi break bằng chiều cao của mô hình
- Double Bottom ( mơ hình 2 đáy): Tương tự mơ hình 2 đỉnh, ta cũng có 2 đáy gần bằng nhau,
không chênh lệch quá nhiều. Giá mục tiêu cũng tương tự mơ hình 2 đỉnh, tối thiểu sau khi break
bằng chiều cao của mơ hình
Triple Top – Bottom (mơ hình 3 đỉnh 3 đáy)
Mơ hình này cũng tương tự mơ hình 2 đỉnh 2 đáy, tuy nhiên nó có thêm 1 đỉnh hoặc 1 đáy.
Giá mục tiêu sau khi breakout tối thiểu cũng bằng chiều cao của mơ hình
Mơ hình 1-2-3
- Mơ hình 1-2-3 tăng: Mơ hình này gần giống với mơ hình 2 đáy. Trước đó là xu hướng đi xuống
và hình thành 2 đáy, đáy sau cao hơn đáy trước, sau đó ta chờ đợi giá break ra khỏi vị trí số 2 thì
sẽ buy và thơng thường giá sẽ đi lên.
- Mơ hình 1-2-3 giảm: Mơ hình này gần giống với mơ hình 2 đỉnh. Trước đó là xu hướng đang
tăng, tạo ra mơ hình và hình thành 2 đỉnh, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, chờ đợi giá break khỏi

khu vực vị trí số 2, thì ta tiến hành giao dịch sell.

7


Chỉ báo Guppy Multiple Moving Average (GMMA). Tại sao nó lại rất quan trọng trong
trading?
Chỉ báo GMMA (Guppy Multiple Moving Average) là gì?
Chỉ báo Guppy Multiple Moving Average (GMMA) là một indicator (chỉ báo) xác định xu hướng
thị trường để tim ra cơ hội giao dịch bằng cách kết hợp hai nhóm đường trung bình (MA) với các
khoảng thời gian khác nhau. Có một nhóm MA ngắn hạn, và một nhóm MA dài hạn. Mỗi nhóm
đều có 6 đường MA, tổng cộng là 12 đường. Chỉ báo này được đặt tên bởi Daryl Guppy, một
thương nhân người Úc sáng tạo và phát triển nó.
Các yếu tố chính của GMMA.
- Guppy Multiple Moving Average (GMMA) được áp dụng như một lớp phủ trên biểu đồ giá của
một tài sản.
- Các MA ngắn hạn thường được đặt ở các mức là 3, 5, 8, 10, 12 và 15. Các MA dài hạn thường
được đặt ở 30, 35, 40, 45, 50 và 60.
- Khi nhóm trung bình ngắn hạn di chuyển lên trên nhóm dài hạn hơn, nó cho thấy xu hướng tăng
của một tài sản có thể được hình thành.
- Khi nhóm ngắn hạn cắt xuống dưới nhóm MA dài hạn, xu hướng giảm giá của một tài sản có thể
bắt đầu.
- Tổ hợp đường MA nhanh “co thắt” lại trong khi nhóm MA chậm vẫn đang giãn rộng, điều này
cho thấy xu hướng giá đăng tăng hoặc giảm mạnh.
- Nếu cả hai nhóm cắt nhau, điều đó cho thấy xu hướng giá hiện tại đã dừng và có thể đảo chiều
xu hướng.
- Các nhà giao dịch thường dùng nhóm MA dài hạn để xác định xu hướng thị trường , và sử dụng
nhóm MA ngắn hạn cho các tín hiệu mua vào hoặc bán ra.
Chỉ báo GMMA cho bạn biết điều gì?
GMMA có thể được sử dụng để xác định các thay đổi trong xu hướng hoặc đánh giá sức mạnh của

xu hướng hiện tại.
Mức độ phân tách giữa các đường trung bình động ngắn hạn và dài hạn có thể được sử dụng như
một chỉ báo về cường độ xu hướng. Nếu có một sự tách biệt càng rộng, thì xu hướng đang diễn ra
là càng mạnh. Sự phân tách càng hẹp, hoặc các đường đan xen cắt nhau, cho thấy xu hướng suy
yếu hoặc thời kỳ sideway.
Sự giao nhau của các đường trung bình động ngắn hạn và dài hạn thể hiện sự đảo ngược xu hướng
có thể xảy ra. Nếu các đường ngắn hạn vượt qua các đường trung bình động dài hạn từ dưới lên
trên, thì sự đảo chiều tăng giá đang xảy ra. Nếu các MA ngắn hạn vượt qua các MA dài hạn từ trên
xuống dưới, thì sự đảo chiều giảm giá đang xảy ra.
Khi cả hai nhóm MA đang di chuyển theo chiều ngang, hoặc chủ yếu di chuyển sang một bên và
đan xen rất nhiều, điều đó có nghĩa là giá đang trong trang thái sideway, và do đó thị trường bây
giờ khơng phải là lúc dành cho những nhà giao dịch theo xu hướng. Những giai đoạn này có thể là
tốt cho những giao dịch ngắn hạn (có thế là một ngày hoặc vài giờ).
Các chỉ số cũng có thể được sử dụng cho các tín hiệu mua và bán. Khi nhóm ngắn hạn vượt qua
nhóm MA dài hạn từ dưới lên trên, thì bạn hãy vào lệnh mua. Khi nhóm ngắn hạn vượt qua nhóm
dài hạn hơn từ trên xuống dưới , bạn hãy vào lệnh bán. Những tín hiệu này nên tránh khi giá và
các MA đang đi ngang (thị trường sideway). Khi các đường MA bắt đầu tách ra điều này thường
có nghĩa là một xu hướng mới có thế được hình thành (tăng hoặc giảm). Trong một xu hướng tăng
mạnh, khi các MA ngắn hạn quay trở lên trên các MA dài hạn và sau đó các đường MA ngắn hạn
dần dần nằm trên đường MA dài hạn, đây là một cơ hội cho các nhà giao dịch vào lệnh mua với
xu hướng tăng đang được hình thành. Khái niệm này áp dụng tương tự cho xu hướng giảm.
8


Các nhà giao dịch nên sử dụng GMMA kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để tối đa hóa tỷ lệ
thành cơng của mình. Ví dụ, các bạn có thể nhìn vào Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) để xác
nhận xem một xu hướng đang trở nên nặng nề nhất(quá mua, quá bán) và sẵn sàng cho một sự đảo
ngược về giá hay xem xét các mẫu biểu đồ nến khác nhau để xác định các điểm vào hoặc thoát
khác sau khi các đường MA trong chỉ báo GMMA cắt nhau.
Sự khác biệt giữa GMMA và EMA.

GMMA bao gồm 12 đường EMA, vì vậy về cơ bản GMMA và EMA là như nhau. GMMA là một
tập hợp các EMA mà người sáng tạo tin rằng đã giúp cô lập các giao dịch, phát hiện ra các cơ hội
và cảnh báo về việc đảo ngược của giá. Nhiều đường MA của Guppy giúp một số nhà giao dịch
thấy được điểm mạnh hoặc điểm yếu trong một xu hướng tốt hơn so với việc chỉ sử dụng một
hoặc hai đường EMA.
Hạn chế của việc sử dụng GMMA.
Hạn chế chính của Guppy và EMA được cấu tạo bởi nó là một chỉ báo trễ . Mỗi EMA đại diện cho
giá trung bình từ q khứ. Đơi khi, việc chờ các MA cắt nhau có thể làm cho bạn mua quá muộn
hoặc thốt ra q muộn, vì giá đã di chuyển mạnh mẽ rồi thì chỉ báo GMMA mới cho tín hiệu vào
lệnh. Tất cả các đường trung bình động cũng dễ bị nhiễu. Đây là khi có sự giao nhau, cho bạn thấy
khả năng dẫn đến giao dịch, nhưng giá lại khơng di chuyển như mong đợi và sau đó các đường
trung bình lại giao nhau một lần nữa và dẫn đến thua lỗ.
Khoảnh khắc Minsky (Minsky Moment) và lý thuyết bất ổn về tài chính
Khoảnh khắc Minsky hay thời điểm Minsky (Minsky Moment) đề cập đến một khoảng thời gian
khi thị trường thất bại hoặc rơi vào khủng hoảng sau giai đoạn tăng giá kéo dài với đầu cơ thị
trường bị thổi phồng cao và tăng trưởng không bền vững. Một khoảnh khắc Minsky dựa trên ý
tưởng rằng các giai đoạn đầu cơ tăng giá, nếu chúng tồn tại đủ lâu, cuối cùng sẽ dẫn đến khủng
hoảng và đầu cơ càng kéo dài thì khủng hoảng sẽ càng tồi tệ hơn. Minsky theo trường phái
Keynes, xây dựng học thuyết của mình trên ý tưởng “sự ổn định bất ổn” (stability is unstable)
Một cuộc khủng hoảng theo thời điểm Minsky diễn ra sau một giai đoạn đầu cơ tăng kéo dài, điều
này cũng liên quan đến số nợ lớn của cả nhà đầu tư bán lẻ và tổ chức.
Quá trình dẫn tới khoảnh khắc Minsky.
Để đi đến khoảnh khắc Minsky, nền kinh tế trải qua ba giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: kinh tế phục hồi sau khủng hoảng, phát triển ổn định, các nhà đầu tư hứng khởi đầu
tư vào một lĩnh vực được đánh giá sẽ mang lại cơ hội lợi nhuận to lớn.
Giai đoạn 2: đầu tư vào lĩnh vực này sẽ kéo theo nhiều nhà đầu tư nữa, để lên cao trào, tạo bong
bóng giá và tan vỡ trong lĩnh vực ấy.
Giai đoạn 3: Bong bóng giá vỡ kéo theo khủng hoảng tài chính.
Gần đây nhiều tác giả dựa vào lý thuyết của Minsky để phân tích lại các cuộc khủng hoảng tài
chính, họ đã kiểm nghiệm rằng rất nhiều cuộc khủng khoảng đều trải qua ba giai đoạn, cùng với

các tính cách của nhà đầu tư/đầu cơ ứng với từng thời kỳ theo “kiểu phân tích Minsky”: khủng
hoảng Châu Á 1997, Brazil 1999, Thổ Nhĩ Kỳ 2000-2001, Argentina 2001, khủng hoảng kinh tế
thế giới 2008.
Lý thuyết bất ổn về tài chính
Đối với Minsky thì sự bất ổn của hệ thống tài chính nằm trong chính bản chất của nền kinh tế tư
bản, tức nó ln hiện hữu và mang tính cơ cấu (capitalism is inherently flawed). Nền kinh tế tư
bản tự do ln năng động vì đem đến nhiều cơ hội để “làm giàu” và cũng tạo điều kiện cho nhà
đầu tư làm giàu. Chính vì thế Minksy đặt cấu trúc nợ trong hệ thống tài chính và thái độ “đầu
tư/đầu cơ” của nhà đầu tư làm trọng tâm của mơ hình. Ứng với ba giai đoạn để đi đến thời điểm
9


Minsky, các nhà đầu tư có ba thái độ vay mượn khác nhau.
Giai đoạn đầu khi một nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau khủng hoảng, các nhà đầu tư thường lựa
chọn đầu tư an toàn, mượn nợ để đầu tư vào những kế hoạch gần như chắc chắn. Dòng tiền từ việc
đầu tư sẽ đủ để trả nợ, cả vốn gốc lẫn lãi vay.
Đến giai đoạn thứ hai khi kinh tế tăng trưởng cao và lợi nhuận phát sinh thì các doanh nghiệp kỳ
vọng rằng lợi nhuận sẽ tiếp tục tăng và do đó sẽ lựa chọn đầu tư với mức rủi ro cao hơn nhằm tối
đa hóa lợi nhuận bằng cách tăng vay mượn. Nhưng lần này, tiền từ đầu tư chỉ đủ để trang trải lãi
vay. Việc này chỉ có thể kéo dài khi thị trường vẫn còn thanh khoản.
Giai đoạn sau cùng còn gọi là giai đoạn Ponzi, nhà đầu tư hoặc trong tình trạng khó khăn, khơng
cịn thanh khoản, hoặc có thái độ tham lam cực độ, có thể dẫn đến lừa đảo, đều dẫn đến hiện
tượng “Ponzi”, tức đi vay nợ để trả nợ. Q trình này xảy ra trong một mơi trường tín dụng được
nới lỏng, người cho vay tìm mọi cách để tránh những ràng buộc về pháp lý để cho vay càng nhiều
càng tốt. Như vậy, cách duy nhất để tạm thời có tiền thanh tốn nợ là tìm cách liên tục tăng giá tài
sản đầu tư. Vì nền kinh tế tư bản từ trong bản chất đã mang tính “bất ổn”, mỗi lần chữa khủng
hoảng thành công là một lần đưa các nhà đầu tư đến với những rủi ro mới.
Thuyết bất ổn về tài chính là lý thuyết về tác động của "nợ" đối với hành vi có tính hệ thống và
cũng tính đến cách thức mà nợ cịn có ý nghĩa. Thuyết này cho rằng, ngun nhân gây ra các cuộc
suy thối kinh tế khơng phải là do các cú sốc từ bên ngoài mà là vấn đề nội sinh. Chính trong giai

đoạn thịnh vượng của nền kinh tế đã hàm chứa các yếu tố bất ổn để gây nên sự suy thối. Ơng giải
thích rõ trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng mạnh, tâm lý ưa thích rủi ro (hoặc là tự mãn) đã
khuyến khích gia tăng đòn bẩy nợ. Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp gia tăng địn bẩy nợ là vì
họ nhìn thấy khả năng sinh lợi từ nhiều dự án. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là con người rất kém
trong dự báo tương lai. Tương lai là “thiên nga đen” và nhiều dự báo của các doanh nghiệp là
khơng chính xác về lợi nhuận của các dự án. Sự gia tăng đòn bẩy nợ cao đến mức tạo ra các rủi ro
rất lớn. Minsky cho rằng, trong quá trình mở rộng, sự vay nợ của các doanh nghiệp chuyển từ tài
trợ kiểu “phòng ngừa (hedge)”, tức có khả năng trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi sang tài trợ kiểu “đầu
cơ” , tức chỉ có khả năng trả lãi và cần gia hạn thêm thời gian để chi trả cả phần vốn vay. Cuối
cùng là chuyển sang tài trợ kiểu “ponzi”, tức doanh nghiệp chẳng cịn có khả năng trả lãi. Thực
chất doanh nghiệp vay nợ để lấy tiền của người này “đập” sang cho người kia. Tất nhiên, tài trợ
kiểu ponzi luôn dẫn đến sự vỡ nợ. Do đó, Minsky đã nói cấu trúc tài chính của chủ nghĩa kinh tế
tư bản trở nên ngày càng dễ đổ vỡ hơn qua mỗi giai đoạn thịnh vượng.
Chiến lược sử dụng Bollinger Squeeze
Theo Bollinger, có một mơ hình đặt ra nhiều câu hỏi hơn bất kỳ khía cạnh nào khác của Bollinger
Bands®. Ơng gọi nó là “the Squeeze” (độ ép). Như ơng nói, các dải của ông “được điều khiển bởi
sự biến động, và Squeeze là một sự phản ánh thuần túy của sự biến động đó.”
Bollinger Bands là gì?
Bollinger Bands là một indicator khá tốt vì cùng một lúc nó cho chúng ta thông tin về sự biến
động của giá, xu hướng sắp tới, khả năng đảo chiều tiềm năng v.v.... Khơng có nhiều indicator
cùng một lúc cung cấp cho ta nhiều thông tin như vậy.
Một Bollinger Band®, như đã đề cập ở trên, là một công cụ được sử dụng trong phân tích kỹ
thuật. Nó được xác định bởi một loạt các đường, các đường này là hai độ lệch chuẩn được vẽ trên
biểu đồ – cả hai đều thuận và nghịch – cách xa đường trung bình động đơn giản (SMA) của giá
chứng khốn.
Bollinger Bands® xác định các điểm biến động cao và thấp của cổ phiếu. Mặc dù nó có thể là một
thách thức thực sự để dự báo giá và chu kỳ giá trong tương lai, những thay đổi và chu kỳ biến
10



động tương đối dễ xác định. Điều này là do cổ phiếu xen kẽ giữa các giai đoạn biến động thấp và
biến động cao, giống như sự ‘bình yên trước cơn bão’ và sự kiện không thể tránh khỏi sau đó.
Bollinger Squeeze là gì?
Là cơng thức độ rộng hoặc độ ép của Bolliger Band®.
Đây là phương trình của “the Squeeze”: BBW = (TBP - BBP)/SMAC
Trong đó:
BBW = Độ rộng dải bollinger
TBP = top Bollinger Band® (top 20 giai đoạn đầu tiên)
BBP = bottom Bollinger Band® (20 giai đoạn cuối cùng)
SMAC = gần trung bình động đơn giản (20 giai đoạn ở giữa)
Một ứng cử viên Squeeze được xác định khi băng thông ở giá trị thấp trong sáu tháng.
Khi Bollinger Bands® cách xa nhau có nghĩa là độ biến động cao. Khi chúng ở gần nhau thì độ
biến động thấp. Một Squeeze được kích hoạt khi độ biến động đạt đến mức thấp nhất trong sáu
tháng và được xác định khi Bollinger Bands® đạt được khoảng cách tối thiểu sáu tháng.
Xác định hướng Break out (điểm phá vỡ)
Bước tiếp theo – xác định hướng đi của các cổ phiếu khi chúng break out – là một việc khó khăn
hơn. Để xác định hướng mà chúng sẽ phá vỡ, Bollinger cho rằng cần phải tìm đến các chỉ số khác.
Ơng đề nghị sử dụng chỉ số cường độ tương đối (RSI) cùng với một hoặc hai chỉ số dựa trên khối
lượng như chỉ số cường độ trong ngày (Intraday Intensity Index được phát triển bởi David
Bostian) hoặc chỉ số tích lũy/phân phối (Accumulation/Distribution index được phát triển bởi
Larry William).
Nếu có một sự phân kỳ theo chiều thuận – đó là, nếu các chỉ số đang hướng lên trong khi giá đang
đi xuống hoặc trung lập thì đó là một dấu hiệu tăng giá. Để xác nhận thêm, hãy tìm khối lượng để
build trong những ngày tăng giá. Mặt khác, nếu giá đang tăng cao hơn nhưng các chỉ số đang cho
thấy sự phân kỳ theo chiều nghịch, hãy tìm kiếm một điểm breakout giảm giá đột ngột – đặc biệt
nếu có sự tăng đột biến về khối lượng trong những ngày giảm giá.
Một dấu hiệu khác của hướng đi breakout là cách các dải di chuyển khi mở rộng. Khi một xu
hướng mạnh mẽ được sinh ra, sự gia tăng biến động bùng nổ thường lớn đến mức dải thấp hơn sẽ
hướng xuống dưới trong một sự phá vỡ theo chiều lên, hoặc dải cao hơn sẽ biến đi lên trong một
sự phá vỡ theo chiều xuống.

Bứt phá giả (Head Fake)
Điều kiện thứ ba cần chú ý là Bứt phá giả, theo Bollinger gọi là “head fake". Khơng có gì lạ khi
một chứng khoán quay ngoắt theo một hướng khác ngay sau khi Squeeze xảy ra, vì nó là dùng để
lừa các nhà giao dịch nghĩ rằng breakout sẽ xảy ra theo hướng đó. Đa phần trader thường hành
động hấp tấp khi breakout xảy ra, điều này có thể cực kỳ tốn kém nếu không sử dụng lệnh stoploss. Những người mong đợi “head fake” có thể nhanh chóng chiếm lấy vị trí ban đầu của họ và
tham gia vào một giao dịch theo hướng đảo ngược.
Thách thức ở đây là, nếu cổ phiếu đã được chứng minh là có xu hướng tăng mạnh, và phân tích kỹ
thuật cũng chỉ ra xu hướng chi phối sẽ tiếp tục cho đến khi lực bán tương đương hoặc lớn hơn
hoạt động theo hướng ngược lại. Điều này có nghĩa là cổ phiếu rất có thể tạo đi một "head fake"
đi xuống thơng qua đường xu hướng, sau đó ngay lập tức đảo ngược và break out theo chiều tăng.
Nó cũng có thể giả tăng và break xuống. Mặc dù trơng có vẻ như nó sẽ break out xuống cùng với
sự đảo ngược xu hướng, trader vẫn phải chờ xác nhận rằng sự đảo ngược xu hướng đã xảy ra và,
trong trường hợp có sự giả mạo, hãy sẵn sàng thay đổi hướng giao dịch ngay lập tức.
Squeeze hay không?
Cũng giống như bất kỳ chiến lược nào khác, Bollinger Squeeze không nên là ‘tất cả’ và ‘dấu chấm
11


hết’ trong sự nghiệp giao dịch của bạn. Hãy nhớ rằng, giống như mọi thứ khác trong thế giới đầu
tư, nó cũng có những hạn chế. Nếu bạn phụ thuộc hồn tồn vào nó mà khơng xem xét các rủi ro,
và hạn chế chúng, bạn có thể bị loại khỏi cuộc chơi. Nghiên cứu thật kĩ, quản lý dòng vốn cẩn
thận và đặc biệt là phải biết khi nào bạn nên làm một điểm thoát, nếu cần thiết.
Kết luận.
Bollinger Squeeze dựa trên thống kê rằng, các cổ phiếu liên tục trải qua các giai đoạn biến động
cao, theo sau là biến động thấp. Các cổ phiếu ở mức độ biến động thấp trong sáu tháng, được
chứng minh bằng khoảng cách hẹp giữa các Bollinger Bands®, thường thể hiện các đợt breakout.
Bằng cách sử dụng các chỉ số không-cộng-tuyến, một nhà đầu tư hoặc nhà giao dịch có thể xác
định hướng nào mà cổ phiếu có khả năng di chuyển trong đợt breakout tiếp theo. Với một chút
nghiên cứu, bạn sẽ thấy Bollinger Squeeze là một bổ sung đáng hoan nghênh cho hệ thống giao
dịch đặc biệt của riêng bạn.

Ứng dụng chỉ số Stochastic vào giao dịch.
Có thể bạn đã từng gặp phải về các thuật ngữ như phân kỳ tăng hoặc giảm, trạng thái quá bán hay
quá mua và các tín hiệu nào bạn nên để ý để có thể vào ra thị trường một cách hợp lý.
Tuy có nhiều cơng cụ có thể giúp bạn phân tích thị trường nhưng một công cụ mà bạn nên chú ý
tới là Chỉ báo dao động ngẫu nhiên (Stochastic Oscillator).
Stochastic là một chỉ báo động lượng so sánh mức giá đóng cửa một loại tài sản với khoảng giá
giữ mức cao và mức thấp của nó trong một khung thời gian nhất định. Tuyệt vời hơn nữa, nó vẫn
sẽ hoạt động hiệu quả bất chấp sự biến động, kể cả đối với một thị trường có tốc độ thay đổi
chóng mặt như tiền mã hóa.
Cơng thức hoạt động.
Nếu khơng hiểu thì cũng không sao. Các trader không cần bận tâm đến phần tính tốn bởi các nền
tảng giao dịch và phần mềm vẽ đồ thị giờ đã tồn có thể xử lí các công thức phức tạp và tổng hợp
nên một Chỉ báo động lượng Stochastic. Tất cả những gì bạn cần nắm vững là cách sử dụng chỉ
báo này để tối đa hố lợi ích cho bản thân.
Tuy vậy, chỉ báo này hoạt động theo công thức:
Slow %K= 100 [Tổng (C – L14) của %K Slowing Period / Tổng (H14 – L14) của %K Slowing
Period]
Slow %D = SMA của Slow %K
Trong đó:
• C = mức giá đóng cửa gần đây nhất
• L14 = mức đáy thấp nhất trong 14 phiên gần nhất
• H14 = mức đỉnh cao nhất trong 14 phiên gần nhất
• %K Slowing Period = 3
Cách đọc chỉ báo Stochastic Oscillator.
Trước hết thì chỉ báo này có khung biến động từ 0 đến 100. Khu vực ở trên mức 80 đại diện cho
trạng thái quá mua, còn khu vực ở dưới 20 là trạng thái quá bán.
Do đó, các đợt tăng trưởng giá thường hết động lực khi Stochastic đi vào vùng quá mua. Ngược
lại, khi Stochastic trả về kết quả q bán thì trader có thể phần nào an tâm đây chính là dấu hiệu
cho thấy q trình mất giá đã đến điểm ngừng lại.
Chưa hết, các tín hiệu cảnh báo đảo chiều xu hướng xuất hiện khi đường %K và đường %D giao

nhau trong khu vực quá mua (trên 80.00) hoặc quá bán (dưới 20.00). (Thông thường đường %K
trên chart được vẽ liền còn đường %D được vẽ nét đứt.)
– Tín hiệu mua vào: đường %K cắt đường %D từ phía dưới lên trong khu vực quá mua.
12


– Tín hiệu bán ra: đường %K cắt đường %D từ phía trên xuống trong khu vực quá bán.
Cách giao dịch theo Stochastic theo phân kỳ.
Cũng giống như các chỉ báo khác thuộc dòng Oscillators, Stochastic phương pháp sử dụng theo
phân kỳ rất được nhiều trader sử dụng, dự báo dấu hiệu của sự đảo chiều xu hướng của sản phẩm.
Khi nói tới đảo chiều ta nghĩ ngay đến đảo chiều có 2 dạng là đảo chiều từ giảm sang tăng và
ngược lại đảo chiều từ tăng sang giảm, cho thấy sự phân kỳ của 2 đường giá này:
Đối với đảo chiều từ giảm sang tăng:
+ Đáy của giá giảm, tức đáy sau thấp hơn đáy trước
+ Đáy của Stochastic tăng, tức đáy sau cao hơn đáy trước
Ngược lại, đối với đảo chiều từ tăng sang giảm:
+ Đỉnh của giá tăng, tức đỉnh sau cao hơn đỉnh trước
+ Đỉnh của Stochastic giảm, tức đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước
Sự khác biệt giữa RSI và Stochastic Oscillator.
Chỉ số đo sức mạnh tương đối (RSI) và bộ dao động ngẫu nhiên Stochastic Oscillator được sử
dụng phổ biến để đo dao động giá trong phân tích kỹ thuật. Mặc dù 2 chỉ báo này thường được sử
dụng song song, nhưng chúng đều có lý thuyết và phương pháp cơ bản khác nhau. Bộ giao động
ngẫu nhiên Stochastic Oscillator giả định rằng giá đóng cửa sẽ đóng cửa gần với xu hướng hiện
tại. Trong khi đó, chỉ báo RSI theo dõi mức mua và bán quá mức bằng cách đo vận tốc và biến
động giá. Nói cách khách, chỉ báo RSI dùng để đo biến động giá, còn chỉ báo dao động ngẫu
nhiên hoạt động tốt nhất trong phạm vi giao dịch nhất quán. Nhìn chung chỉ báo RSI hoạt động tốt
trong thị trường có xu hướng và chỉ báo giao động ngẫu nhiên hoạt động tốt nhất trong thị trường
đi ngang hoặc thị trường khó khăn.
Hạn chế của Stochastic Oscillator
Nó bị hạn chế trong tình hình thị trường biến động dẫn đến các tín hiệu sai và kết quả là chạm

dừng lỗ. Để khắc phục nhược điểm này thì bạn có thể lấy xu hướng giá làm bộ lọc, và chỉ giao
dịch khi chỉ báo giao động cho tín hiệu cùng với xu hướng giá của thị trường.
Sự khác biệt giữa chỉ báo sớm (Leading Indicators) và chỉ báo trễ (Lagging Indicators).
Nên sử dụng loại chỉ báo nào?
Có rất nhiều cơng cụ hỗ trợ bạn phân tích xu hướng khi thị trường biến động cũng như đi ngang.
Chắc chắn, bạn đã tìm được một số chỉ báo phù hợp chiến lược giao dịch của riêng mình. Ở bài
này, chúng tơi sẽ hướng dẫn cách sắp xếp các chỉ báo trong biểu đồ sao cho hợp lý nhất.
Chúng tôi muốn bạn hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của mỗi loại công cụ. Nhờ vậy, bạn dễ dàng
xác định chỉ báo nào tốt, chỉ báo nào hoạt động không hiệu quả với bạn.
Phân biệt các loại chỉ báo.
Các nhà kinh tế học và nhà đầu tư luôn liên tục theo dõi các dấu hiệu trước mắt của thị trường và
cả nền kinh tế. Thể hiện rõ ràng các dấu hiệu này nhất là số liệu thống kê kinh tế hoặc kinh doanh
được theo dõi từ tháng này sang tháng khác và từ đó đưa ra một mơ hình. Tất cả các chỉ số này
thuộc một trong ba loại:
- Chỉ báo sớm (Leading indicators) hay còn gọi là oscillator (chỉ báo dao động) được coi là cho
những tín hiệu trước khi xu hướng mới hoặc xu hướng đảo chiều xảy ra.
- Chỉ báo trễ (Lagging indicators) - chỉ báo đi theo xu hướng (trend-following), hay chỉ báo động
lượng (momentum indicator) được xem là xác nhận một xu hướng đã hình thành.
- Chỉ báo trùng khớp (Coincident indicators) xảy ra trong thời gian thực và làm rõ tình trạng của
nền kinh tế.
Vậy ta nên dùng chỉ báo nào?
13


Một số lớn trader đọc tới đây chắc chắn sẽ nghĩ “Nếu tin vào chỉ báo trễ, mình sẽ “lỡ thuyền mất!
Như vậy, chỉ báo nhanh mới chính là cơng cụ giúp bạn làm giàu." Vì các nhà giao dịch thường chỉ
kiếm được tiền khi xu hướng vừa mới bắt đầu.
Đúng! Nhưng chưa đủ!
Chỉ báo nhanh sẽ giúp bạn “thâu tóm” mọi xu hướng khi chúng bắt đúng tồn bộ tín hiệu. Điều
khơng tưởng này khơng bao giờ xảy ra. Khi sử dụng chỉ báo nhanh bạn sẽ gặp rất nhiều tín hiệu

sai. Đây cũng là nhược điểm của cơng cụ này, chúng xưa nay vẫn nổi tiếng luôn đưa ra những tín
hiệu ảo.
Và để hạn chế việc bị nhiễu loạn, dẫn đến quyết định sai lầm, bạn cần sử dụng thêm một cơng cụ
khác nữa chính là chỉ báo trễ (lagging indicator).
Chỉ báo trễ chỉ đưa ra tín hiệu sau khi giá đã định hình xu hướng một cách rõ ràng. Tuy nhiên,
chính điểm này lại khiến bạn bỏ lỡ một số điểm vào đẹp hay những cơ hội tốt để thu về lợi nhuận
tối đa.
Như vậy, chỉ báo kỹ thuật có hai loại gồm:
Loại 1. Chỉ báo sớm hay còn gọi là oscillator (chỉ báo dao động)
Loại 2. Chỉ báo trễ - chỉ báo đi theo xu hướng (trend-following), hay chỉ báo động lượng
(momentum indicator)
Cả hai chỉ báo này đều hỗ trợ cho nhau, nhưng đôi khi chúng lại đối lập nhau.
Chúng tơi khơng thể nói bạn nên dùng chỉ báo nào hay kết hợp cả hai với nhau. Điều đó phụ
thuộc vào bạn. Nhưng một điều chắc chắn, bạn cần hiểu rõ ưu nhược từng loại, để đưa ra quyết
định cho riêng mình.
Cơng cụ chỉ báo sớm (leading indicator) hay chỉ báo dao động (Oscillator).
Chỉ báo dao động (Oscillator) là cơng cụ phân tích dữ liệu dao động lên xuống giữa 2 cực. Nói
cách khác, chúng ln ln rơi vào một khoảng nào đó nằm giữa cực A và B.
Tất nhiên, chỉ báo dao động (oscillator) cũng đưa ra những tín hiệu về “mua” hoặc “bán”. Nhưng
khi oscillator không rõ điểm kết thúc của chu kỳ mua hoặc bán, chúng sẽ khơng thể đưa ra tín
hiệu rõ ràng.
Stochastics, Parabolic SAR và RSI đều là các chỉ báo dao động (oscillator). Mỗi một loại chỉ báo
này được thiết kế để đưa ra những tín hiệu đảo chiều, khi các xu hướng trước đó kết thúc và giá
bắt đầu chuyển đổi xu thế.
Đơi khi tín hiệu từ các oscillators cũng khác nhau. Đó là do mỗi loại đều có một cơng thức tính
tốn khác nhau.
Stochastic dựa vào vùng giá từ cao đến thấp của một mốc thời gian và không quan tâm đến sự
thay đổi từ thời điểm này đến thời điểm kế tiếp.
Trong khi đó, RSI lại sử dụng cơng thức tính dựa trên sự thay đổi của giá đóng của kỳ này tới giá
đóng cửa kỳ kế tiếp.

Cịn PSAR lại có một cơng thức tính tốn của riêng nó.
Chính vì thế, chúng đã tạo ra sự xung đột tín hiệu, và trong mỗi chuyển động giá cụ thể sẽ đưa ra
những kết quả ngược nhau.
Dù đã hiểu vì sao những chỉ báo nhanh có thể gây ra sai lầm, nhưng chúng ta khơng có cách nào
để tránh được cả.
Nếu bạn nhận được nhiều tín hiệu ngược nhau, tốt nhất đừng nên làm gì. Hãy ngồi im chờ đợi. Và
đừng giao dịch, nếu biểu đồ không thỏa mãn các yêu cầu bạn đặt ra! Chỉ giao dịch khi có tín hiệu
rõ ràng hay đồ thị đáp ứng tồn bộ những tiêu chuẩn chính bạn.
Chỉ báo trễ - chỉ báo đi theo xu hướng (trend-following), hay chỉ báo động lượng (momentum
indicator)
14


Các cơng cụ như MACD và đường trung bình động (MA), chính là những chỉ báo giúp bạn xác
định xu hướng, ngay khi chúng được thiết lập, tất nhiên sẽ có đơi chút chậm trễ. Nhưng chúng ít
mắc sai lầm hơn các chỉ báo nhanh. Ít sai lầm hơn khơng có nghĩa là khơng có sai lầm.
Trong giao dịch, trader cần phải kết hợp nhiều dấu hiệu - từ chỉ báo, thơng tin kinh tế, chính trị,
mơ hình giá...
Về phương diện vĩ mô, tỷ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ báo trễ đáng tin cậy nhất. Nếu tỷ
lệ thất nghiệp tăng vào tháng trước so với tháng trước nữa, điều đó cho thấy nền kinh tế nói chung
đã hoạt động kém và có thể tiếp tục hoạt động kém đi.
Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index - CPI), đo lường sự thay đổi của tỷ lệ lạm phát, là
một chỉ báo trễ được theo dõi sát sao. Có rất ít sự kiện gây ra hiệu ứng gợn sóng kinh tế nhiều hơn
là tăng giá. Cả số lượng và giá chung trong các ngành cơng nghiệp chính như nhiên liệu hoặc chi
phí y tế đều đáng quan tâm.
Chỉ báo trùng khớp (Coincident indicators)
Các chỉ báo trùng khớp được phân tích và sử dụng ngay khi chúng xảy ra. Đây là những con số
chính có tác động đáng kể đến toàn bộ nền kinh tế.
Thu nhập cá nhân là một chỉ báo trùng khớp về sức khỏe của nền kinh tế. Con số thu nhập cá nhân
cao hơn đồng nghĩa với một nền kinh tế mạnh hơn. Số thu nhập cá nhân thấp hơn có nghĩa là nền

kinh tế đang gặp khó khăn.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một nền kinh tế cũng là một chỉ báo trùng khớp.
Tuy chỉ báo trùng khớp không mang ý nghĩa phân tích kĩ thuật nhưng nó cung cấp cho trader tình
hình phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, chúng tơi cho rằng trader không nên quá coi nhẹ những chỉ
báo này.
Tự tin trong giao dịch nhờ kết hợp tích hợp các công cụ Indicators
Thông thường, mỗi chỉ báo kỹ thuật chỉ hoạt động hiệu quả trong một hoặc một vài giai đoạn cụ
thể của thị trường. Các chỉ báo kỹ thuật theo sau (lagging indicators) thường được dùng để xác
định xu hướng, vì thế chúng hoạt động tốt nhất khi thị trường đang có xu hướng. Trong khi đó,
các chỉ báo kỹ thuật dẫn dắt (leading indicators) lại thường được sử dụng để phát hiện các tín hiệu
đảo chiều, vì vậy chúng hoạt động tốt nhất trong các pha tích lũy hoặc đi ngang của thị trường.
Chính vì lý do này, việc kết hợp các chỉ báo trong giao dịch là rất cần thiết. Nếu được kết hợp một
cách khôn ngoan, các chỉ báo kỹ thuật sẽ tạo nên một hệ thống toàn diện, giúp bạn trở nên linh
hoạt đối với các thay đổi của thị trường và tìm ra nhiều cơ hội giao dịch hơn.
Làm Thế Nào Để Kết Hợp Các Chỉ Báo Kỹ Thuật Một Cách Hiệu Quả?
Trước khi xây dựng cho mình một hệ thống giao dịch, bạn cần phải nhớ rằng không phải mọi chỉ
báo kỹ thuật đều có thể kết hợp với nhau. Việc kết hợp q nhiều chỉ báo có cùng chức năng
khơng chỉ gây ra sự tốn kém không gian trên đồ thị mà cịn làm phức tạp hóa việc phân tích thị
trường.
Chính vì thế, để có thể kết hợp hiệu quả, bạn cần phải hiểu chức năng của từng loại chỉ báo mà
bạn muốn sử dụng. Thông thường, các chỉ báo kỹ thuật được phân thành 2 nhóm chính:
- Chỉ báo xu hướng (Trending indicators) – hoạt động tốt nhất trong giai đoạn thị trường có xu
hướng.
- Chỉ báo dao động (Oscillators) - hoạt động tốt nhất trong giai đoạn thị trường tích lũy hoặc đi
ngang.
(Xem chi tiết tại bài viết
này: />15


50 )

Sau khi xác định chức năng của các loại chỉ báo, bạn có thể tiến hành kết hợp các chỉ báo của 2
nhóm trên với nhau. Theo các chuyên gia giao dịch, cách kết hợp tốt nhất là sử dụng 2 chỉ báo,
trong đó có một chỉ báo thuộc nhóm “xu hướng” và một chỉ báo thuộc nhóm “dao động”. Điều đó
sẽ giúp cho việc phân tích của bạn không bị trở nên quá phức tạp.
Dưới đây là một số cặp chỉ báo thơng dụng:
- Đường trung bình (Moving Average) và Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)
- Dải Bollinger (Bollinger Bands) và Chỉ báo dao động ngẫu nhiên (Stochastic Oscillator)
- Đường trung bình (Moving Average) và Trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD)
Bộ 3 chỉ báo kết hợp khuyên dùng
- Chỉ Báo Trung Bình Trượt Giản Đơn SMA, Chỉ Báo RSI và Bộ Dao Động Stochastic.
Nói một cách đơn giản, chúng ta sử dụng chỉ báo RSI để xác nhận xu hướng đang hình thành. Khi
đã xác định được rằng có một xu hướng mới xuất hiện trên thị trường, thì hai đường SMA với giai
đoạn dài ngắn khác nhau sẽ xác định rõ hướng tăng/giảm của xu hương giá mới hình thành. Và
cuối cùng, bộ dao động Stochastic sẽ giúp bạn xác nhận lại các tín hiệu đã nhận được là đúng hay
sai.
Với ba chỉ báo nói trên, bạn có thể kiểm tra và xác nhận mọi tín hiệu về xu hướng giá xuất hiện
trên thị trường. Và chắc chắn rằng những dự báo có được từ chiến lược cân bằng hệ thống sẽ
chính xác và đảm bảo cho các giao dịch thành công.
Một số chỉ báo thông dụng và quy tắc sử dụng.
- Bollinger Band (30,2,2)
Chốt lệnh bán và mua vào khi giá chạm dải băng dưới trên biểu đồ ngày.
Chốt lệnh mua và bán ra khi giá chạm dải băng trên trên biểu đồ ngày
- MACD (12,26,9)
Chốt lệnh bán và mua vào khi MACD cắt lên trên biểu đồ ngày
Chốt lệnh mua và bán ra khi MACD cắt xuống trên biểu đồ ngày trên biểu đồ ngày
- Parabolic SAR (0.02, 0.02, 0.2)
Chốt lệnh bán và mua vào khi giá PSAR nằm dưới giá trên biểu đồ ngày
Chốt lệnh mua và bán xuống khi PSAR nằm trên giá trên biểu đồ ngày
- Stochastic (14,3,3)
Chốt lời và mua vào khi Stoch cắt lên 20

Chốt lời và bán xuống khi Stoch cắt xuống 80
- RSI (9)
Chốt lời và mua vào khi RSI cắt lên 30
Chốt lời và bán xuống khi RSI cắt xuống 70
- Ichimoku Kinko Hyo (9,26,52)
Chốt lời và mua lên khi Tenkan cắt lên Kijun
Chốt lời và bán xuống khi Tenkan cắt xuống Kijun
Thị trường chứng khốn, cuộc chiến trí tuệ hay cuộc chiến tâm lý?
Nhà đầu tư vĩ đại thế kỷ XX, Ben Graham từng nhận xét rằng: “Đầu cơ cổ phiếu chủ yếu là câu
chuyện xoay quanh việc anh A cố gắng nghĩ xem anh B, C và D đang nghĩ gì – trong khi B, C và
D cũng cố làm y như thế. ”
Phần đông những người tham gia thị trường chứng khốn đều tìm cách tránh né những rủi ro và
nỗi bất an bằng cách làm theo những gì người khác đang làm, với tâm lý là số đông luôn đúng.
Điều này chính là nguyên nhân gây ra sự cuồng loạn của đám đông, khi rủi ro xảy ra sẽ kéo theo
16


hàng loạt các tổn thất và biến thành thảm họa.
Có thể nói, đấu trường chứng khốn chính là đấu trường của "Trí tuệ cảm xúc". Người càng hiểu
rõ diễn biến tâm lý của người khác thì càng có lợi thế trong cuộc chơi.
Hầu hết những nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trên thị trường sẽ đều phải thừa nhận rằng
những biến động giá cả ngắn hạn (nhất là swing hoặc sideway) phần lớn đều là do vấn đề tâm lý.
Chúng là kết quả của rất nhiều cách phản ứng khác nhau, hay nói chính xác hơn là thái độ của
những người đang tham gia thị trường tại thời điểm đó.
Có một nhầm lẫn vơ cùng đáng nói ở khía cạnh này. Mọi người thường cho rằng việc biến động
giá cả ngắn hạn bị ảnh hưởng bởi "Hiệu ứng tâm lý đám đông" nhưng sự thật lại không phải như
vậy. Các nhà đầu tư là độc lập, cho dù họ có giao dịch và trao đổi với nhau đi chăng nữa thì họ
cũng giao dịch theo từng nhóm độc lập. Do vậy, việc biến động giá cả ngắn hạn - nói một cách
chính xác - là do phản ứng của tâm lý cá nhân trước đám đông.
Sau hàng trăm năm, chuỗi phản ứng tâm lý của các nhà đầu tư trước và trong đám đơng dường

như khơng thay đổi. Chính vì vậy mà các bộ chỉ báo từ hàng trăm năm trước tới giờ vẫn có tính
chính xác khá cao. Nhà đầu tư có thể tìm ra quy luật vận hành tâm lý của tất cả mọi người trong
đám đông bằng cách theo dõi và tham khảo từng bộ chỉ báo, sau đó tạo ra cho mình hệ giống giao
dịch riêng.
MFI - CHỈ BÁO ĐO DỊNG TIỀN
Chỉ số dịng tiền (MFI) - chỉ số kỹ thuật dùng để đánh giá cường độ của dòng tiền bằng cách so
sánh giá tăng tích cực và tiêu cực trong một khoảng thời gian nhất định, có tính đến khối lượng
giao dịch.
Cụ thể thì MFI là chỉ báo kỹ thuật dùng để đo sức mạnh của dịng tiền ra vào của một chứng
khốn trong giai đoạn phân tích. Nói nơm na là cổ phiếu (chứng khốn đó cịn được ưu thích trong
giai đoạn phân tích hay khơng) . MFI liên quan chặt chẽ với RSI (relative strength index) nhưng
RSI liên quan đế với giá chứng khốn, cịn MFI liên quan đến khối lượng (theo cách tính) .
MFI có thể được sử dụng để xác định tình trạng vượt mua và vượt bán các giao dịch, đồng thời để
xác định khả năng điểm đảo chiều.
Việc giao nhau các ranh giới của vùng vượt mua/vượt bán:
- Giao dịch được coi là vượt mua, nếu chỉ số tăng trên 80. Một dấu hiệu bán xuất hiện, khi chỉ số
giao với giới hạn khu vực vượt mua ở trên;
- Giao dịch được coi là vượt bán, nếu chỉ số giảm dưới 20. Một dấu hiệu mua xuất hiện, khi chỉ số
giao với giới hạn khu vực vượt bán ở dưới.
Sự phân kỳ của chỉ báo và giá giao dịch:
- Dấu hiệu suy yếu của xu hướng tăng khi việc tăng giá đến mức tối đa mới không xác nhận sự
chuyển biến của chỉ báo, khả năng đảo chiều dưới;
- Dấu hiệu suy yếu xu hướng giảm khi việc giảm giá đến mức mới thấp nhất không xác nhận sự
chuyển của chỉ báo, khả năng đảo chiều lên.
Tóm lại:
Điểm quan trọng khi sử dụng MFI đó là các ngưỡng 20 và 80 điểm. Hai mức điểm này sẽ chia
khoảng dao động từ 0 đên 100 thành 3 phần, trong đó:
Khoảng từ 0 – 20 điểm: khi MFI vận động trong khoảng này có nghĩa lưu lượng dịng tiền đang
yếu. Dịng tiền yếu là tín hiệu khơng tích cực của cổ phiếu hoặc chỉ số. Đương nhiên nhà đầu tư sẽ
khơng tham gia mua cổ phiếu đó nếu như dịng tiền không mạnh.

Khoảng từ 20 – 80 điểm: đây là khu vực vận động bình thường khơng có nhiều tín hiệu đặc biệt
về cơ hội mua hay bán. Tuy nhiên sự tăng hoặc giảm của MFI trong khu vực này cũng thể hiện xu
17


hướng vận động tích cực hay tiêu cực của lượng tiền đang lưu thông.
Khoảng từ 80 – 100 điểm: khi MFI vận động trong khu vực này sẽ cho tín hiệu tích cực về dịng
tiền do lơi kéo được sự quan tâm của thị trường. Tuy nhiên, người đang nắm giữ cổ phiếu sẽ cần
chú ý đến thời điểm bán nếu như MFI liên tục vận động trong khu vực này. Lưu lượng tiền quá
lớn và duy trì trong thời gian dài sẽ đi kèm rủi ro xảy ra phiên “phân phối” sau khi đã tích lũy đủ
về giá.
Chi tiết chỉ báo RSI - Một trong những công cụ mạnh mẽ hàng đầu thời điểm hiện tại
Chỉ báo RSI - Relative Strength Index - Phân kỳ RSI là một trong những chỉ số "nổi tiếng giang
hồ" của giới trading. RSI được xếp vào hàng Oscillator, tức là một chỉ báo dùng để đo dao động
giữa 2 cực quá mua - overbought - và quá bán - oversold - của thị trường.
Chỉ báo RSI là gì?
RSI là viết tắt của “Relative Strength Index” - Chỉ số sức mạnh tương đối. Đây là một chỉ báo kỹ
thuật sớm (Leading Indicator), thường được sử dụng để nhận biết tình trạng quá mua hoặc quá
bán đối với giá của một tài sản.
(Quý vị có thể xem sự khác biệt giữa Leading Indicators và Lagging Indicators tại
đây />50 )
Sử dụng RSI cơ bản
Chỉ báo RSI được dùng để nhận biết liệu giá của một loại tài sản có đang rời xa khỏi giá trị “thật”
của nó. Chỉ báo này đánh giá giá tài sản trên thang điểm từ 0 đến 100 trong một giai đoạn nhất
định (mặc định là 14 ngày). Khi đường RSI nằm dưới mức 30, tài sản bị coi là quá bán và giá của
nó có khả năng sẽ bật tăng trở lại. Ngược lại, khi đường RSI nằm trên mức 70, tài sản bị coi là quá
mua và giá của nó có khả năng sẽ hồi trở lại.
Sử dụng RSI theo phân kỳ thường – Regular Divergence
Phân kỳ thường là hiện tượng giá tạo đỉnh cao mới nhưng RSI thì tạo đỉnh thấp, hoặc giá tạo đáy
thấp mới nhưng RSI thì tạo đáy cao. Đó là sự “lệch pha” giữa giá và indicator, cho thấy sức mạnh

của giá đã yếu dần và có thể cảnh báo sự đảo chiều
Phương pháp này thường dùng để tìm sự đảo chiều của 1 xu hướng
Sử dụng RSI theo phân kỳ kín – Hidden Divergence
Phân kỳ kín ngược lại so với phân kỳ thường. Khi đó, giá tạo đỉnh thấp nhưng RSI lại tạo đỉnh
cao, hoặc giá tạo đáy cao nhưng RSI lại tạo đáy thấp.
Đây là phương pháp để tìm điểm vào tiếp trong 1 xu hướng
Vẽ đường xu hướng hoặc mơ hình cho RSI
Vẽ đường xu hướng hoặc mơ hình cho RSI là cách để dự đoán điểm đảo chiều sớm. Nếu RSI phá
gãy đường xu hướng – trendline – của nó thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy giá đã hết sức, có khả
18


năng đảo chiều.
Tuy nhiên với một Leading Indicator như RSI - vốn đã có xác suất rủi ro cao - thì việc vẽ đường
xu hướng hoặc mơ hình này càng mang tính rủi ro cao hơn. Vì vậy, chúng tơi khuyến nghị nđt chỉ
áp dụng phương pháp này với tính chất tham khảo.
Năm ứng dụng cao cấp của chỉ báo Relative strengh index – RSI
Break-out/break-down nâng cao
Break-out/Break-down (điểm phá vỡ) là trạng thái giá tạo cú bứt phá qua khu vực tích lũy, đây là
mức kháng cự hoặc hỗ trợ của giá, thông thường trạng thái Break-out/down được xem là đáng tin
cậy khi đi kèm với khối lượng giao dịch lớn.
Ý tưởng về breakout và breakdown nâng cao hoạt động khá hiệu quả trên chỉ báo On balance
volume – OBV. Và với RSI logic tương tự được áp dụng.
Breakout nâng cao xảy ra khi chỉ báo RSI tiếp cận mức đỉnh cũ nhưng giá thì chưa tiếp cận được
mức cao tương ứng.
Đây là dấu hiệu sớm cho thấy khả năng giá di chuyển theo hướng của chỉ báo trong thời gian sắp
tới.
Vai trò của đường trung tâm
Với chỉ báo RSI, đường trung tâm – tức đường 50 đóng vai trị rất quan trọng trong việc xác định
hướng đi của giá. Cụ thể, chúng ta thường thấy RSI giữ vững trên mức 50 trong giai đoạn giá

tăng, ngược lại trong giai đoạn giá giảm đường 50 đóng vai trị như một mức kháng cự rất mạnh.
Tuy nhiên, trader có thể bị rối bởi những dao động lên xuống của giá. Cho nên tốt hơn hết, hãy
tham khảo khung thời gian cao hơn.
Các failure swing
Failure swing, hiểu ngắn gọn đó là khi giá khơng thể tiếp tục xu hướng của nó. Về cơ bản một
failure swing xuất hiện khi RSI đi vào vùng quá mua/ bán sau đó quay trở lại vùng trung tính
(dưới mức quá mua, trên mức quá bán).
- Đối với Bullish Failure Swing: Rsi ban đầu tiến vào vùng q bán sau đó bị đẩy ngược lại vùng
trung tính và không thể tiếp tục quay trở lại vùng quá bán. Chúng ta có thể xác nhận khi phân kỳ
tăng được hình thành, và có thể vào lệnh khi mức đỉnh liền trước của RSI bị phá vỡ.
- Đối với Bearish Failure Swing: Rsi tiến vào vùng quá mua sau đó tạo đỉnh và quay trở lại vùng
trung tính, tạo đáy và không thể quay trở lại vùng overbought. Phân kỳ giảm xuất hiện, trader nên
cân nhắc lệnh bán khi Rsi phá đáy liền trước.
RSI và những đường trendline
Nếu bạn để ý có thể nhận ra rằng đường RSI có cách di duyển rất sát với giá, thậm chí nếu đặt
chúng trong cùng một biểu đồ, có thể gây sự nhầm lẫn giữa giá và RSI.
Vì lý do này, nhiều trader đã lợi dụng để xác định các đường xu hướng dựa trên đường RIS.
Thông thường đường trendline của RSI có có hướng cùng với đường trendline của giá, trừ khi
hiện tượng phân kỳ xuất hiện.
Và đây là điều tôi muốn bật mí với bạn: Đường trendline của RSI thường bị phá trước khi đường
trendline của giá bị phá. Và chúng ta sẽ tận dụng đặc diểm này để dự đốn sớm các đợt giá đảo
chiều.
Xác nhận sóng đẩy Elliott bằng công cụ RSI!

19


Phương pháp xác nhận sóng đẩy Elliott bằng cơng cụ RSI!
Lưu ý đối với phương pháp này:
- Khung thời gian tốt nhất là H4, Daily.

- Sử dụng RSI mặc định đó là RSI (14).
Bước 1: Xác định phân kỳ giữa giá và RSI(14) - Khả năng kết thúc của 1 chu kỳ và khởi động
một chu kỳ mới.
Sau một đợt giảm, để xác nhận sóng đẩy Elliott, ta có thể dán nhãn cho sóng phục hồi là 1 và tạm
giả định các bước sóng 1,2 đã hình thành.
Bước 2: Sóng đẩy 3 xác nhận khi RSI cắt lên phía trên 40 và suốt q trình này, RSI được giữ
vững phía trên mốc 40.
Sóng 3 thường là con sóng nắm giữ sức mạnh của xu hướng, chính vì thế động lượng của giá sẽ
được duy trì suốt trong con sóng này.
Bước 3: Tín hiệu phân kỳ giữa đỉnh sóng 3 và sóng 5 sẽ xác nhận tạm thời kết thúc một đợt
sóng đẩy.
Trên đây là 3 bước để xác nhận lại cách đếm sóng Elliott, chúng ta cũng có thể kết hợp với các
công cụ khác như Fibonacci hay Trendline.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể thực hiện những bước trên với thị trường giá giảm và thay RSI
mốc 40 bằng RSI mốc 60.
Ứng dụng khác của chỉ báo huyền thoại RSI
Lần này chúng ta sẽ sử dụng 3 đường mặc định 30 - 50 và 70 của RSI. Những đường này sẽ là 3
đường hỗ trợ và kháng cự để chúng ta phân tích.
Nhắc lại kiến thức cũ một chút, khi RSI xuống 30 thì thị trường đang trong trạng thái quá bán. Khi
RSI vượt quá 70 thì thị trường đang trong trạng thái quá mua. Còn mức 50 ở chính giữa sẽ được
sử dụng để xác nhận tín hiệu vào lệnh. Chúng ta dùng mức 50 này kết hợp với mơ hình nến cũng
được, kháng cự hỗ trợ cũng được hoặc bất cứ phương pháp nào có thể sử dụng. Mức 50 này sẽ là
công cụ hỗ trợ rất tốt.
Ngưỡng 50
Đối với những trader giao dịch theo nến, khi có tín hiệu rất ngon để vào lệnh SELL thì nên thêm
RSI vào để tăng thêm tính xác nhận. Cụ thể, khi xuất hiện các mơ hình giá đảo chiều giảm như
mẫu hình nến sao hơm-evening star, mẫu hình nến Engulfing đảo chiều giảm, mẫu hình 2 đáy-2
đỉnh,... hãy xem thử RSI đã giảm xuống dưới mức 50 chưa. Nếu RSI giảm xuống mức 50 thì đây
là tín hiệu trend tăng đã yếu hẳn và người bán bây giờ đang chiếm ưu thế. Chúng ta có thể tự tin
để vào lệnh SELL.

Ngưỡng 70 và 30
Khi xu hướng tăng đang rất mạnh và giá đang đi lên rất nhanh, thì RSI liên tục ở vùng quanh quẩn
trên mức 70. Tuy nhiên nếu RSI retest một lần nữa mà không vượt qua được ngưỡng 70 này thì
tức là xu hướng tăng đã yếu đi thấy rõ, khơng cịn phong độ như lúc đầu. Vậy xác suất giá tăng là
rất thấp.
Tương tự với ngưỡng 30 khi xu hướng giảm.
Đó là cách mà bạn lấy những thơng tin hữu ích từ RSI. Đây là một RSI rất nhạy cảm với xu
hướng giá. Ngoài ra đối với RSI thì phân kỳ của RSI và giá cũng là 1 tín hiệu vơ cùng hữu ích cho
thấy trend sắp đảo chiều.

20


Chỉ số ADX - Average Directional Movement Index
ADX là một chỉ số phức tạp, gồm 2 thành phần:
Average Directional Index:
ADX lấy mức chuẩn 25 để so sánh, cụ thể là nếu ADX cao hơn 25, tức là thị trường đang có xu
hướng rất rõ ràng. Nếu ADX dưới 25 tức là thị trường đang giằng co hoặc khơng có xu hướng rõ
ràng.
Đó là một thơng tin giá trị cho chúng ta, nhưng có một thơng tin cịn giá trị hơn khi sử dụng ADX,
đó là ĐỘ DỐC. Xin nhắc lại, yếu tố quan trọng nhất khi giao dịch với ADX là ĐỘ DỐC.
Nói cụ thể hơn, ADX trên mức 25 thì nếu có độ dốc tốt, xu hướng đó càng được củng cố.
Thêm một công dụng nữa, nếu ADX chưa lên tới 25 mà đã xuất hiện dốc lên thì xu hướng sắp tới
có thể được dự báo trước hay nói cách khác nó sẽ tiên đốn xu hướng (tăng / giảm) sắp hình thành
và được củng cố khi tăng lên 25.
Ngược lại, nếu độ dốc của ADX thay đổi (ít dốc hơn hẳn) thì đó là tín hiệu sớm cho thấy xu
hướng đã yếu đi, lực đẩy lên sắp hết và khi nó rớt xuống 25 thì coi như xu hướng kết thúc.
Nói tóm lại, độ dốc của ADX chính là một tính năng vượt trội để bù vào khuyết điểm đi sau giá
cho các loại indicator.
Điều đầu tiên và luôn luôn phải nhớ khi sử dụng ADX là chú ý hướng đi của đường giá. Khi ADX

dao động tăng hay giảm khơng có nghĩa là xác định được hướng chuyển động tiếp theo của đường
giá.
*** Một xu hướng tăng giá mạnh đồng nghĩa với ADX tăng liên tục.
*** Một xu hướng giảm giá mạnh đồng nghĩa với ADX giảm liên tục.
Diễn giải ADX:
*** Dưới 20: thị trường không có xu hướng.
( Khi thị trường đang khơng có xu hướng rõ ràng (sideways market) hay đang biến động trong
một phạm vi giá nào đó (trading range market): các nhà đầu tư có thể sử dụng các chỉ báo như là
Stochastic, RSI, hoặc Williams’%R và các báo range-bound khác như là Bollinger Bands hoặc
Moving Average Envelope.)
*** Tăng từ dưới lên trên 20: báo hiệu bắt đầu một xu hướng mới. Lúc này bắt đầu suy nghĩ đến
việc mua hoặc bán trong xu hướng ngắn hạn hiện tại.
*** Dao động giữa 20 – 40: Nếu ADX tăng theo hướng từ 20 lên 40; nó hàm ý xác nhận mạnh xu
hướng mới đã hình thành trước đó và tiếp tục di chuyển theo hướng đã bắt đầu. Điều này có nghĩa
là nhà đầu tư có thể sử dụng lệnh mua hoặc bán khống (short-sell) tuỳ theo hướng đi của xu
hướng thị trường. Trong giai đoạn này, nhà đầu tư phải hạn chế sử dụng chỉ báo Oscillator và các
chỉ báo tiếp tục xu hướng như là MA.
*** Trên 40: xu hướng hiện tại là rất mạnh.
*** Cắt lằn 50 theo hướng tăng: xu hướng cực kỳ mạnh.
*** Cắt theo hướng tăng trên 70: Vô địch (power trend), điều này rất hiếm khi xảy ra.
Directional Movement Index:
DMI là 1 phần của chỉ báo ADX. DMI bao gồm 2 đường DI+ và DI-, hiểu một cách đơn giản là
DI+ cho tín hiệu mua và DI- cho tín hiệu bán.
Tín hiệu mua: Khi DI+ cắt và đi lên phía trên DITín hiệu bán: Khi DI- cắt và đi xuống phía dưới DI+
Lưu ý khi sử dụng ADX
Khi sử dụng sự giao cắt của DMI để nhận biết tín hiệu mua hoặc bán thì những tín hiệu này
thường hay bị sai lệch. Để khắc phục chúng ta sẽ dùng chỉ báo ADX để xác nhận lại sự giao cắt
21



của DMI. Chỉ báo ADX (Average Directional Movement Index) là một phần quan trọng không thể
thiếu khi sử dụng chỉ báo DMI.
Sử dụng kênh giá để xác nhận các bước sóng Elliott
Đây là một phương pháp được giới thiệu bởi Nhà phân tích cao cấp cho Elliott Wave International
- Jeffrey Kennedy. Với phương pháp này, chúng ta sẽ sử dụng các kênh giá để xác nhận các bước
sóng bao gồm Kênh cơ sở, Kênh tăng tốc và Kênh giảm tốc:
Kênh cơ bản (Base Channel):
Kênh cơ bản chứa gốc của sóng 1, điểm cuối của sóng 2 và cực điểm của sóng 1. (Chúng ta nối
đáy của sóng 1 với điểm cuối của sóng 2 làm một đường, sau đó vẽ một đường thẳng song song
với đường vừa nối từ cực điểm của sóng 1).
Trong ba kênh, kênh cơ bản là quan trọng nhất, bởi vì nó xác định xu hướng. Miễn là giá vẫn nằm
trong kênh cơ bản, chúng ta sẽ xem đó chỉ là một sự điều chỉnh trong hành động giá. Hầu hết các
mẫu sóng điều chỉnh nằm trong một kênh giá. Và chỉ sau khi giá đã di chuyển qua các đường biên
trên hoặc dưới của kênh này và vượt qua kênh cơ bản, sẽ đưa chúng ta đến kênh tăng tốc.
Kênh tăng tốc (Acceleration Channel):
Kênh tăng tốc là kênh sẽ chứa sóng 3. Kênh này sử dụng cực điểm của sóng 1, điểm đảo chiều
gần nhất (điểm có thể là bắt đầu của sóng 3) và đáy của sóng 2 để vẽ (Vẽ đường thẳng từ cực
điểm của sóng 1 đến đỉnh điểm đảo chiều gần nhất, sau đó vẽ đường thẳng song song bắt đầu từ
đáy sóng 2). Khi sóng ba phát triển, anh em sẽ cần vẽ lại kênh tăng tốc để phù hợp với mức cao
mới - đây là một bước điều chỉnh cho phù hợp với phương pháp đếm sóng.
Khi giá vượt qua đường biên dưới của kênh tăng tốc, chúng ta sẽ có xác nhận rằng sóng 3 đã kết
thúc và sóng 4 đang chuẩn bị xuất hiện. Sóng 4 thường sẽ kết thúc gần đường biên trên hoặc biên
dưới của Kênh cơ bản hoặc nằm gọn trong kênh giá của chính nó.
Nếu giá vượt qua đường biên dưới của kênh cơ sở một cách dứt khốt, điều đó có nghĩa là xu
hướng sẽ đảo chiều, và chúng ta cần thiết lập một kênh giá mới.
Kênh giảm tốc (Deceleration channel):
Kênh giảm tốc là kênh chứa sóng 4. Để vẽ kênh giảm tốc, anh em chỉ cần nối các cực điểm của
sóng 3 và sóng B là đỉnh của kênh giá đồng thời kẻ một đường song song từ gốc của sóng A. Như
mình đã đề cập trước đây, hành động giá nằm trong một kênh giá thường là điều chỉnh cho nên
khi giá vượt qua đường biên trên của kênh giá này, anh em có thể mong đợi đợt tăng sóng thứ 5

tiếp theo.
Kết luận:
1. Giá cần phải thoát ra khỏi kênh cơ bản để xác nhận xu hướng.
2. Việc di chuyển ra khỏi kênh tăng tốc xác nhận rằng sóng 4 đang hình thành.
3. Sự phá vỡ khỏi đường kênh giảm tốc báo hiệu rằng sóng 5 đang được tiến hành.
Các mẫu sóng Elliott là fractal, có nghĩa là chúng xảy ra trên quy mơ nhỏ và lớn. Do đó, cũng có
thể tồn bộ mơ hình này có thể xảy ra trong một kênh xu hướng lớn hơn nhiều. Bên cạnh đó, việc
sử dụng sóng Elliott vào thực chiến cần khá nhiều thời gian
Định hướng sóng đẩy trong Elliott Waves bằng "Fibonacci Pinball"
Với những anh em sử dụng bộ môn Elliott Waves trong giao dịch thì có lẽ khơng thể không thành
thục Fibonacci. EW đưa chúng ta đến những kịch bản khá rõ ràng và cho phép chúng ta được lướt
trên những đoạn swing lớn. Bài viết dưới đây sẽ nêu lên một cơng thức đếm sóng được ''chuẩn
hóa" sử dụng Fibonacci và nếu anh chị em nào biết cách kết hợp cũng như linh hoạt, sẽ rất là tuyệt
vời!
22


Định nghĩa
Fibbonacci Pinball được sử dụng để định hướng sóng đẩy và sóng chéo. Đây là hai dạng sóng
động lực (Motive Waves) bắt đầu sau khi pha điều chỉnh được hồn thành. Tất nhiên, chúng ta sẽ
khơng biết được lúc nào là lúc hoàn thành pha điều chỉnh. Tuy nhiên, dựa vào những dấu hiệu về
High Low (Đáy cao hơn) cho phép chúng ta giả định được những điều trên. Một số anh em có thể
sẽ đặt ra câu hỏi "Liệu mình giả định sai thì sao?" - Câu trả lời rất đơn giản, nếu giả định sai
chúng ta sẽ làm lại, vấn đề ở đây là cần cân nhắc thời điểm hành động.
Giả định sóng 1 và sóng 2
Sau một chu kỳ giảm của giá, chúng ta bắt đầu thấy những đáy cao hơn xuất hiện và bắt đầu có
thể giả định một sóng đẩy (1) đã có thể đang hình thành. Chúng ta đợi một cấu trúc gồm 5 sóng
đẩy nhỏ (i)-(ii)-(iii)-(iv)-(iv) - thường rất ngắn, hình thành đủ bên trong sóng đẩy (1) bằng cách
chuyển khung thời gian xuống thấp hơn 1 cấp bậc (Daily - H4 - H1 - M30 - M15) để quan sát rõ
hơn.

Tiếp theo, chúng ta tiếp tục đợi một sóng hồi quy có dạng (a)-(b)-(c) - Đây chính là sóng (2) mà
chúng ta tạm thời giả định. Nếu sóng (2) này tiếp tục giảm và vươt quá chân sóng (1), chúng ta
xác nhận chu kỳ giảm chưa kết thúc!
Thiết lập một Fibonacci Pinball
Sau khi đã xác nhận được sóng (1) và sóng (2), chúng ta sử dụng công cụ Fibonacci để thiết lập
một setup sao cho chân sóng (1) trùng với điểm 0% trên thang Fibonacci và đỉnh sóng (1) trùng
với điểm 100%.
Chúng ta giữ nguyên tỷ lệ như trên và kéo thang Fibonacci lên sao cho điểm 0% bắt đầu từ chân
của sóng (2) đồng thời chỉnh các tỷ lệ trong thang Fibonacci như sau:
0
0,236
0,382
0,5
0,618
0,764
Chúng ta chuẩn hóa sóng (3) với bộ 5 sóng con (i-ii-iii-iv-v) lần lượt tại các thang đo:
i - 0,382
ii - 0,236
iii - 1
iv - 0,618
v - 1,382
Chúng ta kỳ vọng sóng 4 sẽ hồi quy về vùng 0,764 - 1 của thang Fibonacci.
Cuối cùng, chúng ta cũng có một bộ 5 sóng đẩy nhỏ trong sóng (5) kết thúc ở 1,764 trong thang
fibonacci
Đây là một việc làm mang tính chất cơng thức hóa "Elliott waves'' cũng như việc cụ Nelson Elliott
cơng thức hóa những chuyển động giá trên thị trường tài chính vậy. Nó sẽ giúp cho chúng ta dễ
dàng tiếp cận hơn với giao dịch, khơng có nghĩa là nó ''Ln ln xảy ra như vậy". Với Fibonacci
Pinball, chúng ta sẽ thấy giá như một cái ''Pinball'' bật đi nảy lại trên 1 thang Fibonacci duy nhất.
Lưu ý
Trong giao dịch chúng ta có thể tùy biến dựa vào vùng di chuyển của giá, nếu sóng con kết thúc ở

1 thang Fibonacci cao hơn, chúng ta có thể kỳ vọng vùng điều chỉnh sẽ ở một thang fibonacci cao
hơn và ngược lại.
23


Cổ nhân có câu "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" - Nghĩa là lấy cái không thay đổi để ứng phó với
những cái thay đổi. Vì vậy, trong giao dịch chúng ta cũng nên linh hoạt tùy vào hoàn cảnh. Tuy
nhiên, khi có một sự xác nhận gần đúng như lý thuyết - chúng ta không nên bỏ lỡ mà hãy chớp lấy
cơ hội đấy.
Những sai lầm nghiêm trọng khi tham gia đầu tư tài chính
Với những nhà đầu tư chứng khốn nhỏ thì kẻ thù lớn nhất chính là bản thân họ. Đó là kết luận
của Terry Odean, giáo sư Đại học California, Mỹ. Odean đưa ra một số bài học về tài chính hành
vi – một bộ mơn bao gồm thần kinh học, tâm lý học và kinh tế học. Tài chính hành vi sẽ giúp nhà
đầu tư tránh những bản năng tồi tệ nhất của chính họ.
Tham khảo bài viết của Odean trên tạp chí Forbes và tổng hợp theo kinh nghiệm của các chuyên
gia Infless, các nhà đầu tư nhỏ lẻ hay mắc phải những sai lầm phổ biến dưới đây.
Quá tự tin
Tự tin thái quá vào khả năng phán đoán của bản thân là “căn bệnh” mà nhiều nhà đầu tư nhỏ, đặc
biệt là nam giới, mắc phải.
Đa số các nhà đầu tư thường “ảo tưởng” về khả năng phán đoán của bản thân, họ tin tưởng rằng
họ đoán định thị trường sẽ tăng hoặc giảm nhờ một vài lần may mắn “trúng thưởng” trước đó. Thế
nhưng với thị trường biến động như chứng khốn mọi điều rủi ro đều có thể xảy ra, nhà đầu tư
nếu khơng phân tích tình hình thị trường sẽ rất dễ đưa ra các quyết định sai lầm.
Hãy dành quỹ thời gian của mình để nghiên cứu phân tích về bản báo cáo tài chính của doanh
nghiệp, đọc tín hiệu thị trường chứng khốn thơng qua các bảng đồ thị điện tử để tìm kiếm các cơ
hội đầu tư sinh lời tiềm năng nhất
Không nhận ra những giới hạn của bản thân
Phần lớn nhà đầu tư không nhận thấy những bất lợi mang tính cố hữu khi họ đối đầu với những
“đại gia” như Goldman Sachs hay JP Morgan Chase. “Điều đó giống như việc vận động viên
nghiệp dư so tài với một vận động viên chuyên nghiệp. Chắc chắn bạn sẽ thua”, Odean nói.

Ơng cha ta có câu “khơng có thầy đố mày làm nên”. Thật vậy trong thị chứng khốn nếu bạn
khơng tìm cho mình một người thầy giỏi, thì bạn rất dễ bị thị trường thao túng dẫn đến những sai
lầm đáng tiếc.
Chuyên gia chứng khoán chính là những người có kinh nghiệm thực chiến, người luôn bám sát
mọi biến động của thị trường và là người cho bạn những những định hướng đúng đắn về thị
trường.
Không chịu cắt lỗ, tư duy "Sau cơn mưa trời lại sáng"
Thực chất, tình trạng giảm giá cổ phiếu tạm thời xuất hiện ở nhiều công ty, thế nhưng cũng có
khơng ít cơng ty thua lỗ đến mức phải phá sản.
Ví dụ: Năm 2009 thị trường chứng khốn đã phải chao đảo khi hai ơng lớn của ngành tài chính
ngân hàng thế giới Bear Stearns và Lehman Brothers phá sản, điều mà khơng một nhà đầu tư nào
có thể ngờ được vì lợi nhuận kinh doanh của hai ngân hàng ln ở top đầu thế giới trước đó.
Tư duy khơng cắt lỗ, chờ đợi giá tăng sẽ khiến bạn thụ động trong mọi quyết định và dễ rơi vào
bẫy tài chính của “cá mập”. Bởi vậy để khắc phục sai lầm trên, mỗi nhà đầu tư hãy tự đặt ra cho
mình những nguyên tắc cắt lỗ - chốt lời trong đầu tư chứng khoán và nghiêm túc thực hiện theo
các quy định đã đề ra.
Mua cổ phiếu khi không biết giá cổ phiếu đã dừng giảm hay chưa
Tâm lý chung của các nhà đầu tư mới chính là tham gia bắt đáy, còn được gọi là “bắt dao rơi".
Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư kiếm một khoản lợi nhuận lớn nếu thị trường tăng giá trở lại, và
ngược lại nếu giá cổ phiếu tiếp tục lao dốc sẽ khiến nhà đầu tư thất bại và phải đối mặt với lựa
24


chọn chờ đợi giá tăng hay bán tháo ra thị trường.
Bởi vậy, đừng cố gắng “ bắt dao rơi” khi chính bạn chưa xác định được cổ phiếu đã tiếp đáy đáy
hay chưa. Các nhà đầu tư hãy ln bình tĩnh để có những phân tích thị trường sáng suốt nhất.
Mua nhóm cổ phiếu đang nóng nhất thị trường
Giống như những đứa trẻ tranh giành đồ chơi của bạn, nhà đầu tư nhỏ lẻ thường chọn những cổ
phiếu được giao dịch nhiều trên thị trường. Một cuộc khảo sát mà Odean tiến hành cho thấy nhà
đầu tư nhỏ thường mua khoảng 10% mã cổ phiếu được nhắc đến trong các bản tin và phớt lờ 90%

mã còn lại. Vấn đề nằm ở chỗ khi nhà đầu tư mua cổ phiếu “nóng” thì giá của chúng thường cao
hơn nhiều so với giá trị thực. Vì thế khả năng giảm giá mạnh của cổ phiếu “nóng” ln rất cao.
Trong khi các nhà đầu tư nhỏ đổ xô đi mua một mã cổ phiếu nào đó chỉ vì nó lọt vào nhóm được
giao dịch nhiều nhất thì các tổ chức đầu tư lại chờ đợi cho tới khi giá của chúng xuống dốc mới
mua vào. Bạn nên nhớ rằng, những cổ phiếu không bao giờ lọt vào nhóm “top” vẫn có thể mang
đến khoản lợi nhuận lớn.
Mua cổ phiếu theo phong trào - Hành xử theo đám đông
Nghe và phụ thuộc theo quyết định của đám đông thường xuất hiện ở các nhà đầu tư mới. Bạn hãy
nhớ rằng toàn bộ những số tiền chơi chứng khốn là vốn liếng, mồ hơi của bạn tích góp được,
chính vì vậy đừng mạo hiểm đầu tư chỉ vì nghe được các tin “lá cải” từ truyền thơng hay những
nhận định khơng chính xác từ cá nhân nào đó. Thay vào đó, bạn dành thời gian để tìm tịi các
nguồn tài liệu uy tín về cổ phiếu mà bạn muốn đầu tư.
Mua bình quân giá giảm thay vì giá tăng
Bạn quyết định mua cổ phiếu ở giá 50.000 đồng, sau đó lại mua thêm cổ phiếu giảm bình quân ở
mức giá 40.000 đồng và 45.000 đồng. Vậy bạn có chắc rằng giá sẽ chỉ nằm ở khoảng giảm này và
nếu tiếp tục giảm bạn có đủ tiền để mua tiếp?
Mua bình quân giá giảm thực sự là một chiến lược đầu tư nguy hiểm mà nhà đầu tư cần tránh, nó
sẽ làm bạn đã thua lỗ ở hiện tại và mức lỗ có thể cịn nghiêm trọng hơn khi cổ phiếu giảm sâu.
Mong muốn lợi nhuận nhanh và dễ
Khi đạt được một số thắng lợi, nhà đầu tư thường có xu hướng mong muốn kiếm lợi nhuận nhanh
và dễ hơn nữa. Thế nhưng quá tham lam sẽ khiến các nhà đầu tư gặp phải sai lầm đáng tiếc như
vội vàng mua giá ở vùng cao và không kịp bán đi khi thị trường sụt giảm sâu...
Bởi vậy, để đạt được lợi nhuận bền vững khi chơi chứng khoán, nhà đầu tư cần chuẩn bị những
kiến thức và kỹ năng cần thiết, đặc biệt là tính kỷ luật kiểm soát bản thân trước khi tiếp cận thị
trường.
Trên đây là toàn bộ những sai lầm trong đầu tư chứng khoán mà nhà đầu tư thường mắc phải.
Nắm bắt những khuyết điểm cơ bản trên sẽ giúp nhà đầu tư tránh khỏi những “vết xe đổ” của
những người chơi trước. Chúc bạn thành công và gặt hái lợi nhuận từ kênh đầu tư hấp dẫn này.
Độ rộng Dải Bollinger Bands (BBW) - Công cụ tương tự ADX
Bollinger Bands Width là một chỉ báo dao động (oscillator) có nguồn gốc từ Bollinger bands và

cũng chính do John Bollinger giới thiệu lần đầu trong cuốn Bollinger on Bollinger bands.
Như đã nói, Bollinger bands width là một sản phẩm phái sinh từ chỉ báo Bollinger bands, nó cho
biết phần trăm khác nhau giữa band trên và band dưới của đường Bollinger. Khi thị trường ít biến
động dải băng Bollinger bị thu hẹp lại và kết quả là chỉ báo Bollinger bands width cũng giảm
xuống. Ngược lại, khi biến động giá tăng lên, các dải băng Bollinge bung ra và chỉ báo Bollinger
bands width cũng tăng theo.
Lợi ích của việc sử dụng chỉ báo Bollinger bands width đó chính là nó cung cấp cho Trader một
cái nhìn trực quan hơn về sự biến động của giá. Trong hầu hết trường hợp nó được sử dụng kèm
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×