Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

các chỉ số chứng khoán quốc tế và việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.61 KB, 24 trang )

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Định nghĩa.
Chỉ số giá chứng khoán: là một giá trị thống kê phản ánh tình hình của thị
trường cổ phiếu, thể hiện bởi giá chứng khoán bình quân hiện tại so với giá bình
quân thời kỳ gốc đã chọn. Thông thường danh mục những cổ phiếu được chọn
để tính chỉ số giá phải có những đặc điểm chung như cùng niêm yết tại một sở
giao dịch, cùng ngành hay cùng mức vốn hóa thị trường.
Chỉ số giá cổ phiếu được tính cho:
- Từng cổ phiếu
- Tất cả cổ phiếu của từng thị trường
- Từng ngành, nhóm ngành
- Thị trường quốc tế
2. Ý nghĩa của chỉ số chứng khoán.
Chỉ số chứng khoán thường được coi như nhịp đập của thị trường mà nó đại
diện. Khi chỉ số chứng khoán tăng điều đó đồng nghĩa với việc thị trường đang
lên và ngược lại.
Có nhiều cách tính chỉ số chứng khoán khác nhau nhưng mỗi một chỉ số chứng
khoán đều ẩn chứa thông tin về tình trạng thị trường chứng khoán tại thời điểm
tính. Mỗi chỉ số chứng khoán đứng riêng lẻ không mang lại thông tin hữu ích cho
nhà đầu tư, mà phải xem xét nhiều chỉ số chứng khoán và phải theo dõi trong cả
thời kỳ, qua đó nhận định được xu thế, xu hướng của thị trường, từ đó có các
hoạt động đầu tư hiệu quả.
3. Các phương pháp tính chỉ số giá hiện nay
a) Phương pháp số bình quân giản đơn:
Công thức đơn giản là lấy tổng thị giá của chứng khoán chia cho số chứng
khoán tham gia tính toán:
∑ p
i

I
p


= -------------
n

Trong đó: I
p
là giá bình quân;
P
i
là giá Chứng khoán i;
n là số lượng chứng khoán đưa vào tính toán.

Các chỉ số họ Dow Jone của Mỹ; Nikkei 225 của Nhật; MBI của Ý áp dụng
phương pháp này. Phương pháp này sẽ tốt khi mức giá của các cổ phiếu tham
gia niêm yết khá đồng đều, hay độ lệch chuẩn (σ ) của nó thấp.

b) Phương pháp bình quân nhân giản đơn
Công thức:
I p = √ Π Pi

Chúng ta chỉ nên dùng loại chỉ số này khi độ lệch chuẩn khá cao, ( σ) cao.
Các chỉ số: Value line (Mỹ); FT-30 (Anh) áp dụng phương pháp bình quân nhân
giản đơn này.
Tuy nhiên về mặt lý luận, chúng ta có thể tính theo phương pháp bình
quân cộng hoặc bình quân nhân gia quyền với quyền số là số chứng khoán niêm
yết.
Quyền số thường được dùng trong tính toán chỉ số giá cổ phiếu là số
chứng khoán niêm yết. Riêng ở Đài Loan thì họ dùng số chứng khoán trong lưu
thông làm quyền số, bởi vì tỷ lệ đầu tư của công chúng rất cao ở đây (80 .. 90%).
c)Phương pháp Passcher :


Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất và nó là chỉ số giá bình
quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết
thời kỳ tính toán. Kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ tính
toán:
Người ta dùng công thức sau để tính.

∑ qt pt
I p = -------------
∑ qt po

Trong đó: I p : Là chỉ số giá Passcher
p t : Là giá thời kỳ t
p o : Là giá thời kỳ gốc
qt : Là khối lượng (quyền số) thời điểm tính toán ( t )
hoặc cơ cấu của khối lượng thời điểm tính toán.
i : Là cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá
n : là số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số

Chỉ số giá bình quân Passcher là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị lấy
quyền số là quyền số thời kỳ tính toán, vì vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ
cấu quyền số (cơ cấu chứng khoán niêm yết) thời tính toán.
Các chỉ số KOSPI (Hàn quốc); S&P500(Mỹ); FT-SE 100 (Anh) ; TOPIX
(Nhật) ; CAC (Pháp); TSE (Đài loan); Hangseng (Hồng công); các chỉ số của Thuỵ
Sỹ,.. và VnIndex của Việt Nam áp dụng phương pháp này
d) Phương pháp Laspeyres.

Chỉ số giá bình quân Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền
giá trị, lấy quyền số là số cổ phiếu niêm yết thời kỳ gốc. Như vậy kết quả
tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ gốc:


∑ qo pt
I l = -------------
∑ qo po

Trong đó: I
L
: Là chỉ số giá bình quân Laspeyres
pt : Là giá thời kỳ báo cáo
po : Là giá thời kỳ gốc
qo : Là khối lượng (quyền số) thời kỳ gốc hoặc cơ cấu
của khối lượng c (số lượng cổ phiếu niêm yết) thời kỳ gốc
i : Là cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá
n : Là số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số

Có ít nước áp dụng phương pháp này, đó là chỉ số FAZ, DAX của Đức

e) Chỉ số giá bình quân Fisher

Chỉ số giá bình quân Fisher là chỉ số giá bình quân nhân giữa chỉ
số giá Passcher và chỉ số giá Laspayres: Phương pháp này trung hoà được
yếu điểm của hai phương pháp trên, tức là giá trị chỉ số tính toán ra phụ thuộc
vào quyền số của cả 2 thời kỳ: Kỳ gốc và kỳ tính toán

I F = √ IP x I L

Trong đó: I
F
: Là chỉ số giá Fisher
I
P

: Là chỉ số giá Passche
I
L
: Là chỉ số giá bình quân Laspeyres
Về mặt lý luận có phương pháp này, nhưng trong thống kê chúng tôi
không thấy nó áp dụng ở bất kỳ một quốc giá nào.
II. MỘT SỐ CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN QUỐC TẾ.
1. Chỉ số DowJone công nghiệp.
a) Sự hình thành chỉ số DowJone và DowJone công nghiệp
- Chỉ số DowJone là chỉ số giá chứng khoán, phản ánh sự biến động bình quân
của giá chứng khoán thuộc thị trường chứng khoán New York, một thị trường
chứng khoán lớn nhất thế giới
Chỉ số DowJone hiện nay là chỉ số giá chung của 65 chứng khoán đại diện, thuộc
nhóm hàng đầu (Blue chip) trong các chứng khoán được niêm yết tại Sở giao
dịch chứng khoán New York. Nó bao hàm 3 chỉ số thuộc 3 nhóm ngành: Công
nghiệp DJIA (DowJone Industrial Average), Vận tải DJTA (DowJone
Transportation Average) và Dịch vụ DJUA (DowJone Utilities Average).
- Chỉ số công nghiệp Dow Jones (NYSE: DJI, hay còn được gọi là DJIA, Dow 30,
INDP, hoặc được gọi thông thường là Dow Jones hay The Dow) là một trong các
chỉ số của thị trường chứng khoán, ra đời vào thế kỷ 19 bởi Tổng biên tập báo
Wall Street Journal và đồng sáng lập công ty Dow Jones. Đó là chỉ số cho thấy
một số loại cổ phiếu nhất định được giao dịch thế nào. Dow là chỉ số đo lường
hiệu quả hoạt động của ngành công nghiệp trong thị trường chứng khoán Mỹ.
Chỉ số này được tính toán từ giá cổ phiếu của 30 công ty lớn nhất và phổ biến
nhất ở Mỹ. Chữ “Công nghiệp” trong cái tên của chỉ số này có tính lịch sử. Hầu
hết 30 công ty thành viên đều không liên quan đến ngành công nghiệp nặng
truyền thống. Nhóm 30 công ty này thường xuyên có sự thay đổi. Khi công ty nào
có sự sa sút đến độ không đủ tiêu chuẩn để xếp vào Top 30 của các cổ phiếu Blue
Chip, công ty đó sẽ lập tức bị thay thế bằng một công ty khác đang trên đà tăng
trưởng

b) Công thức tính:
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones được tính theo phương pháp
bình quân giản đơn.
Ví dụ: Thị trường có hai loại cổ phiếu:
A: Giá $15/ 1 cổ phiếu.
B: Giá $20/ 1 cổ phiếu.
Chỉ số chứng khoán trên thị trường lúc này sẽ là: (15+20)/2=17.5.
Chỉ số chứng khoán sẽ thay đổi khi có những động thái thay đổi về giá, giá
tăng làm chỉ số chứng khoán tăng và ngược lại.
Ngày đầu tiên, ngày 26/1/1896, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones
đạt 40.94 USD.
c) Số chia Dow Jones:
Cách tính này trở nên phức tạp khi có sự chia tách cổ phần, sát nhập, hay
gia nhập thị trường.
Ví dụ: Công ty B chia tách cổ phần và giá mỗi cổ phần lúc này là $10.
Chỉ số chứng khoán thị trường lúc này sẽ là: (15+10)/2=12.5
Điều này không phản ánh đúng tình hình thị trường lúc này bởi không có
sự sụt giảm nào. Tổng giá trị mà nhà đầu tư đang nắm giữ không đổi, chỉ có sự
thay đổi đơn giá cổ phiếu và giá trị cổ phiếu nhà đầu tư đang nắm giữ.
Lúc này có sự thay đổi về giá chứng khoán, nhưng giá trị mà nhà đầu tư
đang nắm giữ là không hề có sự thay đổi.
Để đảm bảo chỉ số chứng khoán phản ánh đúng giá trị thị trường, giá trị
mà nhà đầu tư nắm giữ, chỉ số chứng khoán được tính như sau:
Chỉ số chứng khoán thị trường= (15+10*2)/2=17.5
Tuy nhiên trên thị trường không chỉ có 2 loại cổ phiếu, khi các loại cổ
phiếu đồng thời bị ảnh hưởng bởi sự xác nhập, chia tách thì cách tính trở nên
phức tạp hơn nhiều. Số chia Dow ra đời nhằm khắc phục nhược điểm của cách
tính này.
Công thức tính số chia Dow:
Số chia Dow mới= Số chia Dow cũ * ( Tổng mới / Tổng cũ)

Theo ví dụ trên: Số chia Dow cũ: 2; tổng cũ: $35; tổng mới: $25
 Số chia Dow mới= 2*(25/35)=10/7
 Chỉ số chứng khoán trên thị trường lúc này= 25:10/7= 17.5
Như vậy, số chia Dow giúp điều chỉnh tác động của việc chia, tách, xác nhập đến
chỉ số chứng khoán Dow Jones, phản ánh đúng động thái của giá (sự thay đổi
giá), đảm bảo tính liên tục về thông tin của chỉ số chứng khoán này.
Khi có sự điều chỉnh của số chia Dow Jones, nhằm bảo đảm giá trị ban đầu,
phản ánh mà nhà đầu tư nắm giữ trước và sau khi có sự chia tách xác nhập thì
chỉ số chứng khoán Dow Jones không đơn thuần còn là trung bình đơn giá của
tất cả cổ phiếu trên thị trường như công thức ban đầu nữa.
Thực tế, số chia Dow Jones được cập nhập hàng ngày bởi báo phố Wall.
d) Một số thông tin thực tế:
Khi lần đầu tiêu xuất
hiện, chỉ số đạt 40.94
điểm. Nó được tính là chỉ
số trung bình trực tiếp,
bằng cách cộng các giá
cổ phiếu thành phần và
chia số lượng cổ phiếu.
Chỉ số đạt mức thấp nhất
vào mùa hè năm 1896 ở
28.48 điểm, nhưng trong
lịch sử, chỉ số Dow Jones
nhiều lần đạt mức cao
khi nền kinh tế công
nghiệp đã trở nên vững
vàng. Chỉ số Dow tính
trung bình 5.3% hàng
năm trong thế kỷ 20.
Những năm 1980 và đặc biệt 1990 chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của chỉ

số trung bình trên, thông qua hiện tượng đảo ngược giá rõ rệt vẫn thường xuất
hiện.
Ngày giảm điểm lớn nhất là
Ngày thứ Hai đen tối, ngày 19/10/1987, khi mà chỉ số này giảm xuống còn
22.61%. Tuy nhiên, vào thời gian còn lại những năm 1980, chỉ số Dow đã tăng
đến 228% từ 883 lên đến 2,753; dù Thị trường sụp đổ và các vấn đề chính trị
như Chiến tranh So Viet ở Afghanistan, Chiến tranh Falklands, Chiến tranh Iran-
Iraq, Nội chiến thứ hai Sudan và Cuộc chiến Intifada lần đầu tiên ở Trung Đông.
Sự bất ổn của những năm 2000 đã tạo ra xu hướng giảm giá của thị trường, với
nỗi lo cực điểm của những nhà đầu tư mới, sau đó là không quyết đoán liệu rằng
thị trường tăng theo chu kỳ có tạo ra một sự tăng tạm thời kéo dài hoặc một xu
hướng dài hạn mới. Khi thị trường lại xuống đáy đã tạo ra những sự thất vọng,
và đã vượt qua tình trạng trên vào cuối thập kỷ.
Vào ngày 15/9/2008 Chỉ số DJIA mất hơn 500 điểm lần thứ 6 trong lịch sử, trở
về mức điểm thấp vào giữa tháng 7, dưới 11,000 điểm. Sau 2 tháng biến động
cực điểm, chỉ số Dow đã trải qua ngày mất điểm lớn nhất, ngày có khối lượng
giao dịch trong ngày lớn nhất (1000 điểm) và thị trường đóng cửa ở mức thấp
mới trong vòng 6 năm là 7,552.29 vào ngày 20/11
Trong suốt tháng 2/2009, giữa sự suy thoái sâu trong khu vực ngân hàng, các
thông tin kinh tế khó khăn, và sự hoài nghi của thị trường cũng như tính hiệu
quả của việc can thiệp sâu của chính phủ, xu hướng đi xuống của thị trường lại
tiếp tục giảm, khi chỉ số DJIA đã gần đến và vượt qua cả mức thấp của giai đoạn
2002-2003. Vào tháng 3/2009, chỉ số DJIA đã lần đầu tiên giảm xuống dưới
7,000 lần đầu tiên năm 1997. Vào ngày 9/3/2009, chỉ số DJIA đóng cửa ở mức
thấp 6,547.05 điểm. Trong 3 tháng tiếp theo, chỉ số trung bình tăng ấn tượng
34% và đến ngày 12/06/2009, chỉ số đóng cửa ở 8799.26 trong bối cảnh lạc
quan về thời kỳ hậu Suy thoái của những năm 2000, Bong bóng nhà đất Mỹ và
Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã chấm dứt.
Chỉ số trung bình công nghiệp Down Jones tại thời điểm đóng cửa ngày
21/12/2011 là 12,107.74, tăng 4,16 điểm tương đương 0,03% so với thời điểm

đóng cửa ngày 20/12/2011(12,103.58).
Số chia Dow Jones ngày 21/12/2011 được công bố là 0.132129493.
Tổng giá cổ phiếu của 30 công ty trong ngày 21/12 là
$1599,79(12,103.58*0.132129493).
Trung bình giá cổ phiếu của 30 công ty trong ngày 21/12 là
$53.33(1599.79/30).
Tổng khối lượng giao dịch trong ngày là $163,247,818.
Trong ngày chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones được tính liên tục
theo phút.
2. Chỉ số tổng hợp Nasdaq
a) Một số khái niệm cơ bản
- NASDAQ(Viết tắt của Hiệp Hội Quốc gia của người Mua bán Chứng khoán có
bảng giá được điện toán hóa) là một thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Đây là thị
trường giao dịch chứng khoán điện tử lớn nhất của Hoa Kỳ. Với khoảng 3,800
công ty, khối lượng giao dịch trung bình trên thị trường này cao hơn bất kỳ một
thị trường chứng khoán nào trên thế giới.
Được thành lập năm 1971 bởi Hiệp hội Quốc gia của người Mua bán chứng
khoán (NASD); cũng là những người đã từ bỏ Hiệp hội này sau các vụ mua bán
năm 2000 và 2001. 1998, NASDAQ sáp nhập vào Sở giao dịch chứng khoán Hoa
Kỳ, trở thành NASDAQ-Amex Market Group và vào đầu thế kỷ 21, NASDAQ trở
thành sàn giao dịch điện tử lớn nhất tại Mỹ cả về khối lượng giao dịch và trị giá
giao dịch. Năm 2000, Hiệp hội những người buôn bán chứng khoán quốc gia
(NASD) đã phát triển NASDAQ thành một công ty thương mại đại chúng với cái
tên NASDAQ Stock Market, Inc.
Sau đó nó được NASDAQ OMX Group sở hữu và điều hành, cổ phiếu của nó được
niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm 2002, và được Ủy ban Chứng
khoán và Thị trường chứng khoán (SEC) giám sát. Vào 8/11/2007, NASDAQ
mua lại Sở giao dịch chứng khoán Philadelphia(PHLX) với giá 652 triệu USD.
Đây là Sở giao dịch chứng khoán lâu đời nhất tại Mỹ , đã chính thức đi vào hoạt
động từ năm 1790. Sau khi được Công ty OMX Na Uy mua lại và đạt được thỏa

thuận với Borse Dubai, NASDAQ sở hữu 67% cổ phiếu chi phối, do đó tiếp quản
công ty và trở thành một tập đoàn xuyên Đại Tây Dương. Tập đoàn này ngày nay
được gọi là Nasdaq-OMX, kiểm soát và điều hành Thị trường chứng khoán
NASDAQ ở TP New York- là thị trường lớn thứ hai thế giới. Nó điều hành 8 thị
trường chứng khoán Châu Âu và chiếm giữ 1/3 cổ phiếu của Thị trường chứng
khoán Dubai. Thị trường này có hai hợp đồng niêm yết với OMX, và sẽ cạnh
tranh với NYSE-Euronext để thu hút những công ty niêm yết mới.
Điều kiện để được niêm yết trên NASDAQ:
∗ Tài sản hữu hình thuần tối thiểu: $US 6 Triệu
∗ Lợi tức sau thuế: $US 1 Triệu, hoặc
∗ Tài sản hữu hình thuần: $US 75 Triệu
∗ Thu nhập: $US 75 Triệu
∗ Giá trị thị trường: $US 75 Triệu
∗ Giá bán cổ phần tối thiểu: $US 5
∗ Số cổ đông: 400
∗ Vốn cổ đông: $US 15 Triệu
∗ Giá thị trường công cộng: $US 8 Triệu
∗ Market Makers: 3
∗ Quá trình hoạt động: không bắt buộc
b) Chỉ số tổng hợp Nasdaq (Nasdaq Composite)
Nasdaq Composite là chỉ số thị trường chứng khoán của tất cả các loại chứng
khoán thông thường và cổ phiếu tương tự (chẳng hạn ADRs, chứng khoán dẫn
đường, lãi suất hạn chế) được niêm yết trên thị trường NASDAQ, nghĩa là nó có
hơn 3.000 thành viên. Chỉ số NASDAQ được xem là chỉ số phản ánh hoạt động
của cổ phiếu các công ty công nghệ vào các công ty đang tăng trưởng. Cả các
công ty Mỹ và nước ngoài đều được niêm yết trên thị trường chứng khoán
NASDAQ. Ra đời năm 1971 với giá trị cơ bản là 100 điểm, chỉ số NASDAQ
Composite là chỉ số có hệ thống điểm rộng được tính toán theo các phương pháp
vốn hóa thị trường.
Vào ngày 17/7/1995, chỉ số này đóng cửa ở mức 1000 điểm lần đầu tiên.

Thời kỳ đáy của chỉ số này là vào năm 1974 ở mức 54 điểm, thị trường khi đó
giảm đến 45% so với khi mới bắt đầu hình thành. Vào ngày 10/3/2000, chỉ số
này đạt đỉnh 5,132.52 và đóng cửa ở mức 5,048.62; sự suy giảm so với mức đỉnh
đã báo hiệu thời kỳ kết thúc của bong bóng thị trường chứng khoán. Chỉ số giảm
một nửa giá trị trong vòng một năm và cuối cùng đạt điểm đáy của thị trường đi
xuống vào tháng 01/2002 với điểm đáy của một ngày giao dịch 1.108,49 sau khi
đóng cửa ở 1,114 của ngày trước đó. Trong khi chỉ số này dần dần được phục
hồi sau đó, nó đã không được giao dịch ở một nửa giá trị đỉnh của nó cho đến
5/2007. Thị trường mở cửa vào qúy 4/2007 với thêm 80 điểm đóng cửa ở mức
2,800 điểm vào 9/10/2007. Khối lựợng giao dịch trong ngày là 2,861.51 vào
ngày 31/10/2007 là điểm cao nhất đạt được kể từ ngày 24/1/2001. Trong khi
sự lo ngại tăng lên về tăng giá năng lượng và nguy cơ suy thoái đã đưa NASDAQ
về đúng phạm vi hoạt động của nó vào đầu năm 2008, thị trường đi xuống cuối
cùng được công nhận hoàn toàn vào ngày 6/2 khi mà NASDAQ đóng cửa ở mức
thấp hơn 2,300, khỏang 20% so với mức cao kế cận. Vào ngày 29/9/2008,
NASDAQ giảm gần 200 điểm, cao nhất kể từ khi bong bóng ngành công nghiệp
đã bị vỡ, giảm 9.14% xuống dưới 2000 điểm (là mức cao thứ 3 trong lịch sử).
Vào ngày 13/10, chỉ số NASDAQ ghi nhận sự sụt giảm thêm 200 điểm (11%), thị
trường tiếp tục bất ổn định. Chỉ số này tiếp tục giảm ở hai tháng tiếp theo, chỉ số
này ghi nhận các điểm đáy trong vòng 51/2 năm vào ngày 20/11 năm 2008,
đóng cửa ở 1,316.12 gần điểm đáy của khối lượng giao dịch trong ngày, gần
bằng 55% so với đáy khi thị trường đang lên.
Năm 2011 chỉ số Nasdaq dừng ở mức 2.605 điểm, giảm 1,8% so với mức chốt
năm 2010, đây là năm giảm điểm đầu tiên của Nasdaq từ năm 2008.
Ngày 8/2/2012, chốt phiên giao dịch chỉ số Nasdaq Composite cũng tăng
được 28,74 điểm, tương ứng với 0,91%, lên đứng tại mức 3.193,87 điểm.
Với đà tăng mạnh mẽ trong phiên 8/2, hiện chỉ số Nasdaq Composite
đang đứng ở mức cao nhất trong vòng 12 năm qua, trong khi chỉ số S&P
500 trở lại mức đỉnh trong suốt 5 năm vừa qua.
III. CHỈ SỐ GIÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

1. Chỉ số VN-Index
a. Một số đặc điểm chung của VN-index
- Trên thế giới, chỉ số CK được chia thành hai loại:
+ Loại 1: Tính đến tất cả các CK được giao dịch chính thức trên thị trường có tổ
chức.
VD: Chỉ số TOPIX-Nhật, Kospi-Hàn Quốc..
+ Loại 2: Chỉ tính đến các CK mạnh hoặc nhóm ngành quan trọng có khả năng
chi phối hoặc ảnh hưởng lớn đến thị trường.
VD: Chỉ số Dow Jones, Nikkei..
Chỉ số VN-Index thuộc nhóm 1, nó là chỉ số chứng khoán phản ánh sự biến
động chung về giá cả của các loại chứng khoán & những biến động quan trọng
của thị trường chứng khoán Việt Nam.
- VN-index là chỉ số chứng khoán Việt Nam. VN-index xây dựng căn cứ vào giá trị
thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết. Với hệ thống chỉ số này, nhà
đầu tư có thể đánh giá và phân tích thị trường một cách tổng quát.
- Chỉ số VN-index thể hiện biến động giá cổ phiếu giao dịch tại TTGDCK TP Hồ Chí
Minh. Công thức tính chỉ số áp dụng đối với toàn bộ các cổ phiếu niêm yết tại
TTGDCK nhằm thể hiện xu hướng giá cổ phiếu hằng ngày.

×