Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

1 giải mã tâm lý bầy đàn trên thị trường chứng khoán diễn đàn MMA stock

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.74 KB, 3 trang )

17/1/2021

Giải mã tâm lý bầy đàn trên thị trường chứng khoán | Diễn đàn MMA Stock

Giải mã tâm lý bầy đàn trên thị trường chứng khoán
Giải mã tâm lý bầy đàn trên thị trường chứng khoán
Tâm lý bày đàn (herd mentality) là chút kích thích "doping" cho thị trường chứng khoán,
khiến thị trường này rơi xuống một đáy mới hay xác lập một đỉnh cao hơn.
Một đợt sụp đổ của thị trường chứng khoán là mỗi khi thị trường mất hơn 10% trong một
hoặc hai phiên giao dịch. Điều này khác biệt với một đợt điều chỉnh khi thị trường mất 10%
hoặc ít hơn trong giai đoạn nhiều ngày. Đợt điều chỉnh của thị trường có thể bắt nguồn từ
một số sự kiện tạo ra sự sợ hãi và bán hoảng loạn liên tục. Đó là sự điên cuồng của sự tham
lam rồi quay sang hoảng loạn sợ hãi, và nhà đầu tư bán ra bằng mọi giá. Sự sụp đổ giá
chứng khốn này có thể lây lan sang các loại tài sản khác và cuối cùng là toàn bộ nền kinh
tế.
May mắn thay, nhà đầu tư không cần phải là một nhà kinh tế hoặc nhà phân tích thị trường
chứng khốn để có thể cảm nhận được những gì đang xảy ra do tâm lý bầy đàn. Tuy nhiên,
các nhà đầu tư phải hiểu rằng, nền kinh tế và thị trường chứng khoán là hai lực lượng khác
nhau trong ngắn hạn. Thị trường chứng khốn vẫn có thể tăng điểm mạnh mẽ bất chấp tin
tức nền kinh tế bất ổn, vì các nhà đầu tư lớn thường đặt cược vào tương lai. Vì tin rằng đó chỉ
là tâm lý bầy đàn nên họ sẽ mua vào làm tăng giá cổ phiếu, khiến nhiều người lỡ bán lại tiếc
rẻ.
Thị trường chứng khốn có thể di chuyển nhanh chóng trong hai hướng tăng giảm phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, điển hình như cung và cầu của người mua và người bán. Không giống như
các nhà đầu tư dài hạn, nhà đầu tư ngắn hạn thường đặt cược vào sự thay đổi giá bằng cách
dựa vào biểu đồ phân tích kỹ thuật biến động giá hàng ngày (daily price swings). Có lẽ đây
là sở trường khai thác đã được học tắt đón đầu của nhà đầu tư Việt Nam.
Tuy nhiên, phương pháp phân tích kỹ tht khơng có tác dụng hữu ích khi thị trường chứng
khoán gặp phải tâm lý bầy đàn. Phân tích cơ bản có thể giúp nhà đầu tư dài hạn kiếm bộn
tiền khi tâm lý bầy đàn bán tháo cổ phiếu chuyển sang tâm lý hưng phấn tột cùng khi họ đã
thành công trong việc bắt "đáy” thị trường (market bottom), lúc giá cổ phiếu đi xuống rồi


phục hồi xác lập một mức đỉnh cao hơn. Những nhà đầu tư lớn nhất khơng sử dụng phân tích
kỹ thuật để đánh cược vào tâm lý bầy đàn.
Chỉ trong sáu tháng mà giá dầu sụt giảm tới hơn 60% thì nhóm cổ phiếu của các đại gia khai thác và
bán dầu của các nước đều bị thiệt hại vì sụt giá chứng khốn. Thí dụ, đối với thị trường Mỹ, các đại
gia dầu khí như Chevron Corp (Dow Jones, NYSE: CVX), Exxon Mobil Corp (Dow Jones, NYSE: XOM);
hay của Việt Nam là Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (HOSE: PVD), Tổng Cơng
ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS)... trong ngắn hạn sụt giá đảo điên

rồi hồi phục như đã thấy.
Thế nhưng, chính tâm lý bầy đàn đẩy mạnh đà bán tháo và thanh khoản sụt giảm, nhưng lại có một
mối lợi về trung hạn hay dài hạn là sự tích lũy vốn bắt đáy của các nhà đầu tư dài hạn, giới đầu cơ và
các quỹ đầu tư đối xung (Hedge Fund). Giới đầu tư tài chính này phải chịu rủi ro rất lớn khi đoán sai
nhưng lại lời lãi rất cao nếu đoán đúng, họ sẽ là tác nhân đẩy giá cổ phiếu tăng vọt. Tuy họ đầu tư theo
kiểu đóng chốt theo hai cửa trái ngược (nên mới gọi là đối xung) để nếu có nhóm cổ phiếu sụt giá thì sẽ
giúp họ bớt rủi ro, hoặc nếu hai cửa đều tăng giá thì họ kiếm lời rất lớn. Một khi họ rót vốn là rất lớn nên
sẽ đẩy sự phấn khích khiến giá cổ phiếu tăng vọt lên đỉnh mới. Nếu tin tức vĩ mô cho thấy nền kinh tế
phục hồi khả quan, các hedge fund này của Mỹ đang nhăm nhe nhảy vào thị trường chứng khốn Việt
Nam trong tương lai khơng xa. Đó là “ưu điểm” của tâm lý bầy đàn trên thị trường chứng khốn khi kích
động lịng tham của giới đầu tư.

Bài học kinh nghiệm về tâm lý bầy đàn đối với thị trường chứng khốn Việt Nam là khi nhìn
vào các chỉ số thị trường, điều quan trọng là nhìn vào các xu hướng dài hạn (thường là qua
52 tuần) và xem các chỉ số có dấu hiệu thay đổi xu hướng hay tốc độ tăng trưởng của cổ
phiếu.
Tâm lý bầy đàn lên cao trào khi các nhà đầu tư bị nhiễu loạn thơng tin, kể cả "tin vịt" vì lý do
kinh tế như tỷ giá biến động, bất động sản đóng băng, nợ xấu ngân hàng, lạm phát tăng trở
lại, hay căng thẳng ngồi biển đơng,... như đã thấy trong quá khứ có thể dẫn đến thanh
khoản đang tăng đột biến rồi co cụm lại, vì



nhà đầu tư kéo tiền ra.
Tuy nhiên, một kinh nghiệm mà nhà đầu tư trong nước cần chú ý là với một thị trường chứng
khoán chưa đủ sâu rộng về vốn hóa sẽ khiến cho việc bán tháo hay thối vốn của các quỹ
đầu tư lớn do tâm lý bầy đàn sẽ trở khó khăn, khơng khả thi. Bởi vì, nếu họ bán tháo hay
thối vốn q nhanh thì họ sẽ khơng tìm được người mua. Nếu họ liều lĩnh bán tháo trực tiếp
trên sàn giao dịch với quy mô lớn thì sẽ làm giá cổ phiếu của họ đang nắm giữ sụt giảm mà
vẫn khơng có lực hấp thụ và bị lỗ nặng. Vì vậy, thị trường chứng khốn Việt Nam sẽ khơng có
biến động về tâm lý bầy đàn thái quá.
Thứ nữa, mấu chốt ở đây vẫn là các nhà đầu tư Việt Nam phải có bản lĩnh. Nếu các nhà đầu
tư Việt Nam cũng hùa theo tâm lý bầy đàn, cũng đầu tư vào cửa bán thì sẽ góp phần làm giá
cổ phiếu sụt giảm nặng hơn nữa.
Một thí dụ về tâm lý bầy đàn do "tai nạn ngồi ý muốn" hay gặp trên thị trường chứng
khốn. Chẳng hạn là từ vụ “scandal” sữa nhiễm khuẩn trước kia của Tập đoàn sữa Fonterra
(New Zealand), và các nhà đầu tư phải đặt câu hỏi tại Việt Nam sẽ có cơng ty sản xuất sữa
nào dính dáng tới sản phẩm sữa của New Zealand hay không. Trước mắt, dù các cơng ty tại
Việt Nam khơng dính dáng đến Tập đoàn sữa Fonterra, nhưng chắc chắn rằng cổ phiếu của
các công ty sản xuất sữa của Việt Nam, chẳng hạn như như Vinamilk (HOSE: VNM), sẽ sụt
giá, mà sụt khá nặng, vì tâm lý ưa hốt hoảng của giới đầu tư. Đó là cơ hội cho nhà đầu tư
chứng khốn kiếm mối lợi rất lớn. Họ lập tức bán nhanh cổ phiếu công ty sữa của các nhà
sản xuất tại Việt Nam, dù lúc ấy nó vẫn tăng điểm nhẹ, vì chắc chắn là vài phiên sau nó sẽ
sụt rất nặng.
Khi cổ phiếu đó sụt giảm về mức mà họ thấy hợp lý thì lập tức họ mua vào trước khi nó sẽ tăng vọt
trở lại sau khi người ta chứng minh được các công ty sữa của Việt Nam là an tồn, thậm chí sản phẩm
sữa Vinamilk của Việt Nam sẽ trở lên khan hiếm bởi người tiêu dùng sẽ quay sang săn lùng và đẩy
doanh thu gia tăng. Và nếu biết khôn khéo quảng cáo sản phẩm trên phương tiện truyền thơng ở thời
điểm đó thì cổ phiếu cơng ty sản xuất sữa đó sẽ tăng vọt khá mạnh mẽ và lãi bạc tỷ bởi trò chơi cá
cược ly kỳ do tâm lý bầy đàn gây ra.


Mất hàng trong uptrend và hold hàng trong downtrend!

- Đặc tính của một thị trường đi lên ln đi kèm nó là những phiên rung lắc để rũ bỏ lượng
hàng mua được ở giá thấp và chốt non. Tương tự như trong một downtrend luôn xảy ra
bulltrap để trừng phạt những người mua sớm hay bắt đáy bình quân giá.
- Cả 2 quá trình ngược nhau về thời điểm nhưng bản chất xem xét thì đều bắt nguồn từ một mơ thức
tâm

lý hành vi khá rõ đó là: Lo ngại - Lo ngại cổ phiếu chuẩn bị điều chỉnh và lo ngại cổ
phiếu chuẩn bị tăng giá. Và bản chất của sự lo ngại này chính là vấn đề "sợ mất tiền" Không bán sớm giá xuống - mất tiền và không mua sớm giá lên cũng sẽ mất tiền do
phải mua cao hơn. Từ mơ thức đóng khung về tâm lý này đưa đến hệ quả vô cùng tai hại
cho đa phần nhà đầu tư là tự ép mình phải mua đúng đáy bán đúng đỉnh và đa số kết quả
đều ... ngược lại: Mua đúng đỉnh bán đúng đáy.
- Khơng khó để giải thích vấn đề đại đa số nhà đầu tư hay mắc phải này (mua đỉnh bán đáy)
bởi vì ngun nhân chính là họ đã sa vào cái bẫy tâm lý do chính họ tạo ra. Một khi tâm
lý đóng khung định hướng bán ngay đỉnh thì thường đa số sẽ có hành vi bán sớm vì nhận
định thị trường đã tạo đỉnh, tuy nhiên sau khi bán xong cổ phiếu không xuống mà lại tiếp tục
tăng thì sẽ lại kích hoạt mua vào. Q trình này tái lập nhiều lần trong trend đi lên của thị
trường và vơ tình làm suy giảm khả năng cảnh giác của nhà đầu tư về nguy cơ thị
trường đi vào vùng phân phối. Khi đó một trong những lần mua bán cuối cùng họ sẽ mua
dính đỉnh và bắt đầu cổ phiếu đi xuống. Tới lúc này bản năng tự vệ và lo ngại mất tiền sẽ
tăng lên. Họ tự trấn an rằng đây chỉ là một đợt điều chỉnh ngắn hạn như các đợt trước đó và
kiên quyết giữ hàng , tuy nhiên thị trường thực sự đi xuống do cung lớn từ nhà tạo lập khi họ
đã no xơi chán chè trong một sóng dài. Cứ như thế tài khoản bắt đầu suy giảm ngược trở lại .
Và thương đa số sẽ dốc túi cho những lần mua cuối này bằng margin tỉ lệ cao.
- Lúc này đây tâm lý lo ngại thực sự bắt đầu xuất hiện, đa số sẽ phản ứng bằng cách chịu
đựng và bình quân giá với hi vọng thị trường sẽ kết thúc đợt điều chỉnh và tăng trở lại, tuy
nhiên không ai hiểu nhà đầu tư bằng nhà tạo lập vì những thông tin họ nắm được về đa
số như lượng cổ phiếu nhỏ lẻ đang nắm giữ là bao nhiêu, hệ số margin toàn thị trường đang
cao hay thấp và tương lai có thơng tin tốt gì về vĩ mơ ....Và lúc này đây địn nốc ao được tung
ra vơ cùng tàn khốc.
- Một cú tung hàng bán xuống chủ động sẽ làm thị trường thực sự sụt giảm mạnh gây tâm lý

lo ngại bao trùm tất cả, bên cạnh đó các thơng tin về call margin được bơm ra có chủ gây áp
lực thực sự lên tâm lý đa số đang kẹp hàng chịu đựng và đẩy họ vào đường cùng. Sự buông
xuôi bắt đầu thể hiện, các lệnh bán được đưa ra dứt khoát nhằm cắt lỗ và vớt vát.
Đây cũng chính là điểm cuối của một downtrend khi những người cầm cự cuối cùng
rời bỏ thị trường thì cung xem như cạn và thị trường lại bắt đầu đi lên từ từ tiếp tục tạo ra
một chu kì mới.
- Thị trường ln vận động mang tính qui luật như vậy tăng trưởng suy tàn tích lũy rồi lại
tăng trưởng. Nhà đầu tư muốn chiến thắng thị trường trước tiên phải chiến thắng bản thân
mình là điều cốt yếu.
P/s: Sưu tầm



×