Phân tích kỹ thuật
1.Đường MA(Moving Averages)
Định nghĩa :Là đường trung bình động , tính bằng trung bình giá đóng cửa của n ngày
Cơng thức:
Ví dụ :
MA(20) = Tổng giá đóng cửa của 20 ngày gần nhất /20
MA(50) = Tổng giá đóng cửa của 50 ngày gần nhất /50.
MA(200) = Tổng giá đóng cửa của 200 ngày gần nhất /200.
MA(20) dùng cho chỉ báo ngắn hạn , MA(50) dùng cho chỉ bảo trung hạn, MA(200) dùng cho chỉ báo dài hạn.
Một số ứng dụng của đường MA:
•
Chỉ báo xu hướng
Khi đường giá cắt lên đường MA thể hiện xu hướng tăng , khi đường giá cắt xuống đường MA thể hiện xu hướng giảm.
Khi đường giá cắt lên đường MA(20) thể hiện xu hướng tăng ngắn hạn ,cắt xuống MA(20) thể hiện giảm ngắn hạn.
Khi đường giá cắt lên đường MA(50) thể hiện xu hướng tăng trung hạn ,cắt xuống MA(50) thể hiện giảm trung hạn.
Khi đường giá cắt lên đường MA(200) thể hiện xu hướng tăng dài hạn ,cắt xuống MA(200) thể hiện giảm dài hạn hạn.
Bán
Mua
Nhìn vào VCB ,khi giá cắt lên MA(9)( màu vàng ) thì xu hướng tăng , khi giá cắt xuống MA(9) xu hướng giảm
• Đường MA làm đường hỗ trợ và kháng cự.
Nhìn vào VNM ta thấy đang xu hướng tăng và đột nhiên giá giảm và khi giá chạm vào MA(20)(Màu xanh ) thì bật lên , khi đó
MA20 đóng vai trị là đường hỗ trợ .Khi xu hướng giảm ta thấy giá hồi lên đến đường MA(20) thì lại bị đảo chiều đi xuống , khi đó
MA(20) đóng vai trị là đường kháng cự .
• Tín hiệu trễ .
Đường MA trễ hơn đường giá tức hình thù đồ thị giá xuất hiện trước rồi mới xuất hiện hình thù MA
Đường MA càng ngắn ngày thì càng bám sát đường giá ( trễ ít so với đường giá ), đường MA càng dài ngày thì càng xa đường
giá( trễ nhiều so với đường giá ) .
Quan sát VCB , ta thấy MA(9)( màu vàng ) đi là là sát đường giá và đường MA(20)( màu đỏ ) đi xa đường giá hơn 1 tí và đường
MA(200)( màu xanh ) đi rất xa đường giá .
• 1 cách mua bán theo MA
Giá đóng cửa cắt trên MA(20) thì mua , giá đóng cửa cắt dưới MA(20) thì bán
Ta thử thống kê cách mua đó với VNM từ 1/1/2017 đến 20/07/2018
Sử dụng amibroker với chức năng backtest
Buy=cross(C,MA(C,20));
Sell=cross(MA(C,20),C);
Với số vốn ban đầu là 100000 thì sau 1,5 năm ta tăng lên đến 128380 tức tăng 28,3%
Bài tập
Mua bán theo MA . Mua khi giá đóng cửa cắt lên MA và bán khi giá đóng cửa cắt xuống MA
Bài 1:
Bài 2
Bài 3:
•
Nhận xét
Ưu điểm
+ Đơn giản , dễ dùng
+Dễ win trong khi trend tăng
+Hạn chế mất mát nhiều $$ trong trend giảm
Nhược điểm +Khó đánh trong side way
2.RSI
• RSI là gì ?
RSI (Relative Strength Index) được gọi là chỉ số tương đối. Tác giả chỉ số này là J. Welles Wilder. Chỉ số RSI đo lường tốc độ và sự thay đổi trong xu
hướng giá. RSI có giá trị từ 0 đến 100.
Công thức:
RSI=100-[100/(1+RS)]
RS= tổng tăng/tổng giảm hoặc RS=trung bình tăng/trung bình giảm
RSI thường được tính dựa vào 14 ngày gần nhất và dùng giá đóng cửa để tính
• Tín hiệu q mua , q bán
Khi RSI > 70 là tín hiệu quá mua tức thị trường đang hưng phấn mua thái quá
Khi RSI <30 là tín hiệu quá bán tức thị trường đang hung phấn bán thái quá và đang bi quan.
Khi vào vùng quá mua và quá bán chúng ta cần thận trọng vì thị trường có thể đảo chiều bất cứ lúc nào .
Hình vẽ dưới đây là của VCB . Khi RSI >70 ( vùng màu xanh ) ; RSI <30 ( vùng màu đỏ )
Khi lực quá mua xuất hiện RSI >70 sau đó ta thấy có tín hiệu giá đảo chiều xuống , và khi lực quá bán xuất hiện RSI <30 thì ta lại
thấy tín hiệu đảo chiều giá tăng .Nên chúng ta cần cẩn trọng khi RSI vào vùng quá mua và quá bán
• Tính đồng pha và ngược pha của RSI
RSI và giá đồng pha : Khi RSI và đường giá đồng pha nhau tức là cùng tăng hoặc cùng giảm thì xu hướng vẫn đó vẫn tiếp tục.
• RSI và giá ngược pha: Khi giá giảm và RSI tăng hoặc giá tăng và RSI giảm thì dự đốn xu hướng sắp tới có đảo
chiều . Chỉ là dự đốn sắp tới chứ khơng phải ngay tức thời .
Khi giá tăng và RSI giảm : Phân kỳ dương
• Khi giá giảm và RSI tăng :Phân kỳ âm
• Tín hiệu đổi xu hướng
Khi RSI đang giảm từ trên xuống dưới 50 thì có thể xu hướng mua đang chuyển dần sang bán nhiều hơn
Khi RSI tăng từ dưới dưới lên qua 50 thì có thể xu hướng bán đang chuyển dần sang xu hướng mua nhiều hơn
Khi RSI loanh quanh vùng 50 thì lực mua và bán đang giằng co nhau
• Mua bán theo RSI
Dựa theo tính ngược pha của giá và RSI
Bán
Mua
Bài tập:
Bài 1:Mua bán theo tín hiệu phân kỳ
Nhận xét
• Ưu điểm
• Nhược điểm
+Dự đốn xu hướng mạnh yếu của đường giá
+Đơn giản ,dễ sử dụng
+Dự đoán xu hướng khá chuẩn .
+Khơng phải là tín hiệu tức thời mà chỉ dự đoán xu hướng sắp tới
3.Chỉ báo MACD
MACD là gì ?
MACD( Moving Average Convergence-Divergence) là một cơng cụ phân tích kỹ thuật đơn giản và phổ biến đáng tin cậy. Đường
MACD có giá trị lớn hơn hoặc nhỏ hơn 0 và khơng có giới hạn trên hay giới hạn dưới nào cho chỉ số này cả. Nên khác với chỉ số
RSI, MACD khơng phát tín hiệu quá mua và quá bán.
Công thức :
MACD = EMA(12)-EMA(26)
EMA là đường trung bình. EMA viết tắt của Exponential Moving Average. EMA(12) là đường trung bình 12 ngày. EMA(26) là
đường trung bình 26 ngày. Tính theo giá đóng cửa của mỗi ngày.
Khi phân tích chỉ số MACD ta nhìn vào đồ thị MACD. Trên đồ thị MACD có 2 đường: đường thứ nhất là đường MACD( Màu đỏ ) ,
đường thứ hai là đường EMA(9) ( đường trung bình 9 ngày) hay còn gọi là đường signal ( màu xanh ).
Mua bán theo MACD
• Tín hiệu cắt đường signal
Khi đường MACD cắt đường SIGNAL sẽ báo tín hiệu đảo chiều. MACD cắt SIGNAL từ trên xuống báo tín hiệu đảo chiều từ tăng
thành giảm. MACD cắt SIGNAL từ dưới lên báo tín hiệu đảo chiều từ giảm thành tăng. Lúc này ta nói chỉ báo MACD báo hiệu đảo
chiều.
Bán
Mua
• Tín hiệu cắt đường trung tính
Đường trung tính là đường ngang có giá trị MACD=0. Nếu đường MACD cắt lên đường này, báo hiệu xu hướng là xu hướng tăng.
Nếu MACD cắt xuống đường này báo hiệu xu hướng là xu hướng giảm. Thơng thường tín hiệu đường MACD cắt đường trung tính
có phần báo hiệu xu hướng chậm hơn tín hiệu cắt đường SIGNAL bên trên. Cắt đường trung tính, MACD có ý nghĩa cho biết xu
hướng giá chứng khoán.
Bán
Mua
• Tín hiệu phân kỳ.
Đầu tiên đường nối đỉnh của giá giảm và đường nối đáy của MACD tăng(phân kỳ âm hay hội tụ ) thể hiện xu hướng giảm sắp kết
thúc nên mua ở điểm break khỏi đường biên trên của giá
Ta thấy giá vẫn tăng mà MACD không tăng ( phân kỳ dương ) thể hiện xu hướng tăng đã yếu và sẽ bán khi giá bứt dưới biên dưới
Bán
Mua
Bài tập
Bài 1:Mua bán theo tín hiệu cắt đường signal
Bài 2:Mua bán theo tín hiệu cắt đường trung tính
Bài 3:Mua bán theo tín hiếu phân kỳ