Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.28 KB, 40 trang )

HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
HỎI VÀ ĐÁP
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
(Dùng cho học viên cao học, nghiên cứu sinh và sinh viên các trường
đại học, cao đẳng)
(Tái bản lần thứ 2)
Tác giả: TS. TRẦN THỊ CÚC
TS. NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

LỜI NÓI ĐẦU
Nhiệm vụ học tập và nghiên cứu để nâng cao trình độ nhận thức lý luận
về pháp luật cũng như các quy định pháp luật cụ thể trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội luôn là yêu cầu cấp thiết với học sinh, sinh viên, học viên các hệ
đào tạo trong nhà trường. Do đó mơn học Pháp luật đại cương ngày càng
được coi trọng trong các cấp học.
Nâng cao nhận thức về luật pháp và ý thức chấp hành pháp luật nhằm
nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực ở
nước ta cịn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện Việt Nam tiếp tục xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Đại
hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, để đáp ứng nhu cầu học tập và
nghiên cứu của sinh viên, học viên các trường đại học, cao đẳng trong toàn
quốc, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức xuất bản và giới thiệu
cuốn sách “Hỏi & đáp Pháp luật đại cương”. Cuốn sách được các tác giả biên
soạn trên cơ sở tham khảo khung chương trình mơn học Pháp luật đại cương
của các trường đại học chuyên ngành, các học viện và một số tài liệu tham
khảo mới được ban hành.
Cuốn sách “Hỏi & đáp Pháp luật đại cương” được biên soạn dưới dạng
Hỏi & Đáp, cung cấp những khái niệm chung nhất về các hiện tượng nhà



nước và pháp luật cho sinh viên, học viên hệ đại học chính quy, đại học tại
chức, đại học từ xa của các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Đồng thời có sự cập nhật những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà
nước cũng như các quy định mới trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Những kiến thức này làm cơ sở cho việc nghiên cứu những môn pháp luật
chuyên ngành và các ngành khoa học xã hội khác. Đây là một trong những
cuốn sách tham khảo nằm trong Tủ sách Học tập và nghiên cứu các môn học
ngành khoa học xã hội & nhân văn mà Nhà xuất bản đồng thời giới thiệu đến
bạn đọc.
Mặc dù các tác giả cố gắng tìm tịi trong quá trình nghiên cứu và biên
soạn, Nhà xuất bản đã rất công phu trong các khâu thẩm định về nội dung
cũng như hình thức trình bày, song chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong nhận được sự góp ý quý báu của đông đảo bạn đọc, các nhà
nghiên cứu để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Phần I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của nhà nước và Pháp luật đại cương
là gì?
– Thứ nhất: Nhà nước và Pháp luật đại cương là ngành khoa học thuộc
khoa học chính trị – pháp lý, nghiên cứu đồng thời cả nhà nước và pháp luật
trong sự tác động qua lại lẫn nhau:
+ Nhà nước ban hành ra pháp luật, ngược lại pháp luật lại tác động
trực tiếp tới các hoạt động của Nhà nước: quy định các hoạt động cụ thể của
hệ thống bộ máy nhà nước và các thiết chế chính trị khác.
+ Đại cương về nhà nước và Pháp luật nghiên cứu những thuộc tính cơ
bản của Nhà nước và Pháp luật như: các khái niệm; nguồn gốc, bản chất,



chức năng, hình thức, vai trị và giá trị xã hội cũng như những quy luật đặc
thù cơ bản của sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của Nhà nước và Pháp luật.
– Thứ hai: Nhà nước và Pháp luật đại cương - đối tượng nghiên cứu
của nhiều ngành khoa học:
+ Luật học;
+ Triết học;
+ Chính trị học;
+ Kinh tế– chính trị;
+ Xã hội học…
– Thứ ba: Nhà nước và Pháp luật tồn tại và phát triển trong mối liên hệ
với hệ thống kiến thức chung của khoa học xã hội như: triết học; kinh tế–
chính trị học, chính trị học, lịch sử.., bởi vì:
+ Triết học với tư cách là cơ sở thế giới quan của các ngành khoa học,
đặc biệt là đối với Nhà nước và Pháp luật đại cương.
+ Kinh tế – chính trị là khoa học về những quy luật của đời sống kinh tế
– xã hội. Các khái niệm của kinh tế – chính trị học (lực lượng sản xuất, quan
hệ sản xuất, sở hữu, quy luật giá trị…) có ý nghĩa to lớn đối với nhà nước và
Pháp luật đại cương.
+ Chính trị học nghiên cứu các quy luật và tính quy luật trong sự hình
thành và phát triển của chính trị; quyền lực chính trị; quyền lực Nhà nước; các
cơ chế, phương thức thực hiện quyền lực nhà nước trong xã hội được tổ
chức thành Nhà nước.

Câu 2: Nguồn gốc xuất hiện của nhà nước là gì?
Có những quan điểm khác nhau về nguồn gốc nhà nước, song có thể
xem xét hai quan điểm chính về nguồn gốc nhà nước sau:
1. Quan điểm phi mácxít


Các học giả phi mácxít khi giải thích về nguồn gốc Nhà nước đều

không dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và cho rằng:
“Nhà nước là một hiện tương xã hội phức tạp và đa dạng tồn tại một cách
khách quan”. Đặc trưng của quan điểm này là các học thuyết sau:
– Thuyết Thần học: Đại diện là Ph.Acvin, Masiten, Koet. Theo thuyết
này, thượng đế là người sắp đặt ra trật tự xã hội, còn nhà nước do Thượng
đế tạo ra để bảo vệ xã hội. Vì thế, nhà nước là lực lượng siêu nhiên, còn
quyền lực nhà nước là vĩnh cửu. Cho nên, con người phục tùng nhà nước là
cần thiết và tất yếu.
– Thuyết Gia trưởng: Nhà nước ra đời từ gia đình, cho nên nhà nước
tồn tại trong mọi xã hội. Quyền lực nhà nước giống quyền lực của người
đứng đầu gia đình, là sự kế tiếp quyền lực của người đứng đầu trong gia
đình.
– Thuyết Khế ước xã hội (Thế kỷ XVI, XVII, XVIII): là học thuyết về
nguồn gốc Nhà nước, trên cơ sở thuyết “Quyền tự nhiên”, trong đó các học
giả cho rằng: sự ra đời của Nhà nước là sản phẩm tự nhiên của một khế ước
(hợp đồng), được ký kết (thoả thuận) giữa những người sống trong trạng thái
tự nhiên. Vì vậy, Nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội
còn mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu Nhà nước phục vụ và bảo vệ lợi ích
của họ. Đại diện cho học thuyết là Jean Bodin (1530–1596), Thomas Hobben
(1588–1679), Jonn Loke (1632–1704), Saclo–Lui Mongtetxkio (1689–1775),
Jean Jaccuan Roussou (1712– 1778).
– Thuyết Bạo lực cho rằng: Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử
dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác, trong đó thị tộc chiến thắng
“sáng tạo” ra một hệ thống cơ quan đặc biệt (gọi là nhà nước) để nô dịch kẻ
chiến bại. Đại diện cho học thuyết là Gumplovich, E. Đuyrinh.
– Thuyết Tâm lý, đại diện là L. Petơlaritki. Phoredo. Thuyết này cho
rằng, nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý con người nguyên thuỷ luôn
muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ tôn giáo.



Ngồi ra, cịn một số thuyết khác có cái nhìn khách quan và khoa học
hơn về nguồn gốc nhà nước (chế độ tư hữu về tài sản và sự phân chia xã hội
thành giai cấp) mà đại diện của nó là Ađam Smit, Fơguson…
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguồn gốc nhà nước
Quan điểm này được thể hiện tập trung trong cuốn “Nguồn gốc gia
đình, chế độ tu hữu và Nhà nước” của Ph. Ănghen và tác phẩm “Nhà nước và
cách mạng” của Lênin. Nội dung cơ bản của hai cuốn sách này đề cập đến
vấn đề chế độ cộng sản nguyên thủy; quyền lực thị tộc, sự tan rã của chế độ
cộng sản nguyên thủy. Mác cho rằng:
– Nhà nước không phải là một hiện tượng vĩnh viễn, bất biến, mà là
một phạm trù lịch sử, có q trình phát sinh, phát triển và tiêu vong;
- Nhà nước là lực lượng nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm của sự phát
triển nội tại của xã hội, nhà nước ra đời dưới sự tác động của nhiều yếu tố
trong đó có hai tiền đề quan trọng nhất là:
+ Tiền đề kinh tế – chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất;
+ Tiền đề xã hội – sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng
nhau.
Sự ra đời của một nhà nước cụ thể là khác nhau, do những đặc điểm
về giai cấp, địa lý, kinh tế, truyền thống, tập quán, dân tộc… của mỗi nước.

Câu 3: Khi nào xã hội loài người không cần đến nhà nước?
– Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì nhà nước là một
phạm trù lịch sử có q trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước
không phải là hiện tượng vĩnh cửu bất biến. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội
phát triển đến mức độ nhất định, tức là có tiền đề kinh tế và tiền đề xã hội.
– Trong lịch sử xã hội lồi người đã có thời kỳ khơng có nhà nước: đó
là xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Nhà nước sẽ tiêu vong khi xã hội phát triển
đến một mức mà con người “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”, khi con



người sống trong một xã hội tự quản. không cần đến sự quản lý của nhà
nước, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Câu 4: Các hình thức cơ bản của sự ra đời của nhà nước trong lịch sử?
Theo Ph. Ănghen có ba hình thức cơ bản:
1. Nhà nước Aten – Hy Lạp: Là hình thức nhà nước đơn giản nhất cổ
điển nhất, được ra đời hoàn toàn do sự phân hoá tài sản thành sự chiếm hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất và phân chia giai cấp rõ nét.
2. Nhà nước Giécmanh (Đức): hình thành sau chiến thắng của người
Giécmanh đối với đế chế La Mã cổ đại.
Nhà nước này ra đời do nhu cầu phải thực hiện sự cai trị của người
Giécmanh trên lãnh thổ La Mã chứ không phải do nhu cầu đấu tranh giai cấp
trong nội bộ nước Đức bấy giờ, vì vậy, bên cạnh nhà nước vẫn tồn tại chế độ
thị tộc.
3. Nhà nước Rơma cổ đại: được thúc đẩy hình thành bởi cuộc đấu
tranh của những người bình dân sống ngồi thị tộc Rô–ma chống lại giới quý
tộc của các thị tộc Rơ–ma.
Ngồi ba hình thức cơ bản trên, các nước phương Đông cổ đại ra đời
chủ yếu do nhu cầu chống ngoại xâm và bảo vệ những lợi ích chung của
cộng đồng.
Tóm lại: Nhà nước khơng phải thứ quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào
xã hội mà là lực lượng nảy sinh trong lòng xã hội, là sản phẩm của sự phát
triển nội tại của xã hội.

Câu 5: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã hội Việt Nam hình thành như
thế nào?
– Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là nhà nước Văn Lang – Âu
Lạc dưới thời kỳ Hừng Vương, ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII TCN. Thời kỳ



này hiện tượng phân hóa giai cấp chưa rõ nét, nên chưa xuất hiện đấu tranh
giai cấp gay gắt. Tuy nhiên, do yêu cầu đấu tranh với thiên nhiên nhằm phát
triển nông nghiệp và chống ngoại xâm nên Nhà nước Việt Nam đầu tiên ra
đời sớm hơn so với các điều kiện chín muồi của lịch sử.
– Cơ cấu của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc bao gồm: Đứng đầu là
Vua, giúp việc cho vua có các Lạc Hầu. Dưới Lạc Hầu là Bộ, có 15 Bộ (vốn là
15 bộ lạc). Đứng đầu bộ lạc là Lạc tướng. Dưới Bộ là công xã (làng, chiềng,
chạ), đứng đầu công xã là bố chính.
– Đặc điểm kinh tế– xã hội và cơ cấu bộ máy nhà nước đầu tiên ở Việt
Nam là kiểu nhà nước phong kiến. Ở Việt Nam không có nhà nước chủ nơ, vì
khi Nhà nước Việt Nam đầu tiên ra đời thì các nhà nước chủ nơ trên thế giới
đã dần suy tàn và lỗi thời, hơn nữa thời kỳ đó nhà nước phong kiến Trung
Hoa đã phát triển hùng mạnh.

Câu 6: Khái niệm và bản chất của nhà nước?
1. Khái niệm:
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy
chun trách để cưỡng chế và quản lý xã hội nhằm thực hiện và bảo vệ trước
hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
trong xã hội xã hội chủ nghĩa.
2. Bản chất nhà nước:
Nhà nước (theo Mác – Lênin) xét về bản chất, là một hiện tượng thuộc
thượng tầng kiến trúc tồn tại dựa trên một cơ sở kinh tế nhất định; là công cụ
để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, là một tổ chức
quyền lực đặc biệt: có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và thực hiện các
chức năng quản lý nhằm thực hiện và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
trong xã hội có giai cấp đối kháng.



Câu 7: Trình bày những đặc trưng cơ bản của nhà nước?
1. Nhà nước phân chia lãnh thổ theo các đơn vị hành chính và
quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ
Nhà nước thiết lập quyền lực trên các đơn vị hành chính – lãnh thổ
quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ mà khơng phụ thuộc vào
huyết thống, giới tính, tơn giáo v.v…
2. Nhà nước thiết tập quyền lực công để quản lý xã hội và nắm
quyền thống trị thông qua việc thành lập ra bộ máy chuyên làm nhiệm vụ
quản lý nhà nước và bộ máy thực hiện cưỡng chế (quân đội cảnh sát, nhà
tù…) để duy trì địa vị của giai cấp thống trị.
3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia:
– Chủ quyền quốc gia thể hiện quyền tối cao của quốc gia trong phạm
vi lãnh thổ của mình;
– Nhà nước tự quyết định về chính sách đối nội và đối ngoại, khơng
phụ thuộc vào lực lượng bên ngồi;
4. Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện quản lý buộc các thành
viên trong xã hội phải tuân theo:
– Nhà nước ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh
cưỡng chế;
– Thông qua pháp luật, ý chí của nhà nước trở thành ý chí tồn xã hội,
buộc mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức phải tuân theo;
– Trong xã hội, chỉ có nhà nước mới có quyền ban hành và áp dụng
pháp luật,
5. Nhà nước quy định và thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt
buộc nhằm:
– Duy trì bộ máy nhà nước;


– Bảo đảm cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phịng;

– Giải quyết các cơng việc chung của xã hội,
Qua năm đặc trưng trên nhằm phân biệt nhà nước với các tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị – xã hội khác (Đảng phái chính trị, Đoàn thanh niên,
hiệp hội…) đồng thời cũng là để phân biệt với các tổ chức thị tộc (trong xã hội
Cơng xã Ngun thuỷ). Qua đó cho thấy vai trị to lớn của nhà nước trong hệ
thống chính trị mà các tổ chức khác khơng có được.

Câu 8: Trình bày những chức năng của nhà nước?
Chức năng của nhà nước là những phương diện, mặt hoạt động cơ
bản của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt ra. Bản
chất giai cấp, vai trò xã hội của nhà nước được thể hiện thông qua chức năng
của nhà nước.
Chức năng của nhà nước xuất phát từ bản chất giai cấp của nhà nước
do cơ sở kinh tế– xã hội quyết định.
Cơ sở kinh tế của các nhà nước chủ nô, phong kiến, Tư bản là chế độ
chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nên chức năng cơ bản là bảo vệ chế
độ tư hữu, tiến hành bóc lột và mở mang lãnh thổ.
Nhà nước Xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư
liệu sản xuất là chủ yếu. Do vậy, chức năng của nhà nước này cũng khác với
chức năng của các nhà nước Chủ nô, Phong kiến, Tư bản.
Mọi nhà nước trên thế giới đều có hai chức năng chính: Chức năng đối
nội và chức năng đối ngoại.
Chức năng đối nội là những mặt hoạt động cơ bản của Nhà nước trong
nội bộ đất nước như: duy trì và bảo đảm trật tự, chính trị – xã hội, phát triển
kinh tế trong nước, giải quyết các vấn đề xã hội một cách đồng bộ, có tổ chức
và giải quyết các vấn đề một cách nhân đạo.


Chức năng đối ngoại là những mặt hoạt động của nhà nước trong quan
hệ với các nhà nước, các dân tộc khác như: phòng thủ đất nước, chống ngoại

xâm, thiết lập mối quan hệ về kinh tế, văn hóa/ khoa học – công nghệ với các
nước và tổ chức quốc tế.
Để thực hiện các chức năng trên nhà nước áp dụng nhiều hình thức và
phương pháp hoạt động khác nhau. Có ba hình thức hoạt động chính là: Lập
pháp; hành pháp và tư pháp. Các chức năng của nhà nước được thực hiện
thông qua bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương và cơ sở.

Câu 9: Kiểu nhà nước là gì? Trong xã hội lồi người có mấy kiểu nhà
nước?
1. Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc điểm cơ bản của nhà nước, thể
hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội, những điều kiện tồn tại và phát triển của
nhà nước trong một hình thái kinh tế– xã hội có giai cấp nhất định. Tương
ứng với mỗi hình thái kinh tế– xã hội là một kiểu nhà nước.
2. Trong lịch sử đã và đang tồn tại 4 kiểu nhà nước.
– Nhà nước chủ nô;
– Nhà nước phong kiến;
– Nhà nước tư sản;
– Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước kia tiến bộ hơn là
một biểu hiện quan trọng của quy luật phát triển và thay thế các hình thái kinh
tế – xã hội này bằng hình thái kinh tế– xã hội khác cao hơn.

Câu 10: Trình bày những đặc trưng cơ bản và bản chất của kiểu Nhà
nước chiếm hữu nô lệ?
1. Đặc trưng của kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ


Nhà nước chiếm hữu nô lệ là kiểu nhà nước bóc lột dựa trên các cơ sở
sau:
Cơ sở kinh tế của nhà nước chiếm hữu nô lệ là chế độ sở hữu của chủ

nô đối với người nô lệ, và mọi tư liệu sản xuất khác.
Cơ sở xã hội: Giai cấp chủ nơ và giai cấp nơ lệ có những lợi ích căn
bản đối lập nhau, mâu thuẫn giữa hai giai cấp này rất gay gắt và khơng thể
điều hịa được.
Nhà nước chiếm hữu nô lệ là công cụ bạo lực để bảo vệ quyền lợi của
chủ nô và trấn áp sự phản kháng của nô lệ.
2. Bản chất
– Củng cố và bảo vệ quyền sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất
và nô lệ;
– Đàn áp bằng quân sự đối với sự phản kháng của nô lệ và các tầng
lớp bị trị khác;
– Nô dịch về mặt tư tương đối với nô lệ và những tầng lớp bị trị khác;
– Tiến hành chiến tranh xâm lược và phịng thủ chống xâm lược.

Câu 11: Trình bày bản chất và những đặc trưng cơ bản của kiểu
nhà nước phong kiến
1. Bản chất:
Nhà nước phong kiến là một kiểu nhà nước bóc lột dựa trên các cơ sơ
sau:
Cơ sở kinh tế cơ bản của nhà nước phong kiến là chế độ sở hữu về
ruộng đất của địa chủ phong kiến cũng như những tư liệu sản xuất khác;
Cơ sở xã hội: Chế độ phong kiến có hai giai cấp chính là địa chủ và
nơng dân, ngồi ra cịn có các tầng lớp khác nhau tăng lữ, thợ thủ công,
thương gia;


Cơ sở tinh thần: Tư tưởng của nhà nước phong kiến là chế độ thần
quyền, tôn giáo. Mỗi thời đại phong kiến đều coi tôn giáo là quốc giáo làm cơ
sở nô dịch tinh thần nhân dân.
2. Đặc trưng:

– Là xã hội bóc lột;
– Phân biệt đối xử và mang tính chất giai tầng, phụ thuộc vào mức độ
sở hữu tài sản, chủ yếu là ruộng đất;
– Củng cố và bảo vệ phương thức sản xuất phong kiến;


Đàn áp sự chống đối của nông dân và những người lao động khác
bằng những phương tiện tàn bạo;

– Nô dịch về tư tưởng,
– Tiến hành chiến tranh xâm lược.

Câu 12: Trình bày bản chất và những đặc trưng cơ bản của kiểu nhà
nước tư sản?
1. Bản chất kiểu nhà nước tư sản
Kiểu nhà nước tư sản là kiểu nhà nước bóc lột dựa trên các cơ sở sau:
– Cơ sở kinh tế của kiểu nhà nước tư sản là các quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa được thiết lập dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất và bóc lột giá trị thặng dư;
– Cơ sở xã hội của nhà nước tư sản là hai giai cấp chủ yếu song song
tồn tại là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, hai giai cấp này tồn tại mâu thuẫn
đối kháng;
– Nhà nước tư sản trước hết là công cụ để bảo vệ và phục vụ cho lợi
ích của giai cấp tư sản.
2. Đặc trưng của kiểu nhà nước tư sản


– Bảo vệ chế độ tư hữu tư sản;
– Bành trướng về kinh tế, chính trị, văn hố, tư tưởng trong quan hệ
quốc tế phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản;

– Bảo vệ lợi ích của người lao động vì sự tồn vong của giai cấp tư sản.

Câu 13. Hình thức nhà nước là gì?
1. Hình thức nhà nước là phương thức, cách thức tổ chức và thực
hiện quyền lực của mỗi kiểu nhà nước.
Hình thức nhà nước do bản chất và nội dung của nhà nước quy định,
qua từng giai đoạn phát triển xã hội của nhà nước thì cách thức tổ chức
quyền lực nhà nước khác nhau.
2. Hình thức nhà nước bao gồm: Hình thức chính thể, hình thức cấu
trúc và chế độ chính trị.

Câu 14: Hình thức chính thể là gì?
Là cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và mối
quan hệ giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương.
Hình thức chính thể gồm
– Chính thể qn chủ
Chính thể quân chủ chia làm hai loại:
+ Chính thể quân chủ tuyệt đối, trong đó người đứng đầu nhà nước là
vua (hoặc Quốc vương) có quyền lực vơ hạn và suốt đời “cha truyền con nối”.
+ Chính thể quân chủ tương đối (hạn chế), quyền lực của vua bị hạn
chế, vua chỉ nắm một số quyền lực tối cao của nhà nước, các quyền còn lại
được trao cho người đứng đầu nhà nước (thủ tướng, Tổng thống…).
– Chính thể Cộng hoà


Chính thể Cộng hồ chia làm hai loại: Cộng hồ dân chủ và cộng hoà
quý tộc.
+ Trong chế độ cộng hoà dân chủ, quyền bầu cử để lập ra cơ quan
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
+ Chế độ cộng hịa q tộc thì quyền lập ra cơ quan quyền lực nhà

nước chỉ dành riêng cho giới quý tộc.
Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, Lào, Bắc Triều Tiên theo hình thức
chính thể cộng hồ dân chủ xã hội chủ nghĩa, tức là nhân dân có quyền bầu
ra cơ quan quyền lực nhà nước theo chế độ phổ thông đầu phiếu. Cơ quan
quyền lực nhà nước là người đại diện cho nguyện vọng và ý chí của nhân
dân.
Pháp, CHLB Đức, LB Nga, Ấn Độ, Hoa Kỳ là nước theo hình thức cộng
hồ dân chủ tư sản, trong đó nhân dân có quyền bầu ra người đứng đầu nhà
nước, nhưng theo hình thức đại cử tri, có một số người dân không được đi
bầu cử. Căm–pu–chia, Thái Lan, Nhật Bản, Hà Lan, Thuỵ Điển theo hình thức
chính thể qn thủ lập hiến, người đứng đầu nhà nước là vua theo nguyên
tắc cha truyền con nối.

Câu 15: Trình bày hình thức cấu trúc nhà nước?
Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức và từ thực hiện
quyền lực nhà nước theo đơn vị hành chính – lãnh thổ và mối quan hệ giữa
các bộ phận cấu thành nhà nước với nhau.
Hình thức cấu trúc gồm có:
– Nhà nước đơn nhất là hình thức nhà nước, trong đó tồn tại một chủ
quyền quốc gia duy nhất, một hệ thống cơ quan quyền lực, cơ quan hành
chính, và một hệ thống pháp luật thống nhất từ trung ương đến địa phương
(Việt Nam, Lào, Trung Quốc v.v…).


– Nhà nước liên bang là hình thức nhà nước do nhiều nhà nước thành
viên hợp lại. Trong nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan nhà nước:
một hệ thống chung cho cả liên bang và một hệ thống riêng cho mỗi nhà
nước thành viên. Nhà nước liên bang có hai hệ thống pháp luật: hệ thống
pháp luật của nhà nước bang và hệ thống pháp luật của liên bang. Pháp luật
của bang không được trái với pháp luật của liên bang, trừ một số nước có quy

định khác.
Nhà nước liên bang có chủ quyền chung cho tất cả các bang thành
viên, đồng thời mỗi nước thành viên có chủ quyền riêng: Ví dụ cộng hịa Liên
bang Đức, Mỹ, Ấn Độ, Nga…
Ngày nay thế giới đang chứng kiến một hình thức nhà nước mới, đó là
nhà nước Liên minh như: Liên minh Châu Âu (EU); liên minh châu Phi (AU)
và trong tương lai sẽ có liên minh các nước Đông Nam Châu Á, gọi tắt là AEC
theo mô hình EU.

Câu 16: Chế độ chính trị là gì?
Chế độ chính trị là tồn bộ các phương pháp, thủ đoạn, cách thức mà
giai cấp cầm quyền sử dụng để giữ chính quyền và xây dựng nhà nước.
Chế độ chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với bản chất, nội dung hoạt
động của nhà nước, với đời sống chính trị xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp tới
hình thức nhà nước. Mỗi hình thái kinh tế– xã hội trong một giai đoạn lịch sử
nhất định thì sử dụng các phương pháp cai trị khác nhau. Song nhìn chung có
hai phương pháp:
+ Phương pháp dân chủ: thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như
dân chủ thực sự, dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp, dân chủ giả hiệu, v.v…
+ Phương pháp phản dân chủ: thể hiện dưới hình thức như chế độ độc
tài chuyên chế, chế độ phát xít, qn phiệt.v.v…
Có thể biểu diễn hình thức nhà nước theo sơ đồ sau:


HINH THUC NHA NUOC

Hinh thuc
chinh the

Quan

chu

Tuyet
đoi

Han
che

Hinh thuc
cau truc

Cong
hoa

Dan
chu

Đon
nhat

Lien
bang

Che đo
chinh tri

Lien
minh

Dan

chu

Phan
dan chu

Quy
toc

Câu 17: Trình bày hình thức nhà nước chiếm hữu nơ lệ?
Chủ yếu được tổ chức dưới hình thức chính thể, trong đó các nhà nước
được tổ chức theo hình thức chính thể qn chủ tuyệt đối, hình thức chính
thể cộng hịa q tộc cũng đó xuất hiện ở Spác và La Mã, đặc biệt là chính
thể cộng hịa dân chủ của nhà nước Aten;
Hình thức cấu trúc nhà nước, cấu trúc phổ biến là đơn nhất và đại lục
có xuất hiện một vài nhà nước liên minh;
Chế độ chính trị, ngoài nhà nước Aten, Spác và La Mã, các nhà nước
khác đều thực hiện một chế độ chính trị chuyên chế độc tài.

Câu 18: Trình bày hình thức Nhà nước phong kiến?
– Hình thức chính thể, phổ biến nhất trong nhà nước phong kiến là
chính thể quân chủ chuyên chế.
– Hình thức cấu trúc nhà nước, phổ biến là cấu trúc nhà nước đơn
nhất, nhà nước liên minh có xuất hiện nhưng khơng nhiều;
– Chế độ chính trị, giai cấp địa chủ phong kiến thiết lập một chế độ
chính trị quân chủ chuyên chế độc tài và tàn bạo.


Câu 19: Trình bày hình thức nhà nước tư sản?
Hình thức chính thể của nhà nước tư sản khá phong phú và đa dạng,
bao gồm: quân chủ đại nghị, cộng hòa đại nghị, cộng hòa tổng thống (Hoa Kỳ)

và cộng hịa lưỡng tính (Pháp);
– Hình thức cấu trúc nhà nước, các nhà nước tư sản vừa được tổ chức
dưới hình thức đơn nhất như Thái lan, vừa được tổ chức dưới hình thức liên
bang (Nga; CHLB Đức);
– Chế độ chính trị, xét về mặt hình thức thì nhà nước tư sản đó thực
hiện một cơ chế dân chủ, theo đó nhân dân có quyền thiết lập ra các cơ quan
nhà nước.

Câu 20: Mối quan hệ giữa kiểu nhà nước với hình thức nhà nước được
thể hiện như thế nào?
Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc trưng cơ bản của nhà nước, thể hiện
bản chất giai cấp, vai trò, giá trị xã hội và những điều kiện phát sinh, tồn tại,
phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế– xã hội nhất định.
– Vì vậy hình thức nhà nước được quy định bởi kiểu nhà nước.
– Hình thức nhà nước phụ thuộc trực tiếp vào cơ sở kinh tế và tính chất
giai cấp của nhà nước.
– Do vậy cùng một hình thức nhà nước, nhưng thuộc những kiểu nhà
nước khác nhau thì có những đặc điểm khác nhau (ví dụ cùng một hình thức
cộng hịa dân chủ, nhưng kiểu nhà nước tư sản thì có những đặc điểm khác
so với kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa).


Câu 21: Phân tích hình thức chính thể nhà nước XHCN?
Sau Đại chiến thế giới lần thứ II năm 1945 hàng loạt nhà nước theo
hình thức dân chủ nhân dân ra đời, trong đó có Việt Nam.
Hình thức nhà nước này có một số đặc điểm sau:
– Việc giành và tổ chức chính quyền thường sử dụng phương pháp
hồ bình kết hợp với phương pháp bạo lực; đều thực hiện bước chuyển tiếp
từ cách mạng dân chủ nhân dân sang cách mạng xã hội chủ nghĩa;
– Các nhà nước dân chủ nhân dân đều tồn tại hình thức tổ chức Mặt

trận đoàn kết các dân tộc (Mặt trận Tổ quốc, Mặt trận nhân dân). Trong mặt
trận gồm nhiều đảng phái chính trị; tổ chức chính trị – xã hội, các lực lượng
xã hội khác nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản;
– Thực hiện nguyên tắc phổ thông đầu phiếu không phân biệt đẳng
cấp, địa vị xã hội, tôn giáo…;
– Cơ sở xã hội của nhà nước dân chủ nhân dân rộng rãi hơn cơ sở xã
hội của nhà nước Xơ viết vì thực tiễn cách mạng dân chủ nhân dân do nhiều
tầng lớp tham gia;
– Trong thời kỳ đầu mới thành lập, nhà nước dân chủ nhân dân sử
dụng một số chế định pháp luật của chế độ cũ, nhưng chế định này không trái
với nguyên tắc của chế độ mới;
– Chế định nguyên thủ quốc gia có những thay đổi nhất định, có khi là
chủ trại tập thể như Hội đồng Nhà nước (ở Việt Nam 1980 – 1992) hoặc Đoàn
chủ tịch cơ quan quyền lực nhà nước tối cao (CHDC Đức, Ba Lan…) hoặc là
một cá nhân (Chủ tịch nước) như ở Việt Nam hoặc Trung Quốc hiện nay,
– Ở Việt Nam, chính thể Cộng hồ dân chủ nhân dân được hình thành
từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, từ đó đến nay, chính thể này ngày
càng hoàn thiện. Hiến pháp năm 1992 quy định hình thức chính thể của Nhà
nước Việt Nam hiện nay là hình thức chính thể cộng hồ dân chủ xã hội chủ
nghĩa.


Câu 22: Trình bày hình thức cấu trúc nhà nước XHCN? Liên hệ ở Việt
Nam?
Hình thức cấu trúc nhà nước là việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà
nước theo đơn vị hành chính lãnh thổ, phản ánh mối quan hệ giữa các bộ
phận hành chính lãnh thổ của nhà nước và mối quan hệ giữa các cơ quan
nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới.
Các nhà nước xã hội chủ nghĩa hình thành và tồn tại hai hình thức cấu
trúc cơ bản đó là: nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang.

– Nhà nước đơn nhất có đặc điểm:
+ Các đơn vị hành chính – lãnh thổ (tỉnh, huyện, xã..:) là những bộ
phận hợp thành quốc gia, khơng có chủ quyền quốc gia;
Các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương tạo thành một
hệ thống nhất, có tính thứ bậc, trực thuộc rõ ràng, cấp dưới phục tùng cấp
trên, địa phương phục tùng Trung ương.
Nhà nước và xã hội tổ chức và hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp
luật thống nhất do cơ quan quyền lực tối cao ban hành.
Nhà nước liên bang có đặc điểm.
Các nước cộng hịa trong liên bang có tổ chức bộ máy nhà nước riêng,
có hiến pháp và hệ thống pháp luật riêng;
Trong nhà nước liên bang tồn tại hai hình thức quyền lực nhà nước:
quyền lực liên bang và quyền lực của các nước cộng hòa;
Các đạo luật của liên bang là các cơ sở pháp lý có tính ngun tắc đối
với hệ thống pháp luật của các nước cộng hòa;
Quan hệ giữa nhà nước liên bang và các nước cộng hòa được thiết lập
trên cơ sở của nguyên tắc tập trung dân chủ;


Các nước cộng hịa có quyền xin ra khỏi nhà nước liên bang khi có sự
đồng ý của các nước cộng hoà khác trong liên bang.
Nhà nước Việt Nam được tổ chức theo hình thức cấu trúc nhà nước
đơn nhất, bởi nó có một số đặc điểm sau:
– Các đơn vị hành chính – lãnh thổ (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) là bộ
phận hợp thành của một quốc gia, nên khơng có chủ quyền quốc gia riêng.
Hiến pháp năm 1992 quy định chính quyền ở Việt Nam gồm bốn cấp: Trung
ương, tỉnh, huyện, xã.
Các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương là cơ sở tạo
thành một thể thống nhất, có tính thứ bậc, cấp dưới phải phục tùng cấp trên,
địa phương phải phục tùng Trung ương.


Câu 23: Việc tổ chức và thực hiện chế độ chính trị ở Việt Nam như thế
nào?
– Chế độ chính trị của nhà nước là tổng thể những phương thức,
phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước.
– Nhà nước Việt Nam tổ chức và thực hiện theo chế độ chính trị xã hội
chủ nghĩa với đặc trưng là: thực hiện phương pháp quản lý nhà nước và quản
lý xã hội theo phương thức dân chủ rộng rãi, tạo điều kiện cho nhân dân tham
gia vào mọi công việc quản lý theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra”.
– Phương pháp thực hiện quyền lực của Nhà nước Việt Nam chủ yếu
là giáo dục, thuyết phục trên cơ sở dân chủ để mọi quyết định của nhà nước
đều có sự tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân; nhân dân có quyền kiểm
tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước.

Câu 24: Các yếu tố cấu thành hình thức nhà nước tư sản?


Hình thức nhà nước tư sản cấu thành bởi ba yếu tố: hình thức chính
thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị.
1. Hình thức chỉnh thể gồm: Chính thể quân chủ lập hiến (Nhật, Thái
Lan, Anh…) và chính thể cộng hồ gồm: (Pháp, Đức, Nga…).
Chính thể cộng hịa là hình thức phổ biến nhất của nhà nước tư sản
hiện nay, hình thức này tồn tại dưới hai dạng: Cộng hịa Tổng thống và Cộng
hồ đại nghị.
– Cộng hịa Tổng thống (Mỹ):
Tổng thống do cử tri trực tiếp bầu ra, khơng do quốc hội bổ nhiệm.
Tổng thống có quyền thành lập chính phủ và nội các. Các thành viên của
chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước tổng thống. Nghị viện khơng có quyền
bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ, ngược lại tổng thống cũng khơng có quyền giải

tán nghị viện trước thời hạn của nhiệm Luật được nghị viện thông qua phải
gửi cho tổng thống ký và công bố. Tổng thống có quyền phủ quyết các đạo
luật do nghị viện thơng qua.
– Cộng hồ đại nghị:
Tổng thống kết hợp với nghị viện bầu ra thủ tướng, nhưng thủ tướng có
vai trị và quyền lực lớn hơn tổng thống. Hình thức cộng hịa đại nghị tồn tại ở
Cộng hồ Liên bang Đức, Áo, Phần Lan, ltalia v.v…
2. Hình thức cấu trúc: Tồn tại dưới hai dạng
– Nhà nước đơn nhất.
– Nhà nước liên bang.
Ngồi ra cịn có nhà nước tư sản liên minh như Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ (1776 – 1787); Liên minh Thụy Sĩ (1848); Liên minh Đức (1815 – 1867).
Ngày nay xuất hiện nhà nước liên minh như: EU, AU, AEC.
3. Chế độ chính trị
Chế độ chính trị của nhà nước tư sản thể hiện dưới hai dạng:


– Chế độ dân chủ;
– Chế độ phản dân chủ.

Câu 25: Trình bày mơ hình bộ máy nhà nước chủ nơ?
Được tổ chức theo mơ hình qn sự hành chính như sau:
Vua đặt ra các cơ quan giúp việc để thực hiện sự cai trị xã hội;
Bộ máy nhà nước thủ nơ chưa có sự phân cơng rõ ràng giữa các bộ
phận vừa đảm nhiệm công tác quản lý vừa tham gia quân đội.

Câu 26: Bộ máy Nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức như
thế nào?
– Bộ máy Nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức tùy từng giai
đoạn, nhưng tựu trung phát triển qua hai giai đoạn:

+ Nhà nước quân chủ phân quyền cát cứ,
+ Nhà nước tung ương tập quyền.
– Nhà nước phong kiến phát triển hơn bộ máy nhà nước chủ nô về số
lượng và chất lượng.
– Được tổ chức hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương.
– Bộ máy Nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức:
+ Phương Bắc Trung Hoa (thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn);
+ Mơ hình Nhà nước phong kiến Việt Nam thời Pháp thuộc: Bên cạnh
mơ hình bộ máy nhà nước của nhà Nguyễn theo mơ hình của thời Minh
Mạng, người Pháp đã song song thiết lập bộ máy nhà nước ở Việt Nam theo
mơ hình Pháp quốc với chế độ bảo hộ khác nhau ở cả ba miền Bắc, Trung,
Nam.


Câu 27: Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức như thế nào?
– Được tổ chức tiến bộ hơn so với nhà nước phong kiến do trình độ
kinh tế– xã hội phát triển nhanh;
– Các cơ quan nhà nước phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn.
– Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức theo nguyên tắc “ Tam quyền,
phân lập”. Học thuyết này do S.Montesquyeu (1689 – 1715) – nhà tư tưởng vĩ
đại người Pháp đã phát triển các quan điểm của J. Locke và nâng nó lên
thành một học thuyết.
Theo S. Montésquyeu: “Quyền lực nhà nước chia thành ba bộ phận:
quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp”.
Ba quyền này phải đối trọng nhau, khơng có một cơ quan nào đứng
trên ba cơ quan đó. Học thuyết Tam quyền phân lập đã trở thành nền tảng
cho nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản.
Tuy nhiên, việc áp dụng học thuyết này ở mỗi nước tư sản cũng khác
nhau. Ví dụ, ở Pháp khơng được áp dụng triệt để, cịn ở Mỹ thì người ta lại

tn thủ học thuyết này một cách chặt chẽ. Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 là
hiện thân của học thuyết Tam quyền phân lập:
+ Quyền lập pháp thuộc về Nghị viện;
+ Quyền hành pháp thuộc về Chính phủ;
+ Quyền tư pháp thuộc về Tịa án;

Câu 28: Trình bày bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam?
– Nhà nước CHXHCN Việt Nam là kiểu Nhà nước xã hội chủ nghĩa, ra
đời sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Nhà nước Việt Nam đã thể hiện rõ
bản chất của một nhà nước luôn gắn bó chặt chẽ với nhân dân, phục vụ lợi
ích của nhân dân, của dân tộc.


– Bản chất của Nhà nước Việt Nam được xác định trong Điều 2 Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992:
“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức”.
Tính giai cấp cơng nhân, tính dân tộc, tính nhân dân gắn bó chặt chẽ
với nhau.
Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thơng qua các hình thức kiểm
tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.
– Nhà nước Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng
sống trên đất nước Việt Nam, nhà nước thực hiện chính sách phát triển về
mọi mặt. Đây là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc trên cơ
sở kết hợp tính giai cấp, tính nhân dân, tính thời đại

Câu 29: Nội dung của nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Nguyên tắc là những tư tưởng chủ đạo làm nền tảng cho việc tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước xã hội chủ
nghĩa Việt Nam gồm những nội dung sau:
1. Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân
– Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống cơ quan
nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, còn gọi là cơ quan “đại
diện”).
– Các cơ quan khác của nhà nước (Chính phủ, Tịa án, Viện Kiểm sát)
đều bắt nguồn từ cơ quan quyền lực nhà nước, chịu sự kiểm tra giám sát và


chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực (Quốc hội, Hội
đồng nhân dân các cấp).
– Quyền lực của nhân dân cịn được thực hiện thơng qua các tổ chức
xã hội, đoàn thể, các tổ chức cơ sở và bản thân các cá nhân, công dân.
2. Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước
Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước thông qua các hoạt động sau:
– Giới thiệu và chọn lựa những công dân tiêu biểu tham gia vào cương
vị quan trọng trong các cơ quan nhà nước, nhằm bảo đảm quyền làm chủ của
nhân dân và sức mạnh của nhà nước.
– Đề ra phương hướng, chủ trương, đường lối chính trị, chủ trương
chính sách lớn về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và tổ chức
kiểm tra, hướng dẫn, lãnh đạo các cơ quan nhà nước thực hiện đúng đường
lối, chính sách, nghị quyết do Đảng đề ra.
– Thông qua công tác cán bộ, Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo đối với
toàn bộ hệ thống các cơ quan nhà nước và đối với toàn xã hội.
3. Nguyên tắc tập trung dân chủ
– Là sự kết hợp hài hòa giữa sự chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp
trên với việc mở rộng dân chủ, phát huy tính tự chủ, sáng tạo của quần chúng

trong công tác quản lý nhà nước và xã hội. Nhà nước ta thực hiện phương
châm dân bàn bạc, thảo luận cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định.
– Các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương phải phục tùng sự chỉ
đạo của cơ quan nhà nước ở Trung ương và của cơ quan nhà nước cấp trên.
4. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
– Mọi cán bộ, công chức nhà nước, không kể chức vụ cao hay thấp
đều phải tuân thủ pháp luật hiện hành, bảo đảm nguyên tắc: Cơ quan nhà
nước chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định. cơng dân được làm tất
cả những gì mà pháp luật không cấm”.


×