TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
MÔN GIÁO DỤC NÂNG CAO SỨC KHỎE & SỨC KHỎE SINH SẢN
--------
CHUYÊN ĐỀ
DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ TRAI
THỰC HIỆN: HUỲNH NGUYỄN PHƯƠNG QUANG
LÊ THỊ NGỌC HUYỀN
Cần Thơ, 2019
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 1. THỰC TRẠNG DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ TRAI ................................. 2
Chương 2. HẬU QUẢ CỦA DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ TRAI ............................... 7
Chương 3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ TRAI . 18
Chương 4. ĐIỀU TRỊ DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ TRAI ........................................ 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DHEAS
Dehydroepiandrosterone sulfate
DTS
Dậy thì sớm
DTSTƯ
Dậy thì sớm trung ương
FSH
Follicle stimulating hormone (Hormon kích thích
nang trứng)
GH
Growth hormone (Hormon tăng trưởng)
GnRH
Gonadotropin releasing hormone (Hormon giải
phóng hormon hướng sinh dục)
GnRHa
Gonadotropin releasing hormone agonist (Chất đồng
vận giải phóng hormon hướng sinh dục)
hCG
Human chorionic gonadotropin
LH
Luteinizing hormone (Hormon kích thích hồng thể)
MAS
McCune - Albright Syndrome (Hội chứng McCune Albright)
MRI
Magnetic resonance imaging (Chụp cộng hưởng từ)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dậy thì sớm (DTS) là sự phát triển các đặc tính sinh dục phụ trước 9 tuổi ở
trẻ trai và trước 8 tuổi hoặc kinh nguyệt xảy ra trước 9,5 tuổi ở trẻ gái. Q trình
dậy thì có sự tham gia của GnRH vào hoạt động sớm của trục vùng dưới đồi tuyến yên - tuyến sinh dục được gọi là DTS trung ương (DTSTƯ). DTS ngoại
biên không có sự tham gia của GnRH mà do các bất thường của buồng trứng, tinh
hoàn hoặc tuyến thượng thận gây tăng nồng độ cáchormon sinh dục như estrogen
hoặc testosteron.
Hiện nay, DTS là một vấn đề đang được nhân viên y tế, các bậc cha mẹ và
xã hội hết sức quan tâm. Số lượng trẻ bị DTS ngày càng tăng cao. Tại Hoa Kỳ, có
48% trẻ gái da đen và 15% trẻ gái da trắng đã phát triển vú và/hoặc lông mu lúc
8 tuổi, trong khi ở thời điểm 7 tuổi thì tỷ lệ này lần lượt là 27% và 7%. Tỉ lệ DTS
chung của cả hai loại trung ương và ngoại biên vào khoảng 1/10.000 - 1/5.000 trẻ,
trong đó số trẻ DTSTƯ nhiều gấp 5 lần DTS ngoại biên. Điều tra cộng đồng ở
Đan Mạch trong thời gian từ 1993 đến 2000 cho thấy tỷ lệ mắc DTS là 20/10.000
trẻ gái và 5/10.000 trẻ trai. Nghiên cứu hồi cứu trên 104 trẻ DTS của tác giả
Kaplowitz tại Washington trong giai đoạn 1996 - 2002, tỷ lệ trẻ gái mắc bệnh lên
tới 87%. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về tần suất mắc DTS ở cộng đồng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến DTS ở trẻ em như do yếu tố di truyền, nội
tiết, môi trường sống, chế độ ăn uống, điều kiện sống trong gia đình… và bệnh lý
của cơ thể. DTS được coi là dạng bệnh lý nguy hiểm nếu nguyên nhân là u não, u
ác tính tuyến sinh dục... có thể dẫn đến tử vong nếu khơng được phát hiện và điều
trị kịp thời. DTSTƯ làm cốt hoá xương sớm khiến trẻ bị lùn khi trưởng thành.
Trong trường hợp DTSTƯ, do chức năng sinh sản có thể hồn thiện nên trẻ có thể
đối mặt với nguy cơ bị xâm hại tình dục, quan hệ tình dục sớm dẫn đến mang thai
ngoài ý muốn và phá thai khi cịn nhỏ tuổi. Ngồi ra những thay đổi nhanh chóng
của cơ thể làm cho trẻ hoang mang, lo lắng và có thể ảnh hưởng đến q trình
phát triển tâm lý.
Chương 1
THỰC TRẠNG DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ TRAI
Dậy thì sớm xuất hiện ở các bé gái nhiều hơn 10 lần so với các bé trai. Ở
bé gái có các dấu hiệu: ngực phát triển, mọc lông mu hoặc lông nách, thay đổi
hình dáng cơ quan sinh dục ngồi, bắt đầu có kinh nguyệt. Ở bé trai, có các dấu
hiệu: tinh hồn hoặc dương vật to lên, xuất hiện lơng mu hoặc lông nách, trứng
cá, giọng trầm đi. Ở cả bé trai và bé gái đều có sự thay đổi về chiều cao và cân
nặng. Trong suốt thời kỳ dậy thì xương liên tục trưởng thành. Ở các trẻ dậy thì
sớm, giai đoạn trẻ cao lên nhanh bắt đầu sớm và thường cũng kết thúc sớm hơn
bình thường. Trẻ sẽ lớn vọt so với các bạn cùng lứa, nhưng sau vài năm chúng
ngừng phát triển và không thể đạt chiều cao tối đa của người trưởng thành.
Thông thường, tuổi dậy thì thường bắt đầu ở trẻ em gái ở độ tuổi từ 8 và 12 và ở
các bé trai ở độ tuổi từ 9 và 14. Nguyên nhân khiến trẻ dậy sớm liên quan nhiều
đến các yếu tố dinh dưỡng như: chế độ ăn giàu năng lượng, ăn quá nhiều thịt động
vật có chứa các chất kích thích thúc đẩy q trình tăng trưởng nhanh ở vật ni,
lạm dụng thuốc bổ cho trẻ cũng là nhân tố làm dậy thì sớm. Bên cạnh đó, phim,
hình ảnh… có yếu tố gợi ý về quan hệ giới tính cũng làm tăng khả năng dậy thì
sớm ở trẻ. Tuy nhiên trẻ dậy thì sớm cũng khơng loại trừ một số bệnh lý có thể là
nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này. Trong số đó phải kể đến u nang buồng
trứng, u não, các bệnh tuyến giáp.
Có 2 loại dậy thì sớm: dậy thì sớm thật có nguồn gốc từ sự tăng tiết một
hormone ở vùng dưới đồi tuyến yên, hormone này chỉ huy các tuyến sinh dục hoạt
động. Nguyên nhân của hiện tượng này thường là u não, cách giải quyết là cắt bỏ
u hoặc nếu u ở sâu không lấy được thì dùng tia xạ và thuốc.
Cịn dậy thì sớm giả bắt nguồn từ các vấn đề ở tuyến thượng thận, tinh hồn
hoặc buồng trứng. Nếu dậy thì sớm do sự kích hoạt của não như u não, tổn thương
não... thì rất dễ dẫn đến tử vong nếu khơng phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu trẻ
dậy thì sớm do bất thường của hormone sinh dục có thể là nguy cơ tiềm ẩn một
số bệnh như u nang buồng trứng ở bé gái, bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh ở
bé trai.
Dậy thì sớm tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau, nhưng khi
bị dậy thì sớm khiến trẻ phải đối mặt với những đặc tính sinh dục thứ phát, như
bé gái ngực phát triển, có kinh nguyệt; bé trai có dương vật lớn, mọc râu, vỡ
giọng... Trong khi trẻ cịn q nhỏ tuổi thì việc chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá
nhân sẽ khơng tự làm được. Dậy thì sớm còn ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Do
các sụn tăng trưởng tăng hoạt động, trẻ sẽ phát triển rất nhanh nhưng sẽ sớm ngừng
tăng trưởng bởi hiện tượng đóng đầu xương - sau tuổi dậy thì, xương gần như
không phát triển nữa.
Việc trẻ bước vào thời kỳ dậy thì ở độ tuổi nào phụ thuộc vào: giới tính
(nữ dậy thì sớm hơn nam), mức độ hoạt động thể chất (nữ béo phì dậy thì sớm
hơn các bạn thể trạng bình thường), hàm lượng estrogen ngoại lai đưa vào cơ
thể...
Để trì hỗn q trình dậy thì sớm ở trẻ, đặc biệt là các bé gái thì chế độ tập luyện
nghiêm túc hàng ngày là phương thức an toàn và hiệu quả nhất. Ngoài tập luyện
đều đặn, các bé gái thừa cân cần phấn đấu đạt trọng lượng cơ thể chuẩn thông qua
chế độ ăn với hàm lượng calo lành mạnh. Chế độ ăn hợp lý đóng vai trị đặc biệt
quan trọng trong giảm cân. Hạn chế ảnh hưởng của estrogen ngoại lai lên cơ thể
cũng tỏ ra hiệu quả trong giảm tốc độ dậy thì. Estrogen có thể tìm thấy trong thực
phẩm như thịt, sữa (nếu người chăn nuôi sử dụng hc mơn kích thích tăng
trưởng), thuốc trừ sâu. Estrogen cũng liên quan chặt chẽ tới các vật dụng làm từ
chất dẻo (chai đựng nước, đồ đựng thức ăn, đồ chơi)…
1.1. Định nghĩa
DTS là sự phát triển các đặc tính sinh dục phụ trước 9 tuổi ở trẻ trai và trước
8 tuổi hoặc có kinh nguyệt trước 9,5 tuổi ở trẻ gái. Định nghĩa này mang tính khái
quát nên không phân biệt DTS trung ương, DTS ngoại biên và DTS khơng hồn
tồn.
1.2. Phân loại
DTS trung ương
DTS trung ương hay còn được gọi là DTS thật hoặc DTS phụ thuộc
gonadotropin. Đây là DTS có sự hoạt động của trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến
sinh dục. DTSTƯ có đặc trưng là phát triển các đặc tính sinh dục phụ theo tuần
tự như vú, lơng mu ở trẻ gái và tinh hồn, dương vật, lông mu ở trẻ trai. Ở những
bệnh nhân này, các đặc điểm phát triển giới tính phù hợp với giới tính của đứa trẻ.
DTSTƯ thường do nguyên nhân tổn thương thần kinh trung ương dẫn đến tăng
tiết các hormon hướng sinh dục (gonadotropin) làm cho các cơ quan sinh dục
trưởng thành. Nguyên nhân bệnh lý chiếm 40% đến 75% các trường hợp ở các trẻ
trai, trong khi đó ở trẻ gái chỉ có 5% đến 20% là tìm được nguyên nhân.
DTS ngoại biên
DTS ngoại biên còn được gọi là DTS giả hoặc DTS khơng phụ thuộc
gonadotropin, q trình này khơng có vai trị hoạt động của trục vùng dưới đồi tuyên yên, không tăng tiết gonadotropin nên không có sự “chín” của cơ quan sinh
dục. Chỉ có một phần đặc tính sinh dục phát triển do bệnh lý của tuyến sinh dục,
tuyến thượng thận, làm cho nồng độ các hormon sinh dục tăng cao, hoặc do có sự
bài tiết quá mức của hormon giới tính (estrogen hoặc androgen) từ tuyến sinh dục
hoặc tuyến thượng thận hoặc từ các nguồn hormon sinh dục ngoại sinh khác. DTS
ngoại biên cũng có thể do các khối u tế bào mầm ở vị trí ngồi cơ quan sinh dục
gây sản xuất q mức hormon sinh dục. DTS ngoại biên có thể tương đồng với
giới tính của đứa trẻ (đồng giới tính) hoặc khơng phù hợp với biểu hiện nam hóa
của trẻ gái và nữ hóa ở trẻ trai (khác giới tính).
DTS khơng hồn tồn
DTS khơng hồn tồn là những trường hợp chỉ có một trong số những đặc
tính sinh dục phụ xuất hiện như sau:
- Phát triển vú sớm đơn độc ở trẻ gái (premature thelarche): thường xuất
hiện ở trẻ gái từ 1 - 3 tuổi. Chỉ thấy có vú to ra, không thấy phát triển lông mu,
không thấy kinh nguyệt. Xét nghiệm các hormon hướng sinh dục (FSH, LH) và
estradiol đều bình thường. Nguyên nhân là do tăng nhạy cảm của tế bào tuyến vú
với estrogen. Khơng cần điều trị có thể tự thối triển.
- Phát triển lông mu sớm đơn độc (premature adrenarche): hay gặp ở trẻ trai
từ 7 - 9 tuổi, trẻ gái từ 5 - 7 tuổi. Lông mu và lông nách phát triển hoặc đơn độc
chỉ có lơng mu hoặc lơng nách, có thể có trứng cá. Tầm vóc của trẻ có thể phát
triển nhanh và tăng tuổi xương. Xét nghiệm cho thấy DHA, dehydro-testosteron
tăng nhưng 17 - OHP bình thường. Test ức chế dexamethason khơng đáp ứng.
Ngun nhân là do “chín” sớm việc bài tiết androgen hoặc thụ thể tăng cảm nhận
với androgen. Diễn biến thường lành tính.
- Kinh nguyệt sớm đơn độc: hiếm gặp, do đó cần phải phân biệt với DTSTƯ
hoàn toàn hoặc do nguyên nhân tại chỗ: u âm đạo, viêm, dị vật… Tuy nhiên, DTS
khơng hồn tồn vẫn cần phải theo dõi định kỳ vì những triệu chứng đơn độc này
cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của DTSTƯ hoặc DTS ngoại biên.
1.3. Dịch tễ học dậy thì sớm
Tần suất
Tỉ lệ DTS ước tính chung cho DTSTƯ và ngoại biên khoảng từ 1/10.000 1/5.000 trẻ, trong đó DTSTƯ nhiều gấp 5 lần DTS ngoại biên. Những ước tính
tần suất tuổi DTS ở trẻ trai ít được công bố hơn ở trẻ gái, các tác giả dựa vào
nghiên cứu quần thể tại một thời điểm để đưa ra khái niệm DTS hay muộn. Nghiên
cứu ở Đan Mạch trong giai đoạn 1991 - 1993 cho thấy độ tuổi trung bình phát
triển tinh hồn ở trẻ trai giảm từ 11,92 tuổi xuống còn 11,66 tuổi. Trong giai đoạn
2006 - 2008, nhiều trẻ trai bắt đầu dậy thì trước 9 tuổi và các tác giả lấy mốc 9
tuổi để xác định DTS ở trẻ trai.
Trong 20 – 30 năm trở lại đây tuổi dậy thì đến sớm hơn, trước đây bé gái
bước vào tuổi dậy thì từ 12 tuổi và bé trai từ 13 – 14 tuổi, nhưng hiện nay độ tuổi
này ở bé gái là 8 – 12, bé trai là 9 – 14. Năm 2016 bệnh viện Nhi đồng 1 thành
phố Hồ Chí Minh tiếp nhận khoảng 200 trẻ đến khám, trong đó có 120 trẻ được
xác định là DTS. Tình trạng DTS ở trẻ em cịn tùy thuộc vào tình trạng dinh dưỡng
như thực phẩm đóng hộp, thực phẩm bổ dưỡng cao cấp, thuốc bổ, thực phẩm chức
năng, thịt gia cầm nuôi công nghiệp, rau quả trái mùa và thực phẩm chiên xào
ngập mỡ thúc đẩy nhanh quá trình dậy thì của trẻ. Đồng thời mơi trường sống
cũng tác động khơng ít đến quá trình DTS như những trẻ ở thành phố có tỷ lệ DTS
nhiều hơn ở nơng thơn, khi chế biến thức ăn q nóng trong các tơ, chén, bao bì
bằng nhựa sẽ tạo ra các dẫn chất phthalate làm xáo trộn nội tiết, các nguồn ánh
sách nhân tạo từ tivi, máy vi tính đặc biệt là màn hình tinh thể lỏng, các nội dung
phim ảnh người lớn kích thích hệ thần kinh trung ương …
Giới tính
DTS hay gặp ở trẻ gái hơn trẻ trai và tỷ lệ trai/gái của DTSTƯ dao động từ
1/3 đến 1/23 theo từng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu 256 bệnh nhân DTSTƯ
của Chemaitilly và cộng sự tại Pháp, tỉ lệ DTS theo giới tính trai/gái là 1/9.
Tuổi
Cho đến nay, mốc tuổi để đánh giá DTS ở trẻ gái được thống nhất là trước
8 tuổi và ở trẻ trai là trước 9 tuổi. Tuổi khởi phát DTS cũng khác nhau tùy theo
nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn hội chứng McCune - Albright gây DTS trung
bình bắt đầu lúc 3 tuổi, bệnh testotoxicocis có thể biểu hiện ngay trong 2 - 3 năm
đầu đời.
Tại Việt Nam, những cơng trình nghiên cứu về DTS chưa có nhiều. Năm
1997 kết quả nghiên cứu trên 34 bệnh nhân DTS thật trong 5 năm (1991 - 1995)
tại viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em, báo cáo này cho thấy DTS ở trẻ gái gặp nhiều
hơn trẻ trai với tỷ lệ 4/1, nhưng triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm
trẻ trai lại điển hình hơn. Ngun nhân DTS ở trẻ trai chủ yếu là u não còn ở trẻ
gái đa số là không rõ nguyên nhân. Năm 2005, nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và
nguyên nhân của 71 trẻ DTS bao gồm cả nhóm trung ương và ngoại biên, kết quả
cho thấy DTS trung ương có nguyên nhân ở trẻ trai là 65% và trẻ gái vô căn chiếm
81%.
CHƯƠNG 2. HẬU QUẢ CỦA DẬY THÌ SỚM Ở BẾ TRAI
Theo một nghiên cứu thì trẻ em dậy thì sớm so với bạn đồng trang lứa có
nhiều nguy cơ đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần hơn. Nâng cao những kỹ
năng ứng phó có thể giúp đỡ những trẻ em đó. Biến đổi trong cơ thể, vỡ giọng,
mọc lơng ở những nơi mới. Dậy thì vốn là một sự biến chuyển đầy khó khăn
khơng chỉ về mặt thể lý.
“Khi trẻ em phát triển về mặt thể lý, nó thay đổi cách trẻ em nghĩ về bản thân
mình và cách thức mà người khác liên quan đến chúng trong xã hội”, Tiến sĩ Jane
Mendle, nhà tâm lý học tại Đại học Cornell cho biết.
Đối với những trẻ em bắt đầu dậy thì sớm so với bạn bè đồng trang lứa, sự chuyển
đổi này xuất hiện rất nhiều. Các bé gái dậy thì sớm có nguy cơ gia tăng một loạt
các vấn đề tâm lý như: trầm cảm, lạm dụng chất và có hành vi tình dục sớm, điều
này được nhà tâm lý học Tiến sĩ Julia Graber tại Đại học Florida mô tả trong một
bản đánh giá gần đây (Hormones và Hành vi, 2013). Bức tranh về việc các bé trai
dậy thì sớm khơng rõ ràng như vậy, tuy nhiên nhiều bằng chứng cũng cho thấy
chúng cũng đối mặt với nhiều ảnh hưởng xấu từ việc trưởng thành trước bạn bè
đồng trang lứa.
Đó là điều đáng lo ngại, đặc biệt bởi vì độ tuổi trung bình dậy thì ở trẻ em trên
tồn thế giới có xu hướng ngày càng trẻ hơn. Độ tuổi trung bình mà một bé gái ở
Hoa Kỳ và Châu Âu cách đây 1 thế kỷ có kinh nguyệt là 16. Ngày nay, độ tuổi
trung bình đó gần 13, như Tiến sĩ Susan Euling và các đồng nghiệp mô tả trong
một bài báo năm 2008 (Nhi khoa, 2008). Có rất ít nghiên cứu về thời gian dậy thì
ở bé trai, một phần bởi vì khơng có một điểm đánh dấu khách thể rõ ràng của dậy
thì ở bé trai khi đem so sánh với lần có kinh nguyệt đầu tiên ở bé gái. Tuy nhiên,
một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng bé trai cũng có thể phát triển sớm hơn so
với các thế hệ trước.
Hiểu được các nguy cơ có liên quan đến sự trưởng thành sớm là rất phức tạp. Sau
tất cả, dậy thì sớm khơng phải là một sự kiện đơn lẻ - đó là một tiến trình có thể
kéo dài hơn 4 năm. “Những thứ xảy ra trong năm đầu tiên có thể rất khác với
những thứ xuất hiện ở năm cuối cùng”, Tiến sĩ Mendle cho biết.
Tuy nhiên, bất chấp sự phức tạp, các nhà tâm lý học đang bắt đầu tìm hiểu các
yếu tố xã hội và mơi trường khiến dậy thì sớm gặp nhiều nguy cơ.
Sự sắp xếp bên trong
Dậy thì là một tiến trình khởi đầu khi tuyến yên giải phóng các hormones báo hiệu
cơ thể sản xuất các hormones sinh dục estrogen và progesterone (ở bé gái) và
testosterone (ở bé trai), kích hoạt sự phát triển của các đặc điểm sinh dục thứ phát.
Ở bé gái, dậy thì thường bắt đầu bằng việc phát triển ngực từ 8 đến 13 tuổi và kết
thúc với việc có kinh nguyệt lần đầu tiên. Ở bé trai, trung bình dậy thì bắt đầu từ
9 đến 14 tuổi, bắt đầu với sự phát triển của cơ quan sinh dục, mọc râu ria mép và
giọng trở nên trầm hơn.
“Dậy thì sớm” xảy ra khi dậy thì ở một độ tuổi sớm hơn khoảng trung bình trên –
những nguy cơ về sức khỏe tâm thần liên quan đến dậy thì sớm khơng phải chỉ có
ở trẻ em trải qua dậy thì trước sinh nhật thứ 8. Thay vào đó, các vấn đề sức khỏe
tâm thần có nhiều khả năng rơi vào trẻ phát triển bình thường, nhưng quá trình
trưởng thành của trẻ đó sớm hơn so với nhóm bạn bè đồng đẳng của chúng.
Hầu hết trẻ tiền-vị-thành-niên muốn không có sự biến đổi khác biệt đó, Tiến sĩ
Mendle chỉ ra. “Đó là thời kỳ mà bạn khơng muốn có bất kỳ sự khác biệt nào so
với bạn bè cùng trang lứa trong bất kỳ cách thức hay hình thức nào”. Vì vậy, khi
một trẻ phát triển sớm hơn so với bạn bè cùng trang lứa với mình, một số nghiên
cứu cho thấy nó có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tâm thần. Trong một ví dụ
gần đây, Tiến sĩ Karen Rudolph ở trường Đại học Illinois tại Urbana-Champaign
và các đồng nghiệp, đã theo dõi hơn 160 bé trai và bé gái trong 3 năm. Họ phát
hiện ra rằng những bé gái trưởng thành sớm hơn bạn bè đồng trang lứa gia tăng
mức độ trầm cảm ổn định trong suốt quá trình nghiên cứu. Họ cũng nhận thấy
trong khi những bé trai trưởng thành sớm ban đầu có mức độ trầm cảm thấp hơn
những bé trai trưởng thành sau, nhưng qua thời gian chúng cho thấy các dấu hiệu
gia tăng lo âu, hình ảnh bản thân tiêu cực, và căng thẳng liên cá nhân. Đến cuối
giai đoạn nghiên cứu 3 năm, mức độ trầm cảm của những bé trai cao gần bằng các
bé gái trưởng thành sớm (Phát triển và Tâm bệnh học, 2014).
Một nghiên cứu khác cho thấy dậy thì sớm đặc biệt khó khăn ở bé gái. Ở những
bé trai, sự trưởng thành sớm có liên quan đến cả triệu chứng nội hóa (chẳng hạn
như lo âu) và triệu chứng ngoại hóa (như hút thuốc lá), chứ không phải là những
rối loạn đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đốn. Những bé gái thì khơng giống vậy. Trong
số các bé gái vị thành niên, dậy thì sớm liên quan nhiều đến các rối loạn trầm cảm,
rối loạn lạm dụng chất, rối loạn ăn uống và các rối loạn hành vi gây rối.
Trong số các rối loạn thì có “mối liên kết rõ ràng nhất và phù hợp nhất giữa dậy
thì sớm và trầm cảm ở các bé gái”, Graber nói. Và với các phụ nữ, dậy thì có vẻ
là một giai đoạn then chốt trong sự phát triển trầm cảm.
“Trong thời thơ ấu, các bé trai và gái có mức độ trầm cảm xấp xỉ nhau, nhưng phụ
nữ trưởng thành có khả năng bị trầm cảm gấp 2-3 lần nam giới”, Mendle nói.
“Sự khác biệt đó khơng tồn tại ở thời gian đầu của tuổi dậy thì, nhưng nó bắt đầu
lớn dần từ giữa tuổi dậy thì”.
Áp lực xã hội
Điều gì làm trưởng thành sớm gặp nhiều thách thức? Khi những đứa trẻ phát triển
sớm, cách chúng hành động và suy nghĩ không phù hợp với cách chúng nhìn thấy.
Những đứa trẻ và người trưởng thành khác có thể có những giả định sai lầm về
những năng lực mà những đứa trẻ đó thể hiện.
“Những đứa trẻ này có những mức độ phát triển về nhận thức, xã hội, và cảm xúc
hoàn toàn phù hợp với độ tuổi, nhưng về mặt thể lý chúng trong lớn tuổi hơn”,
Mendle nói. “Điều khơng phù hợp đó được coi là trung tâm của những khó khăn”.
Những tầng lớp ý nghĩa văn hóa có thể làm cho dậy thì đặc biệt khó khăn với
những trẻ em gái. Sự trưởng thành về mặt tính dục đặc biệt thách thức với những
phụ nữ trẻ, Mendle nói. “Đặc biệt, những sự thay đổi tư duy bản thân cũng như
những khát khao tính dục hoặc sự hấp dẫn về thể lý có thể đặc biệt đậm nét ở
những trẻ em gái tuổi dậy thì.
Khi những bé gái trưởng thành sớm, chúng dường như gặp những điều bất lợi rõ
ràng, Rudolph nói. Chúng thường so sánh bản thân tiêu cực hơn so với bạn bè
đồng trang lứa. Chúng cũng nhiều lo âu hơn, thiếu tự tin trong các mối quan hệ
gia đình và bạn bè. Và chúng thường cố gằng đi chơi với bạn bè – thường là lớn
tuổi hơn – những đứa dễ đẩy những trẻ em dậy thì sớm này đến các hành vi nguy
cơ cao chẳng hạn như quan hệ tình dục sớm và lạm dụng chất. Những ảnh hưởng
này dường như là những yếu tố nguy cơ chính cho các vấn đề sức khỏe tâm thần
ở những đứa trẻ trưởng thành sớm, Tiến sĩ Rona Carter nhà Tâm lý học tại trường
Đại học Michigan cho hay. “Nếu các em đeo bám xung quanh những bạn bè có
tham gia vào các hành vi nguy cơ, các em có nhiều khả năng thực hiện các hành
vi đó”, cơ nói.
Những bậc cha mẹ cũng có ảnh hưởng. Ví dụ, Carter cho biết, nếu trẻ có ngoại
hình trơng già hơn, “những bậc cha mẹ có thể cho những trẻ đó nhiều tự do hơn
so với những trẻ có cùng năm sinh khác”.
Tuy nhiên, cha mẹ của các trẻ tiền-vị-thành-niên cũng đừng nên quá hoảng loạn.
Trong khi những đứa trẻ trưởng thành sớm có nguy cơ gia tăng các vấn đề sức
khỏe tâm thần, nhiều khoảng vẫn có những điểm có lợi. “Ngay cả trong số những
trẻ trưởng thành sớm, phần lớn chúng sẽ vượt qua tốt đẹp thời dậy thì”, Graber
chia sẻ.
Dậy thì sớm, căng thẳng sớm
Tiếp theo, câu hỏi then chốt cho các nhà nghiên cứu nhằm hiểu được các yếu tố
gây ra một số trải nghiệm tiêu cực đến sức khỏe tâm thần ở trẻ em liên quan đến
dậy thì sớm – và các yếu tố bảo vệ cho trẻ em. Nhưng câu hỏi đó rất phức tạp vì
nhiều yếu tố xã hội có thể thúc đẩy các vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến
khởi đầu tuổi dậy thì – cụ thể là căng thẳng đầu đời, sự vắng mặt của người cha
trong gia đình, xung đột gia đình và tình trạng kinh tế xã hội thấp. Mặc dù những
ngun nhân của các liên kết đó khơng rõ ràng, các nàh khoa học đưa ra giả thuyết
rằng một môi trường khơng ổn định có thể là dấu hiệu cơ thể bắt đầu trưởng thành
về mặt tính dục ở những độ tuổi sớm. “Những đứa trẻ trải qua tuổi dậy thì sớm
khơng phải là ngẫu nhiên”, Mendle ghi nhận.
Một số các nghiên cứu đề xuất rằng dậy thì sớm có thể hỗn hợp các vấn đề liên
quan đến các nghịch cảnh đầu đời làm tăng nguy cơ trầm cảm và các vấn đề về
sức khỏe tâm thần thậm chí cao hơn. “Những yếu tố nguy cơ có thể được thêm
vào”, Graber nói. Cơ ấy đã tìm thấy, ví dụ, những yếu tố gia đình và sự trưởng
thành sớm dường như tương tác và làm tăng nguy cơ lạm dụng chất sớm (Tâm lý
học phát triển, 2010). Nhưng những yếu tố gia đình một mình nó khơng phải là
ngun do tác động đến những trẻ trưởng thành sơm lạm dụng chất, cơ ấy nhấn
mạnh. “Nó có thể là một phần của phương trình, nhưng nó khơng phải là yếu tố
duy nhất.”
Mặt khác, một số nghiên cứu cho thấy dậy thì sớm có thể là một yếu tố nguy cơ
ít có ý nghĩa đối với một số trẻ em có hồn cảnh thiệt thòi. Mendle và các cộng
sự gần đây đã nghiên cứu các trường hợp anh chị em ruột và các cập sinh đôi để
khám phá sự tương tác giữa gene di truyền, thời gian dậy thì và các yếu tố mơi
trường. Họ phát hiện ra rằng các bé gái có các tiền sử di truyền đến tuổi dậy thì
sớm có nhiều khả năng gặp các triệu chứng trầm cảm, nhưng các biểu đồ chỉ cho
thấy ở các bé gái có điều kiện kinh tế xã hội cao. Tuy nhiên, về tổng thể, trẻ em
từ các cộng đồng kinh tế xã hội thấp có mức độ trầm cảm cao hơn (Khoa học Tâm
lý Lâm sàng, 2015).
Để giải thích biểu đồ này, Mendle cho rằng những bé gái từ các cộng đồng thiệt
thịi đã có hàng loạt các yếu tố nguy cơ từ trước tuổi dậy thì và có thể đã phát triển
nhưng phản hồi thích nghi với những căng thẳng. Những trẻ em từ cac gia đình
giàu có, dậy thì sớm có thể đem tới những tác động cảm xúc khó khăn.
Trong khi đó, các nhà khoa học chỉ mới bắt đầu tìm hiểu vai trị của chủng tộc và
văn hóa. Các bé gái người Mỹ gốc Phi có xu hướng trải qua tuổi dậy thì sớm hơn
các bé gái người Mỹ gốc Âu, độ tuổi trung bình dậy thì của các bé gái gốc Tây
Ban Nha rơi đâu đó vào khoảng giữa, và độ tuổi trung bình của bé gái gốc Á là
trễ nhất. Tuy mặc dù các bé gái Mỹ gốc Phi phát triển đầu tiên, Carter cho biết,
có những bằng chứng cho thấy chúng ít trải nghiệm các tác động tiêu cực của dậy
thì sớm so với bạn bè đồng trang lứa Mỹ gốc Âu.
Mặc dù các nhà nghiên cứu không hiểu đầy đủ các lý do của những khác biệt đó,
Carter cho rằng nó có thể liên quan đến sự mong đợi xã hội áp dụng lên các thiếu
nữ trong các cộng động khác nhau. “Tơi nghĩ có gì đó với những bối cánh khác
nhau làm thay đổi những điều ở nơi đó”, cơ ấy nói. “Làm thế nào mà các bé gái
điều hợp để thích ứng với những thay đổi này?”.
Bắt đầu sớm, kéo dài lâu
Trong khi các nhà nghiên cứu đang đạt được những tiến bộ trong việc tìm hiểu
những ảnh hưởng của sự trưởng thành sớm, thì nút thắt “dậy thì sớm” vẫn rất khó
để định nghĩa. Đọ tuổi trung bình của khởi đầu dậy thì sớm dường như ngày càng
nhích sớm hơn, đặc biệt là ở các bé gái.
Một vài nguyên nhân của sự thay đổi có thể là tích cực, Tiến sĩ nhà tâm lý học tại
Đại học Chicago Kate Keenan cho biết. Chẳng hạn như sự cải thiện dinh dưỡng
gắn liền với sự trưởng thành sớm. Mặt khác, những nguyên nhân tiêu cực như
căng thẳng gia tăng và béo phì cũng có liên quan đến dậy thì sớm. Các nhà nghiên
cứu cũng đang tìm hiểu xem các hóa chất nội tiết – phân chia (endocrinedisrupting chemicals ) chẳng hạn như bisphenol A (một hợp chất giả-estrogen
được tìm thấy rộng rãi trong các sản phẩm bằng nhựa) có thể là một yếu tố trong
việc khởi đầu tuổi dậy thì. Nhưng mà chúng ta vẫn chưa biết được yếu tố nào là
động lực chi phối xu hướng, Keenan lo lắng cho biết.
Kể từ khi những nguy cơ dường như xuất phát từ những bạn bè đồng trang lứa
phát triển sớm, chuyển đổi sang giai đoạn dậy thì trung bình sớm cũng khơng thể
chuyển đến một sự gia tăng số lượng trẻ em trải nghiệm những vấn đề tâm lý và
cảm xúc. Mặt khác, những đứa trẻ sớm trải quan dậy thì ít khi phát triển được các
kỹ năng ứng phó mạnh mẽ.
“Thậm chí, tập trung một lượng lớn trẻ em trải qua tuổi dậy thì lúc 8 hay 9 tuổi,
tơi vẫn lo lắng về điểm trung bình về mặt tâm lý”, Mendle nói.
Có tương đối ít những cơng trình nghiên cứu về giai đoạn, hoặc “tiến độ/tempo”,
của dậy thì sớm, nhưng điều này có vẻ quan trọng, Keenan nói. Nghiên cứu của
cơ cho thấy trầm có liên quan đến cả tuổi khởi đầu dậy thì và tiến độ của sự chuyển
tiếp (Tạp chí Tâm lý học Lệch chuẩn, 2014).
Trong khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu rất nhiều về dậy thì sớm, phát hiện của họ
cũng tìm thấy những gợi ý để giúp trẻ em điều hướng con đường đi đến tuổi vị
thành niên. Trẻ em được học các kỹ năng đối phó có thể tạo một vùng đệm giảm
thiểu các tác động tiêu cực của trưởng thành sớm. Tiến sĩ Lisa Sontag Padilla của
Tập đoàn RAND và các đồng nghiệp nhận thấy rằng trong số những bé gái dậy
thì sớm, những trẻ có chức năng điều hành thấp hơn và có phản ứng căng thẳng
hơn với hormone cortisol, có nhiều hơn những trải nghiệm kém điều chỉnh thích
nghi (Tâm bệnh học Phát triển, 2012).
Rudolph cũng phát hiện các trẻ em đã có các vấn đề về cảm xúc bộc phát, những
cơ chế ứng phó kém, và các nhân tố gây căng thẳng gia đình có một thời gian đặc
biệt khó khăn khi đối mặt với dậy thì.
“Trong thời kỳ vị thành niên, những đứa trẻ có khả năng hơn để đáp ứng thích
nghi với những nhân tố căng thẳng, những trẻ mà có kế hoạch đầy đủ để đối phó
với các vấn đề điều chỉnh cảm xúc, dường như được bảo vệ khỏi những tác động
của tuổi dậy thì sớm về trầm cảm”, cơ nói. “Chúng ta phải tăng cường các nguồn
lực ứng phó cho trẻ”.
Cho đến nay, khơng có nhiều biện pháp can thiệp được thiết kế đặc biệt để giúp
những trẻ em vượt qua những biến động của thời phát triển dậy thì. Nhưng có lẽ,
Mendel nói, nên có “một trường hợp được hỗ trợ mà chúng ta giành nhiều chú ý
hơn đến các tổn thương tâm lý trong giai đoạn này của cuộc đời.”
NHỮNG HẬU QUẢ Ở DẬY THÌ SỚM Ở BÉ TRAI
Hiện tượng dậy thì sớm ở bé trai khơng q nguy hiểm. Nhưng chúng lại ảnh
hưởng rất nhiều đến cuộc sống và tâm sinh lý của trẻ. Một số hậu quả dậy thì sớm
ở bé trai cụ thể như sau:
- Trẻ dễ mắc bệnh tự kỉ hoặc trầm cảm khi nhận thấy những thay đổi khác lạ.
- Trẻ thường có những tâm trạng không ổn định, dễ bị sốc hay cáu gắt vơ cớ.
- Nhu cầu tình dục cũng ngày càng cao, nhưng do nhận thức chưa được tốt nên
thường bị mắc phải những sai lầm.
- Dậy thì sớm ở bé trai khiến cho chiều cao cũng như thể trọng của trẻ thường
thấp và nhỏ ...
Thấp hơn bạn bè của chúng sau này
Do bé dậy thì sớm nên mẹ sẽ thấy bé cao hơn bạn bè cùng trang lứa, nhưng khi
đến thời điểm bắt đầu dậy thì ở các trẻ, lúc này bé sẽ có tầm vóc thấp hơn so với
mức trung bình khi ở tuổi trưởng thành. Do tuổi dậy thì kết thúc thì mức tăng
trưởng cũng sẽ ngừng lại và khi bé dậy thì sớm thì độ tuổi phát triển cũng ngừng
sớm hơn so với bạn bè.
Trẻ hoạt động tình dục sớm
Nếu một đứa trẻ lớn về thể xác nhưng vẫn nhỏ về tinh thần thì hậu quả khơn
lường. Dậy thì sớm làm cho bé đã bắt dầu có các dấu hiệu về tình dục sớm khi độ
tuổi còn quá nhỏ và làm cho rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Trẻ có thể hiểu sai
về tình dục hay tình dục lệch lạc, từ đó ảnh hưởng đến hành vi, nhân cách và tương
lai của trẻ sau này.
Bé thường xuyên bị stress
Kể cả khi bé dậy thì ở tuổi 12 thì đây cũng là một quá trình rắc rối đối với
bé. Trẻ sẽ luôn cảm thấy căng thẳng khi vẫn cịn nhỏ tuổi mà lại dậy thì sớm hơn
bạn bè, thậm chí cao lớn hơn và có những thay đổi khác lạ trong cơ thể. Trong khi
đó, bạn bè chúng vẫn bình thường và hồn nhiên đúng lứa tuổi. Một số trẻ cũng có
thể trở nên tự ti khi chơi cùng bạn bè và sẽ bị cơ lập vì khác lạ. Dậy thì sớm khơng
hề mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ nếu như cơ thể trẻ cịn dậy thì
khơng đúng tuổi.
Có những hành vi bất thường
Trẻ có những hành vi bất thường khi dậy thì sớm. Lúc này, cha mẹ khó có
thể kiểm sốt được một đứa trẻ mắc dậy thì q sớm, trong khi bạn bè bé vẫn chưa
có dấu hiệu gì. Trẻ sẽ có tâm trạng khơng ổn định, thích thể hiện cái tôi, dễ cáu
gắt và nguy cơ trẻ đua địi, làm những việc xấu, nhu cầu tình dục theo bản năng
mà chưa thể nhận thức được nên sẽ dễ bị lạm dụng tình dục, hay bị kẻ xấu lợi
dụng hoặc để lại những hậu quả khôn lường.
Chất lượng tinh trùng của bé bị giảm
Điều đáng lo ngại nhất là khi bé trai dậy thì sớm, chất lượng tinh trùng của
bé sẽ giảm so với những trẻ dậy thì đúng tuổi.
Một nghiên cứu tại Đan mạch trên 1.068 nam giới ở độ tuổi 19, chứng minh
rằng tình trạng dậy thì sớm hoặc muộn ở nam giới so với bạn cùng lứa tuổi sẽ có
chất lượng tinh trùng kém hơn và tinh hồn nhỏ hơn.
Cho nên, để có thể phịng tránh việc dậy thì sớm ở bé trai thì ngay lúc này
các bậc phụ huynh hãy chú ý quan tâm con em của mình hơn nữa. Hãy cố gắng
bảo vệ trẻ để những thứ không phù hợp với độ tuổi khơng xâm nhập đến bé. Nếu
như trẻ có những dấu hiệu của dậy thì sớm, thì nên đến bệnh viện khám bác sỹ
nội tiết chuyên về nhi khoa để nhận biết bé trai dậy thì sớm có ảnh hưởng gì đến
sự phát triển thể chất và tâm lí. Mặc dù vậy, cả cha mẹ và các bé cũng không nên
quá lo lắng và sợ hãi khi được chẩn đoán dậy thì sớm.
Những biến đổi của cơ thể đối với trẻ trai
Tăng thể tích tinh hồn là dấu hiệu đầu tiên của dậy thì. Dương vật phát
triển, bộ phận sinh dục ngồi dần thẫm màu và lông mu bắt đầu phát triển. Trên
lâm sàng thường sử dụng 5 giai đoạn phát triển lơng mu theo Tanner.
Những đặc tính sinh dục phụ khác như giọng trầm, trứng cá, mọc lông nách,
lông ở thân và chi, phát triển tuyến tiền liệt cũng dần xuất hiện. Xuất tinh là dấu
hiệu quan trọng, đánh dấu sự dậy thì đã hồn thiện. Tốc độ tăng trưởng nhanh.
Khối cơ phát triển, bả vai rộng.
Thay đổi tâm sinh lý
Cùng với sự phát triển về thể chất, sự thay đổi về tâm sinh lý cũng đuợc
biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn dậy thì. Sự phát triển tâm lý, nhận thức được chia
làm 3 giai đoạn theo nhóm tuổi của trẻ (bảng 1.1):
Bảng 1.1 Sự thay đổi về tâm sinh lý trong giai đoạn dậy thì.
Đặc
điểm
10 – 13 tuổi
14 – 16 tuổi
17 – 21 tuổi
Tính - Bắt đầu có xu hướng - Mâu thuẩn với cha mẹ - Ý thức trở lại giá trị
độc
tách khỏi bố mẹ.
ngày càng gây gắt và những lời khuyên
lập
- Ít tham gia các hoạt lên đến đỉnh điểm do của bố mẹ.
ngày càng ít quan tâm - Tôn trọng hiểu biết
động cùng bố mẹ.
đến gia đình và dành và kinh nghiệm của
- Miễn cưỡng chấp
nhiều thời gian cho bạn bố mẹ.
nhận lời khuyên của bố
bè hơn.
mẹ.
Hình - Bắt đầu quan tâm đến - Quen và chấp nhận - Khơng cịn q để
ảnh
bản thân và những thay với hình thức cơ thể.
ý đến hình thức nữa
cơ
đổi trong q trình dậy
trừ khi có những bất
thể
thì. Hay so sánh mình
thường xảy ra.
với những bạn cùng - Dành nhiều thời gian
tuổi khác.
để làm cho mình đẹp
hơn và hấp dẫn hơn.
Quan - Chủ yếu chơi với các - Quan hệ bạn bè trở - Không chơi tràn
hệ
bạn cùng giới.
nên quan trọng.
lan theo diện rộng
- Chơi theo nhóm chịu nữa, chơi chọn lọc
ảnh hưởng nhiều từ với một số người
bạn
bè
nhóm bạn cùng chơi.
- Bắt đầu có quan hệ
lãng mạn, hẹn hị và thử
nghiệm tình dục.
trên cơ sở cùng
chung
hiểu
biết,
quan điểm và sở
thích.
Nhận - Bắt đầu có sự phân - Phát triển khả năng - Mục tiêu định
thức
tích đánh giá về mọi nhận biết được cảm xúc hướng trong cuộc
việc diễn ra trong cuộc của bản thân và những sống thực tế hơn, có
sống.
người khác.
tính hiện thực hơn.
- Hay mơ mộng, lý - Chỉ số thông minh và - Có khả năng thuyết
tưởng hóa, đặt ra những sáng tạo tăng nhanh phục, thỏa thuận.
mục tiêu không thực tế. trong thời kỳ này.
Đặt ra những giới
- Chưa có khả năng - Đề cao giá trị bản thân hạn cần thiết cho bản
kiểm soát bản thân.
nên dễ dẫn đến hành vi thân.
nguy cơ như tự tử, trầm cảm…
Biết
chọn
lọc
những giá trị về đạo
đức, tình dục.
Chương 3.
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN DẬY THÌ SỚM Ở BÉ TRAI
1. Dinh dưỡng:
Trước thực trạng trẻ biếng ăn, khơng thích thú với những thực phẩm bổ dưỡng,
các bậc phụ huynh thường tìm đủ mọi cách để bổ sung năng lượng cho con bằng
những đồ ăn sẵn, đồ hộp, thực phẩm có nguồn gốc khơng lành mạnh hay các loại
thức phẩm chức năng để con chóng lớn một cách "thần thánh" như lời quảng cáo.
Bố mẹ có biết rằng vì u chiều con mà bố mẹ đang vơ tình mang "căn bệnh" dậy
thì sớm đến gần hơn với con bằng những món ăn thơm ngon hấp dẫn hàng ngày.
Theo một nghiên cứu được công bố gần đây trên Tạp chí dinh dưỡng lâm sàng
Hoa Kỳ, sử dụng nhiều đồ uống có chứa hàm lượng caffein cao là một trong những
thủ phạm gây ra dậy thì sớm ở bé gái. Xuất bản trên tạp chí Human Reproduction,
một nghiên cứu khác cho thấy uống nước ngọt có đường cũng liên quan đến tình
trạng có kinh nguyệt sớm ở trẻ em gái. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích
tình hình của 5.583 bé gái trong độ tuổi từ 9 – 14. Trong đó, có các bé gái thường
xuyên uống nước ngọt đóng chai, cũng có các bé chỉ uống nước ép hoa quả hay
trà xanh. Kết quả cho thấy những bé uống nước ngọt nhiều hơn 1,5 lần so với các
bé khác thì có nguy cơ dậy thì sớm cao hơn 24%.
Các loại rau quả trái mùa như dâu tây, nho, dưa hấu, cà chua… được thu hoạch
vào mùa đông hay các trái cây thu hoạch trước mùa xuân như táo, đào, cam… đa
phần là những loại thực phẩm được "thúc chín". Việc trồng rau quả trái mùa và
ép trái cây phải chín bằng chất hóa học sẽ để lại tồn dư chất độc này trong rau củ
trái cây, trẻ em ăn vào sẽ tạo ra nguy cơ mắc bệnh dậy thì sớm. Do vậy, tất cả các
loại rau củ quả quá tươi ngon so với bình thường cũng cần tránh cho trẻ ăn. Bất
kỳ món nào sử dụng chất kích thích đều là nguyên nhân khiến cho trẻ "lớn" trước
tuổi một cách đáng sợ.
4 loại thực phẩm có thể gây dậy thì sớm
a. Thực phẩm chức năng
Chúng ta thường nghe suốt ngày những lời giới thiệu tuyệt vời về các loại thực
phẩm chức năng, thuốc bổ trên các phương tiện truyền thơng. Lâu dần sẽ có cảm
giác muốn cho con cái sử dụng các sản phẩm đó, thậm chí nhiều người cịn chưa
tìm hiểu kỹ con mình có cần dùng hay khơng vẫn triển khai dùng thử.
Thực phẩm chức năng bản chất không trực tiếp gây ra dậy thì sớm, nhưng nhiều
người đang làm dụng nó, nhiều trẻ chưa thực sự cần thiết phải sử dụng, hoặc có
nhiều gia đình bồi bổ cho trẻ q sớm hoặc quá nhiều khiến cho trẻ trong chốc lát
tăng trưởng quá nhanh.
Mặc dù thực phẩm chức năng có những tác dụng nhất định lên sức khỏe của cơ
thể, nhưng đối với trẻ em, chức năng tiêu hóa cịn chưa hồn thiện, có thể dẫn đến
dậy thì sớm.
Ví dụ các thực phẩm chứa thành phần nhân sâm, sa sâm, đông trùng hạ thảo,
hoàng kỳ… và những thực phẩm nguồn gốc thuốc Đơng y khác thì bạn cần chú ý
kiểm sốt lượng cho trẻ ăn, không được ăn quá nhiều.
b. Thịt động vật ni với thức ăn chứa hóa chất
90% trẻ em thích ăn thịt, điều này thì hầu hết các bậc cha mẹ đều biết. Có rất nhiều
nghiên cứu phát hiện ra rằng, trẻ càng ăn nhiều thịt động vật thì nguy cơ dậy thì
sớm càng cao. Đặc biệt, những loại thịt được nuôi bằng chất tăng trọng, thực phẩm
công nghiệp có chứa hóa chất thúc đẩy tăng trưởng.
Khi trẻ được cho ăn những loại thịt này, chất tăng trưởng tồn dư trong thịt cũng
sẽ hấp thụ vào cơ thể trẻ, khiến trẻ sẽ lớn nhanh hơn về thể chất.
Qua kinh nghiệm cho thấy, những loại thịt động vật nuôi từ nguồn thực phẩm
chứa chất tăng trưởng, đặc biệt là các bộ phận như cổ ga, cổ vịt thì hạn chế tuyệt
đối cho trẻ ăn, bởi đây là bộ phận chứa nhiều nguy cơ tồn dư chất hóa học nhất.
c. Trái cây và rau quả trái vụ
Hầu hết các loại trái cây và rau quả được sản xuất trái vụ đều ít nhiều phải dùng
đến hóa chất kích thích tăng trưởng mới có thể phát triển và cho thu hoạch thuận
lợi. Ngay kể cả khi tiêu thụ vẫn cịn phải có cách bảo quản đặc biệt.
Điều này giúp chúng ta hiểu rằng, nếu trẻ ăn quá nhiều, sẽ gây ra hiện tượng dậy
thì sớm. Các chuyên gia khuyên rằng, cha mẹ nên cố gắng cho trẻ ăn các loại trái
cây và rau theo mùa (chính vụ) và rửa thật kỹ để tránh dư lượng thuốc trừ sâu.
d. Thức ăn chiên rán
Trẻ em thích ăn thức ăn nhanh (đồ Tây) đặc biệt là các món nổi tiếng như gà rán,
khoai tây chiên, đây là những thực phẩm có hàm lượng calo cao, nếu ăn quá nhiều
thực phẩm dạng này, chúng sẽ được chuyển đổi thành chất béo, tạo ra những rối
loạn nội tiết, gây dậy thì sớm.
2. Hoá chất:
Tác hại của các dẫn chất phthalate là làm xáo trộn nội tiết hay phá vỡ nội tiết
(endocrine disruptors). Đặc biệt, bé gái bị nhiễm phthalate sẽ dậy thì sớm trước
tuổi. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này và một số nghiên cứu lại
được tiến hành tại chính Đài Loan. Gần đây nhất là cơng trình nghiên cứu của
Chou YY và cộng sự thực hiện tại khoa y Đại học Quốc gia Chen Kung Đài Loan
năm 2009.
Các dẫn chất phthalate khác thường được dùng làm chất hóa dẻo cho các bao bì
nhựa như chai, can, túi, bao, gói, đầu núm vú, bình sữa, trong đồ chơi trẻ em bằng
chất dẻo, nhựa...
Trong quá trình sử dụng các sản phẩm vừa kể, các dẫn chất phthalate bị thơi ra và
theo đường tiêu hóa vào cơ thể con người. Trẻ dùng bình sữa, bát nhựa, đồ chơi
bằng nhựa có chứa hàm lượng cao các phthalate sẽ có nguy cơ bị nhiễm chất này
Hiện nay, người ta không chỉ cảnh giác với các dẫn chất phthalate bị nhiễm trong
thực phẩm mà còn lo ngại về các vật dụng sinh hoạt hằng ngày có chứa các chất
gây nguy hại này. Cũng vì tác hại của dẫn chất phthalate nên hiện nay Nghị viện
châu u không cho phép dùng DBP, DEHP có trong đồ chơi trẻ em và cả mỹ phẩm.
Việc cảnh giác, phát hiện và không sử dụng các loại thực phẩm chứa DEHP rất
cần thiết. Đồng thời cũng nên dùng cẩn thận các sản phẩm nhựa dẻo như PVC vì
có thể chứa các dẫn chất phthalate. Khơng nên chế biến thức ăn q nóng trong
các tơ chén, bao bì bằng nhựa mà nên thay bằng vật đựng bằng sứ (nhiệt độ quá
nóng các phthalate dễ thơi ra). Dùng lá chuối hoặc giấy làm bao bì thay vì dùng
bao bì bằng nhựa, plastic...
3. Béo phì
Theo thống kê của cơ quan phụ trách về sức khỏe trẻ em Mỹ, cứ 5000 em thì có
ít nhất 1 em bị dậy thì sớm, con số này đang ngày càng tăng lên ngồi khả năng
kiểm sốt của các cơ quan chức năng. Trưởng khoa Nội tiết của Trung tâm y tế
nhi quốc gia Mỹ, TS Paul Kaplowitz cho rằng, tình trạng béo phì ở trẻ em đang là
một trong những nguyên nhân gây dậy thì sớm.
Trẻ được coi là dậy thì sớm ở thời điểm bắt đầu trước 8 tuổi đối với bé gái và 9
tuổi đối với bé trai. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những bé gái thừa
cân, béo phì có nhiều khả năng dậy thì sớm hơn những em gái nhẹ cân, hay biếng
ăn. Ở nhóm đối tượng thiếu cân, người ta thấy, các em thường trải qua tuổi dậy
thì muộn hơn so với những bạn cùng trang lứa.
Bác sĩ Jamin Josefson, thuộc khoa nội tiết Bệnh viện Nhi Memorial, Chicago cho
biết, đối với những bé trai, cho đến nay khơng có bằng chứng nào cho thấy béo
phì làm tăng tỷ lệ dậy thì ở trẻ. Thậm chí những em trai béo phì cịn có xu hướng
dậy thì muộn hơn so với trung bình.
Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất ở trẻ dậy thì là sự phát triển tuyến vú, và
có thể kéo dài một vài năm. Sau đó mới xuất hiện các dấu hiệu như kinh nguyệt
ở trẻ gái hay giọng nói thay đổi ở trẻ trai, mụn xuất hiện ở cả hai giới. Trong suốt
nhiều thập kỷ, dường như độ tuổi dậy thì ở trẻ khơng thay đổi. Nhưng trong vài
chục năm trở lại đây, xu hướng dậy thì sớm đang ngày càng trở thành một vấn đề
đáng báo động trong chăm sóc sức khỏe trẻ em. Vào năm 1965, có 5% trẻ em
trong độ tuổi từ 6-11 tuổi béo phì có dậy thì sớm, thì đến năm 2000, tỷ lệ này đã
lên tới 12%.
Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng béo phì khơng có mối liên hệ
nhân quả với dậy thì sớm, mà nó chỉ là một yếu tố nguy cơ gây dậy thì sớm ở trẻ,
nhất là các bé gái. TS Kaplowitz cho rằng, ngay cả ở những quốc gia tỷ lệ trẻ
em béo phì thấp trẻ vẫn dậy thì sớm. Như ở Đan Mạch chẳng hạn, trong suốt 15
năm qua, số trẻ em bị dậy thì sớm ngày càng tăng theo tuổi. Nghiên cứu vào năm
2000 cho thấy độ tuổi trẻ em nữ bắt đầu phát triển tuyến vú là 11 tuổi nhưng đến
nay giảm từ xuống 10 tuổi. Mặc dù tỷ lệ trẻ béo phì ở Đan Mạch rất thấp, thậm
chí thấp hơn nhiều so với Mỹ.
Nhiều chuyên gia y khoa cho rằng đôi khi bác sĩ cũng bị nhầm lẫn giữa béo phì
và dậy thì sớm bởi họ gặp khó khăn khi phân biệt giữa lớp chất béo ở ngực và các
mô vú, nếu chỉ thăm khám trên lâm sàng. Những bé gái béo phì thường hay bị
chẩn đốn nhầm hơn.
Theo các nghiên cứu y tế, sở dĩ trẻ dậy thì sớm là do một loại hormone- kích thích
tố có tên leptin. Leptin tiết ra từ các tế bào chất béo, nó đóng vai trò quan trọng
trong việc điều chỉnh sự thèm ăn và chức năng sinh sản của con người. Các nhà
khoa học đã chứng minh rằng, khi một đứa trẻ có đủ leptin trong cơ thể đó là lúc
tuổi dậy thì bắt đầu. Do đó những cơ bé thừa cân, béo phì, có nồng độ leptin cao
sẽ dễ bị dậy thì sớm hơn.
Những thay đổi sinh học của bất cứ một con người nào cũng hình thành từ ngay
giai đoạn bào thai và trải qua các tác động trong đời sống xã hội mà thành. Việc
người mẹ tăng cân nhanh trong thai kỳ có liên quan đến bệnh béo phì của con họ
và trẻ sẽ có nguy cơ dậy thì sớm.
Trẻ gái béo phì có nguy cơ dậy thì sớm cao hơn nhiều so với các bạn có thể
chất cân đối. Tập luyện nghiêm túc hàng ngày là phương thức an toàn và hiệu quả
nhất giúp làm giảm tốc độ dậy thì sớm ở nhóm này.
Chế độ tập luyện nghiêm túc hàng ngày là phương thức an toàn và hiệu quả nhất
trong làm giảm tốc độ dậy thì sớm ở các bé gái. Trên thực tế, các nữ vận động viên
điền kinh trẻ tuổi đơi khi chỉ bắt đầu dậy thì sau khi giảm chế độ luyện tập, hoặc
tăng lượng mỡ cơ thể lên mức 16%. Chưa có bằng chứng cho thấy béo phì dẫn tới
dậy thì sớm ở các bé trai. Ngược lại, trẻ trai béo phì có xu hướng dậy thì muộn hơn
so với trung bình. Ngồi tập luyện đều đặn, các bé gái thừa cân cần phấn đấu đạt
trọng lượng cơ thể chuẩn thông qua chế độ ăn với hàm lượng calo lành mạnh. Chế
độ ăn hợp lý đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong giảm cân. Nói như thế khơng có
nghĩa là các em cần bỏ bữa hoặc ăn ít hơn nhu cầu thiết yếu của cơ thể.