Các vấn đề về hô hấp ở trẻ em
Hai chuyên gia về hô hấp của Bệnh viện Nhi Trung ương: Bác sĩ Nguyễn
Văn Lộc, Phó Giám đốc, Trưởng Khoa Hô hấp và Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Minh
Hương trả lời những câu hỏi của độc giả liên quan đến các vấn đề về phòng, chữa
bệnh đường hô hấp của trẻ em
Phần trả lời của Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám đốc, Trưởng Khoa Hô
hấp Viện Nhi Trung ương
Tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi của các phụ huynh ở nhiều nơi khác
nhau gửi đến, xa nhất là thành phố Hồ Chí Minh và gần nhất là Hà Nội. Các câu
hỏi đều liên quan đến bệnh hô hấp ở trẻ em. Vì thời gian có hạn, đồng thời một số
câu hỏi trùng nhau nên để tiện theo dõi, tôi tóm tắt lại và xin trả lời như sau:
1- Tại sao trẻ em lại hay mắc các bệnh đường hô hấp?
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới, hằng năm có
khoảng 4-5 triệu trẻ em tử vong vì bệnh đường hô hấp, phần lớn là dưới 5 tuổi và
đặc biệt ở các nước đang phát triển. Một công trình nghiên cứu cấp nhà nước do
Giáo sư Nguyễn Trung Nhạn chủ trì về mô hình bệnh tật trẻ em cuối thế kỷ XX ở
Việt Nam, bệnh đường hô hấp chiếm 23-38% ở trẻ em, và 40% tử vong là do bệnh
về đường hô hấp. Vì vậy, đối với trẻ em rất dễ mắc bệnh đường hô hấp là vì:
- Hệ thống hô hấp ở trẻ em liên quan đến môi trường bên ngoài rất dễ dàng
(Các tác nhân có thể qua hai lỗ mũi, miệng, tai, da…) vì vậy vi trùng, siêu vi trùng
có thể qua các con đường đó vào cơ quan hô hấp trẻ em dễ dàng.
- Ở bên ngoài môi trường, có nhiều tác nhân gây bệnh đường hô hấp như
siêu vi trùng (cúm, phó cúm, gần đây có cúm A H5N1…). Vi trùng đứng hàng đầu
là phế cầu khuẩn Heamophilus Inffluenzae, tụ cầu, Ecoli trực khuẩn màu xanh…)
- Nấm - Ký sinh trùng (sán, giun)
Các chất gây dị ứng bệnh viêm phế quản trẻ em (nấm mốc, phấn hoa, bụi
nhà, lông thú, tôm, cua…). Khi đứa trẻ đến tháng thứ 6, các chất chống lại các tác
nhân vi khuẩn và vi trùng do mẹ truyền sang đã hết và như vậy trong cơ thể trẻ
không còn đủ các chất chống đỡ nên các tác nhân gây bệnh dễ đi vào trẻ em và
gây ra viêm phổi.
- Đường hô hấp trẻ em còn nhỏ, các chất tiết không có chất chống đỡ, hệ
thống lông rung hoạt động còn yếu nên tác nhân gây bệnh đi vào đường hô hấp rất
dễ dàng, do đó các cháu rất dễ bị bệnh đường hô hấp.
2.Cách phát hiện bệnh đuờng hô hấp qua các triệu chứng của trẻ?
- Chán ăn, quấy khóc, chảy nước mũi, nước mắt là những dấu hiệu đầu tiên
báo hiệu là các cháu sẽ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng.
- Ho, có thể ho khan, ho có đờm, ho từng cơn hoặc ho liên tục.
- Sốt, nếu trẻ sốt cao trên 40 độ thì dễ sinh co giật.
- Khó thở, nhịp thở tăng so với lứa tuổi, cánh mũi phập phồng, co kéo các
cơ hô hấp.
- Tím tái ở môi và các đầu chi.
- Bỏ ăn, bỏ uống
- Li bì hoặc mê sảng.
- Nếu đứa trẻ trên 6 tháng tuổi trở lên mà nhịp thở trên 45 lần/phút là các
cháu bị viêm phổi. Khi thấy các cháu có triệu chứng co kéo các cơ hô hấp, li bì, bỏ
ăn uống là dấu hiệu bệnh nặng, nhất thiết phải đưa các cháu tới bệnh viện nhi để
điều trị.
3. Khi nào thì dùng kháng sinh?
Chỉ khi viêm phổi do vi khuẩn mới được dùng kháng sinh. Và nhất thiết
phải được sự hướng dẫn của thầy thuốc nhi khoa. Còn các loại viêm phổi khác thì
phải dùng các loại thuốc khác để điều trị như do nấm: phải dùng thuốc chống nấm.
Giun, sán thì dùng thuốc giun, sán. Dùng kháng sinh loại nào phải căn cứ vào xét
nghiệm vi sinh và kháng sinh đồ để dùng kháng sinh cho đúng thì bệnh mới khỏi
được. Bởi vì nếu chưa có kháng sinh đồ, thì có thể dùng các loại kháng sinh rất đắt
tiền nhưng bệnh lại không khỏi. Ở một số phòng khám, các thầy thuốc nhi khoa
sau khi khám xét bệnh nhân, đồng thời căn cứ vào tình trạng kháng kháng sinh của
một vài loại vi khuẩn thường gặp và qua kinh nghiệm nhiều năm dùng thuốc và
chẩn đoán bệnh thì có thể người thầy thuốc sẽ chọn những loại kháng sinh thích
hợp để điều trị cho các cháu trong một khoảng thời gian nhất định thì các cháu đó
phải đến để khám và xem xét lại. Cho nên, các bà mẹ và các phụ huynh không nên
tuỳ tiện mua thuốc kháng sinh để cho các cháu uống bởi vì rất nguy hiểm, có thể
làm cho vi khuẩn dễ nhờn thuốc và kháng lại kháng sinh. Hơn nữa, các cháu bệnh
có thể nặng thêm, đồng thời lại tốn kém nhưng bệnh không khỏi.
4. Khi nào thì dùng thuốc ho?
- Ho là một phản xạ rất tốt để trẻ khạc ra những chất nhầy, cho khỏi bị bít
tắc đường thở. Nhưng nếu đứa trẻ ho quá nhiều, cơn ho rũ rượi, có khi lại chảy
máu mắt hoặc máu ở họng thì cần phải uống thuốc ho để giảm bớt những cơn ho
nặng như vậy. Khi dùng thuốc ho, đối với trẻ em, nhất là những trẻ dưới 5 tuổi
cũng phải rất cẩn thận và phải được thày thuốc nhi khoa hướng dẫn. Đối với các
loại thuốc ho có chất moóc phin (thuốc phiện) như là Teprin Codein (có chất thuốc
phiện) nên tuyệt đối không được dùng cho trẻ dưới 5 tuổi vì rất dễ gây ngừng thở
và đi đến tử vong. Có thể dùng các loại thuốc ho Đông y như: bổ phế thuỷ (5-15
ml) cho trẻ uống 2 lần/ngày; hoặc cho trẻ uống nhiều nước để làm long đờm hay
dùng các thuốc như Mucomist để làm long đờm…
Một số phụ huynh có hỏi, có nên dùng Stérimar dạng xịt cho trẻ em hay
không? Chúng tôi trả lời là được, và đây là loại thuốc có thể dùng được cho trẻ em
nhỏ và lớn. Dùng nhiều lần trong một ngày cũng không gây độc cho các cháu. Vì
đây là loại nước biển lấy ở độ sâu và xa, đã được tinh khiết cho nên không gây
độc.
5. Đối với các cháu bị viêm đường hô hấp thì rất cần quan tâm đến vấn đề
ăn uống và vệ sinh. Phải cho trẻ ăn nhiều bữa, các chất dễ tiêu, không nên cho các
cháu ăn no quá vì khi ho dễ bị nôn. Tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn kích thích
quá (chua quá, ngọt quá, mặn quá) bởi vì những chất đó dễ làm cho các cháu bị
nôn.
Nếu không may các cháu nôn, ngay lập tức phải để đầu các cháu nghiêng
về 1 bên, một tay giữ đầu, một tay giữ người, sau khi nôn cần lau sạch cho bé. Đối
với các cháu nhỏ, khi nôn các cháu dễ sặc ra mũi, ngay lập tức bà mẹ phải dùng
miệng của mình hút các chất bẩn đó ra, lau sạch để các cháu dễ thở. Tuyệt đối
không được chần chừ mất thời gian tìm vật này, vật khác để lau, bởi vì các cháu
rất dễ hít các chất này vào gây sặc, rất dễ tử vong.
Đối với các cháu trong thời kỳ bị viêm đường hô hấp, rất cần được vệ sinh
sạch sẽ, thậm chí cần phải tắm rửa cho các cháu nhưng cách tắm như thế nào cho
đúng?: Phải để các cháu ở chỗ kín gió, nước vừa đủ ấm, tắm từng bộ phận, đầu,
chân, tay, bụng rồi mới đến ngực. Tắm phần nào xong lau khô phần ấy.
- Hỏi: Bé nhà em được 15 tháng tuổi, bị ho và viêm mũi khoảng 3 tuần nay.
Nhưng cháu ho không thường xuyên, chủ yếu về tối và đêm. Em mới chỉ cho nhỏ
nước muối sinh lý, uống siro COje, nhưng không khỏi. Ban đêm cháu ngủ ra rất
nhiều mồ hôi ở lưng và đầu. Vậy theo bác sĩ cháu bị làm sao, có cần thiết phải
uống thuốc kháng sinh không? Cảm ơn bác sĩ. ( Nguyen Ngoc Tu, 25tuổi, Ha
Dong)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Cháu này không cần thiết phải uống kháng sinh
và phải đến bác sĩ để theo dõi xem cháu có khởi điểm của hen hay không, vì cháu
hay ho vào ban đêm và lại không sốt. Cháu ra nhiều mồ hôi ở lưng và đầu thì cần
phải theo dõi xem cháu có bị còi xương hay không.
- Hỏi: Cháu bé nhà tôi thường bị ho, sổ mũi và đổ mồ hôi khi thời tiết thay
đổi. Tôi muốn hỏi bác sĩ đó có phải là biểu hiện của bệnh hen phế quản không?
Mỗi đợt cháu bị như vậy tôi có dùng kháng sinh, thấy đỡ nhưng không dứt điểm,
đợt khác thời tiết thay đổi, cháu lại bị mắc ngay. Như mấy hôm nay, cháu lại bị
như vậy, cháu ho theo từng đợt, thường về đêm, tôi đã không dùng kháng sinh mà
cho cháu uống bổ phế. Tôi rất lo lắng và chưa có cách điều trị nào thích hợp, vì
mỗi lần bị như vậy lại dùng kháng sinh thì e rằng cháu sẽ không lớn nổi mất, vì có
khi cháu bị 2 lần trong tháng. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên về cách phòng và trị
khi bé bị như vậy. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ. (Hoang Thu Thuy,
)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Chúng tôi khuyên bà nên đưa cháu đến viện Nhi
hoặc những phòng khám nhi để phát hiện cháu có bị hen hay không. Và nếu cháu
bị hen thì ở đó sẽ hướng dẫn cách điều trị và theo dõi cho cháu từ nhỏ cho đến lớn.
Không nên dùng kháng sinh bởi vì chưa phát hiện được đúng nguyên nhân gây
bệnh về đường hô hấp.
- Hỏi: Con tôi 7,5 tháng tuổi, thỉnh thoảng khi cháu chơi, ngủ hoặc ăn
nghe có tiếng khò khè trong hơi thở của cháu. Tôi cảm giác như là có đờm ở trên
vòm họng (chỗ lỗ mũi thông xuống). Như vậy là cháu bị sao? Có phải là viêm
đường hô hấp trên không? Cách chữa trị như thế nào xin bác sĩ chỉ giúp. Tôi cảm
ơn rất nhiều. (Thoan Minh, tuổi, )
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Theo tôi thì con chị rất dễ bị hen. Chị phải đến
ngay Bệnh viện Nhi trung ương, phòng Tư vấn hen để được hướng dẫn cách điều
trị cho cháu.
- Hỏi: Chào bác sĩ, con cháu bây giờ được 9,5 tháng, rất dễ bị viêm mũi sau
khi bị trớ bột. Mỗi lần như vậy, cháu đều hút mũi sạch sẽ, lau sạch và xịt nước
biển Sterimar. Nhưng bé vẫn bị viêm mũi và viêm họng. Vậy bác sĩ cho hỏi, làm
cách nào để tránh viêm mũi? Xin cảm ơn bác sĩ (Nguyen To Mai, 28tuổi, Yen Hoa
- Cau giay – Hanoi)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Đối với cháu này phải cho ăn làm nhiều bữa nhỏ
trong ngày, hết sức tránh không để cháu bị sặc lên mũi như chị vừa nói. Bởi vì chị
nói là lau sạch nhưng không thể lau được sâu trong hốc mũi. Chính những chất
này rất dễ bị lên men và là điểm kích thích gây viêm. Cho nên cháu rất dễ bị viêm
mũi tái phát nhiều lần.
- Hỏi: Khi con tôi bị sổ mũi, dược sỹ bán thuốc thường gợi ý mua thuốc
Coje về uống, chỉ cần uống chừng 3 ngày là cháu đã đỡ hẳn mũi chảy. Liệu Coje
có tác dụng phụ gì không, và dùng nhiều lần có hại gì không? Xin cảm ơn. ( Nam
Thắng, 28 tuổi, Cầu Giấy)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Khi dùng thuốc Coje, bạn cần phải căn cứ vào
liều lượng và số lượng người ta đã hướng dẫn trong đơn thuốc. Không nên dùng
quá nhiều Coje bởi vì thuốc nào cũng vậy, nếu dùng quá nhiều sẽ gây nên tác dụng
phụ và gây độc.
- Hỏi: Xin bác sỹ cho biết cách phòng chống bệnh đường hô hấp cho trẻ
như thế nào là tốt nhất? Sau khi bé 10 tháng tuổi mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô
hấp điều trị dùng kháng sinh đã khỏi thì cần bổ sung Vitamin gì cho bé? Dùng
Vitamin C liều lượng thế nào là phù hợp ạ. Xin cám ơn.( Ha Le, 30tuổi, 265 Giang
Vo)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Muốn tránh được viêm đường hô hấp cho cháu
thì không nên cho trẻ tiếp xúc với những người bị cúm hay những trẻ đang bị bệnh
viêm đường hô hấp. Vì đấy là nguyên nhân gây cho cháu nhiễm trùng đường hô
hấp. Nếu cháu ăn uống bình thường, tinh thần phát triển tốt thì không nên dùng
các loại Vitamin. Nhưng nếu thấy cháu biếng ăn, thì chị nên dùng các loại Vitamin
sau: Poli-hydrozon (mỗi ngày cho cháu uống 10 giọt, chia 2 lần); không nên dùng
Vitamin C liều lượng cao vì đấy là nguyên nhân dễ gây ỉa chảy.
- Hỏi: Các bác cho mẹ cháu hỏi nếu bị sốt virus thì có dẫn đến chảy nước
mũi không? Khi đi khám, bác sĩ chuyên khoa hỏi nước mũi trong hay vàng. Vì nếu
trong thì nhỏ Otrivin, Omelie; đục thì nhỏ nước muối sinh lý argyron. Nhưng khó
nói vì lúc sáng thì trong về buổi trưa đã đục rồi. Rồi có lúc thì bị tịt mũi nhưng
không thấy nước mũi chảy ra ngoài. Trường hợp này phải xử lý thế nào ạ? Tại sao
ngày nào mẹ cháu cũng nhỏ nước muối sinh lý để đề phòng mà cháu vẫn thường
xuyên bị chảy nước mũi, tịt mũi. Bé tịt mũi sẽ dẫn đến rất nhiều tai hại như đêm
quấy khóc, ăn vào nôn ra, ngủ không ngon, Rất mong được các bác sĩ trả lời
giúp ( NganAnh, tuổi, 115 BTXuan, HN)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Đối với các cháu bị nhiễm virus thì thường chảy
nước mũi và nước mũi trong. Nếu nước mũi đã biến màu có thể là màu vàng,
xanh, màu gỉ sắt thì đó là triệu chứng đã bị nhiễm khuẩn cần phải đến bác sĩ để
điều trị.
- Hỏi: Trẻ bị bệnh đường hô hấp kéo dài có thể gây ra những biến chứng gì
thưa bác sĩ? Tôi nghe nói bị hô hấp lâu dài có thể bị khớp dẫn đến bệnh tim, có
đúng không ạ? (Ngọc Quỳnh, Ngõ Thịnh Hào, Đống Đa, HN)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Viêm họng đối với trẻ em ở lứa tuổi từ 3 tuổi trở
lên thì rất dễ gây ra biến chứng về tim nếu tác nhân đó là do liên cầu khuẩn tan
huyết nhóm A gây nên. Vì vậy đối với các cháu từ 3 tuổi trở lên mà hay bị viêm
họng thì phải được bác sĩ nhi khoa khám xét kỹ để dùng các loại thuốc kháng sinh
thích hợp trị bệnh, nhất là nguyên nhân do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, bới
vì đó là nguyên nhân chính gây ra bệnh thấp tim.
- Hỏi: Có cách nào để cháu bé ho mà không uống kháng sinh vẫn khỏi
không ạ, thưa bác sĩ ? (Nguyễn Phương Lan, 33 t, Hà Nội)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Tất cả các loại ho mà không phải do vi khuẩn thì
không cần dùng một loại kháng sinh nào các cháu vẫn khỏi.
- Hỏi: Bác sĩ có thể giới thiệu một số thuốc kháng sinh thông dụng trị viêm
đường hô hấp trẻ em? Tôi đọc một bài báo thấy nói rằng thuốc kháng sinh Am-pi-
xi-lin nay đã không còn công dụng vì bị lạm dụng nhiều và vi khuẩn trở nên nhờn
thuốc Điều này chắc không đúng với các cháu bé không ạ? (Trần Thị Minh Hoa,
Hà Nội)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Sử dụng thuốc kháng sinh nhất thiết phải được
chỉ dẫn của người thày thuốc. Đối với từng bệnh và đối với từng đứa trẻ không thể
dùng kháng sinh một cách chung chung được. Và tôi cũng khuyên chị không nên
dùng thuốc kháng sinh cho cháu khi cháu mới bị ho hoặc có các triệu chứng về
đường hô hấp, vì làm như vậy vi khuẩn sẽ nhờn kháng sinh và lại rất có hại cho
cháu.
- Hỏi: Bác sĩ cho tôi hỏi, vì sao bé bị chảy nước mũi màu xanh? Nước mũi
đặc hay loãng thì bệnh nặng hơn ạ? (Bình Nguyên, Hà Nội)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Cháu bị chảy nước mũi màu xanh tức là cháu đã
bị nhiễm khuẩn đường mũi họng, cần phải đến ngay bác sĩ để khám và cho kháng
sinh thích hợp.
- Hỏi: Xin chào bác sĩ. Tôi hiện có một cháu đã được 21 tháng tuổi và cháu
thường hay biếng ăn và nhất là mỗi khi trời chuyển mùa hơi se se lạnh là bé lại sổ
mũi. Mỗi khi như vậy cháu uống thuốc rất lâu mới khỏi. Tôi rất sợ cháu bị viêm
mũi nhưng không biết làm cách nào để điều trị cho dứt và phòng ngừa tái diễn tình
trạng sổ mũi liên tục như thế(Bé của tôi 21 tháng nhưng chỉ nặng có 10 kg và cao
90 cm thôi. Như thế có bị suy dinh dưỡng không vậy?). Cảm ơn bác sĩ nhiều lắm. (
Le Minh Xuan, 26tuổi, Cu Chi TPHCM)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Theo tôi cháu có triệu chứng của bệnh hen phế
quản. Chị phải cho cháu đến bệnh viện Nhi đồng 1 để khám và điều trị cho cháu.
Cháu đã 21 tháng mà nặng có 10kg thì đã bị suy dinh dưỡng. Khi đưa cháu đến
bệnh viện Nhi đồng 1, chị sẽ được các bác sĩ khám và tư vấn về cách bổ sung chất
dinh dưỡng cho cháu.
- Hỏi: Xin hỏi, trẻ con sau lưng có môt vài đốm trắng là bị làm sao?
(Nguyen Xuan Ba, 27tuổi, 45 batrieu - Hà Nội)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Xin mời anh đưa cháu đến chuyên khoa da liễu
khám. Có thể cháu bị bệnh nấm.
- Hỏi: Xin bác sĩ cho biết một số loại kháng sinh thường dùng để điều trị
viêm đường hô hấp: mũi, họng, phế quản, phổi Cách phòng bệnh viêm đường hô
hấp trong mùa này? Chân thành cảm ơn bác sĩ!(Lan, 31tuổi, Hai phong)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Các bà mẹ nên chú ý: dùng kháng sinh cho con
nhất thiết phải có sự hướng dẫn của thày thuốc chứ không dùng tuỳ tiện được.
Việc này rất nguy hiểm, tốn tiền mà không hiệu quả. Hiện vi khuẩn đường hô hấp
đã kháng lại một số loại kháng sinh ở Việt Nam!
- Hỏi: Bác sĩ làm ơn cho hỏi, làm cách nào để phòng được bệnh sổ mũi theo
mùa? Có nên cho bé 1 tuổi đi chơi bằng xe máy không?(Nguyen Hong Van,
29tuổi, 26 Hàng Mã- HN)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Con của bạn rất dễ bị viêm mũi dị ứng, vậy bạn
phải đưa cháu tới khoa Dị ứng miễn dịch để làm một số xét nghiệm và ở đó bác sĩ
sẽ khuyên bạn dùng loại thuốc gì cho thích hợp cho cháu.
- Hỏi: Khi bé bắt đầu có biểu hiện hắt xì hơi, chảy nước mũi trong thì tôi
cần phải làm gì để ngăn chặn ngay lập tức? Uống siro ho, chanh hấp mật ong, nhỏ
mũi bằng nước muối 0,9%? (Nguyen Hong Van, 29tuổi, 26 Hàng Mã)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Khi cháu của bạn bị chảy nước mũi trong thì anh
chị nhỏ mũi bằng nước muối 0,9% là rất tốt hoặc nước biển Sterimar. Chưa nên
dùng siro ho, có thể cho cháu uống một chút chanh hấp mật ong cũng rất tốt.
- Hỏi: Con tôi 22 tháng tuổi, đã nạo VA được 2 tháng nay, từ hôm đó cháu
khỏe hơn nhưng cháu ăn lại hay bị nôn trớ. Nôn xong cháu lại chạy chơi bình
thường. Trước đây, chỉ khi bị viêm họng cháu mới bị như vậy. Không hiểu cháu bị
sao vậy thưa bác sĩ?( Le Hong Lien, tuổi, Trung tâm Tin học - Bộ Giáo dục)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Xin mời chị phải đưa ngay cháu tới chỗ nạo VA
để được khám lại và có lời khuyên của bác sĩ.
- Hỏi: Con trai tôi gần 2 tuổi. Thỉnh thoảng cháu hay bị ho, không xổ mũi,
không sốt, chắc ho do bị lạnh.Tôi thường cho cháu uống thuốc ho atussin hoặc hấp
lá húng chanh, lá hẹ với quất và mật ong nhưng có lần đỡ lần không. Lần nào
không đỡ, ho nặng hơn là lại phải dùng kháng sinh. Xin bác sĩ chỉ cho 1 vài loại
thuốc ho hoặc các thuốc khác có thể sử dụng trong trường hợp này. Xin cảm ơn.(
Phạm Ngọc Hà, 29 tuổi, 2A Nguyễn Đình Chiểu- HN)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Chị có thể dùng những thuốc ho Đông Y, ho bổ
phế cho trẻ dưới 2 tuổi hoặc là dùng lá húng chanh, mật ong với chanh như chị
thường dùng. Nếu thấy cháu ho có đờm thì chị có thể dùng Mucomist để làm long
đờm cho cháu. Chị cần cho cháu uống nhiều nước hoa quả, vì dùng nhiều nước
hoa quả sẽ làm cho đờm của cháu bị loãng ra, cháu có thể nuốt hoặc khạc ra ngoài
dễ dàng hơn.
- Hỏi: Xin chào bác sĩ, cháu nhà tôi bị viêm VA một lần, từ đó đến nay cứ
10 ngày đến nửa tháng là cháu bị chảy mũi, bác sĩ thường cho cháu uống Celtel và
Siro Brohemxine 3 ngày thì khỏi. Vậy có nên nạo VA không ạ? (hiện nay cháu
mới được 9 tháng tuổi). Rất mong được bác sĩ giải đáp ( Pham Thi Thanh Hai, 33
tuổi, 190 Hoang Quoc Viet)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Cháu mới bị viêm VA một lần mà uống thuốc đã
thấy khỏi thì không nên nạo VA nữa, và chị phải đến bác sĩ để tiếp tục theo dõi và
chữa.
- Hỏi: Bé nhà em hay sổ mũi lại ho có đờm mỗi khi thời tiết thay đổi, nhất
là từ lúc bé đi học đến giờ. Xin bác sĩ cho biết làm thế nào để phòng bệnh?
(bengocngo, tuổi,)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Đối với trẻ em, một năm trung bình phải vào
bệnh viện từ 1 đến 5 lần. Và chắc cháu cũng rất dễ bị sổ mũi và ho. Tôi khuyên
chị, khi các cháu bị như vậy thì nên sử dụng thuốc Đông y và thuốc ho Đông y để
điều trị cho cháu. Chưa nên dùng kháng sinh và các thuốc ho đắt tiền khác
- Hỏi: Con gái tôi 19 tháng tuổi. Mùa đông năm ngoái bị chẩn đoán hen trẻ
con. Bác sĩ có khuyên nên tiêm phòng cúm (chúng tôi đang sống ở Pháp) vì tôi
được nghe nói rằng nhiễm bệnh cúm dễ kích thích hen, không hiểu điều đó có
đúng không??? Xin cảm ơn bác sĩ (Thao)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Con chị bị hen mà nếu bị cúm thì rất dễ bị kích
thích hen, cho nên cần tiêm phòng cúm cho cháu.
- Hỏi: Bé nhà tôi được 1 tuổi, hay ho lúc nằm ngủ, sổ mũi trong. Đi khám
bác sĩ thì uống mấy đợt kháng sinh cũng không bớt. Tôi phải làm sao? Bé hay ra
mồ hôi, vậy nằm quạt được hay không. Cảm ơn BS.( Loan, tuổi, Đà Nẵng)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Khuyên chị là không nên cho uống kháng sinh
tuỳ tiện và phải đến bác sĩ để tìm nguyên nhân để điều trị cho cháu.
- Hỏi: Cháu nhà em sinh mổ. Đến nay cháu được 5 tháng 19 ngày. Từ lúc
sinh đến giờ cháu luôn có hiện tượng nghẹt mũi. Mọi người thường nói các cháu
sinh mổ thường hay bị như vậy, không biết có đúng không, xin bác sĩ giải thích
giùm. Hơn nữa, mấy ngày hôm nay cháu có hiện tượng mũi khò khò và húng hắng
ho. Xin hỏi có cần phải đến khám tại bệnh viện không và khi nào thì coi là bệnh
nặng? (Nguyen Thuy Anh, 27tuổi, Ha Dinh - Thanh Xuan – HN)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Không phải cháu nào sinh mổ cũng bị nghẹt mũi
như con chị. Bị nghẹt mũi có nhiều nguyên nhân: do bị dị tật đường hô hấp, bị
viêm vì vậy chị nên cho cháu đến bác sĩ để thăm khám, đặc biệt là khám tai mũi
họng
- Hỏi: Kính gửi các bác sĩ. Khoảng một tháng lại đây, cháu nhà em hay có
hiện tượng khò khè về đêm (nghe rất rõ mỗi khi cháu ngậm mồm vào ti mẹ để bú).
Lúc bình thường thi không nghe thấy hiện tượng đó. Thỉnh thoảng cháu cũng hay
bị trớ khi ăn sữa (sữa với chất hơi nhầy, mặc dù cháu vừa ăn xong). Bác sĩ cho em
hỏi: Hiện tượng hay thở khò khè về đêm của cháu? Và có phải cháu có nhiều đờm
trong cổ họng không? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều. (Mẹ Chau Pham Xuan Hieu, tuổi,
BanMai Co., Ltd)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Tôi khuyên chị nên đưa cháu đến viện Nhi,
phòng Tư vấn hen để khám. Các bác sĩ ở đó sẽ hướng dẫn chị cách điều trị cho
cháu.
- Hỏi: Kính gửi bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: con gái tôi tròn 1 tuổi, bé bị cảm
lạnh và chảy nước mũi trong, không sốt, thỉnh thoảng khó thở, xin bác sĩ tư vấn
giùm tôi nên sử dụng loại thuốc gì? Mặc dù tôi rất cẩn thận và giữ gìn, tôi luôn
mặc quần áo, quàng khăn… cho bé khi thời tiết chuyển mùa nhưng tại sao bé vẫn
bị bệnh, có phải còn do nguyên nhân nào khác không? xin bác sĩ cho biết nguyên
nhân và cách phòng chống để bé không bị cảm lạnh. Tôi chân thành cảm ơn. (
Tran Thuy Hoa)
- Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc: Cảm mà hay bị chảy nước mũi là đúng rồi, cho
nên, trước khi ra đường, nhất là mùa rét, chị phải mặc áo ấm cho cháu, khẩu trang,
khăn quàng cổ, chân phải đi giầy, tất… Khi áo trong của cháu có mồ hôi thì phải
thay ngay. Ban đêm, mùa nóng cũng như mùa lạnh, nhiệt độ phòng ngủ phải ổn
định. Không được nóng quá và cũng không được lạnh quá.
Phần trả lời của Bác sĩ Lê Thị Minh Hương, Khoa Hô hấp, Viện Nhi Trung
ương
Hỏi: Thưa bác sĩ, trẻ em thường mắc bệnh về hô hấp khi nào? Xin bác sĩ
cho biết cách phòng bệnh? (Lan Minh, tổ 42, Khương Trung, Hà Nội)
- Bác sĩ Minh Hương: Trẻ em thường mắc các bệnh về đường hô hấp vào
thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi thất thường. Khi có các bệnh dịch cảm
cúm kèm theo. Cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ là tăng cường sức đường kháng
cho trẻ bằng các biện pháp sau: chăm sóc trẻ tốt, vệ sinh cá nhân và môi trường,
đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ theo từng độ tuổi, tăng cường vitamin C, tiêm phòng
cúm cho trẻ hàng năm vào đầu mùa Thu- Đông, tránh cho trẻ tiếp xúc với những
người đang bị ốm.
* Hỏi: Cháu tôi năm nay 2 tuổi, được bác sĩ chẩn đoán là hen phế quản từ
nhỏ. Thời tiết thay đổi cháu hay khó thở và phải dùng tới thuốc hỗ trợ (tôi không
nhớ rõ là thuốc gì). Xin bác sĩ cho biết khi lớn lên cháu có hết bệnh này không?
(Hà Minh, 30 tuổi, Vĩnh Hồ, Hà Nội)
- Bác sĩ Minh Hương: Hen phế quản là một bệnh mãn tính đường thở. Hiện
nay trên thế giới mới chỉ kiểm soát bệnh hen bằng các thuốc dự phòng chứ chưa
chữa khỏi hẳn được. Tuy nhiên nếu con bạn mới 2 tuổi và tiền sử gia đình không
có ai bị hen, nếu cháu được dự phòng tốt và kiểm soát các nguyên nhân gây kích
phát cơn hen như viêm nhiễm đường hô hấp trên, tránh được các dị nguyên, khi
lớn lên cơn hen có thể thưa dần và dịu đi.
- Hỏi: Thưa bác sĩ, trẻ con bị viêm đường hô hấp khi uống thuốc phải kiêng
thức ăn tanh có đúng không? (Mai Anh, Thọ Xuân, Thanh Hoá)
- Bác sĩ Minh Hương: Nếu trẻ không bị dị ứng với các thức ăn tanh, thì vẫn
cho trẻ ăn bình thường
- Hỏi: Thưa bác sĩ, con nhà cháu năm nay 4 tuổi, thay đổi thời tiết cháu
thường hay bị ho, sốt, viêm họng. Nếu dùng kháng sinh là thuốc Amoxinlinhay
Cephalin thì có được không vì có bác sĩ nói trẻ con không nên dùng Cephalexin?
(Thanh Bình, tập thể Ngân hàng, Hà Nội)
- Bác sĩ Minh Hương: Khi trẻ bị viêm hỏng cấp có thể dùng kháng sinh
Amoxilin với liều 50 mg/cân nặng/ngày trong vòng 5 đến 7 ngày. Tốt hết là khi
cháu bị ốm cha mẹ nên cho cháu đi khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và có
pháp đồ điều trị thích hợp. Tránh tự ý dùng kháng sinh cho trẻ khi chưa có chỉ
định của bác sĩ.
- Hỏi: Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân về viêm tai giữa ở trẻ, có liên quan
đến đường hô hấp phải không ạ? Bác sĩ cho cháu biết cách phòng tránh với? (Lê
Hằng, TT Nghĩa Tân, Hà Nội).
- Bác sĩ Minh Hương: Đúng. Viêm tai giữa nếu không được điều trị dẫn đến
viêm lan xuống đường hô hấp. Vì giữa tai và vòm họng có ống thông. Cách phòng
tránh khi trẻ bị viêm tai giữa bạn cho cháu đến khám bác sĩ chuyên khoa Tai –
Mũi- Họng để điều trị. Ngoài ra, bạn có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng
các phương pháp chung như: dinh dưỡng tốt, uống thêm vitamin C, rửa sạch
đường hô hấp trên bằng các dung dịch muối sinh lý (natri clorit 0,9 phần nghìn).
- Hỏi: Bác sĩ ơi, nhiều người cho rằng trẻ nhỏ thường mắc các bệnh về hô
hấp một phần là do cha mẹ “giữ” con quá, không cho trẻ tiếp xúc với môi trường
bên ngoài nhiều. Nói vậy có đúng không, thưa bác sĩ? (Nguyễn An, Thanh Xuân,
Hà Nội)
- Bác sĩ Minh Hương: Nếu trẻ ít được tiếp xúc với môi trường bên ngoài,
đến khi trẻ tiếp xúc với môi trường mới như đi nhà trẻ, mẫu giáo thì khả năng
lây nhiễm các bệnh sẽ cao hơn các trẻ đã từng được tiếp xúc nhiều. Nguyên nhân
là do trẻ chưa có miễn dịch đối với các loại virus, vi khuẩn trong môi trường. Theo
tôi, sau khi trẻ được hơn 1 tháng, cho trẻ tiếp xúc dần với môi trường xung quanh
bằng cách cho đi dạo hàng ngày 5-10 phút vào buổi sáng… Khi trẻ lớn hơn cho trẻ
tiếp xúc với các trẻ khoẻ xung quanh cùng lứa tuổi.
- Hỏi: Khi cháu bé bị viêm đường hô hấp, bị sốt thì có nên tắm rửa bình
thường không, thưa bác sĩ? (Thanh Nga, Hàng Bạc, Hà Nội)
- Bác sĩ Minh Hương: Trong trường hợp này, các bà mẹ nên vệ sinh lau rửa
hàng ngày cho cháu bằng nước ấm đến khi trẻ hết sốt, không có triệu chứng suy
thở thì hãy tắm cho trẻ trong phòng kín gió, tránh nơi gió lùa.
- Hỏi: Thưa bác sĩ, con tôi hiện nay được 13 tháng tuổi, đã tiêm phòng các
mũi trong chương trình tiêm chủng như: viêm gan B, Pentact Hib (bạch hầu, ho
gà, uốn ván, viêm màng não mủ…) Lao, Sởi. Vậy tôi nên tiêm cho cháu các loại
vaccine nào nữa? (Minh, 28 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội)
- Bác sĩ Minh Hương: Trẻ 1 tuổi ngoài tiêm chủng 6 bệnh như: lao, bạch
hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi. Hiện nay còn khuyến cáo tiêm thêm cho trẻ các
vaccine như viêm gan B, quai bị, rubella, HiB và phòng cúm hàng năm. Nếu vậy
con bạn nên tiêm phòng quai bị, rubella, và phòng cúm.
- Hỏi: Xin bác sĩ cho biết, bệnh hô hấp hay gặp, cách phòng chống. Xin
cảm ơn bác sĩ (Trần Văn Tuyên, 35tuổi, 236 Bưu điện trung tâm Sai gon -
TP.HCM)
- Bác sĩ Minh Hương: Bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ là bệnh nhiễm
khuẩn đường hô hấp cấp. Ước tính hàng năm có khoảng từ 30 đến 50% trẻ em
dưới 5 tuổi đến khám bệnh vì nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp. WHO (Tổ chức Y
tế Thế giới) đã có chương trình toàn cầu về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp.
Tại Việt Nam, chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp được
thực hiện từ năm 1984, bao gồm: chăm sóc bà mẹ từ khi có thai để tránh đẻ non, tổ
chức cuộc đẻ an toàn, dinh dưỡng phù hợp các lứa tuổi của trẻ, tiêm chủng đúng
đủ, theo lịch, phải vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, rèn luyện thân thể và
cách ly trẻ với những người bị nhiễm bệnh.
- Hỏi: Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 3 tuổi. Đã 3 tháng cháu đi học mẫu giáo
và thường xuyên bị sốt, viêm họng Cứ khỏi được 3 ngày lại bị lại. Cháu đã uống
rất nhiều loại thuốc nhưng không dứt. Tôi đưa cháu đi khám tại một nhà khám tư
(bác sĩ Viện Nhi), có kê đơn cho cháu dùng kháng sinh 2 tháng. Kê đơn như vậy
có hợp lý không thưa các bác sĩ? (Minh Hồng, Thái Hà, Hà Nội).
- Bác sĩ Minh Hương: Trẻ mới đi học mẫu giáo là giai đoạn trẻ phải tiếp
xúc với rất nhiều các yếu tố nguy cơ, viêm nhiễm cao, nếu con chị bị rất nhiều đợt
viêm nhiễm và dùng rất nhiều loại kháng sinh và không dứt, thì chị nên cho cháu
đến bệnh viện để làm xét nghiệm chẩn đoán và tìm thuốc điều trị thích hợp.
Trường hợp bác sĩ tư kê cho cháu dùng kháng sinh 2 tháng là chưa hợp lý.
- Hỏi: Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 4 tuổi, nặng 18 kg. Cháu bị ho và sổ
mũi (không sốt) đã 10 ngày nay. Tôi đã cho cháu uống thuốc cephalexin 250 mg
ngày 3 viên, chia 2 lần. Sau 7 ngày uống thuốc, cháu đã hết sụt sịt nhưng thỉnh
thoảng vẫn còn ho. Cháu dừng thuốc và cho cháu uống thuốc Bé ho. Dùng thuốc
như vậy có đúng không, thưa bác sĩ? Tôi có phải mang cháu đến khám hay chụp
phổi không? (Minh Hà, A8, Vĩnh Hồ, Hà Nội)
- Bác sĩ Minh Hương:Sau khi viêm đường hô hấp trẻ có thể còn ho húng
hắng trong vòng 1- 2 tuần. Trong những trường hợp như thế, cha mẹ chỉ cần cho
cháu uống thêm một vài ngày sirô bé ho hoặc uống nhiều nước, hay dùng mật ong
và quất (trộn đều) sau đó hấp để cháu uống dần trong vài ngày, ho sẽ giảm dần và
khỏi hẳn. Nếu cháu sốt, ho nhiều, khó thở nên cho cháu đi khám và chụp phổi tại
các trung tâm y tế gần nhất.
- Hỏi: Con tôi 11 tháng tuổi, bị viêm phế quản, bác sĩ đang cho uống kháng
sinh (Ceclor) và thuốc ho Bricanyne. Cháu uống thuốc được 3 ngày nhưng ho vẫn
rất dữ dội, tôi vô cùng lo lắng. Vậy tôi có nên cho bé đi hút đờm, chấm họng hay
làm gì khác không? (Chị Nguyễn Hồng Vân, hỏi qua điện thoại)
- Bác sĩ Minh Hương: Nếu con chị bị viêm phế quản đã được dùng kháng
sinh và Bricanyne mà vẫn ho dữ dội thì chị nên cho cháu khám lại tại viện, để bác
sĩ chẩn đoán lại và cho thêm khí dung, các thuốc chống co thắt phế quản hoặc hút
đờm dãi thông thoáng đường thở.
- Hỏi: Lao sơ nhiễm ở trẻ nhỏ là bệnh như thế nào? Cách nhận biết và
phòng chống? Trẻ đã tiêm phòng lao có đảm bảo không mắc bệnh hay không? (Củ
Cải, 28 tuổi, Hà Nội)
- Bác sĩ Lê Thị Minh Hương: Lao sơ nhiễm là một bệnh nhiễm lao hạch
cuống phổi hoặc có một điểm lao khu trú tại phổi. Cách nhận biết bệnh như sau:
trẻ chậm lên cân, hay sốt về chiều, ho kéo dài và có thể có tiền sử tiếp xúc với
người bị bệnh lao. Nếu trẻ đã được tiêm phòng lao tốt thì tỷ lệ mắc bệnh ít hơn
nhưng điều đó còn phụ thuộc vào đáp ứng miễn dịch của tuỳ từng trẻ.
- Hỏi: Cháu nhà em hay ho nhưng không ho rõ, chỉ eeee một tý rồi thôi,
nhưng mà bị nhiều lần trong ngày. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân nào và làm thế
nào giải quyết được? Xin cảm ơn bác sĩ (Kim Thanh Tú, 23tuổi, Thanh Hà- Hải
Dương)
- Bác sĩ Minh Hương: Nếu chỉ mới chỉ eee một tý có thể là triệu chứng của
viêm họng nhẹ gây ngứa cổ. Nếu triệu chứng đó kéo dài, chị nên cho cháu đến bác
sĩ tai-mũi- họng để khám.
- Hỏi: Tôi bị ho nhiều nhưng không bị cúm, tôi đã dùng nhiều loại thuốc
nhưng không khỏi. Tôi đi làm buổi tối nhưng đều đeo khẩu trang, vậy nhờ bác sĩ
xem giúp ( Nguyen hoa binh, 19tuổi, Lê Thanh Nghị)
- Bác sĩ Minh Hương: Ho bị nhiều nhưng không cúm thì có thể do viêm dị
ứng. Ban nên đi kiểm tra ở khoa dị ứng miễn dịch, Bệnh viện Bạch Mai để tìm
nguyên nhân và cách điều trị.
- Hỏi: Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh hen sữa ở trẻ em có triệu chứng như thế nào?
có chữa khỏi được không? và có liên quan như thế nào với bệnh hen mãn tính
(Nguyễn Thị Hải, 27tuổi, Phường Ninh xá-TX Bắc Ninh-Tỉnh Bắc Ninh)
- Bác sĩ Minh Hương: Hen ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi do nguyên nhân viêm
nhiễm đường hô hấp nhiều lần làm tăng mẫn cảm đường phế quản. Các triệu
chứng ho kéo dài, khò khè khó thở của trẻ thường liên quan đến viêm đường hô
hấp do virus hoặc vi khuẩn. Nếu trẻ được kiểm soát tốt các yếu tố gây viêm, phòng
chống hen kịp thời thì bệnh hen sẽ được cải thiện rõ rệt. Nếu trong gia đình không
có ai bị hen, sau 5 tuổi các yếu tố viêm nhiễm được kiểm soát thì bệnh hen có thể
khỏi. Nếu trẻ không được điều trị tốt và kịp thời thì tình trạng viêm nhiễm xảy ra
mãn tính tại phế quản sẽ làm thay đổi cấu trúc thành phế quản, dẫn tới hen mãn
tính ở trẻ khi lớn.
- Hỏi: Thưa bác sĩ, bệnh nghiến răng khi ngủ ở trẻ em có liên quan đến
đường hô hấp không? Làm thế nào để chữa căn bệnh này? (Mai Thu, Gia Phú, Gia
Viễn, Ninh Bình).
- Bác sĩ Minh Hương: Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu về vấn đề này ở
trẻ em.
- Hỏi: Mỗi lần thay đổi thời tiết, con tôi lại bị ho, sổ mũi và nếu không
dùng kháng sinh cháu lại bị sốt. Vậy phải phòng chống như thế nào, thưa bác sĩ?
(Lê Thị Mai, B4, ngõ 41/4, Thái Hà, Hà Nội).
- Bác sĩ Minh Hương: Nếu mỗi lần thay đổi thời tiết, con bạn bị ho và sổ
mũi, có thể con bạn bị bệnh viêm mũi dị ứng do thời tiết. Phòng chống bệnh bằng
cách: giữ ấm cho trẻ sau những ngày thay đổi thời tiết, tránh ra đường hoặc tiếp
xúc với những người đang bị ốm, cho trẻ uống sữa ấm có pha chút mật ong, rửa
mũi hàng ngày cho trẻ (bằng dung dịch muối sinh lý hoặc sterimar dạng xịt). Nếu
bệnh không đỡ, bạn nên cho trẻ đi khám để xác định nguyên nhân gây viêm
nhiễm.
- Hỏi: Thưa bác sĩ, cháu nhà tôi bị viêm phế quản cấp, bác sĩ kê cho uống
thuốc Cifex, nhưng sau khi uống 3 ngày thì bị nổi mề đay ở hai cánh tay (trên
người không có). Như vậy có phải cháu đã bị dị ứng thuốc không? và nếu đúng
như thế thì có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cháu sau này không? Và phải