BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
TIỂU LUẬN
Học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh
ĐỀ BÀI:
Phân tích tư tưởng Hồ CHí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh,
hoạt động có hiệu quả. Ý nghĩa của tư tưởng đó trong xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam.
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Lan Phương
Họ và tên
: Đoàn Thị Thảo Linh
Lớp
: CityU8D
Mã sinh viên.
: CA8-058
Hà Nội, ngày 3 tháng 12 năm 2021
1. Mở đầu
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng, Mặt trận, Quân đội, đồng
thời cũng là người sáng lập Nhà Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Người đã
dành nhiều công sức xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam – Nhà Nước trong
sạch, vững mạnh và hiệu quả. Trong thời kỳ đổi mới nước ta q độ lên chủ nghĩa
xã hội, mơ hình Nhà Nước Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tư tưởng của Hồ
Chí Minh đã phát huy thành quả tích cực trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc
hơn 60 năm qua. Nhà nước pháp quyền – nhà nước “của dân, do dân, vì dân”, vì
mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, tư tưởng Hồ
Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền “Trong
sạch – Vững mạnh – Hiệu quả” nói riêng đã có vị trí và vai trị vơ cùng quan
trọng, là nền tảng để Đảng ta xây dựng mơ hình Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà một cách hoàn thiện nhất.
2. Nội dung
2.1.
Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh
a. Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức đủ đức và tài
Theo Hồ Chí Minh, cán bộ, công chức Nhà nước là yếu tố quyết định trong
việc xây dựng Nhà nước đó có trong sạch hay khơng, có làm trịn chức năng,
nhiệm vụ của mình hay không. “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, “muôn việc
thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Chất lượng, năng lực, hiệu quả của Nhà nước trong sạch cũng phụ thuộc
một phần lớn vào chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức.
Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu sau về đội ngũ cán bộ, công chức:
-
Một là, tuyệt đối trung thành với cách mạng. Đây là yêu cầu đầu tiên
cần có đối với đội ngũ này. Cán bộ, công chức phải là những người kiên cường
bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ Nhà nước.
-
Hai là, hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên mơn, nghiệp vụ.
Như Hồ Chủ tịch nói: chỉ với lịng nhiệt tình khơng thơi thì chưa đủ và cùng lắm
chỉ phá được cái xấu, cái cũ mà không xây dựng được cái tốt, cái mới.
-
Ba là, phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân. Hồ Chí Minh yêu cầu
cán bộ phải “thân dân”, gần dân, không được lên mặt “quan cách mạng” với dân,
lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm sốt của dân và phải ln ln tu dưỡng đạo
đức cách mạng, luôn luôn học tập để nâng cao trình độ mọi mặt; phải thường
xuyên tự phê bình và phê bình.
-
Bốn là, cán bộ, cơng chức phải là những người dám phụ trách, dám
quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn,
“thắng không kiêu, bại không nản”.
-
Năm là, phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, ln có ý thức và
hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước
b. Kiểm sốt quyền lực Nhà nước
Mục đích là nhằm giữ vững bản chất của Nhà nước, đảm bảo cho nhà nước
hoạt động có hiệu quả, phịng chống thối hố, biến chất trong đội ngũ cán bộ
nhà nước.
Hồ Chí Minh cho rằng, kiếm soát quyền lực nhà nước là tất yếu vì tính hai
mặt vốn có của quyền lực. Một mặt, quyền lực có sức mạnh to lớn để cải tạo xã
hội cũ, xây dựng xã hội mới nếu biết sử dụng đúng; mặt khác, quyền lực cũng có
sức phá hoại ghê gớm nếu người nắm quyền lực bị tha hoá, biến chất, đi vào con
đường chạy theo quyền lực, lạm quyền, lộng quyền, đặc quyền, đặc lợi,…vvv.
Vì thế, để đảm bảo tất cả mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, cần kiểm sốt
quyền lực nhà nước.
Về hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước
- Trước hết, cần phát huy vai trò, trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt
Nam, theo Hồ Chí Minh:
• Đảng viên và cán bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và
chính sách của Đảng.
• Các cấp uỷ Đảng phải tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt.
Để kiểm sốt có kết quả tốt cần có hai điều kiện là việc kiểm sốt phải
có hệ thống và người đi kiểm sốt phải là những người rất có uy tín.
• Người cịn nêu rõ hai cách kiểm sốt là từ trên xuống và từ dưới
lên, đồng thời nhấn mạnh phải “khéo kiểm sốt”.
• Kiểm sốt dựa trên cách thức, tổ chức bộ máy nhà nước và việc
phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước.
-
Kiểm soát quyền lực Nhà nước dựa trên cách thức tổ chức bọ máy nhà
nước và phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước.
-
Tiếp theo, cần phát huy vai trò của nhân dân – với tư các là chủ thể tối
cao của quyền lực Nhà nước.
c. Phòng chống tiêu cực trong Nhà nước
-
Sức mạnh, hiệu quả của Nhà nước một mặt dựa vào tính nghiêm minh
của việc thi hành pháp luật, mặt khác dựa vào sự gương mẫu, sự trong sạch của
đạo đức của người cầm quyền.
-
Chỉ một tháng sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,
Người gửi thư cho uỷ ban nhân dân các kỳ, tình, huyện và làng nêu rõ 6 căn bệnh
cần đề phòng: trái phép, cậy thế, hủ hố, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo.
-
Trong q trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước, Hồ Chí Minh thường đề
cập những tiêu cực sau đây và nhắc nhở mọi người đề phịng và khắc phục:
• Thứ nhất, là đặc quyền, đặc lợi
• Thứ hai, là tham ơ, lãng phí và quan liêu
Quan điểm của Hồ Chí Minh là: “Tham ơ, lãng phí và bệnh quan liêu dù
là cố ý hay khơng, cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến…Tội
lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám”.
Hồ Chí Minh coi tham ơ, lãng phí, quan liêu là “giặc nội xâm”, “giặc
trong lòng”, thứ giặc nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Người phê bình những
người “lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức”.
• Thứ ba, là “Tư túng”, “chia rẽ”, “kiêu ngạo”
-
Hồ Chí Minh đã nêu lên nhiều biện pháp phịng chống tiêu cực trong
hành động của nhà nước, có thể khái qt lại như sau:
• Một là, nâng cao trình độ dân chủ trong xã hội, thực hành dân chủ rộng
rãi, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
• Hai là, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Đảng phải nghiêm minh.
Công tác kiểm tra phải thường xuyên, cán bộ, đảng viên phải nghiêm
túc và tự giác tuân thủ pháp luật, kỷ luật.
• Ba là, phạt nghiêm minh, nghiêm khắc đúng người đúng tội. Đồng thời,
cần coi trọng giáo dục, lấy giáo dục, cảm hố làm chủ yếu.
• Bốn là, cán bộ phải đi trước làm gương, cán bộ giữ chức vụ càng cao,
trách nhiệm nêu gương càng lớn.
• Năm là, phát huy sức mạnh cảu chủ nghĩa yêu nước vào cuộc chiến
chống lại tiêu cực trong con người, trong xã hội và trong bộ máy Nhà
nước.
2.2.
Ý nghĩa trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng
tâm của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
này, cần nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo những giá trị tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề nhà nước trong bối cảnh hiện nay.
Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh. Cần đẩy mạnh việc hoàn thiện
pháp luật gắn với các tổ chức thi hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu
quả của Nhà nước
Cần tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật, tơn trọng, đảm bảo, bảo vệ quyền
công người, quyền và nghĩa vụ của công dân.
Phải xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp thực thi quyền lực nhà nước,
nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, pháp hành, tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nước là
thống nhất. Đồng thời, quy định rõ cơ chế phối hợp trong việc thực hiện và kiểm
soát quyền lực ở các cấp chính quyền. Tiếp tục phân định rõ thẩm quyền và trách
nhiệm giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp
chính quyền địa phương.
Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Đảng phải tập trung lãnh
đạo đường lối, chủ trương, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế chính sách về
cán bộ, cơng chức; đẩy mạnh dân chủ hố cơng tác cán bộ, quy định rõ trách
nhiệm, thẩm quyền ở mỗi tổ chức, mỗi cấp; thực hiện thí điểm dân trực tiếp bầu
một số chức danh ở cơ sở và cấp huyện; mở rộng thi tuyển chức danh cán bộ
quản lý; rà sốt, sửa đổi, bổ sung chính sách đối với cán bộ, cơng chức theo hướng
khuyến khích cán bộ; xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài.
Đẩy mạnh hơn nữa cơng tác đấu tranh phịng chống tham nhũng, lãng phí,
quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm trong các cơ quan nhà nước
và trong đội ngũ cán bộ công chức.
Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nước. Tiếp tục nâng cao
hiệu quả thực hiện và đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng với nhà
nước, chú trọng lãnh đạo đổi mới, nâng cao chất lượng lập pháp, cải cách cách
chính và cải cách tư pháp; các tổ chức Đảng và đảng viên gương mẫu tuân thủ
pháp luật. Nhà nước gắn liền với vai trò trách nhiệm của Đảng cầm quyền , do
đó sự trong sạch vững mạnh của Đảng sẽ là yếu tố quyết định cho sự thành công
của việc xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
3. Kết luận
Xây dựng nhà nước liêm chính, phục vụ, kiến tạo phát triển, nhạy bén trong
tư duy và hành động, chủ động trong điều hành đất nước trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội là yêu cầu cấp bách và lâu dài trong xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi mà bối
cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư và
nhất là đại dịch COVID-19... đang đặt ra những thách thức rất lớn đối với việc
phát triển đất nước. Trong bối cảnh mới này, để thực hiện thắng lợi mục tiêu độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chúng ta nhất thiết phải xây dựng Đảng cầm
quyền trong sạch, vững mạnh, kiên định về lập trường tư tưởng, sáng suốt trong
đường lối lãnh đạo và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phục vụ, kiến tạo
phát triển đủ năng lực đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời trong mọi tình
huống, giải quyết có hiệu quả những vấn đề nảy sinh trên mọi lĩnh vực vì lợi ích
quốc gia - dân tộc, vì lợi ích của nhân dân trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật,
cùng với đó là phát huy cao độ sức mạnh đại đồn kết tồn dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân
và vì dân vẫn mãi có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc. Ngày nay, trước yêu
cầu của sự nghiệp đổi mới và hội nhập, Đảng ta tiếp tục kế thừa tư tưởng của
Người để xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân là điều vơ cùng cần thiết và đúng đắn. Định hướng cho việc xây dựng và
hoàn thiện bộ máy nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hồ.
Qua những kết quả đã đạt được trong q trình đổi mới, hoàn thiện nhà nước
theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã có tác động mạnh
mẽ và trực tiếp đến quá trình đổi mới đất nước. Mặc dù việc đổi mới và hoàn
thiện nhà nước hiện nay là một q trình khó khăn về mọi mặt. Điều đó địi hỏi
Đảng, nhà nước và nhân dân ta cần phải có những bước đi và giải pháp khẩn
trương vừa vững chắc trong thực hiện cải cách triệt để hơn tổ chức và hoạt động
của nhà nước để đáp ứng được tình hình mới của đất nước trong quá trình phát
triển và hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19 như hiện nay.