Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

SKKN Sử dụng đồ dùng dạy học tự làm từ rác thải tái chế kết hợp với các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để dạy một số nội dung trong các bài về cấu tạo và chức năng của cơ thể thực vật Sinh Học 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 52 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Sinh học là môn khoa học về sự sống, cung cấp những kiến thức lý thuyết về
sự sống trong đó có thể thiết kế thành các mơ hình ứng dụng để học tập. Do đó q
trình giáo viên giảng dạy có thể hướng dẫn cho học sinh thiết kế các mô hình học
tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh điều này có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng. Học sinh không những tiếp nhận những tri thức sinh học đã có sẵn mà chủ
yếu là q trình học sinh tự học, tự nhận thức, tự khám phá, tìm tịi các tri thức
sinh học một cách chủ động, tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Qua quá trình giảng dạy trong những năm qua tôi nhận thấy rằng trong việc
tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh bằng các mơ hình đồ dùng dạy học
tự làm có vai trị quan trọng trong hình thành kiến thức, kỹ năng, học sinh tiếp thu
bài một cách nhanh chóng, tích cực và tự giác. Đồng thời trong giai đoạn hiện nay
việc xử lý rác thải trong trường học rất được quan tâm tro đó có thể nghiên cứu,
hướng dẫn học sinh tự làm đồ dùng dạy học từ rác thải trong Nhà trường để phục
vụ cho giảng dạy có nhiều ý nghĩa.
Trong khi đó bộ mơn sinh học ở trường THPT nói chung là mơn khoa học
thực nghiệm nhiều kiến thức trừu tượng, nên trong việc giảng dạy và học tập để
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức thì việc là và
sử dụng đồ dùng dạy học kết hợp với phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học
tích cực là việc làm vô cùng quan trọng và thiết yếu nhằm phát huy phẩm chất và
năng lực người học.
Trong đó phần sinh học 11 có nhiều nội dung liên quan đến cấu tạo và chức
năng của các cơ quan cơ thể thực vật có thể làm các đồ dùng học tập áp dụng trong
giảng dạy, tạo cho học sinh hứng thú và tiếp thu bài hiệu quả hơn tôi đã thiết kế đồ
dùng dạy học tự làm “Mơ hình cơ thể thực vật trưởng thành” để giảng dạy một số
nội dung liên quan đến cấu tạo và chức năng của cơ quan ở thực vật, vì vậy tơi
chọn đề tài “Sử dụng đồ dùng dạy học tự làm từ rác thải tái chế kết hợp với các
phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để dạy một số nội dung trong các bài về
cấu tạo và chức năng của cơ thể thực vật Sinh Học 11- THPT”


1


2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2.1. Phạm vi nghiên cứu
Các bài học liên quan đến kiến thức cở thể thực vật trong chương trình sinh
học lớp 11-THPT tại 3 trường trên địa bàn Quỳ Hợp, từ năm học 2018-2019 đến
năm học 2020-2021.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế các mơ hình học tập từ rác thải về cấu tạo cơ thể thực vật và một số
phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy mơn sinh học lớp 11THPT.
3. Mục đích, phương pháp nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này giúp giáo viên hướng dẫn học sinh tự làm các đồ dùng dạy học đơn
giản từ rác thải tái chế, dễ làm để sử dụng trong dạy học môn sinh học 11 THPT.
Đồng thời với việc sử dụng kết hợp với các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích
cực, hợp lí của giáo viên sẽ tác động rất lớn đối với học sinh trong quá trình học
tập và tự tìm tịi học hỏi, khắc sâu kiến thức, mở rộng hiểu biết về khoa học và đạt
hiệu quả cao trong học tập.
3.2. Phương pháp nghiên cứu;
Đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây;
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận và thử nghiệm mô hình;
+ Phương pháp trình bày mơ hình;
+ Phương pháp sử dụng sơ đồ trực quan;
+ Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn;
+ Phương pháp tổng kết đúc rút kinh nghiệm;
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Hiện nay việc hướng dẫn học sinh tự làm đồ dùng dạy học trong giảng dạy và
học tập ngày càng bị mai một đi, việc cải tiến phương pháp dạy học truyền thống
kết hợp có hiệu quả với các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực là yêu cầu cần

thiết với toàn ngành GD hiện nay.
Việc sử dụng đồ dùng dạy học tự làm từ rác thải và các phương pháp dạy học,
kỹ thuật và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh là một điểm
mới, mang lại hiệu quả cao trong giáo dục.
Giúp học sinh hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo hơn trong các giờ học
hiểu bài sâu, giải thích được các hiện tượng thực tế của cuộc sống.

2


Giúp học sinh hứng thú và nắm vững tổng quan kiến thức về cấu tạo chức
năng và các quá trình sinh lý của cơ thể thực vật, từ đó giúp học sinh liên hệ để
giải quyết tốt các vấn đề gắn với thực tiễn và học tốt ở các khối tiếp theo.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn
1. Cơ sở lí luận
Đồ dùng dạy học tự làm là những hình ảnh, dụng cụ, đồ vật phục vụ cho việc
dạy và học mà học sinh có thể quan sát, khám phá để nhận thức sự vật hiện tượng
và các quá trình, đặc biệt nếu được sử dụng kết hợp với các phương pháp dạy học
tích cực thì sẽ mang lại hiệu quả to lớn trong học tập.
Đồ dùng dạy học đối với bộ môn sinh học là để mô tả về cấu tạo và cơ chế
của q trình, giúp phát huy tính năng động, sáng tạo trong tư duy của học sinh.
Người giáo viên đứng trên bục giảng phải thể hiện hết khả năng của mình về lối
diễn đạt nội dung bài, có nghệ thuật thu hút học sinh đặc biệt là phải tạo sự hấp
dẫn, lôi cuốn học sinh bằng một phương pháp thủ thuật riêng của chuyên môn
trong việc tổ chức các hoạt động dạy học vì vậy đồ dùng dạy học khơng thể thiếu
đối với người thầy khi lên lớp và đối với học sinh khi tìm hiểu vấn đề, đồ dùng dạy
học chính là điều kiện, phương tiện để dạy học và học bộ mơn sinh học.
Ngồi ra đồ dùng dạy học là đối tượng tri giác thật hấp dẫn buộc các em phải
động não, suy nghĩ giải đáp thắc mắc mà bản thân các em đặt ra, đồ dùng dạy học

đã dẫn các em vào hoạt động học tập với sự tập trung cao độ, làm việc liên tục,
căng thẳng mà các em không hề hay biết. Như vậy các em đã đáp ứng được yêu
cầu của giáo viên đặt ra đối với việc tiếp thu bài.
Rõ ràng qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi thấy được tầm quan trọng của đồ
dùng dạy học, nhất là trong việc hình thành cho các em thao tác thực hành, đem
hình ảnh sống động thực tế vào bài giảng và giúp học sinh cảm thất gần gũi và u
thích bộ mơn hơn, hoạt động học tập có hiệu quả cao hơn. Nội dung kiến thức của
bộ môn sinh học bao giờ cũng đặt quan sát, phân tích và tiến hành thí nghiệm lên
hàng đầu, do đó đồ dùng dạy học là một dụng cụ không thể thiếu trong giảng dạy
môn sinh học ở trường THPT nói chung và mơn sinh học lớp 11 nói riêng.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Sử dụng một số phiếu điều tra trong đề tài.
1.2.1. Phiếu điều tra dành cho giáo viên:
Kính đề nghị Thầy/Cơ vui lịng dành thời gian đọc kỹ và trả lời chính xác, khách
quan các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (X ) vào ô của phương án trả lời
phù hợp.

3


1. Theo thầy (cô) việc hướng dẫn học sinh học tự làm đồ dung dạy học từ
rác thải tái chế kết hợp với các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có khó
thực hiện tại trường mình cơng tác khơng?
a. Khơng thực hiện được.
b. Khó thực hiện.
c. Thực hiện được.
d. Thực hiện tốt
2. Theo thầy sử dụng đồ dùng dạy học tự làm từ rác thải tái chế kết hợp
với các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có mang lại hiệu quả trong dạy
học cho học sinh?

a. Rất hiệu quả.
b. Hiệu quả.
c. Hiệu quả thấp
d. Không hiệu quả.
3. Thầy (cô) đã từng hướng dẫn học sinh tự làm đồ dung dạy học chưa?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
1.2.2. Phiếu dành cho học sinh: Rubic đánh giá mục đích, ý nghĩa của làm
đồ dung dạy học.
Mẫu phiếu số 1. Mục đích, ý nghĩa của làm đồ dung dạy học
Nội dung



Khơng

1. Hiểu mục đích làm đồ dùng dạy học từ rác thải tái chế
2. Hứng thú với việc làm đồ dùng dạy học từ rác thải tái chế
3. Biết làm đồ dùng dạy học từ rác thải tái chế
4. Giúp nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường
Mẫu phiếu số 2. Vai trị của việc sử dụng đồ dùng dạy học tự làm từ rác
thải tái chế kết hợp với các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực.
Nội dung



Khơng

1. Mạnh dạn phát biểu nhiều hơn, chủ động tham gia vào quá trình
học tập.

2. Giao tiếp, trao đổi thông tin, giúp học sinh học tập có hiệu quả
Học sinh rất vui vẻ sau tiết học
4


3. Phát triển các kĩ năng nhận xét, kĩ năng quan sát, kĩ năng sử
dụng đồ dùng dạy học, kĩ năng trình bày tranh luận
4. tư duy sáng tạo đạt hiệu quả cao hơn trong hình thành kiến thức
1.3. Thực trạng của vấn đề
Kết quả phiếu điều tra dành cho giáo viên.
Tổng số giáo viên được khảo sát 75 người
Phiếu 1
Câu hỏi khảo sát

1. Theo thầy (cô) việc hướng dẫn
học sinh học tự làm đồ dung dạy
học từ rác thải tái chế kết hợp
với các phương pháp, kỹ thuật
dạy học tích cực có khó thực
hiện tại trường mình cơng tác
khơng?

Khơng
thực hiện
được

Khó thực
hiện được

Thực hiện

được

Thực hiện
tốt.

2.5%

10.8%

30.9%

55.8%

Khơng
hiệu quả

Hiệu quả

Hiệu quả
thấp

Hiệu quả
cao

1.5%

15.3%

32.9%


50.3%

Phiếu 2
Câu hỏi khảo sát

2. Theo thầy sử dụng đồ dùng
dạy học tự làm từ rác thải tái chế
kết hợp với các phương pháp, kỹ
thuật dạy học tích cực có mang
lại hiệu quả trong dạy học cho
học sinh?
Câu hỏi 3
Câu hỏi khảo sát

Chưa từng

Đã từng

3. Thầy (cô) đã từng hướng dẫn học sinh tự
làm đồ dung dạy học chưa?

86.2%

13.8%

Kết quả phiếu điều tra dành cho học sinh.
1.2.2. Phiếu dành cho học sinh: Rubic đánh giá mục đích, ý nghĩa của làm
đồ dung dạy học.
5



Mẫu phiếu số 1. Mục đích, ý nghĩa của làm đồ dung dạy học
Nội dung



Khơng

82%

18%

2. Hứng thú với việc làm đồ dùng dạy học từ rác thải tái chế

78.3%

20.7%

3. Biết làm đồ dùng dạy học từ rác thải tái chế

76.5%

23.8%

4. Giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

69.2%

30.8%


1. Hiểu mục đích làm đồ dùng dạy học từ rác thải tái chế

Mẫu phiếu số 2. Vai trò của việc sử dụng đồ dùng dạy học tự làm từ rác thải
tái chế kết hợp với các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực.
Nội dung



Khơng

1. Mạnh dạn phát biểu nhiều hơn, chủ động tham gia vào quá trình
học tập.

80%

20%

2. Giao tiếp, trao đổi thơng tin, giúp học sinh học tập có hiệu quả 77.1% 22.9%
Học sinh rất vui vẻ sau tiết học
3. Phát triển các kĩ năng nhận xét, kĩ năng quan sát, kĩ năng sử 70.4% 29.6%
dụng đồ dùng dạy học, kĩ năng trình bày tranh luận.
4. tư duy sáng tạo đạt hiệu quả cao hơn trong hình thành kiến thức.

68.8%

31.2%

II. Thực trạng của vấn đề:
Hiện nay vấn đề rác thải nhựa như; vỏ xôi, lon nhựa, ống hút, vỏ trà sữa…
ngày càng nhiều trong khuôn viên trường học các nhà trường đã có nhiều giải pháp

để xử lý nhưng chưa có úng dụng trong học tập cho học sinh. Kết quả khảo sát tại
trường THPT Qùy Hợp 2.

thải

Vỏ
xôi

Chai,
lon
nhựa

Giấy
loại


cây

ống
hút

Vỏ
bút

Rác
thải
khác

Tỷ lệ


20%

15%

25%

20%

10%

5%

5%

Loại rác

Hầu hết việc hướng dẫn học sinh tự làm đồ dùng để học tập của học sinh và
dạy học ngày càng ít đi, số lượng đồ dùng dạy học tự làm trong các trường THPT
hiện nay rất ít, có thể khơng có.
Thực tế theo kết quả thống kê tại 03 trường THPT trên địa bàn huyện Quỳ
Hợp cho thấy việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học ngày càng ít đi đáng kể trong
khi đó vấn đề rác thải ngày càng nhiều trong các trường THPT nói riêng và các
trường học nói chung.
6


Trường

Số lượng đồ dùng DH tự làm


Trong đó mơn sinh học

THPT Qùy Hợp 1

2

0

THPT Qùy Hợp 2

4

2

THPT Qùy Hợp 3

3

1

Thực tế giảng dạy bộ môn sinh học 11 trong nhiều năm, tôi nhận thấy các em
học sinh học môn sinh học chưa tốt, chưa tạo được tính tích cực cho học sinh là do
những nguyên nhân cơ bản:
Phương pháp giảng dạy của giáo viên chủ yếu cung cấp lý thuyết, chưa khai
thác hết tác dụng của kênh hình, mơ hình, chưa có kỹ thuật dạy học hiệu quả dẫn
đến học sinh chưa nắm vững các phương pháp học tập như; chưa phân tích, so
sánh từ các đồ dùng dạy học để rút ra kiến thức.
Để dạy tốt môn sinh học 11, tơi có vài ý kiến đóng góp về việc hướng dẫn học
sinh tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học kết hợp với các phương pháp, kỹ thuật dạy
học tích cực để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh từ đó giải

quyết tốt các vấn đề trong cuộc sống.
1. Tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học đạt được các giá trị giáo dục sau:
Là các mơ hình trực quan, sinh động về các quá trình cần khám phá, thúc đẩy
sự giao tiếp, trao đổi thơng tin để học tập có hiệu quả cao hơn giữa giáo viên và
học sinh giữa học sinh với khoa học.
Kích thích sự tị mị và nhu cầu cần được khám phá của học sinh về một sự
vật hiện tượng, tạo tình huống ban đầu giúp học tập có hiệu quả hơn.
Cung cấp kiến thức trực quan, sinh động, trực tiếp đã được lý luận khái quát
trong SGK liên quan đến sự vật hiện tượng và các quá trình cần nhận thức của
người học, để học sinh có thể kiểm nghiệm trực tiếp giữa lý thuyết và thực tiễn.
Giúp phát triển mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn giữa lý thuyết và thực
hành của người học góp phần hình thành các năng lực giải quyết các tình huống
trong thực tiễn cuộc sống. Giúp học sinh tự tin trong học tập.
Giáo viên tự tin hơn trong giảng dạy vì đã có q trình nghiên cứu, tìm tịi để
xây dụng mơ hình dạy học, đảm bào trong đó các q trình, các cấu tạo phù hợp
với kết quả của khoa học.
Tạo tính lan tỏa, kích thích các giáo viên khác và học sinh nghiên cứu chế tạo
các đồ dùng khác phù hợp với điều kiện giảng dạy, góp phần nhân rộng mơ hình
này trong các trường học để cải tiến phương pháp dạy học truyền thống.
2. Những khó khăn trong việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học:
7


Đồ dùng dạy học tự làm là một tập hợp những đối tượng vật chất, được giáo
viên và học sinh làm và sử dụng với tư cách là những phương tiện điều khiển hoạt
động nhận thức cho học sinh, đối với học sinh đó là nguồn tri thức phong phú, sinh
động, là các phương tiện giúp học sinh lĩnh hội tri thức và rèn luyện các kĩ năng, kĩ
xảo. Vì vậy muốn đào tạo được một học sinh có đầy đủ kiến thức thì phải sử dụng
đầy đủ, rõ ràng, chính xác các mẫu vật cũng như đồ dùng dạy học. Ở đây việc làm
những đồ dùng dạy học diễn ra bằng một quá trình liên tục và lâu dài cần có sự

đam mê chun mơn dẫn đến việc dùng để dạy học ở giờ lên lớp còn nhiều hạn chế
như:
Nhiều giáo viên tỏ ra ngại việc nghiên cứu để hướng dẫn học sinh tự làm đồ
dùng học tập và ngại sử dụng trên lớp, chính vì vậy mà hiệu quả giảng dạy và học
tập của học sinh chưa cao.
Cơ sở vật chất ở trường chưa đáp ứng việc mua sắm, đồ dùng dạy học phục
vụ cho công tác giảng dạy và học tập hầu như rất ít. Bảo quản đồ dùng dạy học cịn
khó khăn, có thể nói đây là nổi trăn trở mà rất khó khắc phục được vì vậy khi giáo
viên lên lớp chưa làm phát huy được hết tính tích cực về nhận thức cho học sinh.
Các đồ dùng mua về chủ yếu sử dụng cho một bài học hoặc một số ít nội dung
các bài học nên tạo cho việc giảng dạy gặp những khó khăn nhất định.
Từ những vấn đề khó khăn trên, tơi đi vào tìm hiểu, nghiên cứu việc hướng
dẫn học sinh thiết kế một số đồ dùng dạy học có thể khắc phục được một số bất
cập còn tồn tại trong thời gian qua.
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
Hướng dẫn học sinh làm đồ dùng dạy học từ những loại rác thải trong
trường phục vụ cho quá trình dạy học và học tập kết hợp với các phương pháp, kỹ
thuật dạy học học tích cực;
Mơn sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, nên đồ dùng dạy học là
những hình tượng, dụng cụ mà học sinh có thể nhìn thấy được, nó rất đa dạng với
nhiều hình thức khác nhau. Đồ dùng dạy học có thể được dùng ở nhiều giai đoạn
khác nhau trong tiết học, chủ yếu phải trình bày hợp lí nội dung muốn truyền đạt
cho học sinh và đòi hỏi sự thu hút được đối tượng cần truyền đạt.
Trong đề tài này tôi đề cập đến việc hướng dẫn học sinh làm đồ dùng dạy học
“mơ hình cây trưởng thành tích hợp cấu tạo và cơ chế của một số cơ quan ở
thực vật” từ rác thải tái chế trong nhà trường kết hợp linh hoạt với các phương
pháp dạy học và kỹ thuật dạy học tích cực để giảng dạy một số nội dung liên quan
đến kiến thức cơ thể thực vật trong sinh học lớp 11-THPT.
Đồ dùng dạy học tự làm được thiết kế đơn giản, hầu như không cần chi phí vì
tận dụng ngun vật liệu từ rác thải chủ yếu trong trường học. Để giảng dạy và học

tập một số nội dung các bài học liên qua đến cấu tạo và chức năng của cơ thể thực
vật trong chương trình sinh học 11-THPT, kết hợp với các phương pháp, kỹ thuật
8


dạy học tích cực và các câu hỏi với các mức độ nhận thức, để dạy các nội dung
như sau;
Bài 1: Mục I- Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khống.
Mục II, 2- Dịng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ.
Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây.
Bài 3: Mục II. Thoát hơi nước qua lá.
Bài 8: Mục II, 1. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang
hợp, mục 2. Lục lạp là bào quan quang hợp
Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM
Dùng để giảng dạy và học tập các mục bài
Ảnh khi không sử dụng

Ảnh khi sử dụng

9


MINH HỌA VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG ĐỂ DẠY CÁC MỤC BÀI
BÀI 1: MỤC I - RỄ LÀ CƠ QUAN HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG
Sau khi hướng dẫn học sinh làm đồ dùng dạy học như kết quả dưới đây;
Giáo viên giới thiệu đồ dùng dạy học (mơ hình cây và các bộ phận) nhấn
mạnh hình thái và cấu tạo của hệ rễ, sau đó cho các nhóm học sinh quan sát mơ
hình về hình thái cấu tạo của rễ để trả lời các câu hỏi theo các mức độ nhận thức để
hình thành kiến thức sau đó dùng mơ hình củng cố lại các kiến thức đã hình thành;

Trong mục này giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học
khác nhau kết hợp với đồ dùng để khai thác mục này như;
1.1. Sử dụng phương pháp tìm tịi bộ phận
Giáo viên đưa ra mơ hình cho học sinh quan sát câu tạo và hướng dẫn học
sinh nghiên cứu, các bộ phận của hệ rễ, sau đó học sinh ghi các bộ phận về cấu tạo
của hệ rễ lên mơ hình đồ dùng dạy học.

(Ảnh chụp từ đồ dùng dạy học)
Ưu điểm dễ dàng xóa và chỉnh sửa các nội dung khi viết bằng bút dạ
- Học sinh ghi xong nội dung kiến thức, giáo viên có thể chỉnh sửa, bổ sung
hồn chỉnh kiến thức trên đồ dùng dạy học.
- Sau đó sử dụng các câu hỏi theo nhiều mức độ để đánh giá học sinh theo
các mức độ để khác nhau:
10


Mức độ

Câu hỏi

Câu 1: Hãy nêu chức năng của hệ rễ?
Hướng dẫn trả lời
Rễ cây là một cơ quan sinh dưỡng của thực vật, thực hiện các chức
Nhận biết
năng chính như bám cây vào lòng đất, rễ cây hút nước và các chất
khống, hơ hấp. Ngồi ra rễ cây cịn là cơ quan dự trữ các chất dinh
dưỡng, là cơ quan sinh sản sinh dưỡng của thực vật.
Câu 2: Hãy mơ tả hình thái của rễ cây?
Hướng dẫn trả lời;
Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu, phân nhánh chiếm chiều

rộng và đặc biệt, tăng nhanh số lượng lông hút. Lông hút tạo ra bề
mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất đếnhàng chục, thậm chí hàng trăm
m2, đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và các ion khoáng đạt hiệu quả
Thông hiểu cao nhất.
Câu 3: Rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền nào?
Hướng dẫn trả lời;
Rễ cây hấp thụ nước và các ion khống qua miền lơng hút, Lơng
hút tạo ra bồ mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất đến hàng chục, thậm chí
hàng trăm m2, đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và các ion khoáng
đạt hiệu quả cao nhất.
Câu 4: Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thúi gì thích nghi với
chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng?
Hướng dẫn trả lời
Vận dụng Rễ thực vật trên cạn sinh trưởng nhanh, đâm sâu lan tỏa hướng tới
nguồn nước, đặc biệt, hình thành liên tục với số lượng khổng lồ các
lông hút, tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất. Nhờ vậy, sự hấp
thụ nước và các ion khoáng được thuận lợi.
Câu 5: Khi tế bào lông hút bị tiêu biến sẽ ảnh hưởng đến quá trình hút
nước như thế nào? Cây sẽ rơi vào trạng thái nào?
Hướng dẫn trả lời
Khi tế bào lông hút bị tiêu biến làm cho cây không hấp thụ được nước
và ion khoáng, cân bằng nước trong cây bị phá hoại và cây bị héo và
Vận dụng chết.
cao
Câu 6: Trong canh tác, để cây hút nước được nước dễ dàng cần chú ý
những biện pháp kĩ thuật gì? liên hệ với quá trình trồng cây ở hộ gia
đình?
Hướng dẫn trả lời
Làm cỏ, sục bùn, xới đất kĩ để cây hơ hấp tốt tạo điều kiện cho q
trình hút nước chủ động.

Củng cố bằng việc cho học sinh chú thích vào các phần chưa hệ rễ và giáo
viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi và hồn thiện kiến thức
- Dùng mơ hình (đồ dùng dạy học) cho học sinh chỉ ra cấu taọ của rễ để
củng cố kiến thức cho học sinh về cấu tạo và chức năng của bộ rễ.
11


(Học sinh thao tác trên đồ dùng)
1.2. Sử dụng phương pháp bài tập tình huống
- Giáo viên nêu tình huống nhận thức bằng việc cho học sinh quan sát mơ
hình hệ rễ gồm cấu tạo hình thái của rễ và nêu bài tập tình huống;
- Bài tập tình huống;
Bạn Nam đang tiến hành tìm hiểu cấu tạo và chức năng của rễ ở cây 2 lá mầm
như mơ hình, khi quan sát bộ rễ thấy có rễ chính và rất nhiều rễ bên. Khi quan sát
rễ bên bằng kính lúp thấy có hai phần đầu chóp rễ và phần có nhiều lơng nhỏ. Sau
đó Nam đưa cây vào trồng trong dung dịch dinh dưỡng cây sống bình thường, sau
một thời gian Nam cho thêm vào dung dịch một lượng axít thấy cây bị héo lá và
quan sát lại bằng kính lúp thấy các lông nhỏ trên rễ đã bị tiêu biến đi.
- Giao nhiệm vụ học tập cho học sinh thông qua việc trả lời các câu hỏi theo
các mức độ nhận thức kết hợp mơ hình và SGK để trả lời.
- Học sinh hoạt động theo từng cặp nghiên cứu bài tập tình huống và sách
giáo khoa để trả lời các câu hỏi sau:
Mức độ
Câu hỏi
Nhận biết Câu 1: Phần Chóp rễ và phần có lơng các lơng nhỏ mà Nam quan sát
được gọi là miền nào? Bộ phận nào đảm nhiệm chức năng hút nước
và ion khoáng của cây?
Hướng dẫn trả lời
+ Phần chóp rễ là đỉnh sinh trưởng: phân chia hình thành các tế
bào mới=> rễ tăng trưởng về chiều sâu.

+ Miền lông hút đảm nhận chức năng chính: có các lơng hút, giúp
tăng diện tích tiếp xúc của rễ với môi trường, tăng khả năng hấp thụ
nước và muối khoáng.
12


+ Miền sinh trưởng dãn dài: tăng kích thước tế bào, kéo dài rễ,
chuyên hóa chức năng cho các tế bào.(GV bổ sung thêm)

Thông hiểu

Câu 2: Tại sao cây bị héo khi cho thêm axit vào dung dịch?
Hướng dẫn trả lời
Mơi trường Axít làm cho tế bào lơng hút bị phá huỷ dẫn đến
không hút được nước làm cây bị héo.
Câu 3: Cần có những biện pháp nào để cây trồng không bị héo?
Hướng dẫn trả lời

Vận dụng

- không để cây bị ngập úng thiếu oxi.
- Khơng bón q nhiều phân.

Vận dụng
cao

- Khơng để rễ cây bị mơi trường axít.
Câu 4: Khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông mạ thường bị héo và
chết. Hãy giải thích hiện tượng trên?
Hướng dẫn trả lời

- Độ nhớt của chất nguyên sinh tăng.
- Thốt hơi nước giảm.
- Hơ hấp của rễ giảm.
- Sinh trưởng của rễ giảm.
Dẫn tới sức hút nước giảm, cây bị héo lá và chết.

- Sau khi học sinh trả lời xong các câu hỏi GV dùng mơ hình đồ dùng dạy
học củng cố kiến thức cho học sinh về cấu tạo và chức năng của bộ rễ nhấn
mạnh miền lơng hút và vai trị của lơng hút.
1.3. Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm;
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm;
Cho học sinh quan sát mơ hình về cấu tạo của hệ rễ và các con đường vận
chuyển nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lơng hút và mạch gỗ.
Nhóm: 1, 2. Thảo luận cấu tạo và chức năng của rễ phù hợp với chức năng
hút nước và ion khống.
Nhóm: 3, 4. Thảo luận cấu tạo của tế bào lông hút phù hợp với chức năng hút
nước và ion khống.
Mỗi nhóm lớn chia thành 4 nhóm nhỏ và cử thư ký là người ghi chép các nội
dung thảo luận, sau khi thảo luận nhóm lớn đi đến kết luận và cử đại diện trình
bày.
- Giáo viên quan sát hướng dẫn, giúp đỡ học sinh trong việc thảo luận.

13


(Học sinh thảo luận)
- Sử dụng các câu hỏi với các mức độ để đánh giá;
Mức độ
Câu hỏi

Câu 1: Những đặc điểm cấu tạo của lông hút phù hợp với
chức năng hút nước? Nhiều lồi thực vật khơng có lơng hút thì
cây hấp thụ nước và ion khống như thế nào?
Hướng dẫn trả lời
Nhận biết

- Thành TB mỏng, không thấm cutin -> nước dễ dàng đi vào
theo theo cơ chế thụ động.
- Chỉ có một khơng bào ở trung tâm lớn -> tạo Ptt lớn giúp
TB hấp thụ nước dễ dàng.
- Lơng hút chứa nhiều ty thể: Q trình hơ hấp ở rễ biến đổi
chất hữu cơ phức tạp thành chất hữu cơ đơn giản -> làm tăng
nồng độ dịch bào -> tăng Ptt -> rễ lấy được nước tự do và nước
liên kết yếu trong đất một cách dễ dàng.

Thơng hiểu

Câu 2: Giải thích các hiện tượng sau:
Khi bón nhiều phân hóa học thì cây bị héo.
Khi rễ cây bị ngập nước lâu ngày thì cây bị héo.
Khi rễ cây bị nén chặt đất lâu ngày thì cây bị chết.
Giáo viên củng cố kiến thức và kết luận.
Hướng dẫn trả lời
a. Bón nhiều phân sẽ làm cho nồng độ chất tan ở trong dung
dịch đất cao hơn so với nồng độ chất tan ở trong tế bào cây
trồng, làm cho rẽ khơng hút được nước từ ngồi mơi trường vào
14


mà nước lai đi ra ngoài tế bào nên làm cho cây bị héo. và chết.

b. Rễ cây bị ngập nước lâu ngày dẫn đến các tế bào rễ
không hô hấp được, vì vậy sẽ khơng cung cấp đủ oxy cho hoạt
động của các tế bào rễ cùng với việc tích lũy các chất độc hại, do
đó sẽ làm chết đi các lơng hút ở rễ và khơng thể hình thành được
lơng hút mới, vì vậy cây cũng khơng thể hút nước được nữa, sẽ bị
héo dần rồi chết.
c. Rễ bị nén chặt -> rể thiếu oxi – rể ko hô hấp được-> rể bị
chết-> Cây bị chết
Câu 3: Khi thực hiện thí nghiệm về vai trị của phân bón
(Bài 7: thực hành: thí nghiệm thốt hơi nước và thí nghiệm về vai
trị của phân bón).
Hùng đã tiến hành như sau;
+ Một chậu TN (1) cho vào dung dịch NPK.
+ Một chậu đối chứng (2) cho vào nước sạch.
Vận dụng

- Cả 2 chậu đều bỏ tấm xốp có đục lỗ, xếp các hạt đã nảy
mầm vào các lỗ, rễ mầm tiếp xúc với nước.
- Tiến hành theo dõi cho đến thấy 2 chậu có sự khác nhau,
trong đó chậu chứa NPK có hiện tượng lá cây bị héo, em hãy giải
thích và tìm cách khắc phụ thí nghiệm trên?
Hướng dẫn trả lời
Do bạn Hùng đã sử dụng phân NPK quá nhiều làm cho dung
dịch trở thành ưu trương làm cho cây bị héo, cách khắc phụ sử
dụng phân NPK phù hợp để không tạo dung dịch ưu trương.
Câu 4 (vận dụng cao): Một số thực vật ở cạn hệ rễ khơng có
lơng hút (thơng, sồi,…) cây lấy nước và ion khoáng bằng cách
nào?

Vận dụng

cao

Hướng dẫn trả lời
Hấp thụ nước và ion khoáng nhờ vào :
+ Nhờ vào cấu trúc rễ - nấm tạo hệ sợi nấm dày đặc trên
bề mặt rễ => hấp thụ nước và ion khoáng một cách dễ dàng.
+ Các tế bào rễ còn non, vách chưa bị suberin hóa cũng có
khả năng hấp thụ nước và ion khoáng.

Giao nhiệm vụ tiếp theo cho học sinh về nhà hồn thiện:
Thiết kế mơ hình các con đường vận chuyển nước và ion khống từ đất
vào tế bào lơng hút và mạch gỗ.
15


16


DẠY MỤC II, 2-DỊNG NƯỚC VÀ CÁC ION KHỐNG ĐI TỪ ĐẤT
VÀO MẠCH GỖ CỦA RỄ.
1.1. Phương pháp thảo luận nhóm
- Giáo viên chia nhóm thảo luận: 3 nhóm
- Giao nhiệm vụ học tập: Nhóm 1 thảo luận con đường vận chuyển qua tế bào
chất, 2 thảo luận về con đường vận chuyển gian bào, nhóm 3 nhận xét.
- Báo cáo kết quả thảo luận theo nhóm được phân cơng.
GV giới thiệu mơ hình về q trình vận chuyển nước và các ion khống
Học sinh thảo luận nhóm lên chỉ rõ các con đường vận chuyển nước và ion
khoáng từ đất và mạch gỗ, sử dụng bút khác màu để vẽ thêm đường đi của các con
đường đó lên mơ hình. Tiếp theo học sinh của mỗi nhóm sẽ trình bày các con
đường đi đó.


17


- Nhóm 3 nhận xét và nêu thêm câu hỏi (nếu có).
Các nhóm khác nghe và bổ sung, sau đó giáo viên bổ sung kết luận vấn đề và
đưa ra câu hỏi mở rộng.
Mức độ
Câu hỏi
Câu 1: Vai trò của đai caspari?
Hướng dẫn trả lời
Nhận biết

Thơng hiểu

Đai caspary, đó là vách tế bào bị suberin hóa khơng thấm
nước và các chất tan. Đai caspary bao quanh hoàn toàn mỗi tế
bào nội bì tạo nên đai ngăn cách trong gian bào giữa vỏ và trung
trụ của rễ.
Câu 2: Nếu tế bào lơng hút bị phá hủy thì q trình vận
chuyển nước và ion khoáng qua hai con đường này ảnh hưởng
như thế nào?
Hướng dẫn trả lời
Nếu tế bào lông hút bị phá huỷ làm cho dịng nước và ion
khống khơng được vận chuyển vào trong rễ, cây bị héo và chết
Câu 3: Nếu chỉ có con đường hút nước và ion khoáng qua
đường tế bào chất cây sẽ gặp trợ ngại gì?

Vận dụng


Hướng dẫn trả lời
- Khơng đủ nước cho cây sinh trưởng.
- Bất lợi khi chất nguyên sinh bị mất nước.
Câu 4: Một số thực vật trên cạn khơng có tế bào lơng hút chúng
hút nước và ion khống bằng cách nào?

Vận dụng
cao

Hướng dẫn trả lời
Một số cây ở trên cạn, hệ rễ khơng có lơng hút nhưng rễ được
nấm rễ bao bọc. Nhờ nấm rễ, các loại cây đó hấp thụ nước và ion
khoáng một cách dễ dàng và có tính chọn lọc. Mặt khác, sợi nấm
tạo nên bề mặt hấp thụ lớn.

- Dùng mơ hình đồ dùng củng cố kiến thức cho học sinh về các con đường
vận nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ.
1.2. Sử dụng phiếu học tập
GV cho học sinh quan sát mơ hình q trình vận chuyển nước và các ion
khống và cho thảo luận nhóm hồn thành phiếu học tập.
Theo bao nhiêu con đường:
+ Con đường…………….
+ Con đường …………….

18


Con đường gian bào

Con đường tế bào chất


(đường màu đỏ)

(đường màu xanh)

Đường đi
Đặc điểm
Đáp án phiếu học tập
Theo 2 con đường:
+ Con đường gian bào
+ Con đường tế bào chất
Con đường gian bào

Con đường tế bào chất

(đường màu đỏ)

(đường màu xanh)

Đường đi Nước và các ion khống đi theo khơng
gian giữa các bó sợi xenllulozo trong
thành TB Và đi đến nội bì, gặp đai
Caspari chặn lại nên phải chuyển sang
con đường tế bào chất để vào mạch gỗ
của rễ

Nước và các ion khống đi
qua hệ thống khơng bào từ TB
này sang TB khác qua các sợi
liên bào nối các không bào,

qua TB nội bì rồi vào mạch gỗ
của rễ

Đặc điểm Nhanh, không được chọn lọc.

Chậm, được chọn lọc.

. - Dùng mơ hình đồ dùng củng cố kiến thức cho học sinh về các con
đường vận nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ, cho học sinh
sử dung mơ hình để vẽ các con đường và chú thích vào mơ hình.
Cuối buổi học giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm
Nghiên cứu bài 2: vận chuyển các chất trong cây. Từ mơ hình của bài 1 các
em hãy nghiên cứu và vẽ thêm để thể hiện trong cây có hai dịng vận chuyển.
Ở mức độ cao hơn các em hãy nghiên cứu bằng cách nào đó thể hiện được
cấu tạo của 2 dòng vận chuyển.
Giáo viên có thể định hướng dụng cụ cho học sinh tự làm mơ hình để khắc
sâu kiến thức.

19


BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
Mơ hình mơ tả cấu tạo và thành phần của dòng mạch gỗ và dịng mạch rây,
mơ tả thí nghiệm áp suất rễ và hiện tượng ứ giọt.
1.1. Dùng kỹ thuật trải bàn
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, qua sát mơ hình về dòng mạch gỗ, dòng
mạch rây và vẽ thảo luận về cấu tạo, thành phần dịch và động lực của dịng mạch
theo phân cơng của giáo viên.
Nhóm 1: Thảo luận cấu tạo của dịng mạch gỗ và dịng mạch rây.
Nhóm 2: Thảo luận thành phần của dịch mạch gỗ và dịch mạch rây.

Nhóm 3: Thảo luận động lực của dịng mạch gỗ và dịng mạch rây.
Sau đó các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận về dịng mạch gỗ và
dòng mạch rây và nêu cấu tạo phù hợp với chức năng.
Giáo viên củng cố bằng mơ hình cho học sinh bằng cách đại diện các nhóm
điền các ghi chú cịn thiếu vào trong mơ hình để hồn chỉnh kiến thức.
Học sinh trình bày kết quả thảo luận

20


Kết quả thảo luận của học sinh

Giáo viên củng cố cho học sinh qua các câu hỏi sau;
Mức độ
Câu hỏi
Câu 1: Tại sao dòng mạch rây phải là các tế bào sống?
Hướng dẫn trả lời
Nhận biết

Thông hiểu

Ở mạch rây, sự vận chuyển xi dịng theo chiều trọng lực
và thành phần mạch rây khơng chỉ hướng xuống rễ mà cịn đi đến
các cơ quan dự trữ khác ở phía trên như quả, hạt ... Dịng mạch
rây khơng di chuyển nhanh như dòng nước và ion nên tế bào sống
phù hợp.
Câu 2: Tại sao dòng mạch gỗ phải là các tế bào chết?
21



Hướng dẫn trả lời
Các tế bào mạch gỗ khi trưởng thành là các tế bào chết tạo nên ống
rỗng có lực cản thấp => vận chuyển nước dễ dàng.
Vách tế bào mạch gỗ được lignin hóa bền chắc => chịu được áp
suất lớn.
Trên vách tế bào đều có các lỗ bên là các vi miền, nơi khơng có
vách thứ cấp, vách sơ cấp thì mỏng và thủng lỗ => tạo điều kiện cho
sự vận chuyển ngang.

Câu 3: Nếu mạch gỗ bị tắc, dịng mạch gỗ trong ống đó có thể
tiếp tục đi lên được khơng, vì sao?
Hướng dẫn trả lời
Nếu mạch gỗ bị tắc, dịng mạch gỗ trong ống đó vẫn có thể
tiếp tục đi lên được bằng cách di chuyển ngang qua các lỗ bên
vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên.
Câu 4: Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vơ cơ
cao thì tốc độ sinh trưởng của cây sẽ như thế nào? Giải thích?
Vận dụng

Hướng dẫn trả lời
- Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vơ cơ cao
thường dẫn đến tốc độ sinh trưởng của cây giảm. Vì :
- Làm giảm khả năng hút nước của rễ do nồng độ dung
dịch đất cao.
- Một số ion khoáng của dung dịch mơi trường ảnh hưởng
xấu lên khả năng hút khống của cây do nồng độ của chúng trong
dung dịch quá cao.

Vận dụng
cao


Câu 5. Cơ chế nào giúp nước di chuyển từ mạch rây sang mạch
gỗ và ngược lại ?
Hướng dẫn trả lời
Nước di chuyển từ mạch gỗ sang mạch rây là do đường sau
khi được tổng hợp ở lá sẽ được chuyển vào mạch rây làm nồng độ
đường trong mạch rây tăng lên hơn trong mạch gỗ tạo ra ASTT
lớn hơn mạch gỗ hút nước từ mạch gỗ sang mạch rây, đồng thời
các tế bào kèm có chứa K+ cao nên hút nước từ mạch gỗ và
chuyển sang mạch rây.
Nước vận chuyển từ mạch rây sang mạch gỗ là do ở gốc
cây các chất hữu cơ đã được giữ lại bởi các tế bào trên đường đi
nên khi xuống đến gốc, dung dịch trong mạch rây nhược trương
so với dịch mạch gỗ => nước đi từ mạch rây sang mạch gỗ.
22


Câu 6 : Nếu dòng mạch gỗ và dòng mạch rây nhập làm
một hiện tượng gì xảy ra?
Hướng dẫn trả lời
Dòng mạch gỗ và dòng mạch rây chỉ di chuyển đến giữa
cây khơng đến được tế bào đích nên một thời gian sau cây sẽ bị
chết.
- Dùng mơ hình đồ dùng củng cố kiến thức cho học sinh về dòng mạch gỗ
và dòng mạch rây, cho học sinh vẽ chú thích thêm về chiều vận chuyển, thành
phần dịch mạch gỗ và dịch mạch rây.
1.2. Dùng bài tập tình huống
Hùng tiến hành nghiên cứu dòng mạch gỗ và dòng mạch rây cho kết quả như
sau; về cấu tạo có 2 loại mạch được cấu tạo từ các tế bào chết và các tế bào sống,
dịch trong hai dịng mạch đó có sự khác biệt; trong mạch tế bào chết chủ yếu là

nước và chất khoáng động lực do 3 lực, trong mạch cấu tạo từ các tế bào sống chủ
yếu là các cất hữu cơ do quang hợp tạo ra động lực vận chuyển chưa rõ, để làm
sáng tỏ kết quả trên em hay trả lời các câu hỏi sau?
Câu 1 (nhận biết): Dòng mạch cấu tạo từ các tế bào sống và tế bào chết có
tên là dịng mạch gì? Chức năng của hai dịng mạch đó?
Hướng dẫn trả lời
Trong cây có các dịng vận chuyển vật chất sau:
* Dịng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khống.
* Dịng mạch rây (dịng đi xuống): Chủ yếu là đường các axít amin, hoocmon
thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác.
Câu 3 (thông hiểu): Hãy So sánh động lực của dịng mạch gỗ và dịng mạch
rây?
DỊNG MẠCH GỖ

CẤU TẠO

THÀNH
PHẦN
ĐỘNG LỰC
ĐẨY

DÒNG MẠCH RÂY

Gồm
các tế bào
chết (quản
Gồm các tế bào sống (ống rây và tế bào
bào và mạch ống). Tạo thành con kèm). Tạo thành con đường vận chuyển
đường vận chuyển nước và các chất hữu cơ từ lá xuống rễ.
ion khoáng từ rễ lên lá.

Chủ yếu Nước, các ion khoáng

Chủ yếu là chất hữu cơ…

- Áp suất rễ.
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ
(động lực đầu trên).
- Lực liên kết giữa các phân tử nước quan nguồn và cơ quan chứa
với nhau và với thành mạch gỗ.

Câu 4 (vận dụng). Vì sao khi ta bóc vỏ quanh thân hay cành thì sau 1 thời
gian phía trên chỗ phình vỏ bị bóc phình ra
Hướng dẫn: Bóc bỏ phần vỏ quanh thân cây thì có nghĩa là bóc mạch dây
nên khi bóc mạch rây thì các chất hữu cơ được vận chuyển từ bên trên xuống bị ứ
đọng lại ở mép trên nên gây ra phình ở phần vỏ.
23


Câu 5 (vận dụng): Vị ngọt trong thân mía do đường saccarozơ được tổng hợp
và được vận chuyển nhờ dòng mạch nào?
Hướng dẫn: do quá trình quang hợp tạo ra được dòng mạch rây vận chuyển
đến các cơ quan của cây gọi là cơ quan đích.
1.3. Dùng phiếu học tập
Chia nhóm 4 nhóm, nhóm 1, 2 tìm hiểu dịng mạch gỗ. nhóm 3,4 tìm hiểu
dịng mạch rây vầ cấu tạo, thành phần dich mạch, và động lực của dòng mạch, theo
phiếu học tập;
Mạch gỗ

Mạch rây


Mạch gỗ
- Cấu tạo từ các tế bào chết
gồm quản bào và mạch ống
- Thành tế bào được linhin
hoá, bền chắc và chịu nước

Mạch rây
- Cấu tạo từ các tế bào sống
gồm tế bào hình rây và tế bào
kèm
- Tính bền chắc và khả năng
chịu nước kém hơn
Vận chuyển chủ yếu saccarôzơ,
axitamin, vitamin, hoocmôn,
một số chất hữu cơ (ATP..), một
số ion khoáng
Do sự chênh lệch ASTT cơ quan
nguồn và cơ quan chứa

Cấu tạo
Chức năng
Động lực di
chuyển của
dòng mạch
Đáp án phiếu học tập

Cấu tạo

Chức năng


Động lực di
chuyển của
dịng mạch

Vận chuyển nước, muối
klống và một số chất tổng
hợp từ rễ như axit amin,
amit, vitamin, hoocmôn
Kết hợp 3 lực: Lực đẩy của
rễ (áp suất rễ), lực hút của lá
do thoát hơi nước, lực lien
kết giữa các phân tử nước
với nhau và với thành mạch
gỗ

Giáo viên kết luận và bổ sung hoàn thiện kiến thức, cho học sinh qua sát lại
mơ hình và củng cố kiến thức.
* Câu hỏi vận dụng
Mức độ
Câu hỏi
Nhận biết
Câu 1: Nếu dòng đi lên được cấu tạo từ tế bào sống và dòng đi
xuống được cấu tạo từ các tế bào chết thì hiện tượng gì xảy ra với
cây?
Hướng dẫn trả lời:
Quá trình vận chuyển nước và ion khống đi lên gặp nhiều khó
24


khăn không đủ lượng nước để cung cấp nước cho cây làm cho rối

loạn q trình sinh lý của cây.

Thơng hiểu

Câu 2: Ở một loài thực vật trên cạn, xét các cấu trúc sau: tế
bào vỏ rễ, tế bào thuộc mạch gỗ của rễ, tế bào lông hút, tế bào
nhu mơ lá gần khí khổng, nội bì, tế bào thuộc mạch gỗ của thân.
Trong các cấu trúc trên, thế nước ở cấu trúc nào thấp nhất? Giải
thích
Hướng dẫn trả lời:
Tế bào nhu mơ lá gần khí khổng => tế bào thuộc mạch gỗ
của thân => tế bào thuộc mạch gỗ của rễ => nội bì => tế bào vỏ
rễ => tế bào lơng hút.

Vận dụng

Vận dụng
cao

Câu 3: Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ
và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào mạch rây thuộc
phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch
màu đỏ; đồng thời, một dung dịch màu vàng được tiêm vào mạch
gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng
xảy ra sau khoảng một ngày?
A. Ngọn cây (phần xa mặt đất nhất) chỉ có thuốc nhuộm đỏ,
cịn chóp rễ (phần sâu nhất dưới đất) chỉ có thuốc nhuộm vàng.
B. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng; chóp rễ chỉ có thuốc
nhuộm đỏ.
C. Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có

thuốc nhuộm đỏ.
D. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ; chóp rễ có cả thuốc
nhuộm đỏ và vàng.
Câu 4. Nhà khoa học cho một chất ức chế quang hợp tan
trong nước vào rễ một cây, nhưng quang hợp không bị giảm. Tại
sao?
Hướng dẫn trả lời:
Nội bì điều chỉnh sự đi qua của các chất tan trong nước
nhờ quy định tất cả các phân tử đó đi qua màng sinh chất có tính
thấm chọn lọc. Chắc là chất ức chế quang hợp không đi qua được
màng sinh chất nên không ảnh hưởng đến quang hợp của cây.

- Dùng mơ hình đồ dùng củng cố kiến thức cho học sinh về dòng mạch
gỗ và dòng mạch rây, cho học sinh vẽ chú thích thêm về chiều vận chuyển,
thành phần dịch mạch gỗ và dịch mạch rây.
Để chuẩn bị cho bài 3: thoát hơi nước.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà hồn thành theo sự phân
cơng.
Nhóm 1, 2: nghiên cứu sách giáo khoa hãy làm mơ hình từ các loại rác thải
trong nhà trường về cấu tạo của khí khổng
25


×