Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh sinh dân tộc miền núi trong dạy học môn Lịch sử tại trường phổ thông dân tộc nội trú số 2 Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 81 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................... 3
7. Cấu trúc đề tài ....................................................................................................... 3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC BẢN SẮC
VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH DÂN TỘC MIỀN NÚI TRONG DẠY
HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG ................................................. 4
1.1. Cơ sở lí luận ....................................................................................................... 4
1.1. 1. Quan điểm về dạy học tích hợp...................................................................... 4
1.1.2. Quan điểm về bản sắc văn hóa dân tộc ........................................................... 4
1.1.3. Quan điểm về giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ............................................ 5
1. 2. Cơ sở thực tiễn: ................................................................................................. 5
1.2.1. Thực trạng của giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở các trường THPT .......... 5
1.2.2. Thực trạng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong trường phổ thông dân tộc
nội trú trong tỉnh Nghệ An ........................................................................................ 6
1.2.3. Thực trạng của giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở trưởng PTDTNT THPT
số 2 Nghệ An ............................................................................................................. 7
1.2.4. Thực trạng của giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc qua dạy học môn Lịch sử ở
trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An. .......................................... 8
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HĨA
DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MƠN LỊCH SỬ TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC NỘI TRÚ SỐ 2 NGHỆ AN .................................................................. 10
2.1. Nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học mơn Lịch sử tại
trường Phổ thông Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An. ................................................... 10
2.2. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học mơn Lịch sử theo hướng tích


cực hóa nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh
Trường Phổ thơng Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An. .................................................. 15


Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN
HĨA DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC MƠN LỊCH SỬ TẠI TRƯỜNG PHỔ
THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THPT SỐ 2 NGHỆ AN ........................................ 44
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 44
3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 44
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................................. 45
3.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 45
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm.......................................................................... 45
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 48
1. Kết luận ............................................................................................................... 48
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 50
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 51


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

BSVHDT:

Bản sắc văn hóa dân tộc

CNTT:


Cơng nghệ thơng tin

DTTS:

Dân tộc thiểu số

GDBSVHDT:

Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

GDTX:

Giáo dục thường xuyên

GV:

Giáo viên

ĐC:

Đối chứng

HS:

Học sinh

PPDH:

Phương pháp dạy học


PTDTNT:

Phổ thông dân tộc nội trú

THPT:

Trung học phổ thơng

TN:

Thực nghiệm

SGK:

Sách giáo khoa

VHDT:

Văn hóa dân tộc


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Ngày 16/1/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
đã ban hành văn bản số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL về việc Hướng dẫn sử dụng
di sản trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên. Văn
bản nêu rõ: Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm
GDTX được triển khai thực hiện hàng năm ở tất cả các cấp học giáo dục phổ
thông và GDTX; đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả
giữa các cơ sở giáo dục phổ thông, GDTX và các cơ quan liên quan thuộc ngành

Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn. Cán bộ quản lý, giáo viên trường phổ
thông, trung tâm GDTX chủ động lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức dạy học
phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng
di sản văn hóa trong dạy học.
Trong Chương trình giáo dục phổ thơng mới mơn Lịch sử năm 2018, các
vấn đề: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam; Vai trị của môn Lịch
sử với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; Cộng đồng các dân tộc Việt
Nam… là những nội dung được đưa vào giảng dạy tại các trường THPT.
Thực hiện hướng dẫn của Bộ giáo dục đào tạo, và phủ hợp với nội dung và
mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thơng mới, tại các trường PTDTNT, việc
giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho đối tượng là học sinh dân tộc miền núi đang
được đặc biệt quan tâm, coi đây là nhiệm vụ đặc thù, quan trọng trong các trường
PTDTNT.
Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh (đặc biệt là học sinh dân tộc
miền núi) là quá trình cùng với việc lựa chọn các giá trị văn hóa tốt đẹp như trang
phục truyền thống; tập quán sinh hoạt, lao động sản xuất, các làn điệu dân ca, các
lễ hội truyền thống ..của dân tộc, để giáo dục cho học sinh:
- Những vốn kiến thức cơ bản để hiểu biết về văn hóa dân tộc của mình, từ
đó làm thay đổi thói quen, hành vi ứng xử đối với di sản văn hóa dân tộc, đưa vốn
văn hóa thành nguồn sinh kế, nghề nghiệp tương lai cho HS.
- Nhận thức đúng đắn về bản sắc văn hóa dân tộc của mình và các dân tộc
anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- Hình thành kĩ năng về hành vi, thói quen phù hợp với chuẩn mực văn hóa
mang bản sắc riêng nhưng không biệt lập với các chuẩn mực chung của xã hội,
không trái với quy định của pháp luật
- Có thái độ đúng đắn với giá trị bản sắc văn hóa dân tộc: củng cố và phát
triển lịng yêu quý, trân trọng giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam nói
chung và dân tộc mình nói riêng.
- Lĩnh hội, sáng tạo các giá trị văn hóa phù hợp và truyền bá, lan tỏa các giá
trị đó đến người khác, đến cộng đồng.

Như vậy giáo dục bản sắc văn hóa cho học sinh dân tộc miền núi, hoàn toàn
phù hợp với các nội dung và mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng mới.
1


Để giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh dân tộc miền núi ở trường
phổ thông dân tộc nội trú, có rất nhiều phương pháp dạy học và rất nhiều bộ mơn
văn hóa thực hiện được. Tuy nhiên, trong chương trình dạy học bộ mơn Lịch sử ở
nhà trường phổ thơng có nhiều nội dung liên quan đến giáo dục văn hóa dân tộc,
do đó có thể thực hiện dạy học tích hợp lồng ghép đưa giáo dục bản sắc văn hóa
dân tộc thiểu số vào các bài học và các hoạt động giáo dục. Các hoạt động có thể
tiến hành linh hoạt trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp và vẫn đảm bảo các mục
tiêu học tập nên được lựa chọn để triển khai cho học sinh.
Hiện nay, việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh dân tộc miền
núi đã được các đơn vị trường học, đặc biệt là các trường PTDTNT, các bộ mơn
văn hóa đưa vào dạy học cho học sinh đem lại hiệu quả cao cho việc phát triển
năng lực, phẩm chất học sinh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc
giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh dân tộc miền núi trong dạy học Lịch
sử ở trường phổ thơng vẫn cịn bộc lộ một số bất cập khó khăn trong việc lồng
ghép, tích hợp lựa chọn nội dung và tổ chức giảng dạy.
Xuất phát từ những phân tích ở trên, tơi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân
tộc cho học sinh sinh dân tộc miền núi trong dạy học môn Lịch sử tại trường
phổ thông dân tộc nội trú số 2 Nghệ An”. Tôi mạnh dạn đưa ra những kinh
nghiệm tôi đã đúc rút được trong quá trình dạy học ở trường THPT DTNT nơi tôi
đang công tác để thực hiện đề tài, với mong muốn góp thêm một số ý tưởng và
biện pháp mới trong tổ chức dạy học để nâng cao hiệu quả trong hoạt động giáo
dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh. Thông qua đề tài, tôi mong muốn nhận
được sự góp ý của đồng nghiệp có thêm những đề xuất, những biện pháp hữu hiệu
và thiết thực hơn trong việc thực hiện đề tài.

Cụ thể: - Thực trạng về giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở trường phổ thông
dân tộc nội trú hiện nay.
- Nội dung tích hợp và phương pháp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong
dạy học mơn Lịch sử ở trường phổ thông dân tộc nội trú số 2 Nghệ An.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Đối với giáo viên
- Củng cố, nâng cao kiến thức liên quan như: phong tục tập quán sản xuất,
nhà ở, trang phục, lễ hội, trò chơi dân gian, nghệ thuật truyền thống của các dân tộc
Thái, Thổ, Khơ Mú, H’Mông ở miền tây xứ Nghệ.
- Nâng cao năng lực tổ chức, hoạt động, các kĩ năng dạy học.
2.2. Đối với học sinh
- Phát huy tính tích cực, tự lực và phát triển năng lực, năng lực sáng tạo.
- Củng cố, vận dụng kiến thức văn hóa, lịch sử.
2


- Định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Việc dạy và học môn Lịch sử lớp 10,11,12 THPT.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động tổ chức dạy học tích hợp giáo
dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh dân tộc miền núi trong dạy học Lích sử
của trường THPT dân tộc nội trú số 2 Nghệ An.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lí luận và thực tiễn về việc dạy học tích hợp giáo dục bản sắc văn
hóa dân tộc cho học sinh dân tộc miền núi của môn Lịch sử.
- Đặc điểm, cấu trúc nội dung, chương trình mơn Lịch sử lớp 10,11,12
THPT;
- Nghiên cứu tiến trình dạy học theo hướng phát triển năng lực cho HS trong
dạy học.
- Hướng dẫn các bước tổ chức cho học sinh lớp 10,11 THPT tham gia một

số hoạt động giáo dục tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp chuyên gia
6. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lí luận: Khái quát hóa cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục
bản sản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh dân tộc miền núi.
- Về mặt thực tiễn: Đề xuất một số nội dung tích hợp và phương pháp giáo
dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông dân
tộc nội trú số 2 Nghệ An.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần đặt vấn đề, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được trình bày
gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về việc giáo dục bản sắc văn hóa dân
tộc cho học sinh dân tộc miền núi trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông.
Chương 2: Nội dung và phương pháp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho
học sinh dân tộc miền núi trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông dân tộc
nội trú số 2 Nghệ An.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học
sinh dân tộc miền núi trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông dân tộc nội
trú số 2 Nghệ An.
3


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA
DÂN TỘC CHO HỌC SINH DÂN TỘC MIỀN NÚI TRONG
DẠY HỌC MƠN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG
1.1. Cơ sở lí luận

1.1. 1. Quan điểm về dạy học tích hợp
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm
nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam
trong những năm gần đây. Qua việc tích hợp của giáo viên trong một tiết lên lớp,
học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống
và lơgic. Qua đó, học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến
thức được học trong chương trình.
Chương trình giáo dục phổ thơng mới đã đề ra mục tiêu đổi mới nhằm chuyển
quá trình giáo dục: Từ chủ yếu dạy chữ sang kết hợp hài hòa dạy người, dạy chữ và
dạy nghề; Từ chủ yếu nặng nề về đối phó với thi cử sang học để biết, để sống và làm
việc có hiệu quả; Từ chủ yếu đào tạo theo khả năng của các cơ sở giáo dục sang đào
tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, thị trường lao động và nhu cầu của người học. Do đó
dạy học tích hợp là một xu thế dạy học phù hợp với định hướng đổi mới trên.
1.1.2. Quan điểm về bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa dân tộc được hiểu là sự tổng hịa những giá trị văn hóa bền
vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc,
được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài
sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác
nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.
Bản sắc văn hóa dân tộc được biểu hiện ở lịng u nước nồng nàn, ý chí tự
cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình –
làng xã – tổ quốc. Lịng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần
cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống.
Người Việt Nam có những biểu hiện bản sắc văn hóa như trong giao tiếp, ứng xử.
Bản sắc văn hóa một phần còn được thể hiện qua các di sản văn hóa. Đó là
những sản phẩm văn hóa (có thể là thiên tạo cũng có thể là nhân tạo, là vật thể
hoặc phi vật thể). Dù là thiên tạo nhưng nó phải được con người cảm xúc, rung
động, thưởng thức và đặt tên theo cách hiểu của văn hóa Việt Nam. Ngồi ra có rất
nhiều yếu tố khác của văn hóa như phong tục, trang phục, nghệ thuật tạo hình, văn
hóa ẩm thực… cũng phản ánh bản sắc văn hóa.

4


1.1.3. Quan điểm về giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
Trong xu thế hội nhập ngày nay, bên cạnh việc phát triển kinh tế, nâng cao
mức sống của người dân, nâng dần vị thế của nước ta trên trường quốc tế thì vấn đề
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc là một trong những nhiệm vụ cấp
bách hiện nay. Mỗi dân tộc có sự đa dạng trong màu sắc văn hóa trong trang phục,
trong ngôn ngữ, trong các lễ hội dân gian, trong các điệu múa cổ truyền, trong ẩm
thực…Sự phong phú ấy phần nào nói lên tính đa dạng trong bản sắc dân tộc. Ðấy là
diện mạo bề ngoài, nếu đi sâu vào văn hóa của từng tộc người càng thấy sự trầm tích
về lịch sử được ghi dấu ấn qua lời ăn tiếng nói, qua phong tục tập quán và phương
cách ứng xử. Dân tộc nào cũng có những nét riêng về văn hóa. Ðấy là cái đặc sắc
của mỗi dân tộc. Mất đi điều đó sẽ là sai lầm khơng thể sửa chữa quá trình phát triển
xã hội.
Hơn lúc nào hết trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc đang là nhiệm vụ cấp bách trong tiến trình cơng nghiệp
hóa và hiện đại hóa. Đó là nền tảng, là cơ sở để đất nước ta hòa nhập sâu rộng với
thế giới nhưng khơng hịa tan, vẫn phát huy được niềm tự hào của dân tộc, bản sắc
văn hóa riêng của con người và đất nước Việt Nam. Vì vậy, việc giáo dục bản sắc
văn hóa dân tộc trong các nhà trường trở nên hết sức cần thiết.
1. 2. Cơ sở thực tiễn:
1.2.1. Thực trạng của giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở các trường
THPT
Hiện nay, các nhà trường đã coi trọng tăng cường giáo dục nâng cao nhận
thức và năng lực giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho HS, thanh thiếu niên trong
các trường học bằng các hình thức như:
- Xây dựng mơi trường văn hóa, mơi trường sư phạm; mối quan hệ giữa
đồng nghiệp với đồng nghiệp, thầy cô với giáo viên phải biểu hiện nét văn hóa
mẫu mực.

- Tuyên truyền cho học sinh biết tự hào và trân trọng những giá trị tinh thần,
đạo đức, phong tục tốt đẹp của mái trường mình, địa phương, q hương. Phát huy
các giá trị văn hóa tích cực truyền thống trong cuộc sống mới.
- Tổ chức hình thức hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, trải nghiệm sáng
tạo, câu lạc bộ nghệ thuật để thu hút học sinh tham gia góp phần giáo dục ý thức,
lịng u văn hóa cổ truyền của dân tộc.
- Đặc biệt, đối với môn Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân… là
những môn với ưu thế đặc thù của mình, các thầy cơ tích cực thực hiện dạy học
tích hợp giới thiệu, khơi dậy những nét đẹp về văn hóa dân tộc như: Chữ viết, ngơn
ngữ, cách ứng xử, cách đi đứng, ăn mặc, xưng hô…
Tuy nhiên, nếu quan sát kĩ thế hệ học sinh, thanh thiếu niên ngày nay, chúng
ta thấy, bên cạnh cái năng động, hiện đại vẫn còn nhiều điều đáng suy ngẫm về
5


giới trẻ như về đi đứng, nói năng, ăn mặc, trang phục, đầu tóc …giới trẻ có xu
hướng chung là bắt chước, học theo phim nước ngoài, diễn viên, ca sĩ nổi tiếng.
Những ánh mắt khó ưa, những câu nói cộc lốc, pha lộn Anh – Việt, biểu hiện cuả
văn hóa đua địi.
Điều đó cho thấy, bản thân giáo dục chưa giúp các em hiểu được cái hay cái
đẹp của văn hóa truyền thống, bản thân các em khơng có cơ hội tiếp xúc, trải
nghiệm các giá trị văn hóa Việt, dẫn đến đời sống tinh thần của các em trở nên
nghèo nàn về văn hóa. Các em khơng có một nền tảng văn hóa nào để điều chỉnh
hành vi, hay cách ứng xử trong cuộc sống. Vơ tình chính các em đang xa rời với
chính bản sắc văn hóa của dân tộc, tạo sự lệch kênh văn hóa với các thế hệ như ông
bà, cha mẹ, chị em. Tất cả những hệ quả đó sẽ dẫn đến việc các em sẽ gặp phải sai
sót, sai lầm hoặc có những hành vi khơng có văn hóa.
Rõ ràng, việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc đã được thực hiện trong các
trường phổ thơng nhưng tính hiệu quả chưa cao. Việc cần có nội dung và giải pháp
để giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thường xuyên liên tục và thiết thực, có hiệu

quả ở trường Phổ thơng đang là một điều hết sức cần thiết.
1.2.2. Thực trạng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong trường phổ
thơng dân tộc nội trú trong tỉnh Nghệ An
Tại các trường Phổ thông dân tộc nội trú trong tỉnh Nghệ An, các hoạt động
giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, giáo dục kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu phát
triển toàn diện cho học sinh đã được thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đa
dạng. Một trong những nội dung giáo dục được các trường học chú trọng đến là
đưa những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc vào những giờ
ngoại khóa, giờ học, quy định mặc đồng phục...
- Vào ngày thứ 2 đầu tuần và các dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm
các trường quy định các em học sinh đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc
mình. Nếp sinh hoạt này đã được nhà trường duy trì từ nhiều năm nay, giúp các em
hiểu được ý nghĩa của từng bộ trang phục.
- Các nhà trường còn đưa các làn điệu dân ca, dân vũ, các trò chơi dân gian
vào hoạt động giữa giờ trải nghiệm để truyền dạy cho học sinh. Qua đó, giúp học
sinh có điều kiện giao lưu, học hỏi, nâng cao ý thức giữ gìn, trân trọng những nét
đẹp truyền thống của dân tộc mình và nỗ lực học tập tốt để sau này đóng góp cơng
sức xây dựng quê hương giàu đẹp.
- Giáo dục BSVHDT cho học sinh trong các trường PTDTNT được thực
hiện thông qua việc tích hợp trong các mơn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục
cơng dân và tích hợp trong các chương trình hoạt động giáo dục ngồi giờ, chính
khóa.
Nhờ có giáo dục VHDT, học sinh của trường PTDTNT được phát triển tồn
diện, trở thành những cơng dân có tri thức, có văn hóa. Giáo dục VHDT trong
6


trường PTDTNT cịn góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát
triển VHDT.
Việc thực hiện giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở các trường PTDTNT

Nghệ An như thế cịn mang tính thời vụ, chủ yếu thực hiện theo dịp lễ trong năm
học, còn chưa đi sâu vào nội dung giáo dục cụ thể, chưa tạo điều kiện để HS được
thể nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và tiếp xúc với các
giá trị văn hóa của dân tộc khác, chưa chú trọng rèn luyện kĩ năng và bồi dưỡng
giáo dục thái độ trân trọng di sản VHDT ở HS một cách có hiệu quả.
1.2.3. Thực trạng của giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở trưởng
PTDTNT THPT số 2 Nghệ An.
HS của trường PTDTNT THPT số 2 Nghệ An bao gồm nhiều dân tộc khác
nhau như dân tộc Thái, dân tộc Thổ, dân tộc Khơ Mú, dân tộc H’Mơng, với những
khác biệt về nhận thức, văn hóa, nếp sống, ứng xử,...các em được học tập, sinh
hoạt trong môi trường nội trú. Chính vì vậy giáo dục học sinh hòa hợp và thân
thiện vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp của trường PTDTNT THPT số 2 Nghệ An.
- Nhà trường đã vận dụng các giá trị văn hóa, các sản phẩm VHDT thiểu số
đưa vào nhà trường để xây dựng mơi trường giáo dục văn hóa, tổ chức đời sống
nội trú cho học sinh nhằm hình thành một mơi trường sống thân thiện, cởi mở,
đồn kết và đậm đà bản sắc dân tộc giúp cho học sinh cảm nhận được sự gần gũi,
gắn bó như cuộc sống của gia đình ở q hương.
- Vận dụng nét văn hóa kiến trúc trong xây dựng cơ sở vật chất nhà trường,
cách bài trí, sắp xếp các chỗ ăn, ở, ngủ, nghỉ của các dân tộc thiểu số vào cách bài
trí sắp xếp chỗ ở của học sinh tạo nên sự thân thiện và gần gũi. Sử dụng một số vật
liệu, vật phẩm VHDT để trang trí, trưng bày, phối cảnh hình thành nét đẹp thẩm
mỹ và đậm đà bản sắc với môi trường xung quanh...
- Giáo dục kỹ năng sống của học sinh dân tộc phù hợp với môi trường sống,
điều kiện nơi các em đang sống phù hợp với đặc điểm từng vùng, miền, xóa bỏ tập
tục lạc hậu.
- Mỗi năm nhà trường phát hành hai cuốn Tập san do học sinh viết bài và
biên tập. Các bài viết và trình bày tập san của các em chứa đựng nhiều nội dung và
hình ảnh về quê hương, về gia đình, về thầy cơ, nhà trường và bạn bè. Qua các
dịng văn dịng thơ đó thể hiện những suy nghĩ, thái độ của học sinh về cách ứng
xử, lối sống mang tính văn hóa.

Thực tế qua một số năm giảng dạy ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú số 2
tôi thấy hiện nay một số em HS dân tộc thiểu số chưa có ý thức giữ gìn bản sắc văn
hóa của dân tộc mình. Qua các giờ giảng trên lớp, tôi thấy nhiều em không biết về
nét đẹp trong văn hóa của dân tộc mình. Một số em khơng biết tiếng nói, chữ viết,
phong tục tập quán riêng của dân tộc mình, đặc biệt là đối với HS dân tộc ít người
như dân tộc Thổ, H’Mơng, Khơ mú. Đây là một thực tế đáng báo động đòi hỏi cần
7


phải có những biện pháp để nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn và phát huy
truyền thống bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc đặc biệt là các dân tộc thiểu số
trong giai đoạn hiện nay.
Bản thân tôi đã tiến hành điều tra 150 HS về việc hiểu biết văn hóa dân tộc
của HS trường PTDTNT THPT số 2 Nghệ An (Phụ lục 4), tôi đã thu được kết quả
như sau như sau:
Bảng kết quả điều tra sự hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc của HS trường
Phổ thông Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An
STT

Văn hóa dân tộc thiểu
số

Biết rõ
Số HS

%

Biết ít
Số
%

HS

Khơng biết
Số HS

%

130

86,7

20

13,3

13,3

107

71,3

23

15,3

20

13,3

106


70,7

24

16

Lễ hội, Dân ca, Dân vũ

28

18,7

106

70,7

16

10,7

5

Trị chơi dân gian

29

19,3

98


65,3

23

15,3

6

Ẩm thực

34

22,7

94

62,7

22

14,7

1

Ngơn ngữ - Chữ viết

2

Tập quán sản xuất, cư trú


20

3

Trang phục truyền thống

4

Tổng%

14,55

71,23

14,21

Nhìn vào bảng số liệu thăm dị trên cho thấy, sự hiểu biết của HS về bản sắc
văn hóa dân tộc còn ở mức độ biết những phong tục tập quán của dân tộc mà hàng
ngày các em được tiếp xúc và sử dụng như về trang phục, nhà ở, ẩm thực. Thực tế
để hiểu về văn hóa dân tộc từ đó hình thành thái độ ứng xử u quý tự hào và trân
trọng gìn giữ thì thế hệ HS thanh thiếu niên của chúng ta chưa có. Điều đó có phần
lớn trách nhiệm từ gia đình, xã hội và nhiệm vụ của giáo dục, đặt ra cho các nhà
trường cần thiết phải có những giải pháp thiết thực để giáo dục bản sắc văn hóa
dân tộc cho học sinh DTTS ngay tại trường học của mình.
1.2.4. Thực trạng của giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc qua dạy học môn
Lịch sử ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An.
Việc dạy học bộ môn Lịch sử ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú số 2 Nghệ
An trong những năm qua đều đạt kết quả chất lượng cao. Bằng chứng là kết quả thi
Học sinh giỏi Tỉnh môn Lịch sử và thi THPT quốc gia hàng năm, môn Lịch sử

thường đạt giải cao và đứng vào tốp đầu của các trường trong toàn tỉnh. Việc dạy
và học môn Lịch sử đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy và nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường. Thành cơng này có một phần đóng góp của cơng tác
giảng dạy cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng học tập, kĩ năng sống của nhà
trường đối với học sinh nói chung và mơn học Lịch sử nói riêng.
8


Vậy thực tế việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục lối sống, tình
cảm, trách nhiệm cho Học sinh của bộ môn Lịch sử ở nhà trường như thế nào?
Trong chương trình mơn Lịch sử ở trường Phổ thơng Dân tộc nội trú số 2
Nghệ An có lồng ghép một số kiến thức giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS.
Tuy nhiên khối lượng kiến thức và thời gian học tập về giáo dục bản sắc văn hóa
dân tộc trong kế hoạch giảng dạy mơn Lịch sử ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú
số 2 Nghệ An cịn q ít.
Mặt khác, GV lại rất ít đổi mới PPDH theo hướng tích cực vào giảng dạy
mơn Lịch sử nói chung và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học mơn
Lịch sử ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An cho HS nói riêng nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS.
Đi sâu tìm hiểu tơi thấy, mặc dù có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của
việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao hiệu quả tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân
tộc cho HS. Tuy vậy, thực tế GV lại chưa quan tâm đúng mức. Đa số GV đều cho
rằng họ phải làm sao để truyền đạt một khối lượng kiến thức lớn tới HS để cung
cấp kiến thức kĩ năng cho Hs đi thi các kì thi học sinh giỏi và thi THPT. Bản thân
họ cho rằng việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS là nhiệm vụ của nhà
trường, của tổ chức đoàn trường, của gia đình và bản thân HS tự ý thức thực hiện.
Việc lồng ghép, tích hợp lựa chọn nội dung và tổ chức giảng dạy đối với họ cịn
quá khó khăn. Vì vậy, việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc đang còn là vấn đề
chưa thu hút được sự quan tâm đúng như tầm quan trọng của nó.
Tìm hiểu những khó khăn mà GV gặp phải trong đổi mới PPDH mơn Lịch

sử nhằm nâng cao hiệu quả tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy
học môn Lịch sử ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An cho HS, tơi
thấy có hai nhóm khó khăn chủ yếu đó là:
- Những khó khăn chủ quan: là do thói quen sử dụng các PPDH truyền
thống; nhận thức về những ưu - nhược điểm của từng PPDH nhất là đổi mới PPDH
còn hạn chế; chưa có các kỹ năng xây dựng và sử dụng các câu hỏi, bài tập để phát
huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Đa phần còn ngại khó trong
việc xác định tên bài tích hợp, lựa chọn nội dung tích hợp, mục tiêu tích hợp và tổ
chức thực hiện.
- Những khó khăn khách quan: Mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức với
thời gian dạy học; cơ sở vật chất, phương tiện dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu
học tập; đánh giá giờ dạy chưa khuyến khích GV đổi mới PPDH; chính sách, cơ
chế quản lí giáo dục chưa khuyến khích GV; tâm lí học đối phó với thi cử của HS.
Qua đây, tơi cho rằng việc sử dụng PPDH Lịch sử ở trường Phổ thông Dân
tộc nội trú số 2 Nghệ An còn nhiều bất cập, dẫn đến HS chưa có được những kiến
thức cần thiết về bản sắc văn hóa dân tộc của mình.
Những hạn chế trên đã làm ảnh hưởng đến tính tích cực nhận thức và rèn
luyện của HS, do đó, làm giảm chức năng giáo dục giáo dưỡng văn hóa của bộ
9


môn Lịch sử và không phát huy được lợi thế của bộ môn Lịch sử trong việc giáo
dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS. Như vậy, cần thiết phải có những thay đổi về
PPDH mơn Lịch sử theo hướng tích cực hóa, nhằm nâng cao hiệu quả tích hợp
giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS, đồng thời bắt kịp với việc thực hiện
chương trình giáo dục phổ thông mới trong năm học 2022 đối với cấp THPT.
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HĨA DÂN
TỘC TRONG DẠY HỌC MƠN LỊCH SỬ TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DÂN TỘC NỘI TRÚ SỐ 2 NGHỆ AN

2.1. Nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong dạy học môn Lịch sử tại
trường Phổ thông Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An.
Trong quá trình giảng dạy mơn Lịch sử, GV tích hợp nội dung giáo dục bản
sắc văn hóa dân tộc vào trong các bài học ở chương trình Lịch sử lớp 10,11,12 có
liên quan đến các kiến thức văn hóa của dân tộc và thế giới, hoặc các tiết học Lịch
sử địa phương, để thực hiện giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho các em HS.
Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy môn học, phù hợp với đặc thù của nhà
trường và yêu cầu của bộ môn, bản thân tôi đã lựa chọn nội dung tích hợp giáo dục
bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:
Tên bài học

Bài 6: Sự phát
triển lịch
sử và nền văn
hóa truyền thống
Ấn Độ - Lớp 10
– Tiết 10

Thời
lượng
dự
kiến
15
phút

Mục tiêu

Nội dung

- Cung cấp kiến

thức về văn hóa
trang phục truyền
thống dân tộc của
người Thái, Thổ,
Khơ Mú, H’Mông
ở Nghệ An.

- Giáo dục về
trang phục truyền
thống của đồng
bào dân tộc Thái,
Thổ,
H’Mông,
Khơ Mú ở miền
Tây Nghệ An.

- Giúp Hs thấy
được bản sắc riêng
và nét tương đồng
trong trang phục
của mỗi dân tộc.

Đóng góp của
các mơn học
- Địa lí: Đặc
điểm kinh tế,
địa lí, dân cư
vùng núi miền
Tây Nghệ An
- Giáo dục cơng

dân: chính sách
kinh tế, văn hóa
của Đảng và
nhà nước.

- Hình thành, phát
triển năng lực,
phẩm chất học
10


sinh về thẩm mĩ.
Bài 8: Sự hình
thành, phát triển
cuả các vương
quốc chính ở
Đơng Nam ÁLịch sử Lớp 10Tiết 12

10
phút

- Làm thay đổi
nhận thức của
người dân vùng
cao trong việc bảo
tồn và phát triển
nghề truyền thống
dệt thổ cẩm, đan
lát gắn với phát
triển kinh tế bền

vững.

- Giáo dục về nghề
thủ công truyền
thống của đồng
bào dân tộc Thái,
Thổ, Khơ Mú,
H’Mông ở miền
Tây Nghệ An.

- Giáo dục niềm tự
hào và tình yêu
quê hương đất
nước.
Bài 14 – Các - 10
quốc gia cổ đại phút
trên đất nước
Việt Nam - Lịch
sử lớp 10- Tiết
19

- Giúp HS biết
được
nét tương
đồng về phong tục
tập quán của các
dân tộc thiểu số
Thái, Thổ, Khơ
Mú, Mơng ở miền
Tây Nghệ An với

văn hóa truyền
thống của người
Việt.
- Góp phần vào
việc thay đổi nhận
thức và thế ứng xử
trong không gian
sinh tồn của người
dân vùng cao,
chuyển từ tập quán
khai thác thiên
nhiên một chiều
sang tập quán đầu
tư và tái tạo thiên
nhiên.

- Giáo dục về
phong tục tập
quán: ở nhà sàn,
của đồng bào dân
tộc Thái, Thổ,
Khơ Mú, H’Mông
ở miền Tây Nghệ
An.

- Địa lí: Đặc
điểm kinh tế,
địa lí, dân cư
vùng núi miền
Tây Nghệ An

- Giáo dục cơng
dân: chính sách
kinh tế, văn hóa
của Đảng và
nhà nước đối
với đồng bào
dân tộc .

- Môn Văn học:
bài thơ Đất
nước
của
Nguyễn Khoa
Điềm.
- Mơn Địa lí:
Đặc điểm địa lí,
dân cư, kinh tế
vùng núi miền
Tây Nghệ An
- Môn Giáo dục
công dân: chính
sách tơn giáo,
tín ngưỡng của
Đảng và nhà
nước.

- Xây dựng cho HS
ý thức bảo vệ môi
11



trường bằng cách
phát huy văn hóa
truyền thống dân
tộc, sống hài hòa
với thiên nhiên.
Bài 15 – Thời 5
Bắc thuộc và các phút
cuộc đấu tranh
giành độc lập
dân tộc- Lịch sử
lớp 10- Tiết 20

- Giúp HS biết
được những kiến
thức cơ bản về sản
xuất nông nghiệp,
làm thủy lợi, chăn
nuôi của dân tộc
Thái.

- Giáo dục về hoạt
động lao động sản
xuất nông nghiệp
của đồng bào dân
tộc Thái ở miền
Tây Nghệ An.

- Mơn Địa lí:
Đặc điểm địa lí,

dân cư, kinh tế
vùng núi miền
Tây Nghệ An

- Giáo dục về văn
hóa ẩm thực, lễ
hội, trị chơi dân
gian của đồng bào
dân tộc Thái, Thổ,
Khơ Mú, H’Mông
ở miền Tây Nghệ
An

- Môn Địa lí;
Đặc điểm địa lí,
dân cư vùng núi
miền Tây Nghệ
An.

- Giáo dục học
sinh ý thức sáng
tạo trong lao động
sản xuất, bảo vệ tài
ngun
mơi
trường.
Bài 24- Tình - 10
hình văn hóa ở phút
các thế kỉ XVIXVIII- Lịch sử
lớp 10 – Tiết 30


- Giúp HS hiểu
đúng nghi thức,
mục đich, ý nghĩa
và tập tục truyền
thống của văn hóa
ẩm thực, lễ hội, trị
chơi dân gian; của
đồng bào dân tộc
Thái, Thổ, Khơ
Mú, H’Mông ở
miền Tây Nghệ An

- Mơn Giáo dục
cơng
dân:
Chính sách văn
hóa của Đảng
và nhà nước.

- Giáo dục học
sinh lòng tự hào, ý
thức bảo vệ bản
sắc văn hóa dân
tộc .
Bài 7- Những - 20
thành tựu văn phút
hóa thời cận đại Lịch sử lớp 11Tiết 8.

- Giúp học sinh

biết:
+ một vài nét về
các thể loại văn
hóa dân gian của

- Văn học: một
+ văn học dân gian số bài thơ của
của đồng bào dân người Thái.
tộc Thái.
- Âm nhạc,
+ về dân ca, dân nghệ thuật:
- Giáo dục về

12


người Thái, người
H’Mông.

vũ của đồng bào
dân tộc Thái, Thổ,
+ cách chơi một số Khơ Mú, H’Mông
ở Nghệ An
nhạc cụ truyền
thống,
+ thực hành, trình
diễn một làn điệu
dân ca, dân vũ dân
tộc


- Rèn luyện kĩ
năng thực hành
đưa kiến thức văn
hóa vào cuộc sống.
- Giúp HS nhận
thức đầy đủ và hệ
thống hơn về
những giá trị văn
hóa truyền thống

+ Múa khèn của
người H’Mơng.
+ Biểu diễn
cồng chiêng của
người Thổ.
+ Điệu múa của
người Khơ Mú.

+ biết được nền văn
hóa phong phú đa
dạng của các dân
tộc thiểu số, đóng
góp vào nền văn
hóa dân tộc Việt
Nam và thế giới.
Lịch
sử
địa 1 - HS biết được bản
phương:
Tìm tiết

sắc văn hóa riêng
hiểu bản sắc văn
của các dân tộc
hóa của đồng bào
thiểu số ở miền
dân tộc thiểu số
Tây Nghệ An qua
miền Tây Nghệ
một số phong tục
An ”.- Lớp 11 –
tập quán.
Tiết 29
- Rèn luyện các
hình thức học tập,
các kĩ năng sáng
tạo trong việc lĩnh
hội kiến thức và
trình bày kiến
thức.

+ Điệu múa sạp
của người Thái.

- Địa lí: Đặc
+ Tập quán sinh điểm địa lí, dân
hoạt, cư trú, lao cư, kinh tế vùng
núi miền Tây
động sản xuất.
Nghệ An.
+ Lễ hội, trò chơi

dân gian, nghệ - Văn học: các
thuật truyền thống. tác phẩm văn
thơ, chữ viết
+ Trang phục của dân tộc
truyền thống.
Thái, Thổ, Khơ
Mú.

- Giáo dục về:

- Ngồi giờ lên
lớp: hướng dẫn,
giúp đỡ
học
sinh tìm kiếm
thơng tin, trình
bày sản phẩm
học tập, tổ chức
lên lớp.

13


của dân tộc mình;
khích lệ HS có
trách nhiệm trong
việc giữ gìn, phát
huy di sản văn hóa
dân tộc.
Lịch

sử
địa 2 - Hình thành, phát
phương: Lớp 12 tiết
triển kĩ năng thực
– Tiết 46,47.
hành bộ mơn, góp
phần định hướng
năng lực nghề
nghiệp cho học
sinh.
- Phát triển Năng
lực tự học, năng
lực phát hiện và
giải quyết vấn đề;
năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác;
năng lực sử dụng
ngôn ngữ, diễn đạt,
thảo luận.

- Tìm hiểu về nét
đặc trưng riêng
biệt và điểm tương
đồng của mỗi dân
tộc qua các phong
tục tập quán sinh
hoạt, lối sống...

- Ngoài giờ lên
lớp: hướng dẫn,

giúp đỡ
học
sinh tìm kiếm
thơng tin, trình
bày sản phẩm
học tập, tổ chức
- Những giải pháp lên lớp.
bảo tồn, phát triển
văn hóa dân tộc
thiểu số.

Trải nghiệm sáng - 60 - Hình thành, phát - Tìm hiểu văn hóa
tạo –
Lớp phút triển kĩ năng thực dân tộc thiểu số
10,11,12
hành bộ mơn, góp Nghệ An.
phần định hướng
năng lực nghề
nghiệp cho học
sinh.

- Ngoài giờ lên
lớp: hướng dẫn,
giúp đỡ
học
sinh tìm kiếm
thơng tin, tổ
chức hoạt động.

- Phát triển Năng

lực tự học, năng
lực phát hiện và
giải quyết vấn đề;
năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác;
năng lực sử dụng
ngôn ngữ, diễn đạt,
thảo luận.

14


Nội dung tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS trong dạy học
môn Lịch sử tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An được lực chọn,
xây dựng theo mục tiêu hình thành, phát triển từng bước kĩ năng tiếp thu và thực
hành của học sinh theo cấp độ lớp học, phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực
lứa tuổi của học sinh.
Cụ thể, ở lớp 10, chú trọng cung cấp kiến thức, giới thiệu giá trị văn hóa gần
gũi trong đời sống hằng ngày, những bản sắc văn hóa của dân tộc mình mà các em
đã biết.
Ở lớp 11, chú trọng hướng các em đến tiếp xúc với các nguồn sử liệu để
phân tích đánh giá và hiểu sâu sắc hơn về giá trị văn hóa dân tộc mình, hướng đến
hình thành giá trị đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh, đánh thức vào cảm xúc, tri giác,
xúc cảm, tạo niềm yêu thích, hứng khởi và tự hào về văn hóa dân tộc cho HS. Hình
thành cho các em những kĩ năng để phát triển, bảo tồn văn hóa dân tộc.
Đến lớp 12, tập trung vào giáo dục định hướng nghề nghiệp, trên cơ sở
những hiểu biết về kho tàng văn hóa dân tộc thiểu số, phát hiện năng lực bản thân,
định hướng nghề nghiệp cho bản thân như các nghề: hướng dẫn viên du lịch, báo
chí, bảo tàng, sư phạm, nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, nông nghiệp, thủ công,
kinh doanh…. và thông qua học tập học sinh phát triển tư duy sáng tạo định hướng

các giải pháp, biện pháp để bảo tồn văn hóa dân tộc trong hiện tại và tương lai.
2.2. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học mơn Lịch sử theo
hướng tích cực hóa nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc
cho học sinh Trường Phổ thơng Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An.
Qua nghiên cứu thực trạng và nghiên cứu các PPDH môn Lịch sử tôi thấy
dạy học tích hợp muốn đạt hiệu quả cao thì bên cạnh PPDH phù hợp và cách thức
giảng dạy của GV phải có những phương tiện dạy học cần thiết để hỗ trợ thì quá
trình thực hiện sẽ thành cơng.
GV có thể kết hợp linh hoạt một số PPDH sau:
Thứ 1: Phương pháp thảo luận nhóm
- Là PPDH trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành các nhóm nhỏ để
tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc, được bàn bạc, trao đổi về một
chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó. Ở đó cá nhân
khơng những được thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, có cảm giác an tồn mà cịn xuất
hiện những hứng khởi làm tăng hiệu suất làm việc do có sự tương tác mặt đối mặt
giữa các thành viên, có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực và trách nhiệm
phải giải thích vấn đề thuộc về từng cá nhân trong nhóm, hình thành kĩ năng hợp
tác nhóm và kĩ năng xử lí tình huống trong nhóm.
- Mục tiêu của phương pháp:
+ Kiến thức của HS sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, làm tăng tính
khách quan khoa học. Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững dễ nhớ và nhớ nhanh
15


hơn do được giao lưu học hỏi giữa các thành viên trong nhóm.
+ HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, diễn đạt, phương pháp tư duy.
+ Nhờ khơng khí thảo luận sôi nổi, cởi mở giúp HS thoải mái, tự tin hơn
trong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe có phê phán ý kiến của
những thành viên khác.
+ Tạo điều kiện cho GV nhận được nhiều thơng tin phản hồi từ phía HS, thu

được những tri thức kinh nghiệm qua các ý kiến phát biểu có suy nghĩ và sáng tạo
của HS.
+ Như vậy nếu thảo luận nhóm được tổ chức tốt sẽ tăng cường tính tích cực,
chủ động của HS, giúp HS tập trung vào bài học, phát triển được các kĩ năng tư
duy, óc phê phán, các kĩ năng giao tiếp và xã hội quan trọng khác.
- Cách thực hiện:
+ GV nêu chủ đề thảo luận.
+ GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho HS, quy định thời gian và phân cơng vị
trí của các nhóm.
+ Các nhóm thảo luận.
+ Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm
khác quan sát, lắng nghe và cho ý kiến.
+ GV tổng kết và nhận xét.
- Một số lưu ý:
+ Nhiệm vụ thảo luận của các nhóm có thể độc lập hoặc trùng nhau.
+ Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và thời gian trình bày kết quả
thảo luận của mỗi nhóm.
+ Trong khi các nhóm thảo luận, GV cần đến từng nhóm để quan sát, lắng
nghe, gợi ý hoặc giúp đỡ khi cần thiết.
Ví dụ minh họa: Sau khi hồn thành nội dung về văn hóa truyền
thống Ấn Độ trong dạy Bài: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa truyền thống Ấn
Độ - Lớp 10 – Tiết 10 giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động tìm hiểu trang
phục truyền thống của đồng bảo dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An bằng hoạt
động thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về trang phục của
các dân tộc thiểu số Việt Nam, thơng quá đó, các em có nhận thức tốt về bản sắc
văn hóa riêng của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, để tự hào và yêu quý hơn đồng bào
mình, quê hương, đất nước mình.
- Phương pháp: Hoạt động nhóm. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi
nhóm tìm hiểu trang phục của mỗi dân tộc.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu trang phục của người dân tộc Thái.
16


+ Nhóm 2: Tìm hiểu trang phục của người dân tộc Thổ.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu trang phục của người dân tộc H’Mơng.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu trang phục của người dân tộc Khơ Mú.
- Hình thức: Thảo luận, trả lời câu hỏi vào phiếu học tập
- Thời gian: 5 phút
- Nội dung thảo luận:
1. Trang phục bao gồm những gì?
2. Trang phục được làm từ chất liệu nào?
3. Cách giữ gìn trang phục?
4. Biểu tượng hoa văn trên trang phục có ý nghĩa gì?
- Hoạt động: Hs tiến hành thảo luận và trình bày kết quả của mình.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Hoàn thành phiếu học tập
+ HS thấy đặc trưng của mỗi loại trang phục, qua tìm hiểu về trang phục
truyền thống các em có thể nhận ra văn hóa của mỗi dân tộc về lối sống, lao động
sản xuất, tình cảm, tín ngưỡng của họ.
+ Học sinh lan tỏa kiến thức, hiểu biết về trang phục của dân tộc mình đến
bạn bè, có thái độ giữ gìn, trân trọng và tự hào khi được mặc trang phục dân tộc
mình trong cuộc sống và học tập hàng ngày.
TT

1

CÂU HỎI


TRẢ LỜI

Trang phục bao - Quần, áo, mũ, váy.
gồm những gì? - Bộ quần (áo, quần,2 tà, mũ, vịng cổ, 2 thắt lưng trước
và sau và sau, 1 túi)
- Bộ váy(1 tà trước, 1 thắt lưng sau, áo, chân váy, áo,
mũ, vòng cổ, túi)
Vải hoa, chủ yếu từ vải nhung

2

Trang phục
được làm từ
chất liệu gì?

3

Cách giữ gìn
trang phục?

- Khơng giặt, chỉ giũ rồi phơi nắng

4

Biểu tượng trên - Chủ yếu là hình hoa văn nhắc nhở về lịch sử, cội nguồn.
trang phục có ý
nghĩa gì?
17



Trang phục của người H’mơng
TT
1

CÂU HỎI
Trang phục bao gồm
những gì?

TRẢ LỜI
- Áo ngắn, áo dài, váy, thắt lưng, khăn, nón,
xà cạp
- các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà
tích.
- Khăn piêu

2

Trang phục được làm từ
chất liệu gì?

- Vải thổ cẩm

3

Cách giữ gìn trang phục?

- Khơng giặt, chỉ giũ rồi phơi nắng

4


Biểu tượng trên trang phục - Biểu tượng cho sự hịa hợp trường tồn của
có ý nghĩa gì?
cuộc sống, quan niệm về vũ trụ, triết lý âm
dương, đất trời cùng vạn vật…

18


Trang phục của người Thái
TT

CÂU HỎI
Trang phục bao gồm
những gì?

1

TRẢ LỜI
- Nữ: Váy, áo, yếm, khăn lưng, khăn và các đồ
trang sức
- Nam: áo cánh cổ đứng, có túi bên trái, quần
ống rộng cạp vấn hoặc cạp luồn dây rút, đều
nhuộm nâu.

2

Trang phục được làm từ
chất liệu gì?

- Vải bơng hoặc sợi đay.


3

Cách giữ gìn trang phục?

- Khơng giặt, chỉ giũ rồi phơi nắng

4

Biểu tượng trên trang
phục có ý nghĩa gì?

- Biểu tượng cho lịng u nước, sức mạnh
đồn kết.

19


Trang phục của người Thổ
TT
1

CÂU HỎI

TRẢ LỜI

Trang phục bao - Nữ: Quần áo, váy, khăn piêu đội đầu, đây lưng, xà cạp,
gồm những gì? chùm cài đầu, bộ xà tích thắt lưng.
- Nam: quần áo ngắn có khuy bằng vải đen
- Vải bơng


2

Trang phục
được làm từ
chất liệu gì?

3

Cách giữ gìn
trang phục?

- Không giặt, chỉ giũ rồi phơi nắng

4

Biểu tượng trên - Chủ yếu là hình hoa văn nhẹ nhàng thể hiện sự gắn kết
trang phục có ý con người với thiên nhiên.
nghĩa gì?
20


Trang phục của người Khơ Mú
Thứ 2: Phương pháp đóng vai
- Đây là PPDH mà người học được nhập vai vào các nhân vật, các tình
huống cụ thể, HS sẽ chủ động tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức và được hoạt động
trực tiếp trong quá trình đóng vai. HS được trao đổi, giao lưu với GV, với bạn bè,
được thể hiện tài năng của mình trước tập thể, được hịa mình vào khơng khí thoải
mái, sơi nổi, thân thiện của lớp học. Đóng vai trong mơn học Lịch sử khơng chỉ
giúp học sinh khắc sâu kiến thức mà HS còn có cơ hội trải nghiệm khơng khí lịch

sử khi được hịa mình vào lịch sử và hình thành những kĩ năng quan trọng như giao
tiếp, thuyết trình...
- Mục tiêu của phương pháp đóng vai
+ Giúp học sinh được rèn luyện, thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ
thái độ trong mơi trường an tồn trước khi thực hành trong thực tiễn.
+ Gây hứng thú và chú ý cho học sinh.
+ Tạo điều kiện làm nảy sinh tư duy sáng tạo của học sinh
+ Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi
đạo đức đến chính trị - xã hội.
- Cách thực hiện:
+ GV nêu chủ đề, chia nhóm, giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng
nhóm.
21


+ Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
+ Các nhóm lên đóng vai.
+ Lớp thảo luận, nhận xét về việc đóng vai của từng nhóm.
+ GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống
đã đóng vai.
Ví dụ minh họa: Sử dụng phương pháp đóng vai khi dạy Bài 7: Những
thành tựu văn hóa thời cận đại - Lịch sử lớp 11- Tiết 8.
- Trong phần vận dụng liên hệ, Gv yêu cầu HS đóng vai một nghệ nhân dân
gian giới thiệu và biểu diễn một nhạc cụ hoặc một điệu dân vũ của dân tộc Thái,
Thổ, Khơ Mú, H’ Mông.
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách thực hành, trình diễn, ý nghĩa của 1 nhạc
cụ, hoặc 1 điệu dân vũ dân tộc, qua đó biết được nền văn hóa phong phú đa dạng
của các dân tộc thiểu số, đóng góp vào nền văn hóa dân tộc Việt Nam và thế giới.
- Thời gian thực hiện: 20 phút
- Cách thực hiện:

+ Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, và giao nhiệm vụ
+, Nhóm 1: “Hãy hóa thân mình thành là một nghệ nhân người đồng bào dân
tộc Thái giới thiệu và biểu diễn một nhạc cụ hoặc một điệu dân vũ truyền thống
của dân tộc Thái”.
+, Nhóm 2: “Hãy hóa thân mình thành là một nghệ nhân người đồng bào dân
tộc Thổ giới thiệu và biểu diễn một nhạc cụ hoặc một điệu dân vũ truyền thống của
dân tộc Thổ”.
+, Nhóm 3: “Hãy hóa thân mình thành là một nghệ nhân người đồng bào dân
tộc H’Mông giới thiệu và biểu diễn một nhạc cụ hoặc một điệu dân vũ truyền
thống của dân tộc H’Mơng”.
+ Nhóm 4: “Hãy hóa thân mình thành là một nghệ nhân người đồng bào dân
tộc Thái giới thiệu và biểu diễn một nhạc cụ hoặc một điệu dân vũ truyền thống
của dân tộc Khơ Mú”.
+ Bước 2: Các nhóm thảo luận nội dung mình được giao và tập hợp ý kiến
của các thành viên trong nhóm thành nội dung, cử đại diện nhóm lên biểu diễn.
Ở hoạt động trên, ta thấy yêu cầu đưa ra cho HS là đóng vai thành một nghệ
nhân giới thiệu và biểu diễn một nhạc cụ hoặc một điệu dân vũ truyền thống của
dân tộc. Do đó địi hỏi HS phải có vỗn kiến thức am hiểu sâu sắc về nghệ thuật
truyền thống của dân tộc, tự mình phải biết cách thực hành, biểu diễn loại hình
nghệ thuật đó.
+ Bước 3: Sau khi các nhóm thực hiện xong, Gv đặt câu hỏi phát vấn Hs ở
22


×