Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

SKKN Sử dụng mô hình Lớp học đảo ngược trong dạy học chủ đề “Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII (Lịch sử lớp 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 74 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:

SỬ DỤNG MƠ HÌNH “LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC”
TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “VĂN HÓA VIỆT NAM
TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XVIII”
(Lịch sử lớp 10)

MÔN: LỊCH SỬ


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:

SỬ DỤNG MƠ HÌNH “LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC”
TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “VĂN HÓA VIỆT NAM
TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XVIII)
(Lịch sử lớp 10)
MƠN: LỊCH SỬ

Tên tác giả:
Tổ bộ mơn:
Năm thực hiện:
SĐT liên hệ:

HOÀNG DANH HÙNG
Khoa học xã hội
2020 - 2021


0384461812

Yên thành, tháng 3 năm 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu .................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 3
1.5. Những đóng góp của đề tài .......................................................................... 3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 4
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ............................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 4
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 10
2. Xây dựng chủ đề dạy học: Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX
(Lịch sử lớp 10) ................................................................................................ 12
2.1. Lựa chọn chủ đề ..................................................................................... 12
2.2. Mục tiêu của chủ đề ............................................................................... 13
2.3. Nội dung dạy học chủ đề: Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ
XVIII (Lịch sử lớp 10) .................................................................................. 14
2.4. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt trong chủ đề.................................. 20
2.5. Biên soạn câu hỏi/bài tập của chủ đề theo định hướng phát triển năng lực,
phẩm chất học sinh........................................................................................ 22
3. Sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược trong dạy học chủ đề Văn hóa Việt Nam
từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII (Lịch sử lớp 10) .................................................. 35
3.1. Kế hoạch dạy học chủ đề ........................................................................ 35

3.2. Những công việc chuẩn bị cho phương án tổ chức dạy học .................... 37
3.3. Tiến trình dạy học .................................................................................. 40
3.4. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng mơ
hình lớp học đảo ngược trong dạy học chủ đề Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X
đến thế kỷ XV (Lịch sử lớp 10) ..................................................................... 55
PHẦN III: KẾT LUẬN ...................................................................................... 58
1. Một số kết luận sau khi thực hiện đề tài ........................................................ 58
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 60
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1. PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA
HỌC SINH VÀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Phụ lục 2. PHIẾU TRẢ LỜI HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ SỐ 1
Phụ lục 3. PHIẾU TRẢ LỜI HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ SỐ 2
Phụ lục 4. ĐỀ KIỂM TRA SAU GIỜ HỌC THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG
MÔN LỊCH SỬ LỚP 10. NĂM HỌC 2020 - 2021


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

TT

Từ đầy đủ

1

CNTT

Công nghệ thông tin


2

GV

Giáo viên

3

HS

Học sinh

4

SGK

Sách giáo khoa

5

THPT

Trung học phổ thông


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thời đại mà cách mạng khoa học - kỹ thuật phát
triển như vũ bão. Công nghệ thông tin và truyền thông thâm nhập và chi phối hầu

hết các lĩnh vực trong đó có giáo dục. Nhờ sự hỗ trợ đó mà chất lượng giáo dục
tăng lên cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành. Giáo dục đã có thể thực hiện được các
tiêu chí mới: học mọi nơi, học mọi lúc, học suốt đời, dạy cho mọi người ở mọi
trình độ tiếp thu khác nhau.
Năng lực tự học thuộc nhóm các năng lực cốt lõi cần phải hình thành cho
người học ngay từ bậc học phổ thông. Làm thế nào để bồi dưỡng năng lực tự học
trong thời đại công nghệ thông tin (CNTT)? Với những phương tiện CNTT và
truyền thông ngày càng hiện đại, người học dễ dàng truy cập thông tin đa lĩnh vực,
đa chiều, thu thập xử lý thông tin như thế nào, vận dụng thông tin thu thập được ra
sao để giải quyết các vấn đề học tập nhằm đạt mục tiêu học tập cá nhân, tiến đến
xác lập được các kĩ năng tự học, làm hành trang tự học suốt đời? Đây là vấn đề
mang tính thời sự cấp thiết của ngành giáo dục khi triển khai thực hiện Nghị quyết
29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục sau năm 2015.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xây dựng định hướng chung, tổng quát về
đổi mới PPDH các mơn học thuộc chương trình giáo dục: tập trung dạy cách học
và rèn luyện năng lực tự học, tạo cơ sở để học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới
tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc; vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt,
sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng HS và điều kiện cụ
thể của mỗi trường.
Trong bối cảnh cấp thiết đó, mơn Lịch sử với đặc thù của một môn Khoa
học xã hội, phát triển cho học sinh về tư duy lịch sử, kĩ năng khai thác và sử dụng
các nguồn sử liệu, tư duy hệ thống, tư duy phản biện,... Từ đó giúp học sinh có thể
nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử để giải quyết các vấn đề của thực
tế cuộc sống, góp phần hình thành nên những phẩm chất của công dân Việt Nam,
công dân toàn cầu trong xu thế của thời đại. Tuy nhiên, trên thực tế, do nhiều yếu
tố khác nhau, việc dạy học lịch sử chưa thực sự phát huy được giá trị và vai trị vốn
có của nó.
Thực hiện theo u cầu đổi mới cách dạy và học của Bộ Giáo dục, đặc biệt
trong thời gian qua, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, ở một số

trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng đã tiến hành áp dụng các phương pháp,
hình thức khác nhau như: dạy học kết hợp, lớp học đảo ngược, phương pháp trực
quan, sử dụng CNTT, tổ chức các buổi học tập ngoại khóa,… và đem đến kết quả
tương đối khả quan trong việc nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.
1


Mơ hình lớp học đảo ngược là một trong những hình thức tổ chức dạy học
mới. Hình thức này đã được áp dụng ở nhiều nước có nền giáo dục phát triển trên
thế giới như: Mĩ, Australia,… và đem đến hiệu quả tích cực, với những quan điểm
cụ thể như: thúc đẩy người học tích cực trong học tập; tạo cơ hội cho học sinh rèn
luyện những kĩ năng trực tiếp ở trên lớp: làm việc nhóm, trình bày vấn đề; tăng khả
năng tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh. Hiện nay, mơ
hình này bước đầu đã được áp dụng trong dạy học các mơn học nói chung và mơn
Lịch sử nói riêng. Tuy nhiên, việc triển khai trên thực tế do nhiều yếu tố chi phối
nên còn những hạn chế nhất định.
Chủ đề dạy học “Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII” (Lịch sử
lớp 10) là một chủ đề mà học sinh rất khó tiếp cận. Nếu giáo viên tiến hành một
tiết dạy truyền thống sẽ không hiệu quả, học sinh dễ nhàm chán. Chính vì lẽ đó,
mơ hình lớp học đảo ngược có thể hạn chế tối thiểu những nhược điểm đó. Trong
lớp học đảo ngược, học sinh ứng dụng CNTT và truyền thông tự học ở nhà, truy
tìm kiến thức, các nhóm học sẽ tương tác với nhau qua facebook... Giờ học ở lớp
sẽ được GV tận dụng tối đa tổ chức cho HS vận dụng, thực hành kiến thức, thảo
luận nhóm hoặc triển khai các dự án, giải quyết các vấn đề mở, giúp HS hiểu sâu
hơn đồng thời bồi dưỡng cho HS các năng lực thực hành.
Dựa trên các phân tích ở trên, tơi hi vọng rằng việc Sử dụng mơ hình “Lớp
học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ
XVIII” (Lịch sử lớp 10) sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định việc sử dụng mơ hình “lớp học đảo ngược” trong dạy học môn

Lịch sử ở trường trung học phổ thơng là có hiệu quả.
- Đề xuất các biện pháp tổ chức và dạy học chủ đề “Văn hóa Việt Nam từ
thế kỷ X đến thế kỷ XVIII” (Lịch sử lớp 10” áp dụng mơ hình “lớp học đảo
ngược” nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thong.
1.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu việc sử dụng mơ hình “lớp học đảo
ngược” trong q trình dạy học lịch sử ở trường THPT.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Sách Lịch sử lớp 10 (Chương trình chuẩn) chủ đề: Văn hóa Việt Nam từ
thế kỷ X đến thế kỷ XVIII”
+ Học sinh các lớp từ 10A1 đến 10A6 (Năm học 2020 - 2021) ở Trường
THPT Yên Thành 2 - Yên Thành - Nghệ An.
+ Nghiên cứu, phân tích giáo án, phân tích phiếu xây dựng, góp ý của đồng
nghiệp sau khi dự giờ.
2


+ Nghiên cứu, so sánh kết quả kiểm tra, kiểm tra đánh giá giữa những lớp
khơng sử dụng mơ hình “lớp học đảo ngược” và những lớp có sử dụng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp, khái quát, lựa chọn những vấn đề lí luận có liên quan đến
đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm (quan sát, phỏng vấn, so sánh).
1.5. Những đóng góp của đề tài
Đề tài này khơng phải là một vấn đề mới, thậm chí đã được sử dụng tương
đối nhiều ở các trường phổ thông trên cả nước và ở một vài trường ở Nghệ An, tuy
nhiên qua thực tế nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy chủ đề “Văn hóa Việt Nam
từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII”, tôi nhận thấy đề tài có những đóng góp như sau:
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc sử dụng mơ hình lớp
học đảo ngược trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

- Đánh giá được thực trạng của việc sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược
trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay.
- Đề xuất các biện pháp sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược trong dạy học
lịch sử ở trường THPT theo hướng phát triển kĩ năng tự học, hợp tác và sử dụng
CNTT cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử.

3


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
- Hình thức dạy học kết hợp (Blended learning): là một hình thức dạy học
có sự kết hợp giữa phương thức dạy học truyền thống ở trên lớp với phương thức
dạy học trực tuyến thơng qua Internet. Để có thể áp dụng được Blended learning
vào trong giảng dạy, điều kiện tiên quyết là phải có cơ sở vật chất hiện đại cho dạy
học (máy chiếu, máy tính, Internet,…), ngồi ra cần phải có nguồn tài liệu học tập
online phong phú và đòi hỏi khả năng sử dụng CNTT thành thạo của giáo viên và
học sinh.
- Lớp học đảo ngược (Flipped classroom): là một trong những mơ hình của
hình thức dạy học kết hợp. Với mơ hình này, cấu trúc của một lớp học truyền
thống bị phá vỡ, những gì ở lớp học thơng thường diễn ra trên lớp thì sẽ trở thành
hoạt động diễn ra ở nhà và ngược lại.

Lớp học đảo ngược là tất cả các hoạt động dạy học được thực hiện “đảo
ngược” so với thông thường. Sự “đảo ngược” ở đây được hiểu là sự thay đổi với
các dụng ý và chiến lược sư phạm thực hiện ở cách triển khai các nội dung, mục
tiêu dạy học và các hoạt động dạy học khác với cách dạy truyền thống trước đây
của người dạy và người học. Với mơ hình này, giáo viên cung cấp bài giảng đã

được số hóa (bài giảng điện tử, tài liệu học tập, video clip,...) để học sinh tự tìm
hiểu kiến thức mới ở nhà. Tại lớp, học sinh đặt câu hỏi, thảo luận để giải đáp các
thắc mắc dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Nếu như một lớp học bình thường, trước khi lên lớp học sinh đọc trước bài,
nghe giảng trên lớp và về nhà thì làm những bài tập mà giáo viên giao cho thì với
lớp học đảo ngược, q trình này hồn tồn ngược lại, xáo trộn lại. Theo đó, giáo
viên sẽ thiết kế bài giảng, bài tập, các đoạn video ngắn,… trên các trang Web học
tập online và học sinh sẽ lên đó nghe giảng, hồn thành các bài tập trước ở nhà còn
thời gian trên lớp là để thảo luận, tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn các vấn đề khó, các vấn
4


đề mà học sinh quan tâm.
Theo thang nhận thức thì ở mơ hình lớp học đảo ngược, các mức độ nhận
biết, ghi nhớ các kiến thức cơ bản của bài sẽ được tiến hành ở nhà thơng qua việc
hồn thành các bài tập trên Web học online mà giáo viên đã thiết kế. Thời gian trên
lớp là dành cho việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực cao hơn: nhận xét, phân tích,
đánh giá, vận dụng, sáng tạo. Điều này là ngược lại hồn tồn với một mơ hình lớp
học thơng thường.

1.1.2. Đặc điểm của mơ hình lớp học đảo ngược
Mơ hình lớp học đảo ngược mang những đặc điểm riêng và trái ngược hồn
tồn so với mơ hình lớp học thông thường:
- Thứ nhất là: Hoạt động ở nhà và trên lớp được đảo ngược lại. Thay vì nghe
giảng và ghi chép kiến thức cơ bản trên lớp, về nhà làm bài bài tập thì với mơ hình
này, học sinh sẽ nghe giảng và hoàn thiện kiến thức cơ bản ở nhà, trên lớp là thời
gian thảo luận, tìm hiểu sâu hơn các vấn đề.
- Thứ hai là: Các mức độ nhận thức có sự thay đổi. Trên lớp, học sinh được
bồi dưỡng các mức độ nhận thức ở bậc cao: vận dụng, sáng tạo thông qua các hoạt
động rèn luyện, thảo luận, phân tích, tư duy sáng tạo để giải quyết các vấn đề của

bài học. Còn các mức nhận thức bậc thấp hơn là hiểu, biết thì học sinh sẽ tự bồi
dưỡng ở nhà thông qua sự hướng dẫn của giáo viên.
- Thứ ba là: Để áp dụng mơ hình thì cần phải có sự hỗ trợ của các phần
mềm, công cụ học trực tuyến. Lớp học được tiến hành thông qua một trang Web
học trực tuyến. Giáo viên sẽ tạo lớp, đăng bài, đăng tài liệu,... sau đó chia sẻ cho
học sinh tham gia vào lớp học và thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ của bài học.
Cũng từ yêu cầu này, đòi hỏi sự thành thạo, tích cực, chủ động trong việc sử dụng
CNTT đối với giáo viên và cả học sinh.
5


- Thứ tư là: Mơ hình địi hỏi sự tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi
tự tìm hiểu kiến thức cơ bản ở nhà thông qua hướng dẫn của giáo viên và khi tiến
hành thảo luận, phân tích, suy luận, hồn thiện các sản phẩm… ở trên lớp mà giáo
viên giao cho.
- Thứ năm là: Với mô hình này, giáo viên chỉ đóng vai trị là người hướng
dẫn cịn người học là trung tâm, chủ động tìm hiểu kiến thức.
*Quy trình thực hiện mơ hình “lớp học đảo ngược”:
- Bước 1: Giáo viên thiết kế bài học trên Web học online, tạo các video
(video bài giảng, video tự thiết kế về nội dung bài học, video liên quan tới bài học
thu thập được qua mạng,…), tài liệu, các bài tập,...
- Bước 2: Chia sẻ đường link và yêu cầu học sinh hoàn thiện trước khi đến
lớp (ra hạn thời gian hoàn thành cụ thể).
- Bước 3: Hướng dẫn, định hướng cho học sinh tiến hành thảo luận, thực
hành các vấn đề khó, tìm hiểu sâu hơn các vấn đề quan trọng.
- Bước 4. Dặn dò học sinh về nhà hoàn thiện, bổ sung kiến thức (nếu sai
hoặc thiếu) trên Web.
*Các yêu cầu và điều kiện sử dụng mơ hình “lớp học đảo ngược”:
- Về cơ sở vật chất, hạ tầng: Ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn chung tối
thiểu về một phịng học cho mơn Lịch sử cấp THPT, để có thể áp dụng được mơ

hình này một cách hiệu quả nhất thì phịng học cần được trang bị thêm các thiết bị
hỗ trợ hiện đại khác như: máy chiếu, màn chiếu, bảng thơng minh, máy tính xách
tay hoặc máy tính để bàn,... Hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho
giáo dục nói chung và cho trường lớp nói riêng cịn khó khăn, thiếu thốn. Tuy
nhiên, trong một vài năm trở lại đây, để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, các thiết bị hỗ trợ ứng dụng CNTT đã được chú trọng đầu
tư và có sự cải thiện đáng kể. Đây là một trong những điều kiện thực tiễn quan
trọng để áp dụng mơ hình lớp học đảo ngược ở trường THPT.
- Về điều kiện, phương tiện học tập của học sinh: Để học sinh có thể tham
gia vào vào giờ học có áp dụng mơ hình lớp học đảo ngược, ngồi sách giáo khoa,
vở ghi chép và các đồ dùng học tập cơ bản, thơng thường khơng địi hỏi học sinh
phải chuẩn bị thiết bị, phương tiện học tập hiện đại. Tuy nhiên, để giáo viên có thể
triển khai, tổ chức những giờ học sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược, tương tác
với nhau trên mơi trường trực tuyến thì điều kiện tốt nhất là mỗi học sinh hoặc mỗi
nhóm học sinh cần có một máy tính kết nối Internet hoặc Wifi. Học sinh cũng nên
lập các tài khoản cá nhân hoặc nhóm để đăng nhập trên các ứng dụng. Trong điều
kiện học sinh khơng có máy tính cá nhân, điện thoại thơng minh hoặc máy tính
bảng, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng phịng máy tính, phịng học bộ
mơn Tin học của trường để học sinh chuẩn bị và tham gia vào bài học.
6


- Kiến thức và kĩ năng sử dụng CNTT của giáo viên: Bên cạnh những kiến
thức về chuyên ngành lịch sử; kiến thức về phương pháp giảng dạy bộ môn thì kiến
thức và kĩ năng sử dụng CNTT của giáo viên cũng là một trong những điều kiện
tiên quyết, quyết định đến thành cơng của giờ học có sự áp dụng của mơ hình lớp
học đảo ngược. Cụ thể, giáo viên cần biết cách giải quyết các vấn đề kĩ thuật cơ
bản của máy tính; có khả năng sử dụng CNTT để hỗ trợ cho việc trình bày nội
dung bài dạy thêm sinh động, hấp dẫn; hiểu rõ và có thể sử dụng các ứng dụng,
phần mềm cơ bản (MS. PowerPoint, Sway, Prezi, Canva, Padlet,...) trong bài dạy;

có khả năng học hỏi và cập nhật các ứng dụng, công cụ, phần mềm CNTT mới,
giúp tăng cường phương pháp dạy học lịch sử và hoàn thành được mục tiêu bài
dạy. Đồng thời, hướng dẫn cho học sinh cách sử dụng CNTT, các thao tác, kĩ năng
cơ bản khi sử dụng CNTT để nâng cao hiệu quả học tập lịch sử cho học sinh.
- Tinh thần chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh: Để mơ hình này
được áp dụng có hiệu quả, địi hỏi người giáo viên phải năng động, tích cực, chủ
động tìm tịi, khám phá hệ thống kiến thức bên ngoài thực tế để đưa ra các yêu cầu,
nhiệm vụ hay, hấp dẫn và phù hợp cho học sinh. Đồng thời, có được những kiến
thức về CNTT để áp dụng, sử dụng thành thạo, phù hợp các loại phần mềm, công
cụ học tập trực tuyến vào trong giảng dạy theo mơ hình lớp học đảo ngược. Cịn
với học sinh, địi hỏi phải có sự chăm chỉ, tự giác, chủ động, sáng tạo trong việc
tìm hiểu kiến thức cơ bản, thảo luận, đưa ra ý kiến cá nhân, hoàn thành các sản
phẩm,... mà giáo viên đưa ra, dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
1.1.3. Tác dụng của mô hình lớp học đảo ngược
Mơ hình lớp học đảo ngược đem lại nhiều lợi ích đối với việc dạy - học nói
chung và với dạy học Lịch sử nói riêng:
- Thứ nhất, học sinh nhận được sự giúp đỡ trong các vấn đề khó gặp phải
trong bài. Theo mơ hình này, các vấn đề khó thay vì sẽ được giao về nhà làm và
khơng có sự giúp đỡ với mơ hình truyền thống thì sẽ được thảo luận trực tiếp trên
lớp, có sự hỗ trợ từ các bạn và giáo viên.
- Thứ hai, sự tương tác giữa giáo viên và học sinh được gia tăng. Nếu như
với lớp học truyền thống, giáo viên là người truyền đạt kiến thức, học sinh chỉ bị
động lĩnh hội kiến thức thì với mơ hình lớp học đảo ngược, học sinh có nhiều thời
gian trao đổi, thảo luận hơn với cả các bạn và giáo viên thông qua thời gian thảo
luận, thực hành trên lớp. Qua đó, khoảng cách giữa giáo viên và học sinh cũng dần
rút ngắn hơn.
- Thứ ba, có thể phân loại được học sinh. Nhờ việc tăng cường sự tương tác,
giáo viên cũng có hướng dẫn, quan tâm và hiểu rõ từng học sinh hơn. Từ đó biết
được điểm mạnh, điểm yếu của mỗi học sinh và có cơ sở đưa ra những giải pháp
thích hợp để phát huy điểm mạnh và dần hạn chế điểm yếu của học sinh.

- Thứ tư, tạo ra một bầu khơng khí học tập sôi động hơn. Khi sự tương tác
7


tăng lên cũng là lúc học sinh trở thành trung tâm của lớp học, thoải mái đưa ra
những ý kiến, nhận định cá nhân của mình, có điều kiện phát huy tối đa khả
năng,… Cũng nhờ đó, học sinh thêm u bài học, thích tìm tịi, khám phá.
- Thứ năm, học sinh có thể làm chủ được thời gian tiếp nhận thơng tin của
mình. Thay vì khơng kịp tiếp thu những bài giảng của giáo viên với lớp học truyền
thống. Giờ đây, học sinh hồn tồn có thể tạm dừng, nghe lại những bài giảng đó
để hiểu rõ hơn.
- Thứ sáu, giúp cho học sinh hay chính giáo viên khi khơng thể đến lớp được
vì có thể trực tiếp trao đổi trên Web học online.
- Thứ bảy, thu hút và tạo ra mối quan hệ tốt hơn với học sinh.
1.1.4. Những cơ sở để áp dụng mơ hình “lớp học đảo ngược” vào dạy học chủ đề
“Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII” (Lịch sử lớp 10)
- Trước hết, do xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học:
Nghị quyết số 29, Hội nghị Trung ương 8, Khóa XI đã xác định một trong những
nhiệm vụ trọng tâm là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,
kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người
học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học
chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chuyển sang các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra rất nhiều Công văn gửi cho các
Sở, các trường, yêu cầu phải đổi mới phương pháp và hình thức dạy học theo
hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Theo đó, học sinh là trung tâm
cịn giáo viên chỉ đóng vai trị là người hướng dẫn, định hướng. Bài giảng không

giàn trải, xác định được vấn đề trọng tâm. Thường xuyên tổ chức các hoạt động
ngoại khóa, tọa đàm, hướng nghiệp,… để thay đổi khơng khí, tạo sự mới mẻ cho
mơn học. Tăng cường thực hành, liên hệ thực tế, chú trọng nhiều tới vấn đề phát
triển năng lực và rèn luyện đạo đức cho học sinh. Sáng tạo hơn trong mơ hình
giảng dạy, kết hợp sử dụng CNTT, dạy học trực tuyến, hay lớp học đảo ngược,…
Những quan điểm và định hướng nêu trên khơng chỉ tạo tiền đề và mơi
trường pháp lí thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học nói
chung mà cịn tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng hình thức dạy học mới - mơ
hình lớp học đảo ngược vào trong giảng dạy nói riêng. Với những đặc điểm như đã
nêu, mơ hình lớp học đảo ngược hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học hiện nay.
- Xuất phát từ những khó khăn thực tế khi dạy học chủ đề “Văn hóa Việt
8


Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII” (Lịch sử lớp 10): Chủ đề này gồm 02 bài thuộc
02 chương khác nhau trong phần “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ
XIX”. Cụ thể là:
+ Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X đến XV
(thuộc Chương II: Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV).
+ Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI - XVIII (thuộc Chương III:
Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII).
Có thể nói, đây là một chủ đề dài, khó và tương đối trừu tượng. Kiến thức
thuộc chủ đề này là một khối lượng kiến thức tương đối rộng, nội dung rất dài với
các lĩnh vực văn hóa khác nhau trải dài từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII gắn với quá
trình hình thành, phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam gồm: Tư tưởng, tôn
giáo; Giáo dục; Văn học; Nghệ thuật; Khoa học - Kỹ thuật… Trên thực tế hiện
nay, khi giảng dạy những nội dung này, nếu chỉ dạy học ở trên lớp, giáo viên sẽ
gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết đều không đủ thời gian và điều kiện để khai thác
và chuyển tải hết những vấn đề cần thiết đến học sinh. Mặt khác, những kiến thức

về văn hóa khác với những kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự. Đây
thường là những vấn đề mang tính trừu tượng, có thể quan sát, theo dõi nhưng để
hiểu rõ và nắm vững kiến thức thì tương đối khó đối với trình độ nhận thức của các
em học sinh lớp 10.
Khi học tập chủ đề này, với hệ thống kênh hình phong phú thuộc các lĩnh
vực tư tưởng, tơn giáo, giáo dục, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật,… hệ thống các
câu hỏi bài tập, hệ thống bảng biểu, bảng thống kê cùng với những vấn đề có tính
chất liên hệ đến thực tế ở địa phương học sinh…nên nếu áp dụng mơ hình lớp học
đảo ngược sẽ phù hợp để kích thích năng lực tự học, tự tìm tịi, nghiên cứu và sáng
tạo của học sinh đặc biệt là giáo viên có thể chuyển giao các nhiệm vụ học tập để
học sinh thực hiện ở nhà.
- Xuất phát từ yêu cầu rèn luyện năng lực tự học cho học sinh và nâng cao
tính tích cực, chủ động của giáo viên: Với mơ hình này, người giáo viên phải chủ
động trong việc tìm hiểu CNTT, các nguồn tư liệu để có thể thiết kế các bài giảng
của mình trên Web học trực tuyến. Còn học sinh, đòi hỏi một tinh thần tự giác cao
trong việc tìm hiểu kiến thức và hoàn thiện các yêu cầu của giáo viên đưa ra. Với
đặc điểm buộc phải sử dụng tới sự hỗ trợ của CNTT, qua mơ hình này, giáo viên
và học sinh sẽ được tìm hiểu, học tập và rèn luyện thêm về kĩ năng sử dụng CNTT
vào trong dạy và học.
Không cịn đơn thuần là một lớp học thơng thường “thầy đọc - trò chép”,
học sinh thụ động thu nhận kiến thức từ phía giáo viên. Với mơ hình này, học sinh
được làm chủ kiến thức, làm chủ giờ học, tự do sáng tạo, tự do phát triển năng lực
của bản thân thông qua các nhiệm vụ, yêu cầu của giáo viên và dưới sự hướng dẫn
của giáo viên.
9


Như vậy, có thể nói mơ hình lớp học đảo ngược đang và sẽ hỗ trợ đắc lực
cho sự phát triển của giáo dục trong thời đại mới, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: Học
mọi lúc, học mọi nơi, học suốt đời, dạy cho mọi người và mọi trình độ tiếp thu

khác nhau. Và đây cũng là cơ sở để giáo viên có thể đưa mơ hình này vào trong
cơng tác giảng dạy của mình.
- Xuất phát từ điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường và học sinh: Trong
một vài năm qua, với sự nỗ lực của Nhà trường, dù trong điều kiện khó khăn thiếu
thốn nhưng đã cố gắng trang bị hệ thống máy chiếu Projecter cho hầu hết các
phịng học. Ngồi ra nhà trường cũng đã lắp đặt hệ thống Wifi mạnh cho toàn
trường, ở các dãy nhà học cao tầng đều có lắp đặt Wifi. Đối với học sinh, hiện nay
số em có máy tính để bàn hoặc máy xách tay khơng nhiều, chỉ có các em là con
của cán bộ giáo viên hoặc cơng chức - viên chức hoặc những gia đình có điều kiện.
Tuy nhiên, hiện nay đa số các em đều sử dụng điện thoại thơng minh, và có kết nối
mạng Internet thông qua mạng 3G, 4G hoặc kết nối với Wifi. Điểm tích cực nhất ở
các em học sinh hiện nay là đã tương đối thành thạo hình thức học online (học trực
tuyến), các em cũng khá thành thạo trong các thao tác như quay phim, chụp ảnh,
làm videos, khai thác Internet… Mặt khác, các em ln có tính muốn thể hiện
mình rất cao, đam mê tìm tịi, học hỏi…
Đó chính là những điều kiện thuận lơi nhất để giáo viên áp dụng mơ hình
lớp học đảo ngược trong dạy học chủ đề “Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế
kỷ XVIII” nói riêng và cả dạy học Lịch sử nói chung.
- Xuất phát từ những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19: Dịch bệnh Covid19 đã tác động trực tiếp đến toàn cầu về mọi mặt từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn
hóa, thể thao, du lịch… trong đó giáo dục cũng phải chịu những tác động không
nhỏ. Để chống lại sự lây lan của dịch bệnh, nhiều hình thức học tập đã được triển
khai cho phù hợp, trong đó phổ biến nhất là học online, học trực tuyến, tự học - tự
nghiên cứu…. Do đó, việc áp dụng mơ hình lớp học đảo ngược vào dạy học cũng
là một trong những hình thức phù hợp trong điều kiện dịch bệnh hiện nay. Qua đó,
giáo viên vừa đảm bảo được hai yêu cầu là phòng chống dịch bệnh và đảm bảo tiến
độ chương trình, đảm bảo việc truyền thụ kiến thức cho học sinh.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về việc sử dụng mơ hình lớp
học đảo ngược vào giảng dạy. Tất cả các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này đều

thừa nhận những hiệu quả tích cực của các mơ hình dạy học này đối với quá trình
dạy học, đối với cả giáo viên và học sinh.
Đối với bộ môn Lịch sử, cho đến nay cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
về việc sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược vào dạy học. Đặc biệt là mơ hình này đã
được áp dụng vào thực tế dạy học ở một số trường học, phổ biến nhất là ở các
10


trường đại học, cao đẳng. Ở cấp THPT, đây là một hình thức dạy học tương đối mới
mẻ nên chưa được sử dụng phổ biến, mới chỉ bước đầu áp dụng ở một số trường.
Vấn đề sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược vào dạy học chủ đề “Văn hóa
Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII” (Lịch sử lớp 10) cho đến nay chưa có đề
tài nghiên cứu.
1.2.2. Thực trạng việc sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược trong dạy học Lịch sử
tại các trường trung học phổ thông ở huyện Yên Thành - Nghệ An
Khi thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát và tìm hiểu đối với các
giáo viên một số trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành và một số địa
phương lân cận; tìm hiểu qua khảo sát các em học sinh lớp 10 của trường THPT
Yên Thành 2. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy:
- Đối với giáo viên:
+ Về phương pháp, hình thức dạy học: Phần lớn giáo viên chưa từng áp
dụng các phương pháp, hình thức dạy học mới vào giảng dạy mà hoàn toàn chỉ sử
dụng cách dạy học truyền thống. Cịn lại, có một số ít giáo viên đã từng áp dụng
các phương pháp, hình thức dạy học mới. Tuy nhiên trong số ít giáo viên đã từng
áp dụng phương pháp và hình thức dạy học mới lại không thường xuyên, chủ yếu
sử dụng trong các buổi thao giảng, dự giờ…
+ Về vai trị, ý nghĩa của các phương pháp, hình thức dạy học theo hướng
phát triển năng lực và lấy học sinh làm trung tâm: 100% giáo viên đều cho rằng rất
có hiệu quả.
+ Với mơ hình lớp học đảo ngược thì phần lớn giáo viên đều chưa từng nghe

nói đến, cịn số ít thì đã tìm hiểu qua nhưng chưa thực sự hiểu về mơ hình này.
Trong đó, có một vài giáo viên đã hiểu về mơ hình này là sự thay đổi về mục tiêu,
mục đích học tập hướng tới thực hành bên ngoài thực tế nhiều hơn, một vài giáo
viên hiểu là sự thay đổi về vai trò của giáo viên và học sinh, là sự thay đổi về địa
điểm học tập. Mặc dù vây, tất cả giáo viên đều cho rằng vai trị của mơ hình này rất
quan trọng và muốn được áp dụng vào việc giảng dạy nếu có thể. Họ đã đề xuất
mong muốn nhà trường sẽ tạo điều kiện hơn nữa để có thể áp dụng mơ hình này
vào trong giảng dạy.
- Đối với học sinh: Các em có hứng thú cao với các phương pháp dạy học
mới và hầu hết các em đều cho rằng nó phù hợp để ứng dụng vào mơn Lịch sử ở
trường THPT. Trong học tập, các vấn đề liên hệ thực tiễn địa phương luôn thu hút
học sinh. Khi được giáo viên hướng dẫn và giao nhiệm vụ cụ thể đồng thời có
những động viên khích lệ, học sinh sẽ thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập.
+ Phần lớn học sinh mong muốn thầy cô thay đổi phương pháp dạy học
truyền thống trước đây. Các em đều mong muốn được thầy cơ dạy theo các
phương pháp, hình thức dạy học mới. Trong đó, phương pháp, hình thức mà học
11


sinh thích nhất là tổ chức các trị chơi và các buổi trải nghiệm sáng tạo. Riêng với
hình thức học trực tuyến, mặc dù rất ít thầy cơ áp dụng và chưa hiểu hết về cách
dạy học này, nhưng đa số học sinh vẫn mong muốn được học.
+ Tuy nhiên, để áp dụng mơ hình này có hiệu quả, học sinh khẳng định sẽ
gặp phải những khó khăn như: áp lực từ bài tập của các môn học khác, khả năng tự
học của bản thân cịn hạn chế. Ngồi ra, cịn những khó khăn như: gia đình khơng
có đủ điều kiện về kinh tế, ở nhà thời gian dành cho học tập và vui chơi bị hạn chế,
thời gian cho một tiết học trên lớp bị hạn chế, cơ sở vật chất của nhà trường chưa
đủ để đáp ứng việc học,…
2. Xây dựng chủ đề dạy học: Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX
(Lịch sử lớp 10)

2.1. Lựa chọn chủ đề
Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo
trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình
thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác
định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ
sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Ở một góc độ khác, người ta xem văn
hóa như là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích
lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên,
xã hội và bản thân. Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích
của con người. Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con
người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Như vậy, dù hiểu theo các góc độ khác nhau, nhưng các quan điểm nói trên
đều có nét chung đó là: văn hóa là những giá trị tốt đẹp về vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo ra trong quá trình tồn tại nhằm phục vụ cho chính cuộc sống
của con người. Theo đó văn hóa bao gồm hai bộ phận: văn hóa vật chất (văn hóa
vật thể) và văn hóa tinh thần (văn hóa phi vật thể).
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII là giai đoạn Đại Việt xây dựng và phát triển
quốc gia độc lập tự chủ sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Chế độ phong kiến
được hình thành với các triều đại Ngơ - Đinh - Tiền Lê, phát triển qua các triều đại
Lý - Trần, phát triển đến đỉnh cao dưới thời Lê sơ ở thế kỷ XV. Sang các thế kỷ
XVI đến XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu có những dấu hiệu của sự
suy thoái và khủng hoảng với sự tranh chấp quyền lực giữa các tập đoàn phong
kiến dẫn đến đất nước bị chia cắt. Có thể nói từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII là giai
đoạn gắn liền với sự hình thành, phát triển và bước đầu suy yếu của chế độ phong
kiến Việt Nam. Đây cũng là giai đoạn có nhiều biến đổi tự thân trong nội bộ quốc
12



gia, dân tộc, đồng thời cũng là thời kỳ có biến đổi nhiều từ ngoại cảnh. Tuy nhiên,
về mặt văn hóa, đây là giai đoạn mà văn hóa Việt Nam đã trỗi dậy, vươn lên và đạt
đến những đỉnh cao với nhiều thành tựu nổi bật.
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, cùng với sự nghiệp chính trị, quân sự và phát
triển kinh tế, nhân dân ta đã từng bước xây dựng cho mình một nền văn hóa mang
đậm bản sắc dân tộc. Những thành tựu văn hóa đạt được trong thời kì này, vừa là
sản phẩm của sự nghiệp chung, vừa là nền móng vững chắc lâu dài cho dân tộc.
Theo đó, trong giai đoạn này, nhân dân ta đã tạo nên những thành tựu lớn trên các
lĩnh vực: tư tưởng, tôn giáo; giáo dục; văn học; nghệ thuật; khoa học kĩ thuật…
Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, những biến động lớn của tình hình chính
tri, xã hội giai đoạn này đã ảnh hưởng to lớn đến tình hình văn hóa. Hơn nữa, ở
giai đoạn này, sự phát triển của ngoại thương, của nền kinh tế hàng hóa và giao lưu
với thế giới bên ngồi cũng tác động lớn đến đời sống văn hóa của nhân dân Đàng
Ngoài và Đàng Trong.
Với những nội dung như vậy, chủ đề “Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến
thế kỷ XVIII” là phù hợp để giáo viên sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược vào dạy
học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn cũng như phát triển năng lực học sinh.
- Lựa chọn chủ để: “Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII” tại
Chương II Phần hai và Chương III Phần hai của Sách giáo khoa Lịch sử 10
(chương trình chuẩn) gồm 2 bài: Bài 20 - Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc
trong các thế kỷ X - XV và Bài 24 - Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI - XVIII.
- Thời lượng của chủ đề: 02 tiết.
2.2. Mục tiêu của chủ đề
- Về kiến thức: Sau khi học xong chủ đề, học sinh nắm được các nội dung sau:
+ Tư tưởng và tôn giáo: Sự thay đổi vai trò thống trị về tư tưởng của Phật
giáo và Nho giáo. Vài nét về Đạo giáo, tín ngưỡng truyền thống, sự du nhập của
Thiên Chúa giáo.
+ Biết được sự phát triển của giáo dục Nho học thời phong kiến; sự phát
triển của văn học chữ Hán và chữ Nôm.

+ Biết được đặc điểm nổi bật của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc; khái quát
về sự hình thành và phát triển những loại hình sân khấu, đặc biệt là múa rối nước;
hát quan họ, Nhã nhạc cung đình Huế, hát Ví dặm (Nghệ Tĩnh), cố đơ Huế...
những di sản văn hóa thế giới của đất nước Việt Nam trong các thế kỉ X - XVIII.
+ Kể được những công trình khoa học đặc sắc.
+ So sánh được sự khác nhau về tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ
thuật... giữa các giai đoạn lịch sử.
13


- Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện;
Kỹ năng khai thác kênh hình, tư liệu có liên quan đến chun đề; Kỹ năng hoạt
động nhóm, thuyết trình trước tập thể.
- Về thái độ:
+ Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam.
+ Giáo dục cho học sinh thái độ trân trọng và có ý thức gìn giữ, bảo tồn các
di sản văn hóa của nhân loại, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa của ơng cha ta.
- Định hướng các năng lực hình thành
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn
đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử dân tộc, các thành tựu văn hóa trong
thế kỉ X-XV.
sử,…

+ Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác, sử dụng tư liệu gốc, tranh ảnh lịch

+ So sánh, phân tích sự thay đổi vai trò thống trị về tư tưởng của Phật giáo
và Nho giáo, sự hưng, suy giáo dục nho học, sự phát triển của dịng văn học chữ
Hán, Nơm, dân gian..

+ Vận dụng những kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực
tiễn: Biết tìm hiểu thông tin lịch sử về các nhân vật lịch sử như Chu Văn An,
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du...
+ Biết vận dụng kiến thức liên môn các bộ môn Văn học, Địa lí... giải quyết
vấn đề bài học, lĩnh hội kiến thức mới.
2.3. Nội dung dạy học chủ
(Lịch sử lớp 10)
Tóm tắt nội dung
chủ đề
1. Tình hình tư tưởng,
tơn giáo
- Từ thế kỉ X đến thế kỉ
XIV, Phật giáo giữ vị trí
quan trọng và phổ biến.
Từ vua đến quan và dân
đều sùng đạo Phật, các
nhà sư được triều đình
coi trọng. Đạo giáo tồn

đề: Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII
Định hướng nội dung

Mục tiêu cần đạt

1. Tình hình tư tưởng, - Biết được những nét
tơn giáo
lớn về tình hình tư
tưởng, tơn giáo, tín
a) Phật giáo
ngưỡng ở nước ta qua

các giai đoạn lịch sử từ
thế kỷ X đến thế kỷ
XVIII.
- Hiểu được sự thay đổi
b) Nho giáo
về vai trò của Phật giáo
14


Tóm tắt nội dung
chủ đề
tại song song với Nho
giáo và Phật giáo. Một số
đạo quán được xây dựng.
- Từ cuối thế kỉ XIV,
Phật giáo và Đạo giáo
suy giảm. Trong khi đó,
ở thế kỉ XV, Nho giáo
được nâng lên địa vị độc
tơn, trở thành hệ tư tưởng
chính thống của nhà
nước phong kiến.
- Từ thế kỉ XVI, Nho
giáo từng bước suy thoái,
Phật giáo, Đạo giáo có
điều kiện phục hồi.
- Các tín ngưỡng truyền
thống trong dân gian vẫn
được duy trì và phát huy
như tục thờ cúng tổ tiên,

thờ những người anh
hùng có cơng với nước,
với làng…
- Từ thế kỉ XVI, một số
giáo sĩ đạo Thiên chúa
phương Tây theo các
thuyền bn nước ngồi
vào Đại Việt truyền đạo
Thiên chúa ở cả hai
đàng. Do nhu cầu của
việc truyền đạo, chữ
quốc ngữ theo mẫu tự
Latinh cũng ra đời ở thế
kỉ XVII.
2. Tình hình giáo dục
- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ
XV:
+ Thời Lý - Trần: Năm
1070, vua Lý Thánh
Tông cho lập Văn Miếu.
Năm 1075, khoa thi quốc
gia đầu tiên được tổ chức
ở kinh thành. Sang thời

Định hướng nội dung

Mục tiêu cần đạt

và Nho giáo trong đời
sống xã hội phong kiến

Việt Nam.
c) Đạo giáo và các tín - Nắm được những nét
ngướng truyền thống
cơ bản về tình hình Đạo
giáo, tín ngưỡng truyền
thống và sự du nhập của
Thiên Chúa giáo vào
nước ta.
- Đánh giá, nhận xét về
đời sống tư tưởng, tơn
giáo, tín ngưỡng của
nhân dân ta thời phong
kiến

d) Sự du nhập Thiên chúa
giáo

2. Tình hình giáo dục
- Biết những nét chính
a) Từ thế kỉ XI đến thế kỉ về tình hình giáo dục khoa cử ở nước ta thời
XV
phong kiến
- Thời Lý - Trần
- Giải thích thái độ của
chính quyền phong kiến
đối với hoạt động giáo
dục qua các thời kì.
- Giải thích tác động của
15



Tóm tắt nội dung
chủ đề
Trần, giáo dục, thi cử
được quy định chặt chẽ
hơn.
+ Thời Lê sơ: Nhà nước
quy định cứ 3 năm có
một kì thi hội để chọn
tiến sĩ. Trong dân gian,
số người đi học ngày
càng đông và số người
đỗ đạt cũng tăng thêm
nhiều. Riêng thời Lê
Thánh Tông (1460 1497) đã tổ chức được 12
khoa thi hội, có 501
người đỗ tiến sĩ. Năm
1484, nhà nước quyết
định dựng bia ghi tên tiến
sĩ. Nhiều trí thức tài giỏi
đã góp phần quan trọng
vào công cuộc xây dựng,
phát triển đất nước.
- Từ thế kỷ XVI - XVIII:
+ Nhà Mạc tiếp tục phát
triển giáo dục, tổ chức
đều đặn các kì thi để
chọn lựa nhân tài. Thời
kì nhà Mạc đã tổ chức
được 22 kì thi hội lấy

được 485 tiến sĩ.
+ Nhà nước Lê - Trịnh
được khôi phục, giáo dục
nho học tiếp tục được
duy trì. Nhiều khoa thi
được tổ chức nhưng số
người đỗ đạt và đi thi
không nhiều như trước.
Ở Đàng trong, năm 1646
chúa Nguyễn mở khoa
thi đầu tiên.
+ Ở triều đại Tây Sơn,
với chính sách chăm lo
giáo dục của Quang

Định hướng nội dung

- Thời Lê sơ

Mục tiêu cần đạt
giáo dục đối với Việt
Nam thời phong kiến.
- Trình bày truyền thống
học hành khoa cử của
Nghệ An
- Hiểu được những đóng
góp và hạn chế của giáo
dục nho học ở nước ta.

b) Từ thế kỷ XVI - XVIII

- Thời Nhà Mạc

- Thời Lê - Trịnh

- Thời Tây Sơn

16


Tóm tắt nội dung
chủ đề
Trung, chữ Nơm được
dùng trong cơng việc
hành chính, thi cử. Mặc
dù vậy, nội dung giáo
dục vẫn là kinh sử. Các
bộ mơn khoa học tự
nhiên ít được chú ý.
3. Văn học
- Từ thế kỷ X - XV:
+ Ban đầu, văn học mang
nặng tư tưởng Phật giáo.
+ Từ thời Trần, văn học
dân tộc càng phát triển.
Công cuộc xây dựng đất
nước và các cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm
trở thành chủ đề chính
của các bài thơ, phú và
hịch như "Hịch tướng sĩ",

"Bạch Đằng giang phú",
"Bình Ngơ đại cáo"...
hàng loạt tập thơ chữ
Hán ra đời thể hiện lòng
yêu nước và tự hào dân
tộc.
+ Thời Lê đã đánh dấu
một bước phát triển mới
của nền văn học dân tộc.
Cùng với văn học chữ
Hán, các tập thơ bằng
chữ Nôm ra đời như:
"Hồng đức quốc âm thi
tập" của Lê Thánh Tông
và "Quốc âm thi tập" của
Nguyễn Trãi.
- Từ thế kỉ XVI - XVIII:
+ Văn học chữ Hán
khơng cịn nhiều tác
phẩm đặc sắc mà dần trở
nên khô khan, khuôn sáo.
+ Văn học chữ Nôm phát
triển mạnh hơn trước và

Định hướng nội dung

3. Văn học
- Từ thế kỷ X - XV
+ Thời Lý
+ Thời Trần

+ Thời Lê

Mục tiêu cần đạt

- Học sinh nắm được nội
dung chủ yếu của văn
học qua các thời kì.
- Tìm hiểu một số tác giả
và một số tác phẩm tiêu
biểu.
- Nội dung một số tác
phẩm liên quan đến
chương trình học phổ
thơng

- Từ thế kỷ XVI - XVIII:
+ Văn học chữ Hán

+ Văn học chữ Nôm
17


Tóm tắt nội dung
chủ đề
chiếm vị trí trọng yếu.
Các nhà thơ nổi tiếng
như
Nguyễn
Bỉnh
Khiêm, Đào Duy Từ,

Phùng Khắc Khoan đã
dùng chữ Nôm để sáng
tác.
+ Văn học dân gian phát
triển rầm rộ, thể hiện ước
mơ về một cuộc sống tự
do và thanh bình của
người dân lao động.
4. Nghệ thuật
- Từ thế kỉ X - XV:
+ Nghệ thuật kiến trúc
bắt đầu phát triển, các
chùa, tháp được xây
dựng như chùa Một Cột,
chùa Dâu, chùa Phật
Tích, tháp Báo Thiên,
tháp Phổ Minh, kinh đơ
Thăng Long được xây
dựng từ thời Lý, thành
nhà Hồ, đền tháp
Chăm…
+ Nghệ thuật điêu khắc
cũng có những nét đặc
sắc như: rồng mình trơn
cuộn trong lá đề, bệ chân
cột hình hoa sen nở, các
bức phù điêu có các cơ
tiên, vũ nữ vừa múa, vừa
đánh đàn...
+ Nghệ thuật sân khấu

như tuồng, chèo ngày
càng phát triển, múa rối
nước là một loại hình
nghệ thuật đặc sắc, phát
triển từ thời lý.
- Trong các thế kỉ XVI XVIII:
+ Nghệ thuật kiến trúc,

Định hướng nội dung

Mục tiêu cần đạt

+ Văn học dân gian

4. Nghệ thuật
- Từ thế kỉ X - XV:
+ Kiến trúc

+ Điêu khắc

- Học sinh thấy được
những đặc điểm lớn về
nghệ thuật kiến trúc,
điêu khắc, các loại hình
sân khấu dân gian và lễ
hội dân gian qua các giai
đoạn lịch sử.
- Liên hệ đến các loại
hình nghệ thuật ở địa
phương hiện nay

- Trách nhiệm của bản
thân trong việc bảo tồn,
duy trì và phát triển giá
trị của nghệ thuật truyền
thống dân tộc

+ Sân khấu

- Từ thế kỷ XVI - XVIII:
+ Kiến trúc, điêu khắc
18


Tóm tắt nội dung
chủ đề
điêu khắc tiếp tục phát
triển, thể hiện ở các chùa
mới được xây dựng như
chùa Thiên Mụ (Huế),
tượng phật ở các chùa...
đặc sắc nhất vẫn là các
ngôi đình như Đình
Thạch Lỗi, Đình Bảng,...
lối kiến trúc vơ-băng của
Pháp cũng bắt đầu được
du nhập ở Nam Bộ. Thế
kỉ XIX, kinh đơ Huế
được xây dựng và hồn
thiện với hệ thống cung
điện, lăng tẩm thể hiện

trình độ phát triển cao
của nghệ thuật kiến trúc
và điêu khắc.
+ Âm nhạc dân tộc phát
triển với các nhạc cụ như
trống cơm, sáo, tiêu, đàn
cầm, đàn tranh. Sử sách
cũ cịn ca ngợi nhiều về
bản bình ngơ phá trân
nhạc.
5. Khoa học - kĩ thuật
- Từ thế kỉ X đến thế kỉ
XV: Nhiều cơng trình
khoa học ra đời, như:
"Đại Việt sử kí" của Lê
Văn Hưu (thời Trần),
"Lam Sơn thực lục", "Dư
địa chí" của Nguyễn
Trãi, "Hồng Đức bản đồ"
thời Lê Thánh Tơng. Thế
kỉ XV, một số cơng trình
nghiên cứu được biên
soạn như "Đại thành toán
pháp" của Lương Thế
Vinh, "Lập thành tốn
pháp" của Vũ Hữu.
Về qn sự có "Binh

Định hướng nội dung


Mục tiêu cần đạt

+ Âm nhạc

5. Khoa học - kĩ thuật
- Từ thế kỉ X đến thế kỉ
XV (gồm các lĩnh vực: Sử
học, Địa lý, Chính trị,
Tốn học, Quốc phòng)

- Học sinh nắm được
những thành tựu về khoa
học - kĩ thuật của nước
ta qua các thời kỳ
- Thấy được những đóng
góp cũng như hạn chế
của khoa học - kĩ thuật
nước ta trong các thời kì
này
- Liên hệ đến tình hình
khoa học - kĩ thuật ở
nước ta hiện nay.

19


Tóm tắt nội dung
chủ đề
thư yếu lược" và "Vạn
Kiếp tơng bí truyền thư"

của Hưng Đạo vương
Trần Quốc Tuấn. Đầu thế
kỉ XV, Hồ Nguyên
Trừng đã cho chế tạo
súng thần cơ và thuyền
chiến.
- Từ thế kỉ XVI đến
XVIII, nhiều cơng trình
khoa học trên các lĩnh
vực sử học, địa lí, y học,
triết học... ra đời. một số
kĩ thuật phương tây đã
được du nhập và bước
đầu phát triển như kĩ
thuật đúc súng thần cơ,
đóng thuyền máy, xây
thành luỹ được hình
thành và phát triển, nghề
làm đồng hồ ra đời...
chứng tỏ sự khéo léo và
khả năng sáng tạo kĩ
thuật của người Việt.

Định hướng nội dung

Mục tiêu cần đạt

- Từ thế kỷ XVI - XVIII:
(gồm các lĩnh vực: Sử
học, Địa lý, Triết học, Y

học, Quân sự và các thành
tựu về kĩ thuật)

2.4. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt trong chủ đề
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
1. Tình hình - Trình bày - Hiểu được - Đánh giá,
tư tưởng, tơn được tình hình sự thay đổi về nhận xét về
giáo
tư tưởng, tơn vai trị của đời sống tư
giáo nước ta Phật giáo và tưởng,
tôn
trong các thế Nho
giáo giáo,
tín
kỷ X - XV
trong
đời ngưỡng của
- Trình bày sống xã hội nhân dân ta
được
những phong
kiến thời
phong
chuyển biến Việt Nam.
kiến
trong đời sống - Lý giải được - Nhận xét
tư tưởng, tôn sự phát triển được những
giáo của nhân thăng

trầm ưu điểm và
dân ta từ thế của hệ tư hạn chế của
kỷ XVI
- tưởng
Nho Nho
giáo
XVIII
giáo qua các trong
đời

Vận dụng cao
- Liên hệ tình
hình tư tưởng,
tơn giáo ở nước
ta hiện nay
- Liên hệ việc
có nên tiếp tục
duy trì những
quan điểm Nho
giáo trong giai
đoạn hiện nay.

20


thời kỳ
- Hiểu được ý
nghĩa của sự
ra đời chữ
Quốc ngữ

- Hiểu được
những đóng
góp và hạn
chế của giáo
dục Nho học
ở nước ta.
- Hiểu được ý
nghĩa của việc
dựng bia tiến
sỹ

sống
của
nhân dân ta
thời
phong
kiến

Học sinh nắm
được nội dung
chủ yếu của
văn học qua
các thời kì.

Hiểu
được
tinh thần dân
tộc được thể
hiện trong văn
học


Nghệ Trình
bày
được
những
thành tựu nổi
bật về nghệ
thuật kiến trúc,
điêu khắc và
nghệ thuật sân
khấu qua các
thời kỳ

Hiểu được nét
đặc sắc của
nghệ
thuật
kiến trúc và
điêu khắc qua
các triều đại

5. Khoa học - Học sinh nắm
kĩ thuật
được
những
thành tựu về
khoa học - kĩ
thuật của nước
ta qua các thời
kỳ


Hiểu
được
những đóng
góp cũng như
hạn chế của
khoa học - kĩ
thuật nước ta
trong các thời
kì này

Nội dung một
số tác phẩm
liên quan đến
chương trình
học
phổ
thơng
- Tìm hiểu về
“An Nam tứ
đại khí” của
nước ta
- Tìm hiểu về
một số loại
hình
nghệ
thuật
dân
gian của Việt
Nam

được
UNESCO
cơng nhận là
di sản văn
hóa phi vật
thể thế giới
Lập
bảng
thống kê về
các thành tựu
về khoa học kĩ thuật của
nước ta qua
các thời kỳ

2. Tình hình Biết những nét
giáo dục
chính về tình
hình giáo dục khoa cử ở
nước ta thời
phong kiến

3. Văn học

4.
thuật

Giải
thích
thái độ của
chính quyền

phong kiến
đối với hoạt
động
giáo
dục qua các
thời kì.

- Rút ra bài học
kinh nghiệm từ
sự phát triển
giáo dục thời
phong kiến
Liên
hệ
truyền thống
giáo dục khoa
cử của Nghệ
An thời phong
kiến
Tìm hiểu một
số tác giả và
một số tác
phẩm tiêu biểu.
- Liên hệ đến
các loại hình
nghệ thuật ở
địa
phương
hiện nay
- Trách nhiệm

của bản thân
trong việc bảo
tồn, duy trì và
phát triển giá
trị của nghệ
thuật
truyền
thống dân tộc
Liên hệ đến
tình hình khoa
học - kĩ thuật ở
nước ta hiện
nay

21


×