Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Giàn ý chi tiết về diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.8 KB, 6 trang )

VỢ CHỒNG A PHỦ (Đoạn)
Đề 1: Cảm nhận của em về diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đoạn trích dưới đây.
Từ đó nhận xét về nghệ thuật miêu tả, khắc họa tâm lí nhân vật của Tơ Hồi:
“Ngày Tết Mị cũng uống rượu…..cũng chẳng bao giờ Mị nói gì”
A.MB: Trong truyện ngắn này, nhà văn đã xây dựng thành cơng hình tượng nhân vật Mị, nhất là
diễn biến tâm trạng và hành động của Mị qua đoạn trích:
“Ngày Tết Mị cũng uống
rượu…..cũng chẳng bao giờ Mị nói gì”
B.TB:
1. Giới thuyết chung:
Truyện ngắn “VCAP” được in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953). Tác phẩm là kết quả của một
chuyến đi thực tế dài 8 tháng mà Tô Hồi đã cùng đồng đội vào giải phóng Tây Bắc trong kháng chiến
chống Pháp. Trong chuyến đi đó, nhà văn đã có điều kiện gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số từ
khu du kích trên núi cao đến bản làng mới giải phóng. Tơ Hồi tâm sự: “Đất nước và người miền Tây
đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên…” “VCAP” ra đời chính là kỉ niệm của
nhà văn với mảnh đất và con người Tây Bắc. Truyện ngắn gồm 2 phần. Phần đầu viết về cuộc đời Mị
và A Phủ ở Hồng Ngài. Phần sau viết về cuộc sống nên vợ, nên chồng của họ khi đến với Phiềng Sa.
Trong thiên truyện đặc sắc này, Mị là nhân vật trung tâm, là linh hồn của cả truyện ngắn. Đó là một
người con gái có rất nhiều vẻ đẹp đáng quý trọng: vừa trẻ trung, xinh đẹp, tài hoa vừa hiếu thảo, có
khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt. Tuy nhiên chỉ vì món nợ của cha mẹ mà cơ bị bắt về làm
dâu gạt nợ nhà thống lí, phải sống một cuộc đời tủi nhục, bị chà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần đến
mức trở nên câm lặng, tê liệt ý thức sống. Những tưởng cuộc đời Mị sẽ vĩnh viễn bị chôn vùi ở nơi địa
ngục trần gian nhưng bằng tấm lòng nhân đạo sâu sắc, Tơ Hồi đã phát hiện ra sức sống tiềm tàng,
mãnh liệt của Mị vào những đêm tình mùa xuân. Đoạn trích trên nằm ở phần giữa của tác phẩm đã thể
hiện rõ điều đó.
2. Phân tích:
*Những tác nhân quan trọng:
Trước hết, ta thấy ngịi bút của nhà văn Tơ Hồi vô cùng khéo léo khi đã khắc họa nên một
bức tranh thiên nhiên để làm nền cho sự chuyển biến tâm lí của nhân vật Mị. Thiên nhiên, đất trời
Hồng Ngài khi vào xuân có sự thay đổi rõ rệt: “Gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội”.
Đặc biệt hơn cả là sự biến đổi kì ảo của màu hoa thuốc phiện từ đỏ tím sang đỏ au rồi đỏ thẫm. Khơng


khí của mùa xn còn được hiện lên qua những hành động nhộn nhịp, phấn chấn của con người: những
chiếc váy hoa mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ đã được đem ra phơi trên các làng Mèo Đỏ, đám trẻ
con chơi quay cười ầm trước sân nhà, … Thế nhưng tác nhân mạnh mẽ nhất tác động đến Mị chính là
tiếng sáo mùa xuân – âm thanh điệu hồn cho con người Tây Bắc, có sức quyến rũ và lay động lịng
người. Đó vừa là tiếng gọi của những mùa xuân trước, vừa là âm thanh vang vọng của mùa xuân nay, là
tiếng gọi tự do, réo rắt trong tâm hồn Mị, trở thành ngọn gió tươi mát, thổi bùng lên ngọn lửa của lịng
ham sống cịn âm ỉ trong cơ.
*Cách Mị uống rượu:


-Dưới tác động của ngoại cảnh, trong đoạn trích này, Tơ Hồi đã xây dựng nên một chi tiết nghệ
thuật đặc sắc: “Ngày Tết Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rưỡu, uống ực từng bát”. Vốn là một nhà
văn rất am hiểu tâm lí của nhân vật, vậy nên chỉ bằng một chi tiết rất nhỏ nhưng Tô Hoài đã tái hiện
chân thực những ấm ức trong tâm hồn Mị bấy lâu nay. Lẽ thường, khi con người ta rơi vào tâm trạng
uất ức, đau khổ, họ thường uống rượu để giải tỏa tâm trạng. Ở đây, Mị cũng thế, cơ uống rượu trong
khơng khí rạo rực của mùa xuân, của ngày Tết nhưng hành động ấy lại có sự khác thường, báo hiệu cho
sự nổi loạn của nhân vật ở phía sau. Tơ Hồi rất tinh tế khi miêu tả cách Mị uống rượu, uống “ực” từng
bát thay vì uống “ừng ực” từng bát. Uống “ừng ực” chỉ là để thỏa mãn cơn thèm khát còn uống “ực” là
uống nhanh, uống mà như đang nuốt hết những đắng cay, tủi nhục vào trong. Từng ngụm, từng ngụm
rượu Mị uống là tất thảy những đau đớn mà Mị phải chịu đựng. Bi kịch cuộc sống đã đẩy một người
con gái yêu đời, ham sống vào tình cảnh khốn cùng, khơng có ai để sẻ chia, để trút bầu tâm sự, cơ chỉ
có thể mượn hơi men để qn đi tất cả, quên đi kiếp đời đầy bi thảm của mình. Nhưng phải chăng rượu
cũng chính là chất men xúc tác để nhân vật có đủ sức mạnh và can đảm làm những việc mà khi tỉnh táo
không thể làm bởi bao áp chế đè nặng?
-Men rượu đã tác động đến Mị ở hai chiều thời gian. Mị lãng quên hiện tại: nhìn mọi người nhảy
đồng, nhảy hát cho đến khi rượu tan, người về, người đi chơi đã vãn “Mị vẫn khơng biết, vẫn ngồi trơ
một mình giữa nhà”. Lòng Mị giờ đây đang nhớ về quá khứ, sống về ngày trước và chợt nhận ra hai
điều. Mị nhớ mình từng rất xinh đẹp và tài năng “thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu
người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Như vậy, ở Mị đã dần có sự hồi sinh về ý thức sống, khát
vọng sống.

*Khi rượu tan:
Khi rượu tan, Mị không bước ra đường mà từ từ bước vào buồng, ngồi xuống giường, trông ra cái
cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Hành động này đã diễn tả một cách logic phản ứng tâm lí của Mị,
Mị bước vào buồng như một thói quen trong vơ thức. Nếu âm thanh tiếng sáo mùa xn có sức quyến
rũ lịng người nhất thì hình ảnh căn buồng Mị nằm có sức ám ảnh nhất. Căn buồng kín mít tối om kia
như cái ngục thất tinh thần bấy lâu nay giam hãm cuộc đời, tuổi xuân, tâm hồn Mị với thế giới bên
ngoài. Qua cái lỗ vuông ấy, Mị đã mất hết ý niệm về thời gian, không thể phân biệt là đêm hay ngày
bởi ngày hay đêm thì với Mị cũng đâu cịn nghĩa lí gì nữa. Đây là hậu quả nặng nề sau một quá trình bị
đày đọa, bị áp bức dã man trong nhà thống lí Pá Tra quá lâu. Điều này khiến cho chính nhà văn Tơ
Hồi phải bng một câu văn đầy lạnh lùng, xót xa: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”.
*Trở lại là chính mình:
Dù Mị ngồi lặng im trong căn buồng nhưng trong tâm hồn đang có sự xáo trộn. Sự sống trong tâm
hồn giống như hòn than mỗi lúc một rực đỏ, ngọn lửa trong tâm hồn mỗi lúc một nhen nhóm lên “Đã
từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại và trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”.
Từ “đột nhiên” diễn tả cảm xúc đột ngột, bất ngờ, tự nhiên nhưng đầy mạnh mẽ. Lúc này dường như
Mị đã trở lại là chính mình. Cơ đã hồi sinh ý thức sống, khát vọng sống. Ở đoạn trích, Tơ Hồi như hóa
thân vào nhân vật để cảm nhận chiều sâu cảm xúc và tâm lí của nhân vật, cơ bắt đầu có ý thức về nhan
sắc và khát vọng sống “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Những dòng độc thoại nội tâm


và những câu đơn gọn gàng, ngắt nhịp ngắn, lặp lại từ “Mị” đã tạo nên âm hưởng nhanh, dồn dập như
những hơi thở rạo rực, như những nhịp đập trái tim mỗi lúc một rộn ràng ở người con gái bấy lâu sống
trong câm lặng, tăm tối. Mị muốn được đi chơi, muốn được tháo cũi sổ lồng, thoát khỏi cuộc sống lầm
lũi, tủi nhục để tìm đến niềm vui, tiếng cười, tìm đến một cuộc sống tự do, hạnh phúc.
*Ý thức về quyền sống:
Lòng Mị giờ đây đang trỗi dậy ý thức về quyền sống chứ không chỉ là những khát khao. Cô nhận ra
sự bất công của A Sử đối với mình trong suốt thời gian qua. Lần đầu tiên Mị dám chối bỏ duyên phận
với A Sử. Cuộc hơn nhân của Mị hồn tồn là ép buộc chứ nào có tình u “A Sử với Mị khơng có lịng
với nhau mà vẫn phải ở với nhau”. Khi ý thức về quyền sống trỗi dậy mạnh mẽ, Mị lại muốn chết và
một lần nữa chi tiết “nắm lá ngón” lại xuất hiện trong ý nghĩa của Mị “Nếu có nắm lá ngón trong tay

lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa”. Trước đây, khi bị thống lí Pá Tra lợi
dụng cả thần quyền và cường quyền để áp chế về tinh thần, Mị sống như một cái xác không hồn. Ngay
cả khi người cha nghèo đã chết, khơng cịn gì ràng buộc “Mị cũng khơng cịn tưởng đến Mị có thể ăn
lá ngón để tự tử nữa”. Nhưng trong đêm mùa xuân này, khi nhận ra thực trạng bi đát của cuộc đời
mình, Mị lại nghĩ đến cái chết. Đây là nét tâm lí tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng lại hoàn toàn thống
nhất, phù hợp với logic trong tâm hồn và tình cảm của Mị bởi Mị vốn là một người con gái có khát
vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt.
Mặc dù hình ảnh lá ngón xuất hiện trong tâm trí Mị nhưng ý thức về sự sống ở cô mạnh hơn cái
chết. Sức ám ảnh của mùa xuân, của tuổi trẻ mà biểu tượng là tiếng sáo gọi bạn “bay lơ lửng ngoài
đường” cứ lớn dần lên cho đến khi nó chiếm trọn tâm hồn Mị:
“Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi”.
3. Đánh giá chung:
a. Nội dung: Như vậy, chỉ qua một đoạn trích ngắn, Tơ Hồi đã miêu tả chân thực, sống động
diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xn. Từ một cơ gái câm lặng, cam chịu,
nhẫn nhục, tê liệt ý thức sống, Mị đã dần hồi sinh ý thức, hồi sinh khát vọng sống, khát vọng tự do.
Qua đó, Tơ Hồi bày tỏ niềm cảm thơng, thương xót, nâng niu, trân trọng cùng niềm tin mãnh liệt vào
sức sống tiềm tang của Mị. Đây là tiền đề dẫn tới hành động phản kháng đầy táo bạo, bất ngờ ở phần
sau. Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của nhà văn Tơ Hồi chính nằm ở điều đó.
b. Nghệ thuật: Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nói chung và đoạn trích nói riêng đã thể hiện tài
năng nghệ thuật bậc thầy của nhà văn. Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật vừa chân thực, sống động,
vừa tinh tế, sắc sảo, đạt tới độ biện chứng về tâm hồn. Nhân vật không chỉ được khắc họa qua lời nói
mà cịn được gắn với những biến đổi trong tâm lí, mỗi lúc một mạnh mẽ, quyết liệt. Nghệ thuật trần
thuật rất đặc sắc kết hợp giữa lời kể của nhà văn với ý nghĩ độc thoại nội tâm của nhân vật. Câu văn
uyển chuyển lúc dàn trải, chậm rãi, lúc lại ngắn gọn, rộn ràng. Ngôn ngữ kể chuyện rất giàu chất thơ,
nhẹ nhàng, trầm lắng, tỏa ra từ vẻ đẹp thiên nhiên, con người Tây Bắc.
C. KB: Nhà văn nổi tiếng người Nga Ai-ma-tốp bằng cả cuộc đời cầm bút của mình đã chiêm
nghiệm: “Tác phẩm chân chính khơng bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng



kể chuyện khi câu chuyện của các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn
đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng nội tâm…” Đoạn trích đã khép lại song sức sống
mãnh liệt trong tâm hồn Mị mãi khơi dậy trong chúng ta niềm tin vào cuộc sống rằng: “Sự sống nảy
sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh, gian khổ. Ở đời này, khơng có con đường
cùng mà chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là ta phải có sự dũng cảm để bước qua những ranh giới
ấy” (Nguyễn Khải)
Đề 2: “Bây giờ Mị cũng khơng nói…… Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi”
Đề 3: “Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn…. Ở đây thì chết mất”
A. MB:
B. TB:
1. Giới thuyết chung:
a. Tác giả:
b. Tác phẩm:
c. Nhân vật: Trong thiên truyện đặc sắc này, Mị là nhân vật trung tâm, là linh hồn của cả
truyện ngắn. Đó là một người con gái có rất nhiều vẻ đẹp đáng quý trọng: vừa trẻ trung, xinh đẹp, tài
hoa vừa hiếu thảo, có khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt. Tuy nhiên chỉ vì món nợ của cha mẹ
mà cơ bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà thống lí, phải sống một cuộc đời tủi nhục, bị chà đạp cả về thể xác
lẫn tinh thần đến mức trở nên câm lặng, tê liệt ý thức sống. Trong đêm tình mùa xuân, khi ý thức của
Mị trỗi dậy thì lại bị A Sử tiếp tục vùi dập. Những tưởng cuộc đời Mị sẽ chôn vùi ngay tại nơi địa ngục
trần gian ấy nhưng bằng tấm lòng nhân đạo sâu sắc, Tơ Hồi đã phát hiện ra sức sống, sức phản kháng
mạnh mẽ của Mị trong đêm mùa đông thông qua chi tiết Mị cắt dây cởi trói cứu A Phủ và cùng A Phủ
chạy trốn. Đoạn trích trên nằm ở phần cuối tác phẩm đã thể hiện rõ điều đó.
2. Phân tích:
*Hồn cảnh xuất hiện:
- Những đêm mùa đơng trên vùng cao Tây Bắc rất dài và buồn, nó lạnh đến cắt da cắt thịt. Bởi vậy,
mỗi đêm Mị phải dậy thổi lửa, hơ tay không biết bao nhiêu lần. Vào lúc đất trời lạnh giá thì cũng là lúc
tâm hồn Mị tê tái, héo hon sau những ngày tháng dằng dặc, đọa đầy trong đau khổ.
-Trong những đêm đông đó, A Phủ, một người ở trừ nợ trong nhà thống lí, một nạn nhân của chế độ
độc tài phong kiến ở miền núi cũng đang ở trong tình cảnh bi thảm. Đó là bị trói đứng vào cột nhà chờ
chết chỉ vì để hổ ăn mất nửa con bị.

=> Chính trong hồn cảnh đầy bi thương này, ở Mị đã có sự thay đổi sâu sắc trong tình cảm, nhận
thức và hành động. Tơ Hồi đã tái hiện một cách chân thực và xúc động quá trình đấu tranh nội tâm
giằng xè rồi dẫn tới hành động phản kháng vừa bất ngờ, táo bạo vừa mang tính tất yếu, tự nhiên của Mị
ở phần cuối đoạn trích.
*Diễn biến tâm lí và hành động:
-Ban đầu, khi nhìn thấy A Phủ bị trói, Mị hồn tồn dửng dưng, vơ cảm. Mỗi đêm, khi Mị thức
dậy nhóm bếp, thổi lửa, ngọn lửa sưởi bùng lên thì A Phủ lại mở mắt trừng trừng nhưng Mị vẫn “thản


nhiên thổi lửa, hơ tay” và nghĩ “Nếu A Phủ có là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thơi”.
-Vậy vì sao một cơ gái từng u đời, u sống, tha thiết như Mị lại trở nên vô cảm đến nhường ấy?
+Có lẽ là bởi cảnh bắt người, trói người và tra tấn người đến chết đã diễn ra quá quen thuộc ở chốn
địa ngục trần gian này. Cho nên dù không phải A Phủ mà là một người khác bị trói ở góc nhà kia, Mị
cũng vơ tình như thế thôi.
+Hơn nữa, vào những ngày đau khổ, cùng cực nhất của cuộc đời A Phủ thì cũng là những ngày tê
dại, đau đớn nhất trong kiếp đời làm dâu gạt nợ của Mị. Tâm hồn Mị đã từng hồi sinh trở lại khi ngọn
gió mùa xuân thổi tới nhưng ngay lập tức bị A Sử vùi dập một cách tàn nhẫn, tâm hồn Mị một lần nữa
lại chìm vào lớp giá băng. Ngọn lửa bập bùng cháy rực trong mỗi đêm đơng chỉ có thể sưởi ấm được
thể xác Mị chứ không thể sưởi ấm được tâm hồn Mị. Vì thế, đêm đêm Mị trở dậy thổi lửa như một thói
quen vơ thức. Dù bị A Sử đá ngã quay ra cửa bếp thì đêm hơm sau cơ vẫn tiếp tục dậy thổi lửa.
Tuy nhiên, tâm trạng của Mị đã có sự thay đổi khi Mị nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ - “một
dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Chi tiết giọt nước mắt của A Phủ trong
đoạn trích này là một tín hiệu nghệ thuật đắt giá tạo nên bước ngoặt chuyển biến mạnh mẽ trong tâm
hồn Mị. Trước hết, chi tiết ấy nói lên cảnh ngộ đau khổ và tuyệt vọng của A Phủ. Vốn là một đứa con
khỏe mạnh, tự do của núi rừng, gan góc, dũng cảm, căm ghét cường quyền vậy mà giờ đây lại bị trói
buộc thân xác, phải đối diện với cái chết đang rất gần kề. Những giọt nước mắt kia là giọt nước mắt của
một người con trai trong những giây phút bế tắc nhất của cuộc đời. Chính giọt nước mắt hiếm hoi lấp
lánh nỗi đau của A Phủ lại là liều thuốc kì diệu, làm tan chảy lớp băng giá phủ kín trái tim Mị.
+Đầu tiên, Mị đã hồi sinh trong tình cảm. Nhìn thấy A Phủ khóc, Mị chợt nhớ lại tình cảnh đau
khổ, tuyệt vọng của mình vào đêm mùa xuân năm trước, Mị bị A Sử trói thế kia, nhiều lần khóc, nước

mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không thể lau đi được. Giọt nước mắt của A Phủ cùng lúc đồng hiện
nỗi đau của Mị trong quá khứ. Đây là cơ sở đầu tiên tạo nên hành động phản kháng của Mị, bởi chỉ khi
con người ta biết thương mình thì mới có thể thươnng được người khác.
+Mị cịn có sự thay đổi trong nhận thức khi nhận ra tội ác của cha con nhà Pá Tra. Trong đoạn
trích, Tơ Hồi đã hóa thân vào nhân vật để nhân vật tự cất lên những lời độc thoại nội tâm đầy xót xa:
“Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thơi, nó bắt trói đến chết người
đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác”. Nhà văn sử dụng một câu văn dài, tiếng
than “Trời ơi” mở đầu vừa là tiếng kêu diễn tả nỗi đau khơng kìm nén được những uất ức cùng lúc
đang ùa về trong tâm trí Mị. Câu văn ấy đã đồng hiện ba cuộc đời: Cuộc đời A Phủ hiện tại đang sắp
chết /Cuộc đời Mị nghiệt ngã trong mùa xuân năm trước/ Cuộc đời người đàn bà ngày trước đã chết
trong căn nhà này.
=> Từ 3 cuộc đời này, Mị nhận thức rõ rệt tội ác của bọn thống trị. Câu văn “Chúng nó thật độc ác”
chỉ có 5 chữ nhưng đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ trong tâm hồn Mị. Chỉ khi có nhận thức đúng
đắn, tỉnh táo, con người ta mới có những hành động đúng đắn.
+Cũng bắt đầu từ đây, Mị thấy thương và lo cho A Phủ. Mị nhận ra cái chết của A Phủ thật là vơ lí
“Ta là thân đàn bà, nó bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ cịn biết đợi ngày rũ xương ở đây thơi…
Người kia việc gì mà phải chết” Hai tiếng “A Phủ” vang lên trong tâm trí Mị nghe nhẹ nhàng như hơi


thở của tình thương. Thế nhưng Mị vẫn chưa thể cứu A Phủ bởi ngay lúc này Mị vẫn bị khống chế bởi
sức mạnh của thần quyền, Mị còn sợ con ma nhà thống lí. Giọng văn trở nên trầm lắng, những câu văn
chậm rãi nhưng diễn tả thật tự nhiên diễn biến nội tâm đầy mâu thuẫn, giằng xé căng thẳng trong tâm
trí Mị. “Đám than đã vạc lửa. Mị khơng thổi, cũng khơng đứng lên”. Chính trong giây phút im lặng
này, Mị đang đấu tranh tư tưởng. Cô nhớ lại cuộc đời mình, một cuộc đời đầy tủi nhục và dằng dặc
buồn đau. Mị lại tưởng tượng một lúc nào A Phủ đã trốn được rồi, Mị liền bị trói thay vào đấy, chết trên
cái cọc đấy. “Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng khơng sợ”. Điều đó có nghĩa là Mị đã
chiến thắng sức mạnh thần quyền vốn trói buộc tâm hồn Mị. Mị đã đủ dũng cảm, sẵn sàng hi sinh để
cứu người khác.
3.Đánh giá chung:
* Ý nghĩa của hành động:

-Có thể nói, hành động Mị cứu A Phủ và cùng A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài trong đoạn trích trên
tuy táo bạo, bất ngờ song hoàn toàn logic. Hành động này bất ngờ khi ta đặt nó vào trong diễn biến câu
chuyện bởi trước đó, Mị đã vơ cảm, bị chai sạn, tê liệt ý thức sống. Song đặt trong diễn biến tâm lí và
sự phát triển tính cách của Mị thì cũng rất phù hợp như là điều tất yếu phải xảy ra bởi về bản chất Mị là
một người con gái có sức sống mạnh mẽ, có khát vọng tự do, người con gái ấy sẵn sàng xin chọn được
cuốc nương, làm ngô để trở nợ chứ không muốn bị bán cho nhà giàu; sẵn sàng lựa chọn ăn lá ngón để
tự kết liễu chuỗi đời tủi nhục, tăm tối. Cũng chính người con gái ấy đã vùng bước đi theo tiếng gọi của
mùa xuân ngay cả khi những sợi dây xiết chặt thân thể Mị.
-Từ hành động này, nhà văn Tơ Hồi đã nêu lên một quy luật tất yếu: tức nước vỡ bờ, có áp bức có
đấu tranh. Sự vùng lên phản kháng của Mị đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Tơ Hồi:
chỉ ra con đường giải thốt của người nơng dân trước CM. Đó là con đường tự vùng lên giải phóng
cuộc đời mình, tìm đến ánh sáng của CM để bắt đầu cuộc đời mới, đi từ thung lũng đau thương đến
cánh đồng vui. Đây là sự phát triển trong tư tưởng nhân đạo của các nhà văn hiện thực phê phán trước
năm 1945.
* Đặc sắc nghệ thuật:
Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nói chung và trong đoạn trích nói riêng, hình tượng nhân vật
Mị thực sự là một sáng tạo nghệ thuật để đời của Tơ Hồi. Có được sự thành cơng ấy là nhờ vào tài
năng của nhà văn trong quá trình khắc họa chân dung nhân vật. Không chỉ thế, để tái hiện chân thực và
sống động diễn biến tâm trạng, hành động của Mị trong đêm mùa đơng, Tơ Hồi đã đặt nhân vật vào
một tình huống căng thẳng, tạo ra những động lực tiềm ẩn trong tâm lí nhân vật, dẫn tới hành động
phản kháng. Bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật đạt tới trình độ bậc thầy. Ngơn ngữ kể chuyện tự nhiên
kết hợp giữa lời kể của nhà văn với những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật. Hơi văn khi thì chậm
rãi, khi thì gấp gáp, căng thẳng, phù hợp với việc biểu đạt suy nghĩ và hành động của nhân vật.
C. KB:



×