Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận thương mại môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.4 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN
THƯƠNG MẠI MÔI TRƯỜNG
TRỢ CẤP NĂNG LƯỢNG

Giảng viên hướng dẫn : Bùi Thu Hoài
Sinh viên thực hiện

: Trần Thị Lệ Hằng

Mã số sinh viên

: 60135487

Khánh Hòa: 2019

1


LỜI NĨI ĐẦU
Tình hình ơ nhiễm mơi trường hiện nay đang ở mức báo động, đáng lo ngại hơn hết là
tình trạng tài nguyên dần cạn kiệt, sinh vật bị tuyệt chủng, nhiệt độ của trái đất thì
khơng ngừng tăng lên. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của tất cả sinh vật
trên trái đất, bao gồm cả lồi người. Một trong những ngun nhân gây ra tình trạng
xuống cấp của mơi trường chính là từ việc sử dụng năng lượng của chúng ta. Việc
chúng ta phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch đã ảnh hưởng rất nhiều đến môi
trường hiện nay. Theo Hermann Scheer – Chủ tịch Hội đồng năng lượng tái tạo thế
giới: “Việc chúng ta bị phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch cũng giống như tự đốt nhà


mình vậy, và bình cứu hỏa duy nhất ta có trong taychinhs là năng lượng tái tạo”. Chính
vì vậy, việc tìm hiểu về vấn đề này là vô cùng cần thiết.
Bài tiểu luận dựa trên kiến thức và sự tìm hiểu của cá nhân nên khơng tránh khỏi sai
xót. Xin chân thành cảm ơn đóng góp và nhận xét của giảng viên.

2


PHẦN 1: TRỢ CẤP NĂNG LƯỢNG VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG.
I. TRỢ CẤP NĂNG LƯỢNG.
1. Các nguồn năng lượng.
a) Năng lượng hóa thạch.
Năng lượng hóa thạch (NLHT) gồm những nguồn như dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên,
năng lượng hạt nhân,…
Những nguồn năng lượng này là những nguồn có sẵn, có trữ lượng lớn nhưng hữu hạn
và đang dần cạn kiệt bởi sự khai thác quá mức của con người. NLHT khi sử dụng sẽ
phát thải ra một lượng khí CO2 rất lớn. Theo một báo cáo của tổ chức Dự án Carbon
tồn cầu ( GCP) cơng bố vào ngày 5/12/2018, lượng khí thải CO 2 tồn cầu lên tới 37,1
tỷ tấn ( tăng 2,7% so với năm 2017). Điều này sẽ dẫn đến những hậu quả như hiện
tượng nóng lên tồn cầu, biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự
sống của các sinh vật,…
Tuy nhiên, nguồn năng lượng này vẫn đang là nguồn năng lượng chính. Bởi vì, NLHT
là nguồn có sẵn nên việc khai thác khơng tốn nhiều chi phí; năng lượng phát ra từ
nhiên liệu hóa thạch khá lớn; thời gian khai thác nhanh và dễ sử dụng.
b) Năng lượng tái tạo.
Năng lượng tái tạo gồm những nguồn như năng lượng mặt trời, gió, sóng biển, địa
nhiệt, thủy triều,…
Những nguồn năng lượng này là những nguồn năng lượng sạch, vô hạn, không gây ô
nhiễm môi trường, không gây ra hiệu ứng nhà kính. Vì nguồn năng lượng này là tự
nhiên nên chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp.

Tuy nhiên, một hạn chế chung cho tất cả các nguồn năng lượng tái tạo là rất khó khăn
để sản xuất ra một sản lượng điện lớn. Bởi là công nghệ mới nên chi phí đầu tư ban
đầu là rất lớn. Ngồi ra, nguồn năng lượng này còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, sử
dụng mặt bằng lớn để xây dựng nơi khai thác, thải rác thải điện tử độc hại nếu không
được xử lý,…
2. Phân loại trợ cấp năng lượng.
Bất kì hoạt động kinh tế nào cũng đòi hỏi sử dụng năng lượng. Do đó, ta thấy được
tầm quan trọng và độ cần thiết của năng lượng. Tuy nhiên, giá cả của nguồn năng
lượng này luôn biến động. Và để giảm đến mức tối thiểu sự tổn hại đến sự phát triển
kinh tế của người dân hoặc doanh nghiệp thì chính phủ đã đề ra chính sách trợ cấp
năng lượng. Trợ cấp năng lượng được phân thành 2 loại như sau:
a)Trợ cấp sản xuất:

3


Trợ cấp cho sản xuất thơng qua những hình thức sau: miễn giảm thuế cho việc thăm
dò, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển trong khai thác nhiên liệu hóa thạch, tiếp
cận ưu đãi các nguồn tài chính và các nguồn lực khác, các biện pháp kiểm soát giá,
hạn chế trách nhiệm pháp lý đối với các loại hình rủi ro nhất định…
Một ví dụ cho trợ cấp sản xuất tại Hoa Kỳ[1]:
Tại Washington, DC - Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) đã trao gần 3,5 triệu đô la cho
năng lượng X ngày 5/12/2019 để tiếp tục phát triển lị phản ứng hạt nhân tiên tiến của
mình. Dự án sẽ kiểm tra các cách để giảm chi phí xây dựng và bảo trì thiết kế lị phản
ứng Xe-100 của nhà phát triển.
Năng lượng X, nằm ngay bên ngoài thủ đô của quốc gia tại Rockville, Maryland, đang
phát triển một bãi đá cuội, lò phản ứng làm mát bằng khí nhiệt độ cao. Dự án được
trao giải sẽ đặc biệt tập trung vào việc cắt giảm chi phí thơng qua xây dựng ngầm, sử
dụng tài nguyên ngoài khu vực và hệ thống an tồn thụ động đơn giản hóa không dựa
vào nguồn nước hoặc máy bơm lớn của địa phương để ngăn ngừa thiệt hại nhiên liệu.

DOE đang tài trợ $ 3,468,323 của dự án chia sẻ chi phí $ 7,27.814.
Bộ trưởng Bộ Năng lượng Dan Brouillette cho biết: các lò phản ứng của Advanced
Advanced đang cất cánh tại Hoa Kỳ với hơn 50 công ty Mỹ hiện đang phát triển công
nghệ. Những mối quan hệ đối tác công-tư này rất quan trọng để đảm bảo sự thành
công của thế hệ lò phản ứng hạt nhân tiếp theo bằng cách làm cho chúng có giá cả
phải chăng hơn để xây dựng và vận hành.
DOE đã trao 195 triệu đô la trong hai năm qua thông qua Cơ hội tài trợ công nghiệp
hạt nhân tiên tiến của Hoa Kỳ . Các quy trình đánh giá và lựa chọn ứng dụng hàng
quý sau đó sẽ được tiến hành ba lần mỗi năm trong ba năm tới.
b) Trợ cấp tiêu dùng:
Trợ cấp tiêu dùng bao gồm các khoản trợ giá trực tiếp cho các sản phẩm xăng, dầu,
điện; các biện pháp kiểm sốt giá và miễn giảm thuế…
Ví dụ về trợ cấp giá điện ở Việt Nam:
Căn cứ vào mục 6,7,8; điều 3; Quyết
định số 28/2014/QĐ-Ttg của Thủ
tướng chính phủ thì
Hộ nghèo theo tiêu chí do Thủ
tướng Chính phủ quy định được hỗ
trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt,
mức hỗ trợ hàng tháng tương đương
tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo
mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1
hiện hành.
4


Hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định (khơng
thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện theo quy định tại khoản 6 Điều này) và có
lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 kWh được hỗ
trợ tiền điện tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh

hoạt bậc 1 hiện hành.
Kinh phí hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội được trích
từ nguồn ngân sách Nhà nước.
3.Tình hình trợ cấp năng lượng hiện nay.
Theo số liệu trong sách Trade and Green Economy trang 103, tổng số tiền của cả hai
hình thức trợ cấp được phân phối trên tồn cầu ước tính khoảng hơn 550 tỷ đô la mỗi
năm. Trong số này, năm 2011 khoảng 17 tỷ đô la đã được trao cho các nhà sản xuất
(như giảm thuế, hỗ trợ R&D,…) và 544 tỷ đô la đã được trao cho người tiêu dùng (chủ
yếu thông qua giá thấp cho nhiên liệu và chủ yếu ở các nước sản xuất dầu và khí đốt).
Như vậy, khoảng trợ cấp tốn một phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Vậy, tại
sao họ vẫn trợ cấp? Và trợ cấp thực chất có lợi cho ai? Trợ cấp có gây ra hậu quả gì
khơng?
a)Tại sao lại trợ cấp ?
Mặc dù trợ cấp năng lượng tốn rất nhiều ngân sách của quốc gia nhưng chính phủ vẫn
trợ cấp. Bởi vì chính sách an sinh xã hội của quốc gia; che chở người nghèo khỏi việc
tăng giá; đạt được mục tiêu kinh tế; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua việc phát triển
các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng; giúp doanh nghiệp vượt qua những
khó khăn và giải mã những rào cản trong việc phát triển. Bên cạnh đó, xu hướng hiện
nay trên thế giới là hướng tới sử dụng nguồn năng lượng sạch. Trợ cấp năng lượng tái
tạo cũng góp phần định hướng, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng nguồn
năng lượng này.
b) Thực tế trợ cấp có lợi cho ai?
Bằng chứng thực nghiệm cho thấy phần lớn các khoản trợ cấp này tạo ra đã đi ngược
với mục đích. Trên thực tế, trợ cấp NLHT có lợi cho người giàu nhiều hơn người
nghèo. Vì phần lớn khơng phân biệt thu nhập và tình hình kinh tế nên sẽ nhận lượng
tiền trợ giá như nhau cho mỗi đơn vị năng lượng mà họ sử dụng. Tuy nhiên, người
giàu thì thường có nhu cầu sử dụng năng lượng nhiều hơn người nghèo. Theo thống kê
của tổ chức The IISD Global Subsidies Initiative 2014, trung bình chỉ có 7,2% lợi ích
từ trợ giá NLHT đến với 20% những người nghèo nhất; trong khi 20% những người
giàu nhất nhận được tới 42,8% lợi ích từ trợ giá.

c) Hậu quả của trợ cấp năng lượng.
Trợ cấp NLHT tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đặc biệt là khi giá dầu toàn cầu
tăng đột biến. Các khoản chi cho trợ cấp năng lượng đôi khi sẽ vượt quá ngân sách cho
5


giáo dục, y tế, an sinh xã hội và cơ sở hạ tầng. Mặt khác, trợ cấp năng lượng tạo ra một
giá năng lượng ảo, mà giá này thấp hơn so với giá thành thực tế sản xuất ra năng
lượng. Điều này dẫn đến vơ tình khuyến khích sử dụng năng lượng nhiều lên, gây ra
tình trạng lãng phí, đe dọa đến an ninh năng lượng quốc gia, ô nhiễm mơi trường, góp
phần làm cho trái đất nóng lên,…
II. QUAN ĐIỂM CỦA WTO VỀ VẤN ĐỀ TRỢ CẤP NĂNG LƯỢNG.
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) không ủng hộ việc trợ cấp năng lượng. Bởi vì
việc trợ cấp NLHT là thảm họa của môi trường. Các nhà khoa học cho rằng sự gia tăng
bất thường lượng khí phát thải tồn cầu trong vòng 5 – 6 năm trở lại đây đã cho thấy
có sự thay đổi trong việc sử dụng than đá. Bà Le Quere chỉ rõ xu hướng này liên quan
đến nhu cầu tiêu thụ than đá tăng nhanh tại Trung Quốc. Trong khi lượng khí CO 2 phát
thải từ việc đốt than đá chiếm tới 40% lượng khí CO 2 tồn cầu, thì Trung Quốc chiếm
tới 27% và dự báo con số này sẽ tăng thêm 4,7% trong năm 2018. Cũng với xu hướng
này, Mỹ sẽ ghi nhận khí CO2 phát thải tăng 2,5%, chiếm 15% lượng khí toàn cầu trong
năm 2018. Ấn Độ, quốc gia chiếm tới 7% khí CO 2 tồn cầu, cũng chứng kiến xu
hướng tương tự với mức tăng 6%. Các nhà khoa học cảnh báo tình trạng gia tăng khí
CO2 phát thải có thể khiến con người phải hứng chịu nắng nóng nghiêm trọng vào mùa
Hè và lạnh giá vào mùa Đông. Các nhà môi trường lập luận rằng việc trợ giá nhiên
liệu hóa thạch kiềm chế sự phát triển của năng lượng sạch, làm tăng ơ nhiễm khơng
khí và biến đổi khí hậu. Theo tính tốn của các chun gia thống kê của IMF, nếu cắt
giảm trợ giá, lượng khí thải CO2 tồn cầu sẽ giảm hơn 20% và ngân sách chính phủ sẽ
tăng 2.900 tỉ đô la, tương đương 3,6% GDP.
Các nhà tự do thương mại khơng thích trợ cấp năng lượng bởi vì sự bóp méo thương
mại thơng qua các hình thức thuế, hỗ trợ giá cả. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động

xuất nhập khẩu năng lượng giữa các quốc gia.
III.TƯƠNG LAI CỦA TRỢ CẤP NĂNG LƯỢNG.
Với thực trạng đã nêu trên thì tương lai của trợ cấp NLHT sẽ cịn là dấu chấm hỏi.
Liệu rằng Chính phủ có tiếp tục trợ cấp nữa hay khơng? Và đối với người được hưởng
trợ cấp thì có muốn được trợ cấp khơng?
1.Đối với Chính phủ.
Trợ giá có vẻ mang lại lợi ích trước mắt cho người tiêu dùng, nhưng về lâu dài thì nó
tỏ ra khơng bền vững về mặt kinh tế, mơi trường, xã hội. Chính vì vậy, nhiều quốc gia
đã và đang nổ lực việc cắt giảm nguồn trợ cấp NLHT.
Năm 2007, Đức chính thức cam kết giảm dần hỗ trợ cho ngành công nghiệp than cứng
trong nước vào năm 2018. Để giảm bớt sự chuyển đổi này, chính phủ hỗ trợ các chế
độ hưu trí sớm cho những người làm việc trong ngành sản xuất than và chia sẻ chi phí
đóng cửa và nợ phải trả với ngành. để quản lý các tác động của cải cách[2].
6


Cơ quan tín dụng xuất khẩu của Hoa Kỳ là một trong những người đầu tiên cắt giảm
đáng kể sự hỗ trợ cho các nhà máy nhiệt điện than, và Tập đồn Đầu tư nước ngồi
đã chuyển tài chính ra khỏi nhiên liệu hóa thạch và hướng tới năng lượng tái tạo.
Hướng dẫn từ Bộ Tài chính Mỹ cũng hạn chế hỗ trợ của Mỹ tài trợ ngân hàng phát
triển đa phương của các dự án điện chạy bằng than. Trong khi đó Pháp tổ chức phát
triển và cơ quan tín dụng xuất khẩu khơng cịn hỗ trợ các nhà máy điện chạy bằng
than ở nước ngồi mà khơng cần chụp và lưu trữ cacbon; mặc dù khả năng kinh tế
của cơng nghệ này vẫn cịn trong câu hỏi[2].
Phần lớn các quốc gia nhận ra rằng việc trợ giá là khơng bền vững, nhưng gỡ bỏ trợ
giá có thể là vấn đề chính trị gây nhiều tranh cãi. Ví dụ, Nigeria đã chấm dứt nỗ lực bỏ
trợ giá nhiên liệu của nước này vào năm 2012 sau khi các cuộc biểu tình đường phố
bạo lực diễn ra trong nhiều ngày. Tuy nhiên, tình hình cũng đã có sự cải thiện[3].
2. Đối với người được hưởng trợ cấp.
Người được hưởng trợ cấp nói chung và doanh nghiệp nói riêng là những người không

muốn loại bỏ khoản trợ cấp này. Bởi họ được rất nhiều lợi trong việc hưởng trợ cấp.
Họ giảm bớt chi phí đầu tư vào nguyên liệu sản xuất, thuế, trách nhiệm pháp lý về việc
bảo vệ môi trường,…
3.Sự chuyển biến của trợ cấp năng lượng hóa thạch.
Xu hướng của thế giới hiện nay là phát triển kinh tế bền vững với mơi trường xanh.
Chính vì
vậy, việc trợ cấp NLHT ngày càng không được ủng hộ trên thế giới. Bởi, gánh nặng
của nó tạo ra cho xã hội là vô cùng khủng khiếp. Một số quốc gia đã tiến hành cải cách
trợ cấp NLHT. Họ có thể cải cách bằng nhiều cách khác nhau. Có thể giảm trợ cấp
NLHT để chuyển sang trợ cấp năng lượng tái tạo. Cũng có thể cắt giảm một phần trợ
cấp NLHT và dùng phần cắt giảm đó để đầu tư phát triển cho năng lượng tái tạo.

7


Trong hội thảo tại Geneva, những người tham gia đã xác định nhiều con đường để
giải quyết các khoản trợ cấp nhiên liệu hoá thạch trong hệ thống thương mại quốc tế.
Mặc dù khơng có ý định tồn diện, bảng dưới đây xác định năm loại hành động chính
dành cho các Thành viên WTO: thúc đẩy xây dựng năng lực và hợp tác kỹ thuật; tăng
cường tính minh bạch; thơng qua các cam kết cải cách trợ cấp và đảm bảo theo dõi
đáng tin cậy thông qua báo cáo và xem xét; làm rõ việc giải thích các quy tắc hiện có;

thay đổi

các quy tắc hiện có. Một số con đường cụ thể để giúp thực hiện các mục tiêu này cũng
được xác định.[4]
Là một phần của Thỏa thuận Paris, Indonesia cam kết giảm 29% lượng khí thải nhà
kính dưới mức phát thải cơ bản vào năm 2030 (và 41% có điều kiện hỗ trợ quốc tế).
Ngồi mục tiêu năng lượng tái tạo 23%, Indonesia cịn có mục tiêu đạt tỷ lệ điện khí
8



hóa 100% vào năm 2020. Những mục tiêu này phản ánh mong muốn đã nêu của chính
phủ Indonesia nhằm đáp ứng các cam kết về biến đổi khí hậu theo Thỏa thuận Paris,
cũng như cam kết chính trị của nó với người dân Indonesia để cung cấp điện cho tất
cả người Indonesia.[5]
Năm 2015, nền kinh tế Indonesia được hưởng lợi từ việc chuyển hướng chi tiêu của
chính phủ cho các khoản trợ cấp xăng và dầu diesel vào cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục
và phát triển khu vực. Hiện tại, IISD đang làm việc tại Zambia với Bộ Năng lượng và
CUTS Lusaka của họ về việc chuyển các khoản trợ cấp diesel sang năng lượng mặt
trời và chuyển các khoản trợ cấp điện để khai thác thành hiệu quả năng lượng tại các
mỏ.[6]
Qua những ví dụ trên, phần nào chúng ta thấy được sự hành động của thế giới. Có lẽ
đây là thời điểm mà cả thế giới phải hành động vì sự sống của trái đất. Sự cải cách trợ
cấp năng lượng đóng vai trị rất quan trọng trong tình hình hiện nay. Nó tác động đến
nền kinh tế quốc gia và cải thiện sự biến đổi toàn cầu.
PHẦN 2: QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ VẤN ĐỀ TRỢ CẤP NĂNG LƯỢNG.
Nhu cầu thiết yếu đối với con người trong cuộc sống hiện nay chính là sử dụng năng
lượng. Nếu khơng có năng lượng thì nhà máy khơng thể sản xuất, khơng có điện để
sinh hoạt,…và cuộc sống của con người cũng không được phát triển như bây giờ.
Chính vì vậy, năng lượng góp phần rất quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của
chúng ta. Vấn đề năng lượng khơng cịn xa lạ với mọi người nhưng hiện nay nhận thức
của chúng ta về nó vẫn còn những sai lệch. Chúng ta chỉ quan tâm đến sử dụng mà
khơng cần biết nó được sản xuất như thế nào, việc sản xuất ra năng lượng có gì ảnh
hưởng đến môi trường, mức chi trả hiện tại của chúng ta cho năng lượng có phải là
đúng với giá trị của nó, việc trợ cấp năng lượng của mỗi quốc gia có thật sự đi đúng
hướng với mục tiêu đã đề ra hay đang đi lệch hướng... Đó là lý do thơi thúc tơi tìm
hiểu về vấn đề này : Vấn đề trợ cấp năng lượng.
Bản chất của trợ cấp năng lượng không xấu. Nhưng việc hoạt động sai mục tiêu và sử
dụng nguồn NLHT đã gây ra những hậu quả khôn lường. Mặc dù biết về những hạn

chế của nguồn NLHT nhưng chúng ta vẫn sử dụng. Bời vì nguồn năng lượng sạch mà
chúng ta hướng đến chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của con người. Một số quốc gia
trên thế giới đã đưa ra quan điểm cắt giảm khoản trợ cấp này. Đó là cách ứng phó tạm
thời đối với sự biến đổi khí hậu. Điều chúng ta cần quan tâm là rút ngắn thời gian phát
triển của năng lượng tái tạo. Đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng chính.
Đó là cách để phát triển bền vững mà ít gây tổn hại đến mơi trường.
Đây là vấn đề mang tính tồn cầu. Khơng phải một tổ chức hay cá nhân nào có thể làm
được. Chúng ta cần nâng cao nhận thức từ bây giờ để nhìn nhận rõ hơn về vấn đề. Mọi
người trên trái đất này đều phải chung tay hành động. Việc đơn giản nhất là sử dụng
một cách tiết kiệm và hiệu quả. Chúng ta có thể giảm bớt nhu cầu sử dụng hoặc thời
gian sử dụng. Ví dụ như sử dụng những thiết bị tiết kiệm điện, tắt các thiết bị điện khi
9


không sử dụng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng,...Ngồi ra, chúng ta cũng
có thể tận dụng ánh sáng ban ngày để chiếu sáng, hay gió để mát mà khơng cần sử
dụng năng lượng. Tích cực trồng nhiều cây xanh để giảm thiểu tác hại của việc khai
thác nhiên liệu hóa thạch. Chúng ta phải tích cực chia sẻ, lan tỏa thông điệp đến mọi
người xung quanh. Kêu gọi họ cùng nhau sử dụng tiết kiệm năng lượng. Tham gia các
chương trình như “ Giờ trái đất”, “Chủ nhật xanh”,… Tham gia nghiên cứu, đầu tư vào
nguồn năng lượng sạch. Mơ hình hầm biogas tại gia đình nơng thơn, phát triển hệ
thống pin mặt trời,…Một lợi thế đối với nước ta là có rất nhiều tiềm năng trong việc
phát triển năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Theo đánh giá của Hiệp hội năng
lượng sạch Việt Nam, Việt Nam là một trong những quốc gia có ánh nắng mặt trời
nhiều nhất trong bản đồ bức xạ mặt trời thế giới. Trung bình, tổng bức xạ năng lượng
mặt trời ở nước ta dao động từ 4,3-5,7 triệu kWh/m 2. Ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam
Trung bộ, số giờ nắng khá cao, đạt từ 2.000-2.600 giờ/năm. Bức xạ mặt trời trung
bình 150kcal/m2 chiếm khoảng 2.000-5.000 giờ/năm, với ước tính tiềm năng lý thuyết
khoảng 43,9 tỷ TOE. Quy hoạch Điện VII điều chỉnh đưa ra triển vọng và đặt kế
hoạch khai thác được khoảng 850MW điện mặt trời vào năm 2020; sẽ nâng lên

4.000MW vào năm 2025 và có thể khai thác khoảng 12.000MW vào năm 2030. [7] Phổ
biến và thực thi luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Ủng hộ việc cải cách
trợ cấp năng lượng: điều chỉnh giá than, dầu, điện; cắt bỏ những khoản hỗ trợ và ưu
tiên đối với NLHT. Tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch năng lượng bền vững từ
gia đình, địa phương đến quốc gia.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Văn phòng năng lượng hạt nhân. Bộ năng lượng Hoa Kỳ trao giải thưởng 3,5
triệu đô la cho thiết kế lị phản ứng khí mới, truy cập lần cuối ngày 28/12/2019 tại
/>[2] Elizabeth Bast, Ivetta Gerasimchuk và Shelagh Whitley, G-20 Support to
Fossil Fuel Production: Who are the leaders and the laggards?
[3] “The global addiction to energy subsidies”, The Economist, 26/07/2015.
[4] Peter Wooders,Making the International Trade System Work for Climate Change:
Five Ways to Address Fossil Fuel Subsidies through the WTO and International Trade
Agreements,
truy
cập
lần
cuối
ngày
28/12/2019
tại
/>[5] Anissa Suharsono, Neil McCulloch, Mostafa Mostafa, Richard Bridle, Lucky
Lontoh, Philip Gass (9/2019), Getting to 23 Per Cent: Strategies to scale up
renewables in Indonesia, nhà xuất bản IISD.
[6] Peter Wooders (6/2019), Energy Efficiency and Subsidy Reform: A virtuous circle,
nhà xuất bản IISD.

[7] Năng lượng sạch Việt Nam (22/9/2016), Phát triển điện mặt trời tại Việt Nam:
Cơ hội và thách thức

11


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
IISD: International Institude for Sustainable Development - Viện quốc tế về phát triển
bền vững.
IMF: International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế.
R&D: Research & Development - Nghiên cứu và phát triển.
TOE: “Ton of Oil Equivalent” - Tấn dầu tương đương.

12



×