Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

NGÔ THANH THÔNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THANH TOÁN bảo HIỂM y tế tại TRUNG tâm y tế HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG, năm 2017 LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KHOA cấp i hà nội 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.34 KB, 59 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGÔ THANH THÔNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THANH TỐN BẢO
HIỂM Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN PHÚ
GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG, NĂM 2017

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGÔ THANH THÔNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THANH TỐN BẢO
HIỂM Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN PHÚ
GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG, NĂM 2017

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: CK 60720412
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Lan Anh
Thời gian thực hiện: 02/07/2018 - 02/11/2018

HÀ NỘI 2019




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này trong q trình nghiên cứu thực
hiện tơi đã được sự ủng hộ giúp đỡ tận tình của thầy cơ giáo, gia đình, bạn bè
và đồng nghiệp.
Trước hết, với lịng kính trọng nhiệt thành, em xin bày tỏ sự biết ơn sâu
sắc đến: TS. Trần Thị Lan Anh, đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức cho em
trong thời gian học tập. Người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt
kinh nghiệm trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Trường Đại học
Dược Hà Nội và đặc biệt là các thầy cô bộ môn Quản Lý và Kinh tế Dược đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban Giám Đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp,
phịng Tài chính kế tốn tại Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu thực hiện đề tài tại Trung Tâm.
Cuối cùng tôi xin gửi lời mời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè những
người đã ln bên tơi động viên khuyến khích tơi trong q trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành cuốn luận văn này.
Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 2019
Học viên

Ngô Thanh Thông


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................... 3
1.1. KHÁI NIỆM BẢO HIỂM Y TẾ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ............. 3
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm y tế............................................................................. 3

1.1.2. Khái niệm bảo hiểm y tế toàn dân ............................................................. 3
1.1.3. Khái niệm Qũy Bảo hiểm y tế .................................................................... 5
1.1.4. Sử dụng quỹ bảo hiểm y tế ......................................................................... 5
1.2. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TỐN CHI PHÍ BẢO HIỂM Y TẾ ...... 5
1.2.1. Khái niệm thanh tốn chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ................ 5
1.2.2. Các phương thức thanh tốn chi phí bảo hiểm y tế và ưu nhược điểm . 6
1.3. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH BẢO HIỂM Y TẾ ............................................ 9
1.3.1. Nội dung giám định bảo hiểm y tế ............................................................ 9
1.3.2. Phương pháp giám định theo tỷ lệ ............................................................ 9
1.4. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THANH TỐN CHI PHÍ TIỀN
THUỐC, VTYT BẢO HIỂM Y TẾ .................................................................... 13
1.4.1. Khái niệm từ chối thanh toán ............................................................... 13
1.4.2. Các lỗi dẫn đến thanh tốn chi phí tiền thuốc, VTYT thường gặp ....... 13
1.4.3. Thực trạng thanh toán BHYT ................................................................. 15
1.4.4. Các căn cứ để thanh tốn chi phí thuốc, VTYT ..................................... 16
1.5. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH
DƯƠNG .............................................................................................................. 18
1.5.1. Sơ đồ tổ chức TTYT huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ...................... 18
1.5.2. Công tác tổ chức bảo hiểm y tế tại Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo, tỉnh
Bình Dương ........................................................................................................ 19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 21


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 21
2.2.1. Biến số nghiên cứu .................................................................................. 21
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 23
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 23
2.2.4. Mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 24
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ........................................................................ 24

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 25
3.1. PHÂN TÍCH THANH TOÁN TIỀN THUỐC DO BHYT CHI TRẢ TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ TRONG NĂM 2017 .......................................................... 25
3.1.1. Thực trạng thanh tốn chi phí thuốc do BHYT chi trả ......................... 25
d. Cơ cấu thuốc bị từ chối thanh toán theo đối tượng tham gia BHYT .......... 29
Bảng 3.9. Tỷ lệ chi phí thuốc từ chối thanh tốn theo đối tượng tham gia
BHYT .................................................................................................................. 29
3.1.2. Phân tích các ngun nhân sai sót trong thanh tốn thuốc BHYT ...... 31
3.1. PHÂN TÍCH THANH TỐN CHI PHÍ VTYT DO BHYT CHI TRẢ TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ TRONG NĂM 2017 .......................................................... 33
3.2.1. Thực trạng thanh tốn chi phí VTYT, do BHYT chi trả........................ 33
c. Phân loại chi phí VTYT, bị từ chối thanh tốn theo đối tượng tham gia
BHYT .................................................................................................................. 34
Bảng 3.16. Tỷ lệ chi phí VTYT bị từ chối thanh tốn theo đối tượng tham gia
BHYT .................................................................................................................. 34
d. Phân loại chi phí VTYT khoa điều trị ........................................................... 35
Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................... 38
4.1. PHÂN TÍCH THANH TỐN TIỀN THUỐC DO BẢO HIỂM CHI TRẢ
TẠI TRUNG TÂM .............................................................................................. 38
4.2. PHÂN TÍCH THANH TỐN TIỀN VTYT DO BẢO HIỂM CHI TRẢ TẠI
TRUNG TÂM ..................................................................................................... 41
4.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 43


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Thành

Thành chữ


BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BTC

Bộ tài chính

KCB

Khám chữa bệnh

NXT

Nhập xuất tồn

QLD

Quản ý Dược

SĐK

Số đăng ký

TT


Thông tư

TTLT

Thông tư liên tịch

TTYT

Trung tâm Y tế

VTYT

Vật tư Y tế

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Số lượng người tham gia BHYT trong giai đoạn 2010 – 2017 [7] .. 4
Bảng 1.2. Cơ cấu nhân lực tại Trung tâm Y tế Phú giáo, Bình Dương .......... 19
Bảng 2.3. Các biến số trong mơ tả thực trạng từ chối thanh tốn chi phí thuốc,
VTYT do BHYT chi trả của Trung tâm Y tế .................................................... 21
Bảng 2.4. Các biến số trong phân tích nguyên nhân từ chối thanh tốn chi phí
thuốc, VTYT của Trung tâm Y tế ..................................................................... 22
Bảng 3.5. Tỷ lệ hồ sơ bệnh án về thuốc, VTYT bị từ chối thanh toán của trung
tâm năm 2017 .................................................................................................. 25
Bảng 3.6. Tỷ lệ chi phí thuốc, vật tư y tế bị từ chối thanh toán ...................... 25
Bảng 3.7. Tỷ lệ thuốc tân dược, thành phẩm Đông dược, vị thuốc Đông y ... 26

Bảng 3.8. Tỷ lệ từ chối thanh tốn chi phí thuốc theo nhóm TDDL ........ Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.9. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần, đa thành phần ................................... 30
Bảng 3.10. Tỷ lệ thuốc đường uống, dùng ngoài và dùng tiêm ........... 31Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.11. Tỷ lệ thuốc nội, thuốc ngoại ....... 32Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.12. Tỷ lệ từ chối thanh tốn chi phí VTYT theo đối tượng ................. 33
Bảng 3.14. Tỷ lệ chi phí thuốc, VTYT từ chối thanh toán theo đối tượng tham
gia BHYT ....................................................... 33Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.15. Tỷ lệ từ chối thanh tốn chi phí thuốc, VTYT theo khoa .............. 30
Bảng 3.16. Tỷ trọng nhóm các nguyên nhân dẫn đến từ chối thanh toán chi phí
tiền thuốc, VTYT theo lĩnh vực quản lý ........................................................... 35
Bảng 3.17. Giá trị và tỷ lệ tiền thuốc, VTYT bị từ chối thanh toán theo các
nguyên nhân .................................................................................................... 36
Bảng 3.18. Giá trị và tỷ lệ tiền thuốc, VTYT bị từ chối thanh toán theo nguyên
nhân vượt tuyến ............................................................................................... 37
Bảng 3.19. Giá trị và tỷ lệ tiền thuốc, VTYT bị từ chối thanh tốn theo ngun
nhân thuốc ngồi danh mục phê duyệt............................................................ 38


Bảng 3.20. Tỷ lệ từ chối thanh tốn chi phí VTYT .......................................... 36

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Biểu đồ biểu thị tỷ lệ người dân có BHYT qua các năm ................... 5
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức của Trung tâm Y tế Phú Giáo .................................. 18


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo hiểm y tế là một loại hình bảo hiểm đặc biệt, góp phần quan trọng
trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con người. Được xác định là một

trong những phương thức cơ bản, hữu hiệu nhằm thực hiện mục tiêu công bằng
và tiến bộ xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phù hợp với xu thế
phát triển chung của thế giới và hiện nay ở Việt Nam.
Trong những năm vừa qua nhờ đẩy mạnh mục tiêu “Bảo hiểm y tế toàn
dân” số lượng người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng.
Số lượng bệnh nhân khám chữa bệnh có BHYT theo đó cũng tăng cao và
là đối tượng khám chữa bệnh chính hiện nay. Tuy nhiên vấn đề thanh toán bảo
hiểm giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám chữa bệnh như vượt trần,
vượt quỹ cũng đang đặt ra thách thức lớn cho cơ quan quản lý.
Theo đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: 10% hồ sơ đề nghị thanh
toán với số tiền gần 3.000 tỷ đồng bị từ chối do sai thông tin về thẻ bảo hiểm y
tế, sai mức hưởng, đề nghị thanh toán trùng lặp hoặc chỉ định thuốc, vật tư y tế
và dịch vụ kỹ thuật ngoài phạm vi hưởng bảo hiểm y tế, dữ liệu mã hóa khơng
đúng danh mục dùng chung. Trong đó, nhiều trường hợp cho thấy dấu hiệu trục
lợi bảo hiểm như: ngày nằm viện kéo dài bất thường, đề nghị thanh tốn khơng
đúng quy định, chỉ định xét nghiệm, chẩn đốn hình ảnh q mức cần thiết,
khơng đúng quy trình, áp sai giá dịch vụ. Một số sai phạm lên đến con số hàng
tỷ đồng và tình trạng này xảy ra ở nhiều tỉnh, thành. Thậm chí, chỉ ở một bệnh
viện, việc thanh tốn thừa dịch vụ lên tới 1,19 tỷ đồng [12]
Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo là cơ sở khám chữa bệnh có hợp đồng với
BHXH và là cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của lượng người tham gia
bảo hiểm y tế tại huyện. Năm 2017 Trung tâm có khoảng 5000 thẻ bảo hiểm y tế
đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Trung tâm. Trong thời gian qua số lượng
bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh có bảo hiểm y tế tăng dần qua các năm.
1


Tuy nhiên cùng với đó tình trạng vượt trần quỹ bảo hiểm y tế và tình trạng
từ chối thanh tốn một phần chi phí thuốc, vật tư y tế do bảo hiểm y tế chi trả
cũng là vấn đề đặt ra tương đối lớn đối với trung tâm. Trong đó chi phí thuốc,

VTYT chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng chi phí thanh tốn khám chữa bệnh
BHYT. Do đó, việc rà sốt và hồn thiện danh mục thuốc BHYT cho phù hợp
với khả năng chi trả của Quỹ BHYT là hết sức quan trọng, cần phải tập trung
triển khai và đưa vào thực hiện ngay trong thời gian tới.
Để đảm bảo cơng bằng trong khám chữa bệnh và thanh tốn bảo hiểm y tế
nhằm đáp ứng hài lòng của người bệnh cũng như mang lại lợi ích cho cơ sở
khám chữa bệnh cần phải có những nghiên cứu để đưa ra các chính sách hợp lý
trong cơng tác điều trị chăm sóc nhân dân và hạn chế tình trạng từ chối thanh
tốn những chi phí điều trị trong đó có chi phí thuốc, VTYT gây tổn thất kinh tế
cho trung tâm.
Để góp phần tìm hiểu nội dung này chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Phân tích thực trạng thanh toán bảo hiểm y tế tại Trung tâm Y tế huyện
Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, năm 2017” với các mục tiêu sau:
1. Phân tích thanh tốn tiền thuốc do BHYT chi trả tại trung tâm y tế
trong năm 2017.
2. Phân tích thanh tốn tiền VTYT do bảo hiểm chi trả của trung tâm y tế
trong năm.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài để đưa ra một số đề xuất kiến
nghị nhằm giải quyết vấn đề hạn chế từ chối thanh tốn chi phí khám chữa bệnh
bảo hiểm tế và đưa ra kế hoạch dự trù thuốc, vật tư y tế tại Trung tâm Y tế
huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. KHÁI NIỆM BẢO HIỂM Y TẾ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là một loại hình bảo hiểm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
cộng đồng. Tại Việt Nam, bảo hiểm y tế không nhắm tới lợi nhuận, được nhà

nước cơ cấu và tổ chức để phục vụ và bảo vệ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của
những người có trách nhiệm tham gia theo quy định của luật bảo hiểm. [3]
Theo Luật bảo hiểm Việt Nam, Bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm
trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Bảo hiểm y tế nhà nước khơng được tổ chức
vì lợi nhuận mà là một chính sách xã hội. Nhà nước đứng ra tổ chức Bảo hiểm y
tế, bao gồm với những người, cá nhân, tổ chức liên quan [3].
1.1.2. Khái niệm bảo hiểm y tế toàn dân
Bảo hiểm y tế toàn dân là toàn bộ tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức
cá nhân ngoài nước đều tham gia bảo hiểm y tế [4].
Phát triển BHYT toàn dân bền vững là một trong những mục tiêu trọng
tâm của ngành y tế. Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai
đoạn 2012- 2015 và 2020 đặt ra mục tiêu ít nhất tỷ lệ bao phủ 70% dân số tham
gia BHYT năm 2015 và 80% cho năm 2020 [5].
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ
tiêu thực hiện y tế giai đoạn năm 2016-2020 tiến tới năm 2020 toàn quốc đạt
90,7% dân số tham gia BHYT [1].
Theo quan điểm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vấn đề BHYT toàn
dân phải được tiếp cận đầy đủ trên cả ba phương diện về chăm sóc sức khỏe
tồn dân, bao gồm: (1) Bao phủ về dân số, tức là tỷ lệ dân số tham gia BHYT;
(2) Bao phủ gói quyền lợi về BHYT, tức là phạm vi dịch vụ y tế được đảm bảo;
và (3) Bao phủ về chi phí hay mức độ được bảo hiểm để giảm mức chi trả từ tiền
túi của người bệnh[5].
3


Theo các báo cáo của Bộ Y tế. Những năm gần đây, số người tham gia
BHYT mỗi năm đều tăng lên một cách rõ ràng. Năm 2014 là 64,2 triệu người
tham gia BHYT, bằng khoảng 70% dân số. Năm 2015 là 70,2 triệu người, tương
đương khoảng 77% dân số. Và năm 2016, đã 75,9 triệu người có thẻ BHYT, đạt
tỷ lệ bao phủ khoảng 81,7% dân số [6],[7]

Bảng 1.1. Số lượng người tham gia BHYT trong giai đoạn 2010 – 2017
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017

Dân số
(Triệu người)
86,950
87,840
88,775
89,764
90,493
91,447
93,421
95,54

Số người tham gia
BHYT (Triệu người)
52,407
57,982
59,164
61,67
64,2
70,2

75,9
81

Tỷ lệ dân số
tham gia (%)
60,0
64,9
66,4
69
72,7
76,5
81,7
86

TỶ LỆ NGƯỜI DÂN CÓ BHYT
Series1

Series2

Series3

86

60,00

64,900

66,400

69,500


70,200

76,500

76,500

75,9

81

57,982

61,670

64,2

52,407

59,164

70,2

86,950

87,840

88,775

89,764


90,493

91,447

93,421

95,54

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

4


Hình 1.1. Biểu đồ biểu thị tỷ lệ người dân có BHYT qua các năm
1.1.3. Khái niệm Qũy Bảo hiểm y tế

Quỹ BHYT là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng BHYT và các
nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí KCB cho người tham
gia bảo hiểm y tế, chi phí quản lý của bộ máy tổ chức BHYT và các khoản chi
hợp pháp khác liên quan đến BHYT [3], [4].
Nguồn hình thành quỹ BHYT do người lao động, chủ sử dụng lao động,
cá nhân, ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác đóng góp.
1.1.4. Sử dụng quỹ bảo hiểm y tế
Tùy theo mỗi quốc gia và tổ chức quỹ BHYT, thông thường quỹ BHYT
giành một tỷ lệ nhất định để chi cho các hoạt động quản lý bộ máy tổ chức điều
hành quỹ, còn lại phần lớn quỹ dùng để chi trả cho chi phí KCB của người tham
gia BHYT. Ở Việt Nam quỹ BHYT dành 90% để lập quỹ KCB BHYT còn lại
10% để lập quỹ dự phòng KCB BHYT và chi phí quản lý BHYT trong đó dành
tối thiểu 5% số tiền đóng bảo hiểm y tế cho quỹ dự phòng [12],[13].
Quỹ KCB BHYT dùng để chi trả một phần hoặc tồn bộ chi phí trong q
trình khám và điều trị của bệnh nhân BHYT. Ở Việt Nam quỹ KCB BHYT dùng
để chi trả các chi phí sau [4],[8]:
+ Khám chữa bệnh (nội trú, ngoại trú), phục hồi chức năng, khám thai
định kỳ, sinh con.
+ Khám bệnh sàng lọc chẩn đoán sớm một số bệnh
+ Vận chuyển người bệnh
+ Thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật theo danh mục của Bộ Y tế
sử dụng trong KCB được thanh toán theo quy định.
1.2. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TỐN CHI PHÍ BẢO HIỂM Y TẾ
1.2.1. Khái niệm thanh tốn chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Thanh tốn chi phí BHYT là hình thức thanh tốn chi phí KCB trực tiếp

5


hay gián tiếp của tổ chức quản lý quỹ BHYT cho người có thẻ BHYT thơng qua

các thủ tục pháp lý do nhà nước quy định [9]
Thanh toán trực tiếp: là cơ quan BHYT thanh tốn trực tiếp chi phí KCB
cho người tham gia BHYT.
Thanh toán gián tiếp: là cơ quan BHYT chi trả chi phí KCB cho người
tham gia BHYT thông qua cơ sở KCB.
1.2.2. Các phương thức thanh tốn chi phí bảo hiểm y tế và ưu nhược điểm
Việc thanh tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực
hiện theo các phương thức sau đây:
+ Thanh toán theo định suất là thanh toán theo mức phí được xác định
trước theo phạm vi dịch vụ cho một đầu thẻ đăng ký tại cơ sở cung ứng
dịch vụ y tế trong một khoảng thời gian nhất định;
+ Thanh toán theo giá dịch vụ là thanh toán dựa trên chi phí của thuốc,
hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế được sử dụng cho
người bệnh;
+ Thanh toán theo trường hợp bệnh là thanh tốn theo chi phí khám bệnh,
chữa bệnh được xác định trước cho từng trường hợp theo chẩn đoán. [10]
a. Thanh toán theo định suất
Khái niệm:
Là phương thức mà cơ sở KCB được cơ quan BH trả trước một khoản
tiền nhất định theo định kỳ (trong thời gian từng năm) căn cứ theo số người có
thẻ bảo hiểm y tế đăng khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh đó. Số tiền trả
trước cho cơ sở y tế là số tiền bình qn tính trên đầu thẻ đăng ký [11].
Ưu điểm:
Tạo sự chủ đông cho cơ sở khám chữa bệnh trong việc sử dụng kinh phí
một các tiết kiệm và hiệu quả, tăng cường cơng tác chăm sóc sức khoẻ công

6


đồng, tích cực điều trị bệnh nhẹ nhằm giảm nguy cơ bệnh nặng. Tăng thu nhập

cho thầy thuốc thông qua việc sử dụng hiệu quả dịch vụ, hạn chế các dịch vụ
không cần thiết, giảm nhập viện không cần thiết... Chi phí hành chính của
phương thức này thấp, nhất là so với phương thức thanh tốn theo phí dịch vụ
[12].
Nhược điểm:
Có thể ảnh hưởng đến chất lượng điều trị do cơ sở y tế hạn chế sử dụng
dịch vụ, thuốc trong quá trình điều trị hay cho bệnh nhân ra viện quá sớm hoặc
chuyển bệnh nhân quá nhiều lên tuyến trên hay tìm cách thu thêm tiền của người
bệnh. Cần cơ sở dữ liệu và thông tin phức tạp, tốn kém; hạn chế sự thực hành
của bác sĩ; nguy cơ tài chính: khả năng giảm thu nhập nếu định suất khơng
tương ứng với chi phí.
b. Phương thức thanh tốn theo phí dịch vụ
Khái niệm:
Phương thức thanh tốn theo phí dịch vụ là phương thức mà cơ quan Bảo
hiểm thanh toán thực chi cho cơ sở KCB theo giá của mỗi loại dịch vụ kỹ thuật
và giá mỗi loại thuốc trong đợt điều trị của mỗi bệnh nhân. Cơ sở KCB phải có
biểu giá hoặc biểu lệ phí cụ thể theo từng khoản mục đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt [12].
Nguyên tắc thanh toán: thanh toán theo thực tế sử dụng dịch vụ cho người
bệnh dựa trên giá của các dịch vụ được thỏa thuận. Xét về thời gian sử dụng
dịch vụ và thanh tốn thì đây là phương thức thanh toán hồi cứu theo khối lượng
dịch vụ đã sử dụng [13].
Ưu điểm:
Có ưu điểm trong mơi trường cạnh tranh y tế là khuyến khích chất lượng
dịch vụ y tế đảm bảo được quyền lợi cho người bệnh tham gia BHYT. Tuy
nhiên, chỉ có hệ thống bệnh viện Nhà nước độc quyền trong KCB cho người

7



bệnh tham gia BHYT thì khơng có ưu điểm này. Xét trên góc độ cơ sở KCB,
phương thức thanh tốn này dễ áp dụng, dễ thanh toán với cơ quan quản một
quỹ BHYT và bệnh nhân BHYT [13].
Nhược điếm:
Nhược điểm lớn nhất của phương thức này là tình trạng gia tăng khơng
ngừng chi phí y tế, khuyến khích cơ sở y tế (người cung ứng dịch vụ) chỉ định
ngày càng nhiều các dịch vụ y tế không cần thiết hoặc chỉ định nhiều bệnh nhân
vào nôi trú, kéo dài ngày điều trị trong khi nhu cầu bệnh tật chưa thực sự cần
thiết [13].
c. Thanh toán theo trường hợp bệnh
Khái niệm:
Là phương thức được cơ quan Bảo hiểm thanh toán chi phí điều trị trọn
gói của mỗi bệnh nhân cho cơ sở khám chữa bệnh theo giá của nhóm bệnh chẩn
đốn đã quy định ở từng loại bệnh mà bệnh nhân đã được thầy thuốc chẩn đốn
và điều trị. Khơng xem xét và thanh toán cho dịch vụ đi kèm và sử dụng cho
người bệnh. Đây là phương thức trả trước và không căn cứ vào khối lượng dịch
vụ được sử dụng [12].
Ưu điểm:
Giảm ngày điều trị của bệnh nhân; thống nhất được chính sách “một giá
cho những dịch vụ giống nhau”; minh bạch và hợp lý cho các dịch vụ tại trung
tâm; thúc đẩy chuyên khoa hoá; giảm gia tăng chi phí của bệnh viện; phát triển
các cơ cấu mới cho khu vực bệnh nhân ngoại trú - các trung tâm cấp cứu, nghĩa
là tăng cơ hội cho các quy trình y tế đối với bệnh nhân ngoại trú [12].
Nhược điểm:
Khó khăn trong việc phân loại theo nhóm bệnh: khơng chính xác, nhằm
lẫn; thiếu dữ liệu chính xác để phân nhóm; khó xác định mức đơ nặng nhẹ trong
cùng nhóm; các Trung tâm Y tế thường xếp vào nhóm chẩn đốn có chi phí cao

8



hơn (hiện tượng đẩy nhóm- upcoding/creeping - cơ sở y tế cũng có thể tăng tối
đa thu nhập của họ bằng cách: yêu cầu cơ quan Bảo hiểm thanh toán các chẩn
đốn với mức chi phí cao hơn so với mức chẩn đoán thực tế trên bệnh nhân. Nếu
bảng chẩn đốn có nhiều cấp hạng khác nhau thì cơ sở y tế có thể chọn cấp hạng
cao nhất) [12].
1.3. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH BẢO HIỂM Y TẾ
1.3.1. Nội dung giám định bảo hiểm y tế
a. Nội dung giám định bảo hiểm y tế bao gồm:
Kiểm tra thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
Kiểm tra, đánh giá việc chỉ định điều trị, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư,
thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế cho người bệnh;
Kiểm tra, xác định chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
b. Việc giám định bảo hiểm y tế phải bảo đảm chính xác, cơng khai, minh bạch.
c. Tổ chức bảo hiểm y tế thực hiện việc giám định bảo hiểm y tế và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về kết quả giám định[14]
1.3.2. Phương pháp giám định theo tỷ lệ
a. Nội dung
Giám định theo tỷ lệ là việc lựa chọn ngẫu nhiên một tỷ lệ hồ sơ thanh
toán trong tổng số hồ sơ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán trong
mỗi kỳ quyết toán (sau đây gọi là mẫu giám định tỷ lệ) để thực hiện giám định,
kết quả giám định của mẫu được áp dụng cho toàn bộ hồ sơ đề nghị thanh toán
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong mỗi kỳ quyết toán.
Giám định theo tỷ lệ được áp dụng thực hiện để giám định thường kỳ,
theo chuyên đề hoặc trong các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất cơng tác khám
bệnh, chữa bệnh, thanh tốn, quyết tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT
[14].
b. Nguyên tắc thực hiện

9



Đảm bảo tính ngẫu nhiên, khách quan của mẫu được chọn, đại diện cho
toàn bộ hồ sơ đề nghị thanh toán của cơ sở KCB trong mỗi kỳ quyết toán.
Phù hợp với cách quản lý, lưu trữ hồ sơ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
(theo ngày, khoa phòng hoặc theo chẩn đốn chính).
Số lượng hồ sơ chọn vào mẫu tối thiểu bằng 30% tổng số hồ sơ, đồng thời
chi phí của các hồ sơ của mẫu chiếm từ 25% - 35% tổng chi phí đề nghị thanh
tốn trong kỳ.
Đối với các đợt giám định theo chuyên đề, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất,
tùy theo số lượng hồ sơ, thời gian kiểm tra, niên hạn kiểm tra, Đoàn Kiểm tra
thống nhất với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được kiểm tra, xác định số lượng hồ
sơ chọn mẫu để thống nhất tỷ lệ chọn mẫu. Mẫu hồ sơ được chọn trong đợt kiểm
tra không trùng lặp với hồ sơ đã được chọn giám định tập trung theo tỷ lệ trước
đó.
Mẫu xác định riêng cho hồ sơ thanh tốn ngoại trú và nội trú.
c. Quy trình giám định theo tỷ lệ
Bước 1: Chọn mẫu giám định tỷ lệ
Phòng Giám định BHYT thống kê, xác định số hồ sơ đề nghị thanh toán
sau khi loại trừ các hồ sơ từ chối thanh tốn tồn bộ hoặc các hồ sơ trùng lặp
thời gian điều trị làm căn cứ xác định phương pháp chọn mẫu và số lượng hồ sơ
cần chọn.
Bước 2: Xác định phương pháp chọn mẫu
Phương pháp 1: Chọn ngẫu nhiên theo ngày trong tháng
Căn cứ danh sách bệnh nhân ra viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để
chọn hồ sơ giám định theo ngày trong tháng tiếp nhận hồ sơ đề nghị thanh toán.
Sử dụng chức năng chọn ngẫu nhiên của phần mềm giám định để chọn hồ
sơ giám định đảm bảo đủ số lượng, chi phí.
Lập danh sách hồ sơ được chọn.


10


Phương pháp 2: Chọn ngẫu nhiên trong tổng số hồ sơ đề nghị thanh toán
Căn cứ danh sách bệnh nhân đề nghị thanh toán trong tháng, quý; sử
dụng chức năng chọn mẫu ngẫu nhiên của phần mềm giám định để chọn đủ số
lượng hồ sơ, chi phí theo nguyên tắc quy định tại Tiết c, Điểm 1.3, Khoản 1
Điều 3 Quyết định số 1456/QĐ-BHXH ngày 01 tháng 12 năm 2015.
Lập danh sách hồ sơ được chọn.
Phương pháp 3: Chọn ngẫu nhiên hồ sơ theo khoa
Lập danh sách thống kê số hồ sơ ra viện theo khoa;
Chọn lần lượt từng khoa, đảm bảo tối thiểu 30% hồ sơ mỗi khoa (có thể
chọn ngẫu nhiên theo ngày thanh toán ra viện của từng khoa).
Bước 3: Phịng Giám định BHYT thơng báo cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh số
lượng hồ sơ sẽ giám định theo tỷ lệ trong vòng 03 ngày làm việc trước khi tổ
chức giám định tập trung.
Bước 4: Trưởng nhóm giám định tập trung trực tiếp phối hợp với cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh chọn mẫu trong vòng 01 ngày làm việc trước khi tổ chức giám
định; sử dụng chức năng chọn mẫu của phần mềm giám định để lập danh sách
và xác nhận trên từng trang của danh sách hồ sơ trong mẫu, niêm phong hồ sơ
đã chọn. Trường hợp số lượng hồ sơ bệnh án cần giám định lớn, trưởng nhóm
giám định cung cấp danh sách tương ứng với số lượng hồ sơ rút được trong
ngày.
Bước 5: Xử lý kết quả giám định theo tỷ lệ
Xác định tỷ lệ sai sót trong mẫu
Tỷ lệ sai sót được tính riêng theo từng nhóm chi phí theo quy định của Bộ
Y tế. Tỷ lệ sai sót mỗi nhóm bằng số tiền sai sót của nhóm chia cho tổng chi phí
đề nghị thanh tốn của nhóm đó.
Ví dụ: Tỷ lệ sai sót của thuốc bằng tổng số tiền thuốc trên các hồ sơ sai số
lượng thuốc, chỉ định thuốc không hợp lý, khơng phù hợp với chẩn đốn, tình


11


trạng bệnh, sai quy chế chuyên môn, sai điều kiện chỉ định, sai về mức hưởng
đối với thuốc ... chia cho tổng số tiền thuốc của các hồ sơ trong mẫu.
Các trường hợp đề nghị thanh toán sai đơn giá, ngồi danh mục thanh
tốn BHYT khơng tính vào tỷ lệ sai sót trong mẫu mà giảm trừ trực tiếp trên
từng hồ sơ đề nghị thanh toán BHYT.
Xác định số tiền thanh tốn BHYT đối với hồ sơ cịn lại trong danh sách chọn
mẫu
Xác định tỷ lệ thanh tốn mỗi nhóm chi phí: bằng 1 trừ đi tỷ lệ sai sót của
nhóm đó;
Nhân tổng chi phí của từng nhóm chi phí trên từng hồ sơ còn lại trong
danh sách chọn mẫu với tỷ lệ thanh tốn của nhóm chi phí đó;
Nhân tổng số tiền đề nghị thanh toán với mức hưởng BHYT của từng hồ
sơ còn lại trong danh sách chọn mẫu.
d. Thời gian thực hiện
Chọn mẫu giám định được thực hiện vào đầu mỗi tháng đối với các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh có nhiều hồ sơ thanh tốn, cần giám định hằng tháng;
vào đầu mỗi quý đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quy mơ nhỏ.
e. Thực hiện giám định theo tỷ lệ tại Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dương
Trung tâm y tế ký hợp đồng với BHXH huyện Phú Giáo và áp dụng giám
định theo tỷ lệ trong thanh tốn chi phí KCB BHYT.
Hàng tháng, hàng quý BHXH căn cứ trên tổng số hồ sơ đề nghị thanh
tốn chi phí
BHYT của bệnh viện được nhập vào phần mềm HMS2.0.Trên phần mềm
HMS các giám định viên của BHXH nhặt ngẫu nhiên 30% trên tổng số hồ sơ đề
nghị thanh toán của bệnh viện theo ngày, theo khoa, và lấy được danh sách các

hồ sơ cần giám định. Hồ sơ “mẫu” này được lựa chọn có tính ngẫu nhiên, tính

12


đầy đủ, tính khách quan và tính đại diện cho tổng số hồ sơ được đề nghị thanh
tốn. Phía bệnh viện dựa trên danh sách các hồ sơ đề nghị giám định nhặt đủ số
lượng hồ sơ giám định và gửi BHXH thực hiện giám định.
Các giám định viên rà sốt và xác định các sai sót liệt kê danh sách các hồ
sơ có sai sót và số tiền giảm trừ gửi lại phía trung tâm.
Sau khoảng thời gian nhất định phía trung tâm phản hồi lại với bên giám
định BHXH và tiến hành xác định tỷ lệ sai sót.
Sau khi xác định được tỷ lệ sai sót BHXH tiến hành xuất tốn những hồ
sơ cịn lại trong mẫu theo tỷ lệ sai sót.
Trong giới hạn của đề tài. Đề tài chỉ nghiên cứu trên tỷ lệ sai sót của
những hồ sơ bệnh án được xác định là có sai sót cịn lại tổng số tiền xuất tốn
theo tỷ lệ thì đề tài khơng đề cập đến.
1.4. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THANH TỐN CHI PHÍ TIỀN
THUỐC, VTYT BẢO HIỂM Y TẾ
1.4.1. Khái niệm từ chối thanh toán
Từ chối thanh tốn chi phí tiền thuốc, VTYT do BHYT chi trả là loại bỏ
những khoản chi phí sai chế độ, sai mục đích, sai quy định ra khỏi báo cáo
quyết toán (đề nghị thanh toán) BHYT của cơ sở khám chữa bệnh.
1.4.2. Các lỗi dẫn đến thanh tốn chi phí tiền thuốc, VTYT thường gặp
Trong cơ cấu chi phí BHYT ở Việt Nam, chi phí về thuốc, vật tư y tế
chiếm trên 50% tổng số tiền chi trả khám, chữa bệnh BHYT. Chính vì vậy, vai
trị của việc quản lý giá thuốc, vật tư y tế trong khám, chữa bệnh BHYT rất quan
trọng, đây là vấn đề có tính cấp thiết cần thực hiện tốt hơn, đáp ứng yêu cầu
khám chữa bệnh đảm bảo quyền lợi người bệnh BHYT, nhất là trong bối cảnh
giá dịch vụ y tế được điều chỉnh tăng đã tác động rất lớn đến việc cân đối quỹ

BHYT. Tuy nhiên, trong q trình thanh tốn thì BHYT đã xác định được các
chi phí sai chế độ như:

13


+ Thông tin trên thẻ BHYT của người bệnh ghi tại biểu thanh tốn khơng
có trong cơ sở dữ liệu thẻ BHYT đã được cơ quan BHXH cung cấp cho cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh.
+ Sai nơi đăng ký KCB ban đầu
+ Thuốc, vật tư y tế, dịch vụ y tế ngồi danh mục hoặc khơng đủ điều kiện
thanh tốn theo quy định của Bộ Y tế [1]
+ Thuốc, vật tư y tế khơng có trong kết quả trúng thầu hoặc mua sắm
bằng các hình thức hợp pháp khác [1]
+ Thuốc, vật tư y tế đã kết cấu trong giá dịch vụ y tế
+ Giá thuốc thanh toán cao hơn giá hóa đơn mua thuốc tân dược, chế
phẩm y học cổ truyền hoặc giá thanh toán BHYT đối với vị thuốc, thuốc tự bào
chế
+ Thuốc, vật tư y tế, dịch vụ y tế được chỉ định điều trị, thực hiện bởi
người không đủ điều kiện theo quy định của 37/2015/TTLT-BYT-BTC
+ Tỷ lệ thanh tốn thuốc, dịch vụ y tế khơng đúng quy định về quyền lợi
được hưởng theo nhóm đối tượng tham gia BHYT [2]
+ Dịch vụ y tế không có trong danh mục được cấp có thẩm quyền phê
duyệt thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc được phê duyệt sai thẩm
quyền [1]
+ Dịch vụ y tế đề nghị thanh toán cao hơn giá quy định;
+ Thống kê số lượng dịch vụ kỹ thuật, ngày giường bệnh cao hơn mức tối
đa mà các khoa phịng có thể thực hiện.
+ Thanh toán ngày giường điều trị cho bệnh nhân chờ mổ phiên với số
ngày quá dài.

+ Không thanh toán riêng, tức là thuốc và vật tư y tế sử dụng trong gói rồi
nhưng vẫn đẩy dữ liệu lên cổng thơng tin BHXH thanh tốn.
+ Vượt tuyến, các đơn vị y tế xã không căn cứ Thông tư 40/2014/TT-BYT

14


ban hành danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh tốn của BHYT, dự trù
thuốc sai tuyến.
+ Ngồi danh mục phê duyệt. Thuốc đẩy lên cổng sai thông tin, sai quyết
định trúng thầu, sai tên, sai hàm lượng, sai đường dùng, SĐK, thuốc chưa kê
khai hoặc không kê khai trên Cục Quản lý Dược,… nên cổng thông tin BHXH
không nhận dạng được dữ liệu của đơn vị
+ Ngoài ra cịn các lỗi như lệch giá, lệch dư (NXT), khơng kê khai, thống
kê sai…
1.4.3. Thực trạng thanh toán BHYT
Hiện nay, chi phí cho tiền thuốc, VTYT đang chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng chi phí y tế nói chung và chi phí khám chữa bệnh nói riêng. Chi phí thuốc,
VTYT cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm
y tế (BHYT), năm 2015 - 2016, tỷ trọng tiền thuốc tại trung tâm chiếm khoảng
trên 60%, đến năm 2017 là 48,7% tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT [10].
Do vậy, việc quản lý việc cung ứng, sử dụng, thanh tốn chi phí thuốc,
VTYT có vai trò hết sức quan trọng nhằm đảm bảo quyền của người dân được
sử dụng thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý và an toàn, phù hợp với cơ cấu bệnh
tật và từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với khả
năng chi trả của quỹ BHYT, đảm bảo quyền lợi của người bệnh BHYT.
Việc thanh tốn chi phí tiền thuốc, VTYT BHYT địi hỏi phải có sự song
hành giữa Trung tâm và giám định viên. Người giám định thực hiện theo quy
định của Bộ Y tế, trong khi các bệnh viện nhân lực cịn thiếu, nên đơi khi chưa
cập nhật đầy đủ những quy định của Bộ.

Ví dụ, một số thuốc sử dụng khơng đúng quy định như thuốc ngồi danh
mục, sử dụng thuốc vượt quá 20% quy định của Bộ Y tế về đấu thầu, định danh
dịch vụ kỹ thuật, chọn giá không đúng quy định; công suất sử dụng con người
(chẳng hạn: một kỹ thuật viên đông y, theo quy định thì xoa bóp, bấm huyện cho

15


bệnh nhân trong thời gian 45 phút, mỗi ngày 8 tiếng đồng hồ làm được bao
nhiêu bệnh nhân đã có lượng định, nhưng nếu ngày nào làm nhiều hơn số bệnh
nhân quy định thì số vượt sẽ từ chối thanh toán); thuốc vượt giá kê khai (đấu
thầu cung ứng thuốc giá 10 đồng, nhưng giá kê khai chỉ 8 đồng, thì sẽ bị xuất
tốn 2 đồng); một số chỉ định cận lâm sàng của bác sĩ điều trị không hợp lý nên
cũng bị từ chối thanh toán. Một số trường hợp bệnh nhân nhập viện, qua thăm
khám, bác sĩ chẩn đốn người bệnh bị u não, song để biết chính xác thì phải tiến
hành chụp hình ảnh. Nhưng phía bảo hiểm quy định kết quả chụp CT.Scanner
phải dương tính (bị u não) thì bảo hiểm mới thanh tốn, nếu chụp mà bệnh nhân
khơng bị u não thì bệnh viện phải tự bỏ tiền. Đây là điều rất vô lý, gây khó khăn
trong cơng tác khám chữa bệnh cho người dân.
Theo quy định, bảo hiểm y tế chỉ thanh toán đối với những trường hợp
phim chụp X-quang do bác sĩ chuyên khoa X-quang, bác sĩ chẩn đốn hình ảnh
hoặc bác sĩ đa khoa nhưng phải có chứng chỉ hành nghề X-quang (theo Thông tư
41 của Bộ Y tế) Nhưng để bác sĩ được cấp chứng chỉ hành nghề thì phải có thời
gian thực hành do đó cũng là những bất cập trong việc đủ điều kiện đọc và ký
kết quả.
Trong khi đó, đa số các bệnh viện tuyến huyện khơng có bác sĩ X-quang
và chẩn đốn hình ảnh. Hiện Thơng tư 31 của Bộ Y tế quy định bảo hiểm y tế
chỉ thanh toán đối với trường hợp thuốc được dùng theo phác đồ của Bộ Y tế.
Qua thực tế triển khai, đa số các Trung tâm Y tế chỉ định theo phác đồ
điều trị của bệnh viện tuyến trên hoặc các phác đồ điều trị riêng của Trung tâm

Y tế vì phác đồ chung khơng cịn phù hợp tuy nhiên đa số là bị từ chối thanh
toán. Đây là bất cập mà các Trung tâm Y tế cũng đã có ý kiến lên Bộ Y tế.
1.4.4. Các căn cứ để thanh tốn chi phí thuốc, VTYT
Thơng tư số 27/2013/TT-BYT ngày 18 tháng 09 năm 2013 của Bộ Y tế
ban hành danh mục vật tư y tế thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT.

16


Thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế
ban hành hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh
toán của quỹ bảo hiểm y tế.
Thông tư liên tịch số số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm
2014 của Liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện BHYT.
Thơng tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29 tháng 10 năm
2015 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh. Bảo hiểm y tế giữa các trung tâm y tế cùng hạng trên tồn quốc.
Thơng tư 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Y tế Quy
định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến
khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Thông tư 05/2015/TT-BYT ngày 17 tháng 03 năm 2015 của Bộ Y tế về
Ban hành danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ
truyền thuộc phạm vi thanh tốn của quỹ bảo hiểm y tế.
Thơng tư số 18/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ trưởng
Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định Danh mục kỹ thuật, danh mục vật tư y tế
dùng trong phục hồi chức năng và việc chi trả chi phí phục hồi chức năng ban
ngày thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế.
Thông tư số 35/2016/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành danh mục và tỷ lệ,
điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng
của người tham gia bảo hiểm y tế.

Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ Y tế
quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh.
Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26 tháng 12 năm 2014 quy định việc
phân loại phẫu thuật, thủ thuật theo từng chuyên ngành và định mức nhân lực
trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật.

17


×