Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN ĐỊA LÝ HỌC LỊCH SỬ ĐỀ TÀI: PHỐ CỔ HỘI AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.57 KB, 19 trang )

TRƯỜNG …………………………………………
KHOA ………………………………….
---------------

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN ĐỊA LÝ HỌC LỊCH SỬ
ĐỀ TÀI: PHỐ CỔ HỘI AN

GV hướng dẫn:
Họ và tên:
Mã SV :


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Phố cổ Hội An là một thị xã cổ của người Việt, nằm ở vùng hạ lưu ngã ba
sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố
Đà Nẵng khoảng 30km về phía nam.
Lịch sử của mảnh đất Hội An là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử cánh
mạng và văn hóa, được kết tinh qua nhiều thời đại. Hội An từng được biết đến
trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo,
Hoài Phố và Hội An. Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở
Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như ngun vẹn hơn một
nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ
tộc, giếng cổ, mộ cổ... Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của
Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hố với các nước phương Đơng
và phương Tây. Trải qua nhiều thế kỷ, những phong tục tập quán, nghi lễ, sinh
hoạt văn hố, tín ngưỡng cũng như các món ăn truyền thống vẫn lưu giữ, bảo
tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ. Kể từ khi được UNESCO công nhận
là Di sản thế giới (năm 1999), Hội An trở thành địa điểm thu hút đông đảo khách


du lịch trong và ngồi nước.
Khu đơ thi cổ kính hơn 400 năm này đã trải qua những thăng trầm lịch sử
trong quá khứ, vị trí và đặc điểm địa lý với nhiều yếu tố riêng biệt kết hợp tạo
nên những biến động xoay chuyển cả một vùng đất trong nhiều thế kỷ. Hội An
vì thế từ trước đến nay vẫn ln chiếm được nhiều chú ý khi nghiên cứu và phân
tích q trình và đặc điểm phát triển. Dưới góc độ địa lý học lịch sử, tiểu luận
của em xin tìm hiểu về Phố cổ Hội An.

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỘI AN
1.1. Thời kỳ tiền Hội An
Mặc dù địa danh "Hội An" được cho rằng xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ
16, nhưng vùng đất xung quanh đô thị này đã có một lịch sử rất lâu đời. Trong
suốt thời kỳ "tiền Hội An", nơi đây từng tồn tại hai nền văn hóa lớn, đó là văn
hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa. Di chỉ đầu tiên của văn hóa Sa Huỳnh là
phố Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi bị cát vùi lấp, được các nhà khảo cổ người Pháp
phát hiện. Năm 1937, nữ học giả Madeleine Colani chính thức xác nhận đây là
một nền văn hóa. Chỉ riêng trong khu vực thành phố Hội An đã phát hiện được
hơn 50 địa điểm là di tích của nền văn hóa này, phần lớn tập trung ở những cồn
cát ven sông Thu Bồn cũ. Đặc biệt, sự phát hiện hai loại tiền đồng Trung Quốc
thời Hán, những hiện vật sắt kiểu Tây Hán... đã minh chứng ngay từ đầu Công
nguyên, nơi đây đã bắt đầu có những giao dịch ngoại thương. Một đặc điểm
khác có thể nhận thấy là khu vực Hội An khơng có những dấu tích của thời kỳ
đầu và giữa, nhưng mảnh đất nơi đây đã từng tồn tại và có sự phát triển rực rỡ
nền văn hóa Sa Huỳnh muộn.
Tiếp sau nền văn hóa Sa Huỳnh, suốt từ thế kỷ 2 đến đến thế kỷ 15, một dải
đất miền trung Việt Nam nằm dưới sự thống trị của vương quốc Chăm Pa.

Những di tích đặc trưng của nền văn hóa này là các nhóm điện thờ đạo Hindu
phân bổ dọc từ miền Trung tới miền Nam, và một trong những trung tâm đó nằm
ở lưu vực con sơng Thu Bồn. Ở đây, có thể thấy một thủ phủ mang tính chính trị
tại Trà Kiệu và một trung trung tâm mang tính tơn giáo nằm tại Sởn Mi. Những
dấu tích đền tháp Chăm cịn lại, những giếng nước Chăm, những pho tượng
Chăm, những di vật của người Đại Việt, Trung Hoa, Trung Đông thế kỷ 2 - 14
làm sáng tỏ giả thuyết nơi đây từng có một Lâm Ấp Phố với một cảng biển là
Đại Chiêm phát triển hưng thịnh. Nhiều thư tịch cổ ghi nhận trong một thời gian
khá dài, Chiêm cảng - Lâm Ấp Phố đóng một vai trị quan trọng trong việc tạo
4


nên sự phồn vinh của kinh thành Trà Kiệu và khu di tích đền tháp Mỹ Sơn 1. Trải
qua nhiều cuộc chiến tranh, vương quốc Chăm Pa bị Đại Việt đẩy dần về phía
Nam. Năm 1471, thủ phủ cuối cùng của Chăm Pa ở Bầu Giá, Bình Định ngày
nay, bị nhà Lê chiếm. Vùng đất Hội An trở thành lãnh thổ của Đại Việt từ đó,
nhưng phải về sau nơi đây mới phát triển thành một khu vực thương mại. Hội
An được hình thành dựa trên sự kế thừa cảng biển của người Chăm và người
Việt bắt đầu tới đây từ thế kỷ 15. Đó là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của
đô thị Hội An.
1.2. Sự ra đời và phát triển phồn vinh của thương
cảng Hội An
Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ 16, thời kỳ Việt Nam nằm dưới
sự trị vì của nhà Lê. Vào năm 1527, Mạc Đăng Dung giành ngôi nhà Lê, vùng
Đông Kinh thuộc quyền cai quản của nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim nhân
danh nhà Lê tập hợp binh sĩ chống lại nhà Mạc. Sau khi Nguyễn Kim chết năm,
người con rể Trịnh Kiểm nắm giữ quyền hành, dòng họ Nguyễn Kim bị lấn át.
Năm 1558, người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và
một số binh lính lui về cố thủ ở vùng Thuận Hóa và từ sau năm 1570, Nguyễn
Hồng tiếp tục nắm quyền trấn thủ Quảng Nam. Cùng với con trai là Nguyễn

Phúc Nguyên, Nguyễn Hoàng xây dựng thành lũy, ra sức phát triển kinh tế Đàng
Trong, mở rộng giao thương bn bán với nước ngồi và Hội An trở thành
thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời kỳ đó.
Về tên gọi Hội An. Theo người phương Tây xưa kia gọi Hội An là Faifo, có
nghĩa là đơ thị/phố bn bán có cảng. Nhưng đây chỉ là một cách gọi, khơng
được coi là chính thức mà Hồi Phố mới là tên gọi chính trước tên Hội An được
sử dụng2.

1 Lê Tuấn Anh (2008), Di sản thế giới ở Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa
Thơng tin, tr.116.
2 Nguồn bài viết: (Nhi, n.d.)

5


Thế kỷ 17, trong khi vẫn tiếp tục cuộc chiến với chúa Trịnh ở miền Bắc,
chúa Nguyễn không ngừng khai phá miền Nam, lấn chiếm lãnh thổ của người
Chăm. Trên những vùng đất do chúa Nguyễn cai quản, có những khu phố nước
ngồi hình thành dựa trên một số luật lệ nhằm bảo hộ cho các hoạt động thương
mại của người ngoại quốc. Vào năm 1567, triều đình nhà Minh của Trung Quốc
từ bỏ chủ trương bế quan tỏa cảng, cho thuyền buôn vượt biển giao thương với
các quốc gia vùng Đông Nam Á, nhưng vẫn cấm xuất khẩu một số nguyên liệu
quan trọng sang Nhật Bản. Điều này đã bắt buộc Mạc phủ Toyotomi rồi Mạc
phủ Tokugawa cấp phép cho các thuyền buôn Châu Ấn sang mở rộng quan hệ
thông thương với Đông Nam Á và mua lại hàng hóa Trung Quốc từ các quốc gia
đó. Những con tàu Châu Ấn bắt đầu xuất dương từ năm 1604 dưới thời Mặc phủ
Tokugawa, cho tới năm 1635, khi chính sách đóng cửa được ban bố, đã có ít
nhất 356 con tàu Châu Ấn ra đời. Nơi thuyền Châu Ấn đi qua nhiều nhất chính
là cảng Hội An. Trong vịng 30 năm, 75 con tàu Châu Ấn đã cập cảng nơi đây,
so với 37 con tàu cập bến Đông Kinh, khu vực do chúa Trịnh cai trị. Các thương

nhân người Nhật khi đó tới bán những đồ đồng, tiền đồng, sắt, đồ gia dụng... và
mua lại đường, tơ lụa, trầm hương...
Khoảng năm 1617, phố Nhật Bản ở Hội An được hình thành và phát triển
cực thịnh trong đầu thế kỷ 17. Qua bức họa Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ
của Chaya Shinroku, có thể thấy khu phố người Nhật với những cơng trình kết
cấu gỗ hai, ba tầng. Thuyền trưởng người Hà Lan Delft Haven ghi lại năm 1651,
Hội An khi đó có khoảng 60 căn nhà của người Nhật nơi dọc bờ sông, nhà cửa
xây bằng đá để tránh hỏa hoạn, nằm sát vách nhau. Nhưng khoảng thời gian tiếp
sau, do chính sách bế quan của Mạc phủ Tokugawa cũng những chính sách đàn
áp người Nhật Cơng giáo của chúa Nguyễn, khu phố Nhật ở Hội An dần bị lu
mờ. Mặc dù vẫn còn một số nhỏ người Nhật định cư lại đây nhưng người Hoa
dần thay thế vai trị của người Nhật trong việc bn bán.
Khác với người Nhật, những người Hoa biết đến Hội An từ rất sớm, ngày
từ thời vùng đất này còn thuộc về vương quốc Chăm Pa. Đến thời kỳ người Việt
6


thay thế người Chăm, những thương nhân Trung Hoa vẫn tiếp tục tới bn bán
vì các tỉnh miền Nam của Trung Quốc rất cần các mặt hàng muối, vàng, quế...
Mặc dù vậy, trong suốt thời kỳ tiền Hội An, người Hoa chỉ tới buôn bán rồi trở
về, không ở lại định cư, lập phố xá3. Phải sau loạn Minh Thanh xảy ra khoảng
giữa thế kỷ 17, đặc biệt sau khi nhà Minh bị thất thủ, rất nhiều người Hoa di cư
tới Trung Bộ Việt Nam và xây dựng nên nhiều cộng đồng Minh Hương Xã. Tại
Hội An, người Hoa tới lưu trú ngày một nhiều và thế chân người Nhật nắm
quyền bn bán. Cảng thị Hội An khi đó là nơi tập trung nhiều nhất hàng hóa
ngoại quốc. Khu phố dọc bờ sông, được gọi khu Đại Đường, kéo dài 3, 4 dặm.
Các cửa hàng hai bên phố không khi nào rảnh rỗi. Dân cư ở đây phần lớn là
người Phúc Kiến, mọi người ăn vận theo trang phục của nhà Minh. Nhiều người
Trung Quốc tới định cư để buôn bán đã kết hôn với những phụ nữ bản địa.
1.3. Thời kỳ suy vong của thương cảng Hội An

Thế kỷ 18, khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn diễn ra ở miền Nam, chúa Trịnh
đánh chiếm Quảng Nam dinh năm 1775, cảng thị Hội An rơi vào cảnh chiến
tranh loạn lạc. Sau khi chiếm được Hội An, quân Trịnh đã triệt phá những nhà
cửa thuộc khu vực thương mại, chỉ để lại các cơng trình tín ngưỡng. Nhiều nhân
vật quan trọng của dòng họ Nguyễn cùng những thương gia người Hoa giàu có
đã di cư vào miền Nam, mang theo của cải và lập nghiệp tại Sài Gòn - Chợ Lớn,
để lại một Hội An điêu tàn, đổ nát. Năm 1778, một người Anh Charles Chapman
đi qua đây sau thời Tây Sơn đã ghi lại: "Khi tới Hội An, thành phố lớn này
chẳng còn lại là bao những khu phố được quy hoạch quy củ với những ngôi nhà
xây bằng gạch, đường lát đá mà chỉ thấy một cảnh hoang tàn làm cho ta cảm
thấy xót xa. Trời ơi, những cơng trình ấy bây giờ chỉ cịn đọng lại trong ký ức
mà thôi." Khoảng 5 năm sau, cảng thị Hội An mới dần dần hồi sinh, hoạt động
thương mại được phục hồi nhưng không được như trước. Người Việt cùng người
Hoa cùng xây lại thành phố từ những đống đổ nát cũ, những ngôi nhà mới mọc

3 Nguyễn Văn Xuân (2008), Hội An, Đà Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr.20, 24.

7


lên theo kiến trúc của họ và vơ tình, dấu vết của khu phố Nhật Bản đã bị xóa đi
mãi mãi.
Thế kỷ 19, cửa sông Cửa Đại ngày càng bị thu hẹp lại và con sơng Cổ Cị
cũng bị phù sa bồi lấp, khiến các thuyền lớn khơng cịn ghé được cảng Hội An.
Bên cạnh đó, triều đình nhà Nguyễn cũng thực hiện chính sách đóng cửa, hạn
chế quan hệ với nước ngoài, đặc biệt các quốc gia phương Tây. Từ đó, Hội An
dần suy thối, mất đi vị thế cảng thị quốc tế quan trọng. Mặc dù vậy, với vai trò
một trung tâm thương nghiệp lớn, thành phố vẫn được phát triển, những con
đường mới về phía Nam dịng sông được xây dựng và các khu phố được mở
rộng thêm.4 Năm Minh Mạng thứ 5, nhà vua có qua Hội An, nhận thấy nơi đây

khơng cịn sầm uất như xưa, nhưng vẫn hưng thịnh hơn các thị trấn khác của
người Việt. Năm 1888, khi Đà Nẵng trở thành nhượng địa của Pháp, nhiều
người Hoa tới đó để bỏ vốn lập các cơ sở vận tải, thương mại, một số khác tiếp
tục duy trì hoạt động kinh doanh ở cả Hội An và Đà Nẵng. Nhưng do giao thông
đường thủy ngày càng trở nên khó khăn, cùng với chính sách phát triển Đà Nẵng
của người Pháp, hoạt động thương nghiệp ở Hội An dần bị đình trệ. Mặc dù vậy,
phần lớn các kiến trúc nhà ở trong khu phố cổ, các hội qn cịn lại đến ngày
nay đều có hình dáng được tạo nên từ giai đoạn này.
Đầu thế kỷ 20, tuy mất đi vai trò cảng thị quan trọng, hoạt động buôn bán ở
Hội An chưa khi nào chấm dứt và nơi đây vẫn là thị xã, thủ phủ của tỉnh Quảng
Nam. Khi tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được thành lập vào năm 1976, thành phố
Đà Nẵng trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới, Hội An rơi vào một thời kỳ bị qn lãng.
Chính nhờ sự thay đổi vai trị trong lịch sử, cộng với nhiều yếu tố khác nên Hội
An đã may mắn tránh được sự biến dạng của q trình đơ thị hóa mạnh mẽ ở
Việt Nam trong thế kỷ 20.5 Từ thập niên 1980, Hội An bắt đầu nhận được sự chú
ý của các học giả Việt Nam, Nhật Bản và phương Tây. Tại kỳ họp lần thứ 23 từ
4 Nguyễn Phước Tương (2004), Hội An - Di sản thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà
xuất bản Văn nghệ, tr.32, 33.
5 Nguyễn Thế Thiên Trang (2001), Hội An - Di sản thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh:
Nhà xuất bản Trẻ, tr.15.

8


29 tháng 11 đến 4 tháng 12 năm 1999 ở Marrakech, Tổ chức Giáo dục Khoa học
và Văn hóa Liên Hợp Quốc đã ghi tên Hội An vào danh sách các di sản thế giới.
Đô thị cổ Hội An dần phồn vinh trở lại nhờ những hoạt động du lịch.
1.4.Hoàn cảnh chi tiết dẫn đến sự suy vong của
thương cảng Hội An phồn thịnh
Lúc Hội An đang là một đô thị- thương cảng hưng thịnh cũng là thời kỳ tư

bản Phương Tây trên lộ trình bành trướng sang Viễn Đơng. Nhiều thế lực tư bản
bắt đầu dịm ngó, thèm muốn có được chân đứng tại Đà Nẵng và Cù Lao Chàm.
Năm 1613 và 1695, Công ty Đông Ấn của Anh đã cử người đến Hội An điều tra
về các điều kiện thương mại, xin các chúa Nguyễn lập phố buôn và một đảo để
sửa chữa tàu thuyền, nhưng các cuộc giao thương này thất bại.
Những biến cố của thời cuộc bắt đầu xảy ra vào nửa cuối thế kỷ XVIII làm
cho thương cảng Hội An chững lại trên đường phát triển và suy thoái dần. Anh
em Nguyễn Huệ dấy binh khởi nghĩa chống lại vương triều nhà Nguyễn, lập nên
triều Tây Sơn. Cuộc chiến giữa vương triều Nguyễn (do Nguyễn Ánh đứng đầu)
với nhà Tây Sơn tiếp diễn triền miên, mà vùng Quảng Nam là một trong những
chiến trường trọng điểm. Bên cạnh đó, cuộc giao tranh giữa quân Tây Sơn và
quân Trịnh ở Đàng Ngoài diễn ra ngày càng khốc liệt, đỉnh điểm là vào năm
1775, quân Trịnh đã tràn vào tàn phá dữ dội, làm cho thương cảng Hội An
ngưng trệ mọi hoạt động; nhà cửa, phố xá đổ nát hoang tàn. Sau khi quân Trịnh
rút về Đàng Ngoài, nhà Tây Sơn phải dốc sức khắc phục hậu quả của chiến tranh
và dần dần phục hồi nền kinh tế thương nghiệp, làm cho nền ngoại thương hàng
hải ở cảng thị Hội An có những hồi sinh nhất định. Tuy khơng giữ vai trị cốt
yếu ở Đàng Trong như trước song Hội An vẫn được sử dụng làm nơi hội tụ để
đổi trao hàng hóa, sản vật giữa thuyền buôn các nước.
Đầu thế kỷ XIX, Nguyễn Ánh tiêu diệt được nhà Tây Sơn, thâu tóm lại
quyền bính, lập nên vương triều nhà Nguyễn. Nhiều lần người Anh và người
Pháp đến nghiên cứu kỹ các điều kiện và xin được mở mang giao thương, muốn
các vua chúa nhà Nguyễn nhượng cho Đà Nẵng và Cù lao Chàm để làm đặc khu
9


thương mại và dịch vụ hậu cần hàng hải tầm cỡ quốc tế. Nhưng vì thời thế rối
ren cùng với chính sách bế quan tỏa cảng, cửa đóng then cài của các vua triều
Nguyễn nên các cuộc thương thuyết đều bất thành. Người Anh phải chuyển
hướng sang Trung Quốc, gây ra cuộc chiến tranh nha phiến để chiếm Hồng

Công suốt 100 năm. Người Pháp sau đó cũng nổ súng tấn công vào Đà Nẵng để
mở đầu cho cuộc vũ trang xâm lược Việt Nam, tập trung cho chính sách khai
thác thuộc địa, không chú ý mở mang phát triển kinh tế thương nghiệp.
Bên cạnh việc đô thị bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh và những rối ren
của thời cuộc, giai đoạn này, Hội An còn bị một số yếu tố bất lợi của tự nhiên tác
động. Hệ thống sông nước biến động dữ dội, Cửa Đại di chuyển vị trí thường
xun, ngày càng nơng và có xu hướng hẹp dần theo thời gian, làm cho các
thương thuyền có trọng tải lớn khó có thể vào ra. Trong khi đó, sơng Cổ Cị bị
bồi lấp nhiều đoạn và chỉ còn là những chấm dải lờ mờ trong bản đồ người Pháp
vẽ về Hội An vào năm 1893, làm cho sự thông thương giữa Hội An và cảng Đà
Nẵng bị ách tắc.
Do vậy, Hội An gần như nằm trong thế cơ lập trong khi khối lượng hàng
hóa vẫn cịn phong phú, dồi dào. Lúc này, tàu lớn chỉ vào được cửa Hàn- Đà
Nẵng và đợi nhận hàng. Trước tình hình đó, Phịng Thương Mại Đà Nẵng (lúc
này đã do người Pháp nắm giữ ) đưa ra hai phương án nhằm duy trì giao thơng
thương mại với Hội An: Phương án 1 là nạo vét sơng Cổ Cị và một số tuyến
sông khác; phương án 2 là xây dựng tuyến đường sắt Đà Nẵng- Hội An. Sau khi
tính tốn kỹ lưỡng, phương án 2 đã được lựa chọn thực hiện. Thế là từ năm
1904, tuyến đường sắt Decauville dài gần 30 km nối liền Đà Nẵng- Hội An đã
hồn thành, góp phần chuyển vận hàng hóa và sau đó là hành khách giữa hai đô
thị. Hội An gắng gượng giữ vị trí lịch sử của mình trên trường quốc tế. Nhưng
rồi, năm 1916, một cơn bão lớn đổ bộ, vùi lấp và quét hỏng nhiều đoạn đường
ray, tuyến đường sắt này đã khơng cịn hoạt động nữa, làm tắt ánh hào quang
cuối cùng của thương cảng Hội An.
10


Khu trung tâm thương mại Hội An với thương cảng san sát tàu thuyền, phố
xá sầm uất chất ngất hàng hố đi vào q khứ để chuyển giao vai trị lại cho Đà
Nẵng- một “cảng thị cơ khí” đang vươn lên.


CHƯƠNG 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
HỘI AN
2.1. Vị trí địa lý của Hội An
Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích tự nhiên 61,71
km2, nằm bên bờ Bắc hạ lưu sơng Thu Bồn, ở vị trí địa lý từ 15 o15’26” đến 15
o

55’15” vĩ độ Bắc và từ 108 o17’08” đến 108 o23’10” kinh độ Đông; cách quốc lộ

1A khoảng 9 km về phía Đơng, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Đơng
Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Đơng Bắc 6. Phần đất liền
của thành phố có diện tích 46,22 km2 (chiếm 74,9% tổng diện tích tự nhiên tồn
thành phố), có hình thể gần giống như một hình thang cân, đáy là phía Nam giáp
huyện Duy Xuyên với ranh giới chung là sơng Thu Bồn, phía Tây và phía Bắc
giáp huyện Điện Bàn, phía Đơng giáp biển với bờ biển dài 7 km. Hạt nhân trung
tâm đô thị Hội An là các phường Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phơ; trong đó có
Khu phố cổ rộng chừng 5km2 đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa
Thế giới (ngày 04/12/1999).
Khu đơ thị cổ Hội An nằm gần cửa sông Thu Bồn, con sông lớn nhất của
tỉnh Quảng Nam. Mặc dù vậy, ngày nay từ trung tâm thành phố tới đến cửa sông
cũng khơng cịn gần lắm. Hạ lưu sơng Thu Bồn khi đổ ra biển Đông được chia
thành nhiều nhánh. Nhánh tiếp xúc với khu phố cổ mang tên sông Hội An, còn
dòng chảy giữa hai cồn Cẩm Nam và Cẩm Kim là dịng chính của sơng Thu
Bồn.7Trên những bản đồ cổ thế kỷ 17, 18, Hội An nằm trên bờ Bắc của sơng Thu
6 Phịng Văn hóa thơng tin Hội An. (2015, 12 01). Địa lý tự nhiên. Được truy lục từ hoian.gov.vn:
/>7 Fukukawa Yuichi; Nhiều tác giả (2006), “Kiến trúc phố cổ Hội An - Việt Nam”, Viện
nghiên cứu Văn hóa Quốc tế Trường đại học nữ Chiêu Hịa, Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới,
tr.1


11


Bồn, thông với biển Đông bẳng cửa Đại Chiêm và một dịng sơng nối với cửa
Đại của Đà Nẵng, phía ngồi là một doi cát rộng. Dấu vết dịng sơng nối liền
Hội An với biển Cửa Hàn có thể xác định là con sơng Cổ Cị - Đế Võng ngày
nay. Trên thủy trình cổ này đã từng tìm thấy nhiều lơ tàu, mỏ neo bị chơn vùi
trong lịng đất8.
2.2. Ưu điểm và hạn chế vị trí địa lý của Hội An
2.2.1. Ưu điểm
Vị trí địa lý của Hội An có lợi thế rất lớn khi nằm gần sân bay Chu Lai của
Quảng Nam và cảng hàng không quốc tế hiện đại Đà Nẵng, Hội An cịn có một
ưu thế đặc biệt với vị trí nằm trên “Con đường di sản văn hóa miền Trung” bao
gồm: Hội An- Mỹ Sơn- Huế. Đây được xem là điều kiện khách quan thuận lợi
giúp Hội An thu hút được một lượng lớn khách du lịch trong và ngồi nước.
Vị trí tiếp giáp biển Đơng và cụm đảo Cù Lao Chàm- Khu dự trữ sinh
quyển thế giới đã tạo cho Hội An có thêm lợi thế về khai thác du lịch biển đảo.
Các bãi biển An Bàng, Cửa Đại cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3 km về
phía Đơng được bình chọn xếp hạng trong danh sách 50 bãi biển đẹp nhất trên
thế giới. Đặc biệt, 7 km bờ biển Hội An nằm trên trục con đường biển “5 sao”
nối từ phía Nam hầm đèo Hải Vân (Đà Nẵng), dọc theo vành đai bờ biển Liên
Chiểu- Thuận Phước, qua bán đảo Sơn Trà và xuôi theo bãi biển Non Nước về
phố cổ Hội An. Và trong tương lai gần sẽ kết nối với các vùng ven biển phía
Nam dọc theo dịng Trường Giang vào đến Quảng Ngãi.
Ngồi ra, Hội An cịn nằm trong chuỗi đô thị ven biển dài hơn 500 km
vùng duyên hải miền Trung, là cơ sở quan trọng để thiết lập và mở rộng các liên
kết kinh tế giữa các địa phương trong vùng. Khu vực lân cận Hội An đã và đang
hình thành các khu kinh tế, khu cảng phi thuế quan, các khu đô thị mới với quy
mô lớn. Phía Bắc có khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cơ gắn liền với Di sản văn
hóa thế giới kinh thành Huế, thành phố Đà Nẵng đang được đô thị hóa nhanh và

8 Hồng Minh Nhân (2001), Hội An - Di sản văn hóa thế giới, Hà Nội: Nhà xuất bản
Thanh Niên, tr.393

12


đóng vai trị động lực của khu vực. Phía Nam có cảng Kỳ Hà, khu kinh tế mở
Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quất. Các khu kinh tế và đô thị này đều có cảng
nước sâu, hệ thống giao thơng đường bộ và đường hàng khơng thuận lợi.
Với vị trí địa lý và quan hệ liên vùng, thành phố Hội An là trọng tâm của
cụm động lực phía Bắc vùng Đơng của tỉnh Quảng Nam, có quan hệ mật thiết
với thành phố Đà Nẵng- vừa là đô thị lớn nhất Miền Trung, vừa là một trong
những trung tâm kinh tế lớn của cả nước; là điểm đầu tuyến của hành lang Bắc
trong chiến lược kết nối phát triển Vùng Đông- Vùng Tây tỉnh Quảng Nam,
cùng với Đà Nẵng kết nối Đông Tây theo trục Quốc lộ 14B qua cửa khẩu Nam
Giang của hành lang kinh tế EWEC2 và vùng kinh tế Tây Nguyên theo đường
Hồ Chí Minh. Về đối nội, Hội An nằm trong Cụm động lực phát triển số 1 của
Quảng Nam, là vùng giao thoa giữa Hành lang phát triển Bắc Quảng Nam (kết
nối Vùng Đông Quảng Nam với các huyện Tây Bắc (Đông Giang, Nam Giang,
Tây Giang) tương đối dồi dào tài nguyên, nguyên liệu) với Vệt ven biển Quảng
Nam9.
2.2.2. Hạn chế
Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão lụt, bình quân mỗi năm, nơi
đây phải nhận từ 2 - 3 trận lụt và cũng chừng ấy cơn bão lớn, nhỏ. Ngoài ra,
nhiều yếu tố bất lợi từ khí hậu khắc nghiệt của miền Trung: nắng - nóng - ẩm,
cùng với hỏa hoạn và mối mọt, là những mối hiểm họa thường xuyên, không thể
tránh khỏi, là những thách thức hàng đầu đối với sự tồn tại của quần thể khu phố
cổ đa phần là các ngơi nhà, di tích bằng gỗ - trên dưới 100 năm tuổi, nằm trên
một nền địa chất không ổn định.
Sự chuyển đổi, bồi lấp của các dịng sơng, dịng chảy cịn là ngun nhân

gây ra ơ nhiễm mơi trường trầm trọng vào mùa khô; gây sạt lở bờ sông, đe dọa
đến các làng quê, làng nghề truyền thống nằm ven các tuyến sông và ngay cả đối
với Khu phố cổ.
9 Phịng Văn hóa thơng tin Hội An. (2015, 12 01). Địa lý tự nhiên. Được truy lục từ hoian.gov.vn:
/>
13


2.3. Kinh tế của thành phố Hội An
Hội An là mảnh đất có vị trí địa lý thuận lợi, vì thế từ rất sớm, hoạt động
giao thương, buôn bán nơi đây đã rất phát triển. Các nhà khảo cổ học đã phát
hiện ra hai đồng tiền cổ của Trung Quốc thời Hán là Ngũ Thù và Vương Mãng.
Đây là phát hiện quan trọng cho thấy Hội An đã trở thành thương cảng từ cách
đây 2000 năm trước.
Sau khi thương cảng Hội An suy vong, nhờ nét văn óa kiến trúc độc đáo
nổi bật và nhiều di tích lịch sử văn hóa phi vật thể, Hội An chuyển mình sang
khai thác du lịch. Tính đến năm 2019, ngành thương mại, du lịch, dịch vụ chiếm
tỷ trọng khoảng 71% cơ cấu kinh tế TP.Hội An, thậm chí một số ý kiến cho rằng
con số thực tế có thể hơn 90% vì hầu hết ngành khác từ nông nghiệp, khai thác,
đánh bắt, nuôi trồng đến công nghiệp, sản xuất làng nghề… đều hướng đến phục
vụ du lịch.
Đô thị Hội An được phân ra thành 5 tiểu vùng kinh tế – xã hội gồm: khu
vực đô thị trung tâm, khu vực đô thị cận trung tâm, khu vực đô thị bờ biển – ven
sông, khu vực làng quê và khu vực Cù Lao Chàm – vùng lõi Khu dự trữ sinh
quyển thế giới, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2015 –
2020) đã đề ra nghị quyết, điều chỉnh phân vùng phát triển thành 3 khu vực
gồm: đô thị, biển đảo và làng quê. Chủ trương chung là phát triển 3 khu vực bảo
đảm đúng định hướng thành phố sinh thái, văn hóa và du lịch, phát triển năng
động, giàu bản sắc, hiện đại và bền vững, nhằm mục tiêu vừa bảo tồn nguyên
trạng khu phố cổ – di sản văn hóa thế giới, vừa chỉnh trang mở rộng liên hồn

các khu đơ thị sinh thái mới, các đơ thị biển, các khu vực cảnh quan sinh thái
làng quê.
Theo đó, khu vực đô thị lấy khu phố cổ làm trung tâm, gồm các phường
Minh An, Cẩm Phô, Sơn Phong, Tân An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Thanh Hà. Khu
vực này cần bảo vệ nghiêm ngặt và phát huy tối ưu các giá trị của khu phố cổ,
xác định khu phố cổ là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế – xã hội của
thành phố.
14


Tân An, Thanh Hà trở thành những khu đô thị, dịch vụ, chất lượng, hiện
đại; kết hợp các yếu tố đặc trưng về sản xuất nông nghiệp, sông nước, cồn bãi,
xây dựng Cẩm Nam, Cẩm Châu phát triển theo hướng vừa đô thị vừa làng quê,
tổ chức không gian đô thị hài hòa với thiên nhiên và đảm bảo phát triển bền
vững.
Khu vực biển – đảo được xác định gồm có các phường Cửa Đại, Cẩm An
và xã đảo Tân Hiệp, phát triển theo hướng bảo vệ bền vững môi trường và thích
ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là sự xâm thực biển ngày càng mạnh; tăng tỷ
trọng ngành dịch vụ, du lịch, giảm tỷ trọng nông – ngư nghiệp, phát triển du lịch
sinh thái biển đảo.
Nằm trong vùng lõi khu dự trữ sinh quyển thế giới, có vị trí chiến lược cả
về kinh tế lẫn quốc phịng an ninh, Cù Lao Chàm được xác định là khu vực phát
triển nằm trong quy hoạch tổng thể của chuỗi kinh tế biển đảo, du lịch biển của
tỉnh và miền Trung, gắn phát triển xã đảo với khu vực bờ biển Cửa Đại, Cẩm
An, các cồn bãi tự nhiên ở ven sơng, ven biển và khu phố cổ Hội An.
Cịn khu vực làng quê bao gồm các xã Cẩm Thanh, Cẩm Hà, Cẩm Kim
được định hướng xây dựng các làng quê sông nước gắn với các ngành nghề
truyền thống như sản xuất nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, làng nghề… trở
thành sản phẩm du lịch độc đáo.
2.4. Văn hóa Hội An

So với các đô thị khác của Việt Nam, Hội An có những đặc điểm lịch sử và
địa lý nhân văn rất riêng biệt. Mảnh đất nơi đây có một lịch sử lâu đời và là nơi
gặp gỡ, giao thoa của nhiều nền văn hóa. Đặc điểm đầu tiên có thể nhận thấy ở
văn hóa Hội An chính là tính đa dạng. Những người Việt vào cư trú ở Hội An từ
cuối thế kỷ 15 chung sống hịa bình với bộ phận dân cư người Chăm vẫn định cư
rất lâu từ trước đó. Khi Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất, nơi đây
đã tiếp nhận nhiều cư dân mới đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Điều này
giúp cho Hội An có được một nền văn hóa nhiều tầng, nhiều lớp và đa dạng, thể
15


hiện ở tất cả các hình thái văn hóa phi vật thể như phong tục tập quán, văn học
dân gian, ẩm thực, lễ hội... Một đặc điểm nổi bật khác của văn hóa Hội An là
tính bình dân. Khác với Huế, kinh thành cũ, nơi nhiều di sản văn hóa mang tính
chất cung đình, hệ thống di tích của Hội An là những thiết chế văn hóa cổ truyền
của cuộc sống đời thường. Ở Hội An, văn hóa phi vật thể vẫn đang sống và
tương thích với hình thái văn hóa vật thể10.
Sự hình thành và phát triển của đơ thị- thương cảng Hội An đã có ý nghĩa
quyết định đến diễn trình lịch sử và diện mạo di sản văn hóa Hội An khá đa
dạng, phong phú, đậm bản sắc đặc trưng. Hơn nữa, di sản văn hóa Hội An do
tiền nhân sáng tạo trong lịch sử đã vượt qua sự tác động khắc nghiệt của môi
trường tự nhiên, xã hội, sự tàn phá của chiến tranh, thời gian và cho đến nay vẫn
được bao thế hệ con người Hội An trân trọng, nâng niu, giữ gìn, bảo tồn, phát
huy.
Hiếm có nơi nào tập trung mật độ di tích dày đặc như ở Hội An với hơn
1.350 di tích.
Phố cổ Hội An không chỉ là bản thân vẻ đẹp của kiến trúc cổ, mà cái chính
là “nếp nhà” với những câu chuyện về lối sống, nếp sinh hoạt, việc làm ăn, cách
ứng xử của người Hội An. Công bằng mà nói, với tư cách là di sản kiến trúc xét
về quy mơ, thì Hội An khó sánh với cố đơ Huế, về niên đại thì cũng khơng cổ

bằng Mỹ Sơn, Ăng Co Thơm, Ăng Co Vát; về cảnh quan thiên nhiên cũng khó
đọ với Hạ Long, Cát Bà… Nhưng Hội An có sức hấp dẫn riêng đầy sức chiêu
cảm kỳ lạ của một “bảo tàng sống”.
Hội An là nơi tụ cư, hợp cư của con người từ nhiều lớp, nhiều nguồn, nhiều
dân tộc; là cái nôi truyền bá Thiên chúa giáo và Phật giáo ở Đàng Trong- Việt
Nam, là một trong hai cái nôi (cùng Kinh Kỳ- Hà Nội) ra đời chữ Quốc ngữ vào

10

Bùi Quang Thắng (2005), Văn hóa phi vật thể ở Hội An, Hà Nội: Nhà xuất bản Thế
giới, tr.104

16


thế kỷ XVII; là điểm gặp gỡ, giao thoa các nền văn minh Chăm – Việt – Hoa –
Nhật – Ấn và các nước Phương Tây.
Ở Hội An gần như quanh năm bốn mùa đều diễn ra các lễ hội văn hóa
truyền thống, gồm các lễ hội của cư dân sơng nước như lễ hội cầu ngư- tế Cá
Ơng- đua thuyền; của cư dân thương nghiệp như lễ hội vía Tài Thần, Thiên Hậu
Thánh Mẫu, Bổn Đầu Công, Lục Tánh Vương Gia; của cư dân nông nghiệp như
Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, Tết Trung Thu, Lễ cầu bông, long chu, xơ
cộ…Ngồi ra cịn có các lễ hội tế Xn, tế Tổ nghề Mộc- nghề May- nghề Gốm
– nghề khai thác Yến sào…
Hội An cịn có những làng nghề nổi tiếng như làng mộc Kim Bồng, làng
gốm Thanh Hà, làng khai thác Yến Thanh Châu, làng trồng rau Trà Quế, làng
hến- bắp Cẩm Nam, các làng chài Thanh Nam, Đế Võng, Phước Trạch, Bãi
Làng, Bãi Hương, các làng buôn Hội An, Minh Hương, Cẩm Phơ… cùng với
nguồn văn hóa ẩm thực đặc sắc, phong phú và vang tiếng khắp nơi. Hội An cịn
có kho tàng văn nghệ dân gian mn hình mn vẻ như những truyền thuyết,

huyền thoại, cổ tích, ngụ ngôn; những lời hát ru dào dạt, những điệu hị khoan
trữ tình, những câu dân ca- bài chịi nồng thắm… (Luyến, 2017)11

11 Luyến, N. (2017, 11 29). Thông tin chi tiết về thành phố Hội An. Được truy lục từ vntrip.vn:
ngày truy cập 20/9/2021

17


KẾT LUẬN
Hội An là vùng đất có bề dày lịch sử. Cho đến bây giờ, đây vẫn là một
trong những đơ thị cổ hiếm hoi trên thế giới vẫn cịn được bảo tồn gần như
nguyên vẹn cả về kiến trúc và văn hóa truyền thống địa phương. Với những gái
trị mà phố cổ Hội An đang có và đang gìn giữ suốt hàng trăm năm qua, Hội An
đã trở thành cái tên nổi bật trên bản đồ du lịch Việt Nam và cả thế giới. Nhiều
năm trở lại đây, Hội An xuất sắc khi được nhắc đến và vinh danh trên các diễn
đàn du lịch, các trang báo/kênh truyền hình quốc tế. Những “thành tích” dưới
đây có thể nói là niềm tự hào của Hội An nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Cũng chính nhờ những điều này mà tên tuổi của đô thị cổ ngày càng lan rộng và
được nhiều người biết đến.
Song hành với giá trị đang có thì yếu tố phát triển bền vững trong tương lai
đòi hỏi phải sáng tạo, đổi mới tư duy, phương pháp thực hiện là rất quan trọng.
Để bảo tồn bền vững Di sản văn hóa thế giới Hội An, Khu dự trữ sinh quyển thế
giới Cù lao Chàm - Hội An, cần nhận thức rằng, bên cạnh việc tạo sự đồng
thuận, chung tay, góp sức của cộng đồng, của các bên liên quan; việc nhận thức,
xác định các nguy cơ ảnh hưởng đến các giá trị của khu di sản cũng hết sức quan
trọng, nhất là đối với khu di sản sống thì quản lý di sản cần có một mơ hình
quản lý và những định hướng giải pháp phù hợp. Những giải pháp đưa ra chỉ
mang tính định hướng và trong tương lai cần phải thực hiện chi tiết, cụ thể để
thành phố di sản thế giới Hội An xứng tầm là thành phố sinh thái - văn hoá - du

lịch tiêu biểu.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.An, T. V. (2000). Văn hóa ẩm thực ở phố cổ Hội An. Hà Nội: Nhà xuất bản
Khoa học xã hội.
2.Anh, L. T. (2008). Di sản thế giới Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin.
3.Fukukawa, & giả, N. t. (2006). Kiến trúc phố cổ Hội An - Việt Nam. Hà Nội:
Nhà xuất bản thế giới.
4.Luyến, N. (2017, 11 29). Thông tin chi tiết về thành phố Hội An. Retrieved
from vntrip.vn: />5.Nhân, H. M. (2001). Hội An - Di sản văn hóa thế giới. Hà Nội: Nhà xuất bản
thanh niên.
6.Nhi, T. (n.d.). Du lịch khám phá 24. Retrieved from dulichkhampha24.com:
/>7.Phịng Văn hóa thơng tin Hội An. (2015, 12 01). Địa lý tự nhiên. Được truy
lục từ hoian.gov.vn: />idchuyenmuc=552
8.Thắng, B. Q. (2005). Văn hóa phi vật thể ở Hội An. Hà Nội: Nhà xuất bản thế
giới.
9.Trang, N. T. (2001). Hội An - Di sản thế giới. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà
xuất bản trẻ.
10.Tương, N. P. (2004). Hội An - Di sản thế giới. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà
xuất bản văn nghệ.
11.Xuân, N. V. (2008). Hội An. Đà Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng.

19




×