Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Quản trị chiến lược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.74 KB, 30 trang )

BÀI THẢO LUẬN
MƠN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐỀ TÀI
Phân tích và đánh giá các yếu tố mơi
trường bên ngồi tác động tới hệ thống
siêu thị Co.opmart. Trên cơ sở đó nhận
dạng các yếu tố cơ hội, đe dọa, và xây
dựng mô thức EFAS cho doanh nghiệp.

Hà Nội, 11/2021


Mục lục

2


LỜI MỞ ĐẦU
Nhiều năm trở lại đây thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng
phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp trong
và ngoài nước. Năm 2018, thị tường bán lẻ Việt Nam vươn lên trở
thành quốc gia thứ 11 trên thế giới về chỉ số phát triển bán lẻ toàn
cầu (GRDI) và trong khu vưc ASEAN, Việt Nam giữ vị trí thứ 3 sau
Malaysia và Indonesia. Sự phát phát triển đó của thị trường bán lẻ đã
tạo ra cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này những cơ
hội nhưng đồng thời cũng mang đến cho họ những thách thức to lớn.
Để có thể nắm bắt được những cơ hội và đối mặt và vượt qua được
các trở ngại thì các doanh nghiệp cần phải nhận dạng, đánh giá cẩn
thận các yếu tố môi trường bên ngoài, nhận dạng đâu là các yêu tố
cơ hội, thách thức của doanh nghiệp mình để có được những cơ sở
đưa ra các chiến lược mang tính cụ thể, thiết thực. Liên Hiệp Hợp tác


xã Thương Mại thành phố Hồ Chí Minh – Saigon Co.op cũng đã xác
định như vậy. Saigon Co.op là một doanh nghiệp lớn với hệ thống
siêu thị Co.opmart trải dải từ Nam ra Bắc, nắm giữ số lượng siêu thị
nhiều nhất trên thị trường Việt Nam. Do đó doanh nghiệp phải cố
gắng giữ vững và phát triển vị thế của mình hơn nữa. Để làm được
được điều đó thì doanh nghiệp cần phải có những định hướng đúng
đắn, những chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng phát triển
của thị trường, của xã hội. Vì vậy nhóm 1 xin lựa chọn đề tài “Phân
tích và đánh giá các yếu tố mơi trường bên ngoài tác động
tới hệ thống siêu thị Co.opmart. Trên cơ sở đó nhận dạng các
yếu tố cơ hội, đe dọa, và xây dựng mô thức EFAS cho doanh
nghiệp”.

3


Chương I: Giới thiệu chung về Co.opmart
1.1.

Giới thiệu chung về Saigon Co.op và hệ thống siêu
thị Co.opmart
Về Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương mại thành phố Hồ Chí

Minh (SaiGon Co.op) - Đơn vị quản lý hệ thống siêu thị
Co.opmart
Khởi nghiệp từ năm 1989, sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh
tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường
theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, mơ hình kinh tế Hợp tác xã (HTX)
kiểu cũ gặp khó khăn và lâm vào tình thế khủng hoảng phải giải thể
hàng loạt. Trong bối cảnh đó, ngày 12/5/1989 - UBND Thành phố Hồ

Chí Minh có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành
phố trở thành Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh Saigon Co.op với 2 chức năng: trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận
động phong trào HTX. Saigon Co.op là tổ chức kinh tế HTX theo
nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự
chủ và tự chịu trách nhiệm.
Từ năm 1992 - 1997, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất
nước, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm cho các
Doanh nghiệp phải năng động và sáng tạo để nắm bắt các cơ hội
kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác nước ngoài.
Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh, liên kết với các cơng
ty nước ngồi để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của
mình. Là một trong số ít đơn vị có giấy phép xuất nhập khẩu trực
tiếp của Thành phố, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ
mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của Saigon
Co.op trên thị trường trong và ngoài nước.

4


Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời siêu thị đầu tiên của hệ thống
siêu thị Co.opmart là Co.opmart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996,
với

sự

giúp

đỡ

của


các

phong

trào

HTX

quốc

tế

đến

từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Từ đây loại hình kinh doanh bán lẻ
mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hồ
Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op.
Hệ thống siêu thị Co.opmart
Co.opmart (còn được gọi là Co.op Mart, Co-opmart, Co.opmart) từ
một siêu thị đầu tiên, Co.opmart đã nhanh chóng phát triển và lan
tỏa, trở thành nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng Thành
phố. Ngày nay, Co.opmart đã thật sự trở thành "ngôi chợ" văn minh,
hiện đại với hơn 140 siêu thị và đại siêu thị (bao gồm Co.opmart,
Co.opmart SCA, Finelife, Co.opXtra và Co.opXtra plus) hoạt động trên
mọi miền đất nước.

Ý nghĩa bộ nhận diện thương hiệu mới Co.opmart
Năm 2012 với sự tư vâns của công ty Landor Co.opmart thực hiện
thay đổi bộ nhận diện thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu mới từ

sắc đỏ và xanh thân quen được chuyển hóa thành sắc hồng thắm
biểu trưng cho tâm huyết, sắc xanh dương đậm của niềm tin mạnh
mẽ và sắc xanh lá tươi mới đầy năng động. Hình ảnh trái tim được
cách điệu từ chữ Co.op của phong trào hợp tác xã sẽ là biểu tượng
cho sự tận tâm phục vụ cùng với bản chất nhân văn cao đẹp của
tinh thần hợp tác xã. Không bao giờ tự hài lịng với bản thân, ln
khát khao hướng tới những tầm cao mới song vẫn duy trì giá trị cốt
lõi của mình là thân thiện và tin cậy, bộ nhận diện thương hiệu và
các trải nghiệm mua sắm mới đều xuất phát từ niềm đam mê tận
tâm phục vụ.

5


1.2.

Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi
Sứ mệnh
Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của khách hàng mục tiêu.

Luôn đem lại cho khách hàng sự tiện lợi, an tồn và các giá trị tăng
thêm. Góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển ngành
bán lẻ Việt Nam.
Tầm nhìn
Phấn đấu duy trì vị trí Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam trên cơ sở
phát triển nhanh và bền vững chuỗi siêu thị Co.opmart, nỗ lực đa
dạng hóa các mơ hình bán lẻ văn minh, hiện đại. Đồng thời không
ngừng tăng cường mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với người tiêu dùng
và cộng đồng. Xây dựng Saigon Co.op trở thành một tổ chức Hợp tác
xã tiêu biểu có tầm vóc và quy mơ hoạt động trên phạm vi cả nước

và từng bước vươn ra khu vực, ln được khách hàng và đối tác tín
nhiệm và tin yêu.
Giá trị cốt lõi
Luôn thỏa mãn khách hàng và hướng đến sự hoàn hảo. Saigon
Co.op là mái nhà thân yêu của cán bộ công nhân viên. Mọi hoạt
động luôn hướng về cộng đồng xã hội.
1.3.

Quá trình hoạt động kinh doanh

-

Năm 1996: Siêu thị Co.opmart đầu tiên ra đời mang tên Co.opmart

-

Cống Quỳnh trên địa chỉ 189C, Cống Quỳnh, quận 1.
Năm 1998: Đại hội thành viên lần thứ nhất của Saigon Co.op định
hướng xây dựng chuỗi siêu thị Co.opmart là hoạt động chủ lực của
Saigon Co.op.

6


-

Năm 2003: Siêu thị Co.opmart tỉnh đầu tiên ra mắt khách hàng tại
miền Trung mang tên Co.opmart Quy Nhơn tại địa chỉ 07 Lê Duẩn,

-


P.Lý Thường Kiệt, Tp.Qui Nhơn, tỉnh Bình Định.
Năm 2004: Siêu thị Co.opmart tỉnh thứ 2 ra mắt khách hàng
tại thành phố Cần Thơ mang tên Co.opmart Cần Thơ tại địa chỉ số 1

-

Đại lộ Hịa Bình, P. Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.
Năm 2010: Siêu thị Co.opmart đầu tiên khai trương ở Thủ đô Hà
Nội mang tên Co.opmart Sài Gòn Thành phố Hà Nội (nay gọi là
Co.opmart Hà Đông) tại địa chỉ Km số 10, Đường Nguyễn Trãi, P. Mộ
Lao, Q. Hà Đông, Hà Nội, nâng tổng số siêu thị Co.opmart trên toàn

-

quốc lên con số 50.
Năm 2012: Hệ thống siêu thị Co.opmart thay đổi bộ nhận diện.
Năm 2013: Khai trương đại siêu thị Co.opXtrapl us Linh Trung (Thủ

-

Đức - TPHCM).
Năm 2014: Khai trương Trung tâm thương mại Sense City đầu tiên

-

tại Cần Thơ (nâng cấp Co.opmart Cần Thơ).
Năm 2015: Khai trương đại siêu thị Co.opXtra Tân Phong tại tầng 2 -

-


3 Trung tâm thương mại SC Vivo City (Quận 7 - TPHCM)
Năm 2016: Từ ngày 22 - 24/4/2016, Saigon Co.op tổ chức "Ngày hội
khách hàng Co.opmart 2016" nhằm tri ân người tiêu dùng đã tin yêu
và ủng hộ hệ thống siêu thị Co.opmart trong 20 năm qua và thiết

-

thực chào mừng ngày lễ 30/4 ý nghĩa.
Năm 2018: Ngày 19/10/2018, khai trương Co.opmart Duyên Hải tại
Đường Lý Thường Kiệt, P.1, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, là thành

-

viên thứ 100 của hệ thống siêu thị Co.opmart.
Năm 2019: Ngày 15/11/2019, khai trương Co.opmart Tô Ký tại số 557
Đường Tô Ký, P. Trung Mỹ Tây, (Quận 12 - TPHCM), là siêu thị thứ 4

-

trong hệ thống các siêu thị Co.opmart tại Quận 12.
Từ 28/6/2019, Saigon Co.op tiếp quản toàn bộ hoạt động kinh doanh
và nhân sự của 18 siêu thị Auchan Việt Nam.

1.4. Những thành quả đã đạt được
Hệ thống siêu thị Co.opmart là hoạt động chủ lực của Liên Hiệp

HTX Thương mại Tp.HCM (Saigon Co.op), đơn vị đã nhận được
-


nhiều danh hiệu cao quý trong và ngoài nước
Danh hiệu "Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới" (năm 2000)

7


-

Huân chương Độc lập hạng III (2009), Huân chương Độc lập hạng

-

II (2014)
Thương hiệu dịch vụ được hài lòng nhất (2007 - 2013)
Thương hiệu Việt được yêu thích nhất
Doanh nghiệp thương mại dịch vụ xuất sắc nhất (2007 - 2010)
Cúp tự hào thương hiệu Việt (2010 - 2011)
Giải vàng Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam (2004 - 2010 & 2013 -

-

2014)
Giải thưởng chất lượng Châu Âu (2007)
Top 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (2007)
Giải vàng thượng đỉnh chất lượng quốc tế (2008)
Top 500 Nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương (2004 -

-

2014)

Dịch vụ khách hàng xuất sắc 2013 FAPRA (9/2013 - Liên đoàn các

-

hiệp hội bán lẻ Châu Á - Thái Bình Dương (FAPRA) trao tặng)
Doanh nghiệp TPHCM tiêu biểu 2013 (14/10/2013 - Hiệp hội DN

-

TPHCM)
Top 10 thương hiệu được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam trong
năm 2013 (Google) Thương hiệu vàng - Thương hiệu Việt được

-

yêu thích nhất (5/1/2014 - Báo SGGP)
Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2013 (17/1/2014 - Công
ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với

-

Báo VietNamNet công bố)
Giải "Best of the Best - Top 10 nhà bán lẻ xuất sắc tiêu biểu nhất
Châu Á - Thái Bình Dương năm 2014" do Tạp chí Retail Asia trao

-

tặng.
Top 10 Sản phẩm thương hiệu Việt tiêu biểu xuất sắc năm 2014.
Top 200 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương 2015.


8


Chương II: Phân tích, đánh giá tác động của yếu
tố mơi trường bên ngồi đến doanh nghiệp
2.1.

Mơi trường vĩ mơ
2.1.1. Nhóm lực lượng kinh tế

Từ đầu năm 2020, sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 với tốc
độ lây lan rất nhanh, nghiêm trọng, phức tạp, diễn biến khó lường đã
tác động mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi mặt của kinh tế - xã hội nước
ta. Nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm
trọng, tiêu thụ hàng hóa giảm sút, sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ,
hàng triệu lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm, giảm thu nhập.
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, lũ lụt, hạn hán,
xâm nhập mặn… cũng đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sản
xuất và đời sống của người dân cả nước. Tuy nhiên, dù gặp nhiều
khó khăn và thách thức nhưng kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2020
được đảm bảo sự ổn định với các biện pháp đồng bộ, kịp thời và
quyết liệt của Chính phủ. Ở trong nước, năm 2020 đã ghi nhận
những dấu hiệu tích cực như tăng trưởng kinh tế cao hơn so với năm
2019, cụ thể:
Tổng sản phẩm trong nước GDP năm 2020 tăng 2,91% (Quý I
tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng
4,48%), tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn
2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp,
ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và đặc biệt đến

hoạt động thương mại dịch vụ thì đây là thành cơng lớn của Việt
Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Việt Nam tiếp tục xuất siêu trong năm 2020 mặc dù sức cầu hàng
hóa của thị trường thế giới giảm mạnh vì dịch bệnh Covid 19 cho
thấy sức cạnh tranh của nền kinh tế được cải thiện khả quan. Tính
chung cả năm 2020, xuất siêu đạt mức 19,1 tỷ USD. Trong đó kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so
với năm 2019; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 262,4 tỷ
USD, tăng 3,6% so với năm 2019. Cán cân thanh toán thặng dư và
dự trữ ngoại hối vẫn được duy trì ở mức cao là 100 tỷ VNĐ.

9


Tỷ lệ lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Lạm phát cơ bản
tháng 12/2020 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 0,99% so với
cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng
2,31% so với bình qn năm 2019.
Tỷ giá trung tâm có xu hướng giảm trong suốt Quý 4/2020, kết
thúc quý ở mức 23.131 VND/USD. Tỷ giá tại các ngân hàng thương
mại cũng giảm nhẹ, kết thúc ở 23.215 VND/USD. Do Ngân hàng nhà
nước đã hạ tỷ giá mua USD trong tháng Mười một vì nguồn cung
USD dồi dào trở lại nhờ vào thặng dư thương mại cao trong Quý 3.
Với nguồn cung ngoại tệ dồi dào nhờ vào thặng dư thương mại
cao (thặng dư 19,95 tỷ USD trong năm 2020), nguồn vốn FDI đăng
ký mới không sụt giảm nhiều (chỉ giảm 6,87% so với năm trước), vốn
FDI thực hiện chỉ giảm 2% đã góp phần giúp tỷ giá VND/USD giữ
mức ổn định trong nửa cuối năm 2020 và có thể tiếp tục ổn định
trong những tháng đầu năm 2021.
Trong năm 2020, ngân hàng nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh giảm

đồng bộ các mức lãi suất điều hành với quy mô cắt giảm tương đối
mạnh trong nhiều năm qua (từ 1-1,5%). Bên cạnh đó, NHNN cũng
giảm trần lãi suất huy động ngắn hạn (kỳ hạn dưới 6 tháng) xuống
mức 4,25% từ mức 5%. Các động thái của NHNN cũng đã làm giảm
mặt bằng lãi suất cho vay tại NHTM để hỗ trợ nền kinh tế. Hiện mặt
bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 6,0-9,0%/năm đối với
ngắn hạn; 9,0-11%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay
ngắn hạn tối đa bằng đồng VND đối với một số ngành lĩnh vực ở mức
4,5%/năm.
Năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng đạt 5.059,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với năm trước, nếu
loại trừ yếu tố giá giảm 1,2% (năm 2019 tăng 9,5%).
Tổng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam tính đến ngày
20/12/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh
và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 28,5
tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019
Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 4,23 triệu
đồng/người/tháng, giảm khoảng 2% so với năm 2019. Xu hướng tiêu
10


dùng của người dân sau dịch Covid đã thay đổi, các mặt hàng thiết
yếu như lương thực thực phẩm, thuốc men, vật phẩm y tế tăng
mạnh. Ngược lại các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng không thiết
yếu đa số bị giảm doanh thu cũng như lợi nhuận. Thậm chí, ngay cả
trong các dịp lễ tết vốn là thời gian cao điểm cho việc mua sắm thì
năm nay doanh thu từ thương mại và dịch vụ cũng ghi nhận sự sụt
giảm đáng kể. Với các siêu thị kinh doanh đa dạng ngành hàng,
trong suốt thời gian qua ln hoạt động bình thường nhưng lượng
khách đến mua sắm vẫn khơng có sự cải thiện.



Cơ hội: Với sự phát triển của cơ sở hạ tầng, nhiều các tuyến đường
giao thông, đô thị, các cơ sở của Coopmart thường nằm ở khu đông
dân cư, từ đó có cơ hội được tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, tiết
kiệm được chi phí đi lại, vận chuyển hàng hóa qua đó doanh thu, lợi
nhuận DN được gia tăng. Mặt bằng lãi suất đã giảm dần, tỷ giá dần
ổn định, cán cân thanh toán được cải thiện. Đây chính là cơ hội cho
Co.opmart có thể tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng, duy
trì và mở rộng kinh doanh.. Saigon Co.op đã liên doanh liên kết với
các cơng ty nước ngồi để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát
triển của mình. Là một trong số ít đơn vị có giấy phép xuất nhập
khẩu trực tiếp của Thành phố, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển
mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của
SaiGon Co.op trên thị trường trong và ngoài nước. Trong năm 2020,
kế hoạch kinh doanh của hệ thống vẫn có lãi dù khơng đạt mục tiêu
đề ra. Quan trọng hơn, niềm tự hào của hệ thống bán lẻ này là hơn
18.000 cán bộ, nhân viên không bị mất việc và lương không hề bị



giảm.
Thách thức: Khi lạm phát tăng dẫn đến giá nguyên liệu tăng sẽ làm
cho giá sản phẩm tăng, có thể sẽ ảnh hưởng doanh thu trên thị
trường của doanh nghiệp.Mặt khác, do ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19, thu nhập của người dân giảm, điều đó làm cho sức mua và
khả năng chi trả cho một số mặt hàng bị hạn chế. Vẫn cịn tồn đọng
các khó khăn chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh
doanh như: Hàng tồn kho, sức mua yếu,... Các nguồn vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam làm cho Co.opmart phải năng động và

sáng tạo hơn nữa để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh
nghiệm quản lý từ các đối tác nước ngồi. Trong bối cảnh khó khăn
11


chung, Co.opmart là một doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực bán lẻ,
đầu tư, xuất nhập khẩu và sản xuất nên phải đối mặt với nhiều
thách thức gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất kinh doanh. Do đó
địi hỏi doanh nghiệp phải đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
2.1.2. Nhóm lực lượng chính trị - pháp luật

Trước tình hình chính trường thế giới có nhiều biến động thì nền
chính trị của Việt Nam lại được xem là vô cùng ổn định, kinh tế tăng
trưởng đều và hội nhập sâu rộng, dịch bệnh được kiểm soát tốt, Việt
Nam đang là điểm sáng thu hút đầu tư. Trong đó, ngành bản lẻ Việt
Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển do quy mô dân số lớn, cơ cấu
dân số trẻ và chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10,5%/năm.
Việt Nam đã ban hành nhiều luật về kinh doanh như luật thương
mại, luật lao động, luật thuế xuất nhập khẩu,…
Trên đà gia nhập WTO, Việt Nam đã cho sửa đổi và bổ sung
những cơ chế pháp lý mới để tạo điều kiện tốt nhất cho cạnh tranh
tự do, có thể kể qua một số điển hình có ảnh hưởng trực tiếp đến
Siêu thị Co.opmart như: Luật Hợp tác xã (2012), các quy định về tiêu
chuẩn siêu thị, trung tâm thương mại, hàng hóa và dịch vụ kinh
doanh tại các nơi này… đã đưa ngành bán lẻ vào hoạt động theo trật
tự và có tổ chức.
Bên cạnh đó cịn có các quy hoạch và đề án đã được phê duyệt,
ban hành có sức ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ trong nước như:
Hàng loạt các chủ trương, chính sách, nghị quyết, thơng tư được ban
hành nhằm đảm bảo an sinh xã hội, kích cầu tiêu dùng, kích cầu đầu

tư: giảm lãi suất, nợ phải trả, giải ngân vốn đầu tư cho các doanh
nghiệp trong bối cảnh đại dịch. Phát triển hệ thống phân phối bán
bn, bán lẻ trên tồn quốc.
Việt Nam đã và đang tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại
tự do (FTA) song phương, đa phương và khu vực có tầm quan trọng
lớn. Nổi bật trong số đó là các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác
Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam Liên minh châu Âu (EVFTA).


Cơ hội: Nền chính trị ổn định, các chính sách hộ trợ của chính phủ đã
giúp Co.opmart vượt qua được những khó khăn trong thời kì đại dịch.

12


Lộ trình hội nhập đi kèm nhiều cam kết thương mại, hiệp định hợp
tác song phương, đa phương giữa Việt Nam và các nước, tất cả giúp
cho hàng hóa được lưu thông tự do hơn, giá cả tốt hơn nhờ ưu đãi về
thuế, những yếu tố tích cực này được Saigon Co.op tận dụng làm lực


đỡ bật sức mua trong năm 2020.
Thách thức: Vẫn còn nhiều vướng mắc và tồn tại trong cơ chế quản
lý khiến cho các doanh nghiệp trong nước chưa thực sự phát huy
được hết khả năng để cạnh tranh với những tập đoàn bán lẻ nước
ngoài, ví dụ như quy chuẩn đối với cửa hàng tạp hóa và cửa hàng
tiện ích vẫn chưa có, một số chợ được tiếp tục hoạt động sau quy
hoạch vẫn chưa có quản lý chặt chẽ, hệ thống pháp luận về nhóm
ngành kinh doanh bán lẻ chưa thực sự rõ ràng ở một số khâu…; Cam
kết trong các FTA thế hệ mới gắn với việc dỡ bỏ hàng rào mậu dịch

(thuế quan và phi thuế quan) đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp
nước ngồi và các dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gia
tăng sự hiện diện ở Việt Nam; tạo sức ép cạnh tranh lên các doanh
nghiệp nội địa, nhất là doanh nghiệp lĩnh vực bán lẻ - lĩnh vực có
tầm quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong đó có Co.opmart.
2.1.3. Nhóm lực lượng văn hóa – xã hội

Quy mơ dân số và tỷ lệ phát triển: Dân số trung bình năm 2020
của cả nước ước tính 97,58 triệu người, tăng 1.098,7 nghìn người,
tương đương tăng 1,14% so với năm 2019. Tốc độ tăng dân số bình
quân giai đoạn 2016-2020 là 1,13%. Trong tổng dân số, dân số
thành thị 35,93 triệu người, chiếm 36,8%; dân số nông thôn 61,65
triệu người, chiếm 63,2%. Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước
năm 2020 là 73,7 tuổi, trong đó nam là 71 tuổi và nữ là 76,4 tuổi.
Tính chung cả năm 2020, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động
là 48,3 triệu người, giảm 849,5 nghìn người so với năm trước, tương
đương 1,7%. Năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp chung ước tính là 2,26%,
trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,61%; khu vực nông
thôn là 1,59%. tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ước tính
là 2,48%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,88%; khu
vực nơng thơn là 1,75%.
Tốc độ đơ thị hóa: Chương trình xây dựng nơng thơn mới trong
những năm qua có tác động tích cực, góp phần nâng cao đời sống
13


người dân khu vực nông thôn, đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Hệ thống cơ sở vật chất
văn hóa, trường học được đầu tư xây dựng mới, cải tạo đạt chuẩn,
các chương trình hỗ trợ giống cây trồng cho sản xuất nơng nghiệp,

chính sách cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, cận nghèo… giúp người
nông dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Tính đến cuối tháng
11/2020, cả nước có 5.415 xã và 173 huyện được công nhận đạt
chuẩn nông thôn mới.
Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện.
Thói quen tiêu dùng: Với tốc độ cơng nghiệp hố, hiện đại hố
nhanh đến chóng mặt và nhịp sống ngày càng trở nên hối hả hơn,
người dân Việt Nam đã dần thay đổi thói quen đi chợ để mua sắm.
Ngày nay họ đến siêu thị và những trung tâm thương mại ngày càng
nhiều để tiết kiệm thời gian mặc cả và hưởng những dịch vụ tiện lợi
như đặt hàng tại nhà hoặc giao hàng tận nhà. Cùng với đó là tâm lý
về vấn đề sử dụng các sản phẩm có rõ nguồn gốc xuất sứ, an toàn
vệ sinh thực phậm,… ngày càng được người tiêu dùng đặc biệt quan
tâm.


Cơ hội: Dân số đông và tăng nhanh là một cơ hội lớn cho các doanh
nghiệp bán lẻ trong đó có Co.opmart khi có một thị trường tiêu thụ
rộng lớn. Cùng với đó là lực lượng lao động trẻ, dồi dào. Tốc độ đơ thị
hóa, cơ sở hạ tầng ngày càng được hồn thiện giúp cho Co.opmart
có được nhiều thuận lợi để mở rộng quy mô, tiếp cận được gần hơn
nữa đến các khu vực nông thôn, miền núi. Thói quen tiêu dùng, thị
hiếu của người dân dần thay đổi khi tin tưởng sản phẩm của các siêu
thị, trung tâm thương mại, đời sống được cải thiện nhu cầu sử dụng
các sản phẩm có chất lượng tăng sẽ là cơ hội để Co.opmart tăng
doanh thu bán hàng. Bên cạnh đó việc tích cực tham gia vào các
hoạt động an sinh xã hội, ùng người dân chống dịch: ủng hộ khẩu
trang, đảm bảo nguồn cung cho các bệnh viện dã chiến,… góp phần




nâng cao thương hiệu, danh tiếng của Co.opmart hơn nữa.
Thách thức: Mức độ dân số nông thơn vẫn cịn chiếm tỷ lệ lớn
(Thành thị :36,8% < Nơng thơn: 63,2%). Tuy nhiên ở vùng q thì
nhu cầu đi mua sắm siêu thị cịn hạn chế và khó khăn trong việc đi
lại. Điều đó gây ra thách thức cho Co.opmart trong việc đẩy mạnh
14


phát triển hệ thống ở khắp mọi nơi trên thị trường nội địa, gây khó
khăn trong việc mở rộng thị trường bán lẻ ở khắp đất nước Việt Nam.
Bên cạnh đó, địi hỏi cao về chất lượng sản phẩm trong siêu thị do
những yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng cũng là một thách thức
không nhỏ đối với Co.opmart.
2.1.4. Nhóm lực lượng cơng nghệ

Thị trường Việt Nam đang đứng hàng đầu về kết nối internert.
Trung bình hàng tuần người Việt Nam dùng đến hơn 24 giờ để kết
nối internet. Người tiêu dùng không chỉ mua sắm theo kiểu truyền
thống mà còn mua sắm đa kênh. Với sự phát triển của thời đại 4.0
thì việc một doanh nghiệp chuyên bán lẻ truyền thống áp dụng
phương thức bán hàng online có thể nói đang ngày càng nhận được
nhiều phản hồi tích cực.
Việt Nam với phần lớn là bán lẻ truyền thống tuy nhiên tốc độ
tăng trưởng rất mạnh mẽ của kênh bán lẻ với 26% thị phần, tốc độ
tăng trưởng 11,8% ; bán lẻ truyền thống chiếm 76% nhưng tốc độ
tăng trưởng chỉ 1%.
Co.opMart đối với giá trị truyền thống sẽ giữ chừng mực và ứng
dụng công nghệ để nâng cao trình độ tiêu dùng, nâng cao mơ hình
bán lẻ của mình. Đối với nhiều dịch vụ khách hàng sẽ được ảo hóa

bằng cơng nghệ IT cho phép nhà kinh doanh biết khách hàng của
mình là ai, muốn gì trước khi phục vụ họ bằng cách phân tích dữ liệu
nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.
Co.opMart đã thêm mảng đặt hàng và giao hàng tận nơi cho
khách hàng thông qua các kênh online nhằm hỗ trợ, phục vụ tối đa
nhu cầu của khách hàng, nhất là trong thời điểm dịch bệnh đang hết
sức nhạy cảm như hiện nay thì việc áp dụng hình thức mua sắm tại
nhà lại càng trở lên phổ biến. Người tiêu dùng có thể mua hàng của
hệ thống siêu thị Co.opMart thông qua các kênh như:
− Cửa hàng trực tuyến
− Ứng dụng Saigon Co.op
− Zalo OA
Tổ chức bán hàng online cịn giúp cho Co.opMart có thể kiểm
sốt lượng hàng hóa, tránh người tiêu dùng mua hàng tích trữ ở thời
điểm hiện tại dẫn tới khan hiếm hàng hóa và đảm bảo rằng ai cũng
mua được hàng.

15


 Cơ hội: Giúp Co.opMart có thể tiếp cận hình thức kinh doanh mới,

tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường đồng thời giúp nâng cao
doanh thu, thương hiệu trong nước, mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm ở nhiều khu vực, mang lại những tiện ích cho khách hàng, thu
hút khách hàng mua sắm nhiều hơn.
 Thách thức: Kinh nghiệm trong mảng kinh doanh online còn nhiều
hạn chế do trước nay đều bán lẻ theo phương thức truyền thống,
ngoài ra để có thể phát triển mảng cơng nghệ nhằm phân tích dữ
liệu khách hàng thì cần phải trải qua q trình nghiên cứu và thử

nghiệm, địi hỏi thời gian và kỹ thuật.
2.2.

Môi trường ngành
2.2.1. Đe dọa gia nhập mới

Việt Nam là một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng và hấp dẫn đối
với các ông lớn ngành hàng này. Bằng chứng là các tập đoàn bán lẻ
hàng đầu đã tiến vào Việt Nam như Metro (MM Mega Market), BigC,
Lotte,…và gần đây là Walmart (của Mỹ), Tesco và Marks & Spencer
(Anh), Carrefour (Pháp), Diary Farm (HK) đang trong quá trình tìm
hiểu để thâm nhập.
Đặc biệt cần lưu ý đến Walmart, trải qua lịch sử phát triển thịnh
vượng, hiện WalMart có hơn 4.000 cửa hàng tại Mỹ và hơn 3.000 cửa
hàng tại 13 quốc gia, là một công ty công cổ phần công khai Mỹ,
hiện là một trong những công ty lớn nhất thế giới (theo doanh số)
theo công bố của Fortune. Bằng chứng của áp lực đe dọa từ Walmart
đến Co.opmart là cực kỳ to lớn. Hình thức kinh doanh: dựa vào khả
năng mua khổng lồ và sự phát triển nhanh chóng những cửa hàng
của thương hiệu. Có thể nói một cách đơn giản là WalMart có thể
mua rẻ, và có được những sản phẩm từ các nhà sản xuất trên kệ của
mình với giá rẻ, cho nên có thể bán ra với giá rẻ hơn bất kỳ đối thủ
cạnh tranh nào.
Trung bình cứ khi một siêu thị do “gã khổng lồ” này mở ra, giá cả
hàng hóa của các siêu thị khác sẽ phải giảm 10-15%. Thậm chí
doanh số của Walmart đã đạt tới 259 tỷ USD, cao hơn cả tổng GDP
của Thụy Điển. Dưới sự quản lý chặt chẽ của đích thân giám đốc
điều hành, bất cứ khách hàng đến với Walmart đều được nhân viên
tiếp tân, nhân viên bán hàng, nhân viên thu ngân chủ động chào


16


đón và phục vụ cực kỳ lễ phép. Nhân viên được đào tạo kỹ lưỡng,
nắm bắt tâm lý khách hàng để hướng dẫn nhẫn nại và nhiệt tình cho
người mua hàng, khuyến khích nhân viên “kết bạn” rộng rãi với
khách hàng từ đó xây dựng lịng trung thành cho tập đồn. Khơng ai
có thể phủ nhận chất lượng sản phẩm, kiểu dáng cập nhật, giao
hàng nhanh chóng từ những khoản đầu tư lớn, sử dụng máy tính để
nghiệm thu hàng hóa và lưu chuyển xuất nhập hàng, đảm bảo uy tín
của chuỗi siêu thị.
Thế nhưng cho đến hiện nay, nguyên nhân quan trọng nhất cản
bước Walmart phủ sóng trên thương trường Việt Nam, theo đánh giá
của ông Fred Burke từ công ty tư vấn luật Baker & McKenzie, là do
Việt Nam áp dụng công cụ Kiểm tra Nhu cầu Kinh tế (ENT - Economic
Needs Test), một công cụ đặc biệt để hạn chế tiếp cận thị trường
trong khuôn khổ WTO. Theo đó, việc thành lập các điểm bán lẻ ngồi
điểm đầu tiên sẽ được xem xét theo từng trường hợp cụ thể và cơ
quan cấp phép địa phương có quyền từ chối cấp phép nếu cho rằng
chưa cần. Đồng thời với việc thất bại tại Hàn Quốc, một thị trường
bán lẻ nổi tiếng khắt khe đối với các doanh nghiệp nước ngoài, cả
hai "người khổng lồ" trong lĩnh vực bán lẻ là WalMart (Mỹ) và
Carrefour (Pháp) ắt hẳn phải để lại những bài học đáng giá cho thế
giới trước khi thâm nhập vào thị trường mới.


Hiện tại dù việc gia nhập vào thị trường Việt Nam vẫn còn trở ngại
với Walmart nhưng đây vẫn được coi là một đe dọa tiềm ẩn với
Co.opmart cũng như các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam. Do đó
Co.opmart phải có những chiến lược cạnh tranh phù hợp để đứng

vững trên thị trường Việt Nam.
2.2.2. Đe dọa từ các sản phẩm dịch vụ thay thế
Mặc dù với xu thế hiện đại, việc mua sắm tại siêu thị đang ngày
càng tăng cao, người tiêu dùng có thể mua nhiều thứ một lần, trong
một khơng gian gọn gàng, được sắp xếp logic, dễ tìm, mát mẻ, sạch
sẽ, khơng lo chen lấn, có chỗ gửi đồ trong khi mua sắm, có giao
hàng tận nhà, có ATM, có thanh toán bằng tiền điện tử, đặt chuẩn về
vệ sinh, bình ổn giá...
Tuy nhiên, thị phần của người tiêu dùng mua hàng tại chợ vẫn
cao và rất nhiều các cửa hàng tạp hóa truyền thống. Nhiều bà nội
17


trợ như các bà vẫn sẽ chọn đi chợ, có thể mặc cả, giảm giá so với giá
niêm yết tại siêu thị, nhất là khi lạm phát. Thực phẩm tươi sống và
đa dạng cũng là một thế mạnh của chợ truyền thống. Các bà nội chợ
hẳn phải thích mua đồ ăn tươi tại chợ hơn khi họ thu xếp thời gian,
để chuẩn bị cho bữa ăn gia đình thật dinh dưỡng. Họ sẵn sàng chấp
nhận giá cao hơn, để có được nguyên liệu ngon, đặc sản lựa chọn kỹ
càng, hàng mới dỡ ra trong ngày, chứ không phải trữ lạnh như để
bán trong Co.opmart. Mạng lưới dày đặc các tiệm tạp hóa tại gia, có
thể giúp người dân tìm mua nhanh chóng ngun liệu cịn thiếu, hay
tiết kiệm thời gian gửi xe, xếp hàng tính tiền như siêu thị.
Sự xuất hiện cũng như mở rộng quy mô nhiều các chuỗi cửa hàng
tiện ích như Uniqlo hay GG25, Shop & Go, Speedy, Vina24h, G7mart,
Best & Buy,… và một số tiệm tạp hóa cũng nâng cấp thành cửa
hàng tiện ích, chia sẻ thị phần bán lẻ. Số lượng cửa hàng tiện lợi đã
đánh dấu mức tăng trưởng đáng kinh ngạc, tăng tới 60% – từ 2495
trong năm 2019 lên 5228 cửa hàng trong năm 2020. Cho nên
Coopmart cũng đang đẩy mạnh quá trình mở rộng chuỗi hàng thực

phẩm Coop Food riêng theo xu hướng này.


Bên cạnh thách thức cạnh tranh từ các cửa hàng, chợ truyền thống
từ bao lâu nay thì sự có mặt ngày càng nhiều và đa dạng của các
cửa hàng tiện tợi là thách thức cho Coopmart trong việc đa dạng hóa
sản phẩm và mở rộng Coop Food theo xu hướng tiện lợi.
2.2.3. Cạnh tranh giữa các công ty trong ngành
∗ Tình trạng ngành
Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là một trong những thị
trường có tốc độ phát triển ấn tượng và hấp dẫn trên thế giới. Tính
chung cả giai đoạn 2016-2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng nhanh, tổng mức bán lẻ hàng hóa
và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2020 đạt 5.059,8 nghìn tỷ
đồng, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2016 - 2020 ước gấp
1,6 lần giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016
- 2020 đạt gần 9,4%/năm.
Về số lượng các cơ sở bán lẻ, hiện thống kê số liệu giữa các
nguồn không thống nhất. Tuy nhiên, tất cả đều thống nhất rằng con
18


số này là rất lớn và đang tăng trưởng rất nhanh trong thời gian qua,
đặc biệt từ giữa năm 2015 với sự phát triển của hoạt động thương
mại, quy mô tiêu dùng, dịng đầu tư nước ngồi vào thị trường bán lẻ
và việc gia nhập thị trường bán lẻ của một số doanh nghiệp lớn
trong nước. Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương được dẫn bởi
nhiều bài báo khoảng cuối năm 2015, đầu 2016, cả nước có gần
9.000 chợ các loại, khoảng 830 siêu thị và 150 trung tâm thương

mại. Tỷ trọng hàng hóa bán qua hệ thống thương mại hiện đại như
siêu thị, trung tâm thương mại…chiếm 25-30% tổng mức bán lẻ và
có xu hướng tăng lên. Thị phần của chợ truyền thống vẫn đang áp
đảo, với khoảng 70-80% lượng hàng hóa.
Về triển vọng của thị trường bán lẻ Việt Nam, các nhận định của
các công ty nghiên cứu thị trường và các chuyên gia trong ngành
đều thống nhất cho rằng thị trường bán lẻ Việt Nam có rất nhiều
triển vọng phát triển trong thời gian tới. Trên thực tế, trong khoảng
gần một thập kỷ qua, quy mô dân số, tăng trưởng thu nhập đầu
người cùng với độ mở của nền kinh tế đã khiến cho Việt Nam trở
thành một trong những thị trường đang phát triển hấp dẫn nhà đầu
tư nước ngoài. Theo xếp hạng trong “Chỉ số phát triển bán lẻ toàn
cầu” (GRDI) do Tập đồn Tư vấn thị trường AT Kearney (Hoa Kỳ)
cơng bố hàng năm, kể từ năm 2008 đến nay, trừ năm 2012, Việt
Nam liên tục nằm trong top 30 thị trường bán lẻ mới nổi hấp dẫn
nhất thế giới cho đầu tư nước ngồi. Bên cạnh đó động lực đáng kể
nhất cho dự báo tăng trưởng và triển vọng này là quy mô tiêu dùng
ở Việt Nam với dân số trên 97 triệu người, cơ cấu dân số vàng cho
tiêu dùng, tiêu dùng trẻ, tầng lớp trung lưu với thu nhập khá và sức
tiêu dùng lớn đang gia tăng nhanh chóng.



Cường độ cạnh tranh trong nội bộ ngành

Từ sau khi chính thức gia nhập WTO năm 2007, Việt nam cam kết
mở cửa gần như hoàn toàn thị trường bán lẻ trong nước cho các nhà
cung cấp nước ngoài, điều này tạo cơ hội cho nền kinh tế phát triển
nhưng đối với các doanh nghiệp bán lẻ nội địa như Co.opMart lại là
19



một thách thức vô cùng lớn khi hàng rào bảo hộ khơng cịn. Các
doanh nghiệp nước ngồi nhận thấy được tiềm năng của thị trường
bán lẻ Việt Nam đã ồ ạt đầu tư vào.
Theo khảo sát của Q&ME, nghiên cứu về xu hướng thị trường bán
lẻ Việt Nam 2020, được thực hiện từ tháng 3/2020. Số lượng siêu thị
năm 2020 là 330 siêu thị (chưa bao gồm Sakuko và Satra), 5528 cửa
hàng tiện lợi/siêu thị mini (chưa bao gồm Bách hóa xanh và Cheers),
107 trung tâm thương mại, 170 cửa hàng nhỏ (mini store), 3141
chuỗi siêu thị điện máy, thuốc, mỹ phẩm 679 cửa hàng,…
Áp lực cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt khi các nhà
đầu tư nước ngoài lần lượt bước chân vào thị trường Việt Nam để
tranh giành thị phần, nhất là khi họ có lợi thế về vốn, mặt bằng,
công ty mẹ là những đại gia bán lẻ tồn cầu, họ có chiến lược cũng
như dày dặn kinh nghiệm trong ngành về đội ngũ chuyên nghiệp,
thương hiệu uy tín trước khi bước chấn vào Việt Nam.
Ở trong nước, một vài thương hiệu lớn của Việt Nam phải tái cấu
trúc hoặc rút lui khỏi thị trường. Chẳng hạn như thương vụ mua bán
và sáp nhập của Massan với chuỗi VinEco và VinCommerce, ngay
sau đó Massan đã đóng của hàng trăm cửa hàng Vinmart+ và mở
thêm khoảng vài chục siêu thị Vinmart mới đang dần thu hút những
khách hàng tiềm năng của Co.op Mart.


Phân tích các đối thủ cạnh tranh chính

Xét theo độ nhận diện thương mại cũng như quy mơ trên thị
trường Việt Nam hiện tại thì 2 đối thủ lớn, cạnh tranh trực tiếp với
Co.op Mart là Vinmart và BigC/ Go!

Siêu
thị

Giới thiệu

Big

BigC

C /Go

thương

Điểm mạnh

là Điểm

nổi

bật

làm

Điểm yếu
nên Các hình thức

hiệu thương hiệu BigC đầu tiên khuyến mãi và
của tập đoàn khi xuất hiện ở Việt Nam chương trình
Casino, một đó là bánh mì pháp. Điều khuyến
mãi

trong những mới mẻ này ngay lập tức khơng đa dạng
tập đồn bán đã

tạo nên

20

“hội chứng bằng


lẻ hàng đầu bánh mì”, hầu như bà nội Coopmart.
loại
Châu Âu với trợ nào rời siêu thị này Chủng
9000 cũng đều xách theo những hàng hóa có
cửa hàng tại ổ bánh mì baguette vàng nguồn gốc nội
Việt
Nam, ươm, nóng giịn và nhất là địa ít hơn so
hơn

Thái
Braxin,

Lan, độ dài khơng lẫn vào đâu với Coopmart.
được. Bánh mì đã trở thành Điều này sẽ là

Pháp…và
hiện
khoảng

bất lợi đối với

hình ảnh của siêu thị này.
có BigC có diện tích cửa hàng BigC nếu các
35 đủ tiêu chuẩn và ở những chương trình

hành
động
siêu thị trên vị trí đẹp, thuận lợi.
Một số mặt hàng của BigC tiêu dùng sản
tồn quốc
có giá thấp hơn so với phẩm nội địa
Coopmart.
được
người
Hoạt động quảng cáo,
dân
hưởng
truyền thông tốt và nhiều
ứng.
hơn Coopmart. BigC ứng Số lượng hàng
dụng nhiều hơn quá trình hóa ít hơn so
tương tác với khách hàng với Coopmart.
qua internet như các tin Số lượng siêu
khuyến mãi liên tục được thị

ít

cập nhật trên trang web và Coopmart.
khách hàng sẽ nhận được
email nếu có đăng kí.
Nhãn hàng riêng đa dạng

hơn và xuất xứ đa dạng
hơn Coopmart.
Hỗ trợ để các

doanh

nghiệp Việt Nam có thể
đưa hàng vào bán trong hệ
thống và hỗ trợ xuất khẩu
hàng Việt Nam ra nước
ngồi, ước tính hàng năm
BigC

đưa

khoảng

700

container hàng VN sang
các chi nhánh BigC ở nước
ngoài. Đây là điểm mạnh
21

hơn


lớn

của


Coopmart,

BigC

so

với

BigC

đã

góp

phần đưa thương hiệu Việt
Nam ra nước ngồi, đóng
góp một phần khơng nhỏ
cho phát triển hàng hóa
VN.
Vinmart hiện Có vốn đầu tư và lợi thế Một

số

mặt

tại thuộc sở phát triển nhanh chóng, từ hàng giá cả
hữu của tập khi hoạt động đến nay cao hơn so với
đoàn Massan Vinmart đã có hơn 111 CoopMart
Việt

Nam, siêu thị trên khắp cả nước. Số lượng siêu
khai dự kiến tốc độ tăng trưởng thị vẫn ít hơn
trương
đầu cịn nhanh hơn nữa trong CoopMart
tiên vào năm những năm tới.
2014.
Là Ngoài những mặt hàng
thương hiệu thiết yếu hàng ngày mà
được

bán
nổi
Vinma
rt

lẻ

khá khách hàng có thể mua ở
tiếng bất cứ đâu thì Vin cịn có

hiện nay

những loại thực phẩm như
rau sạch và trái cây VinEco
thuộc độc quyền cung cấp
cho Vinmart.
Quan tâm đến khách hàng
hơn bằng nhiều chương
trình ưu đãi tiện ích cho
khách hàng như thẻ thành

viên VinID, giao hàng miễn
phí dưới 5km, gói q miễn
phí..
Thực hiện thâu tóm nhiều
thương hiệu lớn như Ocean
mart,

Vinatext

Maximart..

22

mart,




Từ việc đánh giá tình trạng chung ngành bán lẻ của Việt Nam, mức
độ cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành và phân
tích điểm mạnh điểm yếu của 2 đối thủ cạnh tranh lớn là BigC và
Vinmart, có thể thấy yếu tố cạnh tranh từ các cơng ty trong ngành
có tác động vơ cùng lớn đến Co.opmart. Cụ thể đó sẽ là những tác
động tiêu cực do sự hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam ngày
càng lớn, Co.opmart không chỉ chịu sự cạnh tranh của các cơng ty
trong nước mà cịn chịu áp lực bởi xâm nhập của những ơng lớn
nước ngồi. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế cũng
như phân tán độ nhận diện của khách hàng đối với Co.opmart. Đồng
thời đặt ra thách thức cho Co.opmart phải có chiến lược cạnh tranh
phù hợp hơn trong thời gian tới.


2.2.4. Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách


hàng
Nhà cung ứng.

Sức mạnh của nhà cung ứng chính là khả năng tạo áp lực của họ
lên hệ thống siêu thị Co.opmart mà tập trung chủ yếu vào việc cố
gắng để đảm bảo lợi nhuận của họ bằng việc tăng giá thành sản
phẩm.
Với mục đích ln làm thỏa mãn khách hàng và hướng đến sự
hồn hảo, Saigon Co.op ln ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà
sản xuất có chứng chỉ ISO 9000 hoặc một hệ thống quản lý chất
lượng tương đương, tối thiểu là nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn Việt
Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. Hiện có trên 1000
nhà cung ứng đang hợp tác với Co.opmart, trong đó trên 60% doanh
nghiệp, tập đồn đã hợp tác từ những năm đầu thành lập như
Vissan, Vinamilk, Tường An, Unilerver, P&G, Colgate, Dutch Lady…
Không chỉ đơn thuần là phân phối hàng hóa, tạo ra các sự kiện kích
thích tiêu dùng mà cả hai bên cịn ln trao đổi và chia sẻ thơng tin
tìm giải pháp tối ưu để hàng hóa tiếp cận tới người tiêu dùng một
cách tối ưu nhất.

23


Co.opmart là hệ thống siêu thị với quy mô lớn, vì vậy sẽ có đa
dạng các nhãn hiệu đến từ đa dạng các mặt hàng muốn được xuất
hiện ở đây. Tuy nhiên Co.opmart luôn chú trọng đến chất lượng sản

phẩm đến tay người tiêu dùng chính vì vậy việc lựa chọn nhà cung
ứng cũng rất gắt gao. Để đảm bảo VSATTP, hệ thống Co.opmart thiết
lập một bộ phận kiểm soát xuyên suốt từ trước, trong và sau bán
hàng. Bên cạnh đó, định kỳ hệ thống Co.op cịn ký hợp đồng tư vấn
và dịch vụ với các cơ quan chức năng như Chi cục Tiêu chuẩn đo
lường chất lượng, Trung tâm y tế dự phịng và trung tâm dịch vụ
phân tích thí nghiệm tiến hành lấy mẫu hàng hóa phân tích các chỉ
tiêu lý tính, hóa tính và vi sinh, Những nhà cung ứng không đạt tiêu
chuẩn sẽ bị loại bỏ. Việc hợp tác giữa nông dân, ngư dân, các doanh
nghiệp và hệ thống Co.opMart đem lại lợi thế cạnh tranh lớn cho các
mặt hàng kinh doanh tại hệ thống với giá tốt nhất và sản phẩm có
chất lượng đảm bảo.
Ngồi ra, Co.opmart cịn áp dụng hình thức mua hàng chung tạo
thuận lợi trong việc đàm phán giá cả với nhà cung cấp.


Có thể thấy với các nhà cung ứng, Co.opmart là một đối tác tiềm
năng đem lại nguồn doanh thu lớn cho họ và có thể hợp tác ổn định
lâu dài. Co.opmart có những chính sách riêng dành cho những doanh
nghiệp muốn tham gia vào hệ thống của mình. Quyền lực thương
lượng của các nhà cung ứng là không lớn khi Co.opmart có tên tuổi
và sự uy tín, họ hồn tồn có thể lựa chọn cho mình những nhà cung
ứng đáp ứng tiêu chí được đặt ra.
∗ Quyền lực thương lượng của khách hàng
Khách hàng là những người trực tiếp tác động đến Co.opmart
thông qua hành vi mua hàng của họ. Khách hàng của hệ thống siêu
thị Co.op Mart chủ yếu là các khách hàng lẻ, những người tiêu dùng
cuối cùng và có mức thu nhập trung bình. Hiện nay với khoảng trên
250.000 khách hàng thân thiết, đặc biệt là trên 120.000 khách hàng
thành viên và VIP thì Co.opmart đã có lượng khách hàng nền ổn

định.
Kết quả điều tra các yêu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của
người tiêu dùng theo điều tra thị trường của báo SGTT thì yếu tố
chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định lớn nhất đến hành vi mua
24


sắm của khách hàng, đối với yếu tố này từ nhiều năm qua
Co.opmart đã luôn phấn đấu và đem lại niềm tin sự uy tín đến với
khách hàng.
Tuy nhiên, khách hàng vẫn luôn tạo những áp lực cho siêu thị,
trước hết khách hàng là những người có vị thế mặc cả. Không nên
hiểu theo nghĩa đen ở đây “vị thế mặc cả” có nghĩa rằng khách hàng
vào siêu thị trả giá cho sản phẩm mình muốn mua. Mỗi mặt hàng
nằm trong siêu thị đều được niêm yết với một mức giá nhất định.
Khách hàng mua hàng hóa đó nghĩa là chấp nhận mức giá mà siêu
thị đưa ra cho sản phẩm. Và “vị thế mặc cả ở đây” chính là hành
động từ chối bỏ tiền để trả cho sản phẩm mà khách hàng nghĩ giá cả
của nó chưa thật sự hợp lý.
Khách hàng cũng là người gây áp lực cho siêu thị chất lượng sản
phẩm cũng như các dịch vụ đi kèm. Trước khi đưa ra quyết định mua
hàng, họ sẽ có sự so sánh giữa các sản phẩm với nhau. Đặc biệt với
những mặt hàng có tính chất đặc thù, việc không đáp ứng được hết
nhu cầu khách hàng sẽ khiến khách hàng có những sự lựa chọn khác
thay thế.
Người mua luôn nhạy cảm với giá. Với mỗi sự biến động tăng lên
về giá đều khiến người mua có sự đắn đo hơn trước quyết định mua
hàng của mình. Một khi họ nhận thấy giá cả ở nơi khác cạnh tranh
với cùng một sản phẩm như thế, họ sẵn sàng thay đổi để đảm bảo
sự chi tiêu hợp lý cho bản thân. Với sự đa dạng các lựa chọn như

hiện nay sẽ tác động lớn đến khách hàng kể cả những khách hàng
thân thiết và quen thuộc với Co.op Mart trước đây.


Yếu tố cơ hội cho Co.opmart khi có tầm ảnh hưởng và liên kết được
với các nhà cung ứng, giảm quyền lực thương lượng của các nhà
cung ứng, Co.opmart được quyền lựa chọn và đàm phán để đem lại



lợi ích cho cả hai bên.
Với sự cạnh tranh gay gắt của các nhà bán lẻ hiện nay, quyền lực
thương lượng của khách hàng với Co.opmart lại càng lớn. Khách
hàng là người có quyền lựa chọn và quyết định mua cuối cùng và với



sự đa dạng các công ty, doanh nghiệp bán lẻ như hiện nay có
Nhà sản xuất và người tiêu dùng ln muốn làm lợi cho mình. Trong
khi lợi ích của họ lại trái ngược với nhau: nếu nhà sản xuất được lợi
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×