Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bằng kiến thức của giáo dục học, anh chị hãy phân tích và chứng minh câu nói của Hồ Chủ Tịch Hiền dữ đâu phải tính sẵn: Phần nhiều do giáo dục mà nên.Cho ví dụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.05 KB, 10 trang )

Nhóm 24 gồm 3 người:
Đặng Thị Bảo Hân
Đỗ Thị Kim Khánh
Phan Hồi Hiệp
KIỂM TRA MƠN HỌC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
   ( tiết 3+4+5 của ngày thứ 3 ngày 09/11/2021)
Đề bài: Bằng kiến thức của giáo dục học, anh/ chị hãy phân tích và chứng minh
câu nói của Hồ Chủ Tịch: “ Hiền dữ đâu phải tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục
mà nên”. Cho ví dụ.

Bài làm
“Hiền dữ” là cặp tính từ đối lập được tác gia đưa vào nhằm chỉ tính cách trong
nhân cách của con người. Nhân cách là sự thống nhất giữa phẩm chất ( phẩm chất về
thế giới quan, tư tưởng chính trị, đạo đức tác phong…) và năng lực của cá nhân ( năng
lực, sở trường, năng khiếu…). “Tính sẵn” là từ được Bác Hồ dùng để ám chỉ các yếu
tố bẩm sinh, di truyền. Trong đó, di truyền là sự tái tạo ở trẻ em những thuộc tính sinh
học ở cha mẹ, là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm và những phẩm
chất nhất định đã ghi vào trong hệ thống gen; bẩm sinh là một số thuộc tính sinh học
có ngay từ khi đứa trẻ mới sinh, là cái sinh ra đã có. Phó từ phủ định “đâu” cho ta thấy
mối quan hệ tương phản, đối lập giữa hai đối tượng kể trên. Nếu quan niệm tiền định
cho rằng bẩm sinh, di truyền là cái quyết định sự phát triển nhân cách thì quan điểm
của chủ nghĩa Mác-Lê Nin lại cho rằng bẩm sinh-di truyền chỉ là tiền đề vật chất có
ảnh hưởng đến cường độ, tốc độ sự phát triển nhân cách chứ không quyết định. Rõ
ràng, vế đầu của câu nói trên đã khẳng định điều này. Chứng minh cho điều ấy, ta đến
với ví dụ của Ngơ Bảo Châu, Nick Vujicic, Kim Peel. 


Trong ví dụ này, Ngơ Bảo Châu là một nhà tốn học Pháp-Việt và là người

Việt Nam đầu tiên đạt Huy chương Fields. Tính đến năm 2010, ông là nhà khoa học



trẻ nhất Việt Nam được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam phong học
hàm giáo sư => đã có sự phát triển nhân cách. Để đạt được những thành tựu này, ta
không thể không nhắc đến người cha Tiến sĩ khoa học ngành cơ học chất lỏng Ngơ
Huy Cẩn và người mẹ Phó Giáo sư, Tiến sĩ dược Trần Lưu Vân Hiền của ông (yếu tố
bẩm sinh, di truyền gen trội), những ngôi trường ông đã từng được dạy như Trường
Tiểu học Thực nghiệm, Trường THCS  Trưng Vương, Khối chuyên Toán thuộc Khoa
Toán-Cơ-Tin học Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên  thuộc Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Paris XI và Trường Sư Phạm Paris.


Trong khi đó, Nick Vujicic là một người từ khi sinh ra đã khơng có tứ chi mà

chỉ có một bàn chân và hai ngón chân nhỏ (bẩm sinh di truyền dị tâ ̣t). Sau nhiều lần
đấu tranh cả về tinh thần, tình cảm và thể xác, cuối cùng anh đã đối mặt được với sự
khiếm khuyết của bản thân, thành lập tổ chức phi lợi nhuận của riêng mình với tên gọi
“Life Without Limbs” (“Cuộc sống khơng có tay chân”), tốt nghiệp đại học và đã trở
thành một diễn thuyết gia nổi tiếng về chủ đề làm chủ cuộc sống => đã có sự phát
triển nhân cách. 


Kim Peel sinh năm 1951, mất năm 2009 là một người Mỹ sở hữu trí nhớ tuyệt

đỉnh. Ơng có thể nhớ chính xác khoảng 12.000 đầu sách vì trí nhớ của ơng là dạng trí
nhớ thấu niệm. Tuy nhiên, nhà thơng thái này lại bị khuyết tật về phát triển xã hội.
Các nhà khoa học cho rằng những phát triển bất thường bẩm sinh ở não (đầu của ông
từ khi sinh ra đã to hơn bình thường, và quan trọng nhất là thiếu cấu trúc nối liền 2
bán cầu não) là nguyên nhân dẫn tới khiếm khuyết của ơng và có lẽ đã tăng khả năng
trí nhớ cho ơng. Ngồi trí nhớ hồn hảo, ơng cịn có khả năng đọc hai trang sách cùng
một lúc bằng cách sử dụng mỗi bên mắt cho một trang sách. 

Như vậy, có thể nói bẩm sinh di truyền khơng quyết định hồn tồn, vì những người
có bẩm sinh di truyền dị tật vẫn có thể phát triển nhân cách được và nó chỉ đơn giản là
tiền đề vật chất có ảnh hưởng đến cường độ, tốc độ sự phát triển nhân cách. 
Bên cạnh đó, Hồ Chủ Tịch đã sử dụng danh từ ước lượng “phần nhiều”. Trước khi
phân tích từ “phần nhiều”, ta sẽ tóm tắt lại tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển nhân cách. 
1.

Đầu tiên, như đã nói trước đó, yếu tố bẩm sinh di truyền là tiền đề vật chất chỉ

ảnh hưởng tới cường độ, tốc độ sự phát triển nhân cách.


2.

Tiếp đó, yếu tố mơi trường gồm mơi trường tự nhiên và mơi trường xã hội góp

phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động của cá nhân
nhờ đó mà cá nhân chiếm lĩnh được kinh nghiệm xã hội loài người. 
3.

Kế tiếp, yếu tố giáo dục  là yếu tố quan trọng thứ hai và nó định hướng, tổ chức

dẫn dắt, can thiệp cũng như điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi cho quá
trình phát triển nhân cách. 
4.

Cuối cùng, yếu tố hoạt động cá nhân là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự

phát triển nhân cách.

Lí giải cho thứ tự này, ta có ví dụ như sau. Trường hợp yếu tố mơi trường, như
ơng bà ta có câu “Gần bùn mà chẳng hơi tanh mùi bùn” và “Gần mực thì đen, gần đèn
thì sáng”,“Nghèo hèn sinh đạo tặc”. Rõ ràng, câu đầu đối lập với hai câu sau và ở đây,
mơi trường vừa là yếu tố tích cực, vừa là yếu tố tiêu cực. Vậy mơi trường là gì? Vai
trị của nó là gì? Mơi trường là hệ thống các phức hợp hoàn cảnh bên ngoài, các điều
kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển  của con
người ; gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên: bao gồm
các điều kiện tự nhiên-hệ sinh thái phục vụ cho hoạt động học tập, sản xuất lao động,
vui chơi giải trí…và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất, đến cuộc sống và
hoạt động con người. Mơi trường xã hội: bao gồm mơi trường chính trị, kinh tế, môi
trường sinh hoạt xã hội và văn hóa… Cụ thể, mơi trường lớn của mơi trường xã hội là
nhà nước, chế độ chính trị-xã hội, thể chế kinh tế, chính sách, nền văn hóa của quốc
gia, hệ thống các quan hệ sản xuất và các quan hệ xã hội khác. Ở phạm vi hẹp hay còn
gọi là mơi trường nhỏ của mơi trường xã hội, đó là một bộ phận của mơi trường lớn,
hay cịn gọi là hoàn cảnh- cái trực tiếp tác động đến cuộc sống của các cá nhân. Mơi
trường nhỏ đó là các mối quan hệ gia đình, nhà trường, nhóm bạn, địa phương, phong
tục tập qn, điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị… của nơi sinh sống.  Sự hình thành
và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện được trong một mơi trường nhất định.
Mơi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt
động của cá nhân nhờ đó mà cá nhân chiếm lĩnh được kinh nghiệm xã hội loài người.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và sự bùng nổ thông tin, mơi trường xã hội
có tác động mạnh mẽ đến nhân cách của thế hệ trẻ với đặc trưng là tính năng động,
sáng tạo… Tính chất và mức độ ảnh hưởng (tiếp thu, phản đối) tùy vào xu hướng


năng lực của cá nhân tham gia vào cải biến mơi trường (tích cực hay tiêu cực). Như
vậy, trong sự tác động qua lại giữa nhân cách cần chú ý đến 2 mặt của vấn đề: tính
chất tác động của hoàn cảnh sinh hoạt đã phản ánh vào nhân cách, tính tích cực của
nhân cách tác động đến mơi trường hồn cảnh nhằm thay đổi mơi trường hồn cảnh
phục vụ cho lợi ích của con người. Bên cạnh đó, trong sự hình thành và phát triển

nhân cách, mơi trường xã hội có tầm quan trọng đặc biệt vì nếu khơng có xã hội lồi
người thì tư chất có tính người khơng thể phát triển được (cơ bé Kamala được chó sói
ni từ nhỏ, sau khi trở về thế giới lồi người cô vẫn đi bằng 2 chân được nhưng lúc
khẩn cấp cô sẽ đi bằng 4 chân, sau khi được dạy nói chỉ biết nói hai từ, đêm đến cơ
sủa lên như chó rừng, sau tất cả cơ khơng thể thành “người” và chết ở tuổi 18). Để
hiểu rõ hơn, ta đến với các ví dụ sau:


Tính đến nay, Emma Watson có thể xem như người thành cơng nhất trong dàn

diễn viên của siêu phẩm đình đám Harry Potter. Cũng như nhân vật Hermione, Emma
có thành tích học tập rất xuất sắc. Cô đã tốt nghiệp chuyên ngành Văn học Anh của
đại học Brown danh tiếng. Bên cạnh đó, cơ còn là con gái đầu lòng của 2 vị luật sư
người Anh và được sinh ra ở Paris. Sau khi cha mẹ li dị, từ Maisons-Laffitte gần Paris,
cô chuyển về Oxford với mẹ em trai cũng như cuối tuần cô sẽ đến thăm bố ở Ln
Đơn. Sau đó, cơ được đào tạo ở những ngôi trường nổi tiếng như Dragon School,
Stagecoach Theatre Arts…-> môi trường tốt. Với bước đệm sẵn có từ vai diễn
Hermione cùng những phẩm chất ưu tú khác, Emma liên tục ghi dấu ấn trong các dự
án điện ảnh được giới chuyên môn đánh giá cao. Không chỉ thành cơng trong sự
nghiệp diễn, Emma cịn ghi dấu mạnh mẽ trong cả lĩnh vực kinh doanh, thời trang, với
việc được bổ nhiệm trở thành thành viên ban quản trị của Kering, một tập đoàn thời
trang danh giá, dưới trướng là một loạt các thương hiệu xa xỉ đình đám bậc nhất, mà
tiêu biểu là Gucci. Bên cạnh đó, Emma còn được Liên Hợp Quốc chọn làm Đại sứ
thiện chí. Bài phát biểu của cơ về vấn đề bình đẳng giới và quyền phụ nữ đã khiến cả
thế giới đã xúc động có sự phát triển hồn thiện nhân cách. Như vậy, đây là một ví dụ
cho sự ảnh hưởng tích cực của mơi trường tốt. 


Vào những năm cuối thập niên 60, tại Anh Quốc, từng tồn tại 1 vụ án mạng


lừng lẫy gây chấn động dư luận xứ sở sương mù lúc bấy giờ, kẻ sát nhân ấy, Mary
Bell, lúc bấy giờ chỉ là một cô bé vừa trịn 10 tuổi. Sinh ra trong một gia đình đầy bất


hảo, người mẹ hành nghề mại dâm, bố lại là cựu tù nhân, Mary từ nhỏ đã phải đón
nhận những lời căm phẫn, chửi bới thóa mạ từ người mẹ, kèm theo đó là sự thờ ơ
chẳng mấy đối hồi đến sự tồn tại của cơ từ người bố. Xót thương hơn cả, Mary
khơng ít lần bị chính người mẹ mình âm mưu sát hại. Đó chính là những khởi đầu cho
một thảm kịch tàn khốc, khiến một đứa bé chỉ vừa 10 tuổi, thay vì nắm trong tay tràn
đầy những ước mơ thơ dại, được bố mẹ dắt tay cùng dạo bước cùng nơ đùa cười nói,
nhưng khơng, đơi tay nhỏ bé ấy nay chỉ nhuốm toàn máu người, trở thành một tên sát
nhân biến thái. Câu chuyện đau lòng ấy đã phần nào minh chứng cho sự tác động tiêu
cực của mơi trường tới sự hình thành và phát triển của nhân cách con người.Rõ ràng
nếu bản thân cô bé được sinh ra, lớn lên trong một môi trường tốt hơn, thì ắt hẳn sẽ
khơng dẫn đến thứ thảm kịch mang tên “sát nhân nhí” ấy.Tuy nhiên, nếu xét trên
nhiều bình diện, ta có thể thấy, bản thân Mary đã tiếp xúc với thứ môi trường xã hội
độc hại ngay từ khi vừa sinh ra, ở độ tuổi ấy, con người ta chưa thể hình thành được
lối tư duy phản kháng, mà chỉ có thể tiếp nhận những sự ảnh hưởng một chiều.Nói
cách khác, mơi trường cũng là một yếu tố chi phối nhân cách con người, nhưng chủ
yếu là ở độ tuổi thiếu nhi.Còn một khi một con người đã đến một độ tuổi trưởng thành
nhất định, yếu tố mơi trường dường như khơng cịn mang vai trị then chốt nữa, mà cốt
lõi trong việc hình thành nhân cách con người sẽ nằm ở nhận thức cá nhân.Ta hãy
cùng đi đến phân tích ví dụ tiếp theo để làm sáng tỏ luận điểm này.


Ít ai nghĩ Howard Schultz, vị chủ tịch của tập đoàn cà phê lớn nhất thế giới

Starbucks trứ danh toàn cầu, lại xuất thân từ một gia đình nghèo khó, từng sinh sống
tại một khu ổ chuột thuộc thị trấn Brooklyn, thành phố New York - nơi được xem như
“cái nôi của những tệ nạn xã hội”. Tuy thế, ông vẫn tự tôi luyện được cho mình một

tinh thần thép, một ý chí ngoan cường vượt qua nghịch cảnh, thốt khỏi đói nghèo,
vẫn thà một mực chọn những công việc vất vả, nặng nhọc, từ nhân viên phục vụ, bồi
bàn hay thậm chí là bán máu, chứ chưa từng một phút mảy may nghĩ đến việc trộm
cướp như những kẻ nhan nhản sống quanh mình ngồi kia.Và cuối cùng, những ý chí
và nỗ lực ấy cũng đã mang đến cho Schultz những “quả ngọt” đầu đời. Với tài năng,
óc kinh doanh xuất chúng, ơng đã gầy dựng nên đế chế Starbucks, một huyền thoại về
cà phê trên quy mơ tồn cầu.Hơn thế nữa, bên cạnh khả năng kinh doanh đầy tài nghệ,
y còn nổi danh là một nhà lãnh đạo tuyệt vời. Ơng ln lấy việc bảo vệ quyền lợi, lắng


nghe nhân viên làm đầu, minh chứng cho một nhân cách đầy cao đẹp của vị CEO tài
ba. Ta có thể gọi ơng-Howard Schultz, là một tấm gương sáng chói cho những nỗ lực
chiến đấu với nghịch cảnh, không khiến thứ môi trường xung quanh bản thân hủy hoại
đi nhân cách của mình mà trái lại cịn lấy nó làm động lực để một ngày được thốt
khỏi nó.-> Như vậy, đây là ảnh hưởng của trường hợp vươn lên, thay đổi môi trường
cho tốt hơn.Trong giai đoạn tuổi thiếu nhi, con người ta sẽ tiếp xúc với gia đình nhiều
hơn là xã hội.Schultz may mắn hơn cô bé Mary trong ví dụ trước ở một điểm, gia đình
của ơng khơng hề bất hảo.Chính điều đó đã mài dũa, hình thành cho ông một nền tảng
vững chắc, để khi đến độ tuổi trưởng thành, kết hợp với nhận thức cá nhân, đã giups
ơng ngày một hồn thiện nhân cách tốt đẹp của mình.
Vậy nên, mơi trường chỉ góp phần tạo nên sự phát triển nhân cách chứ khơng
quyết định hồn tồn. Tổng kết lại, nghiên cứu con người phải nghiên cứu hoàn cảnh
sống của họ ; giáo dục con người phải thống nhất với việc cải tạo xã hội; phải giáo
dục cho trẻ khả năng đề kháng với những yếu tố tiêu cực của mơi trường, lựa chọn và
tiếp thu có chọn lọc các tác động của môi trường, không nên lúc nào cũng hạn chế và
ngăn cấm trẻ tiếp xúc với bên ngồi.Tuy nhiên cũng cần nắm rõ về mơi trường mà trẻ
tiếp xúc, để tránh những sự học hỏi thiếu lành mạnh
 

Ở phân đoạn trước ta đã có nhắc đến giáo dục, vậy tiếp theo ta sẽ tìm hiểu nó là


gì và vai trị của nó như thế nào. Giáo dục theo nghĩa rộng: là quá trình tác động có
mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp khoa học của nhà
giáo dục tới người được giáo dục nhằm hình thành nhân cách cho họ. Giáo dục theo
nghĩa hẹp: là quá trình hình thành cho người được giáo dục niềm tin, động cơ lí tưởng,
những hành vi cư xử đúng đắn trong xã hội thơng qua hoạt động giao lưu. Như vậy,
vai trị của giáo dục là định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển
nhân cách của cá nhân; can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi
cho sự phát triển nhân cách. Đến với yếu tố giáo dục, nó ảnh hưởng tới tư tưởng ta,
khiến ta hướng tới chân-thiện-mỹ bằng cách cho ta tiếp thu tri thức mở mang tầm
nhìn, khiến ta có ý thức đấu tranh chống lại cái xấu, giúp ta có một thân thể khỏe
mạnh, không bệnh tật qua các môn như giáo dục thể chất, quốc phòng,… 


*

Bởi giáo dục mang vai trò then chốt, cốt lõi trong sự phát triển của mỗi quốc

gia. Cũng vì lẽ đó, khi Pháp tiến hành đơ hộ nước ta, chúng đã thi hành chính sách
ngu dân, kìm hãm sự phát triển của giáo dục nước nhà với mục đích khiến ta không
biết phản kháng, không biết đấu tranh đúng cách, khơng biết tự quản lý kinh tế, khơng
biết tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, bị coi thường… Từ đó, Bác Hồ mới nhấn
mạnh tầm quan trọng của giáo dục đối với chúng ta mọi lúc mọi nơi. Để hiểu rõ hơn,
ta hãy cùng đi đến với các ví dụ sau:
•      Cơ giáo người Mường tên Hà Ánh Phượng ( Phú Thọ), người Việt Nam đầu tiên
được vinh danh vào top 50 giáo viên toàn cầu, một niềm tự hào lớn lao với nước nhà.
Cô xuất thân là sinh viên Đại học Hà Nội, sau tốt nghiệp từ chối lời mời trở thành Đại
diện Giám đốc công ty Dược để học tiếp Cao học nhanh Ngôn ngữ Anh thiên về
phương pháp giảng dạy, cô Phượng chọn về huyện miền núi công tác ở trường THPT
Hương Cần (tỉnh Phú Thọ), nơi có đến 85% học sinh vùng dân tộc thiểu số và cuối

cùng đạt được thành quả như trên.Có thể nói, cơ Ánh Phượng là một tấm gương tiêu
biểu về những nỗ lực phát triển nền giáo dục nước nhà. Bên cạnh tài năng sư phạm, cơ
cịn mang trong mình những phẩm chất,nghĩa cử cao đẹp, từ bỏ đi những quyền lợi
hấp dẫn để cống hiến hết mình, góp phần mang giáo dục Việt Nam ngày một tiến xa
hơn trong tương lai. 
*

Bên cạnh những tấm gương sáng như cơ Ánh Phượng, nền giáo dục

cũng khơng ít những lần bị ảnh hưởng xấu bởi những cá nhân, tổ chức vô nhân
đạo.Ngày 25/11/2021 mới đây, trên cộng đồng mạng xã hội Trung Quốc lộ ra video
của một giáo viên tiểu học dạy Toán tát liên tiếp học sinh 3 cái cách đây 2,3 năm
(chính xác là vào năm 2019) chỉ vì lí do “Mấy bài này mà cũng làm sai sao” của cô và
hiện nay, nữ giáo viên này đã bị sa thải cũng như hiệu trưởng của ngôi trường bị giáng
chức. Đây là một minh chứng cho việc 1 con người được hưởng nền giáo dục, có kiến
thức giáo dục để người khác (công việc giáo viên) nhưng lại thiếu văn hóa và ý thức
đạo đức, sự kiên nhẫn, chưa thực sự có sự phát triển nhân cách. 
*

Simon Cowell – cái tên danh tiếng trong lĩnh vực âm nhạc- lại sở hữu thành

tích cực kì bết bát. Ơng gần như thất bại trong mọi kỳ thi và rời trường học năm 16
tuổi chỉ với một chứng chỉ giáo dục phổ thông trung học O-level ( tương đương tốt
nghiệp THCS)-> khơng có sự giáo dục sau đó. Tiếp đó, ơng bắt đầu công việc trong


phịng lễ tân tại cơng ty phát hành âm nhạc E&S và đưa sự nghiệp của mình lên đỉnh
cao -> vẫn có sự phát triển nhân cách. 
*


Tổng kết lại, giáo dục chỉ giữ được vai trò chủ đạo khi tổ chức khoa học, dựa

trên các cơ sở khoa học về con người. Phải biến được giáo dục thành  là những tác
động bên ngoài trở thành tự giáo dục, làm cho cá nhân  có ý thức tự giáo dục, tự hồn
thiện mình trên tất cả các phương diện vì người có giáo dục thực sự là người biết tự
giáo dục 
Tiếp theo, ta sẽ tìm hiểu hoạt động cá nhân là gì? Hoạt động là phương thức tồn
tại của con người, là quá trình tác động  vào thế giới khách quan, làm biến đổi thế giới
để tạo ra những sản phẩm theo nhu cầu của con người, làm tiêu hao năng lượng thần
kinh và cơ bắp, làm thay đổi khách thể nhưng nó cũng làm thay đổi chính bản thân
chủ thể về mặt thể chất và tinh thần, là con đường hình thành và phát triển nhân cách.
Trẻ em trong quá trình tham gia tích cực vào các loại hình hoạt động, với các mối
quan hệ đa dạng trong xã hội, các giá trị văn hóa của lồi người(học tập, vui chơi, văn
nghệ, thể dục thể thao, lao động và hoạt động tập thể…), từ đó các phẩm chất năng lực
được hình thành. Chính thơng qua những hoạt động tích cực, tự giác của người học
mà nhân cách của người học được hình thành và phát triển. Hoạt động làm cho con
người nhận thức được hiện thực, kích thích hứng thú, niềm say mê, sáng tạo và làm
nảy sinh những nhu cầu mới, thuộc tính tâm lí mới….
Nhờ đó, nhân cách được hình thành và phát triển. Hoạt động là nguồn quan
trọng nhất cung cấp cho học sinh hệ thống kinh nghiệm và ứng xử xã hội
Tiếp theo, ta sẽ phân tích các ví dụ:


Cao Bá Qt :
-Là người thơng minh từ nhỏ, xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.

Dịng họ Cao là một dịng họ có truyền thống về thi phú và khoa bảng => Bẩm sinh, di
truyền trội, mơi trường khơng tốt.
-Khi cịn đi học ở Bắc Ninh, nổi tiếng về tài văn thơ đối đáp thông minh và tài
họa, nhưng lại viết chữ rất xấu=> Có giáo dục nhưng vẫn chưa phát triển nhân cách

hoàn chỉnh.


      -Ơng vẫn chịu khó đọc sách, học hỏi và kiên nhẫn trong học tập. Sau đó, phần
nhiều vì xấu hổ về thứ chữ viết như gà bới của mình, đêm đến, ông thường thức khuya
miệt mài tập viết chữ. Buồn ngủ, hai mắt lim dim như muốn díu vào nhau, ơng quyết
định buộc tóc mình lên mái nhà để mỗi lần ngủ gật bị giật tóc đau, phải tỉnh lại. Buộc
chân vào cạnh bàn để không thể “chạy đi chơi” => Có hoạt động cá nhân( ý thức tự
học, tự rèn luyện).
-Nhờ sự quyết tâm, kiên nhẫn, một thời gian sau, từ chữ viết xấu, ông nổi tiếng
khắp vùng về biệt tài viết chữ đẹp, chữ viết như “rồng bay phượng múa”.Trở thành
quân sư trong cuộc nổi dậy Mỹ Lương, là nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch
sử văn học Việt Nam=> Có sự phát triển về nhân cách


Nhà trường tổ chức các cuộc thi nhảy flashmob. Thơng qua hoạt động tập thể

đó, các học sinh sẽ gắn kết với nhau hơn sau những buổi luyện tập vất vả, rèn luyện
được sức khỏe và thể chất, tạo ra niềm hứng thú, động lực cho các bạn thích nhảy,
thích âm nhạc, khiến học sinh giải tỏa tâm sau những giờ học mệt nhọc…-> nhân cách
được hình thành và phát triển.


Cha mẹ, gia đình cho các con làm việc nhà như lau nhà, rửa chén, tưới cây,..

Qua đó, các con biết những vất vả lo toan của cha mẹ, người xung quanh và thương
cha mẹ hơn, xây dựng lịng đồng cảm, nhân ái . Ngồi ra các con cịn có thể coi nó là
một bài thể dục thường ngày giúp rèn luyện sức khỏe, giúp các con tạo ra các thói
quen tích cực…



Các học sinh, sinh viên tạo lập các câu lạc bộ và tham gia cùng nhau câu lạc bộ

đó( ví dụ câu lạc bộ tiếng Anh). Ngoài việc được cung cấp kiến thức, kinh nghiệm,
học sinh sinh viên cũng có thể giao lưu với mọi người, biết cách ứng xử trong xã hội,
khám phá bản thân, phát triển kỹ năng mới và củng cố kiến thức cũ…


Hoạt động là nhu cầu của của con người, nhu cầu này được thỏa mãn mới làm

cho tâm lý, ý thức, nhân cách con người phát triển bình thường. Các thí nghiệm cho
thấy những người khơng có hoạt động cá nhân, không tạo được hứng thú, không được
giao tiếp thường dễ bị các loại bệnh tâm lý như trầm cảm ( các vụ tự tử của hàng ngàn
học sinh vì khơng có hoạt động cá nhân và bị áp lực học tập, thi cử quá nhiều…) đã
chứng minh điều này.  


 

Như vậy, nếu ta không tự chủ học tập,không tự chủ phát triển nhân cách, không

hoạt động cá nhân, dù có hay khơng gen bẩm sinh di truyền trội, dù có được sống
trong mơi trường tốt hay khơng, dù ta có được giáo dục tốt hay khơng, tất cả chỉ là vơ
nghĩa. Ngược lại, nếu ta có ý thức hoạt động cá nhân, ta có thể tự học, tự đấu tranh
vươn lên mơi trường tốt hơn, có thể lấy cần cù bù thông minh, nỗ lực bù thiên tư. Một
đứa trẻ dù có được tài năng bẩm sinh di truyền từ cha mẹ, được sống trong một môi
trường tốt, được hưởng một nền giáo dục tốt đẹp, nếu bỏ học hoặc không biết trau dồi
thêm, chỉ biết ngủ quên trên chiến thắng, nó sẽ khơng phát triển nhân cách một cách
toàn diện được và sẽ ngày càng bị thụt lùi. Chính vì thế, tuy giáo dục mang lại rất
nhiều ích lợi, rất nhiều ảnh hưởng tích cực nhưng nó chỉ là “phần nhiều” chứ không là

tất cả. Yếu tố quyết định vẫn là hoạt động cá nhân mỗi người. Nói theo quan điểm duy
vật biện chứng- điều vế hai ta cần chứng minh, giáo dục chỉ là một trong những yếu tố
ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách, giáo dục khơng có tính “vạn năng”, khơng có
tính quyết định mà chỉ đóng vai trị chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách  ( trái hoàn
toàn với thuyết tiền định cho rằng bẩm sinh di truyền quyết định, giáo dục khơng có
vai trị gì và cũng trái với thuyết duy cảm cho rằng giáo dục là “vạn năng”).  
Nói tóm lại, sự phát triển nhân cách bị ảnh hưởng bởi bốn yếu tố là bẩm sinh di
truyền, môi trường, giáo dục, hoạt động cá nhân.Trong đó giáo dục là yếu tố chủ đạo,
hoạt động cá nhân là yếu tố quyết định, bẩm sinh di truyền là tiền đề vật chất và môi
trường là điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhân cách.



×