Tải bản đầy đủ (.docx) (214 trang)

(Luận văn thạc sĩ) biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cố vấn học tập tại trường cao đẳng công nghệ và quản trị sonadezi, đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 214 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THỊ NỤ

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, ĐỒNG NAI

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

SKC006109

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ
THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGUYỄN THỊ NỤ

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, ĐỒNG NAI

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC- 601401
Hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ HẢO



Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4/2019


LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ & tên: Nguyễn Thị Nụ
Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 20/11/1991
Nơi sinh: Nghệ An
Quê quán: Diễn Lâm-Diễn Châu-Nghệ An
Dân tộc: Kinh
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Nhà Công vụ Đại học Quốc gia, TPHCM.
Điện thoại: 0938 624 261
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:

Email:

1. Trung học phổ thơng:
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo từ 9/2006 đến 9/2009.
Nơi học (trường, thành phố): Trường THPT Diễn Châu II, Nghệ An
2. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo từ năm 2009 đến năm 2013

Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TPHCM.
Ngành học: Quản lý Giáo dục

Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp:
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:
Người hướng dẫn:
III. Q TRÌNH CƠNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:

Thời gian

Từ 2013 đến 2017

Từ 2017 đến nay


i


QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI

ii


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 3 năm 2019


Nguyễn Thị Nụ

iv


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lới cảm ơn chân thành đến TS Nguyễn Thị HảoGiảng viên hướng dẫn, đã tận tình giúp đỡ tơi về kiến thức, phương pháp
nghiên cứu cũng như hỗ trợ chỉnh sửa những thiếu sót của tơi trong q
trình làm luận văn.
Có được kết quả nghiên cứu này tôi đã nhận được ý kiến đóng góp
của các thầy cơ Giảng viên tham gia giảng dạy Sau Đại học, sự quan tâm
tạo điều kiện của Ban Giám hiệu, sự tận tình cung cấp thơng tin số liệu của
lãnh đạo Phòng TS&CTSV, sự đánh giá nhiệt tình của Q Thầy/Cơ, sinh
viên đang giảng dạy/theo học tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị
Sonadezi. Tôi xin ghi nhận và cám ơn những giúp đỡ này.
Tôi cũng xin cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn thường
xuyên quan tâm, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận
văn, nhưng do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên khơng tránh khỏi
thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được những ý kiến góp ý, chỉ dẫn, đánh
giá của Quý thầy cô và tất cả bạn bè, đồng nghiệp.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 3 năm 2019

Nguyễn Thị Nụ

v


TÓM TẮT


Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và
quá trình hội nhập sâu rộng do đó nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao
càng trở nên cấp bách. Học chế Tín chỉ ra đời đòi hỏi sự ra đời của chức danh
Cố vấn học tập nhằm hỗ trợ SV có thể làm chủ hoạt động học tập của mình,
đặc biệt hạn chế những khó khăn khi chuyển từ mơi trường giáo dục phổ thông
sang bậc ĐH, CĐ. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, người nghiên cứu nhận thấy,
đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Cố vấn học tập tại
trường Cao đẳng Sonadezi” hướng tới việc nâng cao nhận thức, thái độ, kiến
thức và kỹ năng của Cố vấn học tập và Sinh viên, đặc biệt khi sinh viên tham
gia hoạt động Cố vấn học tập trong nhà trường. Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động CVHT. Nội dung chương này tập
trung vào việc tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trong và ngoài nước về
hoạt động CVHT, làm rõ các khái niệm cơ bản và xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng hoạt động CVHT.
Chương 2: Thực trạng hoạt động CVHT tập tại trường CĐ Sonadezi. Đề
tài đi sâu vào tìm hiểu thực trạng hoạt động CVHT.
Nhìn chung, hoạt động CVHT diễn ra đúng quy trình và đạt mục tiêu đào
tạo của trường CĐ Sonadezi. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vấn đề sau: 1/ Đội
ngũ CVHT trong nhà trường còn thiếu nhiều kinh nghiệm nên việc tổ chức,
thực hiện tư vấn, hỗ trợ, định hướng cho SV chưa đạt hiệu quả cao, chưa đáp
ứng yêu cầu của SV và đào tạo theo HCTC; và 2/ Nguyên nhân hoạt động
CVHT tại trường chưa đạt hiệu quả cao là do hoạt động CVHT còn khá mới
mẻ đối với CVHT và SV tại trường, CVHT phải kiêm nhiệm nhiều vai trị
khác nhau, nhà trường chưa có những hỗ trợ cần thiết cho CVHT trong quá

vi


trình thực hiện, mặc khác, cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động còn chưa hiệu

quả, chưa đánh giá đúng thực chất.
Chương 3: Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Cố vấn học
tập tại trường CĐ Sonadezi. Đề tài đã đề xuất 6 biện pháp, gồm:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác CVHT
cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường;
Biện pháp 2: Tăng cường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng phẩm chất năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CVHT;
Biện pháp 3: Quy hoạch, tuyển chọn, phân cơng, bố trí đội ngũ CVHT;
Biện pháp 4: Nâng cao nhận thức của Sinh viên về hoạt động CVHT;
Biện pháp 5: Tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho công tác CVHT ở
trường CĐ.
Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế
hoạch của đội ngũ CVHT;
Đề tài này đã tiến hành khảo sát Cán bộ QL và CVHT để đánh giá sự phù
hợp và tính khả thi của 6 biện pháp được đề xuất. Kết quả đánh giá của Cán bộ
quản lý và CVHT cho thấy các biện pháp này rất phù hợp, rất khả thi và có
hiệu quả tích cực đối với mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động CVHT tại
trường CĐ Sonadezi.

vii


SUMMARY
In recent years, the development of science and technology's powerful and farreaching integration process so that the demand for high quality human resources
becomes more urgent. Education birth requires the introduction of title advising to
assist SV can master its learning activities, in particular limiting the disadvantages
when transferred from environmental education to University level , College.
Derived from actual needs, the study found, the subject "solutions to
improve the quality of academic advising activities in Sonadezi College" aims to
raise awareness, attitudes, knowledge and skills of academic advisors and students ,

especially when students taking academic counseling activities in the school.
Subject content includes three chapters:
Chapter 1: the basis of arguments about academic advising activities. The content
of this chapter focuses on the synthesis and analysis of domestic and foreign
research on academic advising activities, to clarify the basic concepts and identify
the factors that influence quality academic advising activities.
Chapter 2: Active status academic advisor in Sonadezi College. The subject going
into active status learn learning Advisor.
Overall, the academic advising activities taking place in the right process and
achieving the goal of Sonadezi college training. However, there exist some
problems: 1/CVHT team in the school's lack of experience should the Organization,
practical advice, support, oriented to the SV yet highly effective, yet meet the
requirements of the SV and the HCTC training; and 2/active CVHT cause at school
yet is effective because the operations CVHT also quite new to CVHT and SV at
CVHT have to cum, many different roles, the school has not had the necessary
support for the implementation process in CVHT , on the other hand, inspection,
evaluation of activities was not effective, not yet appreciated substantially.

viii


Chapter 3: to propose measures for improving the quality of academic advising
activities in Sonadezi College. The subject has proposed six measures, including:
Measure 1: raising awareness about the importance of the work of educational
forces CVHT in school;
Measure 2: organizing the activities fostered quality professional capacity service
for CVHT team;
Measure 3: planning, recruitment, assignment, disposition CVHT team;
Measure 4: measures to raise the awareness of students about CVHT activities;
Measure 5: strengthen the active support for the work in College CVHT. Measure 6:

strengthen checks, reviews the implementation of the plan, task team CVHT;
This topic has conducted surveys of managers and academic advisors to assess the
suitability and feasibility of the proposed measures 6. Results of reviews of the
management and staff of academic advisors showed that these measures are very fit,
very feasible and effective for positive with the goal of improving the quality of
academic advising activities in Sonadezi College.

ix


MỤC LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI.......................................................................ii
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................... iv
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................... v
TÓM TẮT........................................................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................................... 3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 3
5. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................................................. 3
6. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................... 4
8. Kế hoạch nghiên cứu:.................................................................................................................. 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỐ VẤN HỌC
TẬP........................................................................................................................................................... 7
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................ 7

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi................................................................................... 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..................................................................................... 10
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài.............................................................................. 16
1.2.1. Khái niệm cố vấn học tập.................................................................................................... 16
1.2.2. Khái niệm chất lượng........................................................................................................... 20
1.2.3. Khái niệm nâng cao chất lượng của hoạt động Cố vấn học tập...........................21
1.2.4. Khái niệm biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Cố vấn học tập...............21
1.3. Những vấn đề lý luận về hoạt động cố vấn học tập................................................ 22
1.3.1. Vai trò, nhiệm vụ của cố vấn học tập........................................................................... 22
1.3.2. Đối tượng của hoạt động cố vấn học tập....................................................................... 24

x


1.3.3. Nội dung hoạt động cố vấn học tập................................................................................. 24
1.3.4. Phương tiện thực hiện hoạt động cố vấn học tập....................................................... 25
1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CVHT.............................................................. 26

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................................... 29
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỐ VẤN HỌC TẬP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ
SONADEZI....................................................................................................................................... 30
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục của trường CĐ Sonadezi................................. 30
2.1.1. Giới thiệu chung về Nhà trường....................................................................................... 30
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà trường........................................................................ 31
2.1.3. Hoạt động đào tạo của Nhà trường.................................................................................. 32
2.2. Mẫu khảo sát và công cụ đo lường................................................................................. 33
2.3. Thực trạng hoạt động CVHT tại trường CĐ Sonadezi........................................ 36
2.3.1. Nhận thức của CVHT và SV về hoạt động CVHT.................................................... 36
2.3.2. Nội dung, hình thức, thời gian thực hiện hoạt động CVHT.................................. 40

2.3.3. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động CVHT................................................. 46
2.3.4. Mức độ hài lòng đối với hoạt động CVHT.................................................................. 50
2.3.5. Mức độ tích cực của SV đối với hoạt động CVHT................................................... 50
2.3.6. Tiêu chí lựa chọn đội ngũ CVHT..................................................................................... 55

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................................... 59
Chương 3:.......................................................................................................................................... 60
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ
VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI.................................................................................................. 60
3.1. Tầm quan trọng trong việc xây dựng biện pháp nâng cao chất lượng
hoạt động CVHT tại trường Cao đẳng Sonadezi............................................................. 60
3.2. Cơ sở đề xuất các biện pháp............................................................................................... 60
3.3. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động
CVHT tại trường CĐ Sonadezi................................................................................................. 61
3.4. Các Biện pháp nâng cao chất lượng Hoạt động CVHT tại trường CĐ
Sonadezi................................................................................................................................................ 63

xi


3.4.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác
CVHT cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường............................................................ 63
3.4.2. Nhóm biện pháp bồi dưỡng phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
cho đội ngũ cố vấn học tập............................................................................................................. 65
3.4.3. Nhóm biện pháp quy hoạch, tuyển chọn, phân cơng, bố trí đội ngũ
CVHT...................................................................................................................................................... 67
3.4.4. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức của SV về hoạt động CVHT....................71
3.4.5. Nhóm biện pháp tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho cơng tác CVHT............72
3.4.6. Nhóm biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch

của đội ngũ cố vấn học tập.............................................................................................................. 76
3.5. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp......................................................................... 78
3.6. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện
pháp......................................................................................................................................................... 80

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3........................................................................................................... 91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 96
PHỤ LỤC........................................................................................................................................ 101

xii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Cán bộ quản lý
Cao đẳng
Cố vấn học tập
Đại học
Giảng viên
Giáo dục và đào tạo
Giáo dục Đại học
Giáo viên chủ nhiệm
Học chế tín chỉ
Học sinh, sinh viên
Sinh viên
Quản lý

xiii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng SV khảo sát theo khoa.............................................................................. 34
Bảng 2.2. Thông tin khảo sát CVHT.......................................................................................... 34
Bảng 2.3. Quy ước mức độ thang đo câu hỏi.......................................................................... 35
Bảng 2.4. Nhận thức về khái niệm CVHT................................................................................ 36
Bảng 2.5. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động CVHT........................................ 37
Bảng 2.6. Nhận thức về vai trị, mục đích cụ thể của hoạt động CVHT.......................39
Bảng 2.7. Mức độ thực hiện các nội dung hoạt động CVHT............................................ 41
Bảng 2.8. Nhu cầu tư vấn của SV theo năm học.................................................................... 42
Bảng 2.9. Thời gian thực hiện hoạt động CVHT................................................................... 45
Bảng 2.10. Các yếu tố thuận lợi trong hoạt động CVHT.................................................... 47
Bảng 2.11. Các yếu tố khó khăn trong hoạt động CVHT................................................... 48
Bảng 2.12. Mức độ hài lòng của SV về hoạt động CVHT................................................. 51
Bảng 2.13. So sánh các tiêu chí để lựa chọn CVHT giữa CVHT và SV......................56
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết, khả thi của biện pháp 1........................................................... 81
Bảng 3.2. Mức độ cần thiết, khả thi của biện pháp 2........................................................... 82
Bảng 3.3. Mức độ cần thiết, khả thi của biện pháp 3........................................................... 83
Bảng 3.4. Mức độ cần thiết, khả thi của biện pháp 4........................................................... 84
Bảng 3.5. Mức độ cần thiết, khả thi của biện pháp 5........................................................... 85
Bảng 3.6. Mức độ cần thiết, khả thi của biện pháp 6........................................................... 86
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Mức độ thực hiện các hình thức hoạt động CVHT...................................... 44
Biểu đồ 2.2. Mức độ hài lòng của CVHT về hoạt động CVHT........................................ 50
Biểu đồ 2.3. Mức độ tích cực của SV khi tham gia các hoạt động CVHT...................54
Biểu đồ 3.1. Đánh giá chung về 6 biện pháp........................................................................... 89
DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất............................................................... 80


xiv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật trên toàn thế giới,
Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn. Đặc biệt là sự cạnh tranh
về nguồn tri thức chất lượng cao.
Trước bối cảnh đó, Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã
hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Với vai trò chủ đạo, nhiều năm qua
giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã tiên phong đổi mới chất lượng. Một trong những
hướng quan trọng của lộ trình đổi mới cơ bản và tồn diện giáo dục đại học (ĐH)
Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 là chuyển từ hình thức đào tạo niên chế sang đào
tạo theo học chế tín chỉ (HCTC). Chỉ thị năm học số 56/2008/CT-BGDĐT ngày
03/10/2008 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục ĐH năm học 2008 - 2009, Bộ
GD&ĐT đã chính thức yêu cầu các trường ĐH và cao đẳng (CĐ) “chuyển sang đào
tạo theo hệ thống tín chỉ vào năm học 2009 –2010 hoặc muộn nhất là năm học 2010
-

2011”
Bộ GD&ĐT đã có Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/08/2007 về

việc ban hành Quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy theo HCTC cũng đã chỉ

rõ, đào tạo tín chỉ cho phép người học chủ động thiết kế kế hoạch học tập của mình,
được quyền lựa chọn tiến độ học tập phù hợp với khả năng, sở trường và hoàn cảnh
riêng của bản thân. Điều này làm cho quá trình đào tạo trở nên mềm dẻo hơn, tạo khả
năng cho việc thiết kế chương trình liên thơng giữa các cấp đào tạo và giữa các ngành

đào tạo khác nhau. Có thể nói, hình thức đào tạo tín chỉ “là một trong những công cụ
quan trọng để chuyển từ nền đại học mang tính tinh hoa thành nền đại học mang tính
đại chúng” [31].

Phương thức đào tạo theo tín chỉ lấy người học làm trung tâm trong quá trình
dạy và học, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Chính phương
thức này buộc người học phải nắm vững tất cả quy định, nội dung liên quan đến
1


chương trình đào tạo để lựa chọn và đăng ký môn học phù hợp, định hướng nghề
nghiệp đúng đắn trong tương lai,…Tất cả những vấn đề đó địi hỏi phải có sự giúp
đỡ, tư vấn và hướng dẫn để sinh viên (SV) có thể làm chủ hoạt động học tập của
mình, đặc biệt hạn chế những khó khăn khi chuyển từ môi trường giáo dục phổ
thông sang bậc ĐH, CĐ. Đó là lý do xuất hiện chức danh cố vấn học tập (CVHT).
CVHT người tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, rèn
luyện và nghiên cứu khoa học, lựa chọn tiến trình học tập, đăng ký học phần phù
hợp nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra và tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh
đó, CVHT cịn hỗ trợ tư vấn cho người học trong việc tìm ra các biện pháp khắc
phục những khó khăn khi chuyển đổi từ mơi trường gia đình vào mơi trường xã hội
rộng lớn. Có thể khẳng định rằng, CVHT có vai trị đặc biệt quan trọng trong đào
tạo tín chỉ và ảnh hưởng đến sự thành cơng trong học tập, rèn luyện của SV. CVHT
cịn là cầu nối giữa sinh viên với nhà trường, sinh viên với xã hội, hướng sinh viên
đến mục tiêu đào tạo chung của nhà trường và đáp ứng chuẩn nghề nghiệp trong
tương lai
Từ năm 2014, Trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi (Trường CĐ
Sonadezi) đã bắt đầu áp dụng HCTC vào trong đào tạo. Đồng thời chức danh
CVHT cũng được hình thành trong năm học này. Trường đã ban hành quyết định số
44/QĐ-CDS quy định về công tác CVHT. Sau hơn 4 năm thực hiện, công tác CVHT
đã phần nào hoàn thành được mục tiêu tư vấn và hỗ trợ cho SV. Tuy nhiên, do cơng

tác CVHT cịn mới mẻ nên hoạt động CVHT vẫn chưa phát huy hết chức năng,
nhiệm vụ, đặc biệt là tình trạng SV khơng được tư vấn kịp thời dẫn đến tình trạng
nghỉ học nhiều trong thời gian qua.
Nhận thấy tầm quan trọng và cấp thiết trong công tác CVHT, chúng tôi đã
mạnh dạn lựa chọn đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Cố vấn học
tập tại trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi” cho nghiên cứu của
mình.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hoạt động CVHT tại Trường CĐ Sonadezi, trên cơ sở

đó, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động CVHT tại trường.
2


3.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động CVHT.
Tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động CVHT tại trường CĐ Sonadezi.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động CVHT tại trường
CĐ Sonadezi.
4.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động CVHT tại Trường CĐ Sonadezi.
Khách thể khảo sát: Đội ngũ CBQL, CVHT, SV đang theo học tại Trường CĐ

Sonadezi.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng hoạt động CVHT tại Trường CĐ Sonadezi.
5.

Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động CVHT tại trường CĐ Sonadezi hiện nay đã đạt được những kết quả

nhất định, góp phần khẳng định chất lượng giáo dục – đào tạo của nhà trường. Tuy
nhiên hoạt động CVHT vẫn còn một số bất cập trong việc đáp ứng nhu cầu tư vấn
của SV. Một trong những biện pháp giúp nhà trường nâng chất lượng hoạt động
CVHT là tăng cường các hoạt động hỗ trợ công tác CVHT.
6.

Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động CVHT đòi hỏi phải xem xét nhiều ở khía cạnh, góc độ,

với nhiều nội dung phong phú, song do hạn chế về thời gian nên đề tài nghiên cứu
sẽ giới hạn một số vấn đề sau:
-

Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động CVHT ở các

khoa chuyên môn thuộc trường CĐ Sonadezi.
-Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài tổ chức nghiên cứu hoạt động CVHT ở bậc
CĐ chính quy của trường, với 3 khoa chuyên môn gồm: khoa Ngoại ngữ, khoa Kỹ
thuật – Công nghệ, khoa Quản trị.
- Về đối tượng khảo sát: CBQL, CVHT, SV.
-Về thời gian: Khảo sát thực trạng hoạt động CVHT trong năm học 2017 –
2018 tại hệ CĐ chính quy của trường CĐ Sonadezi.
3



7.

Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp hệ thống các

phương pháp nghiên cứu sau: nghiên cứu lý luận, quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi,
phỏng vấn sau, thống kê tốn học. Trong đó phương pháp nghiên cứu lý luận và
điều tra bằng phiếu hỏi là phương pháp nghiên cứu chủ đạo, các phương pháp cịn
lại bổ trợ thơng tin để kết quả nghiên cứu đề tài đầy đủ và khoa học hơn.
Do đề tài nghiên cứu còn hạn chế về thời gian nên chúng tôi xin phép không tổ
chức thực nghiệm nghiên cứu sản phẩm hoạt động mà chỉ lấy ý kiến chuyên gia
thông qua hoạt động phỏng vấn sâu những nội dung về hoạt động CVHT nhằm bổ
sung thông tin cho các kết quả nghiên cứu bằng bẳng hỏi.
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề
tài.
Phương pháp được sử dụng để thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài như
sách, báo, tạp chí chuyên ngành, báo cáo, luận văn, luận án, tài liệu, kỷ yếu hội
thảo, các văn bản pháp lý,… Những thông tin quan trọng liên quan đến đề tài sẽ
được trích dẫn làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu và tìm các biện pháp cho vấn
đề đang tìm hiểu.
7.2. Phương pháp quan sát
Quan sát là phương thức cơ bản để thu thập thông tin thực tiễn nhằm xây dựng
lý thuyết và kiểm chứng các giả thuyết đã có. Ngồi ra, quan sát đem lại cho người
nghiên cứu những tài liệu cụ thể, cảm tính trực quan để so sánh, đối chiếu các kết
quả trong nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn. Đề tài này tập trung quan sát các hoạt
động CVHT trong môi trường thực tế để tổng hợp, đánh giá kết quả.
Quan sát hoạt động của sinh viên để xác định nhu cầu của SV tại trường Cao
đẳng Sonadezi.

Quan sát các hoạt động của CVHT để tìm hiểu xem hoạt động có khó khăn gì
và cần cải tiến vấn đề nào.

4


Quan sát quá trình CVHT sinh hoạt với SV để tìm hiểu xem CVHT tổ chức
các hoạt động nào, sử dụng các phương pháp nào khi tham gia các hoạt động
CVHT.
7.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: đây là phương pháp nghiên cứu chính
của đề tài.
Mục đích: Có những kết quả số liệu thực tế về hoạt động CVHT tại trường CĐ
Sonadezi. Ghi nhận những ý kiến đóng góp của các khách thể nghiên cứu về những
biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động CVHT tại trường.
Đề tài sử dụng 3 bộ phiếu câu hỏi:


Bộ phiếu câu hỏi thứ nhất: Khảo sát ý kiến của CVHT.



Bộ phiếu câu hỏi thứ hai: Khảo sát ý kiến của SV chia đều cho 3

khoa năm 2017 - 2018, thuộc hệ CĐ chính quy.


Bộ phiếu câu hỏi thứ ba: Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi

của các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động CVHT tại
Trường

CĐ Sonadezi.
7.4. Phương pháp phỏng vấn
Thực hiện phỏng vấn sâu CVHT, SV.
Mục đích: Thu thập bổ sung và làm rõ những thông tin đã thu được từ phương
pháp khảo sát bằng phiếu hỏi để có thể đánh giá trung thực, khách quan về những
nội dung trong hoạt động CVHT.
7.5. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê toán học sử dụng các lý thuyết toán học như xác suất,
thống kê và logic toán học để phục vụ cho việc nghiên cứu. Xác suất là số đo khả
năng xuất hiện khách quan của một sự vật, hiện tượng trong những điều kiện nhất
định có thể lặp đi lặp lại đến vơ hạn. Thống kê là dùng các phép tính để kết nối,
thiết lập mối quan hệ bản chất giữa các sự vật, hiện tượng. Để có sự tin cậy, số
lượng các thống kê phải đủ mức cần thiết để bộc lộ tính chất được lặp đi lặp lại, ổn
định ở đối tượng nghiên cứu.

5


Đề tài này ứng dụng quy trình xử lý dữ liệu bằng phương pháp thống kê toán
học để đánh giá chính xác kết quả thực nghiệm; từ đó rút ra kết luận và khẳng định
tính khả thi của đề tài.
8. Kế hoạch nghiên cứu:
STT
1

Xây dựng cơ sở lý luậ

2

Hoàn thành đề cương


3

Xây dựng mẫu phiếu

4

Hoàn thành chuyên đề

5

Bảo vệ chuyên đề

6

Tiến hành điều tra khả

7

Thu thập và xử lý số l

8

Đề xuất biện pháp

9

Trình giảng viên hướn

10


Hồn chỉnh

11

Bảo vệ luận văn

6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỐ VẤN HỌC TẬP
1.1.

Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1.

Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi

Từ cuối thế kỷ 18, hoạt động CVHT trong trường học xuất hiện tương đối sớm
khi các trường ĐH, CĐ đầu tiên được thành lập ở Mỹ như Harvard, William, Mary,
Yale,… hoạt động CVHT đã bắt đầu được hình thành [45].
Các tác giả John H. Borgard (1981), Creamer (2000), Hagen (2005) cho rằng,
để hoạt động CVHT được tiến hành bài bản và trở thành một phần quan trọng trong
đào tạo, nghiên cứu, đòi hỏi phải có một nền tảng lý luận cụ thể [53, tr.50]. Theo đó,
các quan điểm, lý thuyết về sự phát triển của người học đã được nhiều nhà nghiên
cứu đề cập như là cơ sở cho việc thực hiện hoạt động CVHT, cụ thể:
Lý thuyết hình thành tâm lý xã hội của Erikson (1963) dựa trên 8 giai đoạn
phát triển của con người để chỉ ra 8 giai đoạn khủng hoảng mà SV phải đối mặt
trong quá trình học tập. Theo đó, nếu có những hỗ trợ tích cực sẽ giúp SV giải quyết

được khủng hoảng trong giai đoạn hiện tại, phát triển sang giai đoạn kế tiếp. Ngược
lại, khi khủng hoảng chưa được giải quyết, có thể làm gián đoạn sự phát triển của
SV [53, tr.53].
Lý thuyết 7 vector của Chickering và Reisser (1993) cho thấy sự thay đổi về
mặt tâm lý xã hội của SV. Trong những năm đầu ĐH là thời gian để khám phá 3
vector đầu tiên, những năm học tiếp theo SV có thể đối mặt với vector thứ 4, 5 và có
thể là thứ 6, 7 ở bậc học cao hơn. Lý thuyết của Chickering và Reisser cho thấy vai
trò CVHT là nguồn ảnh hưởng mạnh mẽ, giúp SV phát triển thông qua hỗ trợ giải
quyết những vấn đề trong quá trình trải nghiệm 7 vector: Phát triển cạnh tranh; QL
cảm xúc; Hoạt động tự giác để đạt được sự độc lập; Phát triển mối quan hệ liên cá
nhân; Nhận diện bản thân; Phát triển mục tiêu; Phát triển toàn diện [53, tr.53-56]
Dựa trên sự khác biệt của mỗi cá nhân thông qua xu hướng phản ứng trước
kích thích từ mơi trường bên ngồi và xu hướng sử dụng những nguồn hỗ trợ sẵn
có, nhóm tác giả Myers-Briggs (Myers & McCauley, 1985) phân loại cá nhân theo

7


các cặp đặc điểm tính cách cơ bản: hướng ngoại hay hướng nội; cảm giác hay trực
giác; lý tính hay cảm tính; nguyên tắc hay linh hoạt [46, tr.59].
Kolb (1984) cho rằng có 4 phong cách học tập của người học, đó là kiểu hội tụ
(Converging), kiểu phân kì (Diverging), kiểu đồng hóa (Assimilating), kiểu điều
chỉnh (Accomondating). Đề xuất này của Kolb khơng chỉ giúp người dạy có định
hướng rõ ràng trong việc giáo dục SV, vì khơng phải tất cả các SV đều có cùng một
phong cách học tập, mà còn rất quan trọng trong cách tiếp cận của người cố vấn đối
với vấn đề học tập, định hướng nghề nghiệp và các vấn đề về cá nhân của SV [53,
tr.59].
Có thể thấy, các lý thuyết trên đây tập trung vào phân loại cá nhân theo từng
khía cạnh tâm lý (bên trong), mỗi khía cạnh sẽ quy định tính chất hành động cũng
như sự phát triển của cá nhân. Khi đó, yếu tố xã hội (bên ngồi) giữ vai trị là nhân

tố tác động lên các khía cạnh này, gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực trong q
trình phát triển của người học. Hoạt động CVHT thuộc yếu tố bên ngồi tác động
đến q trình học tập của SV, do đó, CVHT phải ln dựa trên những nhu cầu, đặc
điểm riêng có, tơn trọng sự khác biệt của từng người học để xem xét, quyết định nội
dung tư vấn, hỗ trợ cho phù hợp.
Phát triển nội dung các quan điểm, Crookston (1972) cho rằng hoạt động tư
vấn phải tạo điều kiện cho người học tương tác với môi trường xung quanh, giữa
các cá nhân với nhau, hình thành kỹ năng về nhận thức, đánh giá hành vi, ra quyết
định và giải quyết vấn đề cho người học [53, tr.52].
Chickering (2006) cũng thống nhất rằng, để đảm bảo về sự cam kết thành
công của SV, CVHT phải hướng tới sự phát triển của SV về nhiều mặt bao gồm phát
triển học thuật, cá nhân, trí tuệ và xã hội [53, tr.52].
Bên cạnh việc xây dựng nền tảng lý luận, các nhà nghiên cứu cũng đề cập đến
những vấn đề thực tiễn liên quan đến hoạt động CVHT.
Theo Brian Gillispie (2009), với sự gia tăng của các trường ĐH trong suốt thế
kỷ 19, hoạt động CVHT đã được định hình rõ ràng hơn trong việc CVHT hướng
dẫn SV chọn môn học như thế nào cho phù hợp với nhu cầu và năng lực, SV cũng
tìm đến CVHT để tìm hiểu các vấn đề về sự công bằng, trách nhiệm xã hội, ngành
8


×