Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 160 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGUYỄN NGỌC MINH



VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ
TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ
VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI



NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401









Tp. Hồ Chí Minh tháng 5/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGUYỄN NGỌC MINH



VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ
TRONG GIẢNG DẠY MÔN KỸ NĂNG SỐNG
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ
VÀ QUẢN TRỊ SONADEZI, TỈNH ĐỒNG NAI



NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401
Hướng dẫn khoa học
GVC. TS. VÕ THỊ NGỌC LAN







Tp. Hồ Chí Minh tháng 5/2012


i

LÝ LỊCH KHOA HỌC

1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ & tên: Nguyễn Ngọc Minh Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 20.08.1974 Nơi sinh: Vĩnh Long
Nguyên quán: Chợ Lách – Bến Tre Dân tộc: Kinh
Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Giảng viên, khoa Quản Trị -
Kinh Doanh, Trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 1/4, KP 10, Tân Biên, Biên Hòa, Đồng Nai
Điện thoại cơ quan: 06 12 22 78 12 Mobile: +84 91 91 99 849
Điện thoại nhà riêng: 06 13 98 93 18 E-mail:
2. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
2.1. Đại học
Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo từ 9/1993 đến 12/1997
Nơi học (trường, thành phố): Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Ngành học: Tâm Lý – Giáo Dục
Tên đồ án, luận án tốt nghiệp: Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và những kiến nghị
về việc dạy thêm, học thêm của sinh viên năm thứ I, tại một số trường Đại học địa bàn TP.
HCM, niên học 1996 – 1997
Nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: Khoa Tâm Lý – Giáo Dục, trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh
Trình độ ngoại ngữ:
Anh văn: tương đương trình độ B1
3. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm
10/1997 đến
tháng 05/2010

Học Viện Đa Minh – 90 Nguyễn Thái
Sơn, P 3, Q. Gò Vấp, TP.HCM
Học Viên
05/2010 đến nay
Trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị
Sonadezi, Đồng Nai
Giảng Viên


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 05 năm 2012
Người nghiên cứu



Nguyễn Ngọc Minh
Lớp GDH K17B, 2009 – 2011




iii

LỜI CẢM ƠN


Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, đồng
nghiệp, các sinh viên và gia đình.
Trước hết, xin gởi lời tri ân sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Võ Thị Ngọc Lan. Những
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình về học thuật của cô đã giúp tôi vượt qua những khó
khăn và thêm nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.
Tiếp theo, xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến TS. Nguyễn Văn Tuấn, trưởng khoa
Sư Phạm kỹ thuật; TS. Võ Thị Xuân, cố vấn học tập; TS Nguyễn Toàn và TS. Đoàn
Huệ Dung, những người đã giảng dạy, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô, TS. Nguyễn Thị Thu Lan và thầy, PGS.
TS. Võ Văn Lộc vì đã đồng ý tham gia phản biện đề tài.
Xin ghi ơn đặc biệt Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM,
Phòng Đào tạo, các giảng viên khoa Sư phạm kỹ thuật đã hết lòng truyền đạt kiến thức
cho chúng tôi trong suốt thời gian diễn ra khóa học Thạc sĩ Giáo dục học tại nhà trường.
Xin trân trọng biết ơn Ban giám hiệu, đặc biệt TS. Lưu Phước Dũng - hiệu
trưởng, quý thầy cô giảng viên, đồng nghiệp, các cán bộ phụ trách các khoa QTKD,
CNTT, CN-DG, phòng QHQT, trường Cao đẳng CN&QT Sonadezi, về những giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài; xin cảm ơn các
bạn đồng môn lớp cao học Giáo dục học K17B, những người đã chia sẽ, đồng cảm
với tôi trong thời gian qua.
Xin gửi những lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, cán bộ quản lý tại các
công ty, doanh nghiệp, tỉnh Đồng Nai, đã giúp đỡ tôi trong tiến trình thực hiện
nhiệm vụ đề tài. Những ý kiến đóng góp nhiệt tình của các anh/chị đã mang lại giá
trị thực tiễn cho nội dung của luận văn.
Không quên gởi đến sinh viên các lớp: QTKD1& QTKD2, K5; CNTT1&CNTT2, K7 -
hệ Chính Quy; QTKD K1; QTKD K2 – hệ VLVH, những người cộng sự trẻ, lời cảm ơn thân
thương nhất về những tháng ngày miệt mài với môn học, bài học KNS. Những tham gia,
đóng góp của các bạn là nguồn lực lớn giúp tôi hoàn thành tốt đẹp các nhiệm vụ của đề tài.
Và gia đình, cộng đoàn nơi có những người đã cho tôi niềm tin, sự chia sẽ và

nguồn động viên để hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cám ơn!


iv

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN

Trong những năm vừa qua, vấn đề đổi mới toàn diện ngành Giáo dục luôn là
một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của Nhà nước và toàn xã hội.
Trong đó, vấn đề đổi mới về nội dung, phương pháp trong các cấp học, bậc học
luôn được đặt lên hàng đầu. Đáp lại sự quan tâm trên, các cơ quan chức năng
ngành Giáo dục, đứng đầu là Bộ GD&ĐT đã đề ra những chủ trương, nhiệm vụ
chiến lược đưa giáo dục Việt Nam đến năm 2020, với mục tiêu: đạt trình độ tiên
tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh
tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường Cụ thể, về nội dung: góp phần tạo nên
một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có kỹ
năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp ; về phương pháp:
chú trọng trang bị cách học, giúp người học có thể chủ động, tích cực, kiến tạo
kiến thức, phát triển kỹ năng và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống ….
Cho thấy, nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới giáo dục là vừa nhấn mạnh đến
đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa,
vừa nhấn mạnh đến vấn đề giáo dục - đào tạo kỹ năng nghề, và kỹ năng sống
nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Cũng từ các nhiệm vụ trọng tâm trên cho thấy, kỹ năng sống là một trong
những nội dung giáo dục cần thiết ở các cấp học và đang nhận được nhiều sự chú
ý trong giai đoạn hiện nay. Thế nhưng, hoạt động dạy học kỹ năng sống trong các
nhà trường hiện chưa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra. Nội dung, hình thức
tổ chức đều còn mới mẻ; lực lượng giảng viên còn mỏng; phương pháp dạy học
mang tính truyền thống nên chưa phát huy cao độ tính độc lập, sáng tạo của người

học, cũng như người học chưa nhiều cơ hội tiếp cận và sự quan tâm đúng mức với
môn học này.
Do vậy, làm thế nào để sinh viên chủ động tự học và có thái độ hứng thú, tự
giác tham gia rèn luyện với môn kỹ năng sống này trong nhà trường? Làm thế nào
để sinh viên có dịp rèn luyện môn học không chỉ từ các bài giảng mà còn từ kinh
nghiệm, vốn sống của bản thân và bạn bè thông qua các hoạt động tương tác từ
trong cho đến ngoài lớp?
Chính từ những lý do trên thúc đẩy người nghiên cứu thực hiện đề tài “vận
dụng dạy học theo nhóm nhỏ trong giảng dạy môn Kỹ năng sống tại trường Cao
đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi, tỉnh Đồng Nai”.
Nghiên cứu được thực hiện tại trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị
Sonadezi và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ tháng 09 năm

v

2010 đến tháng 12 năm 2011. Cuốn luận văn này trình bày kết quả nghiên cứu
trong 03 phần như sau:
 Phần mở đầu: Trình bày lý do, tính cấp thiết của đề tài; Xác định mục tiêu,
nhiệm vụ nghiên cứu, khách thể và đối tượng nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu,
giới hạn phạm vị và phương pháp nghiên cứu.
 Phần nội dung: gồm 3 chương
- Chương 1 – Cơ sở lý luận về dạy học theo nhóm nhỏ và kỹ năng sống: Tổng
hợp cô đọng các lý thuyết cần thiết về dạy học theo nhóm nhỏ và kỹ năng sống như:
khái niệm, đặc điểm, phân loại; Ngoài ra, với dạy học theo nhóm: trình bày khái
quát về lịch sử nghiên cứu trong và ngoài nước, các kết quả nghiên cứu trong nước
đã đạt được, những ưu và nhược điểm, tương quan với các phương pháp dạy học và
đề xuất quy trình dạy học theo nhóm. Với Kỹ năng sống: trình bày khái quát về vị
trí, vai trò môn học trong nhà trường, ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống, các yếu tố
đặc trưng của hoạt động giảng dạy môn học này.
- Chương 2 – Thực trạng giảng dạy môn kỹ năng sống tại trường Cao đẳng

Sonadezi: Trình bày tổng quan về nhà trường, đặc điểm các khoa và sinh viên trong
diện nghiên cứu; Qua đó, trình bày kết quả xác định thực trạng về các mặt: tính cấp
thiết, tính hữu ích… của nội dung, phương pháp giảng dạy môn KNS, đặc biệt đối
với cách dạy học theo nhóm nhỏ trong môn học này.
- Chương 3 – Tổ chức và thực nghiệm dạy học theo nhóm nhỏ môn kỹ năng
sống tại trường Cao đẳng Sonadezi: Trình bày tiến trình tổ chức dạy học gồm các
công việc như: biên soạn nội dung, giáo án, thiết kế quy trình DHTNN, lập kế
hoạch giảng dạy…; trình bày kết quả sau khi thực nghiệm về nhận thức của sinh
viên đối với: nội dung, phương pháp dạy học môn KNS, qua đó khẳng định tính cấp
thiết, tính khả thi của các nội dung kiến thức, phương pháp đã vận dụng, cũng như
xác định những ưu và khuyết điểm của cách học này; và kết quả các góp ý, nhận
định của chuyên gia.
 Phần kết luận và kiến nghị: Các kết quả chính yếu của đề tài:
- Xây dựng nội dung môn Kỹ năng sống gồm 11 kỹ năng, sắp xếp theo tính
cấp thiết và tính hữu dụng.
• Biên soạn bài giảng cho 11 kỹ năng, giáo án tích hợp cho 2 kỹ năng có tính
cấp thiết nhất.
• Xây dựng được 4 quy trình dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó hai quy trình
vận dụng cho toàn buổi học và 2 quy trình vận dụng xen kẽ.
- Tổ chức thành công dạy học theo nhóm nhỏ với 4 quy trình đã xây dựng.


vi

ABSTRACT
In recent years, the issue of comprehensive renovation in education has
always been a problem in getting the attention from Government and the whole
country. In particular, the issue of renewing the content and methods in every
grades is put on the top of consideration. In response to this matter, the
Departments of Education, headed by the Ministry of Education and Training of

Viet Nam has set out guidelines and strategic mission to Vietnam's education by
2020, namely: to reach the advanced level in area and access to the advanced
level in the world educcation standard, with high competitiveness, be able to
cope with market mechanisms Specifically, the content: contributing to
provide well-trained labour resources with high ethics, honesty, life skills,
problem-solving skills and career skills ; methods: focuses on providing
learning, helping learners can actively, positively, create knowledge, develop
necessary skills and apply what they have learned in life
Shows, the focus of educational reform has emphasized that innovation
content, programs curriculums, approaches in a way of standardization,
modernization, has emphasized education - vocational skills training, and life
skills to improve the quality of human resources.
Also from the central task on the show, life skills is one of the most
essential content of education at all levels and is receiving much attention in the
current period. However, active teaching life skills in schools is not meeting
objectives and requirements set forth. The contents and forms of organization are
still new; there are not enough teachers for this subject; traditional methods
should not promote highly independent and creative learners. Students don’t
have much oppotunities to approach this subject so they pay not much attention
on it.
So how do students learn and are actively interested attitude, self
discipline involved with this subject of life skills in schools? How do students
have the opportunity training courses not only from lectures but also from
experience, which lives for themselves and friends through interactive activities
from the outside layer to inside?
It is from these reasons promoting the implementation of research the thesis
"applied learning in small groups in teaching life skills at the College of
Technology and Management Sonadezi, Dong Nai Province."
Research done at the College of Technology and Management Sonadezi and
some businesses in Dong Nai province from May 09, 2010 to December 2011.

This thesis presents his findings in 03 parts as follows:

vii

+ Introduction: Describe the reason for the urgency of the subject. Define
objectives, research purpose, customers and research subjects, research
hypothesis, limited scope and methodology.
+ The content includes 3 chapters
- Chapter 1 - The rationale for teaching in small groups and life skills:
Synthesis of condensed theories needed for teaching in small groups and life
skills such as: concept, characteristics and classification; In addition, with group-
based learning: an overview presentation on the history and foreign researchers,
the research results achieved in the country, the pros and cons, relative to their
teaching methods and proposed group-based learning process. With life skills:
presenting an overview of the position and role in the school subjects, the
meaning of life skills education, the peculiarities of teaching this subject.
- Chapter 2 - Status of teaching life skills at the College Sonadezi:
Presenting an overview of the school, characteristics of faculty and students in
the study area; Thereby, the present results identify the status of aspects: the
necessary, the usefulness of the contents and methods of teaching life skills,
especially for the small-group teaching in this course.
- Chapter 3 - Organization and practice in small groups of subjects taught
life skills at the College Sonadezi: Presentation held teaching process includes
tasks such as compiling the content, lesson plans, designing the process taught in
small groups, planning, teaching ; presented experimental results after the
students' perception of content, teaching life skills subjects, which confirmed the
urgency and feasibility of the internal knowledge, has employed methods, as
well as identifying the pros and cons of this learning, and the resulting
comments, said the experts.
+ The conclusions and recommendations: Summary of results from the

tasks set; practical contributions and subsequent development of the subject.
The main results of the research:
- Building life skills content of the skills consists of 11, sorted by the urgency
and usefulness
• Compiling for 11 skill lessons, lesson plans for integrating two skills are
the most urgent.
• Building the four learning processes in small groups, in which two
processes apply to all sessions and two alternate procedures apply.
- Organizing successful teaching in small groups with 4 built process.

viii

MỤC LỤC

Quyết định giao đề tài
Lý lịch khoa học i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Tóm tắt iv
Mục lục viii
Danh mục các chữ viết tắt xi
Danh mục các ký hiệu xii
Danh sách các hình xiii
Danh sách các bảng xiv
Danh sách các biểu đồ xv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4

5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 5
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
8. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 5
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ VÀ KỸ
NĂNG SỐNG 9
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 6
1.1.1. Dạy học theo nhóm nhỏ 6
1.1.2. Kỹ năng sống 7
1.1.3. Dạy học Kỹ năng sống 8
1.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
1.2.1. Trên thế giới 9

ix

1.2.2. Tại Việt Nam 15
1.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ 20
1.4. KHÁI QUÁT VỀ DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ 21
1.4.1. Đặc trưng của nhóm và nhóm học tập 21
1.4.2. Đặc trưng của dạy học theo nhóm nhỏ 24
1.4.3. Ý nghĩa của dạy học theo nhóm 28
1.4.4. Phân nhóm trong dạy học 29
1.4.5. Các hoạt động của người học trong nhóm 31
1.4.6. Tương quan với các phương pháp dạy học 32
1.4.7. Quy trình dạy học theo nhóm 34
1.5. KHÁI QUÁT VỀ KỸ NĂNG SỐNG 37
1.5.1. Đặc điểm, phân loại kỹ năng 37
1.5.2. Đặc điểm, phân loại Kỹ năng sống 38
1.6. Dạy học Kỹ năng sống 41

1.6.1. Bản chất 41
1.6.2. Nguyên tắc 42
1.6.3. Nội dung 43
1.6.4. Phương pháp 44
1.6.5. Đánh giá 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 45
Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN KỸ NĂNG SỐNG TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CN &QT SONADEZI 7
2.1. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CĐ CN&QT SONADEZI 47
2.1.1. Hình thành và phát triển 47
2.1.2. Sứ mạng 47
2.1.3. Quy mô đào tạo 48
2.1.4. Một số đặc điểm của sinh viên 48
2.2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN KỸ NĂNG SỐNG 50
2.2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng 50
2.2.2. Thực trạng dạy và học môn Kỹ năng sống 52
2.2.3. Nguyên nhân của các thực trạng 79

x

2.2.4. Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 3: TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ MÔN KỸ NĂNG
SỐNG TẠI TRƯỜNG CĐ CN&QT SONADEZI 77
3.1. NỘI DUNG MÔN KỸ NĂNG SỐNG 84
3.1.1. Đề cương bài giảng: kỹ năng giao tiếp 84
3.1.2. Đề cương bài giảng: Kỹ năng làm việc nhóm 84
3.2. QUY TRÌNH DẠY HỌC THEO NHÓM 85
3.2.1. Quy trình vận dụng cho toàn buổi học 85
3.2.2. Qui trình vận dụng xen kẽ trong giờ lên lớp 95

3.3. KIỂM NGHIỆM ĐÁNH GIÁ 97
3.3.1. Phương pháp thực nghiệm 97
3.3.2. Phương pháp chuyên gia 124
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN 128
2. TỰ ĐÁNH GIÁ TÍNH MỚI MẺ VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA
ĐỀ TÀI 131
2.1. Về mặt lý luận 131
2.2. Về mặt thực tiễn 131
2.3. Khả năng triển khai ứng dụng vào thực tế 132
3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 133
4. KIẾN NGHỊ 133
4.1. Đối với trường CĐ CN & QT Sonadezi 133
4.2. Đối với các khoa trong nhà trường 134
4.3. Đối với giảng viên giảng dạy môn KNS 134
4.4. Đối với các tổ chức doanh nghiệp 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


xi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACCI : The Australian Chamber of Commerce and Industry
ANTA : The Australian National Training Authority –
ASTD : The American Society of Training and Development
BCA : The Business Council of Australia
CBC : Conference Board of Canada
CĐ CN&QT Sonadezi : Trường Cao Đẳng Công Nghệ và Quản Trị Sonadezi

CNTT : Công nghệ thông tin
CNDG : Công nghệ da giày
DEST : The Department of Education, Science and Training
DHTN : Dạy học theo nhóm
DHTNN : Dạy học theo nhóm nhỏ
ESS : Singapore Employability Skills System
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
GV : Giáo viên
HRSDC : Human Resources and Skills Development Canada
KN : Kỹ năng
KNS : Kỹ năng sống
QCA : Qualification and Curriculum Authority
QTKD : Quản trị kinh doanh
SV : Sinh viên
UNESCO : The United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization
UNICEF : The United Nations International Childrent’s Emergency Fund
USDL : The U.S. Department of Labor
WDA : Workforce Development Agency
WHO : World Health Organization

xii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU

α : Mức ý nghĩa của kiểm nghiệm t và 
2

Independent-samples T-test : Kiểm nghiệm t cho hai mẫu độc lập;
p : (p-value) giá trị tìm được trong kiểm nghiệm 

2

Paired-samples T-test : Kiểm nghiệm t cho hai mẫu liên hệ.
Sig. : Trị số tìm được của kiểm nghiệm t ứng với mức ý
nghĩa α.
T-test : Kiểm nghiệm t;
X
: (mean) trị trung bình

2
: (Chi-square) Kiểm nghiệm Chi bình phương

xiii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1.1: Tương tác giữa các thành viên trong nhóm. 22
Hình 1.2: Sinh viên không có xu hướng hình thành nhóm 22
Hình 1.3: Sinh viên có xu hướng hình thành nhóm 23
Hình 1.4: Vị trí giao nhau giữa PPDH VÀ HTTCDH của DHTN 25
Hình 1.5: Biểu diễn các đặc trưng của DHTNN 26
Hình 1.6: Cấu trúc của PPDH ở cao đẳng, đại học 32
Hình 1.7: Quy trình dạy học theo nhóm nhỏ 36

xiv

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Mục tiêu học tập môn kỹ năng sống 52
Bảng 2.2: Các nội dung KNS sinh viên đã được học 53

Bảng 2.3. Xác nhận của sinh viên về mức độ vận dụng DHTN 62
Bảng 2.4: Xác nhận của sinh viên về mục đích vận dụng DHTN 63
Bảng 2.5: Sinh viên nhận định về các ưu điểm 64
Bảng 2.6: Sinh viên nhận xét về nhược điểm của dạy học theo nhóm 66
Bảng 2.7: Sinh viên nhận định tính hữu ích của DHTN 68
Bảng 2.8: Sinh viên nhận định về tính thực tiễn 69
Bảng 2.9: Giảng viên nhận định về tính khả thi 71
Bảng 2.10: Quan điểm của các giảng viên 74
Bảng 2.11: Kinh nghiệm vận dụng của giảng viên 75
Bảng 2.12: Thái độ học tập môn Kỹ năng sống 76
Bảng 2.13: Sinh viên tự nhận xét về phương pháp học tập 77
Bảng 2.14: Sinh viên tự nhận xét về năng lực học tập 78
Bảng 2.15: Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo môn KNS 81
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát trình độ đầu vào 98
Bảng 3.2: Thái độ của sinh viên đối với môn KNS 98
Bảng 3.3: Nhận thức của sinh viên về mục đích học tập môn KNS 101
Bảng 3.4: Nhận thức của sinh viên về nội dung môn KNS 103
Bảng 3.5: Nhận thức của sinh viên về tính cấp thiết của các kỹ năng 106
Bảng 3.6: Nhận thức của sinh viên về tính hữu dụng của các kỹ năng 108
Bảng 3.7: Thái độ của sinh viên đối với các phương pháp dạy học 110
Bảng 3.8: Nhận thức của sinh viên về mặt hạn chế của phương pháp dạy học 112
Bảng 3.9: Nhận thức của sinh viên về các ưu điểm của phương pháp dạy học 114
Bảng 3.10: Nhận thức của sinh viên về các ĐK-PTDH và phong cách giảng viên 116
Bảng 3.11: Kết quả đánh giá bài viết của sinh viên 119
Bảng 3.12: Kết quả đánh giá bài thực hành của sinh viên 120
Bảng 3.13: So sánh kết quả đánh giá học tập của sinh viên 121
Bảng 3.14: Thống kê tỷ lệ chuyên gia khảo nghiệm 124




xv


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.2: Nhận định của sinh viên về tính cấp thiết 55
Biểu đồ 2.3: So sánh nhận định của sinh viên và các nhà tuyển dụng 57
Biểu đồ 2.5: Kết hợp nhận định của sinh viên và nhà tuyển dụng 59
Biểu đồ 2.6: So sánh nhận định của giảng viên và sinh viên về PPDH 61
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ sinh viên đã tham gia cách học theo nhóm 62
Biểu đồ 2.8: Mức độ vận dụng DHTN của GV 63
Biểu đồ 2.9: So sánh nhận định về tính cấp thiết của DHTN 67
Biểu đồ 2.10: Nhận định về lợi ích của DHTN trong môn KNS 69
Biểu đồ 2.11: Nhận định của giảng viên và sinh viên về tính thực tiễn 70
Biểu đồ 2.12: So sánh nhận định của giảng viên và sinh viên 72
Biểu đồ 2.13: Nhận định của giảng viên và sinh viên về các thuận lợi 74
Biểu đồ 3.1: Thái độ của sinh viên đối với môn KNS 101
Biểu đồ 3.2: Nhận thức của sinh viên về mục đích học tập 103
Biểu đồ 3.3: Nhận định của SV về nội dung kiến thức môn học 105
Biểu đồ 3.4: Nhận thức của SV về tính cấp thiết của các KN 107
Biểu đồ 3.5: Nhận thức của SV về tính hữu dụng của các KN 109
Biểu đồ 3.6: Thái độ của SV đối với PPDH 111
Biểu đồ 3.7: Nhận thức của SV về hạn chế của PPDG 113
Biểu đồ 3.8: Nhận thức của SV về ưu điểm của PPDH 116
Biểu đồ 3.9: Nhận thức của SV về ĐK-PT và PC GV 117
Biểu đồ 3.10: Kết quả đánh giá bài viết của sinh viên 119
Biểu đồ 3.11: Kết quả đánh giá bài thực hành của sinh viên 121
Biểu đồ 3.12: Kết quả ý kiến chuyên gia 126














PHẦN I:
MỞ ĐẦU



1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những thập niên gần đây, vấn đề đổi mới toàn diện ngành Giáo dục -
Đào tạo luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Theo đó, một trong
những vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất là đổi mới nội dung, phương
pháp giáo dục và đào tạo ở các bậc học. Nghị quyết Đại hội Đảng lần VII nêu rõ:
“Mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực
hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, ”. Tiếp theo, Đại hội X với chủ trương:
“Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao”. Cụ thể: “đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy
và học ”. Và nhấn mạnh, “Cần coi trọng cả ba mặt giáo dục: dạy làm người, dạy
chữ, dạy nghề ”[29].
Với các chủ trương trên, ngày 30-12-2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo

(GD&ĐT) đã trình Chính phủ bản dự thảo “Chiến lược phát triển giáo dục Việt
Nam 2009-2020”, nội dung xác định: “Thực hiện đổi mới toàn diện hệ thống đào
tạo cao đẳng, đại học, từ mô hình đào tạo tới nội dung và phương pháp nhằm đào
tạo đội ngũ cán bộ và công nhân vững vàng về kiến thức khoa học công nghệ cơ
bản và kỹ năng nghề nghiệp. Phát triển các khoa công nghệ, quản trị nghề tại các
trường cao đẳng công nghệ để đào tạo nghề nghiệp chuyên môn cho số sinh viên
đã tốt nghiệp các trường này nhằm cung cấp đủ nhân lực cho các khu công
nghiệp”[33, tr. 16]. Cũng trong bản dự thảo này, vấn đề đổi mới phương pháp dạy
học được xem là một trong những giải pháp chiến lược: “Thực hiện cuộc vận động
toàn ngành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của người học, biến quá trình học tập thành quá trình tự
học có hướng dẫn và quản lý của giáo viên”[33, tr.19].
Tiếp theo, Bộ GD&ĐT cũng đã đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ cho giáo dục
trung học (GDTH) và giáo dục thường xuyên (GDTX) trong năm học 2010-2011
là khắc phục triệt để dạy học theo kiểu “đọc - chép” nhằm hướng tới việc đổi mới
toàn bộ hệ thống phương pháp dạy học. Cụ thể, ngày 30-7-2010, tại hội nghị triển
khai nhiệm vụ trên tổ chức tại Hà Nội, ông Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: GDTH
và GDTX sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học,
đổi mới kiểm tra đánh giá tiếp tục triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng phù hợp với từng đối tượng sinh viên [41]. Các chỉ đạo trên cho thấy, Bộ
GD&ĐT luôn nhấn mạnh chú trọng đến các phương pháp dạy học tạo cơ hội cho
sinh viên phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức trong học tập.
Đối với bậc cao đẳng, đại học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học càng trở
nên cấp thiết hơn, bởi vì đây là bậc đào tạo ra những cử nhân, kỹ sư, những người

2
thầy sẽ có trách nhiệm và giữ vai trò chủ chốt trong các nhà trường phổ thông, trường
nghề của quốc gia. Nghị quyết 14 của Chính phủ cũng đã xác định mục tiêu: “Đến
năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận
trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị

trường ”[32, tr.2], và một trong những giải pháp được đưa ra nhằm thực hiện nhiệm
vụ trên là: “Đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo”, với các tiêu chí cụ
thể: “trang bị cách học; phát huy tính chủ động của người học…”. Mặt khác, Bộ
GD&ĐT cũng chỉ rõ: “phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức,
có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ
năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi
trường toàn cầu hóa…” [33, tr.10]. Do đó, Bộ GD &ĐT đã đề ra nhiệm vụ và giải
pháp: “phải có những thay đổi căn bản về giáo dục từ nội dung, phương pháp dạy học
đến việc xây dựng những môi trường giáo dục lành mạnh và thuận lợi, giúp người
học có thể chủ động, tích cực, kiến tạo kiến thức, phát triển kỹ năng và vận dụng
những điều đã học vào cuộc sống”[33, tr.19].
Như vậy, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn nhận được sự quan tâm
của Nhà nước và toàn xã hội, đồng thời đặt ra cho ngành Giáo dục nói chung, và
các trường Cao đẳng nghề nói riêng, những thách thức: Cần đổi mới như thế nào
để vừa gia tăng tính chủ động của người học vừa tăng chất lượng đào tạo? Làm
thế nào để có đội ngũ cán bộ, nhân sự vừa lành nghề, vừa nắm vững kiến thức
chuyên môn, đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức vào các lĩnh vực công
nghệ hiện đại nhằm đạt được các mục tiêu cấp quốc gia đã đề ra?
Cho thấy, nhiệm vụ chính yếu của đổi mới giáo dục là vừa nhấn mạnh đến
đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện
đại hóa trong các bậc học, vừa nhấn mạnh đến vấn đề giáo dục - đào tạo kỹ năng
nghề và kỹ năng sống cho các thế hệ, đặc biệt là những người tham gia lao động.
Đề cập đến giáo dục Kỹ năng sống, Luật Giáo Dục, điều 38 đã nhấn mạnh
ngay từ cấp phổ thông: đào tạo kỹ năng là thành phần quan trọng trong mục tiêu
giáo dục hiện nay. Trước đó, điều 27 “mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp sinh
viên phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ
bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo…”; điều 23 nhấn
mạnh: “phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của sinh viên… bồi
dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn…”. [35]

Mặt khác, thế kỷ 21 được Ngân Hàng Thế Giới (WB) gọi là kỷ nguyên của
nền kinh tế dựa vào kỹ năng - Skill-Based Economy. Theo đó, năng lực của con
người được đánh giá trên cả ba khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà

3
khoa học trên thế giới cho rằng: để thành công trong cuộc sống thì kỹ năng cứng
(trí tuệ logic- IQ) chỉ chiếm 15%, trong khi kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc - EQ)
chiếm 85%. Do vậy, tầm quan trọng của “kỹ năng” nói chung và “kỹ năng mềm”
nói riêng rất cần thiết với mọi người [50].
Trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi (CĐ CN&QT Sonadezi)
là một trong những trường công nghệ trọng điểm của khu vực tỉnh Đồng Nai. Với
mục tiêu chiến lược “Đào tạo và rèn luyện cho người học những kỹ năng quản lý
cần thiết trong xử lý công việc để có thể thực thi nhiệm vụ một cách độc lập, đáp
ứng yêu cầu thiết yếu của doanh nghiệp”[51]. Để đạt được sứ mạng trên, nhà
trường rất quan tâm đến cải tiến nội dung chương trình và phương pháp dạy học.
Bên cạnh các môn chuyên ngành, sinh viên trường Sonadezi còn được tiếp cận với
các môn kỹ năng sống. Mục tiêu của môn này không những cung cấp kiến thức
tổng quát về các khoa học xã hội như: Triết học, Tâm lý học, Xã hội học…. mà
còn chú trọng trang bị những kiến thức về lối sống, thái độ và kỹ năng nhằm nâng
cao hiệu quả học tập đồng thời giúp sinh viên có thể thích nghi và phát triển trong
các môi trường tập thể, nơi làm việc khi sau khi tốt nghiệp.
Thực tế cho thấy, nhu cầu của xã hội ngày nay đòi hỏi sinh viên ngành công
nghệ, quản trị, cũng sẽ là các cán bộ tương lai trong các tổ chức, doanh nghiệp. Họ
không chỉ hoàn thành chức năng của những nhà quản lý mà còn phải là những
chuyên gia tư vấn, hướng dẫn các nhân viên, đồng nghiệp trong các vấn đề đạo
đức, tác phong công nghiệp Muốn vậy, ngay từ khi trong giai đoạn đào tạo tại
trường Sonadezi, các sinh viên phải tham gia tích cực, độc lập vào quá trình lĩnh
hội tri thức, rèn luyện các kỹ năng và kỹ năng sống nhằm nâng cao năng lực thực
hiện, áp dụng tri thức dưới sự hướng dẫn của giảng viên cũng như bạn đồng học.
Nhưng hiện tại, hoạt động dạy học Kỹ năng sống trong trường chưa đáp ứng

được mục tiêu, yêu cầu đề ra. Nội dung còn nhiều mới mẻ, phương pháp và hình
thức dạy học nặng về dạy trên lớp; lực lượng giảng viên còn mỏng; phương tiện
dạy học mang tính truyền thống nên chưa phát huy cao độ tính độc lập, sáng tạo
của sinh viên, cũng như sinh viên thực sự quan tâm đúng mức và có nhiều cơ hội
học tập, rèn luyện với môn học này.
Từ các hiện trạng trên khiến người nghiên cứu băn khoăn: Làm thế nào để
sinh viên có sự quan tâm hơn đến môn kỹ năng sống? Làm thế nào để khuyến
khích sinh viên chủ động tự học và có thái độ hứng thú, tự giác tham gia rèn luyện
với môn học này? Làm thế nào để những tri thức Kỹ năng sống đến với sinh viên
cách nhẹ nhàng trên nền tảng những tri thức, vốn sống của sinh viên? Làm thế nào
để sinh viên có dịp rèn luyện Kỹ năng sống không chỉ từ các bài giảng trên lớp mà
còn từ kinh nghiệm của bạn bè thông qua các hoạt động tương tác với nhau từ
trong cho đến ngoài lớp?

4
Chính từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “vận dụng dạy học theo
nhóm nhỏ trong giảng dạy môn Kỹ năng sống tại trường Cao đẳng Công nghệ và
Quản trị Sonadezi” là thiết thực. Nghiên cứu này khi hoàn thành sẽ góp phần phát
huy các biện pháp vận dụng tính tích cực, chủ động của người học cũng như gia
tăng tính sáng tạo, độc lập học tập môn Kỹ năng sống của sinh viên trong trường.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ trong môn Kỹ năng sống tại trường Cao
đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Kỹ
năng sống.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành mục tiêu trên, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về dạy học theo nhóm nhỏ trong giảng dạy nói chung và
giảng dạy môn Kỹ năng sống nói riêng.
- Nghiên cứu thực trạng dạy học môn Kỹ năng sống ở trường CĐ CN&QT Sonadezi.
- Thiết kế quy trình dạy học theo nhóm nhỏ trong môn Kỹ năng sống ở trường

CĐ CN&QT Sonadezi.
- Kiểm nghiệm đánh giá các quy trình dạy học theo nhóm nhỏ môn Kỹ năng sống
đã thiết kế tại trường CĐ CN&QT Sonadezi.
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1. Khách thể nghiên cứu:
Quy trình dạy học môn Kỹ năng sống tại trường CĐ CN&QT Sonadezi
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Quy trình và tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ môn Kỹ năng sống tại trường
CĐ CN&QT Sonadezi
5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Do điều kiện về thời gian và mức độ của luận văn, đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu xây dựng nội dung bài giảng, quy trình dạy học theo nhóm nhỏ với 2 chuyên đề kỹ
năng gồm 3 đơn vị học trình thuộc môn Kỹ năng sống, theo chương trình dành cho
sinh viên trường Cao đẳng CN&QT Sonadezi, tỉnh Đồng Nai.
 Việc kiểm nghiệm được tiến hành trên 2 lớp sinh viên: lớp K1 QTKD, khoa
Quản trị Kinh doanh, hệ vừa làm vừa học; lớp K7 CNTT1, khoa Công nghệ Thông
tin, hệ chính qui, tại trường Cao đẳng CN&QT Sonadezi, tỉnh Đồng Nai.

5
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu môn Kỹ năng sống được tổ chức dạy học theo quy trình người nghiên
cứu đề xuất thì sinh viên có cơ hội gia tăng sự tương tác, qua đó đào sâu, mở rộng
kiến thức, rèn luyện kỹ năng học tập.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: bao gồm các phương pháp đọc các tài liệu,
sách, báo lý luận, tham khảo các công trình liên quan trong và ngoài nước.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: bao gồm các phương pháp bút vấn,
phỏng vấn, quan sát, điều tra, nghiên cứu sản phẩm học tập.
- Phương pháp thực nghiệm: Thông qua giảng dạy một học kỳ trên 4 lớp: 2
lớp đối chứng và 2 lớp thực nghiệm.

- Phương pháp chuyên gia: khảo nghiệm ý kiến của các giảng viên, chuyên
gia, những người có kinh nghiệm về dạy học theo nhóm nhỏ và dạy học KNS.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các phần mềm toán thống kê để xử
lý các số liệu định lượng, định tính.
8. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
8.1. Tính thực tiễn
Khi vận dụng các quy trình dạy học theo nhóm trong môn Kỹ năng sống có
hiệu quả sẽ:
+ Giúp các giảng viên có thêm cơ sở lý luận và kinh nghiệm ứng dụng vào
giảng dạy môn Kỹ năng sống nói riêng, các môn cơ sở ngành nói chung.
+ Giúp nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo môn Kỹ năng sống cho sinh
viên và các đối tượng tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
8.2. Hiệu quả kinh tế xã hội
Góp phần hoàn thiện nội dung, các quy trình, kỹ thuật vận dụng trong dạy
học môn Kỹ năng sống, đáp ứng nhu cầu rèn luyện kỹ năng cho sinh viên trong các
trường dạy nghề; cho cán bộ, nhân viên trong các tổ chức, doanh nghiệp cũng như
góp phần phát triển trình độ, năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ nhân sự, thành phần
chính yếu trong các lĩnh vực lao động, sản xuất.
8.3. Khả năng triển khai, ứng dụng vào thực tế
Các kết quả nghiên cứu của đề tài hoàn toàn có khả năng ứng dụng vào thực
tế đào tạo, giảng dạy kỹ năng sống trong nhà trường nói chung, trong các trường
dạy nghề nói riêng.






PHẦN II:
NỘI DUNG
































Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC
THEO NHÓM NHỎ VÀ KỸ NĂNG SỐNG










×