Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TÓM TẮT LÝ THUYẾT HÓA ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.64 KB, 15 trang )

ĐỀ CƯƠNG THI VẤN ĐÁP HÓA ĐẠI CƯƠNG
CHƯƠNG 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
1. Thành phần cấu trúc của nguyên tử
-

Nguyên tử của các nguyên tố hóa học gồm 1 hạt nhân mang điện tích dương và các electron chuyển

-

động xung quanh hạt nhân. Hạt nhân nguyên tử gồm 2 loại hạt: proton và notron.
Điện tích hạt nhân nguyên tử (Z) = số proton = số electron
Số khối (A) = Z + N

2. Mẫu nguyên tử Borh
-

Trong nguyên tử, electron chỉ có thể quay trên những quỹ đạo xác định gọi là các quỹ đạo lượng tử,
mỗi quỹ đạo ứng với một mức năng lượng xác định.
Quỹ đạo lượng tử phải thoả mãn điều kiện sau:
mvr= n.h/2pi
h: hằng số Planck 6,62.10–27 erg.s
m: khối lượng electron
v: tốc độ chuyển động của electron
r: bán kính quỹ đạo
n: số nguyên từ 1, 2, 3... n được gọi là số lượng tử
Tích mvr gọi là momen động lượng

-

Khi quay trên những quỹ đạo lượng tử electron khơng phát hay thu năng lượng. Nó chỉ phát hay thu


-

năng lượng khi chuyển từ một quỹ đạo này sang một quỹ đạo khác.
Trên quỹ đạo xác định, electron khơng nhận hay mất năng lượng thì quỹ đạo đó được gọi là trạng

-

thái dừng.
Các mức năng lượng được lượng tử hóa, khi electron nhận năng lượng và giải phóng năng lượng

-

xuất hiện các vạch phổ tương ứng.
Năng lượng trên các quỹ đạo xác định như sau:

3. Obitan nguyên tử. Các số lượng tử
-

Đám mây electron: Electron có thể có mặt tại bất cứ bất cứ vị trí nào và thời điểm nào xung quanh

-

hạt nhân nguyên tử với xác suất có mặt khác nhau
Obital ngun tử: Vùng khơng gian gần hạt nhân, trong đó xác suất tìm thấy electron khoảng 90%.
Mỗi AO được đặc trưng (được xác định) bởi 4 tham số n, l, m l, ms gọi là các số lượng tử.
+, Số lượng tử chính n: nhận các giá trị 1,2,3,…. (ký hiệu là K,L,M,N,…) đặc trưng cho trạng thái năng
lượng của electron trong nguyên tử
+, Số lượng tử phụ l: nhận các giá trị 0,1,2,…,(n-1) đặc trưng cho hình dạng obitan và mức năng
lượng của các obitan trong mỗi lớp lượng tử
l =

0
1
2
3
phân lớp obitan
s
p
d
f
+, Số lượng tử từ ml nhận các giá trị từ -l đến +l, cho biết định hướng của obitan trong không gian,


+, Số lượng tử spin ms nhận 2 giá trị là +-1/2 đặc trưng cho sự tự quay của electron xung quanh trục
-

đối xứng của nó
Cấu hình electron: Sự sắp xếp của các electron vào các obitan nguyên tử
Quy tắc sắp xếp electron:
+, Nguyên lí Pauli: Trong một nguyên tử khơng thể có 2 electron giống nhau cả 4 số lượng tử => mỗi
AO chứa tối đa 2 electron có spin khác nhau
+, Nguyên lý bền vững: Trong nguyên tử, các electron chiếm lần lượt các obitan có mức năng lượng

-

từ thấp đến cao
Quy tắc Hund: Trong một phân mức các electron có xu hướng phân bố đều vào các ô lượng tử sao
cho số electron độc thân là lớn nhất.

4. Bảng tuần hồn
-


Định luật tuần hồn: Tính chất của các nguyên tố cũng như thành phần và tính chất của các đơn
chất và hợp chất tạo nên từ nguyên tố đó biến thiên tuần hồn theo chiều tăng của điện tích hạt

-

nhân (Z) nguyên tử
Cách sắp xếp:
+, Nguyên tắc 1: Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
+, Nguyên tắc 2: Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
+, Nguyên tắc 3: Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được sắp xếp thành một
cột.
+ Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học (electron lớp
ngồi cùng hoặc phân lớp kế ngồi cùng chưa bão hịa).

-

Hệ thống tuần hồn các ngun tố gồm 7 chu kì và 8 nhóm. Mỗi nhóm được phân ra thành phân
nhóm chính (nhóm A0 và phân nhóm phụ (nhóm B).
+, Chu kỳ là hàng của các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron.
+, Bảng tuần hồn có 8 cột, mỗi cột là một nhóm

-

Sư thay đổi tính chất tuần hồn của các nguyên tố hóa học:
( Năng lượng ion hóa là năng lượng tối thiểu cần thiết để tách hoàn toàn một electron ra khỏi
nguyên tử tự do ở thể khí và ở trạng thái cơ bản. Độ âm điện của một nguyên tử là đại lượng đặc
trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử nguyên tố đó ở trong phân tử. Ngun tử càng dễ
mất electron thì tính kim loại của nguyên tố càng mạnh. Nguyên tử càng dễ thu electron thì tính phi
kim của ngun tố càng mạnh.)

+, Trong 1 chu kì (từ trái -> phải): BK nguyên tử giảm dần, năng lượng ion hóa tăng, độ âm điện
tăng, tính KL giảm dần, tính PK tăng
+, Trong 1 nhóm (từ trên xuống dưới): BK nguyên tử tăng, năng lượng ion hóa giảm, độ âm điện


giảm, tính KL tăng, tính PK giảm

CHƯƠNG 2. LIÊN KẾT HĨA HỌC
1. Thuyết liên kết cộng hóa trị (VB)
– Liên kết cộng hố trị được hình thành do sự ghép đơi hai electron độc thân có spin ngược dấu của hai
nguyên tử liên kết, khi đó có sự xen phủ hai AO.
– Mức độ xen phủ của các AO càng lớn thì liên kết càng bền, liên kết được thực hiện theo phương tại đó sự
xen phủ là lớn nhất.
- Ưu điểm: +, Giải thích được bản chất liên kết
+, Giải thích được đặc trưng của liên kết, đặc biệt về cấu dạng hình học
- Nhược điểm: Chưa giải thích được từ tính của các chất, sự tồn tại của 1 số ion H2+, O 2+
* Thuyết lai hóa về liên kết
- Khái niệm: Lai hóa là sự tổ hơp các AO có cùng số lượng tử chính n (cùng số electron) của cùng 1 nguyên
tử
để
tạo
ra
các
AO
mới

cùng
mức
năng
lượng


Câu 5: Điều kiện để lai hố?
Các orbital của ngun tử trung tâm A có thể tham gia trộn lẫn với nhau để tạo thành orbital lai hố
-

Có năng lượng sấp xỉ nhau thì mới trộn được nhau
Có tính đối xứng
Có bao nhiêu orbital ngun tử tham gia vào lai hố thì có bấy nhiêu orbital lai hố tạo thành

(Lai hóa là sự tổ hợp các obitan nguyên tử khác nhau để tạo ra các obitan ngun tử hồn tồn giống nhau
về hình dạng, kích thước và năng lượng nhưng có hướng khác nhau.)
- Có 3 dạng lai hóa: sp, sp2, sp3
Dạng
sp3
sp2
sp

Đặc điểm
Góc liên kết 109o28’, hình tứ diện, ngun tử trung
tâm chỉ có liên kết xích ma
Góc liên kết 120o, hình tam giác đều, nguyên tử
trung tâm chỉ có liên kết pi
Góc liên kết 180o, , liên kết xích ma và 2 liên kết pi

VD
CH4
C2H4
BeH2

2. Thuyết MO (thuyết obitan nguyên tử)

– Phân tử được coi như một hạt thống nhất, trong đó electron liên kết chuyển động (tương tự như ở
nguyên tử), trong một điện trường gây ra bởi các hạt nhân và các electron còn lại.


– Trong phân tử trạng thái của electron được mô tả bằng các MO (tương tự như ở nguyên tử, trạng thái
của electron được mô tả bằng các AO).
– Khi nguyên tử đi vào liên kết, các AO của chúng tổ hợp (xen phủ) với nhau tạo ra các MO. Cứ tổ hợp 2AO
thì được 2MO.
- Điều kiện để có sự tổ hợp là:
+ Năng lượng các AO phải xấp xỉ nhau.
+ Các AO có tính đối xứng giống nhau.
+ Các AO có sự xen phủ rõ rệt.
- Ưu điểm: Giải thích được sự tồn tại của ion mà thuyết VB khơng giải thích được như H2+, O2+,… và giải
thích được từ tính của các chất
Thuyết VB và MO cùng đưa ra một số kết quả sau đây: Cả hai thuyết đều dẫn đến sự phân bố giống nhau
của electron trong phân tử. trong hai thuyết, yếu tố quan trọng nhất để hình thành liên kết cộng hóa trị là
sự tập trung sác xuất tìm thấy electron ( hay mật độ electron ) giữa hai hạt nhân nguyên tử.

CHƯƠNG 3. TẬP HỢP TRẠNG THÁI PHÂN TỬ
Xem slide

CHƯƠNG 4. NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC VÀ CHIỀU HƯỚNG DIỄN BIẾN CỦA QUÁ TRÌNH HÓA
HỌC
1. Một số khái niệm và định nghĩa
a, Hệ nhiệt động học: đối tượng mà ta đang nghiên cứu về mặt nhiệt động học. Ngồi hệ gọi là mơi trường.
– Hệ cô lập: không trao đổi vật chất và năng lượng với mơi trường.
– Hệ kín: khơng trao đổi vật chất nhưng có thể trao đổi năng lượng với mơi trường.
- Hệ mở: có trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.
b, Hàm trạng thái: là hàm chỉ phụ thuộc và trạng thái đầu và cuối, không phụ thuộc vào quá trình. VD: nội
năng U là hàm trạng thái; nhiệt Q và cơng A là hàm q trình

c, Một số q trình
– Q trình đẳng tích: thể tích khơng đổi.
– Q trình đẳng áp: áp suất khơng đổi.
– Q trình đẳng nhiệt: nhiệt độ khơng đổi.
– Q trình đoạn nhiệt: không trao đổi nhiệt với môi trường.

Câu 2: Nhiệt lượng (q) và công (w)
Nhiệt lượng là dạng năng lượng chuyển từ vật này có nhiệt độ sang vật khác có nhiệt độ thấp hơn đến
khi cân bằng nhiệt độ


Nhiệt: Khi hai vật thể có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau thì
nhiệt sẽ truyền tự phát từ vật thể nóng sang vật thể lạnh đến khi cân


bằng nhiệt độ.
-

Lượng nhiệt trao đổi giữa hai vật thể tỉ lệ luận với biến đổi nhiệt độ

của vật và nhiệt dung của vật.
Công là lực mang 1 vật đi 1 quãng đường
- Hệ nhiệt động học nhận công: dw > 0 hay w > 0
- Hệ thực hiện sinh công: dw < 0 hay w < 0
- Hệ nhận nhiệt: q < 0
- Hệ phát nhiệt: q > 0
2. Nguyên lí thứ I của nhiệt động lực học
- Nội dung: Tính chất bảo tồn của năng lượng
- Nội năng: Năng lượng tiềm tàng bên trong một vật hay hệ bao gồm:
+ Tổng động năng (chuyển động tịnh tiến, quay, dao động) của các phân tử, nguyên tử, electron, hạt nhân

nguyên tử.
+ Tổng năng lượng tương tác (thế năng) giữa chúng.
- Phát biểu: Một hệ nhiệt động khi trao đổi năng lượng với môi trường xung quanh dưới dạng nhiệt Q và
cơng A thì tổng đại số Q+A ln ln là một hằng số, chỉ phụ thuộc vào trạng thái ban đầu và trạng thái cuối
của hệ, hồn tồn khơng phụ thuộc vào đường đi.
∆U=Q+A
(Đô biên thiên nôi năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được.)
* Entapi
- Đối với một hệ nhiệt động có thể trao đổi nhiệt và công với môi trường xung quanh, entanpi H được hiểu
là tổng của nội năng U với tích giữa áp suất p và thể tích V. Khi đó, ta có H = U + pV. Nói cách khác, Entanpi
là nhiệt lượng mà hệ trao đổi trong quá trình đẳng áp, entanpi là một hàm trạng thái nhiệt động của hệ
nhiệt động
- Ý nghĩa: thể hiện hiệu ứng nhiệt của PƯ
3. Nhiệt hóa học
- Khái niệm: Là nhiệt lượng tỏa ra hay hấp thụ của một phản ứng hóa học
- Biến thiên Entanpi (hay cịn gọi là Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học), ký hiệu là ΔH, chỉ phụ thuộc vào
trạng thái đầu và trạng thái cuối của hệ mà không phụ thuộc vào trạng thái trung gian.
ΔHpư < 0: Phản ứng phát nhiệt
ΔHpư > 0: Phản ứng thu nhiệt
- Nhiệt sinh của một chất là nhiệt của phản ứng tạo ra 1 mol chất đó từ các đơn chất ở trạng thái bền vững.
- Phản ứng phát nhệt là phản ứng hóa học giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
- Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
Câu 9:









Nhiệt sinh ( nhiệt hình thành ) của một hợp chất là nhiệt của phản ứng tạo ra 1 mol hợp chất đó từ các
đơn chất ở trạng thái ở trạng thái bền nhất hay thường gặp nhất của những nguyên tố tự do của hợp chất
trong những điều kiện đã cho về nhiệt độ và áp suất. sinh nhiệt của đơn chất luôn = 0
Nhiệt phân huỷ của một chất là năng lượng cần thiết để phân huỷ 1 mol phân tử của chất đó ở thể khí
thành các nguyên tử ở thể khí.
Thiêu nhiệt của một chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy một mol chất đó bằng oxi ở điều kiện
tiêu chuẩn để tạo thành các oxit bền
Nhiệt tiêu chuẩn entanpi : delta H xác định ở 298 độ K, 1atm, 1 mol chất

4. Nguyên lí thứ II của nhiệt động lực học
- Phát biểu: Đối với mỗi hệ nhiệt động đều tồn tại 1 hàm trạng thái gọi là entropy mà biến thiên nhiệt lượng
ở 1 nhiệt độ nhất định dương thì PƯ khơng tự diễn biến, nếu âm thì tự diễn biến, bằng 0 thì là pư thuận
nghich hay là ở trạng thái cân bằng.
- Nội dung: Nguyên lý thứ II đề cập đến một đặc tính khác của năng lượng. đó là trong khi các dạng năng
lượng khác có thể biến hồn tồn thành nhiệt thì nhiệt lại chỉ có thể biến một phần thành các dạng năng
lượng khác.
- Nguyên lí thứ hai của NĐLH cho biết chiều mà quá trình có thể tự xảy ra hoặc khơng thể tự xảy ra
- Nguyên lí thứ hai của NĐLH giải thích được một số hiện tượng trong đời sống kĩ thuật như động cơ nhiệt,
tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ,…
* Entropy
- Khái niệm: là thước đo mức độ hỗn độn của các phần tử trong hệ
-Ý nghĩa: Xu thế của các quá trình tự nhiên là diễn ra theo chiều tăng mức độ hỗn độn (từ trạng thái có xác
suất nhỏ đến trạng thái có xác xuất lớn) hay theo chiều tăng entropy của hệ, thể hiện mức độ hỗn loạn của

5.. Năng lượng tự do
- Là 1 hàm trạng thái, kí hiệu G, được xác định G = H -T.S
- Biến thiên năng lượng tự do là đại lượng đánh giá chiều hướng và diễn biến
∆G = ∆H -T.∆S
∆G <0: quá trình tự diễn biến

∆G =0: quá trình cân bằng
∆G >0: q trình khơng tự diễn biến
6. Định luật Hess?
Nhiệt của phản ứng hoá học chỉ phụ thuộc vào bản chất và trạng thái của các chất đầu và cuối, không phụ
thuộc vào cách tiến hành phản ứng, nghĩa là không phụ thuộc vào số lượng và đặc trưng của các giai đoạn
trung gian.
-

Một phản ứng có thể xảy ra nhiều giai đoạn, tổng nhiệt bằng tổng nhiệt thành phần


CHƯƠNG 5. ĐỘNG HÓA HỌC
1. Các khái niệm
- Phản ứng đồng thể: Là phản ứng mà các chất tham gia phản ứng và sản phẩm tạo thành ở cùng
pha (khí, lỏng, rắn).
- Phản ứng dị thể: Là phản ứng mà các chất tham gia phản ứng, sản phẩm tạo thành khơng ở cùng
pha (khí, lỏng, rắn).
2. Tốc độ PƯ
- Tốc độ của phản ứng được xác định bằng biến thiên nồng độ của chất tham gia hay chất sản phẩm
của phản ứng trong một đơn vị thời gian.
- PT biểu diễn tốc độ PƯ: v = (nồng độ/ thời gian)
+, Tại khoảng thời gian ngắn, Δ[] và Δt trở thành vi phân d[] và dt
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ PƯ: nồng độ, nhiệt độ, xúc tác
- Hằng số tốc độ PƯ không phụ thuộc vào nồng độ, chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ
3. Ảnh hưởng của nồng độ PƯ
- Tốc độ phản ứng (v) tỷ lệ với nồng độ các chất tham gia phản ứng
Phản ứng tổng quát: a A + b B -> Sản phẩm
v = k.[A]m.[B]n
Trong đó: k là hằng số tốc độ chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ
m,n là bậc riêng phần đối với chất A, B

m+n: bậc của PƯ
4. Bậc PƯ
- Phản ứng bậc 0: Là phản ứng hóa học mà sự biến thiên nồng độ không phụ thuộc vào thời gian (các phản
ứng phân rã)
- Phản ứng bậc 1: (m+n=1) Tăng nồng độ chất phản ứng lên 2 lần thì tốc độ phản ứng cũng tăng 2 lần.
+, Công thức:


+, Phản ứng bậc 2: (m+n=2) Tăng nồng độ chất phản ứng lên 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng 4 lần

+, Phản ứng bậc 3: (m+n=3) Tăng nồng độ chất phản ứng lên 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng 8 lần
5. Năng lượng hoạt hóa
- Thuyết va chạm cho rằng không phải mọi va chạm, mà chỉ những va chạm của các nguyên tử hay phân tử
hoạt động (gọi là các va chạm hoạt động) mới dẫn đến phản ứng.
- Khái niệm: Năng lượng tối thiểu mà một mol chất phản ứng cần phải có để chuyển các phân tử của chúng
từ trạng thái không hoạt động trở thành hoạt động gọi là năng lượng hoạt hố của phản ứng. Kí hiệu: E a
- Cơng thức:

- Làm sao tăng tốc độ phản ứng?
+ Giảm năng lượng hoạt hóa
+ Thay đổi con đường phản ứng



Thay đổi nhiệt độ
Sử dụng xúc tác

6. Ảnh hưởng của nhiệt độ
- Tốc độ PƯ phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ. Thông thường khi tăng nhiệt độ thì tốc độ PƯ cũng tăng
7. Ảnh hưởng của chất xúc tác

- Chất xúc tác làm thay đổi tốc độ PƯ nhưng bản thân nó lại được giữ ngun sau q trình PƯ
- Có 3 loại xúc tác:
+, Xúc tác đồng thể: Các chất phản ứng và chất xúc tác tạo thành một pha đồng nhất khí.
SO2 + O2 --NO--> SO3
+, Xúc tác dị thể: Các chất phản ứng và chất xúc tác tạo thành một hệ dị thể (không đồng nhất).
+, Xúc tác enzym: Enzym là các chất xúc tác sinh học, có bản chất protein. Trong xúc tác enzym các chất
phản ứng được gọi là cơ chất. Phản ứng giữa enzym và cơ chất được thực hiện ở trung tâm xúc tác và tốc
độ phản ứng enzym còn phụ thuộc vào cả nồng độ của enzym.


CHƯƠNG 6. CÂN BẰNG HÓA HỌC
1. PƯ 1 chiều và PƯ thuận nghịch:
- Phản ứng chỉ ra theo một chiều từ trái sang phải được gọi là phản ứng một chiều. Chất phản ứng biến đổi
hoàn toàn thành chất sản phẩm và không xảy ra theo chiều ngược lại.
VD: CaCO3 -> CaO +CO2
- PƯ thuận nghịch là PƯ xảy ra theo 2 chiều ngược nhau trong cùng 1 điều kiện
VD: N2 +3H2 <--> 2NH3
2. Khái niệm cân bằng động (trạng thái cân bằng)
1 hệ nhiệt động ở trạng thái cân bằng nghĩa là các tham số của nó khơng thay đổi theo thời gian
- : Trạng thái cân bằng: Nếu phản ứng hóa học xảy ra, các chất chuyển hóa thành sản phẩm theo thời gian
đến một thời điểm thì nồng độ các chất là không đổi
- Cân bằng động: Ở thời điểm cân bằng, phản ứng vẫn diễn ra bình thường (vẫn va chạm với nhau) nhưng
là phản ứng thuận nghịch.
- K là đại lượng đặc trưng cho một cân bằng, K có giá trị càng lớn chứng tỏ cân bằng chuyển nhiều hơn theo
chiều thuận.
* Cân bằng hóa học
- Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản
ứng nghịch.
- Cân bằng hóa học là cân bằng động vì: ở trạng thái cân bằng khơng phải là phản ứng dừng lại, mà phản
ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra nhưng tốc độ bằng nhau

- Ở trạng thái cân bằng, trong hệ ln ln có mặt các chất phản ứng và các chất sản phẩm.
3. Hằng số cân bằng Kc
- Khái niệm: là hằng số cân bằng được biểu thị qua nồng độ các chất.
PƯ: aA + bB -> cC +dD
Kc =
- Như vậy Kc là tỷ số giữa tích số nồng độ các chất sản phẩm phản ứng và tích số nồng độ các chất tham gia
phản ứng nó được gọi là hằng số cân bằng của phản ứng.

- Ý nghĩa của hằng số cân bằng KC: Hằng số cân bằng KC cho thấy tích nồng độ các sản phẩm phản ứng lớn
hơn hay bé hơn tích nồng độ các chất phản ứng bao nhiêu lần. Mặt khác, vì nó cho biết lượng các chất
phản ứng còn lại và lượng các sản phẩm tạo thành ở vị trí cân bằng, do đó biết hiệu suất của phản ứng.
4. Hằng số cân bằng Kp
- Khái niệm: là hằng số cân bằng được biểu thị qua áp suất riêng của các chất khí .
PƯ: aA + bB -> cC +dD
Kp =

5. Nguyên lí cân bằng Le Chatelier
- Phát biểu: “Nếu 1 hệ đang ở trạng thái cân bằng mà ta thay đổi một trong các tham số trạng thái của hệ (áp suất,
nhiệt độ, nồng độ) thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều có tác dụng chống lại sự thay đổi đó”
∆H <0: tỏa nhiệt
∆H >0: thu nhiệt


VD: Trong sản xuất H2SO4 phải dùng trục tiếp phản ứng:
2SO2 (k) + O2 (k)

⇌ 2SO

3


∆H = -198kJ < 0.

Phản ứng tỏa nhiệt, nên khi tăng nhiệt đô, cân bằng chuyển theo chiều nghịch giảm hiệu
suất phản ứng. Để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuân người ta tăng nồng đơ oxi
(dùng lượng dư khơng khí).

6. Chuyển dịch cân bằng
- Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự phá vỡ trạng thái cân bằng cũ để chuyển sang một trạng thái cân
bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động lên cân bằng.
- Các yếu tố nồng độ, áp suất và nhiệt đọ ảnh hưởng đến cân bằng hóa học tn theo ngun lí Le Chatrlier.
Chất xúc tác không làm biến đổi nồng độ các chất trong cân bằng và không làm biến đổi hằng số cân bằng
nên không làm cân bằng chuyển dịch.

Câu 7: Thuyết va chạm phân tử
-

Hằng số tốc độ, k, là hằng số tỷ lệ cho biết mối quan hệ giữa nồng độ mol của chất phản ứng và tốc
độ của một phản ứng hóa học
Tốc độ phản ứng ( r) tỉ lệ với nồng độ các chất tham gia phản ứng


Bậc phản ứng là đại lượng đặc trưng mức độ phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nồng độ các chất
tham gia phản ứng. BPƯ bằng tổng số mũ của nồng độ các chất tham gia phản ứng trong phương
trình tốc độ phản ứng viết ở dạng hàm số mũ theo nồng độ
Làm sao để tăng hay giảm tốc độ phản ứng?
- Nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
- Áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng.
- Nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
- Diện tích bề mặt: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. –
- Chất xúc tác (xúc tác dương) là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng giữ nguyên sau khi phản ứng

kết thúc.
-



Câu 8: thuyết va chạm lượng tử?
Các va chạm là va chạm hiệu quả hoặc va chạm không hiệu quả tùy thuộc vào hướng va chạm của phân tử.
Các phân tử phải có đủ năng lượng vượt qua hàng rào thế năng : Năng lượng hoạt hóa, Ea. Nhiệt độ ảnh
hưởng đến số lần va chạm
Xúc tác: Chất tham gia vào phản ứng và hoàn nguyên sau phản ứng. Xúc tác làm tăng (hay giảm) tốc độ
phản ứng; chọn lọc sản phẩm.

CHƯƠNG 7. DUNG DỊCH
1. Đại cương về dung dịch
- Dung dịch là 1 hệ gồm hai hay nhiều cấu tử (chất) mà hàm lượng của chúng có thể biến đổi trong 1 phạm
vi rộng, có tính đồng nhất
- Dung dịch là một hệ đồng nhất tạo bởi hai hay nhiều chất ở trạng thái phân tán phân tử với thành phần
theo một tỉ lệ xác định.
- Hệ phân tán là những hệ trong đó có ít nhất một chất phân bố (gọi là chất phân tán) vào một chất
khác (gọi là môi trường phân tán) dưới dạng những hạt có kích thước nhỏ bé.
- Các loại dung dịch:
+, Dung dịch khí - lỏng: chất tan là khí, dung mơi là chất lỏng
+, Dung dịch rắn – lỏng: Chất rắn hòa tan vào dung dịch sẽ làm giảm nhiệt độ đông đặc và tăng nhiệt độ sôi
của dung dịch
+, Dung dịch lỏng-lỏng:


- Áp suất hơi bão hòa: Áp suất của các phân tử khí trên bề mặt chất lỏng ở nhiệt độ T. P o: áp suất hơi bão
hòa của chất tinh khiết.
2. Axit- bazo và pH

- đặc trưng cho độ mạnh của axit: càng lớn thì axit càng mạnh
- Kb đặc trưng cho độ mạnh của bazo: càng lớn thì bazo càng mạnh
- pH của dd là logarit thập phân của nồng độ ion H+
độ pH là gì?
Độ pH được hiểu là mức độ hoạt động của ion H+ trong môi trường dung dịch dưới sự tác động bởi 1
hằng số điện ly. Tất cả các dung dịch tồn tại ở dạng lỏng đều có 1 độ pH riêng và pH ảnh hưởng đến chất
lỏng đó có lợi hay có hại.
a, pH của dung dịch axit-bazo mạnh
- Axit, bazo mạnh là chất điện ly mạnh, phân ly hoàn toàn trong nước nên nồng độ của proton hay OHbằng nồng độ axit, bazo ban đầu
HA là 1 axit mạnh có nồng độ Ca  pH = -log[H+] = =logCa (HCl,…)
BOH là 1 bazo mạnh có nồng độ Cb  pOH = -log[OH-] = -logCb  pH= 14-pOH = 14+logCb (NaOH,…)
b, pH của dung dịch axit, bazo yếu
- Axit yếu là chất điện ly yếu, phân ly 1 phần trong nước
Phản ứng HA  H+ + ABan đầu

Ca

0

0

Phân ly

x

x

x

x


x

Cân bằng Ca – x
Ka = =

 pH= -logx = -log (vì x << C nên Ca – x )

- Bazo yếu là chất điện ly yếu, phân ly 1 phần trong nước
Phản ứng BOH  B+ + OHBan đầu

Cb

0

0

Phân ly

x

x

x


Cân bằng Cb – x
Kb = =

x


x

 pOH= -logx = -log  pH=

3. pH của dung dịch muối
- Axit càng mạnh, bazơ liên hợp càng yếu và ngược lại.
- Bazơ càng yếu, axit liên hợp càng mạnh và ngược lại.
a, Muối tạo thành từ axit mạnh và bazo mạnh (Nacl, Na2SO4,…)
VD: Trong dung dịch: NaCl  Na+ + ClCl- là bazo liên hợp của HCl (HCl là 1 axit mạnh) nên Cl- rất yếu
Na+ là axit liên hợp của NaOH ( NaOH là 1 bazo mạnh) nên Na+ yếu
=> Na+ và Cl- khơng tham gia PƯ gì trong nước và hoàn toàn tồn tại ở dạng ion. Như vậy trong dung dịch
chỉ có cân bằng của H2O.
H2O  H+ + OHDung dịch chỉ có nước phân ly thì [H+]=[OH-] nên pH=7
=> Muối tạo thành từ axit mạnh và bazo mạnh là mơi trường trung tính
b, Muối tạo thành từ axit yếu và bazo mạnh (HCOONa,…)
HCOONa  HCOO- + Na+
HCOO- là bazo liên hợp mạnh của axit yếu HCOOH nên bị thủy phân
HCOO- + H2O  HCOOH + OHBan đầu:

Cm

Thủy phân x
Cân bằng: Cm-x

lớn

0

0


x

x

x

lớn

x

x

pOH= -logx = -log
c, Muối tạo thành từ axit mạnh và bazo yếu (NH4NO3,…)
Phân ly hoàn toàn: NH4NO3  NH4+ + NO3Ban đầu:

Cm

Cm

Cm

NH4+ là axit liên hợp mạnh của bazơ yếu NH3 nên bị thủy phân:
NH4+ + H2O (l) ↔ NH3(dd) + H+
Ban đầu:

Cm

lớn


0

0

x

x

x

x

lớn

x

x

Thủy phân

Cân bằng: Cm-x
pH= -logx = -log
!!! Chú ý:

Kaxit liên hợp = (Hằng số cân bằng)
Kbazo liên hợp =
4. Dung dịch đệm
- Dung dịch đệm là dung dịch chứa hỗn hợp của axit yếu và muối của nó hoặc hỗn hợp của bazơ yếu và


muối của nó. Một hỗn hợp như vậy sẽ có khả năng chống lại mọi biến đổi pH do một lượng nhỏ của axit,
hoặc bazơ được thêm vào hỗn hợp.
VD: HCOOH và HCOONa,…
pH = pKa -log


- Ý nghĩa: giúp giữ nguyên độ pH của dung dịch

Dung dịch lý tưởng (lỏng-lỏng)
Dung dịch lý tưởng là dung dịch mà lực tương tác giữa các cấu tủ khác nhau (A và B) được coi là BẰNG lực
tương tác giữa các phân tử giống nhau (A và A, B và B). Ví dụ dung dịch benzene và toluene
Câu 4:
Dung dịch thực là dung dịch mà lực tương tác giữa các cấu tủ khác nhau (A và B) được coi là KHÁC lực
tương tác giữa các phân tử giống nhau (A và A, B và B). Ví dụ dung dịch benzene và CCl4
Câu 8:
Thuyết của Arrhenius về axit – bazơ:
Axit là hợp chất phân ly trong nước cho proton (H+) và gốc axit
Bazơ là hợp chất phân ly trong nước cho anion OH- và cation kim loại
Thuyết này chỉ đúng cho các axit và bazo mạnh.

9: Thuyết của Bronsted-Lowry (1923) về axit – bazơ:
- Axit là chất có khả năng cho proton (H+)
- Bazơ là chất có khả năng kết hợp proton (H+)
Axit càng mạnh, bazơ liên hợp càng yếu và ngược lại
Bazo càng yếu, axit liên hợp càng mạnh và ngược lại
Câu 10: Thuyết của Lewis (1923) về axit – bazơ:
- Axit Lewis: Chất có khả năng nhận 1 cặp electron khơng liên kết
- Bazơ Lewis: Chất có khả năng cho 1 cặp electron không liên kết
Câu 11:
pH của dung dịch axit – bazơ mạnh:

Axit và bazơ mạnh là chất điện li mạnh, phân ly hoàn toàn trong nước nên
nồng độ của proton hay OH- bằng nồng độ axit, bazơ ban đầu.
Câu 12:
pH của dung dịch axit yếu:
Axit yếu là chất điện li yếu, phân ly một phần trong nước
pH của dung dịch bazơ yếu:
Bazơ yếu là chất điện li yếu, phân ly một phần trong nước

CHƯƠNG 8: ĐIỆN HĨA HỌC
1. Phản ứng oxi hóa -khử trực tiếp
- Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng có sự cho và nhận electron giữa các chất khử và chất oxi hóa.


- Chất khử là chất nhường electron
- Chất oxi hóa là chất nhận elextron
- Q trình oxi hóa là q trình nhường e
- Quá trình khử là quá trình nhận e
- Sự chuyển dịch electron có thể gây ra dịng điện
Phản ứng oxi hóa khử trực tiếp gây nhiều hậu quả cho con người: làm gỉ , ăn mòn sắt thép, cầu cống,
phương tiện,…
2. Phản ứng oxi hóa -khử gián tiếp
- PƯ oxi hóa khử gián tiếp là các electron tuef anot đến catot không trực tiếp mà thông qua vật dẫn, VD
như dây dẫn bằng kim loại.
3. Thế điện cực
- Thế điện cực ( là lực điện đẩy electron ra khỏi anot hoặc là lực hút electron đến catot
- Không thể xác định giá trị tuyệt đối của thế điện cực.
- Sức điện động (∆E) hay hiệu điện thể là sự chênh lệch thế điện cực giữa 2 điện cực. Điều kiện cho 1 PƯ
oxi hóa khử xảy ra hay 1 pin điện hóa hoạt động thì sức điện động phải dương:
∆E = Ecathode – Eanode > 0
- Thế điện cực và sức điện động không phải hàm trạng thái

- Thế điện cực theo PT Nerst: Oxi hóa + ne  Khử
- Sức điện động theo PT Nerst:
- Sức điện động của pin được tính bằng hiệu điện thế giữa cực dương và âm: E =



×