Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

304. BÀI DỰ THI 75 NĂM NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.17 KB, 28 trang )

TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT XE MÁY

TIỂU ĐOÀN 2
  

BÀI DỰ THI
75 NĂM
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Họ và tên:………………………………………....
Cấp bậc:……………………………………………
Giới tính:……………………………………………
Tuổi:………………………………………………..
Nghề nghiệp:………………………………………
Đơn vị:…………………………………………….

SƠN TÂY 2020


BÀI DỰ THI
“60 năm nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Câu hỏi 1:
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói với cán bộ chiến sĩ một đơn vị quân đội
“Các vua Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhua giữ lấy
nước”
Bác Hồ đã nói câu đó ở đâu, vào thời gian nào, với cán bộ, chiến sĩ đơn vị
nào?
Thời kỳ Nhà nước Văn Lang (Hùng Vương) và Nhà nước Âu Lạc (An
Dương Vương) thuộc giai đoạn nào trong lịch sử nước ta?
Trả lời
Sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi trên đường từ


chiến khu Việt Bắc trở lại Thủ đô, Bác Hồ đã đến thăm đền Hùng. Đêm 18/9/
1954, Bác Hồ nghỉ lại tại đền Giếng, một di tích trong quần thể di tích lịch sử
văn hố Đền Hùng. Tại đây, ngày hơm sau (19/9/ 1954), trong buổi nói chuyện
với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn quân Tiên phong) trên đường về
tiếp quản Thủ đơ, Bác Hồ đã nói câu trên.
Trong bài báo tường thuật cuộc gặp của Bác với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn
quân Tiên phong đăng trên báo Nhân dân, nhà báo Thép Mới đã lần đầu tiên
trích lời của Người “Ngày xưa các vua hùng đã có cơng dựng nước, ngày nay
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Các kết quả nghiên cứu khảo cổ học, dân tộc học đã chứng minh từ buổi
bình minh của xã hội loài người, trên lãnh thổ nước ta đã xuất hiện những cư
dân nguyên thuỷ.
Sau hàng chục vạn năm gian khổ lao động và sáng tạo, từ những công cụ
thời đã cũ thô sưo tiến đến sự phát minh ra kỹ thuật luyện kim và nghề trồng
lúa nước, dùng cày có sức kéo là trâu, bị; đời sống vật chất và tinh thần của
người nguyên thuỷ Việt Nam ngày càng được nâng cao, từng bước làm thay
đổi bộ mặt xã hội, hình thành một lãnh thổ chung, một nền văn hoá, văn minh
chung và một tổ chức chính trị, xã hội chung, đó là quốc gia và Nhà nước Văn
Lang - Âu Lạc.


Đây là thời kỳ mở đầu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Câu hỏi 2:
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã nhiều lần
đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành chủ quyền, bảo vệ độc lập cho
đất nước.
Hãy kể tên những cuộc khởi nghĩa và những cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm tiêu biểu trong lịch sử từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
(năm 40) đến Chiến thắng mùa Xuân năm Kỷ Dậu – 1789 (Nguyễn Huệ đại
phá quân Thanh).

Trả lời:
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã nhiều lần đứng
lên đánh đuổi giặc ngoại xâm giành chủ quyền, bảo vệ độc lập cho đất nước.
Dưới đây là một số cuộc khởi nghĩa và kháng chiến chống ngoại xâm tiêu biểu
trong lịch sử, từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40) đến Chiến tháng
mùa Xuân năm Kỷ Dậu – 1789 (Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh).
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40- 43)
Trưng trắc, Trưng Nhị là hai con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, thuộc
dòng dõi Hùng Vương. Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng
Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện
Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi
nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền
xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu
Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi , nền độc lập dân tộc
được phục hồi, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương) đóng đơ ở
Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.
- Khởi nghĩa Bà Triệu năm ( năm 428)
Là đỉnh cao của phong trào chống xâm lược của nhân dân ta thế kỷ II, III.
Khởi nghĩa nổ ra trong lúc bọn đơ hộ có lực lượng hùng mạnh đã củng cố
được ách thống trị trên đất nước ta và đang đẩy mạnh dã tâm đồng hoá dân tộc
ta.


Bà Triệu tên là Triệu Thị Trinh, em ruột của Triệu Quốc Đạt, một thủ lĩnh
có thế lực ở Quân An, quận Cửu Chân (huyện Triệu Sơn- Thanh Hoá). Năm 19
tuổi, bà cùng anh tập hợp nghĩa sĩ lên đỉnh núi Nưa, mài gươm, luyện võ, phất
cờ khởi nghĩa. Nhân dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân đã nổi dậy hưởng ứng
cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, đánh thắng quân Ngô nhiều trận. Nhà Ngô lo sợ
phải đưa thêm 8000 quân sang nước ta đàn áp phong trào khởi nghĩa. Bà Triệu

Thị Trinh đã hy sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hố).
- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542)
Giữa thế kỷ VI, phong trào khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân nổ
ra khắp nơi, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Lý Bí dẫn tới thành lập nước Vạn
Xuân. Lý Bí quê ở Long Hưng tỉnh Thái Bình. Mùa Xn năm 542 cuộc khởi
nghĩa do Lý Bí lãnh đạo nổ ra và không đầy 3 tháng đã quét sạch bè lũ đô hộ
nhà Lương. Mùa Xuân năm 544 Lý Bí tuyên bố thành lập nước, đặt quốc hiệu
là Vạn Xn. Ơng lên ngơi Hồng đế, tự xưng là Nam đế (vua nước Nam). Ít
năm sau, cuộc kháng chiến bảo vệ chủ quyền đất nước của Lý Nam Đế thất
bại, ông bị bệnh mất tháng 4- 548.
- Khởi nghĩa Triệu Quang Phục (548- 571).
Triệu Quang Phục là con một tù trưởng, quê ở Hưng Yên hiện nay, được
Lý Bí (Lý Nam Đế) trao quyền lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân nhà
Lương. Ông lập căn cứ kháng chiến tại vùng Dạ Trạch, tổ chức đánh du kích,
tiêu hao sinh lực địch. Năm 550, nghĩa quân đã giết được tướng giặc là Dương
San, chiếm thành Long Biên.
Ngày 13/ 4/ 548, Triệu Quang Phục lên ngôi vua, xưng hiệu là Triệu Việt
Vương.
Năm 571, Triệu Quang Phục bị Lý Phật Tử phản bộ, thua chạy và tuần
tiết ở cửa biển Đại Nha.
- Khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687)
Lý Tự Tiên đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn vào năm 687 chống
ách đo hộ của nhà Đường. Lý Tự Tiên hy sinh, nhưng các cộng sự của ông
như Đinh Kiến, Tư Thân vẫn tiếp tục lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân
vây phủ thành Tống Bình (Hà Nội). Viện binh của nhà Đường đàn áp dã man,
nghĩa quân tan vỡ.
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722).


Mai Thúc Loan quê ở Mai Phụ, miền ven biển Thạch Hà, Hà Tĩnh (có

sách chép ở Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh sau theo mẹ đến sống ở
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Năm 722 ông kêu gọi những người dân phu nổi dậy
chống lại ách thống trị của nhà Đường. Nhân dân khắp các châu Hoan, Ái
(Diễn Thanh – Nghệ Tĩnh) tụ tập dưới cờ khởi nghĩa, buộc tên trùm đo hội
Quang Sở Khanh tháo chạy về nước. Đất nước được giải phóng, Mai Thúc
Loan xưng đế và đóng đơ ở thành Vạn An. Sử gọi ơng là Mai Hắc Đế.
- Khởi nghĩa Phùng Hưng (766- 791)
Phùng Hưng là hào trưởng đất Đường Lâm (xã Cao Lâm, Ba Vì, Hà Tây)
đã phát động cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đơ hộ triều nhà Đường.
Ba anh em Phùng Hưng, Phùng Hải, Phùng Dĩnh lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy
làm chủ Đường Lâm và đánh chiếm một vùng đất rộng lớn, xây dựng thành
căn cứ đánh giặc. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 20 năm, có thời gian đã chiếm
được thành Tống Bình (Hà Nội). Ơng được tơn là Bố Cái Đại Vương.
- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ – Khúc Hạo ( 905 – 917).
Khúc Thừa Dụ là một hào trưởng quê ở Cúc Bồ, Ninh Thanh, Hải Dương,
lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, chiếm thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi giặc về
nước, tự xưng là Tiết độ sứ, Nhà đường buộc phải công nhận ông là người
đứng đầu nước Việt.
Năm 907, Khúc Thừa Dụ truyền ngôi cho con là Khúc Hạo, Nhà Hậu
Lương cũng phải công nhận Khúc Hạo là An Nam đô hộ tiết độ sứ.
Năm 917, Khúc Hạo truyền ngôi cho con là Khúc Thừa Mỹ, Khúc Thừa
Mỹ bị nhà Nam Hán đánh bại vào năm 923.
- Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ ( 931- 938).
Dương Đình Nghệ (có sách chép Dương Diên Nghệ) người Ái Châu
(Thanh Hoá), tướng của họ Khúc, khởi binh đánh duổi quan Nam Hán giải
phóng Thành Đại La, giành chính quyền tự chủ cho đất nước được 6 năm. Ông
bị nội phân sát hại năm 938.
- Cuộc kháng chiến của Ngô Quyền chống quân Nam Hán (938)
Ngô Quyền sinh năm 897 ở đất Đường Lâm, Ba Vì, Hà Tây, cùng quê với
Phùng Hưng, là Tuỷ tướng đồng thời là con rể của Dương Đình Nghệ. Khi

Dương Đình Nghệ bị Kiều Cơng Tiễn giết hại, ông dấy binh giết tên bán nước


này và tổ chức kháng chiến chống đạo quân xâm lược Nam Hán do Hồng
Thao chỉ huy.
Tháng 11/ 938, Ngơ Quyền bố trí trận địa cọc trên sơng Bạch Đằng, giết
Hoàng Thao, đánh tan quân xâm lược (sử gọi đây là chiến thắng Bạch Đằng
lần thứ nhất).
Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngơ Quyền xưng vua (Ngơ Vương), đóng đơ ở
Cổ Loa (Hà Nội) mở đầu giai đoạn tự chủ lâu dài của nước ta. Ông mất năm 944.
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lê Hoàn (981).
Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy hiệu là Tiên
Hồng đế (Đinh Tiên Hồng) đóng đơ ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cổ Việt.
Năm 979, ông và con ông bị kẻ gian sát hại.
Nhân cơ hội này, nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Trước hoạ
ngoại xâm, thập đạo tướng quân Lê Hồn được trao ngơi vua, lấy hiệu là Lê
Đại Hành, sử gọi là Triều Tiền Lê. Đầu năm 981 quân Tống theo hai đường
thuỷ, bộ tiến quân vào nước ta. Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc
kháng chiến. Cuộc kháng chiến đã giành được thắng lợi rực rỡ, đánh bại nguy
cơ xâm lược của nước ngoài, giữ vững nền độc lập của dân tộc.
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời nhà Lý ( 1077).
Năm 1075 nhà Tống âm mưu khởi binh xâm lược nước ta một lần nữa.
Với cương vị Phụ quốc Thái uý nắm tất cả binh quyền trong triều nhà Lý, Lý
Thường Kiệt trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến. Cuộc kháng chiến
kết thúc thắng lợi. Độc lập chủ quyền và lãnh thổ của Tổ quốc được giữ vững.
Trong khoảng 200 năm sau nhà Tống không dám mang quân xâm lược nước
ta. Năm 1164 nhà Tống phải công nhận nước ta là một vương quốc độc lập.
- Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Nguyên – Mông
(năm 1257).
Vào thời Trần, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của các tướng lĩnh triều Trần

nổi bật là Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) tiến hành cuộc kháng chiến lần
thứ nhất chống đội quân xâm lược Nguyên – Mông. Âm mưu xâm lược Đại
Việt của đế quốc Nguyên - Mông bị đánh bại, gọng kìm từ nước ta tiến cơng
lên phía Nam Trung Quốc bị bẻ gãy. Cuộc kháng chiến thắng lợi đã để lại
nhiều bài học quý giá về tổ chức, lãnh đạo kháng chiến.


- Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên – Mông
( 1285)
Vua Trần Nhân Tông giao trọng trách tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng
chiến cho Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn . Cuối tháng 1/ 1285 các mũi tiến
công của Nguyên – Mông vượt qua biên giới vào nước ta. Tháng 5/ 1285 cuộc
kháng chiến bước vào giai đoạn phân công. Sau hai tháng chiến đấu quyết liệt của
quân và dân ta, cuối tháng 6/ 1285, khoảng nửa triệu quân xâm lược đã bị quét
sạch. Thắng lợi vang dội ở Hàm Tử, Chương Dương. Tây kết đã được ghi vào lịch
sử như những chiến cơng chói lọi mãi mãi làm nức lòng nhân dân ta.
- Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên – Mông
(1287).
Hai lần xâm lược Đại Việt đều bị đánh bại. Hốt Tất Liệt bãi bỏ kế hoạch
tấn công Nhật Bản, dồn lực lượng xâm lược nước ta. Tháng 12/ 1287 quân
Nguyên – Mông từ ba hướng tiến vào nước ta. Chiến thắng Vân Đồn do Trần
Khánh Dư chỉ huy đã tiêu diệt toàn bộ đoàn thuyền tải lương của địch, làm
thất bại ngay từ đầu âm mưu và kế hoạch xâm lược của chúng. Cuộc phản
công chiến lược và chiến thắng lịch sử Bạch Đằng đã đập tan cuộc xâm lược
lần thứ ba của kẻ thù.
Như vậy, trong vòng 30 năm (1258-1288) dân tộc ta đã ba lần đương đầu
và đánh thắng đạo quân xâm lược của đế quốc Nguyên – Mông khét tiếng
hùng mạnh.
- Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược dưới triều Hồ (1400- 1407).
Nhà Minh đã lợi dụng sự suy yếu của Vương triều Trần tiến hành hoạt

động do thám khiêu khích. Ngày 19/11/ 1406 quân Minh vượt biên tiến vào
nước ta. Hồ Quý Ly tổ chức kháng chiến nhưng cuộc kháng chiến do nhà Hồ
lãnh đạo thất bại nhanh chóng (sau 6 tháng)
- Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Năm 1416 tại núi rừng Lam Sơn (Thọ Xuân, Thanh Hoá) Lê Lợi cùng 18
người bạn chiến đấu làm lễ tuyên thệ nguyện một lịng sống chết vì sự nghiệp
đuổi giặc cứu nước. Lễ tuyên thệ đó đặt cơ sở đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn.


Ngày 7/2/ 1418 Lê Lợi và toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa ở Lam
Sơn. Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương truyền hịch đi khắp nơi kêu hỏi nhân
dân nổi lên đuổi giặc cứu nước.
Dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, nghĩa quân Lam Sơn tiến
vào giải phóng Nghệ An, xây dựng căn cứ địa, mở rộng khu vực giải phóng.
Chỉ trong hơn một năm, nghĩa quân Lam Sơn đã liên tiếp giành được những
thắng lợi to lớn và phát triển vượt bậc về mọi mặt. Khu vực giảiphóng được
mở rộng từ Thanh Hố đến đèo Hải Vân. Lực lượng của nghĩa quân hùng
mạnh có hành vạn quân cả bộ binh, thuỷ binh, kỵ binh, tượng binh.
Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân
tộc, quy mơ trên cả nước. Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang tiêu diệt hoàn
toàn 10 vạn quân tiếp viện của nhà Minh, có ý nghĩa quyết định thắng lợi của
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc sau 10 năm chiến đấu bền bỉ, ngoan
cường.
- Phong trào Tây Sơn và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiên,
chống quân xâm lược Mãn Thanh thắng lợi (1771- 1784).
Phong trào Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn
Huệ lãnh đạo. Với chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, quân dân ta dưới sự
lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ đập tan âm mưu can thiệp của phong kiến
Xiêm. Phong trào Tây Sơn giành thắng lợi ở các tỉnh phía Nam và sau đó phát

triển ra Đảng ngoài. diệt Trịnh thống nhất Tổ quốc. Lờy cớ đáp ứng cầu viện
của Lê Chiêu Thống, quân Thanh kéo đại binh xâm lược nước ta.
Mùa Xuân Kỷ Dậu – 1789, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của
Quang Trung đã vùng lên quét sạch 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giải
phóng Thăng Long, giải phóng Tổ quốc. Đây là chiến công vĩ đại và hiển hách
vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
Câu hỏi 3:
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập khia sinh nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà ở đâu? Vào thời gian nào? Ý nghĩa trọng đại của bản
Tuyên ngôn độc lập?
Trả lời:
Sáng ngày 26/ 8/ 1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương


Đảng. Trong cuộc họp này, Người nhất trí với Thường vụ Trung ương Đảng
về những chủ trương đối nội và đối ngoại trong tình hình mới, về việc sớm
cơng bố danh sách thành viên chính phủ lâm thời. Người đề nghị mở rộng hơn
nữa thành phần chính phủ lâm thời, chuẩn bị Tun ngơn độc lập và tổ chức
mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt
Nam chính thức cơng bố quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng
hồ.
Ngày 30/ 8/ 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời một số đồng chí đến trao
đổi, góp ý kiến cho bản Tuyên ngôn độc lập do Người soạn thảo.
Ngày 31/ 8/ 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ sung một số điểm vào dự
thảo Tuyên ngôn độc lập.
Ngày 2/9/ 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tun ngơn độc lập trong
cuộc mít tinh trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đơ, tại vười hoa Ba Đình khai
sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ.
Tun ngơn độc lập có ý nghĩa lịch sử trọng đại.

Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định một chân lý lịch sử: “Tất cả các dân
tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền
sung sướng và quyền tự do”.
- Tuyên ngôn độc lập là bản khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà, là tác phẩm bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là bản “Thiên cổ hùng
văn” kết tinh truyền thống lịch sử kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, là bản
anh hùng ca mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam- kỷ nguyên độc lập
tự do và góp phần làm phong phú về quyền tự quyết của các dân tộc trên thế
giới – Quyền độc lập tự do.
- Tuyên ngôn độc lập là văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, khẳng định quyền tự do, độc lập của nhân
dân ta trước tồn thế giới.
- Tun ngơn độc lập khẳng định ý chí và tinh thần dũng cảm, kiên
cường, bất khuất của toàn thể dân tộc Việt Nam nhằm bảo vệ quyền độc lập, tự
do, dân chủ của mình. Đó là ý chí “Khơng có gì q hơn độc lập tự do”!

Câu hỏi 4:


Từ năm 1945 đến nay, nhân dân ta đã tham gia bầu cử bao nhiêu khoá
Quốc hội?
Trong 60 năm qua, Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và ngày
nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã mấy lần được sửa đổi, bổ
sung? Bản Hiến pháp được thơng qua năm nào có câu: “Nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân”?
Trả lời:
Từ năm 1945 đến nay, nước ta đã qua 11 khoá bầu cử Quốc hội.
1. Quốc hội khoá I.
Ngày 6/1/ 1946, Tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước bầu ra Nghị viện

nhân dân (Quốc hội khoá I).
Quốc hội khoá I đã ban hành Hiến pháp đầu tiên, “Hiến pháp nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hồ năm 1946, (thơng qua Kỳ Đại hội thứ nhất ngày 9/11/
1946) và “Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà năm 1959” ngày 31/
12/ 1959.
2. Quốc hội khoá 2 (8/5/ 1960 – 26/4/ 1964).
3. Quốc hội khoá 3 (26/4/ 1964 – 11/4/ 1971)
4. Quốc hội khoá 4 (11/ 4/ 1971- 6/4/ 1975)
5. Quốc hội khoá 5 (6/4/ 1975 – 26/4/ 1976)
6. Quốc hội khoá 6 (25/4/ 1976 – 26/4/ 1981), Quyết định đổi tên nước ta
thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
7. Quốc hội khoá 7 (26/4/ 1981- 19/4/ 1987)
8. Quốc hội khố 8 (19/4/ 1987- 19/4/ 1992), thơng qua bản Hiến pháp nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại kỳ họp ngày 15/4/ 1992.
9. Quốc hội khoá 9 (19/ 7/ 1992 – 20/7/ 1997)
10. Quốc hội khoá 10 (20/7/ 1997 – 19/5/ 2002), kỳ họp thứ 10 đã thông
qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
11. Quốc hội khoá 11 (19/5/ 2002 – tới nay).


Từ năm 1946 đến nay, nước ta có 4 bản Hiến pháp
Nội dung các bản Hiến pháp đã khẳng định ngay từ đầu tính chất cơ bản
của Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Điều này
đã được thể hiện cụ thể:
* Hiến pháp 1946: Về mặt chính thể đã khẳng định: “Nước Việt Nam là
một nước Dân chủ Cộng hoà. Tất cả quyền bính trong cả nước là của tồn thể
nhân dân”.
Nghĩa vụ và quyền lợi công dân được ghi nhận rõ ràng: “Tất cả công dân
Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hố”

(Điều 6). “Tất cả cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia
chính quyền và cơng cuộc kiến quốc…” (Điều 8). “Nam nữ bình quyền về mọi
phương diện” (Điều 9). “Cơng dân Việt Nam có quyền: Tự do ngơn luận: tự
do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại
trong nước và ngoài nước” (Điều 10).
- Thực hiện chế độ bầu cử, phổ thông đầu phiếu tự do, trực tiếp và bỏ
phiếu kín (Điều 17. Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu mình đã bầu ra, có
quyền phủ quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia
(Điều 21).
- Nghị viện nhân dân là do công dân Việt Nam bầu ra, là cơ sở có quyền
cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ, Nghị viện có quyền lập hiến
và lập pháp.
* Hiến pháp 1959: Kế thừa những điều đã quy định ở Hiến pháp 1946 và
xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ và tính chất của Nhà nước ta.
- Điều 4, ghi: “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền của mình thơng qua Quốc
hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhan dân bầu ra và chịu trách nhiệm
trước nhân dân”.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan Nhà nước đều thực
hành nguyên tắc tập trung dân chủ”.
- Điều 5, ghi: Đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp
có thể bị cử tri bãi miễn trước khi hết nhiệm kỳ nếu tỏ ra không xứng đáng với
sự tín nhiệm của nhân dân”.


- Điều 6, ghi: “Tất cả các cơ quan Nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên
hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân”.
Tất cả các nhân viên cơ quan Nhà nước đều phải trung thành với chế độ
dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật gây thiệt hại cho Nhà
nước hay cho nhân dân.

* Hiến pháp 1980: Đây là bản Hiến pháp thể chế hoá Nghị quyết Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam mang tên là Hiến
pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lời nói đầu bản Hiến pháp
này đã chỉ rõ: “Là luật cơ bản của Nhà nước, Hiến pháp này đã quy định chế
độ chính trị, kinh tế, văn hố xã hội, quyền và nghĩa vụ của công dân, cơ cấu
tổ chức và nguyên tắc hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Nó thể hiện mối
quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý trong xã hội
Việt Nam”.
Thể chế và tổ chức bộ máy Nhà nước ở cấp Trung ương đã thể hiện tư
tưởng làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa do Đại hội IV đề ra.
- Điều 3, ghi: “Ở nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người làm
chủ tập thể là nhân dân lao động bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông
dân tập thể, tầng lớp tri thức xã hội chủ nghĩa và những người lao động khác
mà nòng cốt là Liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo”.
- Điều 4, ghi: “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo
Nhà nước, lãnh đạo xã hội: là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam”.
- Hiến pháp 1980 quy định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân
dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, quyết
định những chính sách cơ bản của Nhà nước về đối nội, đối ngoại, những mục
tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, những nguyên tắc tổ chức và hoạt động chủ yếu
của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của
Nhà nước.
Bản Hiến pháp này có quy định tổ chức Hội đồng Nhà nước và Hội đồng
Bộ trưởng, Chính phủ của Nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
* Hiến pháp 1992: Thể hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt
Nam và thể hiện rõ tính chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân và vì dân. Cụ thể:



- Điều 2, ghi: “Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân
dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng
lớp tri thức”.
- Điều 12, ghi: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.
Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật”.
Về chế độ kinh tế, Hiến pháp 1992 đã xác định: “Nhà nước phát triển nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần… với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh
doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân
trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”. Đáng chú ý là, Điều
21 đã quy định: “Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ
chức sản xuất kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về
quy mô hoạt động trong những ngành nghề có lợi cho quốc tế dân sinh. Kinh
tế gia đình được khuyến khích phát triển”.
Điều 23 quy định: “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức khơng bị quốc
hữu hố”. Trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia,
Nhà nước trưng mua, trưng dụng theo luật định.
Các quyền tự do, dân chủ và nghĩa vụ công dân đã được xác định rõ và
đầy đủ hơn, thể hiện tính chất cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân và vì dân trong Chương V.
Tại kỳ họp thứ 10, khoá X, Bản Hiến pháp 1992 đã sửa đổi, bổ sung một
số điều.
Điều 2 bản Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Nhà nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân…”.
Câu hỏi 5:

Quốc kỳ và quốc ca của nước ta ra đời trong hoàn cảnh nào? Do ai
sáng tác? Ý nghĩa lịch sử của nó?
Trả lời:
1. Quốc kỳ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quốc kỳ của nước ta nền đỏ, ở giữa có ngơi sao vàng 5 cánh.
Nhiều tài liệu, có trong danh mục sách tham khảo) khẳng định cờ đỏ sao
vàng (quốc kỳ hiện nay) xuất hiện lần đầu tiên trong Khởi nghĩa Nam kỳ cuối
năm 1940. Từ ngày 21 đến 27 tháng 7 năm 1940, Xứ uỷ Nam Kỳ Đảng Cộng


sản Đông Dương (Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay) họp tại ấp Tân Thiện,
xã Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho nhận định tình hình đã chín
muồi cho việc đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền của quần chúng cách
mạng và ra thông báo “Phải tập trung ráo riết chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang để
giành chính quyền”. Hội nghị cũng cử đồngchí Phan Đăng Lưu ra Bắc báo cáo
Trung ương và đề nghị phối hợp hành động.
Để tiến tới khởi nghĩa, một vấn đề được đặt ra là cần có một lá cờ để
khẳng định tổ chức, thống nhất hiệu lệnh chỉ huy và động viên quần chúng.
Theo các tài liệu trên. Ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giao việc này cho đồng
chí Nguyễn Hữu Tiến (tức Trương Xn Chính, Giáo Hồi) sinh ngày 5/3/
1901, một chiến sĩ cách mạng kiên trung, quê tại tỉnh Hà Nam thực hiện. Sau
nhiều lần phác thảo, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến đã sáng tác mẫu cờ Tổ quốc
nền đỏ, ở giữa có ngơi sao vàng năm cánh. Trong một ngơi nhà của khu vườn
rậm rạp, gần bãi tha ma gọi là xóm chuồng ngựa.
Ngày 23 tháng 11 năm 1940, Khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ. Tập hợp dưới
lá cờ đỏ sao vàng, nhân dân các tỉnh Nam Bộ đã vùng dậy đập tan chính quyền
của Pháp- Nhật và bọn tay sai ở nhiều nơi. Tuy khí thế cách mạng của đảng
viên và quần chúng rất cao nhưng do điều kiện chưa chín muồi, địch nắm
được chủ trương của ta nên cuộc khởi nghĩa thất bại và bị dìm trong bể máu.
Nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng và hàng nghìn quần chúng cách mạng bị

bắt, bị giết dã man. Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến bị bắt và đã anh dũng hy sinh
trước họng súng quân thù ngày 28 tháng 8 năm 1941.
Lá cờ đỏ sao vàng từ đấy đã xuất hiện nhiều lần trong các cuộc khởi
nghĩa, biểu tình của quần chúng. Là cờ đã tung bay trên cả nước trong những
ngày Tháng Tám 1945 lịch sử; trên quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2/9/
1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh một kỷ nguyên
mới cho đất nước ta.
Hình ảnh là cờ đỏ sao vàng, Quốc kỳ của nước ta cũng đã xuất hiện nhiều
lần trong thơ của Hồ Chí Minh. Trong tập thơ “Nhật ký trong tù” viết vào năm
1941, hình ảnh Quốc kỳ đã xuất hiện trong thơ của Người:
KHÔNG NGỦ ĐƯỢC
Một canh…hai canh…lại ba canh
Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt


Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Nam Trân dịch)
MỪNG XUÂN 1942
Chúc đồng bào ta đoàn kết mau
Chúc Việt Minh ta càng tiến tới
Chúc toàn quốc ta trong năm nay
Cờ đỏ sao vàng bay phất phới
Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh ấn định
Quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng.
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,
ngày 2 tháng 3 năm 1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ của
nước ta.
Quốc kỳ của nước ta đã ra đời trong phong trào cách mạng dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và hơn nửa thế kỷ qua, lá cờ đỏ sao vàng là

hình ảnh thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam trong lòng mỗi người Việt Nam
và bạn bè quốc tế.
2. Quốc ca Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quốc ca của nước ta là bài hành khúc Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao
sáng tác.
Quốc hội khoá I (1946) đã quyết định lấy Tiến quân ca làm Quốc ca. Hiến
pháp đầu tiên của nước ta (1946), Điều 3 ghi “Quốc ca là bài Tiến quân ca”.
Tác giả Quốc ca, nhạc sĩ Văn Cao sinh ngày 15/11/ 1923 tại Hải Phòng,
quê gốc An Lễ, Liên Minh, Vụ Bản, Nam Định. Văn Cao nổi tiếng trên nhiều
lĩnh vực nhạc, thơ, hoạ nhất là trong giới âm nhạc từ những ca khúc được sáng
tác trước năm 1945 như Suối mơ, Thiên Thai, Trương Chi và nhiều bài hát nổi
tiếng sau này. Ơng tham gia Hội Văn hố Cứu quốc, tổng khởi nghĩa Tháng
Tám 1945. Kháng chiến chống thực dân Pháp, ông lên chiến khu Việt Bắc làm
báo, sáng tác và tiếp tục công việc này đến cuối đời ở Hà Nội. Ông mất ngày
10/ 7/ 1995. Được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng cao
quý nhất về văn học- nghệ thuật.
Tháng Mười năm 1944, không khí cách mạng sơi sục trong cả nước>
Khơng khí ấy đã tác động sâu sắc đến nhạc sĩ trẻ Văn Cao. Ông sáng tác tài
Tiến quân ca ở số nhà 45 phố Nguyễn Thượng Hiền, nơi ở của ông hồi đó và


cũng là nơi ông sống đến cuối đời. Viết xong Tiến quân ca. Văn cao tự tay viết
bản nhạc lên đó (in lo tơ) trên trang văn nghệ của Báo Độc lập, phát hành bí
mật vào tháng Mười một năm đó.
Ngay sau khi ra đời, Tiến quân được đón nhận nồng nhiệt ở vùng đô thị
cũng như trên các vùng chiến khu, trở thành bài hát chính thức của Mặt trận
Việt Minh trong cao trào cách mạng năm 1945. Ngày 2/9/1945, Tiến quân cao
được cử hành trang trọng trên quảng trường Ba Đình (Hà Nội) trong lễ độc
lập.
Quốc kỳ và Quốc ca ra đời khẳng định một dân tộc độc lập đoàn kết

dưới ngọn cờ đỏ sao vàng và chỉ có chung lịng, chung sức mới cứu được Tổ
quốc, xây dựng đất nước Việt Nam bền vững. Quốc ca còn thể hiện ý chí tiến
lên trên con đường cách mạng gập ghềnh, gian khổ vững độc lập dân tộc.


Câu hỏi 6:
Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc
phòng, đối ngoại của nước ta sau gần 20 năm đổi mới.
Trả lời:
Hội nghị lần thứ 9, BCHTW khoá IX và kết luận Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương của Tổng bí thư Nơng Đức Mạnh đã nêu khái quát những thành tựu
chủ yếu của nước ta sau gần 20 năm đổi mới trên một số mặt như sau:
* Về thực hiện nhiệm vụ trung tâm phát triển kinh tế đã đạt được những
kết quả quan trọng:
- Nền kinh tế đã vươtj qua giai đoạn suy giản tốc độ tăng trưởng, đạt
mức tăng trưởng khá cao; chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số
lĩnh vực và sản phẩm có chuyển biến.
- Cơ cấu của nền kinh tế tiếp tucu có bước chuyển dịch theo hướng
cơng nghiệp hố và từng bước hiện đại hố.
- Tiếp tục thực hiện có kết quả chủ trương giữ vững độc lập, tự chủ về
kinh tế, có tiến bộ đáng kể trong việc phát huy các nguồn nội lực của đất nước,
của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển; đồng thời tiếp tục mở rộng
hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thể chế kinh tế tiếp tục được đổi mới, đang tiép tục hình thành và phát
triển các loại thị trường.
* Về giáo dục - đào tạo, khoa học cơng nghệ, phát triển văn hố xã hội:
- Giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ có bước phát triển mới.
Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xoá nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu
học.
- Phát triển văn hoá, xây dựng đời sống văn hố và nếp sống văn minh

có tiến bộ ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước.
- Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã được chú trọng hơn. cơng
tác dân số và kế hoạch hố gia đình đạt kết quả tốt. Phong trào tồn dân luyện
tập thể dục thể thao được đẩy mạnh.
- Cơng tác xố đói giảm nghèo tiếp tục đạt kết quả quan trọng, giải
quyết việc làm có tiến bộ, mức sống của các tầng lớp dân cư ở các vùng, miền
trong cả nước tiếp tục được cải thiện. Cơng tác đấu tranh phịng tội phạm, tiêu
cực, tệ nạn xã hội được đẩy mạnh, kiên quyết có hiệu qủa hơn.
* Về quốc phịng an ninh:
- Tình hình chính trị – xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng và an ninh
được tặng cường. Các lực lượng vũ trang và nhân dân làm tốt nhiệm vụ bảo vệ


độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thể, bảo đảm an ninh quốc gia. Tổ chức quân
đội và công an được điều chỉnh theo yêu cầu mới. Việc kết hợp quốc phòng và
an ninh với phát triển kinh tế và cơng tác đối ngoại có tiến bộ.
- Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực
lượng vũ trang; tạo cơ sở pháp lý cho thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.
- Tiếp tục xây dựng quân đội nhân dân và cơng an nhân dân theo hướng
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững vàng về chính trị,
tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Đảng và nhân dân.
- Xây dựng được thế trận quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh
nhân dân, nhất là ở những vùng trọng điểm.
- Ngăn chặn và làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch;
giải quyết có hiệu quả các vụ việc đột xuất, phức tạp, đẩy mạnh cuộc đấu tranh
phịng chống tội phạm, góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn
xã hội.
* Đã củng cố và tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác và hữu nghị với
các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng có chung biên giới; góp phần
tích cực củng cố gắn kết, giữ vững nguyên tắc cơ bản của ASEAN, thúc đẩy

quan hệ hợp tác nội khối và với bên ngoài.
- Tiếp tục mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác, phát triển ổn định,
lâu dài với nhiều nước khác trên thế giới.
- Tiếp tục mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác, phát triển ổn định,
lâu dài với nhiều nước khác trên thế giới.
- Tích cực tham gia giải quyết các vấn đề tồn cầu như xố đói, giảm
nghèo, phịng chống các dịch bệnh hiểm nghèo, chống khủng bố, phòng chống
thiên tai, bảo vệ mơi trường, ủng hội và tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh
của nhân dân thế giới chống chiến tranh.
- Quan hệ đối ngoại của Đảng, hoạt động đối ngoại nhân dân sống động
hơn. Xử lý kịp thời, có hiệu quả các vấn đề phức tạp nảy sinh trong quan hệ
đối ngoại với các nước.


Câu hỏi 7:
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu những giải pháp gì nhằm
xây dựng củng cố hoàn thiện Nhà nước ta trong thời kỳ CNH, HDH đất
nước theo định hướng XHCN, những nội dung chủ yếu của nhiệm vụ cải
cách hành chính đang được tiến hành hiện nay.
Trả lời:
Những nội dung chủ yếu của nhiệm vụ cải cách hành chính đang được
tiến hành hiện nay?
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chủ trương đẩy mạnh cải cách tổ
chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế
trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Trước hết là xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Nhà nước là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân
dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Nhà nước quản lý xã hội
bằng pháp luật. Mọi tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ
chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà

nước gắn liền với xây dựng chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung, phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Xây dựng bộ máy nhà nước tính gọn,
nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên trong cơ quan
nhà nước.
- Thứ hai là cải cách thế chế và phương thức hoạt động của Nhà nước:
Kiện toàn tổ chứ, đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội, tăng cường
công tác lập pháp, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp
1992. Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh,
từng bước hiện đại hoá. Điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt
động của Chính phủ, Phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa
phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng
nguyên tắc tập trung dân chủ. Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt
động của các cơ quan tư pháp, Tăng cường đội ngũ thẩm phản và hội thẩm
nhân dân cả về số lượng và chất lượng. Tổ chức lại cơ quan điều tra và cơ
quan thi hành án theo nguyên tắc gọn đầu mối. Thực hienẹ tinh giảm biên chế
trong các cơ quan Nhà nước.
- Thứ ba là Phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường
pháp chế. Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Tăng


thêm tỷ lệ đại biểu quốc hội chuyên trách. Thực hiện tốt quy chế dân chủ. Xây
dựng luật trưng cầu ý dân. Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mọi người, tơn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế và quyền
con người. Xác định trách nhiệm của các cấp, cac cơ quan, cán bộ, công chức
trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Phát huy dân chủ đi đôi
với giữ ững kỷ cương, kỷ luật, tăng cường pháp chế, tuyên truyền giáo dục
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
- Thứ tư là Xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức trong sạch có năng lực,
coi trọng cả về năng lực và đạo đức. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý về đường lối, chính sách, về kiến thức,

kỹ năng quản lý nhà nước. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công
chức, kịp thời thay thế những cán bộ, cơng chức yếu kém, thối hố. Tăng
cường cán bộ cho cơ sở, có chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối
với cán bộ xã, phường, thị trấn.
- Thứ năm là đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy
nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Gắn chống
tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu, bn lậu, đặc biệt chống hành vi lợi
dụng chức quyền để làm giàu bất chính. Cải cách cơ bản chế độ tiền lương,
nâng cao đời sống người hưởng lương, chống đặc quyền, đặc lợi. Giáo dục
thường xuyên cán bộ, đảng viên, cơng chức về mặt chính trị, tư tưởng, đạo
đức cách mạng. Xem xét trách nhiệm hình sự, hoặc có hình thức kỷ luật thích
đáng đối với những người đứng đầu nơi xảy ra tham nhũng, gây hậu quả
nghiêm trọng.
Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ cải cách là:
- Hình thành về cơ bản và vận hành thơng suốt có hiệu quả thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung trước hết xoá bỏ những
quy định mang nặng tính hành chính quan liêu, bao cấp gây phiền hà, sách
nhiễu, kìm hãm sự phát triển lực lượng sản xuất. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra
nâng cao kỷ luật và hiệu lực thi hành pháp luật trong bộ máy nhà nước và
trong xã hội.
- Kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy nhà nước. Trên cơ sở tách chức năng
quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh, xúc tiến đổi mới tổ chức bộ máy,
cơ chế hoạt động và quy chế làm việc của các cơ quan nhà nước, Thực hiện
mạnh mẽ việc phân cấp trong hệ thống hành chính đồng thời nâng cao tính tập
trung, thống nhất trong việc ban hành thể chế. Quy định rõ trách nhiệm, quyền


hạn của từng cấp, từng tổ chức, từng cá nhân. Khắc phục tình trạng chồng
chéo, đưa đẩy trách nhiệm.
- Tách cơ quan hành chính cơng quyền với tổ chức sự nghiệp, xúc tiến

nhanh và có hiệu quả việc hiện đại hố cơng tác hành chính, ứng dụng cơng
nghệ thơng tin. Kiện toàn bộ máy, tinh giảm biên chế.
- Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức. Đẩy
mạnh đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, chú trọng cán bộ xã, phường. Đổi
mới đưa vào nề nếp quy chế tuyển chọn, đề bạt, khen thưởng, chế độ hưu trí.
Chuyển đổi cơng tác những người khơng đủ năng lực. Thực hiện tốt quy chế
dân chủ, bảo đảm cho dân tiếp xúc dễ dàng các cơ quan công quyển, có điều
kiện kiểm tra cán bộ, cơng chức.
- Ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng quan liêu. Nghiêm trị kẻ tham
nhũng, vô trách nhiệm. Người lãnh đạo cơ quan xảy ra tham nhũng phải bị xử
lý về trách nhiệm. Bảo vệ và khen thưởng những người phát hienẹ đúng và
kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.
- Đổi mới và hồn thiện thể chế, thủ tục hành chính, kiên quyết chống tệ
cửu quyền, sách nhiễu và sự tác trách, vô kỷ luật trong công việc. Tăng cường
quản lý, kiểm tra ngăn chặn lãng phí, tham nhũng. Thực hiện quy chế dân chủ
và cơng khai tài chính ở các cấp chính quyền, kê khai tài sản đối với cán bộ
lãnh đạo các cấp, các ngành. Cải cách tiền lương đi đôi với tăng cường giáo
dục và kiểm tra việc thực hiện công vụ của cán bộ, công chức.
Cụ thể là:
1. Cải cách thể chế
- Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, trước hết là thể chế kinh tế của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế và tổ chức hoạt
động của hệ thống hành chính Nhà nước. Chú trọng: Thể chế về thị trường
vốn và tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản thị trường khoa
học và công nghệ, thị trường lao động, thị trường dịch vụ: Thể chế về tổ chức
và hoạt động của hệ thống hành chính, trước hết là do tổ chức và hoạt động
của hệ thống hành chính, trước hết là tổ chức và hoạt động của Chính phủ, các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp;
Thể chế về quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân; Thể chế về thẩm quyền quản
lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói

riêng; phân biệt rõ quyền của chủ sở hữu, quyền quản lý hành chính Nhà nước
và quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật


- Bảo đảm việc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh của các cơ quan
Nhà nước, của cán bộ, cơng chức
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả,
minh bạch và cơng bằng trong khi giải quyết cơng việc hành chính. Loại bỏ
những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó
khăn cho dân. Mở rộng cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực,
xố bỏ kịp thời những quy định khơng cần thiết về cấp phép và thanh tra, kiểm
tr kiểm soát, kiểm dịch, giám định.
2. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính
- Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cho
phù hợp với yêu cầu quản lý Nhà nước trong tình hình mới.
- Từng bước điều chỉnh những cơng việc mà Chính phủ, các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương đảm
nhiệm để khắc phục những chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ.
Chuyển cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ hoặc doanh nghiệp làm
những công việc về dịch vụ khung cần thiết phải do cơ quan hành chính Nhà
nước trực tiếp thực hiện.
- Đến năm 2005, về cơ bản ban hành xong và áp dụng các quy định mới
về phân cấp Trung ương - địa phương, phân cấp giữa các cấp chính quyền địa
phương, nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương,
tăng cường mối liên hệ và trách nhiệm của chính quyền trước nhân dân địa
phương. Gắn phân cấp cơng việc với địa phương tồn quyền quyết định,
những việc trước khi địa phương quyết định phải có ý kiến của Trung ương và
những việc phải thực hiện theo quyết định của Trung ương.

- Bố trí lại cơ cấu tổ chức của Chính phủ
- Điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương
- Cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc của cơ quan hành chính
các cấp.
- Thực hiện từng bước hiện đại hố nền hành chính.
3. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
- Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức:
Đổi mới công tác quản lý cán bộ, cơng chức phù hợp với q trình phát
triển kinh tế – xã hội và cải cách hành chính:


Tiến hành tổng điều tra, đánh giá đội ngũ cán bộ, cơng chức nhằm xác
định chính xác số lượng, chất lượng của tồn bộ đội ngũ cán bộ, cơng chức.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức để từng bước chuyển sang
quản lý cán bộ, công chức bằng hệ thống tin học ở các cơ quan hành chính
Nhà nước ở Trung ương và địa phương;
- Sửa đổi việc phân cấp trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức. Mở
rộng quyền và trách nhiệm quản lý cán bộ, cơng chức của chính quyền địa
phương. Phân cấp quản lý về nhân sự đi liền với phân cấp về nhiệm vụ và
phân cấp về tài chính.
- Cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ
Cải cách tiền lương theo quan điểm: Coi tiền lương là hình thức đầu tư
trực tiếp cho con người, đầu tư cho phát triển – xã hội, góp phần nâng cao
lương cán bộ, công chức và hoạt động công vụ.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Đánh giá lại công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, xây dựng
và triển khai kế hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức trong bộ máy
hành chính Nhà nước theo từng loại: Cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tham

mưu hoạch định chính sách; cán bộ, cơng chức các ngạch hành chính, sự
nghiệp và cán bộ chính quyền cơ sở.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức.
- Tăng cường các biện pháp giáo dục cán bộ, công chức về tinh thần
trách nhiệm, ý thức tận tâm, tận tuỵ với công việc. Xây dựng tiêu chuẩn đạo
đức nghề nghiệp cán bộ, công chức. Tôn vinh nghề nghiệp, danh dự của người
cán bộ, công chức.
4. Cải cách tài chính cơng
- Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, bảo đảm tính
thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách
trung ương; đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của địa
phương và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách.
- Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân
các cấp, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động xử lý các cong việc ở
địa phương; quyền quyết định của các Bộ, Sở, Ban, Ngành về phân bổ ngân sách
cho các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động của các đơn vị sư dụng ngân sách trong
phạm vi dự toán được duyệt phù hợp với chế độ, chính sách.
- Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính đối với khu vực dịch vụ công.


Xây dựng quan niệm đúng về dịch vụ công. Nhà nước có trách nhiệm
chăm lo đời sống vật chất và văn hố của nhân dân, nhưng khơng phải vì thế mà
mọi công việc về dịch vụ công đều do cơ quan Nhà nước trực tiếp đảm nhận.
Nhà nước có các chính sách, cơ chế tạo điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức xã
hội và nhân dân trực tiép làm các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dưới sự
hướng dẫn, hỗ trợ và kiểm tra, kiểm soát của cơ quan hành chính Nhà nước.
- Xố bỏ cơ chế cấp phát tài chính theo kiểu “xin – cho”, ban hành các
cơ chế, chính sách thực hiện chế độ tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp
có điều kiện như trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu v.v… Trên cơ sở
xác định nhiệm vụ phải thực hiện, mức hỗ trợ tài chính từ ngân sách Nhà nước

và phần còn lại do các đơn vị tự trang trải.
- Thực hiện thí điểm để áp dụng rọng rãi một số cơ chế tài chính mới như:
Cho thuê đơn vị sự nghiệp công, cho thuê đất để xây dựng cơ sở nha
trường, bệnh viện; chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cán bộ, công
chức chuyển từ các đơn vị công lập sang dân lập;
Cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư trong nước, nưới ngồi đầu tư phát
triển các cơ sở đào tạo dạy nghề, đại học, trên đại học, cơ sở chữa bệnh có
chất lượng cao ở các thành phố, khu công nghiệp; khuyến khích liên doanh và
đầu tư trực tiếp của nước ngồi vào lĩnh vực này;
Thực hiện cơ chế khoán một số loại dịch vụ công cộng như: vệ sinh đo
thị, cấp, thốt nước, cây xanh cơng viên, nước phục vụ nơng nghiệp…
Thực hiện cơ chế hợp đồng một số dịch vụ cơng trong cơ quan hành chính.
- Đổi mới cơng tác kiểm tốn đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp nhằm nầng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách
Nhà nước, xố bỏ tình trạng nhiều đầu mới thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn đối
với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Thực hiện dân chủ, công khai
minh bạch về tài chính cơng, tất cả các chỉ tiêu tài chính đều được công bố
công khai.

Câu 8: Kể tên 10 bài hát bạn yêu thích nhất về chủ đề đất nước,
cách mạng, kháng chiến, về xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam XHCN từ 1945 đến nay. Tác giả bài hát là ai, được sáng tác trong
giai đoạn nào?

Trả lời:
1. Bài “Lá cờ Đảng”


Sáng tác: An Thuyên
Nhạc sỹ Văn An sinh năm 1929 tại Nam Định nhưng theo gia đình lên

sống ở Bắc Ninh, năm 1946 ông gia nhập quân đội, đến năm 1954 về cơng tác
tại đài tiếng nói việt nam, năm 1980 sáng tác bài Lá Cờ Đảng.
2. Bài “Mùa xuân đầu tiên”
Sáng tác: Văn Cao
Nhạc sỹ Văn Cao sinh 1923 tại Hải Phòng, quê gốc Nam Định. Sáng tác
bài mùa xuân đầu tiên năm 1976 ghi lại cảm xúc hân hoan về mùa xuân giải
phóng của dân tộc.
3. Bài “Con kênh xanh xanh”
Sáng tác: Ngô Huỳnh
Nhạc sỹ Ngô Huỳnh sinh 1931 tại Sài Gòn, sáng tác bài trong kháng
chiến chống thực dân pháp.
4. Bài: “Tự nguyện”
Sáng tác: Trương Quốc Khánh
Ca khúc ra đời vào tháng 2/1968 trong bối cảnh sau tổng tiến công mậu
thân 1968.
5. Bài: “Chiến thắng điện biên”.
Sáng tác: Đỗ Nhuận
Nhạc sỹ Đỗ Nhuận sinh 1922 sáng tác bài chiến thắng điện biên
đêm7/5/1954.
6. Bài: “Chào mừng Đảng lao động Việt Nam”
Sáng tác: Đỗ Minh
Nhạc sỹ Đỗ Minh sinh 1926, quee Nam Định sáng tác bài chào mừng
Đảng lao động việt nam vào tháng 3/1951.
7. bài: “Đảng đã cho ta một mùa xuân”
Sáng tác: Phạm Tuyên
Nhạc sỹ Phạm Tuyên quê Hà Nội, sáng tác bài hát nhân dịp kỷ niệm 30
năm ngày thành lập Đảng.
8.Bài: “Lá xanh”
Sáng tác: Hoàng Việt
Nhạc sỹ Hoàng Việt sinh 1928 tại chợ lớn - Sài Gònsáng tác ca khúc lá

xanh năm 1952.
9. Bài “Qua Sông”
Sáng tác: Phạm Minh Tuấn


×