Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

VĂN HOÁ đọc của SINH VIÊN UEH TRONG đợt DỊCH COVID 19 lần THỨ tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.5 KB, 16 trang )

VĂN HOÁ ĐỌC CỦA SINH VIÊN UEH TRONG ĐỢT DỊCH COVID19 LẦN THỨ TƯ
Thông tin tác giả:
Nguyễn Kim Giang - Trường Kinh doanh UEH, Đại học UEH.
Nguyễn Thị Thảo Ngân - Trường Kinh doanh UEH, Đại học UEH.
Nghiêm Xuân Yến - Trường Kinh doanh UEH, Đại học UEH.
Nguyễn Hồng Hoàng Yến - Trường Kinh doanh UEH, Đại học UEH.UEH
Trần Châu Ngọc Yến - Trường Kinh doanh UEH, Đại học UEH.
Tóm tắt:
Bài nghiên cứu tập trung vào văn hóa đọc và nâng cao văn hóa đọc của sinh viên Đại học
UEH trong bối cảnh làn sóng Covid-19 lần thứ tư. Bài viết đã so sánh hoạt động đọc của
sinh viên trước và trong đợt dịch lần này, sau đó xác định nguyên nhân và phát triển các
giải pháp, phương pháp, kỹ thuật hiệu quả nhất để nâng cao văn hóa đọc của sinh viên. Kết
quả nghiên cứu cho thấy khoảng 80% sinh viên đọc dưới 1 giờ mỗi ngày, hầu như tất cả
sinh viên đều thấy được tầm quan trọng của việc đọc nhưng khoảng cách giữa việc nhận
thức và hành động còn phụ thuộc rất lớn vào sự tự giác và ý chí của mỗi cá nhân. Tuy dịch
Covid-19 mang lại rất nhiều bất lợi nhưng lại tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều thời gian
để rèn luyện thói quen đọc. Qua đó, nhóm nghiên cứu đưa ra các giải pháp làm sao để văn
hóa đọc của sinh viên UEH mang đặc trưng UEH và khác biệt với sinh viên của các trường
đại học khác.
Từ khoá:
Covid-19, Sinh viên Đại học UEH, Văn hóa đọc.
1.

Giới thiệu
1.1. Lý do chọn đề tài

Để khơng thụt lùi hay bị bỏ lại phía sau trong xã hội không ngừng phát triển,
con người phải luôn luôn học hỏi, trau dồi và cập nhật những kiến thức mới từ
thế giới. Vì, về cơ bản, trí tuệ được rèn luyện và phát triển trong quá trình tiếp
thu tri thức, và đọc sách là con đường không thể thiếu của quy trình này.
Tuy nhiên, cơng nghệ ngày càng phát triển, giới trẻ cũng dần chìm đắm vào


những nền tảng mạng xã hội trực tuyến, tiếp nhận các thông tin từ nguồn này
mà không hề chọn lọc lại, từ đó dẫn đến việc tiếp thu các thơng tin sai lệch, vô


giá trị, đồng thời làm cho văn hóa đọc của người Việt ngày càng giảm sút.
Những điều trên sẽ là tiền đề gây nên hậu quả khôn lường cho thế hệ mai sau.
Ở một khía cạnh khác, tại Việt Nam, biện pháp giãn cách xã hội được đưa ra
nhằm đối phó với làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư khiến cho các bạn trẻ phải
hạn chế các hoạt động bên ngoài. Điều này đã giúp các bạn sinh viên UEH nói
riêng và cả sinh viên nói chung có nhiều thời gian hơn dành cho bản thân và
gia đình, vậy liệu hoạt động đọc có được các bạn ưu ái dành một phần thời
gian của bản thân không? Một câu hỏi còn bị bỏ ngỏ sẽ được làm sáng tỏ trong
đề tài này.
Và bởi lẽ đó, những đề xuất nhằm giải quyết vấn đề về văn hóa đọc cho sinh
viên Đại học UEH là vơ cùng cần thiết trong thời kì này. Đặc biệt, các giải
pháp này cần có tính linh hoạt và ứng dụng cao để có thể vận dụng được trong
bối cảnh này.
1.2. Vấn đề nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về văn hóa đọc của sinh viên Đại học UEH trong bối cảnh
dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư.
1.3. Nội dung tập trung giải quyết

Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng văn hóa đọc của sinh viên UEH thông
qua nhận thức và hành vi của họ, đặt trong bối cảnh làn sóng dịch Covid-19 bùng
phát lần thứ tư. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra các giải pháp có chọn lọc và phù
hợp, nhằm hướng tới việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên UEH
trên nhiều phương diện.
2.


Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý thuyết

Đề tài nghiên cứu đã tham khảo từ sách Cơ sở Văn hóa Việt Nam của tác giả Trần
Ngọc Thêm (1999) cùng các đề tài về Văn hóa đọc có liên quan.
2.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng và phối hợp nhiều phương pháp để nghiên cứu lý thuyết, bao gồm:


Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết được áp dụng cho việc sắp
xếp các tài liệu khoa học theo từng vấn đề, từng chương có cùng bản chất,
cùng một hướng phát triển.



Phương pháp giả thuyết được áp dụng trong việc đưa ra các giải pháp thích
hợp góp phần xây dựng và phát triển văn hóa đọc của sinh viên UEH.



Phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng trong quá trình nhóm


nghiên cứu về văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học UEH thông qua khảo
sát trực tuyến.
3.

Kết quả và thảo luận
Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên sẽ được làm rõ bởi các khía cạnh sau đây: mục

đích đọc, thời gian đọc một ngày, thói quen đọc, kỹ năng đọc, thể loại tài liệu & nguồn
tìm kiếm thơng tin, cơ sở vật chất và văn hóa đọc của sinh viên. Cụ thể, tại Đại học
UEH, chúng tôi tiến hành khảo sát 200 bạn sinh viên thơng qua hình thức khảo sát
trực tuyến.
Trong số 200 đáp viên có 73 nam và 127 nữ, phần lớn đáp viên là sinh viên năm 2,
năm 3 (tính vào thời điểm học kì cuối năm 2021).


HÌNH 2.3 Biểu đồ thể hiện mục đích đọc của sinh viên UEH [MA]

Phần lớn sinh viên đọc sách là vì phát triển bản thân nhưng giải trí thư giãn lại là mục
đích chung được lựa chọn nhiều nhất.


HÌNH 2.4 Biểu đồ thể hiện thời gian đọc trung bình mỗi ngày của sinh
viên UEH. [SA]

Đa số đáp viên vẫn dành ít thời gian cho việc đọc, số sinh viên có thời gian đọc trên 1
giờ là khơng cao thể hiện qua tổng số 21% đáp viên.




HÌNH 2.5 Biểu đồ thể hiện các hoạt động ngồi giờ học của sinh viên.
[MA]

Khi được hỏi về các hoạt động ngoài giờ học, hầu hết đáp viên đều Sử dụng mạng xã
hội và các hoạt động giải trí như Nghe nhạc, Xem phim. Điều này cho thấy rằng sau giờ
học sinh viên có nhu cầu được giải trí nhiều hơn.



HÌNH 2.6 Biểu đồ thể hiện thời điểm đọc của sinh viên UEH [MA]

Khi được hỏi sinh viên đọc sách khi nào, gần 1 nửa đáp viên đọc tùy hứng. Việc
không thể dành một khoảng thời gian nhất định cho việc đọc, đọc lỡ dở, ngắt quãng
hay chỉ đọc đối phó khi đến kì thi là yếu tố ngăn cản hình thành thành thói quen đọc
ở các bạn sinh viên. Về lâu dài khơng thể rèn luyện được thói quen tự học, tự tìm tịi.


HÌNH 2.7 Biểu đồ thể hiện tần suất đọc của sinh viên UEH [SA]


Kế đến, tần suất đọc cũng là một yếu tố phản ánh được thói quen đọc của các bạn sinh
viên. Nhóm thấy được một tín hiệu khả quan khi hầu hết các bạn sinh viên dành nhiều
thời gian đọc sách hơn so với người Việt nói chung. Đối với sinh viên Kinh tế, cập nhật
nhanh chóng xu hướng biến động kinh tế ngoài thị trường là một điều rất quan trọng, vì
thế rèn luyện thói quen đọc mỗi ngày là hết sức cần thiết.


HÌNH 2.8 Biểu đồ so sánh thói quen đọc của sinh viên UEH trước và
sau thời điểm dịch COVID bùng phát lần thứ tư (5/2021)

Khi so sánh thói quen đọc của sinh viên UEH trước và sau dịch, nhóm thấy được một sự
thay đổi tích cực khi số lượng sinh viên đọc sách đã tăng gần 42%. Có thể thấy được,
dịch Covid-19 dù mang lại rất nhiều bất lợi nhưng cũng tạo điều kiện cho sinh viên có
nhiều thời gian để rèn luyện thêm nhiều kỹ năng, thói quen mới trong đó có thói quen
đọc.


HÌNH 2.9 Biểu đồ thay đổi mức độ đọc của sinh viên UEH trong hai

tháng gần đây (từ 5/2021 đến hiện tại) [SA]


Mức độ đọc của sinh viên cũng tăng lên cho thấy họ dành nhiều thời gian hơn cho thói
quen rất tốt này.


HÌNH 2.10 Biểu đồ thể hiện lí do khơng đọc của sinh viên UEH [MA]

Hỏi về lý do không đọc, nhóm người khơng đọc đưa ra hai lý do nhận được phần lớn sự
đồng thuận là “lười” và “không có hứng thú”. Điều này khá nghiêm trọng vì cả 2 lý do
này cho thấy nhóm sinh viên này vẫn chưa thật sự nhận thức được tầm quan trọng của
văn hóa đọc để từ đó thiết lập từng bước nhỏ cho thói quen này. Điều này cũng củng cố
thêm quan điểm rằng đọc sách khơng có sự tương tác nên dễ gây nhàm chán nhưng đây
lại là đặc trưng của việc đọc sách nên khó mà thay đổi được.


HÌNH 2.11 Biểu đồ thể hiện các kỹ thuật đọc được sinh viên áp dụng


Khi khảo sát về các kỹ thuật đọc, nhóm nhận được kết quả rằng khơng có sự khác biệt
q lớn về mức độ áp dụng các kỹ thuật đọc của sinh viên. Hai kỹ thuật đọc được áp
dụng thường xuyên nhất đọc chủ động và kỹ thuật đọc lướt. Tuy nhiên, kỹ thuật đọc
phản biện vẫn cịn ít được các sinh viên áp dụng vì nó tiêu tốn nhiều thời gian, cơng
sức và địi hỏi một sự tập trung, kiên trì từ người đọc.


HÌNH 2.12 Biểu đồ thể hiện thể loại sách thường đọc của sinh viên
UEH. [MA]


Nhìn vào biểu đồ có thể thấy tài liệu phục vụ cho việc học được phần lớn sinh viên
đọc thường xuyên, bên cạnh đó, sinh viên thường tìm đến các đầu sách kỹ năng
sống để học thêm các kỹ năng mới hay đơn giản là giải trí, giảm căng thẳng sau giờ
học, tìm nguồn cảm hứng học tập, làm việc cho bản thân.


HÌNH 2.13 Biểu đồ thể hiện nguồn tài liệu đọc của sinh viên UEH
[MA]


Đối với nguồn tài liệu đọc, đa số sinh viên lựa chọn mua sách giấy tại hiệu sách, sàn
thương mại điện tử; mượn từ người quen; hay mua các đầu sách e-book trên mạng trực
tuyến. Đáng chú ý, số sinh viên mượn tài liệu từ thư viện cịn ít, sinh viên vẫn chưa tận
dụng hết nguồn tài nguyên chính thống, chất lượng và miễn phí từ trường. Các ứng
dụng hay các đầu sách nói có phí chưa được sử dụng rộng rãi bởi cái sinh viên UEH.


HÌNH 2.14 Biểu đồ thể hiện địa điểm đọc sách của sinh viên UEH
[MA]

Khi hỏi về địa điểm đọc sách, hầu hết sinh viên trả lời đọc sách tại nhà, cách biệt
lớn các địa điểm khác như tại thư viện, quán cà phê. Vào khoảng thời gian hè cùng
với sự bùng phát trở lại của dịch COVID thì nhà chính là địa điểm lí tưởng để sinh
viên khám phá và bắt tay vào việc đọc, bằng chứng là sau thời điểm bùng dịch lần
thứ tư số lượng sinh viên rèn luyện thói quen đọc tăng lên. Đôi khi để thay đổi
không gian, tăng cảm hứng đọc hay khơng muốn bị q gị bó như ở thư viện thì
qn cà phê là nơi thích hợp cho sinh viên. Các địa điểm khác như nhà sách, quán
cà phê sách, công viên hay tại lớp được một vài sinh viên lựa chọn.





HÌNH 2.15 Biểu đồ thể hiện hình thức đọc của sinh viên UEH [MA]

Đối với hình thức đọc của sinh viên, sách giấy truyền thống vẫn là lựa chọn hàng đầu;
tiếp đó là sách điện tử đi cùng xu hướng thời đại cơng nghệ số; sách nói chưa được
nhiều sinh viên ưa dùng.


HÌNH 2.16 Biểu đồ thể hiện hành vi của sinh viên khi đọc đến nội dung
yêu thích [MA]

Khi đọc đến nội dung yêu thích, đa số sinh viên sẽ dùng các loại bút để đánh dấu
hoặc không làm gì đối với nội dung ấy; một số sinh viên sẽ ghi chép nội dung mình
u thích vào sổ. Dùng bút đánh dấu vào tài liệu hay không cũng tùy vào suy nghĩ,
ý kiến của mỗi cá nhân; có sinh viên muốn đánh dấu vào để tài liệu hay sách sinh
động đỡ nhàm chán hơn; nhưng cũng có sinh viên muốn giữ gìn cho sách sạch sẽ,
tươm tất.


HÌNH 2.17 Biểu đồ thể hiện đánh giá lợi ích việc đọc mang lại của sinh
viên UEH


Nhìn chung, sinh viên đánh giá việc đọc là hữu ích đối với bản thân. Với điểm trung
bình là 4.53 trên 5, có thể thấy sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích
mà việc đọc mang lại. Tuy nhiên, khoảng cách giữa việc nhận thức và hành động cịn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sự tự giác và ý chí của mỗi cá nhân. Do đó, sinh
viên cần phải rèn luyện thói quen đọc mỗi ngày để biến những lợi ích có từ việc đọc
thành những trang bị của riêng bản thân.

4.

Kết luận và khuyến nghị giải pháp
4.1. Kết luận

Thông qua nghiên cứu văn hóa đọc của sinh viên Đại học UEH trong bối cảnh làn
sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư, nhóm tác giả đưa ra những giải pháp, đề xuất
từ nhà quản lý, nhà trường và sinh viên nhằm giúp sinh viên và cả thế hệ mai sau
cải thiện và nâng cao văn hóa đọc của họ khơng chỉ trong thời gian dịch Covid-19
hồnh hành mà cịn xa hơn nữa.
Bên cạnh đó, đề tài vẫn có những hạn chế nhất định khơng thể tránh khỏi, đó là:


Một là, do quy mơ mẫu vừa phải nên các kết quả có thể chưa bao quát được về
thực trạng văn hóa đọc của của tất cả sinh viên UEH. Do vậy, các mẫu thu thập
được chỉ đủ để phản ánh được một phần nào đó văn hóa đọc của sinh viên
trường.



Hai là, chủ đề của đề tài tập trung vào thói quen đọc của sinh viên trong thời
gian giãn cách, vì thế, các hành vi của sinh viên trường Đại học Kinh tế
TP.HCM về việc đọc sau khoảng thời gian này có thể có nhiều sự thay đổi.

Trong tương lai, đề tài có thể phát triển theo hướng tiếp tục mở rộng phạm vi
nghiên cứu, cả không gian lẫn thời gian. Cụ thể, các nghiên cứu có thể nghiên cứu
về văn hóa đọc của sinh viên đang học tập và làm việc tại TP.HCM hoặc 6 thành
phố lớn của đất nước; hay ở một góc cạnh khác, nghiên cứu về sự khác biệt về



văn hóa đọc của nhóm sinh viên tại các thành phố lớn và các tỉnh thành, vùng
nơng thơn sẽ có thể đem lại kết quả bất ngờ. Về thời gian, các nghiên cứu có thể
khai thác về thói quen đọc của nhóm đối tượng trước, trong và sau giãn cách dịch
bệnh.
4.2. Kiến nghị giải pháp

Từ kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy nhờ thời gian giãn cách tại nhà mà
số lượng sinh viên đọc sách tăng lên gần 42%. Từ đó, nhóm đặt ra một câu hỏi lớn:
“Liệu khi mọi thứ đã quay trở về quỹ đạo ban đầu của nó, những sinh viên
này cịn duy trì thói quen đọc sách của mình khơng?”. Với nỗi trăn trở cho câu
hỏi trên, nhóm tác giả quyết định sẽ tập trung các kiến nghị giải pháp của mình để
giúp các sinh viên vừa gặt hái được thói quen đọc trong làn sóng dịch Covid-19 lần
thứ 4 này.
Yếu tố khơng thể thiếu để có thể duy trì bất cứ việc gì chính là tính kỷ luật. Để bền
bỉ theo đuổi việc gì, ta sẽ cần quan tâm đến cả yếu tố bên ngồi và bên trong tác
động đến mình. Cụ thể, các yếu tố bên ngồi thường giúp ta có thể duy trì việc đó
trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt là lúc mới bắt đầu, còn yếu tố đến từ
bên trong sẽ là tác nhân giúp ta làm nó một cách lâu dài. Do đó, bất kì yếu tố nào
cũng cần được quan tâm.
Về phần bên ngoài, kết quả cho thấy hầu hết sinh viên đọc sách tại nhà, điều này là
rất tốt vì nó một phần chứng tỏ rằng họ có thể duy trì thói quen đọc của mình thay
vì chờ đến dịp đặc biệt, đến quán cafe hay đến một nơi đặc biệt nào mới có cảm
hứng đọc. Và để ln có thể khơi gợi cảm hứng cho việc đọc sách ở nhà, một môi
trường đọc sách tốt là điều cần thiết. Các bạn nên dành cho mình một góc riêng
cùng tủ sách của mình, đầu tư thêm đệm êm, nến thơm, cốc trà và một chiếc đèn,
nếu bạn có thói quen đọc vào buổi tối, để tạo niềm vui và sự thoải mái cho mỗi lần
đọc.
Bên cạnh đó, nhóm cịn nhận thấy được rằng phần lớn sinh viên giải trí thơng qua
các hoạt động như lướt mạng xã hội, nghe nhạc, xem phim,...nhiều hơn là đọc sách
trong những lúc ngồi giờ học. Vì thế, để khuyến khích sinh viên duy trì việc đọc

sách sau giờ học, Đại học UEH có thể tổ chức hoạt động giao lưu đọc sách tập thể
cho sinh viên ngay tại khn viên trường như một hoạt động giải trí xã hội. Vào 5
giờ chiều thứ 6 hàng tuần, sinh viên có thể tự mang sách hoặc mượn từ kệ sách
trường đã chuẩn bị để đọc. Không gian đọc sẽ được chia theo 5 nhóm ứng với các
chủ đề sách như Kinh tế, Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài,...; các chủ đề sẽ


được sinh viên bầu chọn trực tuyến trước đó và thay đổi hàng tuần để tránh nhàm
chán. Buổi giao lưu đọc sách diễn ra trong 90 phút: 60 phút đầu sinh viên sẽ im
lặng đọc sách tại nhóm mà mình chọn lựa; 20 phút kế tiếp các sinh viên sẽ trao đổi
với nhau về nội dung mà mình đã đọc trong cùng chủ đề sách; 10 phút cuối tất cả
sinh viên sẽ cùng tham gia trò chơi từ Ban tổ chức qua các nền tảng như Kahoot,
Quizizz để trả lời các câu hỏi liên quan đến 5 chủ đề sách của buổi giao lưu. Giải
thưởng của trò chơi sẽ là sách, ngồi ra cịn có các bút màu highlight hoặc tập ghi
chú - đây chính là các vật dụng sinh viên tham gia khảo sát sử dụng nhiều nhất
trong lúc đọc sách. Sinh viên tham gia sẽ đăng ký trước để đảm bảo số lượng và
chất lượng cho buổi giao lưu. Nếu sinh viên hưởng ứng lan rộng và các chủ đề sách
được lựa chọn đa dạng, nhà trường có thể tổ chức thêm nhiều buổi khác trong tuần.
Hoạt động giúp sinh viên giao lưu, giải trí và có thêm nhiều trải nghiệm hơn trong
việc đọc sách, việc đọc sách cùng mọi người sẽ giúp sinh viên có thêm động lực và
khơng cảm thấy nhàm chán. Hoạt động này góp duy trì thói quen đọc cho bản thân
sinh viên khi trở lại trường học, đồng thời lan tỏa Văn hóa đọc rộng rãi, cũng như
góp phần hình thành Văn hóa đọc UEH.
Kế đến, phía nhà trường có thể tổ chức các nhiều hoạt động về sách để sinh viên tự
do bày tỏ góc nhìn của mình về một cuốn sách nhằm rèn luyện kỹ thuật đọc phản
biện. Kỹ thuật đọc phản biện là tổ hợp của nhiều loại kỹ thuật đọc khác nhau. Trong
quá trình đọc, sinh viên dành nhiều thời gian để nghiền ngẫm, nghiên cứu và đánh
giá tính chính xác, độ tin cậy của những thơng tin đó. Đây cũng là kỹ thuật tốn
nhiều thời gian đọc nhất nhưng sẽ giúp sinh viên hiểu được hầu như toàn bộ nội
dung tài liệu, ghi nhớ lâu và có thể đúc kết kinh nghiệm vào bản thân. Cụ thể là đại

học UEH sẽ hỗ trợ cho các câu lạc bộ/ đội/ nhóm tổ chức các hoạt động như review,
trao đổi về sách, hoạt động đọc sách tại chỗ, viết cái kết cho sách,... để thu hút sự
chú ý, quan tâm, tham gia từ sinh viên trường. Chẳng những vậy, với sự phát triển
ngày càng mạnh mẽ của các phương tiện nghe nhìn, các nền tảng đăng tải các đoạn
ghi như Spotify, Soundcloud sẽ là một cơng cụ hữu ích để tạo nên một cộng đồng
đọc sách thông qua hoạt động tìm người có giọng đọc truyền cảm, đọc review về
sách của sinh viên gửi về,... Từ đó, sinh viên sẽ rèn luyện kỹ năng đọc phản biện,
có nhiều động lực hơn để duy trì thói quen đọc sách dù là trong dịch hay sau khi hết
dịch.
Cuối cùng, thư viện trường đại học chính là nguồn tài ngun thơng tin khổng lồ để
sinh viên có thể tìm tịi, trau dồi thêm nhiều kiến thức mới. Tuy nhiên, kết quả khảo


sát cho thấy rất ít sinh viên sử dụng tài liệu đọc từ nguồn này do phần lớn sinh viên
vào thư viện chỉ để có khơng gian tự học thay vì đọc các tài liệu ở đây. Điều này
hết sức lãng phí vì trường đã đầu tư 98.000 đầu sách thuộc lĩnh vực kinh tế, trong
đó có 600 đầu sách đến từ Harvard. Bên cạnh đó, hệ thống thư viện điện tử còn kết
nối cơ sở dữ liệu với hơn 90 nhà xuất bản các trường đại học danh giá của Mỹ, Đại
học Cambridge, Đại học Harvard, Đại học Oxford tuy nhiên vẫn chưa được nhiều
sinh viên biết đến và sử dụng. Do đó, để sinh viên có thể khai thác triệt để nguồn
tài nguyên miễn phí từ thư viện trường, một số kiến nghị được đưa ra như sau:


Đẩy mạnh truyền thơng về các siêu lợi ích của hệ thống thư viện trường qua các
kênh truyền thông của UEH như Facebook, Youtube, Tiktok của UEH channel
hoặc thông qua các sinh viên UEH đang hoạt động Youtube, Tiktok và có lượng
người đăng ký cao. Sau đó kêu gọi sinh viên đăng ký kênh Youtube mới của thư
viện: Ask Us Now - UEH Smart Library (hiện tại chỉ có 23 lượt đăng ký). Để góp
phần nâng cao hiệu quả truyền thơng hơn nữa, hãy để mỗi sinh viên UEH là một
đại sứ thương hiệu, trường có thể tổ chức các challenge với hashtag

#readwithuehsmartlibrary để sinh viên có cơ hội sử dụng thư viện để “đọc” và chia
sẻ trải nghiệm với mọi người nhằm lan tỏa văn hóa đọc đến sinh viên UEH nói
riêng và cộng đồng mạng nói chung.



Tại kênh youtube của thư viện Ask Us Now - UEH Smart Library, việc xây dựng
các nội dung hữu ích để hướng dẫn cho sinh viên cách sử dụng thư viện hiệu quả là
rất cần thiết. Video nên có giọng đọc thay vì chỉ có nhạc nền như hiện tại để tạo sự
thu hút và hấp dẫn.
○ Giới thiệu các đầu sách hiện có tại thư viện và cơ sở dữ liệu trên website UEH

Library.
○ Các loại sách được phân loại tại thư viện: đọc tại chỗ, được mượn mang về,...
○ Quy cách mượn sách và trả sách với máy tự động.
○ Cách tra cứu tài liệu nghiên cứu khoa học trên hệ thống thư viện trường.
○ Hướng dẫn kỹ thuật đọc chủ động và đọc phản biện.

Và tiếp theo là về phần bên trong mỗi người. Để có thể duy trì, ắt hẳn họ cần vun
đắp thêm tình cảm của mình cho sách. Phần lớn sinh viên đọc sách trong mùa dịch
tăng lên bởi vì giãn cách xã hội giúp họ có thêm thời gian cho hoạt động đọc sách.
Thế nhưng, để thói quen này có thể tiếp diễn khi tình hình dịch bệnh bình ổn, sinh
viên cần phải thực sự yêu thích và cảm nhận được giá trị mà sách mang lại. Đó
chính là nền tảng cho hành trình đọc sách bền vững của sinh viên. Hiểu được tầm


quan trọng của tình u đối với đọc sách, nhóm nghiên cứu kiến nghị các giải pháp
sau:
Một là, xác định đúng mục tiêu đọc sách hàng đầu của bản thân. Một khi con người
càng lớn thì mối bận tâm của họ cũng ngày một lớn theo. Chính vì thế, trong một

giai đoạn nhất định, sinh viên cần phân loại được những giá trị mà bản thân theo
đuổi, từ đó xác định mục tiêu đọc sách để phục vụ cho những giá trị đó.Việc làm
này sẽ giúp cho nguồn lực của sinh viên ít bị phân tán và dễ hơn trong việc đạt mục
tiêu. Từ hiệu quả của việc đọc sách có mục tiêu rõ ràng, người đọc dễ dàng nhận ra
được giá trị và trở nên yêu quý việc đọc sách hơn.
Hai là, tìm đúng sách để đọc. Trong thời đại cơng nghệ thơng tin, người đọc dễ bị
chống ngợp và khó khăn trong việc chọn lọc những kiến thức hữu ích và phù hợp.
Chính vì thế, việc tìm đúng sách cho vấn đề mình quan tâm cũng sẽ góp phần tạo
nên sự hứng thú trong hành trình đọc sách. Để giải quyết trường hợp này, chúng em
có đưa ra lời khun cho sinh viên, đó là, khơng nên vội chạy theo số đông và bị lôi
cuốn bởi những cuốn được đánh dấu là best-seller. Thay vào đó, sinh viên cần hiểu
được cách hành văn mà bản thân có thể cảm, kiến thức thuộc phạm vi khả năng lĩnh
hội của bản thân. Đồng thời, sinh viên có thể tham khảo các trang review sách uy
tín như GoodReads, hay xin ý kiến từ bạn bè, người thân trước khi mua.
Ba là, tránh cảm giác chán nản, mất động lực. Việc nuôi dưỡng tình u đọc sách
đến cũng đến từ khía cạnh cảm xúc. Nếu trong quá trình đọc, chúng ta bắt gặp sự
xao nhãng và gián đoạn thì dần dần sẽ hình thành sự chán nản và thiếu động lực.
Với vấn đề này, chúng tôi xin đề cập đến một phương pháp để giúp sinh viên có thể
vượt qua rào cản này là sử dụng phương pháp Pomodoro để tăng tính tập trung
trong một thời gian nhất định. Phương pháp này sẽ tạo cho người đọc động lực để
tập trung vào tận hưởng và tiếp thu kiến thức khi đọc, bớt đi cảm giác chán nản vì
não bộ chỉ hoạt động trong thời gian ngắn kèm theo phần thưởng là khoảng thời
gian nghỉ ngơi sau đó. Sinh viên có thể áp dụng phương pháp này một cách linh
hoạt theo nhu cầu của bản thân. Nếu bạn dành ra 1 giờ để đọc sách mỗi ngày, bạn
có thể chia khoảng thời gian đọc sách này thành 2 hiệp, mỗi hiệp là 25 phút và có 5
phút nghỉ. Trong khoảng thời gian đã cài đặt, bạn chỉ làm một việc là đọc sách. Sau
khi đồng hồ thơng báo hết thời gian, bạn có thể thưởng cho mình bằng cách làm
những điều bạn thích trong 5 phút nghỉ ngơi đó.
Bốn là, ghi chú lại những điều mình tâm đắc hoặc sử dụng phương pháp đọc phản
biện để hiểu sâu và nhớ lâu hơn. Một trong những lý do khiến người trẻ bỏ qua sách



là họ cảm thấy không thể áp dụng được những kiến thức có trong sách vào đời
sống, mà nguyên nhân cho việc đó là vì họ khơng ghi nhớ được chúng. Do đó, một
quyển sổ được dùng để chuyên viết ra những vấn đề hay ho hoặc một cây bút để
đánh dấu nội dung trong sách là một giải pháp tốt để giúp họ ghi nhớ tốt hơn. Bên
cạnh đó, việc sử dụng phương pháp đọc phản biện không chỉ giúp người đọc hiểu
nghiên cứu vấn đề mà còn giúp phát triển tư duy khi đọc sách.
Cuối cùng, quá trình được truyền cảm hứng cũng như việc trải nghiệm kiến thức từ
sách sẽ giúp độc giả thêm yêu hoạt động này hơn. Sinh viên có thể xem vlogs bình
luận về sách của các Vloggers để được truyền động lực cũng như tham khảo thêm
các cuốn sách hay. Bên cạnh đó, việc viết lời bình cho những cuốn sách mà sinh
viên yêu thích hay cùng bàn luận với bạn bè sẽ giúp họ cảm nhận được giá trị mà
việc đọc sách mang lại.
5.

Tài liệu tham khảo
5.1. Tiếng Việt


Sách
Trần Ngọc Thêm. (1999). Cơ sở Văn hóa Việt Nam. Hà Nội. Nxb Giáo Dục
Klaus Schwab. (2018). Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hồ Chí Minh: Nxb
Chính Trị Quốc Gia Sự Thật.



Báo chí
Thu Hà. (2021). Hội thảo Sách-con đường tri thức: Cách nào để người Việt mê
đọc sách? Báo tri thức và cuộc sống. Truy xuất từ />



Tạp chí
Hịa & Linh. (2020). Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Tạp chí Khoa
học



Cơng

Nghệ

Việt

Nam.

Truy

xuất

từ

/>Nguyễn Hữu Viêm (2009), Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.
Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 1 (17), tr. 19-26.


Tài liệu từ mạng internet
Hồ Thùy Trang. (2019). Pomodoro là gì? Pomodoro sử dụng sao cho hiệu quả?
Truy cập từ />Nguyễn Thị Thảo. (2018). Văn hóa đọc và tầm quan trọng của văn hóa đọc.
Truy


cập

25/06/2021

/>
từ


Nguyễn Thị Nữ. (2018). Văn hóa đọc và lợi ích của việc đọc sách. Truy cập
26/6/2021

từ

/>Nhàn & Phương. (2021). Một số giải pháp nâng cao thói quen đọc sách cho
thanh

niên

hiện

nay.

Truy

cập

29/06/2021

từ


/>Thương Huỳnh. (2019). 6 kỹ thuật giúp bạn đọc sách hiệu quả. Truy cập
30/06/2021

từ

/>5.2. Tiếng Anh

Laura Scroggs. (2018). The Pomodoro Technique. Todoist. Retrieved from
/>Michele Debczak. (2020). See What the World’s Reading Habits Look Like in
2020. Retrieved 30/06/2021 from
/>


×