Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Hiệu quả huy động vốn Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội Habubank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.91 KB, 19 trang )

Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Nhà Hà nội – Habubank
Đỗ Thị Ngọc Trang
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Tài chính ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đào Văn Hùng
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hiệu quả huy động vốn của ngân
hàng thương mại. Đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Nhà Hà Nội – Habubank, đưa ra những kết quả đạt được, hạn
chế và nguyên nhân. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội - Habubank.
Keywords: Ngân hàng thương mại cổ phần; Huy động vốn; Kinh tế học tài chính;
Ngân hàng
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với các ngành khác trong nền kinh tế, ngành ngân hàng ở Việt Nam đang ngày
càng phát triển và khẳng định vị thế của mình trong cơng cuộc phát triển đất nước. Hệ
thống ngân hàng với chức năng của mình trực tiếp “hút” (nghiệp vụ huy động vốn ) và
“bơm” (cho vay) vốn vào nền kinh tế, vào khắp các ngõ ngách của hoạt động kinh tế,
điều tiết vốn giữa các ngành, các vùng một cách tối ưu nhất. Hoạt động huy động vốn là
hoạt động cơ bản và có ý nghĩa to lớn đối với bản thân ngân hàng thương mại và đối với
xã hội bởi các nguồn vốn mà ngân hàng thương mại huy động được tạo thành nguồn vốn
để ngân hàng cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời chủ yếu - hoạt động tín dụng.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn đối với hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, trong thời gian vừa qua tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà
Nội – Habubank, hoạt động huy động vốn đã ngày càng được nâng cao, để có thể đáp
ứng cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt
được thì hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội Habubank vẫn còn bộc lộ những hạn chế, nhất là trong điều kiện thị trường tài chính tiền



tệ trong và ngoài nước diễn biến phức tạp: lạm phát cao, giá xăng dầu tăng, ngân hàng nhà
nước áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt,.... cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt

giữa các ngân hàng. Để có thể giữ vững và tiếp tục phát triển hơn nữa, Ngân hàng thương
mại cổ phần Nhà Hà Nội – Habubank phải có những điều chỉnh thích hợp trong hoạt
động huy động vốn của mình. Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Hiệu quả huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội - Habubank” đã được em chọn làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động huy động vốn đã được một số người tiến hành nghiên cứu với một số đề
tài như “Một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay,2009”, “Giải pháp phát triển huy động
vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh Thành phố Hồ
Chí Minh,2010”, “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank) - Chi nhánh Quảng Ninh, 2010”, … Các đềtài trê n mới dừng ởphân tich ́
hoạt động huy động vốn và đánh giá hoạt động huy động trên từng phương diện tách biệt
như vềcơ cấu , quy mô huy đơngg̣ vốn hay chi phíhuy đơngg̣ vốn vàtrên cơ sởđó , đưa ra
mơṭsốgiải pháp cho viêcg̣ tăn g cường huy đôngg̣ vốn . Các giải pháp mà các nghiên cứu
trên đưa ra mới chỉđáp ứng đươcg̣ vềmăṭdoanh sốhuy đôngg̣ , mà chưa đi sâu vào phân
tích, đanh gia tinh hiêụ qua cua hoaṭđôngg̣ huy đôngg̣ vốn cung như cac giai phap đưa r a
́́

́́ ́

́̉ ̉

́̃

́́


́̉

́́

chưa phai la giai phap tổng thể , hưu hiêụ đểtăng hiêụ qua huy đôngg̣ vốn , và với những
́̉ ́̀ ́̉ ́́
́̃
́̉
giải pháp đưa ra thì ngân hàng chưa thể tiếp cận với dịng vốn có chi phí rẻ nhất mà đem
lại lợi nhuận cao nhất . Bên canḥ đó, với những đặc thù riêng cùng với những định hướng
chiến lược phát triển khác nhau tại từng thời kỳ, từng giai đoaṇ , mỗi ngân hàng se c̃ ó
những hướng đi khác nhau vàgiải pháp riêng biêṭđểnâng cao đươcg̣ hoaṭđôngg̣ huy đôngg̣
vốn của minh̀ môṭcách hiêụ quảnhất . Với Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội Habubank, hiện tại chưa có nghiên cứu tổng thể chính thức nào về hiệu quả hoạt động
huy động vốn và các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho Ngân
hàng, vì vậy em đã chọn nghiên cứu vấn đề trên cho bài luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về hiệu quả hoạt
động huy động vốn tại ngân hàng thương mại, để đề xuất ra các giải pháp nâng cao hiệu


quả hoạt động huy động vốn cho Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội –
Habubank đểtrảlời cho câu hỏi nghiên cứu : Giải pháp nào cho việc nâng cao hiệu quả
huy đôngg̣ vốn taịNgân hàng TMCP NhàHàNôị– Habubank.
* Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng
thương mại.
-Đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà
Hà Nội – Habubank, đưa ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
-Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Nhà Hà Nội - Habubank.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu : Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại
* Phạm vi nghiên cứu : Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Nhà Hà Nội - Habubank, số liệu nghiên cứu được giới hạn trong giai đoạn từ
Tháng 6/2011.

2008 –

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phép biện chứng duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp thống kê
kinh tế, tổng hợp, so sánh số liệu trên quan điểm của ngân hàng về huy động vốn, căn cứ
trên cơ sở hoạt động thực tiễn của ngân hàng để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả huy động vốn trước những khó khăn, thách thức mà Ngân hàng thương mại cổ phần
Nhà Hà Nội - Habubank đang đối mặt.
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn.
Bài luận văn sẽ giúp Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội - Habubank có cái
nhìn tổng qt về thực trạng hoạt động huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của Ngân
hàng, đồng thời đưa ra các giải pháp giúp Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội
nâng cao được hiệu quả huy động vốn của mình trong năm 2012 và các năm tiếp theo,
góp phần nâng cao vị thế của Ngân hàng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn
được chia làm 3 chương như sau:


Chƣơng 1 : Những vấn đề cơ bản về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng
thương mại.
Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà
Nội.
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng

TMCP Nhà Hà Nội.
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ
HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thƣơng mại
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
NHTM là một tổ chức tài chính, hoạt động kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực tiền
tệ và tín dụng, cung cấp một danh mục sản phẩm, dịch vụ vô cùng đa dạng với tính chất
chung là nhận tiền gửi để sử dụng vào mục đích cho vay, đầu tư và các dịch vụ kinh
doanh khác.
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
1.1.2.3 Hoạt động khác
1.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất
của ngân hàng thương mại.
1.2.1 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại
1.2.1.1 Vốn chủ sở hữu
a, Nguồn vốn hình thành ban đầu
b, Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động
c, Các quỹ
d, Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ
phần 1.2.1.2 Vốn nợ
a, Tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi


b, Tiền vay và nghiệp vụ đi vay của ngân hàng thương mại
1.2.1.3 Vốn nợ khác
- Tiền ủy thác

- Tiền trong thanh toán
- Các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả…
1.2.2 Các hình thức huy động vốn
1.2.2.1 Theo thời gian
- Huy động vốn ngắn hạn
- Huy động vốn trung hạn
- Huy động vốn dài hạn
1.2.2.2 Theo đối tượng
- Tiền gửi của cá nhân
- Tiền gửi của doanh nghiệp
- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác
1.2.2.3 Theo mục đích huy động
- Tiền gửi thanh tốn
- Tiền gửi có kỳ hạn
- Tiền gửi tiết kiệm
- Phát hành giấy tờ có giá
1.2.2.4 Theo loại tiền
- Vốn huy động bằng nội tệ
- Vốn huy động bằng ngoại tệ
1.3 Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại
1.3.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn
Hiệu quả huy động vốn của NHTM chính là kết quả huy động mà ngân hàng đạt
được, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo được mục tiêu an toàn và sinh lợi cao
cho ngân hàng trong từng thời kỳ.
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn
1.3.2.1 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
Tốc độ tăng = Tổng vốn HD năm sau - Tổng vốn HD *


trưởng vốn

HD

năm trước

100%

Tổng vốn HD năm trước

Bên cạnh việc sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng vốn huy động, ngân hàng cũng
cần đánh giá quy mô vốn huy động của ngân hàng như thế nào. Các NHTM thường dùng
tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động (TLHTKHHĐ) để đánh giá quy mô huy động vốn:
TLHTKHHĐ

=

Kế hoạch huy động
vốn

1.3.2.2 Tỷ trọng các loại vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng
Tỷ trọng của các loại vốn huy động (ngắn hạn, trung dài hạn, nội tệ, ngoại tệ) với
nhu cầu sử dụng vốn ở mức hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng thì
hiệu quả huy động vốn của ngân hàng mới cao.
1.3.2.3 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Huy động vốn và sử dụng vốn được coi là hai hoạt động cơ bản và quan trọng nhất
của một ngân hàng. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn còn được thể hiện ở
kỳ hạn, loại tiền và mức chi phí huy động. Hiểu được mối quan hệ giữa huy động vốn và
sử dụng vốn thì ngân hàng mới có thể có được mức lãi suất, kỳ hạn và loại tiền huy động
phù hợp đảm bảo lợi nhuận ngân hàng thu được là lớn nhất.
1.3.2.4 Chi phí huy động vốn
Chi phí huy động vốn là toàn bộ số tiền ngân hàng phải bỏ ra để có được số vốn đó,

bao gồm chi phí trả lãi và các chi phí khác. Để phục vụ cho việc quản lý chi phí huy động
vốn và xác định các mức lãi suất tiền gửi, tiền vay một cách hợp lý, các ngân hàng
thường tính tốn lãi suất huy động vốn bình qn, được tính bằng cơng thức:
Lãi suất huy

Tổng lãi phải trả

động bình
qn

= Tổng tiền gửi và tiền
vay

Cách tính này gặp phải một số nhược điểm như không bao gồm các chi phí liên
quan đến việc huy động vốn và không thể dùng làm cơ sở quyết định sẽ lựa chọn nguồn
vốn nào để huy động. Để khắc phục, ta có thể sử dụng cơng thức:
Chi phí huy động
bình quân gia

=

Chi phí trả lãi + Chi phí huy
động


quyền

Nguồn huy động trả lãi

Phương pháp này chỉ xem xét được ở trong quá khứ nên để xem xét đến chi phí

trong tương lai, ta sử dụng cơng thức tính chi phí huy động vốn biên.
Chi phí
biên

Chi phí trả lãi tăng thêm
=

Tổng vốn huy động tăng
thêm

1.3.2.5 Chênh lệch lãi suất bình quân giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Chênh
lệch

Thu lãi cho vay,
đầu tư
=

LSBQ

Tổng chi lãi
-

Tổng tài sản sinh
lời BQ

Tổng nguồn vốn phải
trả lãi BQ

1.4 Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng


mại
1.4.1 Những nhân tố thuộc về ngân hàng
1.4.1.1 Lãi suất huy động
1.4.1.2 Hiệu quả cho vay, đầu tư của ngân hàng
1.4.1.3 Mạng lưới của ngân hàng
1.4.1.4 Hoạt động Marketting
1.4.1.5 Yếu tố về con người
1.4.1.6 Cơ sở vật chất, công nghệ
1.4.2 Những nhân tố bên ngồi ngân hàng
1.4.2.1 Tâm lý, thói quen của khách hàng
1.4.2.2 Môi trường kinh tế
1.4.2.3 Môi trường pháp lý
1.4.2.4 Đối thủ cạnh tranh
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI


2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
Qua hơn 20 năm hoạt động, Habubank đã có số vốn điều lệ là 4.050 tỷ đồng với
mạng lưới ngày càng mở rộng, 10 năm liên tục được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp
loại A và được cơng nhận là ngân hàng phát triển tồn diện với hoạt động ổn định, an
toàn và hiệu quả.
2.1.2 Mơ hình tổ chức và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
2.1.2.1 Mơ hình tổ chức
Habubank hiện có mơ hình tổ chức báo cáo ít tầng nhằm giảm thiểu tính quan liêu
trong hệ thống cũng như nâng cao tính năng động của tổ chức.
2.1.2.2 Mạng lưới hoạt động

Hiện tại, Habubank có 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch, 70 chi nhánh và phòng giao
dịch với sản phẩm kinh doanh đa dạng gồm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp (tài trợ
thương mại quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền mặt…), dịch vụ ngân hàng cá nhân (huy
động, cho vay tiêu dùng, mua nhà…) và các hoạt động đầu tư khác trên thị trường chứng
khoán.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của Ngân hàng TMCP
Nhà Hà Nội
Trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, Hububank đã đạt được những thành
công to lớn, lớn mạnh cả về chất và lượng được thể hiện qua kết quả kinh doanh của
Habubank qua các năm gần đây.
Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu Tài chính cơ bản tổng hợp
Đơn vị : Triệu VNĐ
Cho năm
Thu nhập
động

2009

2010

hoạt 590.737

562.476

877.384

624.337

57.626


275.587

137.026

504.850

601.797

487.311

Chi phí dự phịng
nợ khó địi
Lợi nhuận
thuế

6 tháng
đầu 2011

2008

110.315

trước 480.422


Lợi nhuận sau
thuế

325.167


407.547

476.321

Tại thời diểm
cuối kỳ

2008

2009

2010

391.606

6 tháng
đầu 2011

Tổng tài sản nợ

23.606.717 29.240.379 37.988.973 48.961.035

Tổng dư nợ

10.515.947 13.358.406 18.684.558 18.184.763

Vốn điều lệ

2.800.000


3.000.000

3.000.000

3.000.000

Tổng vốn cổ đông

2.992.761

3.251.899

3.533.452

3.577.657

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 và Báo cáo kiểm toán bán niên
2011) 2.1.3.1 Huy động vốn
Tổng vốn huy động toàn Habubank 6 tháng đầu năm 2011 đạt 25.324 tỷ đồng, đạt
62.53 % kế hoạch cho cả năm, tăng 34,47% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, huy
động từ thị trường 1 đạt 21.291 tỷ đồng tăng 51%, huy động từ thị trường II đạt 4.033 tỷ
đồng, giảm đôi chút so với cùng kỳ năm trước. Nguồn huy động của Habubank đã đáp
ứng được đầy đủ và chủ động cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
2.1.3.2 Sử dụng vốn
Trong 6 tháng đầu năm, Ngân hàng đã giải ngân 137.431 tỷ đồng, thu nợ 137.931 tỷ
đồng. Đến cuối tháng 6 năm 2011, tổng dư nợ của Habubank đạt 18.184 tỷ đồng, tăng
trưởng 44.5% so với cùng kỳ năm 2010. Chất lượng tín dụng cũng được Habubank đặc
biệt quan tâm trong năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm
2011 là 2.34%.
2.1.3.3 Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng

Doanh số giao dịch liên ngân hàng 6 tháng đầu năm 2011 đạt trên 168 ngàn tỷ đồng,
đóng góp một cách hiệu quả vào lợi nhuận của ngân hàng.
2.1.3.4 Hoạt động đầu tư
Thu nhập của ngân hàng từ hoạt động đầu tư trong giai đoạn 2008-6/2010 đã đạt
được sự tăng trưởng khá tốt. Trong 6 tháng đầu năm 2011, hoạt động này đã đạt thu nhập
hơn 330 tỷ đồng, tăng trưởng 162% so với cả năm 2010 và chiếm 52 % tổng thu nhập
hoạt động. Với quyết định tăng trưởng hoạt động đầu tư của Ngân hàng trong thời gian
qua đã khẳng định hoạt động này của Ngân hàng là đúng hướng.


2.1.3.5 Kinh doanh ngoại tệ
Trong 6 tháng đầu năm 2011, Habubank luôn đảm bảo đủ ngoại tệ cung cấp cho
khách hàng thanh tốn quốc tế. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế cả trong nước và ngồi
nước vẫn trong tình trạng khủng hoảng nên hoạt động kinh doanh ngoại hối đã bị lỗ
74,31 tỷ đồng.
2.1.3.6 Dịch vụ ngân hàng


Bảo lãnh: Hoạt động bảo lãnh cũng đóng góp một phần khơng nhỏ vào tổng thu
nhập của Habubank.

Thanh toán quốc tế: Doanh số thanh toán quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2011 đạt
ở mức khá, hơn 250 triệu USD.

Dịch vụ ngân hàng tự động: Tính đến cuối tháng 6 năm 2011, tổng số thẻ của
Ngân hàng phát hành là hơn 500.000 thẻ và đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho tiền gửi của
Ngân hàng.


Dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân: Habubank tự hào là Ngân hàng Việt nam đầu

tiên triển khai dịch vụ Tư vấn tài chính cá nhân - Wealth Advisory chuyên nghiệp và sáng
tạo nhất.
2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
2.2.1 Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
Với uy tín của Habubank và chất lượng dịch vụ, cùng với chính sách lãi suất, sản
phẩm, kỳ hạn phù hợp với nhu cầu của khách hàng nên tổng vốn huy động toàn
Habubank 6 tháng đầu năm 2011 đạt 25.324 tỷ đồng, đạt 62.53 % kế hoạch cho cả năm,
tăng 34,47% so với cùng kỳ năm 2010. Với nguồn huy động trên, Habubank, đã đáp ứng
được đầy đủ và chủ động cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
2.2.2 Phân tích hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
2.2.2.1 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tại Habubank khá tốt từ năm 2008 - 6/2011. Năm
2010, huy động vốn đạt mức tăng trưởng 31,84% so với năm 2009. Trong 6 tháng đầu
năm, mức huy động vốn đạt 76,11% của năm 2010, đây là một con số khá ấn tượng cho
mức tăng trưởng huy động của Habubank trong năm 2011. Qua đó, cho thấy, tại
Habubank tốc độ tăng trưởng vốn khá cao, đều và ổn định.


2.2.2.2 Tỷ trọng các loại vốn huy động với nhu cầu cho vay và đầu tư
Tại Habubank, vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn trung dài hạn. Điều
này sẽ làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc sử dụng vốn tài trợ cho các dự án có
mục đích cho vay trung và dài hạn. Nếu xét theo loại tiền, vốn huy động bằng VND tại
Habubank luôn chiếm phần lớn, trên 76% so với vốn huy động bằng ngoại tệ. Ngân hàng
chỉ đạt hiệu quả huy động vốn cao khi huy động vốn phù hợp với nhu cầu cho vay và đầu
tư cả về kỳ hạn và loại tiền.
2.2.2.3 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn
* Cân đối vốn huy động với cho vay và đầu tư theo kỳ hạn: Việc cân đối giữa nguồn
vốn ngắn hạn với cho vay và đầu tư ngắn hạn tại Habubank trong thời gian qua là khá
hợp lý. Tuy nhiên, việc cân đối giữa nguồn vốn trung - dài hạn với cho vay và đầu tư
trung - dài hạn là chưa hợp lý. Nguồn huy động vốn trung dài hạn của ngân hàng không

đủ tài trợ cho các khoản cho vay, đầu tư trung - dài hạn. Qua đó, cho thấy ngân hàng đã
phải dùng một phần vốn ngắn hạn để cho vay và đầu tư trung - dài hạn. Điều này chứng
tỏ hoạt động huy động nguồn vốn trung dài hạn của ngân hàng chưa hiệu quả.
* Cân đối giữa nguồn vốn huy động với cho vay và đầu tư theo loại tiền: Trong thời
gian qua, cân đối giữa huy động và cho vay theo loại tiền tại Habubank chưa thực sự hiệu
quả. Habubank chưa cân đối được giữa huy động và cho vay theo loại tiền, có sự chênh
lệch giữa huy động và cho vay bằng VND và ngoại tệ.
2.2.2.4 Chi phí huy động vốn
Chí phí trả lãi huy động vốn có xu hướng tăng qua các năm, trừ năm 2009. Đó là do
có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng trong việc
huy động vốn. Mặc dù chi phí huy động vốn tăng qua các năm nhưng lãi suất cho vay
cũng tăng nên vẫn đảm bảo đem lại lợi nhuận kinh doanh cho Habubank.
2.2.2.5 Chênh lệch lãi suất bình quân giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Chênh lệch lãi suất theo tiền VND tại Habubank cịn thấp, với loại tiền USD và
EUR thì chênh lệch lãi suất tại ngân hàng lớn hơn.
2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
2.3.1 Những kết quả đạt được
- Tốc độ tăng trưởng huy động vốn ngày càng tăng.
- Quy mô vốn huy động ngày càng tăng.


- Nguồn vốn ngắn hạn huy động được đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn
trong cho vay và đầu tư ngắn hạn.
- Vốn huy động bằng ngoại tệ luôn đáp ứng đủ nhu cầu cho vay, đầu tư bằng ngoại
tệ .
- Chi phí huy động vốn ngày càng được cải thiện, mặc dù tình hình kinh tế có nhiều
diễn biến xấu.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế
- Tỷ trọng nguồn vốn huy động ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trong khi nhu cầu

cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng.
- Chưa có sự phù hợp tương đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn cả về kỳ hạn và
loại tiền.
- Chênh lệch lãi suất bình quân giữa huy động vốn và sử dụng vốn cịn thấp.
2.3.2.2 Ngun nhân
a. Ngun nhân về phía Habubank
- Hình thức huy động vốn chưa đa dạng.
- Chính sách lãi suất tại Habubank chưa thực sự linh hoạt.
- Các dịch vụ liên quan đến hoạt động huy động vốn phát triển chưa cao.
- Habubank chưa chú trọng nhiều đến công tác nghiên cứu khách hàng và hoạt động
Marketting.
- Mạng lưới hoạt động của ngân hàng chưa nhiều.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Habubank chưa hiện đại.
- Trình độ cán bộ chun mơn chưa cao.
b.Ngun nhân từ phía bên ngồi
- Khủng hoảng kinh tế thế giới.
- Lạm phát gia tăng.
- Thói quen khơng dùng tiền mặt của người dân chưa được cải thiện.
- Cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao.
Trên đây, là toàn bộ thực trạng hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
TMCP Nhà Hà Nội. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hoạt động huy động vốn của
ngân hàng cũng còn tồn tại những hạn chế. Để hiệu quả huy động vốn của ngân hàng đạt


kết quả cao thì ngân hàng cần phải thực hiện một số các giải pháp.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI
3.1 Định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
3.1.1 Định hướng phát triển chiến lược của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội

3.1.1.1 Thuận lợi
Mặt chủ quan: Habubank có đội ngũ lãnh đạo trẻ, có năng lực, nhạy bén. Bên cạnh
đó là một đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, trẻ trung, được đào tạo bài bản, làm việc chuyên
nghiệp. Các chỉ tiêu cơ bản như vốn chủ sở hữu, dư nợ tín dụng, ROA, ROE đều đạt mức
tăng trưởng cao và bền vững.
Mặt khách quan: Môi trường chính trị của Việt Nam thuận lợi, ổn định, nền kinh tế
Việt Nam trong nhiều năm liền cũng phát triển ổn định. Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù
có chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu, song vẫn phát triển ở mức khá.
3.1.1.2 Khó khăn
Habubank có quy mô nhỏ, mạng lưới hoạt động của Habubank chưa thực sự rộng
rãi, mới phát triển chủ yếu ở khu vực phía Bắc, cịn khu vực phía Nam mới chỉ có một
lương nhỏ chi nhánh, văn phòng giao dịch tập trung ở các thành phố lớn. Ngoài ra, cơ sở
vật chất của Habubank còn đơn giản, chưa hiện đại.
3.1.1.3 Cơ hội
Trong giai đoạn tới, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế bao gồm tái cơ cấu doanh
nghiệp nhà nước, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và tái cơ cấu đầu tư công dự kiến sẽ diễn
ra mạnh mẽ. Mặt khác, q trình tái cơ cấu cũng có thể là yếu tố tích cực với các ngân
hàng nhỏ nếu xét trên khía cạnh NHNN đưa họ trở về đúng thị trường và lĩnh vực kinh
doanh mà họ có vốn lợi thế. Bên cạnh đó, các ngân hàng và cơng ty tài chính Việt Nam
cũng có những cơ hội thuận lợi về tài chính như: thị trường ngoại hối chuyển biến tích
cực, tỷ giá dần ổn định, trạng thái ngoại hối của hệ thống ngân hàng, dự trữ ngoại tệ và
cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện.
3.1.1.4 Thách thức
Trong nửa cuối năm 2011 và 2012, nền kinh tế tiếp tục phải giải quyết bài toán tăng


trưởng thiếu bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hiệu quả đầu tư thấp,.. Chính
sách tiền tệ cuối năm 2011, năm 2012 sẽ tiếp tục được định hướng chặt chẽ nhưng sẽ
giảm dần lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ngồi ra, các đối thủ cạnh tranh
khác trong ngành có xu hướng đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và

hiện đại.
3.1.1.5 Định hướng phát triển chiến lược của Habubank trong thời gian tới
- Kiểm soát hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả, hoàn thiện hạ tầng quản lý
rủi ro tài chính.
- Tiếp tục nắm bắt các cơ hội và tận dụng thời cơ có thể để thực hiện đa dạng hoá
sản phẩm, mở rộng mạng lưới hoạt động nhanh chóng nhưng phải đảm bảo an tồn để
nâng cao hơn nữa khả năng cạnh trạnh và phát triển của Habubank.
- Liên tục và linh hoạt bổ sung các công cụ kinh doanh cho ngân hàng thương mại.
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà
Nội
Trong giai đoạn tới, Habubank tiếp tục chú trọng công tác huy động vốn từ thị
trường 1 và duy trì giữ vững thị trường II.
- Một là: Đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn, tăng cường hoạt động
Marketting, quảng bá nâng cao hình ảnh, thương hiệu Habubank. Mở rộng mạng lưới
hoạt động. Đa dạng hố hình thức huy động vốn thông qua nhiều kênh khác nhau.
- Hai là: Đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt dựa trên diễn biến thị trường. Chính
sách lãi suất phải đảm bảo làm sao vừa huy động được nhiều nhât vừa thu được lợi nhuận
lớn nhất.
- Ba là: Xây dựng chiến lược khách hàng và chính sách khách hàng, chú trọng vào
việc phân khúc khách hàng để từ đó xác định các khách hàng tiềm năng.
- Bốn là: Thực hiện chiên lược huy động vốn phải phù hợp với sử dụng vốn sao cho
lợi nhuận của ngân hàng đạt được là tối đa. Phát triển các dịch vụ đi kèm, dịch vụ gia
tăng để tăng sức cạnh tranh với ngân hàng khác.
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
3.2.1 Hoàn thiện chính sách lãi suất
Để nâng cao hiệu quả huy động vốn, Habubank cần xây dựng chính sách lãi suất
huy động linh hoạt, phù hợp với diễn biến chung của thị trường để ngân hàng vừa có thể


tiếp cận nguồn vốn có chi phí thấp, vừa tăng được lợi nhuận cho ngân hàng.

Các chi nhánh được chủ động trong việc đưa ra mức lãi suất phù hợp trong phạm vi
quy định của ngân hàng. Ngân hàng cần có biện pháp tăng cường huy động nguồn vốn
trung dài hạn bằng VND và tăng dư nợ với ngoại tệ như giảm lãi suất huy động bằng
đồng ngoại tệ hoặc tăng dư nợ cho vay bằng đồng ngoại tệ hoặc sử dụng hợp đồng hốn
đổi tiền tệ.
3.2.2 Đa dạng hóa các hình thức huy động
Habubank một mặt cần tiếp tục sử dụng và hồn thiện các hình thức huy động
truyền thống, mặt khác cần nghiên cứu để đưa ra các hình thức huy động vốn mới. Đối
với tiền gửi dân cư, ngân hàng có thể đưa ra hình thức huy động mới như gửi tiết kiệm
bằng VND đảm bảo bằng vàng, bằng USD, tiết kiệm dành cho người cao tuổi, tiết kiệm
tích lũy. Đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế, ngân hàng nên mở rộng các loại hình
dịch vụ thanh tốn, ưu đãi phí cho nhóm khách hàng trung thành, khách hàng có khoản
tiền duy trì trong tài khoản đều đặn nên tư vấn khách hàng chuyển đổi kỳ hạn tại các thời
điểm thích hợp để đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, hay gia tăng các tiện ích, dịch
vụ đi kèm như: bán bảo hiểm, bán vé máy bay, chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài
khoản mà khơng thu phí.
3.2.3 Phát triển các dịch vụ liên quan đến hoạt động huy động vốn
Trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, ngân hàng nào có
chất lượng dịch vụ tốt, đa dạng sẽ chiếm ưu thế. Vì vậy, Habubank phải chú trọng đến
việc phát triển các dịch vụ liên quan. Với dịch vụ trả lương qua tài khoản, ngân hàng cần
có các chính sách quảng cáo và giảm chi phí để khách hàng sử dụng dịch vụ nhiều hơn.
Đồng thời, gia tăng lượng máy ATM cùng các tiện ích thanh toán cho dịch vụ thẻ ATM.
Dịch vụ bảo lãnh phát triển cũng sẽ làm gia tăng vốn huy động tại ngân hàng, bởi trong
quá trình thực hiện bảo lãnh tại ngân hàng khách hàng phải ký quỹ một số tiền nhất định
và ngân hàng được toàn quyền sử dụng số tiền này trong thời gian khách hàng ký quỹ.
Đối với dịch vụ thanh toán, Habubank cần mở rộng thêm các dịch vụ ngân hàng như
internet banking, home banking,.. để giúp huy động nguồn tiền gửi thanh tốn có chi phí
huy động thấp. Ngân hàng phối hợp với các tổ chức cung cấp các dịch vụ, hàng hóa, điện
nước, điện thoại… để làm dịch vụ thu hộ.



3.2.4 Hồn thiện chính sách khách hàng
Để có chính sách khách hàng tốt, Habubank cần tiến hành đánh giá, phân loại khách
hàng theo từng khu vực, chi nhánh, từ đó đưa ra chính sách huy động vốn phù hợp.
Habubank cần định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng để giới thiệu về dịch vụ sản phẩm
mới, đồng thời tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, để có những chính sách phát triển các
sản phẩm phù hợp. Đối với khách hàng truyền thống, khách hàng VIP, ngân hàng cần tích
cực triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng như gửi quà, thiệp chúc mừng nhân
dịp sinh nhật khách hàng, kỷ niệm ngày thành lập công ty,… để tạo sự gần gũi, tin tưởng
của khách hàng. Cùng với đó, ngân hàng nên áp dụng một số chính sách chăm sóc khách
hàng đặc biệt, ví dụ như chương trình “Habubank Day” hay “Gửi tiền tích điểm” cũng sẽ
thu hút được số lượng khách hàng lớn.
3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động Marketing, phát triển thương hiệu và mạng lưới
Hoạt động Marketing của ngân hàng trong thời gian tới nên theo hướng linh hoạt,
chuyên nghiệp, lấy hiệu quả là tiêu chí quyết định. Do đó, Habubank cần thực hiện một
số giải pháp như xây dựng, ban hành các quy định về chính sách Marketting khách hàng,
quy trình, quy chế về hoạt động Marketting hàng năm và lập dự toán ngân sách riêng cho
hoạt động này. Bên cạnh đó, định kỳ tổ chức các cuộc hội thảo giám đốc giữa các chi
nhánh về hoạt động Marketting để các chi nhánh trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau. Ngoài ra, cần sử dụng linh hoạt các công cụ Marketting cho phù hợp với từng đối
tượng khách hàng, từng địa phương.
3.2.6 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng
Trong thời đại hiện nay, công nghệ đã chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng trong
hoạt động của ngân hàng. Trong thời gian tới, ngân hàng cần thực hiện đầu tư có trọng
điểm, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin để đảm bảo triển khai các
chương trình ứng dụng cùng với duy trì, ổn định, nâng cấp các chương trình phần mểm
ứng dụng hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ. Đồng thời, Habubank phải chủ động
tiếp nhận chuyển giao cơng nghệ ngân hàng hiện đại từ bên ngồi nhằm đưa nhanh vào
sử dụng các ứng dụng tiên tiến, đặc biệt chú trọng các ứng dụng của ngân hàng cốt lõi
(Corebanking).

3.2.7 Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ
Việc xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ, am hiểu về nghiệp vụ, năng lực cao,


có phẩm chất đạo đức tốt sẽ khơng chỉ góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn mà còn
tạo ra sự phát triển bền vững cho ngân hàng. Vì vậy cần phải có một số giải pháp nhằm
nâng cao hơn nữa trình độ nguồn nhân lực như :
- Tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng tại Hội sở chính và các chi nhánh nhằm tạo
cho khách hàng cảm giác được tôn trọng mỗi khi đến ngân hàng.
- Tập trung đào tạo chuyên sâu các nghiệp vụ truyền thống, đồng thời cập nhật thêm
các kiến thức mới về những sản phẩm và công nghệ của một ngân hàng hiện đại.
- Thu hút nguồn nhân lực vừa có chun mơn nghiệp vụ vừa có phẩm chất đạo đức
tốt mà cần có hiểu biết về xã hội, có khả năng thích ứng và tiếp thu nhanh những công
nghệ mới, kiến thức mới.
- Tạo những vị trí cơng việc phù hợp để khai thác tối đa tiềm năng của mỗi cá nhân,
phát huy thế mạnh của họ.
- Ngân hàng xây dựng chế độ khen thưởng phù hợp, thực hiện chế độ khuyến khích
cả về mặt vật chất và tinh thần, phát động phong trào thi đua giữa các cán bộ nhằm kích
thích tinh thần làm việc.
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Nhà Hà Nội
3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ và bộ nghành liên quan
Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần đưa ra các biện pháp giúp ổn định nền
kinh tế. Ổn định chính sách tiền tệ làm cho nền kinh tế phát triển ổn định, hạn chế rủi ro
trong hoạt động ngân hàng nhất là rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, Chính phủ và các bộ
ngành liên quan cần có những chính sách tăng cường hơn nữa trong phát triển thị trường
vốn và thị trường tiền tệ. Ngoài ra, với sự hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của Việt Nam
nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, Chính phủ cần phải cần phải có các biện pháp để
giúp các ngân hàng hội nhập khi Việt Nam gia nhập WTO.
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước

Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền tệ đồng bộ, sử
dụng các cơng cụ tiền tệ một cách linh hoạt, tối ưu nhằm điều hịa hợp lý lượng tiền lưu
thơng trong nền kinh tế. NHNN cần nghiên cứu đưa thêm nhiều loại hàng hóa như trái
phiếu, các loại chứng khoán do các tổ chức tín dụng phát hành… có thể sử dụng trong
giao dịch nghiệp vụ thì trường mở. Và hơn hết, NHNN cần tạo ra một môi trường cạnh


tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các NHTM, nhất là giữa các ngân hàng quốc doanh và
ngân hàng cổ phần để từ đó giúp các ngân hàng phát huy được năng lực vốn có của mình.
KẾT LUẬN
Thời gian vừa qua, hoạt động huy động vốn luôn được các ngân hàng quan tâm
nhiều nhất vì nó quyết định đến sự tồn tại và phát triẻn của ngân hàng truớc tình hình
nguồn vốn khan hiếm và sự hội nhập kinh tế quốc tế.
Qua quá trình nghiên cứu “Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà
Nội”, nội dung luận văn đã hoàn thành được một số nhiệm vụ sau:
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả huy động vốn của Ngân
hàng thương mại
Phân tích, đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai
đoạn 2008 – 6/2011. Qua đó, đưa ra được những kết quả đạt được cũng như những hạn
chế trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội.
Trên cơ sở nhìn nhận những mặt hạn chế, luận văn đưa ra những đề xuất, kiến
nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước và các giải pháp đối với Ngân hàng TMCP
Nhà Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn.
References
Tiếng Việt
1.

Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận

tải. Hà Nội.

2.

Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, TP Hồ

3.

Ngân hàng Nhà nước, 2009, Thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009, Quy

định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài
hạn đối với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội.
4.

Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội, 2008-2011, Báo cáo thường niên, Hà Nội.

5.

Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội, 2008-6/2011, Báo cáo kiểm toán, Hà Nội.

6.

Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội, 2008-6/2011, Báo cáo hoạt động kinh doanh, Hà

Nội.
7.

Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội, 2008-6/2011, Báo cáo tài chính, Hà Nội.


8.


Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội, 6/2011, Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế, Hà

Nội.
9.

Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội, 2008-6/2011, Báo cáo tình hình sử dụng nguồn

vốn, Hà Nội.
10.

Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội, 2008-6/2011, Báo cáo huy động vốn, Hà Nội.

11.

Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội, 2008-6/2011, Báo cáo lãi suất bình quân, Hà Nội.

12.

Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Viêt Nam khố XII, Luật các tổ chức

tín dụng, ngày 16/06/2010.
13.

Trần Thu Trang, Luận văn thạc sỹ, 2010, Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng

Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – Chi nhánh Quảng Ninh, Hà Nội.
14.

Nguyễn Tiến Thành, Luận văn thạc sỹ, 2009, Một số giải pháp tăng cường huy


động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong giai đoạn
hiện nay, Hà Nội.
15.

Nguyễn Thị Vân, Luận văn thạc sỹ, 2010, Giải pháp phát triển huy động vốn tại

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho Chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh, Hồ Chí Minh.
16.

Peter S. Rose, Quản trị ngân hàng thương mại.

Website:
17.

www.habubank.com.vn

18.

www.sbv.gov.vn

19.

www.vnbaorg.info

20.

www.vneconomy.vn




×