Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

BÀI THU HOẠCH CAO cấp CHÍNH TRỊ môn CHỦ NGHĨA xã hội KHOA học phương hướng, giải pháp chủ yếu xây dựng gia đình việt nam liên hệ thực tiễn xây dựng gia đình ở đồng tháp hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.59 KB, 21 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH

LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HỆ TẬP TRUNG
TÊN MƠN HỌC: Chủ nghĩa xã hội khoa học

TÊN BÀI THU HOẠCH:
Phương hướng, giải pháp chủ yếu xây dựng gia đình Việt Nam.
Liên hệ thực tiễn xây dựng gia đình ở Đồng Tháp hiện nay

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số

Bằng chữ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


MỤC LỤC
Phần I. LỜI NÓI ĐẦU...................................................1
Phần II. NỘI DUNG.....................................................2
1. QUAN NIỆM, VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH.......2
2. XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY................4
3. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG GIA
ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY........................................5
4. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH Ở
ĐỒNG THÁP HIỆN NAM............................................7
5. NHỮNG ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM................................................10


6. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
TRONG THỜI GIAN TỚI...........................................14
Phần III. KẾT LUẬN...................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................19


1
Phần I. LỜI NĨI ĐẦU

Gia đình vốn có những truyền thống tốt đẹp, trong gia đình chứa đựng
nhiều yếu tố dường như bất biến, ít thay đổi, được bảo lưu và truyền từ đời
này sang đời khác, tạo nên bản sắc độc đáo của dân tộc.
Truyền thống gia đình là những điều vô cùng giản dị nhưng lại vô cùng
thiêng liêng đối với mỗi con người Việt Nam. Nó gắn kết các thành viên, tạo
ra những khối liên kết tình cảm thế hệ mật thiết, rất khó chia cắt, in đậm vào
tâm thức của mỗi thành viên mà dù đi đâu cũng ln ln hướng về cọi nguồn
với tấm lịng thành kính và nhớ thương da diết.
Hiện nay đất nước ta đang tiến bước mạnh mẽ sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, thực hiện cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa với quy mơ và tốc độ ngày càng gia tăng.
Những biến chuyển về kinh tế- xã hội tác động sâu sắc đến gia đình, một thiết
chế lâu đời và bền vững song cũng hết sức nhạy cảm với mọi biến đổi của xã
hội. Một thực trạng hiện nay và tình trạng ly hơn, ly thân, sống thử, lấy chồng
ngoại quốc, tảo hơn, bạo lực gia đình…đã và đang ảnh hướng rất lớn đến
truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Như vậy với những lý do nêu trên, nên tơi chọn nội dung: “Phương
hướng, giải pháp chủ yếu xây dựng gia đình Việt Nam. Liên hệ thực tiễn
xây dựng gia đình ở Đồng Tháp hiện nay”, để viết bài thu hoạch cho mơn
học này. Để có cái nhìn tổng qt hơn về những thay đổi về đời sống gia đình
trong những năm gần đây, từ đó đưa ra các giải pháp phát huy thế mạnh và

những điểm yếu còn tồn tại trong các gia đình nói chung ở Đồng Tháp. Mục
đích của bài thu hoạch nhằm giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình
chuyển biến, định hướng đúng đắn con đường mà các gia đình nên đi theo để
đạt tới sự phát triển cao hơn nữa.
Khi nghiên cứu vấn đề này có rất nhiều ý nghĩa to lớn. Bất kỳ cơng dân
nào cũng có gia đình, là một phần nhỏ của gia đình. Gia đình là tế bào của xã
hội. Phát triển của gia đình cũng đồng nghĩa với việc đưa xã hội đi lên.
Song, do thời gian ngắn, trình độ, năng lực, kinh nghiệm cịn nhiều hạn
chế, bản thân đã cố gắng rất nhiều, tuy nhiên bài thu hoạch này chắc chắn có
những hạn chế và thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ, đóng góp của Q Thầy, Cơ để bản thân được hồn thiện hơn trong học
tập và thực tiễn cơng tác sau này.


2
Phần II. NỘI DUNG

1. QUAN NIỆM, VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH
1.1. Quan niệm về gia đình

Gia đình là một hình thức tổ chức thiết chế xã hội nhỏ nhất được hình
thành từ rất sớm trong lịch sử xã hội lồi người và đã trải qua nhiều hình thức
khác nhau.
Với định nghĩa này, C. Mác đã đề cập đến ba nội dung cơ bản về gia
đình: thứ nhất, gia đình ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển
của xã hội loài người; thứ hai, gia đình có hai mối quan hệ chủ yếu là hôn
nhân và huyết thống; thứ ba, chức năng đặc thù nhất của gia đình là tái sản
xuất ra con người.
Theo Tổ chức UNESCO của Liên hợp quốc: Gia đình là yếu tố tự nhiên
và cơ bản, một đơn vị kinh tế - xã hội và là một giá trị vơ cùng q báu của

nhân loại cần được giữ gìn và phát huy. Trên tinh thần đó, UNESCO quan
niệm: gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng sống chung và có
ngân sách chung; các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách
nhiệm và quyền lợi về mọi mặt, được pháp luật thừa nhận.
Luật Hơn nhân và Gia đình (số 52/2014/QH13 ngày 19-6- 2014) của Việt
Nam đưa ra khái niệm: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do
hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh
các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau”.
Các quan niệm trên đề cập đến ba mối quan hệ cơ bản của gia đình, bao gồm:
Quan hệ hơn nhân là một trong những quan hệ cơ bản hình thành và phát
triển của gia đình. Đây là mối quan hệ giữa vợ và chồng nhằm đảm bảo nhu
cầu sinh lý, tình cảm để duy trì nịi giống.
Quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản đặc trưng của gia đình. Đó là
quan hệ cùng dịng máu giữa các thành viên trong gia đình.
Từ những cách tiếp cận trên, chủ nghĩa xã hội khoa học quan niệm: Gia
đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, hình thành và phát triển trên
cơ sở các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và ni dưỡng, đồng thời, có sự
gắn kết nhất định về kinh tế - vật chất, qua đó nảy sinh những quyền lợi và
nghĩa vụ cho các thành viên của mình.
1.2. Vị trí của gia đình

1.2.1. Gia đình là tế bào của xã hội
Gia đình vừa là sản phẩm của xã hội, vừa là đơn vị cấu thành xã hội và là


3
thiết chế xã hội nhỏ nhất. Khẳng định điều này, Ph. Ăngghen viết: “Những
trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và
của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định: một
mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát

triển của gia đình”. Như vậy, gia đình khơng tồn tại một cách độc lập, mà có
mối quan hệ biện chứng với xã hội.
1.2.2. Gia đình bền vững, hạnh phúc là tổ ấm của cá nhân
Gia đình là tổ ấm thân yêu đem lại hạnh phúc cho mỗi người. Trong gia
đình, cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo dục về tâm hồn; trẻ em
có điều kiện được bảo vệ an tồn và chăm sóc khơn lớn, người già có nơi
nương tựa, người lao động được phục hồi sức khỏe và thoải mái tinh thần sau
mỗi ngày làm việc vất vả...
Vì vậy, xây dựng gia đình bền vững, hạnh phúc khơng chỉ là nhu cầu
phát triển của mỗi gia đình, mà cịn là điều kiện, cơ sở để xây dựng xã hội
lành mạnh. Đó là một trong những vấn đề quan trọng của sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội.
1.2.3. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội
Gia đình tái tạo ra con người, đồng thời, là cái nôi nuôi dưỡng và hình
thành nhân cách của con người. Gia đình tác động đến con người khơng chỉ với
tính cách là thiết chế xã hội đầu tiên và lâu dài trong suốt cuộc đời con người,
mà còn là yếu tố trung gian, là “cầu nối giữa cá nhân và xã hội”. Mỗi cá nhân
thực hiện nghĩa vụ của mình đối với xã hội một phần rất cơ bản phải thơng qua
gia đình. Đồng thời, xã hội thơng qua gia đình để thể hiện vai trò, trách nhiệm
đối với cá nhân và yêu cầu cá nhân thực hiện nghĩa vụ của mình đối với xã hội.
Qua gia đình, ý thức cơng dân của cá nhân được nâng cao, sự gắn bó giữa gia
đình và xã hội có nội dung xác thực hơn.
1.3. Các chức năng cơ bản của gia đình

1.3.1. Chức năng tái sản xuất ra con người
Đây là chức năng đặc thù nhất của gia đình. Chức năng này được thực
hiện nhằm đáp ứng nhu cầu tình cảm rất tự nhiên của con người, đồng thời,
mang ý nghĩa to lớn là cung cấp nguồn nhân lực mới, đảm bảo sự phát triển
liên tục và trường tồn của xã hội loài người.
1.3.2. Chức năng ni dưỡng và giáo dục

Mơi trường gia đình thường là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi nhất để
thực hiện chức năng giáo dục, nuôi dưỡng đối với các thành viên trong gia đình,
đặc biệt là đối với con trẻ. Khoa học đã chứng minh rằng, gia đình đóng vai trị
đặc biệt quan trọng trong việc ni dưỡng, giáo dục để hình thành nhân cách con


4
người. Bởi vì, những mầm mống ban đầu của nhân cách, những sở thích, những
suy nghĩ về cuộc sống của mỗi cá nhân đều được hình thành chủ yếu ngay từ
trong mơi trường gia đình và theo mỗi cá nhân đi suốt cuộc đời.
1.3.3. Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình
Hoạt động kinh tế là chức năng tự nhiên của mọi gia đình nhằm tạo ra
những điều kiện vật chất để tổ chức tốt đời sống gia đình, ni dạy và giáo
dục con cái tốt hơn, đồng thời, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền
kinh tế quốc gia phát triển. Hoạt động kinh tế của gia đình bao gồm cả hoạt
động sản xuất, kinh doanh và hoạt động tổ chức tiêu dùng của gia đình.
Tổ chức tốt đời sống gia đình chính là việc tổ chức tiến hành các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của gia đình một cách có hiệu quả để tăng
thu nhập; đồng thời, là việc sử dụng một cách hợp lý các khoản thu nhập và
quỹ thời gian nhàn rỗi của các thành viên nhằm tạo ra một mơi trường văn
hóa lành mạnh trong gia đình, trong đó, tình cảm và lợi ích vật chất của mỗi
thành viên được đảm bảo hài hòa.
1.3.4. Chức năng đáp ứng nhu cầu tâm lý, sinh lý, tình cảm
Chức năng này được thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu tâm lý, sinh lý và
tình cảm tự nhiên của con người. Nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến giới tính và
giới, tâm lý lứa tuổi và thế hệ, những căng thẳng, mệt mỏi về thể chất và tâm hồn...
Trong xã hội hiện đại, mức độ bền vững của gia đình khơng chỉ phụ
thuộc vào sự ràng buộc của các mối quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ giữa vợ
và chồng; cha mẹ và con cái; sự hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích gia đình,
mà nó cịn bị chi phối bởi các mối quan hệ hịa hợp tình cảm giữa chồng và

vợ; cha mẹ và con cáí, sự đảm bảo hạnh phúc cá nhân, sinh hoạt tự do chính
đáng của mỗi thành viên gia đình trong cuộc sống chung.
2. XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
tiếp tục đề ra: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”.
No ấm: Gia đình no ấm là gia đình được đảm bảo an tồn về lương thực và
có điều kiện kinh tế tối thiểu bằng điều kiện kinh tế trung bình tại địa bàn cư trú;
đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần cho mọi thành viên trong gia đình.
Tiến bộ: Gia đình tiến bộ là gia đình mà mọi thành viên đều yêu thương,
tôn trọng lẫn nhau; cùng nhau chia sẻ mọi quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm;
tạo điều kiện và cơ hội như nhau cho sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân,
đồng thời, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với gia đình và xã hội
trong việc thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước và quy định của pháp luật.
Hạnh phúc: Gia đình hạnh phúc được xây dựng trên cơ sở gia đình no


5
ấm, bình đẳng, tiến bộ. Gia đình hạnh phúc là mọi thành viên trong gia đình
phải được đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về đời sống vật chất và tinh thần;
được hưởng bầu khơng khí cởi mở, u thương, cùng chia sẻ, đùm bọc và
giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.
Văn minh: Gia đình văn minh là gia đình tiếp thu được đầy đủ các yếu tố
tiên tiến của thời đại (bình đẳng, dân chủ, tơn trọng lợi ích chính đáng của cá
nhân...) để duy trì, xây dựng và phát triển gia đình.
Như vậy, xây dựng gia đình với đầy đủ những tiêu chí trên sẽ làm cho gia
đình thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, thúc đẩy xã
hội và đất nước phát triển nhanh, bền vững.
3. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
VIỆT NAM HIỆN NAY
Một là, về xây dựng gia đình thời kỳ cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Chỉ thị 49-CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư, yêu cầu: Cần nhận thức rõ
gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành cơng của
sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Coi đầu tư cho gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững; Tăng cường
lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác gia đình, coi đây là nhiệm vụ thường xun; chủ
động rà sốt, đánh giá tình hình gia đình tại địa phương, xây dựng và triển
khai các kế hoạch, đề án cụ thể giải quyết những khó khăn, thách thức về gia
đình và cơng tác gia đình; Tăng cường cơng tác giáo dục đời sống gia đình.
Cung cấp tới từng gia đình các kiến thức, kỹ năng sống.
Các cấp uỷ đảng, các tỉnh uỷ, thành uỷ xây dựng kế hoạch hành động
tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác gia đình.
Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban cán sự đảng các bộ, ngành Trung ương,
Đảng đoàn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các
đoàn thể, đặc biệt là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh qn triệt, thể chế hố và chỉ đạo, tổ chức thực hiện
nghiêm túc Chỉ thị, động viên toàn dân tích cực tham gia cơng tác gia đình,
tạo ra một phong trào xây dựng gia đình ít con (mỗi cặp vợ chồng chỉ một đến
hai con), no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc trong cả nước.
Ban Tư tưởng-Văn hố Trung ương chỉ đạo các cơ quan truyền thơng đại
chúng tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị, nêu gương người tốt, việc tốt, những điển
hình tiên tiến trong xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Hai là, xây dựng gia đình trên cơ sở kế thừa, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền
thống tốt đẹp của gia đình, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của nhân loại
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng gia đình mới khơng


6
mâu thuẫn với việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp vốn có
của gia đình. Gia đình Việt Nam hiện nay là sản phẩm của hai q trình diễn
ra song song, đồng thời, đó là q trình hiện đại hóa các giá trị truyền thống

tốt đẹp của gia đình; đồng thời, truyền thống hóa những giá trị, tinh hoa của
gia đình trong xã hội hiện đại.
Q trình hiện đại hóa các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam
biểu hiện ở chỗ: nhiều yếu tố trong gia đình truyền thống có giá trị bền vững,
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, như: sự gắn bó giữa các thành
viên trong gia đình; trên kính, dưới nhường; tình nghĩa thủy chung; lịng hiếu
thảo; tình yêu gia đình gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục
xây dựng gia đình kiểu mẫu “ơng bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ
chồng hòa thuận, anh chị em đồn kết, thương u nhau”. Kính trọng, bảo vệ và
chăm sóc người cao tuổi. Bảo trợ, giúp đỡ người cao tuổi gặp khó khăn, cơ đơn
khơng nơi nương tựa”.
Ba là, xây dựng gia đình theo các chuẩn mực của gia đình, thực hiện tốt
“Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” và Nghị
quyết số 21-NQ/TW, ngày 25-10-2017 về công tác dân số trong tình hình mới
Để làm tốt cơng tác xây dựng gia đình, trong nhiều năm qua, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, vấn đề gia đình ln được Nhà nước quan tâm tác động bằng
một hệ thống chính sách và điều chỉnh bằng nhiều văn bản pháp luật khá hoàn
chỉnh và toàn diện. Ngày 29-5-2012, “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam
đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Chiến lược đã xác định các quan điểm và những chỉ tiêu cụ thể mang tính định
hướng cho cơng tác xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, theo đó, hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình Việt
Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; là mơi trường quan trọng hình
thành, ni dưỡng và giáo dục nhân cách con người.v.v.
Bốn là, xây dựng gia đình trên cơ sở đảm bảo hôn nhân tiến bộ, tự
nguyện, bình đẳng giới và phịng, chống bạo lực gia đình
Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển
bền vững của xã hội và thành cơng của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Gia đình được xây dựng trên cơ sở gia đình hịa thuận, xây dựng tốt các
mối quan hệ với các cộng đồng, tổ chức ngồi gia đình (họ hàng, thân tộc,
làng xóm, khu dân cư...).
Nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng
đồng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật hơn nhân và gia đình, bình


7
đẳng giới. Tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã
hội vào gia đình. Tăng cường phịng, chống bạo lực trong gia đình…
Năm là, xây dựng gia đình phải gắn liền với hình thành và xác lập củng
cố mối quan hệ gắn bó với các cộng đồng, các thiết chế, tổ chức ngồi gia đình
Hiện nay, cơng tác xây dựng gia đình chỉ đạt hiệu quả cao nếu một mặt,
biết khơi dậy những giá trị truyền thống tốt đẹp, mặt khác, chỉ ra những tiêu
cực và tác hại của nó để định hướng cho các gia đình trong việc xây dựng gia
đình mới tiến bộ; đồng thời, phải biết dựa vào cộng đồng dân cư để thực hiện
các biện pháp giáo dục, tuyên truyền phù hợp nhằm triển khai những chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng gia đình, từ đó, tạo ra
phong trào thi đua rộng khắp và hiệu quả.
4. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH Ở ĐỒNG
THÁP HIỆN NAM
4.1. Giới thiệu điều kiện tự nhiên, dân số và đơn vị hành chính Đồng Tháp

Đồng Tháp là tỉnh đầu nguồn của sơng Cửu Long, diện tích đất tự nhiên
3.383,8 km², dân số khoảng 1,9 triệu người. Có 12 đơn vị hành chính cấp
huyện, bao gồm: 3 thành phố, 9 huyện, với 143 đơn vị hành chính cấp xã, bao
gồm 9 thị trấn, 19 phường và 115 xã. 02 bến cảng bên bờ sơng Tiền, vận
chuyển hàng hóa thuận lợi với biển Đông và nước bạn - Vương quốc
Campuchia. Cửa khẩu quốc tế Thường Phước (huyện Hồng Ngự), Cửa khẩu
quốc tế Dinh Bà (huyện Tân Hồng) và 05 cặp cửa khẩu phụ. Hệ thống giao

thông, gồm: Quốc lộ 30, 80, 54 cùng với Quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp
với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.
4.2. Những yếu tố tác động và vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng gia đình ở
Đồng Tháp hiện nay

4.2.1. Những yếu tố tác động đến việc xây dựng gia đình
Tác động của các yếu tố truyền thống
Nhiều phong tục, tâm lý, lối sống của xã hội cũ cịn in đậm trong các gia
đình và trong xã hội. Đó là lối sống trọng tình, trọng đạo lý, là tính cộng đồng
chặt chẽ... Những truyền thống này có những mặt tích cực và là yếu tố thuận
lợi cho việc xây dựng gia đình. Song, nó cũng có nhiều hạn chế và có tác
động tiêu cực đến sự phát triển của mỗi gia đình và tồn xã hội, như: tính gia
trưởng, thiếu dân chủ, quan hệ dịng họ chi phối mạnh...
Đồng Tháp vốn là tỉnh thuần nông lại chịu ảnh hưởng mặt trái tiêu cực của
tư tưởng Nho giáo trước đây để lại. Tâm lý trọng nam khinh nữ là một định kiến
hạn chế việc nhận thức đầy đủ và khách quan về năng lực, vai trò của người phụ
nữ trong gia đình, ngồi xã hội. Tư tưởng, tâm lý “nhất nam viết hữu, thập nữ


8
viết vơ”,“Tam tịng, tứ đức…” đã ăn sâu vào suy nghĩ, hành vi, thái độ của
người dân từ đời nay qua đời khác, trở thành “chuẩn mực” sống bất thành văn
của xã hội.
Trong khi đó, Phụ nữ có vai trị rất lớn trong xã hội là sinh đẻ và nuôi
dưỡng các thế hệ, sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, chăm sóc các thành
viên gia đình, nhưng vị thế của họ lại rất thấp, bị coi rẻ và phụ thuộc vào nam
giới. Sự khác biệt giữa vị thế và vai trị của phụ nữ chính là điểm bất cơng
trong nhận thức của gia đình và xã hội trở nên trầm trọng. Như: “Con hư tại
mẹ, cháu hư tại bà”; “đàn ông nông nổi giếng khơi; đàn bà sâu sắc như cơi
đựng trầu” hay “đàn bà thì biết gì…” vẫn cịn tồn tại dai dẳn trong mỗi gia

đình và xã hội ở địa phương.
Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường hiện
nay, gia đình cũng có nhiều biến đổi theo hướng năng động hơn, có nhiều
điều kiện phát triển gia đình để thích ứng với những điều kiện kinh tế - xã hội
mới. Xét dưới góc độ văn hóa, nhiều giá trị, kể cả giá trị truyền thống, khơng
cịn bị khép kín trong biên giới quốc gia - dân tộc, mà có điều kiện mở rộng
hơn, qua đó, khẳng định nét độc đáo, bản sắc của dân tộc.
Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường, của hội nhập quốc tế, sức ép
của công nghiệp hóa, đơ thị hóa.... cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề mới tác
động xấu đến gia đình, như: Tình trạng ly hôn, ly thân ngày càng gia tăng kéo
theo những hệ lụy khơng nhỏ đối với từng gia đình và toàn xã hội: trẻ em dễ
tiếp xúc hư hỏng, tiếp thu văn hóa phẩm tiêu cực, bỏ học lang thang kiếm
sống, vi phạm pháp luật; buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới; sự mất cân
bằng giới tính đang gia tăng; hơn nhân xun quốc gia dưới nhiều hình thức
khác nhau; mơ hình gia đình khơng kết hôn, độc thân, sống thử; do áp lực
công việc, áp lực về kinh tế có những cặp vợ chồng muốn kết hơn mà khơng
muốn có con, hoặc có phụ nữ muốn có con mà khơng muốn lập gia đình; bạo
lực gia đình có xu hướng tăng do nhiều ngun nhân khác nhau mà nạn nhân
chủ yếu là phụ nữ, người già, trẻ em.
Tác động của khoa học và công nghệ
Thời đại tồn cầu hóa, khoa học và cơng nghệ hiện đại, nhất là công
nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ đang tạo ra nhiều cơ hội tốt tiếp thu trí
thức mới cho các gia đình trong việc thực hiện các chức năng. Đồng thời, việc
xây dựng gia đình cũng đạt hiệu quả cao và thuận lợi hơn khi ứng dụng những
thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, nhất là trong công tác tuyên
truyền, giáo dục, nêu gương.v.v.
Song, sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông



9
tin, cũng đang đặt ra những thách thức mới cho mỗi gia đình và nhất là cho
cơng tác quản lý, kiểm sốt các luồng thơng tin trái chiều, thậm chí độc hại
trên mạng, như: đánh bạc qua mạng, mại dâm qua mạng, lừa đảo qua mạng…
Mặt khác, hiện nay đang diễn ra tình trạng lạm dụng kỹ thuật cơng nghệ
trong việc phát hiện sớm giới tính thai nhi làm tăng tình trạng mất cân bằng
giới tính khi sinh đang diễn ra nghiêm trọng ở nhiều nơi, trong đó có Đồng
Tháp. Nếu khơng kiểm sốt tốt vấn đề này, đây sẽ là một nguy cơ đe dọa sự
phát triển ổn định và bền vững về dân số của Tỉnh trong thời gian tới.
4.2.3. Những vấn đề đặt ra đối với xây dựng gia đình ở Đồng Tháp hiện nay
Một là, nhận thức của xã hội về vị trí, vai trị của gia đình, xây dựng gia
đình cịn hạn chế làm cho việc thực hiện các chức năng của gia đình đang gặp
nhiều khó khăn.
Hai là, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, gia đình đã có nhiều biến
đổỉ cần phảỉ nhận diện để xây dựng chiến lược phát triển gia đình phù hợp.
Hiện nay, quy mơ gia đình ngày càng thu nhỏ và phổ biến là gia đình hai
thế hệ cùng sống chung: cha mẹ - con cái, số con trong gia đình cũng khơng
nhiều như trước, cá biệt cịn một số gia đình đơn thân.
Trong xã hội hiện đại, việc thực hiện các chức năng của gia đình cũng có
nhiều biến đổi. Việc qn xuyến, quan tâm, giáo dục, chăm sóc con cái của
cha mẹ cũng lạc lõng hơn trước đây.
Ba là, nhiều thách thức đặt ra đối với vấn đề dân số và gia đình hiện nay.
Hiện nay, công tác dân số và phát triển vẫn còn nhiều hạn chế. Mức sinh
giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể. Tốc độ già hóa dân số đang có chiều
hướng ngày càng tăng.
Bốn là, cơng tác truyền thơng và cơng tác quản lý gia đình triển khai
thực hiện chưa thật hiệu quả.
Công tác truyền thông và công tác quản lý gia đình cịn nhiều hạn chế.
Nội dung truyền thơng, cung cấp dịch vụ chưa tồn diện, chủ yếu tập trung

vào kế hoạch hóa gia đình, chưa chú trọng đến “dân số và phát triển”; Do hiện
nay trẻ hóa đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, hướng dẫn nên khi tiếp
xúc, gặp gỡ những người lớn tuổi việc vận động, thuyết phục chưa mang lại
hiệu quả cao; việc cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số và tác động qua lại với
phát triển chưa được nhận thức rõ. Một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận
thức đúng và đầy đủ về tính chất lâu dài, khó khăn, phức tạp, tầm quan trọng
và ý nghĩa của việc quán triệt quan điểm “dân số và phát triển”; lãnh đạo, chỉ
đạo chưa quyết liệt, chưa hiệu quả, cịn giao khốn cho cán bộ và thiếu kiểm
tra, giám sát việc thực hiện.


10
Năm là, bạo lực gia đình, tình trạng bn bán phụ nữ và trẻ em vẫn còn
diễn ra phổ biến.
Mặc dù, trong Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam có đề cập đến trách
nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với trẻ em, phụ nữ có thai và người
cao tuổi, các bộ luật quan trọng như “Luật Bình đăng giới”, “Luật Phịng, chống
bạo lực gia đình” đã được ban hành, song trên thực tế, những chính sách tác
động đến vấn đề này chưa đem lại hiệu quả như mong muốn, cụ thể:
Trong những năm qua đối với các tỉnh Miền tây Nam bộ nói chung, tỉnh
Đồng Tháp nói riêng nỗi lên tình trạng phụ nữ lấy chồng Đài Loan (Trung Quốc)
thơng qua các dịch vụ “cị mai mối kết hôn”. Tập trung nhiều ở các huyện Lai
Vung, Châu Thành, Lấp Vò… với số lượng rất nhiều. Do thiếu hiểu biết về pháp
luật, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, sinh hoạt và mong muốn đổi đời nhanh…
sau khi lấy chồng đã để lại những hệ lụy cho gia đình và xã hội, như:
- Hơn nhân mất cân bằng về tuổi giữa vợ và chồng, thậm chí lớn hơn tuổi
của cha me; có khuyến khuyết về cơ thể; hoặc cưới về sau đó làm vợ cho
nhiều người trong gia đình; bị đánh đập, hành hạ …
- Thơng qua kết hôn nhiều phụ nữ bị lừa bán cho các đường dây mua bán
phụ nữ ở Trung Quốc, Malaysia để làm gái mại dâm…;

- Có trường hợp do bất đồng về ngơn ngữ, sinh hoạt, tập qn trong gia
đình chồng…sau đó nhiều phụ nữ bồng con tìm cách trốn về nước. Khi trốn
về Việt Nam khơng cịn giấy tờ tùy thân. Nên khi làm lại các thủ tục giấy tờ,
thủ tục ly hôn, giấy khai sinh, kể cả học hành của trẻ em cũng rất khó khăn…
5. NHỮNG ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM
5.1. Ưu điểm

Đa số cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội
nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí, chức năng của gia đình, tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo và thực hiện cơng tác gia đình. Qua thực hiện các đề án, kế hoạch của
Tỉnh đã góp phần thực hiện tốt cơng tác xố đói, giảm nghèo, đẩy lùi các tệ nạn
xã hội, phát huy dân chủ ở cơ sở, ổn định chính trị, giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an tồn xã hội.
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến các văn bản có liên quan về chính
sách, pháp luật của Nhà nước, kỹ năng ứng xử, tổ chức đời sống gia đình
được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, tạo sức lan toả mạnh
mẽ trong cộng đồng xã hội. Nội dung công tác gia đình cơ bản đáp ứng được
nhu cầu và nguyện vọng của người dân nên nhận được sự đồng tình, tham gia
hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân.


11
Việc triển khai thực hiện phong trào, các mơ hình gia đình no ấm, bình đẳng,
tiến bộ, hạnh phúc đạt nhiều kết quả, xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương
gia đình tiêu biểu, xây dựng gia đình hạnh phúc và sản xuất kinh doanh giỏi, phát
triển kinh tế, có những đóng góp quan trọng đối với quê hương, đất nước.
Các hộ gia đình được tạo điều kiện hưởng thụ các dịch vụ văn hoá, y tế,
giáo dục; các dịch vụ xã hội cơ bản cho gia đình được tăng cường cung cấp;
kiểm soát và giải quyết kịp thời các vụ bạo lực gia đình, bn bán phụ nữ và trẻ

em, hơn nhân có yếu tố nước ngồi, xâm hại tình dục trẻ em, bất bình đẳng giới
trong gia đình. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được
cải thiện; các thành viên trong gia đình ngày càng quan tâm, chăm sóc lẫn
nhau; vai trị của phụ nữ trong gia đình ngày càng nâng lên.
Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban bí thư và Kế hoạch
số 75-KH/TU ngày 03/10/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về các nội dung
thực hiện công tác gia đình trong thời kỳ mới, kết quả như sau:
Tình hình bạo lực gia đình trên địa bàn Tỉnh cơ bản được kiềm chế và
giảm mạnh; năm 2009, toàn Tỉnh có gần 2.000 vụ bạo lực gia đình, đến năm
2019 còn 92 vụ (giảm 1.906 vụ). Đời sống của nhân dân ngày càng đi lên, hộ
nghèo giảm, hộ giàu tăng, tình làng nghĩa xóm được bền chặt, các hoạt động
văn hố, văn nghệ ngày càng phát huy, góp phần xây dựng nếp sống văn minh
trong từng gia đình.
Tính đến cuối năm 2019, tồn Tỉnh có 8.665 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,1%;
hộ cận nghèo có 22.496 hộ, chiếm tỷ lệ 5,36%. Công tác định hướng, đào tạo
nghề được quan tâm hơn, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần tạo nguồn thu
nhập cho hộ gia đình, giảm nghèo bền vững, ổn định tình hình trật tự xã hội.
Về xây dựng gia đình văn hố, trên địa bàn Tỉnh ln đạt tỷ lệ cao, chất
lượng từng bước được nâng lên, tỷ lệ gia đình văn hố bình qn đạt
87,09%/năm (năm 2005 đạt 78,21%, đến năm 2019 đạt 91,07%, tăng 12,86%).
Hoạt động của Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá", các cấp Hội phụ nữ xây dựng được 251 tủ sách tại các xã, thị
trấn, duy trì và thành lập được 95 Câu lạc bộ phịng, chống bạo lực gia đình
với gần 2.500 thành viên. Hội Nông dân một số địa phương thành lập Câu lạc
bộ nơng dân với phát triển gia đình; có 10 đề án, chương trình, kế hoạch về
xây dựng gia đình thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố của Tỉnh...
5.2. Hạn chế

Một số cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân cịn xem nhẹ
cơng tác gia đình, chưa quan tâm đúng mức vai trị gia đình trong đời sống xã

hội. Sự phối hợp giữa các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong việc xây
dựng gia đình văn hố có lúc chưa chặt chẽ. Cơng tác gia đình ở một vài địa


12
phương chủ yếu lồng ghép thực hiện với các hoạt động chung về văn hoá - xã
hội nên hiệu quả chưa cao.
Việc phát động xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh
phúc chưa sâu rộng. Nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình
như hiếu nghĩa, thuỷ chung, kính trên nhường dưới đang có biểu hiện xuống
cấp. Tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, rượu chè, mại dâm và HIV/AIDS vẫn
đang thâm nhập vào các gia đình. Tình trạng ly hơn của các gia đình trẻ, bạo
lực gia đình tuy được kéo giảm nhưng còn ở mức cao, tác động đến các giá trị
văn hố truyền thống của gia đình Việt Nam.
Tình trạng bạo lực gia đình, bn bán phụ nữ qua biên giới đang gia tăng
với mức độ ngày càng nghiêm trọng, vấn đề chăm sóc trẻ em chưa được coi
trọng. Tình trạng trẻ em bị xâm hại, hoặc vi phạm pháp luật ở tuổi vị thành
niên đang ngày càng gia tăng, gây đau xót cho nhiều gia đình và gây bất ổn xã
hội. Quan hệ giữa vợ - chồng trong nhiều gia đình ngày càng lỏng lẻo dẫn tới
tình trạng tan vỡ gia đình có xu hướng gia tăng.
Việc sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm và biểu dương, khen thưởng đối với
tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong cơng tác gia đình chưa thường
xun. Kinh phí thực hiện cơng tác gia đình được bố trí theo từng cấp. Tuy
nhiên, một số nơi cịn gặp khó khăn trong việc giải ngân, triển khai các hoạt
động theo quy định. Một số cán bộ làm công tác tư vấn, hồ giải đa số kiêm
nhiệm, ít thời gian nghiên cứu, hạn chế về chuyên môn, kỹ năng.
5.3. Nguyên nhân

Mặt trái của cơ chế thị trường, xu thế toàn cầu hoá đã và đang tác động
tiêu cực đến đạo đức xã hội, nhiều tệ nạn xã hội "tấn công" vào các gia đình,

ảnh hưởng lớn đến lối sống, đến việc hình thành nhân cách của con người và
các mối quan hệ trong gia đình; quan hệ vợ chồng, anh em, họ hàng, làng xóm
bị phai mờ, giá trị tinh thần bị xem nhẹ; những thay đổi của xã hội đã kéo
theo sự thay đổi của gia đình, khiến cho các quan hệ trong gia đình trở nên
lỏng lẻo; nhiều gia đình có điều kiện, cha mẹ mải lo làm ăn, kiếm tiền, cơng
tác, khơng có thời gian quan tâm giáo dục con cái dẫn đến con cái hư hỏng, sa
vào tệ nạn xã hội…
Nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền, nhất là ở cơ sở về cơng tác gia
đình chưa đầy đủ và sâu sắc. Cơng tác giáo dục nâng cao ý thức của cộng đồng và
từng gia đình trong việc xây dựng gia đình, chăm sóc trẻ em tại một vài địa phương
chưa được chú trọng đúng mức; vẫn cịn tình trạng gia đình, cá nhân chưa thấy rõ
trách nhiệm, cịn ỷ lại, trơng chờ vào chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội.
Hoạt động phối hợp giữa các ngành có lúc, có nơi chưa chặt chẽ và thiếu
đồng bộ; vẫn còn một số cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu trong việc xây


13
dựng gia đình và ni dạy con cháu, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối
với công tác vận động xây dựng gia đình ở cơ sở.
Nhân sự Ban Chỉ đạo, Ban Công tác các cấp, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ
"Gia đình phát triển bền vững" thường xuyên thay đổi, kiêm nhiệm nhiều
cơng việc gây khó khăn trong nắm tình hình cơ sở, chưa đầu tư nhiều thời
gian cho cơng tác gia đình dẫn đến hiệu quả tham mưu có lúc chưa cao.
Cơng tác gia đình là lĩnh vực rộng, hình thức bạo lực gia đình đa dạng,
người bị bạo lực thường có tâm lý e dè, khơng dám tố giác người thân hoặc
người gây bạo lực nên việc phát hiện và xử lý của ngành chức năng gặp khó
khăn, đơi lúc chưa kịp thời.
Thiết chế văn hố, thể thao ở cơ sở đáp ứng phần nào nhu cầu hoạt động
văn hoá thể thao của nhân dân. Tuy nhiên, phần lớn đầu tư chưa đồng bộ; một
số thiết chế nhà văn hoá, thể thao chưa được sử dụng hợp lý và chưa phát huy

hiệu quả. Một số địa phương chưa thật sự quan tâm việc đổi mới hình thức tổ
chức và nâng cao chất lượng công tác gia đình nên cịn những hoạt động đơn
điệu, chưa thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân.
Do mâu thuẫn của vợ chồng đã ảnh hưởng không tốt tới suy nghĩ và
hành động của con trẻ làm chúng có những khái niệm sai lệch về gia đình.
Bạo hành trong gia đình cũng làm cho mối quan hệ giữa các thành viên trong
gia đình rạn vỡ nó là ngun nhân tan vỡ của nhiều gia đình hiện nay. Tỷ lệ
các cuộc ly hôn không ngừng tăng trong những năm qua cũng đã ảnh hưởng
tới chất lượng gia đình.
Cha mẹ khơng thông cảm, thường hay la gầy các con trong độ tuổi vị
thành niên. Phần lớn cho rằng trẻ không vâng lời, hay cãi cải lại… Việc học
tập, thi cử hay vì sỹ diện của cha mẹ cũng là nguyên nhân áp lực đối với
thanh thiếu niên, không được điểm cao thì thường được cha mẹ đem ra so
sánh với bạn bè, la mắng gây nên tâm lý căng thẳng của thế hệ này.
5.4. Bài học kinh nghiệm

Công tác xây dựng gia đình trong thời kỳ cơng nghiệp hố - hiện đại hố
cần phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp uỷ, chính
quyền; sự phối hợp giữa các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và các thành
phần trong xã hội cùng tham gia. Cán bộ, đảng viên và người đứng đầu phải
gương mẫu trong rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực
thực hiện nhiệm vụ, là tấm gương về xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng,
tiến bộ, hạnh phúc để nhân dân noi theo.
Cơng tác gia đình triển khai lồng ghép với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hố", cuộc vận động "Tồn dân đồn kết xây dựng nơng thơn
mới, đơ thị văn minh" và các phong trào, cuộc vận động khác… để tạo nên sức


14
mạnh tổng hợp, phát huy hiệu quả. Kiên trì thực hiện các mục tiêu đã đề ra, coi

trọng chất lượng, hiệu quả, khơng chạy theo thành tích. Nội dung của các mục tiêu
chiến lược, kế hoạch về công tác gia đình phù hợp với thực tế ở từng địa phương.
Chú trọng tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên và định kỳ nhằm
giúp các cấp kịp thời phát huy ưu điểm, nhân rộng mơ hình tốt, uốn nắn, sửa
chữa những hạn chế, yếu kém. Kịp thời biểu dương, khen thưởng và nhân
rộng những gia đình văn hố tiêu biểu, xuất sắc trong các phong trào ở cơ sở.
Đồng thời nghiêm khắc phê bình những gia đình chưa thực hiện tốt hoặc vi
phạm các quy định về nếp sống văn minh cộng đồng.
Chăm lo phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thực hiện tốt các chính sách an sinh
xã hội; tạo cơ hội cho mọi người được học tập suốt đời, được học nghề, được
lao động, làm việc phù hợp với năng lực của mình, bảo đảm thu nhập, không
ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình.
6. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
TRONG THỜI GIAN TỚI
6.1. Phương hướng

6.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về cơng tác gia đình
Các cấp uỷ tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng gia đình thời
kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và
thường xuyên. Nội dung cơng tác gia đình, phịng chống bạo lực gia đình, xây
dựng gia đình văn hố được quan tâm đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội hàng năm và 05 năm của từng địa phương; các cơ quan, đơn vị lồng ghép
tuyên truyền thực hiện công tác gia đình với cuộc vận động xây dựng đời sống
văn hố ở cơ sở và các chương trình giảm nghèo, hỗ trợ tìm việc làm, đền ơn
đáp nghĩa, an sinh xã hội...
Công tác kiểm tra, giám sát về gia đình, bình đẳng giới, phịng, chống
bạo lực gia đình, chăm sóc trẻ em, người cao tuổi được thực hiện định kỳ
hoặc theo hình thức chuyên đề. Hàng năm và giai đoạn 03 năm, 05 năm, 10
năm tiến hành đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW, lồng ghép

công tác gia đình và phong trào "Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn
hố" trên địa bàn Tỉnh. Ngồi ra, chính quyền các cấp chỉ đạo tổ chức các
cuộc điều tra dân số, phát hiện những gia đình bất hạnh, nhất là các gia đình
có người thân ly hơn, ly thân, chung sống khơng kết hơn để có hướng dẫn,
giúp đỡ kịp thời.
6.1.2. Tăng cường nhận thức về vị ví, vai trị của gia đình đối với sự
phát triển bền vững


15
Để tăng cường nhận thức đúng đắn của người dân và tồn xã hội về vị
trí, vai trị quan trọng của gia đình đối với sự phát triển bền vững, Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ giao Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ hướng dẫn, định hướng các
cơ quan báo chí đối với cơng tác truyền thơng dân số, cơng tác gia đình, chính
sách kế hoạch hố gia đình, chăm sóc và bảo vệ trẻ em... Qua đó, các cơ quan
thơng tin đại chúng thường xuyên xây dựng chuyên trang, chuyên mục,
chuyên đề phản ánh, nêu gương điển hình tiên tiến thực hiện tốt nhiệm vụ xây
dựng gia đình văn hố, giúp nhau làm kinh tế giỏi...
Các cấp uỷ lãnh đạo tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơng tác gia đình,
tạo được sự quan tâm theo dõi, hiểu biết và thực hiện của cán bộ, đảng viên
và nhân dân. Nhiều cuộc tuyên truyền nhân các ngày lễ hoặc lồng ghép gắn
các nội dung xây dựng gia đình "no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc" vào
các buổi sinh hoạt của chi bộ ở cơ sở, sinh hoạt các Câu lạc bộ "Gia đình phát
triển bền vững", "Trợ giúp pháp lý", "Nông dân với pháp luật", “Hội quán
nông dân”, “Tổ Nhân dân tự quản”, “Đội tuyên truyền lưu động…” đến tồn
thể cán bộ, cơng chức, viên chức và nhân dân với nhiều hình thức đa dạng,
phong phú, như: Hội thảo, tập huấn, cổ động trực quan, gắn kết các chương
trình văn hoá, văn nghệ, các buổi sinh hoạt, gặp mặt, toạ đàm…
6.1.3. Cơng tác giáo dục đời sống gia đình

Cơng tác giáo dục đời sống gia đình được các cấp uỷ quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện đạt kết quả tốt. Phần lớn các gia đình từng bước nâng cao
kiến thức, kỹ năng sống, đặc biệt là phát huy tính tự nguyện, tự giác, tích cực
thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hố tốt
đẹp của gia đình Việt Nam.
Hàng năm, các cấp, các ngành duy trì tổ chức Họp mặt biểu dương Gia
đình tiêu biểu từng cấp (tỉnh, huyện, xã), thành lập nhiều mơ hình về gia đình
thu hút sự hưởng ứng mạnh mẽ của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động và nhân dân; giúp người dân hiểu hơn về Luật Phịng, chống
bạo lực gia đình, Luật Bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em…
6.1.4. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành nhiều chủ trương, kế hoạch để đẩy mạnh
phát triển kinh tế hộ gia đình; các cấp, các ngành tập trung đẩy mạnh thực hiện
các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bảo đảm kết quả bền
vững của chương trình xố đói, giảm nghèo và tạo việc làm, nhất là ở các vùng
khó khăn; quan tâm đặc biệt tới các gia đình có công với cách mạng; hỗ trợ vay
vốn cho các hộ nghèo, cận nghèo; triển khai các mơ hình vận động và hỗ trợ xây
nhà trả chậm cho hộ gia đình, được nhân dân đồng tình tham gia nhằm giảm
nghèo, nâng cao thu nhập, làm giàu chính đáng và cải thiện đời sống.


16
Công tác định hướng, đào tạo nghề được quan tâm hơn. Hàng năm, các
ngành chuyên môn tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề của lao động, nhu cầu
sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp để có định
hướng hỗ trợ đào tạo cho phù hợp; chú trọng liên kết với các đơn vị sử dụng lao
động và rà sốt, cập nhật tình hình giải quyết việc làm sau đào tạo; đặc biệt là
thực hiện chương trình đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi, nhiều
năm liền Tỉnh đứng vào tốp đầu khu vực có số lượng lao động tham gia cao.
6.1.5. Xây dựng gia đình văn hố

Thơng qua phong trào xây dựng gia đình văn hố, đã xuất hiện nhiều mơ
hình gia đình tiêu biểu nề nếp, gia đình hiếu học, ơng bà mẫu mực - con cháu
thảo hiền, gia đình ấm no, hạnh phúc... Các tiêu chí về gia đình, phịng, chống
bạo lực gia đình, bình đẳng giới được đưa vào các nội dung đánh giá và cơng
nhận danh hiệu Gia đình văn hố, góp phần xây dựng con người với đầy đủ
các chuẩn mực, giá trị đạo đức, nhân cách, lối sống tốt đẹp.
6.1.6. Hoạt động của Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hố"
Tỉnh có chủ trương đưa nội dung cơng tác gia đình trở thành những tiêu chí
cụ thể trong phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" và
nhiệm vụ điều hành, quản lý cơng tác gia đình là trách nhiệm của Ban Chỉ đạo
phong trào cấp tỉnh, cấp huyện, Ban công tác cấp xã và Ban vận động khóm, ấp.
Hàng năm, các cấp, các ngành, Ban vận động khóm, ấp, Tổ Nhân dân tự quản
quan tâm động viên, tạo điều kiện cho người dân phấn đấu xây dựng các danh
hiệu văn hoá, đưa phong trào đến với từng người, từng nhà, từng hộ gia đình và
dần trở thành nền nếp sinh hoạt trong cuộc sống cộng đồng dân cư…
Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân Tỉnh thường xuyên lãnh đạo Ủy ban
nhân dân Tỉnh chỉ đạo các ngành củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống Ban Chỉ đạo phong trào các cấp.
Vai trị của tổ chức chính trị - xã hội các cấp ngày càng được phát huy
trong cơng tác vận động xây dựng gia đình tiến bộ. Phong trào phụ nữ giúp
nhau xố đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hố, hồ thuận, tiến bộ,
hạnh phúc, cuộc vận động "5 không, 3 sạch", phong trào thi đua "Phụ nữ tích
cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc"...
6.1.7. Triển khai chiến lược và chương trình mục tiêu về cơng tác gia đình
Tỉnh đã triển khai nhiều kế hoạch, chương trình, đề án, trong đó, Chiến
lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là một trong
những nội dung tổng quát bao trùm các chỉ tiêu về công tác gia đình và
phịng, chống bạo lực gia đình với nhiều hoạt động cụ thể, đến nay, các kế
hoạch đều đạt và vượt mục tiêu đề ra, ngày càng đi vào nền nếp.



17
6.2. Giải pháp thực hiện

Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân Tỉnh lãnh đạo Uỷ ban nhân dân Tỉnh
chỉ đạo các sở, ban, ngành Tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế
hoạch triển khai thực hiện tốt các kế hoạch, chương trình hành động về cơng
tác gia đình.
Kiện tồn bộ máy tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hố" các cấp; phát huy vai trị chủ động, tích cực
và quy định trách nhiệm của từng ngành thành viên đối với cơng tác gia đình.
Đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, vận động thực hiện Chỉ thị số
49-CT/TW, Kế hoạch số 75-KH/TU cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Đẩy mạnh vận
động xã hội hoá, các nguồn tài trợ để nâng cao hiệu quả các hoạt động cơng tác
gia đình, tạo sự phong phú, hấp dẫn, thu hút sự tham gia đông đảo của người
dân. Đầu tư, xây dựng thiết chế văn hố phục vụ cơng tác xây dựng gia đình phù
hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu hưởng thụ của người dân.
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hoá cơ sở đảm
bảo số lượng, chất lượng, trình độ chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ của công tác gia đình trong thời gian tới. Thường xuyên tổ chức tập
huấn kiến thức bình đẳng giới và phịng chống bạo lực gia đình tại địa phương có
nguy cơ bạo lực gia đình cao. Quan tâm vận động xố bỏ các hủ tục, tập qn lạc
hậu trong hơn nhân và gia đình; chống lối sống thực dụng, ích kỷ, đồi truỵ.
Chú trọng xây dựng và nhân rộng những điển hình về gia đình truyền
thống, gia đình hiện đại và bình đẳng giới; các mơ hình phịng, chống bạo lực
gia đình, đồng thời lồng ghép nội dung phịng, chống bạo lực gia đình vào các
mơ hình câu lạc bộ hiện có bảo đảm thiết thực, hiệu quả.
Để đồng hành cùng với các giải pháp nêu trên, có đề xuất, kiến nghị
như sau:

Đề nghị Trung ương tiếp tục chỉ đạo và quan tâm đầu tư thực hiện chất
lượng, hiệu quả các chương trình, đề án về cơng tác gia đình. Thành lập, hồn
thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác phụ nữ, gia đình và trẻ em
phù hợp với tình hình mới.
Đề nghị Trung ương có chính sách hỗ trợ thêm nguồn kinh phí cho các
địa phương để triển khai thực hiện cơng tác gia đình. Quan tâm chính sách
cho các đối tượng làm cơng tác gia đình ở cấp huyện, xã.
Để phát triển hài hịa về chính sách dân số, gia đinh, xã hội và duy trì nịi
giống đề nghị có cơ chế khuyến khích cho sinh con thứ 3 đối với những gia đình
là đảng viên, cán bộ, viên chức, công chức của các cơ quan nhà nước.


18
Phần III. KẾT LUẬN
Ở nước ta hiên nay, gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nồi giống, là
mơi trường quan trọng hình thành, ni dưỡng và giáo dục nhân cách con
người, bảo tồn và phát huy văn hóa tuyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn
xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc. Do đó xây
dựng gia đình văn hóa mới là chủ trương của Đảng hiện nay, nó có ý nghĩa to
lớn, góp phần quan trọng vào việc ổn định và cải thiện đời sống thực hiện kế
hoạch hóa dân số, giữ gìn và phát huy truyền thống đạo đức, văn hóa tốt đẹp
của dân tộc, phát triển lực lượng sản xuất. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Rất quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã
hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân
của xã hội là gia đình. Chính vì vậy muốn xây dựng CNXH mà phải chú ý hạt
nhân cho tốt”; “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội
chủ nghĩa và tư tưởng xã hội chủ nghĩa”
Một gia đình hạnh phúc, hoà thuận sẽ tác động tới cộng đồng, thúc đẩy
xã hội vận động tạo ra sự biến đổi và phát triển. Gia đình hạnh phúc bền vững
khơng chỉ có sự "no ấm, bình đẳng, tiến bộ" mà cịn là nơi hội tụ tổng thể

những nét đẹp văn hoá của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Nó được thể
hiện qua thái độ, hành vi, cách cư xử trong gia đình, trong đó phải đảm bảo
các ngun tắc: Đối với người trên phải tơn kính, lễ độ, khiêm tốn và quan
tâm, chăm sóc; đối với người dưới phải biểu lộ thái độ thông cảm, nhường
nhịn, giúp đỡ, vị tha; đối với người cùng thế hệ phải hết sức tôn trọng, chân
thành, bác ái; trong quan hệ vợ chồng phải hồ thuận trên cơ sở tình u
thương chung thuỷ và sự hiểu biết lẫn nhau.
Thực tiễn đã chứng minh, gia đình yên ấm hạnh phúc là điều kiện, tiền
đề quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách và bảo đảm cho lao
động sáng tạo đạt hiệu quả cao nhất. Mỗi thành viên đều có trách nhiệm vun
đắp, tham gia xây dựng tổ ấm gia đình, trong đó người vợ, người mẹ có vai
trị rất quan trọng. Trong giáo dục con cái phải kết hợp chặt chẽ giữa môi
trường "Gia đình - nhà trường - xã hội " thì hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn. Tuy
nhiên, chúng ta khơng nên "tuyệt đối hố" giáo dục trong gia đình mà xem
nhẹ giáo dục ở nhà trường và xã hội, hoặc "phó mặc" sự giáo dục con cái cho
nhà trường và xã hội./.


19

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp Hành
Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật. H.2008.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI,
Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật. H.2011.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII,
Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật. H.2016.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật. H.2021, t.I.
5. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa

học (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb. Lý luận chính trị,
(tài liệu có cập nhật, chỉnh sửa năm 2021).
6. Ban bí Thư Trung ương Đảng: Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 21/02/2005

của Ban Bí thư về xây dựng gia đình trong thời kỳ cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước
7. Tỉnh ủy: Kế hoạch số 75-KH/TU, 03/10/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh
uỷ về các nội dung thực hiện công tác gia đình trong thời kỳ mới.
8. Tỉnh ủy: Báo cáo số 653-BC/TU, ngày 01/6/2020 của Tỉnh ủy Đồng
Tháp về việc Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW
của Ban Bí thư Trung ương Đảng khố IX về xây dựng gia đình thời kỳ
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.



×