Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tiểu luận Triết học: Phân tích quan điểm của triết học Mác Lênin về bản chất con người. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.15 KB, 6 trang )

Họ và tên: Nguyễn Trọng Anh MSSV: 31211026865
Mã lớp HP: FB014

Số thứ tự trong lớp: 03

Đề: Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về bản chất con người. Ý
nghĩa lý luận và thực tiễn.
Bài làm:
Trong qua trình hình thành và phát triển của lịch sử nhân loại, vấn đề nguồn gốc
và bản chất con người vẫn luôn được con người ta quan tâm hàng đầu. Và cũng khơng
ngoại lệ khi vấn đề ấy được giải thích tổng qt dưới góc nhìn của triết học Mác –
Lênin. Để từ đó, đúc kết nên những bài học trong phát triển nguồn nhân lực của đất
nước ta thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
1. Con người là một thực thể sinh học - xã hội:
Theo định nghĩa của C. Mác, con người là một sinh vật mang tính xã hội ở trình
độ phát triển cao nhất của giới tự nhiên và lịch sử xã hội. Vì thế, con người là chủ thể
của lịch sử và sáng tạo nên tất cả các thành tựu của văn minh cũng như văn hóa. Xét
trên phương diện sinh học, con người khơng chỉ một thực thể sinh vật mà cịn là sản
phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội. “Bản thân cái sự kiện là con người từ
loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người khơng bao giờ hồn tồn thốt
ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật”[1] . Nó có nghĩa rằng, cũng như mọi động
vật khác, con người phải tìm kiếm nguồn thức ăn, nước uống và “đấu tranh sinh tồn”
để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, Con người khơng chỉ là một thực thể sinh học mà
cịn là một bộ phận cấu tạo của giới tự nhiên. “Giới tự nhiên... là thân thể vô cơ của
con người,... đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự
nhiên”[2] . Xét trên bình diện thực thể sinh học, con người phải tuân theo các quy luật
của giới tự nhiên, các quy luật sinh học như di truyền, tiến hóa và các q trình sinh
học của giới tự nhiên. Là một bộ phận của giới tự nhiên, nhưng con người lại có thể
biến đổi giới tự nhiên và cả chính bản thân mình, dựa theo các quy luật khách quan. Vì
lẽ đó, đây chính là điểm khác biệt quan trọng giữa con người và các thực thể sinh học
khác trong giới tự nhiên. Về phương diện thể xác, con người sống bằng những sản


phẩm tự nhiên dưới hình các thức như: thực phẩm, nhiên liệu, áo quần, nhà ở,... Thông

[1]


qua các hoạt động thực tiễn, con người trở thành một bộ phận đặc biệt trong giới tự
nhiên và có quan hệ với giới tự nhiên cũng như thống nhất với giới tự nhiên, bởi vì
giới tự nhiên là “thân thể vơ cơ của con người”. Vì lẽ đó, con người nếu muốn tồn tại
và phát triển thì phải dựa vào giới tự nhiên, gắn bó với giới tự nhiên, hịa hợp với giới
tự nhiên. Quan niệm này chính là nền tảng lý luận và phương pháp luận có tính quan
trọng đồng thời mang tính thời sự trong bối cảnh khủng hoảng sinh thái và những yêu
cầu phát triển bền vững của xã hội hiện nay.
Tuy nhiên, chỉ dừng lại tại đặc tính sinh học, thực thể sinh học, sự sinh tồn thể
xác thì chưa đủ để tạo nên bản chất con người mà bên cạnh đó phải kể đến con người
là một thực thể xã hội. Thật vậy, khi xem xét con người dựa trên những quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin, ta không thể chia đôi hai phương diện sinh học và xã hội của
con người thành những phương diện riêng biệt, độc nhất, quyết định phương diện kia.
Có thể nói, con người cịn là một thực thể xã hội mang những hoạt động xã hội. Mà,
lao động sản xuất chính là hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người. Với luận
điểm: “Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thốt khỏi trạng thái
thuần túy là loài vật”[1]. Nếu như các loài động vật khác phải sống phụ thuộc hoàn
toàn vào các sản phẩm của tự nhiên, dựa theo bản năng thì con người lại sống dựa vào
lao động sản xuất, bằng việc cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra những vật phẩm để thỏa mãn
nhu cầu của bản thân. Về bình diện sinh học, con người có thể trở thành thực thể xã
hội, chủ thể của “lịch sử có tính tự nhiên”, mang lý tính, có “bản năng xã hội” đều là
nhờ có lao động sản xuất mà ra. Vì thế, lao động cũng đã góp phần cải tạo bản năng
sinh học của con người, khiến con người trở thành con người đúng theo nghĩa của nó.
Và vì vậy, lao động chính là điều kiện tiên quyết, cấp bách và quyết định sự hình thành
và phát triển của con người cả trên bình diện sinh học lẫn bình diện xã hội.
Trong đời sống con người, không chỉ bao gồm những quan hệ lẫn nhau trong

sản xuất, mà cịn có rất nhiều các quan hệ xã hội khác. Những quan hệ đó ngày càng
phát triển phong phú, đa dạng. Và suy cho cùng, xã hội chính là sản phẩm của sự tác
động qua lại lẫn nhau giữa những con người. Điểm cơ bản làm cho con người khác với
các động vật khác là con người không thể tách khỏi xã hội. Khác với hoạt động của
các loài khác chỉ phục vụ cho nhu cầu bản năng sinh học trực tiếp của mình, hoạt động

[2]


xã hội của con người không chỉ phục vụ cho con người mà còn cho xã hội. Những hoạt
động, giao tiếp của con người làm nảy sinh ý thức. Và cũng nhờ lao động và giao tiếp
xã hội mà ngôn ngữ có điều kiện xuất hiện và phát triển. Ngơn ngữ và tư duy của con
người là biểu hiện nổi trội tính xã hội của con người, là một trong các biểu hiện rõ nhất
của bình diện con người là một thực thể xã hội. Vì lẽ đó, con người chỉ có thể tồn tại
và phát triển trong xã hội lồi người.
2. Bản chất con người là tổng hịa các quan hệ xã hội:
Với luận điểm: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hịa
những quan hệ xã hội”. Bản chất con người luôn được cấu thành và biểu hiện ở những
con người hiện thực, nhất là trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Các quan hệ xã hội
tạo thành bản chất con người, nhưng không phải là sự kết hợp hay tổng hợp thông
thường mà là sự “tổng hòa” chúng; Mọi loại quan hệ xã hội đều có địa vị và chức
năng khác nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, khơng thể tách rời. Có nhiều loại quan hệ xã hội:
quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất, quan hệ tinh thần, quan hệ trực
tiếp, quan hệ gián tiếp,… Các mối quan hệ này góp phần hình thành bản chất con
người. Các mối quan hệ xã hội ít nhiều sẽ thay đổi, bản chất con người sớm muộn
cũng thay đổi theo. Trong các quan hệ xã hội cụ thể, xác định thì con người mới bộc lộ
hết bản chất thực sự của mình, và cũng trong những quan hệ xã hội này mới có thể
phát triển được bản chất người của con người. Một khi các quan hệ xã hội được hình
thành, chúng chiếm vị trí chi phối và quyết định các mặt khác của đời sống con người,
làm cho con người khơng cịn chỉ là một lồi động vật nữa mà trở thành một loài động

vật xã hội. Con người “bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội”[2]. Vì vậy, thực thể
sinh vật là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại, phát triển và chi phối của các thực thể xã
hội.
3. Ý nghĩa lý luận:
Thứ nhất là, sự hình thành và phát triển của nhân cách chịu sự quy định bởi
điều kiện kinh tế - xã hội. Mọi người đều sống và hoạt động trong một môi trường kinh
tế - xã hội nhất định và chịu tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội của thời đại,
khơng gian, thời gian quy định. Vì lẽ đó, trong quá trình chúng ta tồn tại, việc kết hợp

[3]


hài hịa mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong mơi trường sống là vơ
cùng cần thiết. Lợi ích cá nhân có vai trị trực tiếp, cơ sở cho hoạt động tích cực, tự
giác của con người, đồng thời cũng là nhân tố quyết định việc thực hiện lợi ích tập thể.
Lợi ích tập thể là lợi ích hướng vào thỏa mãn những nhu cầu chung của những cá nhân
hợp lại thành cộng đồng. Vì lẽ đó, lợi ích xã hội đóng vai trị định hướng hướng cho
việc thực hiện lợi ích cá nhân.
Thứ hai là, nhân cách là tổng hòa các yếu tố tạo thành giá trị mới của mỗi cá
nhân trong xã hội. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người hay
nói cách khác là bản chất con người, chúng ta không thể nào chỉ tiếp thu mỗi tri thức
mà cần phải kết hợp cả tri thức và đạo đức. Đây chính là sự giáo dục mang tính tồn
diện tạo nên hình thành nhân cách con người. Đạo đức và tài năng là hai nhân tố quan
trọng cấu thành nhân cách con người và vì vậy chúng phải gắn bó chặt chẽ với nhau,
khơng thể tách rời nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Có tài mà khơng có đức là
người vơ dụng. Có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”. Vì thế, giáo dục
tồn diện chính là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong tiến trình phát triển đất nước mà
chúng ta cần hướng đến.
Thứ ba là, sự hình thành và phát triển nhân cách bị quy định bởi nhân tố văn
hóa của xã hội. Con người là sản phẩm của văn hóa, văn hóa nào thì sẽ tạo nên con

người trong xã hội của thời kỳ đấy. Không những vậy, sự tác động của các yếu tố văn
hóa đối với nhân cách khơng phải là q trình thuận một chiều mà giữa chúng có mối
quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó, nhân cách hóa xã hội là q trình con người
liên tục tạo ra những điều kiện môi trường xã hội mới, tốt đẹp làm cơ sở cho quá trình
hình thành và phát triển nhân cách. Đồng thời, xã hội hóa cá nhân trong q trình hình
thành và phát triển nhân cách không chỉ biểu hiện sự tác động một chiều mà cịn bao
hàm cả q trình cá nhân hóa xã hội. Giữa chúng có mối quan hệ biện chứng, mối
quan hệ này khẳng định vai trò to lớn của xã hội đến sự hình thành và phát triển nhân
cách. Từ đó, khẳng định vai trị chủ thể hoạt động cải tạo xã hội của con người.
4. Ý nghĩa thực tiễn:

[4]


Con người với tư cách là nguồn nhân lực của đất nước. Vì vậy, nếu muốn phát
triển con người hay nói cách khác là phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay thì chúng ta cần phải:
Một là nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục đạo đức, chú
trọng sức khỏe, giáo dục thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Theo đó, tiến hành rà sốt
lại chương trình đào tạo ở các trường, gắn quá trình đào tạo với hoạt động thực tập,
tham quan, tuyển dụng học sinh vào đào tạo phải đảm bảo chất lượng, không chạy
theo số lượng,.. Song song với phát triển nguồn nhân lực cần đi đơi với xây dựng và
hồn thiện hệ thống giá trị của con người trong thời đại hiện nay. Phát triển nguồn
nhân lực phải gắn với nâng cao chất lượng, chăm sóc sức khỏe người dân, chính sách
lương thưởng đảm bảo an ninh xã hội.
Hai là có cơ chế, chính sách hợp lý, đồng bộ bộ để thu hút, sử dụng đối với việc
phát triển nguồn nhân lực. Cần phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng
trong việc phối hợp để ban hành quy chế sử dụng cũng như phát triển nguồn nhân lực,
đặc biệt là các phòng, ban, sở nội vụ ở các cơ quan, đơn vị và địa phương; xây dựng
môi trường văn hóa lành mạnh giữa người đứng đầu với cấp dưới, thực hiện nghiêm

túc các quy định nề nếp sinh hoạt, quan tâm đến đời sống của cán bộ, công nhân thuộc
quyền quản lý.
Ba là tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với việc phát triển nguồn nhân
lực. Nhà nước cần ban hành các cơ chế, chính sách đãi ngộ và sử dụng phát triển
nguồn nhân lực một cách hiệu quả, không để xảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám”.
Tức là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng không phục vụ cho nhà nước mà
phục vụ cho doanh nghiệp nước ngoài.
Bốn là giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường làm việc với thực tiễn nền
kinh tế - xã hội của đất nước. Giải quyết mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa
người có trình độ cao với mọi người xung quanh phải hài hịa, hợp lý. Tạo ra mơi
trường làm việc hiện đại, mở và hịa nhập với mơi trường làm việc thế giới. Đồng thời,
lựa chọn nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc phải có năng lực, trình độ đi liền
với phẩm chất đạo đức, lối sống, không được đố kị với đồng nghiệp.

[5]


Như vậy, trong quá trình học tập cũng như rèn luyện tại Đại học UEH, chúng ta
không chỉ học kiến thức khơng mà cịn phải trau dồi, rèn luyện các kỹ năng khác, tích
cực rèn luyện và chăm sóc thân thể, tham gia vào các Câu lạc bộ, Hội, Đội, Nhóm để
được trau dồi thêm kỹ năng mềm, thơng thạo các kỹ năng văn hóa, kỹ năng giao tiếp.
Song song với đó là ln rèn luyện đạo đức bản thân trong sạch và lạnh mạnh.
Tài liệu tham khảo

 [1]: C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.20, tr.146.
 [2]: C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.42, tr.135.
 PGS.TS. Phạm Văn Đức và các cộng sự (2021). Giáo trình triết học MácLênin. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội., tr 201-205.
 TS. Bùi Xuân Dũng (Chủ biên), TS. Phạm Thị Kiên ( 6/2021). Nhân cách con
người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc
tế hiện nay. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr 54-66, 144-155.


[6]



×