Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Triết học Mác Lê nin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.51 KB, 2 trang )

Sơ lược quá trình lịch sử:
Trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử, bước phát triển của văn minh Lưỡng Hà khác hẳn với văn
minh Ai Cập, cụ thể chúng ta có thể chia ra làm các thời kì chính sau:
• Thời kì hình thành những thành bang đầu tiên của người xume: từ đầu thiên niên kỉ III TCN đến
giữa thiên niên kỉ III TCN.
• Hình thành thành bang Accat: cuối thế kỉ XXIV đến cuối thế kỉ XXIII TCN
• Vương triều III của Ua: 2132 – 2024 TCN.
• Vương quốc cổ Babilon: đầu thế kỉ XIX TCN đến năm 729 TCN.
• Vương quốc tân Babilon và Ba Tư: năm 626 TCN đến 328 TCN.

a. Những nhà nước của người Xume:
Vào khoảng đầu thiên kỷ III TCN, ở miền Nam Lưỡng Hà, nơi cư trú của người Xu me, do sự phát triển
của lực lượng sản xuất, do sự phân hóa giàu nghèo, đã xuất hiện nhiều nhà nước nhỏ lấy một thành
thị làm trung tâm gọi là những thành bang. Giữa các thành bang ấy thường diễn ra những cuộc đấu
trường để tranh giành đất đai và nguồn nước. Đến giữa thiên kỷ III, trong số các thành bang ở miền
Nam Lưỡng Hà, nổi bật nhất là Lagat, những sau đó khơng lâu, thành bang Umma ở phía Bắc đã
đánh bại Lagat. Tiếp đó, Umma cịn chinh phục được nhiều thành bang khác và thống nhất miền
Nam Lưỡng Hà (cũng gọi là vùng Xume)
b. Accat:
Thành bang Accat do một chi nhánh người Xêmit thành lập ở phía Bắc vùng Xume. Đến thời vua
Xacgôn (2369-2314 TCN), Accat trở thành một quốc gia hùng mạnh. Xacgôn đã tấn công và chinh
phục được toàn bộ vùng Xume và như vậy lần đầu tiên đã thống nhất cả vùng Lưỡng Hà. Tiếp đó,
Accat cịn chiếm được các khu vực xung quanh thành lập một quốc gia lớn mạnh ở Tây Á. Xacgôn tự
xưng là “vua của bốn phương”. Tuy vậy, sự hùng mạnh của Accat cũng khơng duy trì được lâu. Đến
cuối thế kỷ XXIII TCN, Accat bị người Guti ở Đông Bắc chinh phục và thống trị trong một thời gian khá
dài.
c. Vương triều III của Ua (2132-2024 TCN):
Sau khi người Guti bị đánh đuổi, quyền thống trị ở Lưỡng Hà chuyển sang tay vương triều III của Ua,
một thành bang cổ xưa của Xume. Phạm vi thống trị của vương triều này cũng rất rộng. Ua đã ban bố
một bộ luật mà ngày nay đã phát hiện được một số đoạn. Đó là bộ luật cổ nhất trong lịch sử thế giới.
Như vậy, dưới thời vương triều III, Ua đã trở thành một nước lớn mạnh ở Lưỡng Hà, nhưng đến cuối


thế kỷ XXI TCN thì bị suy yếu và bị liên quân của Elam (một bộ tộc ở phía Đơng) và Mari (một thành
bang ở phía Bắc) đánh bại.

d. Cổ Babilon:
Babilon là một thành phố do người Amôrit thành lập ở trung tâm Lưỡng Hà. Trong thời kỳ đầu,
Babilon còn tương đối yếu, nhưng đến nửa đầu thế kỷ XVIII TCN, dưới thời vua Hammurabi (17921750 TCN), Babilon trở thành quốc gia hùng mạnh nổi tiếng nhất trong lịch sử Lưỡng Hà cổ đại.
Hammurabi đã lần lượt đánh bại các thành bang xung quanh, thống nhất được hầu hết vùng Lưỡng


Hà. Trên cơ sở đó, ơng đã xây dựng bộ máy nhà nước chuyên chế tập quyền trung ương. Đặc biệt,
ông đã ban hành một bộ luật gọi là bộ luật Hammurabi. Đây là một bộ luật cổ được giữ lại tương đối
nguyên vẹn.
Đến thời Babilon, kinh tế Lưỡng Hà có những tiến bộ rất đáng nể. Cơng cụ đồng thau được dùng phổ
biến, sắt cũng đã xuất hiện nhưng còn tương đối hiếm. Cư dân Lưỡng Hà đã biết sử dụng cày có
lưỡng đồng thau do bị kéo. Hơn nữa, họ cịn biết sử dụng loại cày có lắp bộ phận gieo hạt.
Như vậy, dưới thời Hammarabi, Babilon không những được ổn định về chính trị mà kinh tế và văn
hóa cũng rất phát triển. Nhưng sau khi Hammurabi chết, Babilon bị suy yếu dần. Trong vịng 1000
năm, tình hình Babilon rất rối ren, đồng thời nhiều lần bị ngoại tộc tấn công và thống trị. Đến năm
732 TCN, Babilon bị một quốc gia hùng mạnh ở phía Bắc là Atxirin xâm chiếm, đế năm 729 TCN thì
trở thành một bộ phận của Atxiri.

e. Tân Babilon và Ba Tư:
Từ giữa thế kỷ VII TCN, Atxiri bắt đầu suy yếu. Nhân tình hình ấy, năm 626 TCN, một viên tướng
người Canđê, một chi nhánh của tộc Xêmit tên là Nabôpôlaxa, người được cử làm tổng đốc của Atxiri
ở miền Nam Lưỡng hà đã tuyên bố Babilon độc lập. Để phân biệt với Cổ Babilon, quốc gia này được
gọi là Tân Babilon.
Ngay sau đó, Tân Babilon liên minh với nước Mêđi ở phía Đơng Bắc cùng tấn cơng Atxiri. Năm 605,
Atxiri diệt vong, đất đai của Atxiri bị chia làm hai phần: nửa phía Bắc thuộc về Mêđi, nửa phía Nam
thuộc về Babilon. Để tăng thêm tình hữu nghị giữa hai nước đồng minh, Nabôpôlaxa đã hỏi công
chúa Mêđi cho con trai của mình là Nabusơđênơxo. Năm 604 TCN, Nabơpơlaxa chết, Nabusôđônôxo

lên nối ngôi. Đây là thời kỳ cường thịnh nhất của Tân Babilon. Chính Nabusơđơnơxo đã ra lệnh xây
dựng vườn hoa trên không nổi tiếng.
Năm 562 TCN, Nabusôđônôxo chết, từ đó tình hình nội bộ Tân Babilon khơng được ổn định. Trong
khi đó, ở Iran bắt đầu xuất hiện nước Ba Tư hùng mạnh. Năm 550 TCN, Ba Tư đánh bại Mêđi, Babilon
cũng trở thành mục tiêu chinh phục của Ba Tư. Năm 538 TCN, quân Ba Tư tấn công và chiếm được
thành Babilon. Tân Babilon cũng trở thành một bộ phận của đế quốc Ba Tư.
Năm 328 TCN, đế quốc Ba Tư bị Alexandre Maccedonia tiêu diệt. Cả Tây Á bị nhập vào đế quốc
Maccedonia. Sau khi Alexandre chết, đế quốc Maccedonia bị phân chia, Babilon nằm trong vương
quốc của Xêlocut, một tướng của Alexandre.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×