Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Tư duy phản biện và sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.53 KB, 49 trang )

ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

TS. PHẠM QUANG TRUNG

BÀI GIẢNG
TƢ DUY PHẢN BIỆN VÀ SÁNG TẠO

Huế, tháng 11 năm 2018

1


CHƢƠNG 1
TƢ DUY VÀ VAI TRÒ CỦA TƢ DUY
1.1. Tƣ duy là gì
1.1.1. Khái niệm tƣ duy
Bạn chuẩn bị tham gia một cuộc thi chạy mà cái đích bạn cần đến nằm ở
bờ hồ đối diện. Có hai con đường để cho bạn đến đích, một là chạy men theo bờ
hồ và một là chạy qua cây cầu bắc qua hồ chỉ bằng một thân cây. Bạn sẽ phải
lựa chọn một trong hai con đường đó. Chạy men theo bờ hồ sẽ an toàn hơn
nhưng thời gian sẽ lâu hơn, cịn đi qua cầu có thể sẽ khơng mất nhiều thời gian
nhưng bạn sẽ rất dễ rơi xuống hồ và cuộc thi với bạn sẽ kết thúc. Sự suy nghĩ để
lựa chọn cách đến đích như vậy gọi là tư duy.
Một cầu thủ bóng đá phải lựa chọn giữa chuyền bóng cho đồng đội ghi bàn
hay tự mình ghi bàn khi tỉ lệ thành công là 51% và 49%. Nhưng anh ta sẽ khơng
có cách lựa chọn nào khác ngồi việc sử dụng đầu để ghi bàn khi nhận được
đường bóng ở tầm cao hơn chiều cao của anh ta. Trường hợp thứ nhất địi hỏi
phải có sự chọn lựa hay phải có tư duy, cịn trường hợp thứ hai thì anh ta hành
động gần như bản năng, hay đúng hơn là hành động đó được hình thành sau một
q trình dài luyện tập đến mức anh ta khơng cần phải suy nghĩ gì khi hành


động.
Cảm xúc trào dâng khiến bạn nảy ra một ý thơ nào đó và bạn muốn làm
một bài thơ. Để có thể làm được bài thơ diễn tả ý thơ đó, bạn phải lựa chọn thể
loại, chọn lựa cấu trúc, chọn cách gieo vần. Nói tóm lại là bạn phải tiêu tốn thời
gian để suy nghĩ, tìm tịi. Có nghĩa là bạn tư duy.
Khi bạn phải làm một bài tập toán, bạn phải đọc kỹ để tìm hiểu đề bài, phải
đánh giá về dạng tốn, các dữ kiện đã cho, các yêu cầu bạn phải giải đáp, sau đó
bạn phải tìm phương pháp giải, các công thức, các định lý cần áp dụng...Bạn
cần phải tư duy trước khi làm bài.
Những quá trình tư duy trên đây, dù nhanh hay chậm, dù nhiều hay ít, dù
nơng cạn hay sâu sắc đều diễn ra trong bộ não hay thần kinh trung ương. Chúng

2


không diễn ra trong mắt hay trong tim. Chúng là một hoạt động của hệ thần
kinh. Hay tư duy là một hoạt động của hệ thần kinh.
Khi bạn vơ tình chạm tay vào cốc nước nóng, bạn sẽ rụt tay lại. Đây là
phản xạ không điều kiện do hệ thần kinh chỉ đạo các cơ bắp thực hiện. Để học
thuộc một bài thơ, bạn phải đọc đi đọc lại nhiều lần và cố nhớ bài thơ khi khơng
có bản ghi trước mắt. Bạn thực hiện một loạt các công việc theo quy trình bạn
được học để tạo ra một sản phẩm...Có nghĩa là hệ thần kinh của bạn khơng chỉ
có một loại hình hoạt động là tư duy mà cịn có nhiều hoạt động khác. Khơng
chỉ có vậy, hoạt động tư duy không phải là thường xuyên và hệ thần kinh nào
cũng có. Hoạt động điều khiển sự vận động của cơ thể là hoạt động nhiều nhất
và là hoạt động chính của tất cả các hệ thần kinh.
Vậy tư duy là gì và nó khác với các loại hình hoạt động thần kinh khác như
thế nào? Nó bắt đầu từ đâu? Hoạt động thần kinh như thế nào thì được gọi là tư
duy? Điều kiện để có hoạt động tư duy là gì. Tư duy có các dạng khác nhau hay
khơng và có thì có bao nhiêu dạng? Tư duy giữ vai trị gì trong hoạt động thần

kinh?
Những câu hỏi trên đây quả thực là rất khó trả lời mặc dù đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu về tư duy. Một thực tế hiện nay là chưa có một định nghĩa về
tư duy mang tính khái quát thể hiện đầy đủ tính chất, đặc điểm, vai trị của tư
duy. Engels là người nghiên cứu rất sâu sắc về tư duy nhưng cũng không đưa ra
định nghĩa về tư duy. Những điều này làm hạn chế năng lực tư duy (bởi chưa
hiểu về tư duy) mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về phát huy năng lực
tư duy.
Như một số ví dụ trên đã nêu, trước hết cần khẳng định rằng tư duy là một
hình thức hoạt động của hệ thần kinh. Khẳng định điều này để giới hạn việc
nghiên cứu về tư duy. Tư duy khơng có trong các lồi thực vật, khơng có ở ngọn
núi, mỏm đá hay dịng sơng, cũng khơng ở ngồi hệ thần kinh và có thể chỉ
trong một số hệ thần kinh và chỉ ở trung ương thần kinh.
Hệ thần kinh hoạt động theo nguyên lý các tế bào thần kinh của nó tiếp
nhận kích thích và phát ra một kích thích thần kinh. Các kích thích tác động lên
các tế bào thần kinh để kích hoạt các tế bào này hoạt động gọi là các kích thích
sơ cấp, cịn các kích thích do các tế bào thần kinh phát ra gọi là kích thích thứ
3


cấp. Các kích thích thứ cấp có thể kích thích các tế bào thần kinh khác hoạt
động và như vậy nó cũng mang tính chất của kích thích sơ cấp. Điều này có
nghĩa là với tế bào thần kinh này thì kích thích là thứ cấp, nhưng tế bào khác là
sơ cấp. Các kích thích thần kinh có nhiều loại như mùi vị, âm thanh, ánh sáng,
xung điện...Các tế bào thần kinh có thể tiếp nhận những kích thích này mà
khơng tiếp nhận những kích thích khác, tập hợp những kích thích có thể kích
hoạt được tế bào thần kinh tạo nên phổ tiếp nhận kích thích của tế bào thần
kinh. Phổ tiếp nhận kích thích có thể rộng hay hẹp. Phổ tiếp nhận rộng khiến tế
bào thần kinh dễ bị kích hoạt bởi các kích thích đến từ nhiều nguồn khác nhau,
còn phổ hẹp làm cho tế bào thần kinh chỉ được kích hoạt bởi một số kích thích

nhất định.
Khi các tế bào thần kinh hoạt động cũng là lúc chúng thực hiện một chức
năng nào đó trong hệ thần kinh. Để có thể thực hiện chức năng, trong các tế bào
thần kinh phải có một cấu trúc chức năng tương ứng với chức năng mà tế bào
thần kinh đảm nhận. Chức năng của các tế bào thần kinh có thể được hình thành
ngay từ khi ra đời hoặc chỉ được hình thành trong quá trình sinh trưởng. Các tế
bào thần kinh chức năng được hình thành ngay từ khi ra đời là các tế bào thực
hiện các chức năng mang tính bản năng, cịn các tế bào hình thành chức năng
trong quá trình sinh trưởng giúp cho sự hoạt động phù hợp hay thích nghi với
mơi trường sống, chúng là các tế bào thần kinh không bản năng, chúng là các tế
bào ghi nhớ mới. Để có thể giúp cho sự hoạt động phù hợp với môi trường
sống, các tế bào này phải ghi nhớ được các tác động của môi trường lên cơ thể.
Đây là sự ghi nhớ mới. Như vậy sự hình thành chức năng của các tế bào thần
kinh không bản năng đồng nghĩa với sự ghi nhớ của chúng về các yếu tố môi
trường tác động lên cơ thể (quá trình này gọi là tái chuyển hoá). Khi các tế bào
này hoạt động, chúng tái hiện lại các yếu tố đã làm cho chúng ghi nhớ, đồng
thời có thể phát ra kích thích thần kinh thứ cấp để kích hoạt sự hoạt động của
các tế bào khác (bao gồm các tế bào thần kinh và các bộ phận khác trong cơ
thể). Để các tế bào ghi nhớ mới thực hiện việc ghi nhớ, chúng phải nhận được
kích thích sơ cấp từ các tế bào thần kinh cảm giác hoặc các tế bào thần kinh
khác đang hoạt động. Thơng thường, các kích thích từ các tế bào thần kinh cảm
giác giúp cho sự ghi nhớ các yếu tố của môi trường tác động lên cơ thể, cịn các
kích thích đến từ các tế bào thần kinh đã ghi nhớ có tác dụng làm rõ nét hơn sự
4


ghi nhớ bằng hình thức gia tăng số lượng các tế bào ghi nhớ về cùng một yếu tố,
chúng là các nhóm tế bào cùng ghi nhớ và tập hợp với các tế bào ghi nhớ riêng
lẻ gọi là các phần tử ghi nhớ. Có nhiều vấn đề về sự ghi nhớ mới nhưng do chủ
đề của bài là về tư duy nên chúng khơng được trình bày kỹ ở đây. Độc giả có

thể tìm đọc các bài về sự ghi nhớ. Như vậy sự ghi nhớ cũng là một hình thức
hoạt động của hệ thần kinh. Có hai phương pháp chính để hệ thần kinh ghi nhớ
được là cho đối tượng tác động lặp lại nhiều lần và bổ xung các phần cịn thiếu
của đối tượng bằng cách tìm trong sự ghi nhớ của hệ thần kinh các bộ phận
thuộc các đối tượng khác nhưng có các điểm tương tự với các bộ phận của đối
tượng (phương pháp so sánh, chọn lựa). Phương pháp thứ hai áp dụng khi
không có cơ hội để đối tượng tác động nhiều lần. Để thực hiện phương pháp
này, hệ thần kinh phải tìm trong trí nhớ, phải thực hiện nhiều các thao tác như
phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp, có nghĩa là hệ thần kinh phải tư duy.
Những phân tích này cho chúng ta thấy sự khác nhau giữa hoạt động ghi nhớ và
hoạt động tư duy. Ghi nhớ bằng phương pháp tác động lặp lại nhiều lần khơng
địi hỏi hệ thần kinh phải tư duy và áp dụng được cho nhiều dạng hệ thần kinh
khác nhau. Còn ghi nhớ đòi hỏi phải tư duy chỉ có một số hệ thần kinh thực hiện
được. Phương pháp ghi nhớ trước gọi là ghi nhớ không tư duy, phương pháp ghi
nhớ sau gọi là phương pháp nhớ có tư duy. Tư duy trong ghi nhớ sẽ kết thúc khi
sự ghi nhớ đã được thực hiện.
Có nhiều hệ tế bào khác trong cơ thể cũng tiếp nhận được kích thích thần
kinh thứ cấp và thực hiện hoạt động, trong đó dễ nhận thấy nhất là các hệ tế bào
vận động. Khi các tế bào thần kinh phát ra kích thích thần kinh để kích thích các
hệ thế bào khác trong cơ thể hoạt động là chúng thực hiện chức năng điều khiển
cơ thể, chúng cũng hoạt động, hay điều khiển cơ thể cũng là một hoạt động của
hệ thần kinh. Trong hoạt động này cũng có thể có hoặc khơng có tư duy. Cánh
tay co lại khi ngón tay vơ tình chạm vào cốc nước nóng là phản xạ khơng điều
kiện, nó khơng địi hỏi phải tư duy và tư duy cịn có thể có phản tác dụng trong
trường hợp này (làm chậm sự phản xạ). Việc chọn lựa giữa sút bóng thẳng vào
cầu mơn hay chuyển cho đồng đội như ví dụ trên đây đã quyết định cách thức
hành động của cầu thủ, có nghĩa là cần có tư duy, tư duy trước khi hành động.
Người thợ thực hiện một loạt các thao tác theo quy trình cơng nghệ đã được ghi
nhớ trong q trình sản xuất cũng khơng cần phải tư duy. Có những hoạt động
5



điều khiển đơn giản cũng yêu cầu phải có tư duy, có những hoạt động điều
khiển phức tạp khơng cần phải tư duy khi sự điều khiển đó đã trở nên thuần
thục. Tư duy định hướng cho hành động.
Sự xuất hiện của tư duy trong hai phân tích trên đây cho thấy tư duy chỉ
xuất hiện khi giữa các phần tử ghi nhớ chưa tạo được liên kết ghi nhớ hoặc đã
có liên kết nhưng với mức độ phức tạp nào đó ( liên kết phức hợp). Hệ thần
kinh phải tìm trong các điểm ghi nhớ đã có trong nó các phần tử ghi nhớ có thể
liên kết với nhau theo một trình tự, một logic nào đó. Điều này đã tự nó nói lên
rằng hệ thần kinh phải có năng lực tư duy mới có thể thực hiện được việc tư
duy. Để có thể thấy rõ hơn về điều này, chúng ta xét thêm một hoạt động nữa
của hệ thần kinh là mơ. Nhịp điệu ngày đêm của trái đất đã tạo nên nhịp điệu
sinh học thức và ngủ cho các cơ thể sống. Thức là trạng thái cơ thể thực hiện
nhiều hoạt động nhất, còn ngủ là trạng thái các bộ phận cơ thể thực hiện sự nghỉ
ngơi để phục hồi khả năng làm việc. Hệ thần kinh cũng có hai trạng thái này.
Nhưng khơng phải là triệt để mà trong trạng thái ngủ, có những tế bào hoặc
nhóm tế bào thần kinh vẫn hoạt động và tạo nên các giấc mơ. Giấc mơ có nhiều
dạng, có dạng chỉ là sự tái hiện lại những hình ảnh tạo ấn tượng mạnh mà người
mơ tiếp xúc khi thức, có những giấc mơ là sự tiếp tục quá trình tư duy mà người
mơ dang thực hiện dang dở lúc thức (và có thể có kết quả kỳ diệu như
Mendeleev), có những giấc mơ chỉ là sự ghép nối từ rất nhiều chi tiết hình ảnh
của nhiều hiện tượng, sự vật, sự việc khác nhau mà người mơ đã từng tiếp xúc,
đã từng ghi nhớ và thậm trí đã từng tưởng tượng. Có nhiều sự ghép nối phức tạp
đến mức người mơ cảm thấy giấc mơ rất kỳ lạ và khó nhận ra các chi tiết đó
mình đã từng thấy. Những giấc mơ dạng này có một điểm giống với tư duy, đó
là sự liên kết giữa các phần tử ghi nhớ không thuộc cùng một sự vật, một sự
việc, một đối tượng, nhưng sự khác nhau căn bản là tư duy thực hiện sự chọn
lọc, cịn giấc mơ là khơng. Giấc mơ tiếp tục q trình tư duy nói trên đây cũng
thực hiện sự chọn lọc như tư duy, hay tư duy cũng có thể xuất hiện trong một số

giấc mơ. Sự xuất hiện hay khơng xuất hiện, có sự giống và khác nhau giữa tư
duy và mơ cho thấy tư duy và mơ không phải là một.
Tư duy không phải là sự ghi nhớ mặc dù nó có thể giúp cho sự hồn thiện
ghi nhớ. Tư duy khơng phải là hoạt động điều khiển cơ thể mà chỉ giúp cho sự
định hướng điều khiển hay định hướng hành vi. Tư duy cũng không phải là giấc
6


mơ mặc dù nó có thể xuất hiện trong một số giấc mơ và có những điểm giống
với giấc mơ. Tư duy khơng có ở ngồi hệ thần kinh. Tư duy là một hình thức
hoạt động của hệ thần kinh thể hiện qua việc tạo ra các liên kết giữa các phần
tử đã ghi nhớ được chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực hiện sự
nhận thức về thế giới xung quanh, định hướng cho hành vi phù hợp với môi
trường sống. Tư duy là sự hoạt động, là sự vận động của vật chất, do đó tư duy
không phải là vật chất. Tư duy cũng không phải là ý thức bởi ý thức là kết quả
của quá trình vận động của vật chất.
1.1.2. Điều kiện của tƣ duy
Tư duy là hoạt động cao cấp của hệ thần kinh và để thực hiện được tư duy
cần có những điều kiện. Có các điều kiện cơ bản và điều kiện riêng cho từng
loại hình tư duy.
- Điều kiện cơ bản
Hệ thần kinh phải có năng lực tư duy. Đây là điều kiện tiên quyết, điều
kiện về bản thể. Thiếu điều kiện này thì khơng có tư duy nào được thực hiện.
Năng lực tư duy thể hiện ở ba loại hình tư duy là kinh nghiệm, sáng tạo và trí
tuệ. Ba loại hình tư duy này mang tính bẩm sinh nhưng có thể bị biến đổi trong
q trình sinh trưởng theo xu hướng giảm dần từ trí tuệ xuống kinh nghiệm,
nhưng sự bộc lộ của chúng lại theo chiều hướng ngược lại. Đây là biểu hiện của
mối quan hệ giữa năng lực bẩm sinh với môi trường sống và trực tiếp là môi
trường kinh nghiệm.
Hệ thần kinh đã được tiếp nhận kinh nghiệm, tiếp nhận tri thức. Đây là

điều kiện quan trọng. Khơng có kinh nghiệm, khơng có tri thức thì các q trình
tư duy khơng có cơ sở để vận hành. Kinh nghiệm, tri thức là tài nguyên cho các
quá trình tư duy khai thác, chế biến. Để tư duy tốt hơn thì nguồn tài nguyên này
cũng cần nhiều hơn. Học hỏi không ngừng sẽ giúp tư duy phát triển.
- Điều kiện riêng
Điều kiện riêng được đặt ra nhằm giúp cho mỗi loại hình tư duy thực hiện
được và thực hiện tốt nhất. Ví dụ muốn có tư duy về lĩnh vực vật lý thì hệ thần
kinh phải có các kiến thức về vật lý. Muốn tư duy về lĩnh vực nào thì phải có

7


kinh nghiệm, tri thức về lĩnh vực đó. Muốn có tư duy lý luận thì phải có sự kết
hợp giữa năng lực tư duy trí tuệ với tư duy triết học và tri thức về triết học…
Ngoài các điều kiện trên đây cịn có các điều kiện u cầu buộc phải tư duy
và có phương pháp tư duy thích hợp. Không ai muốn tư duy khi tư duy là gánh
nặng cho hoạt động thần kinh trừ trường hợp tư duy là niềm vui, là khát khao
sống của họ. Vì vậy để có tư duy cũng cần phải giao trách nhiệm thực hiện công
việc cần tư duy. Phương pháp tư duy kích thích sự hính thành q trình tư duy
và nâng cao hiệu quả tư duy.
Tư duy là một vấn đề phức tạp, nghiên cứu về tư duy cần nhiều thời gian
và cơng sức. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về tư duy nhưng các ý kiến vẫn
cịn chưa có sự thống nhất. Bạn đọc có thể dễ dàng tìm kiếm các bài viết, các
cơng trình nghiên cứu về tư duy trên mạng bằng việc gõ từ khóa vào các cơng
cụ tìm kiếm. Các vấn đề nêu trong bài viết này mới chỉ là những mảng tường
thô đầu tiên của một cơng trình xem xét tư duy mang tính tồn diện trên cả hai
mặt bản thể luận và nhận thức luận (trước đây chỉ có mặt nhận thức luận). Nó
cịn cần nhiều nghiên cứu hơn, cần nhiều bàn luận hơn để nó trở nên sáng tỏ
hơn.
1.1.3. Các đặc điểm của tƣ duy

- Tính có vấn đề
Tư duy chỉ nẩy sinh khi gặp hồn cảnh có vấn đề. Đó là những tình huống
mà ở đó nẩy sinh những mục đích mới, và những phương tiện, phương pháp
hoạt động cũ đã có trước đây trở nên không đủ (mặc dù là cần thiết) để đạt
được mục đích đó.
Nhưng muốn kích thích được tư duy thì hồn cảnh có vấn đề phải được
cá nhân nhận thức đầy đủ, được chuyển thành nhiệm vụ tư duy của cá nhân –
nghĩa là cá nhân phải xác định được cái gì đã biết, cái gì chưa biết, cần phải tìm
và có nhu cầu tìm kiếm
- Tính gián tiếp
Tư duy phản ánh phản ánh sự vật hiện tượng một các gián tiếp bằng ngôn
ngữ. Tư duy được biểu hiện trong ngôn ngữ. Các quy luật, quy tắc, các sự
kiện các mối liên hệ và sự phụ thuộc được khái quát và diễn đạt trong các
8


từ. Mặt khác những phát minh, những kết quả tư duy của người khác, cũng như
kinh nghiệm cá nhân của con người đều là những công cụ để con người tìm
hiểu thế giới chung quanh để giải quyết những vấn đề mới đối với họ. Ngồi ra
những cơng cụ do người tạo ra cũng giúp chúng ta hiểu biết được những hiện
tượng có trong hiện thực mà khơng thể tri giác chúng một cách trực tiếp được.
- Tính trừu tượng và khái quát
Tư duy có khả năng tách trừu tượng khỏi sự vật hiện tượng, những thuộc
tính, những dấu hiệu cụ thể cá biệt, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất nhất,
chung cho nhiều sự vật hiện tượng rồi trên cơ sở đó mà khái quát các sự vật và
hiện tượng riêng lẻ khác nhau, nhưng có những thuộc tính bản chất thành một
nhóm, một loại phạm trù, nói cách khác tư duy mang tính chất trừu tượng hố
và khái quát hoá. Nhờ đặc điểm này mà con người có thể nhìn vào tương lai
- Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
Tư duy của con người gắn liền vơí ngơn ngữ, lấy ngơn ngữ làm phương

tiện. Tư duy của con người khơng thể tồn tại bên ngồi ngơn ngữ được, ngược
lại ngơn ngữ cũng khơng thể có được nếu không dựa vào tư duy. Tư duy và
ngôn ngữ thống nhất với nhau nhưng không đồng nhất và tách rời nhau được
- Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
Mối quan hệ này là quan hệ hai chiều: tư duy được tiến hành trên cơ sở
những tài liệu nhận thức cảm tính đem lại, kết quả tư duy được kiểm tra bằng
thực tiễn dưới hình thức trực quan, ngược lại tư duy và kết quả của nó có ảnh
hưởng đến q trình nhận thức cảm tính
Những đặc điểm trên đây cho thấy tư duy là sản phẩm của sự phát triển
lịch sử – xã hội mang bản chất xã hội
1.2. Các loại hình của tƣ duy
Nhân loại đã đặt cho tư duy rất nhiều loại hình tư duy như tư duy lơgic, tư
duy trừu tượng, tư duy sáng tạo, tư duy kinh nghiệm, tư duy lý luận, tư duy
khoa học, tư duy triết học v.v... Về bản chất, tư duy chỉ có một, đó là sự việc
hình thành mới hoặc tái tạo lại các liên kết giữa các phần tử ghi nhớ. Sự
phân chia ra các loại hình tư duy nhằm mục đích hiểu sâu và vận dụng tốt tư
9


duy trong hoạt động của hệ thần kinh. Có thể phân loại tư duy theo các loại dưới
đây:
1.2.1. Tƣ duy kinh nghiệm
Kinh nghiệm bao hàm toàn bộ mọi sự hiểu biết, mọi cách ứng xử mà một
cá nhân tiếp thu được trong cuộc đời. Kinh nghiệm có thể do cá nhân tự rút ra
được trong quá trình hoạt động của mình hoặc do tiếp thu từ người khác. Mọi tri
thức của nhân loại cũng là kinh nghiệm bởi chúng được rút ra từ q trình phát
triển của lồi người với mức độ cô đọng, sâu sắc. Tư duy kinh nghiệm là sự vận
dụng kinh nghiệm vào một quá trình nhận thức mới hay thực hiện một công
việc mới, thực hiện một cơng việc cũ trong điều kiện hoặc hoặc hồn cảnh mới.
Tư duy kinh nghiệm xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc mới theo những cách

thức có sẵn, cố gắng đưa sự nhận thức những sự vật, sự việc đó về những cái đã
biết và do đó thường gặp khó khăn khi tiếp xúc với những sự vật, sự việc, vấn
đề có nhiều sự khác lạ. Tư duy kinh nghiệm dễ tạo nên các đường mòn tư duy
và tạo thành các thói quen trong tư duy. Tư duy kinh nghiệm có thể làm thay
đổi sự vật, sự việc, vấn đề về quy mơ, hình dạng, địa điểm, thời gian nhưng
khơng làm thay đổi tính chất của chúng, nói cách khác nếu tư duy có thể làm
thay đổi được cái gì đó thì sự thay đổi chỉ có về mặt lượng chứ không thay đổi
về chất. Tư duy kinh nghiệm là sự giải quyết các vấn đề hiện tại theo những
khuôn mẫu, cách thức đã biết với một vài biến đổi nào đó cho phù hợp với hồn
cảnh hiện tại. Tư duy kinh nghiệm vận hành trên cơ sở các liên kết thần kinh
được tạo do tác động từ bên ngồi dó đó năng lực tư duy phụ thuộc vào lượng
kinh nghiệm tích luỹ và phương pháp tác động tạo liên kết ghi nhớ. Khi lượng
kinh nghiệm cịn ít, các liên kết ghi nhớ chỉ được thực hiện trong từng vấn đề,
sự vật, sự việc, đối tượng thì tư duy kinh nghiệm mang tính máy móc, giáo điều,
lặp lại mọi cái đã được ghi nhớ, thực tế trường hợp này có thể coi là chưa có tư
duy mặc dù hệ thần kinh thực hiện hoạt động tái hiện lại những cái đã ghi nhớ.
Sự tích luỹ nhiều kinh nghiệm giúp cho việc tìm ra cách giải quyết các vấn đề
hiện tại nhanh hơn và giải quyết được nhiều vấn đề hơn. Trong một số trường
hợp sự phản ứng nhanh của hệ thần kinh tích luỹ nhiều kinh nghiệm dễ bị nhầm
với sự thông minh hay thông thái. Trường hợp này xảy ra khi tại địa điểm và
thời gian đó khơng cịn ai ngồi người giải quyết được vấn đề có đủ kinh
10


nghiệm. Tư duy kinh nghiệm chỉ là sự chấp nhận và sử dụng các kinh nghiệm
đã có.
1.2.2. Tƣ duy logic
Tư duy lôgic là tư duy về mối quan hệ nhân quả mang tính tất yếu, tính
quy luật. Vì vậy các yếu tố, đối tượng (gọi chung là các yếu tố) trong tư duy
lơgic bắt buộc phải có quan hệ với nhau, trong đó có yếu tố là nguyên nhân, là

tiền đề, yếu tố còn lại là kết quả, là kết luận.
1.2.3. Tƣ duy lý luận
Nếu tư duy lôgic xem xét các đối tượng trong mối quan hệ nhân quả, một
chiều từ nguyên nhân tới kết quả thì tư duy lý luận xem xét mọi nguyên nhân
dẫn đến cùng một kết quả và ngược lại, từ kết quả tìm đến các nguyên nhân,
xem xét ảnh hưởng của sự kết hợp các nguyên nhân tới kết quả. Tư duy lý luận
chỉ ra mọi yếu tố đã có và có thể có của đối tượng, chỉ ra các mối quan hệ đã có
và có thể có giữa các đối tượng. Tư duy lý luận xem xét đối tượng trên mọi góc
độ, mọi khía cạnh và theo chiều sâu của đối tượng. Tư duy lơgic có thể được thể
hiện bằng hình ảnh hoặc bằng lời văn, cịn tư duy lí luận chỉ được thể hiện bằng
lời văn, điều này có nghĩa là tư duy lý luận chỉ có thể được thực hiện bằng lời
văn. Tư duy lý luận là sự phát triển cao nhất của các q trình tư duy.
1.2.4. Tƣ duy phân tích
Phân tích là sự chia nhỏ sự vật, sự việc, vấn đề, sự kiện..., gọi chung là
các đối tượng, thành các thành phần để xem xét, đánh giá về các mặt cấu trúc, tổ
chức, mối liên hệ giữa các thành phần, vai trò và ảnh hưởng của từng thành
phần trong các đối tượng và trên cơ sở các phân tích, đánh giá đó xác định mối
quan hệ và ảnh hưởng của đối tường được phân tích tới các đối tượng khác. Tư
duy phân tích là tư duy về một đối tượng, tìm các thành phần tham gia vào đối
tượng, các mối liên kết, quan hệ giữa các đối tượng, xác định các đặc điểm, tính
chất, đặc trưng, vai trị của đối tượng trong mối quan hệ với các đối tượng khác
(gọi chung là các yếu tố). Với việc xác định các yếu tố của một đối tượng, tư
duy phân tích mang tính tư duy theo chiều sâu. Mức độ sâu sắc của tư duy được
đánh giá qua số lượng các yếu tố mà tư duy phân tích tìm được.
1.2.5. Tƣ duy tổng hợp
11


Ngược với sự chia nhỏ đối tượng, tư duy tổng hợp tập hợp các yếu tố
cùng loại, các yếu tố có liên quan với nhau cho đối tượng. Sự phân tích cho thấy

tất cả hay phần lớn các yếu tố của đối tượng, nhưng vai trò của từng yếu tố
trong những hồn cảnh, những thời điểm khác nhau có thể thay đổi, có yếu tố
chủ yếu và khơng thể thiếu, có yếu tố hỗ trợ, có yếu tố cần cho hồn cảnh này
nhưng khơng cần cho hồn cảnh khác. Tư duy tổng hợp giúp đánh giá được các
tính chất đó của từng yếu tố thuộc đối tượng và xác định thành phần, đặc điểm,
tính chất của đối tượng phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Tư duy tổng hợp được
thực hiện khi xem xét một đối tượng xuất hiện nhiều lần tại những địa điểm và
thời gian khác nhau, các đối tượng cùng dạng hoặc các đối tượng khác nhau
nhau. Vì vậy tư duy tổng hợp cũng có thể được chia thành nhiều dạng và dẫn
đến những kết quả khác nhau. Tư duy tổng hợp thực hiện trên một đối tượng
xuất hiện nhiều lần tại nhiều địa điểm khác nhau nhằm đánh giá được các yếu tố
xuất hiện thường xuyên nhất và có vai trị chính của đối tượng. Tư duy tổng hợp
xem xét đánh giá sự giống và khác nhau giữa các đối tượng cùng dạng và qua
đó xác định xem giữa chúng có mối liên hệ hay khơng và nếu có là những mối
liên hệ như thế nào. Một đối tượng xuất hiện nhiều lần tại các địa điểm khác
nhau nhiều khi cũng được xem xét như các đối tượng cùng dạng. Tư duy tổng
hợp thực hiện trên các đối tượng khác nhau là tư duy tìm kiếm các mối quan hệ
giữa các đối tượng đó hặc tìm kiếm các yếu tố trong các đối tượng đó có thể
hợp thành một đối tượng mới. Tìm kiếm các mối quan hệ nhằm đánh giá sự ảnh
hưởng, sự tương tác lẫn nhau giữa các đối tượng. Tìm kiếm các yếu tố có thể và
liên kết chúng lại với nhau trong những mối quan hệ nào đó tạo nên một nhận
thức mới về thế giới hoặc một phương thức hành động mới. Sự liên kết lôgic
mang đến sự nhận thức đúng đắn về thế giới hoặc một phương thức hành động
có kết quả đúng đắn. Sự liên kết không lôgic sẽ đem đến sự vô nghĩa, sự nhận
thức sai lầm hoặc phương thức hành động mang đến kết quả tiêu cực. Tư duy
tổng hợp phát triển đến trình độ cao sẽ có khả năng tóm tắt, khái qt hố. Khái
qt hố là sự tóm lược đến mức cơ đọng nhất các yếu tố cơ bản, các mối quan
hệ chính của đối tượng nhưng khơng làm mất đi các tính chất của đối tượng, đối
tượng khơng bị hiểu sai. Khái qt hố có vai trị quan trọng khi các đối tượng
có rất nhiều yếu tố cấu thành, có mối quan hệ phức tạp, lượng trí thức là quá lớn

so với khả năng ghi nhớ của bộ não. Bộ não cần biết về sự tồn tại, vai trò và một
12


số đặc điểm, tính chất của đối tượng, nếu ghi nhớ đầy đủ các yếu tố của một đối
tượng thì bộ nhớ của não sẽ khơng cịn đủ chỗ cho việc ghi nhớ về các đối
tượng khác và do đó sẽ hạn chế một số khả năng tư duy. Sử dụng thêm các
phương pháp ghi nhớ ngoài để ghi nhớ đầy đủ các yếu tố của đối tượng là sự hỗ
trợ tốt cho tư duy.
1.2.6. Tƣ duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo cũng có u cầu về sự tích luỹ kinh nghiệm hay tích luỹ
tri thức. Nhưng tư duy sáng tạo vận hành khơng hồn tồn dựa trên các liên kết
ghi nhớđược hình thành do các tác động từ bên ngồi mà có nhiều liên kết do hệ
thần kinh tự tạo ra giữa các vấn đề, các sự vật, sự việc tác động riêng rẽ lên hệ
thần kinh. Tư duy sáng tạo tìm ra cách giải quyết vấn đề khơng theo khuôn mẫu,
cách thức định sẵn. Trong tư duy kinh nghiệm, để giải quyết được vấn đề đòi
hỏi người giải quyết phải có đủ kinh nghiệm về vấn đề đó, còn trong tư duy
sáng tạo chỉ yêu cầu người giải quyết có một số kinh nghiệm tối thiểu hoặc có
kinh nghiệm giải quyết những vấn đề khác. Tư duy sáng tạo là sự vận dụng các
kinh nghiệm giải quyết vấn đề này cho những vấn đề khác. Người chỉ có tư duy
kinh nghiệm sẽ lúng túng khi gặp phải những vấn đề nằm ngồi kinh nghiệm,
cịn người có tư duy sáng tạo có thể giải quyết được những vấn đề ngồi kinh
nghiệm mà họ có. Tư duy sáng tạo tạo nên các kinh nghiệm mới trên các kinh
nghiệm cũ và do đó làm phong phú thêm kinh nghiệm, nó tạo nên sự thay đổi về
chất cho các vấn đề, sự vật, sự việc mà nó giải quyết. Biểu hiện của tư duy sáng
tạo là sự thông minh, dám thay đổi kinh nghiệm. Tư duy sáng tạo góp phần tạo
nên kinh nghiệm.
1.2.7. Tƣ duy phản biện
Thuật ngữ “critical thinking” thường được dịch là “tư duy phê phán”. “Phê
phán” là từ chỉ hành động chỉ ra cái chưa tốt, cái sai lầm, từ này không bao hàm

ý nghĩa “đánh giá”. Đánh giá là phải nhìn nhận cả các giá trị, các kết quả đạt
được bên cạnh những thiếu sót và tồn tại. “Quan điểm phê phán” vốn được hiểu
là đứng trên lập trường của một hệ phái và phủ định các lý thuyết khác biệt với
tư tưởng chính thống, khơng chấp nhận khả năng tiếp cận vấn đề từ nhiều
phương diện khác nhau. Thuật ngữ “critical thinking” trong các tài liệu mà
chúng tơi tham khảo có nội hàm rộng hơn cách hiểu “phê phán” theo ý nghĩa
nêu trên, do đó cần phải tìm một cách dịch khác.
13


Theo tự điển Oxford Advanced Learn’s Dictionary thì “critical” là tính từ
dùng để diễn tả:
- nghĩ là khơng tốt, chê bai, bất đồng, không tán thành, phản đối
- cực kỳ quan trọng, sẽ có nhiều ảnh hưởng trong tương lai
- nghiêm trọng, nguy hiểm
- đưa ra phán đoán cẩn thận, công bằng về chất lượng tốt hay kém
(involving making fair, careful judgements about the good and bad qualities of
somebody or something).
Với ý nghĩa này ví dụ được nêu ra như sau: “Sinh viên được khuyến khích
phát triển tư duy phản biện thay vì chỉ chấp nhận các quan điểm mà không xem
xét” (Students are encouraged to develop critical thinking instead of accepting
opinions without questioning them).
- phê bình (nghệ thuật, âm nhạc, văn học)
Qua tham khảo cách giải thích của từ điển Oxford đã dẫn, chúng tôi cho
rằng từ “critical” trong thuật ngữ “critical thinking” không được dùng với ý
nghĩa phê phán, mà mang ý nghĩa đưa ra phán đoán. Chúng tôi sử dụng cách
dịch khác là “tư duy phản biện” để phù hợp hơn với nội dung vấn đề được đề
cập.
“Tư duy phản biện là khả năng, hành động để thấu hiểu và đánh giá được
những dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thông, và

tranh luận”
Hành động phân tích để thấu hiểu và diễn đạt lại nội dung đã tiếp thu bằng
ngơn ngữ của mình hoặc bằng một hình thức khác (viết, vẽ, làm film ảnh, ngôn
ngữ cơ thể), và hành động đánh giá (ước đoán giá trị, khả năng, độ tin
cậy của các tuyên bố) là những hành động được xem là đòi hỏi phải sử dụng các
kỹ năng tư duy phản biện. Tư duy phản biện cần được hiểu là một loại tư duy để
đánh giá, nó bao gồm sự phê phán và cả tư duy sáng tạo. Để hiểu
tốt một vấn đề mà chỉ phát hiện lỗi trong ý tưởng và lập luận của người khác là
chưa đủ. Điều quan trọng là những kết luận thận trọng chỉ đưa ra khi được xây
dựng trên cơ sở các luận cứ vững chắc. Vì thế, cần phải thường xuyên
14


suy nghĩ về mọi yếu tố có liên quan, tìm kiếm thêm những thông tin mới, chứ
không chỉ là những gì đã được phơi bày. Hơn nữa, cịn phải xem xét vấn đề ở
nhiều khía cạnh khác nhau, phải tiên đốn những khả năng có thể xảy ra
trong tương lai, điều đó cũng có nghĩa là cần phải có khả năng tư duy sáng tạo.
1.3. Vai trò của tƣ duy
Định nghĩa trên đây có thể cịn chưa trọn vẹn nhưng đã hàm chứa được hai
vai trò quan trọng nhất của tư duy và một u cầu khơng thể thiếu đó là sự ghi
nhớ. Sự ghi nhớ này là kinh nghiệm, là tri thức. Sự ghi nhớ có thể được thực
hiện bằng cách lặp lại sự tác động của đối tượng cần ghi nhớ lên hệ thần kinh.
Nhưng điều này không thể thực hiện được với mọi đối tượng. Hơn thế có nhiều
đối tượng phức tạp với nhiều thành phần, các thành phần có thể khơng tác động
đồng thời, có thành phần ẩn và cịn có thể xuất hiện sự tác động của các đối
tượng khác có hoặc khơng liên quan đến đối tượng đang ghi nhớ. Điều này làm
cho sự ghi nhớ về đối tượng là không đầy đủ hoặc lẫn với các đối tượng khác.
Tư duy trong ghi nhớ là trả về cho đối tượng trong sự ghi nhớ các thành phần
đúng của nó, bổ xung các thành phần cịn thiếu, phân biệt nó với các đối tượng
ghi nhớ khác, tìm ra các mối liên hệ và ảnh hưởng qua lại của đối tượng với các

sự vật, sự việc, đối tượng khác. Đây là quá trình nhận thức lý tính, nhận thức
bằng tư duy. Nó phân biệt với nhận thức cảm tính là nhận thức khơng có tư duy.
Nhận thức lý tính giúp cho sự hiểu biết và ghi nhớ về đối tượng nhiều hơn
những cái mà đối tượng cung cấp cho sự ghi nhớ của hệ thần kinh, đối tượng
được hiểu sâu hơn, được xem xét, đánh giá toàn diện hơn và kỹ càng hơn, được
nhận thức đúng đắn hơn. Tư duy bổ xung những cái còn thiếu trong quá trình hệ
thần kinh ghi nhớ về đối tượng.
Sau khi giúp hệ thần kinh nhận thức đúng về đối tượng, tư duy tiếp tục
giúp hệ thần kinh định hướng điều khiển hành vi đáp ứng sự tác động của đối
tượng nếu cần thiết hoặc có yêu cầu. Tư duy thực hiện việc này bằng cách kết
hợp giữa nhận thức về đối tượng với hoàn cảnh hiện tại để đề ra phương thức
phản ứng hoặc hành vi. Việc này bao hàm cả sự vận dụng tri thức vào điều kiện
thực tế. Sự định hướng của tư duy không phân biệt tính đơn giản hay phức tạp
của đối tượng. Có việc đơn giản cũng địi hỏi phải tư duy như ví dụ về chọn lựa
giữa sút và chuyền bóng trên đây. Nhưng cũng có những việc rất phức tạp như
15


quản lý tài chính của một đơn vị kinh tế, mặc dù người thực hiện phải hao tổn
trí óc nhưng cũng khơng được coi là có tư duy khi mọi công việc đều thực hiện
theo những thủ tục, những quy trình, những văn bản pháp quy, những mẫu biểu,
cơng thức, những quy định cho trước. Yêu cầu của những công việc phức tạp
này là người thực hiện phải rèn luyện được kỹ năng làm việc thành thạo. Và để
có được kỹ năng này thì họ phải học thuộc lịng và rèn luyện chu đáo và có thể
họ phải sử dụng tư duy để nắm chắc được các yêu cầu thực hiện công việc. Khi
kỹ năng làm việc chưa thành thục thì có thể phải có tư duy, nhưng khi kỹ năng
làm việc đã thành thục thì khơng cần tư duy nữa. Tư duy định hướng đến sự
thành thục. Khi sự thành thục đã có thì tư duy kết thúc. Điều này giống với sự
nhận thức, khi sự nhận thức chưa có thì cần phải tư duy, khi nhận thức đã có thì
tư duy kết thúc.


Câu hỏi ơn tập
1. Phân tích các đặc điểm của tư duy, rút ra ý nghĩa sư phạm của nó.
2. Chỉ ra vai trị của các loại hình sau: tư duy logic, tư duy phản biện, tư
duy sáng tạo, tư duy phân tích, tư duy tổng hợp
3. Các điều kiện của tư duy. Ý nghĩa sư phạm của việc nắm vững các điều
kiện của tư duy.

16


CHƢƠNG 2
TƢ DUY PHẢN BIỆN
2.1. Tƣ duy phản biện là gì?
Tài liệu của Alec Fisher đã điểm lại những phát biểu định nghĩa về tư duy
phản biện của nhiều tác giả, đồng thời phân tích các định nghĩa này để cho thấy
nhận thức về tư duy phản biện đã qua một chặng đường phát triển lịch sử khá
lâu dài, khởi đầu từ sự tiếp cận của triết gia cổ đại Socrates, và quan điểm cuối
cùng được đề cấp là của Michael Scriven.
Mặc dù Socrates đã tiếp cận vấn đề tư duy phản biện từ cách đây
hơn 2000 năm, nhưng định nghĩa của John Dewey - nhà triết học, tâm lý học,
giáo dục học người Mỹ - về tư duy phản biện mới được biết đến một cách rộng
rãi. J. Dewey gọi tư duy phản biện là “reflective thinking” (suy nghĩ sâu sắc) và
định nghĩa là: “sự suy xét chủ động, liên tục, cẩn trọng về một niềm tin, một giả
định khoa học có xét đến những lý lẽ bảo vệ nó và những kết luận xa hơn được
nhắm đến”
Định nghĩa của John Dewey nhấn mạnh đến tính chủ động của tư
duy phản biện. Khi một người tư duy phản biện, họ tự nảy ra câu hỏi, tự đi tìm
các thơng tin liên quan, hơn là học hỏi thụ động từ người khác.
J. Dewey cũng nhấn mạnh đến tính liên tục của tư duy phản biện. Tư duy

phản biện đòi hỏi phải xem xét mọi vấn đề, mọi thông tin liên quan trước khi đi
đến kết luận hoặc ra quyết định. Quan trọng nhất, định nghĩa của J. Dewey nói
rằng niềm tin của chúng ta bị chi phối bởi sự suy luận. Suy luận có vai trị quan
trọng to lớn trong tư duy phản biện, cả suy luận và đánh giá suy luận đều có ý
nghĩa tích cực. Trong tư duy phản biện, khả năng suy luận là yếu tố then chốt.
Edward Glaser, đồng tác giả của một trắc nghiệm tư duy phản biện được
sử dụng rộng rãi nhất thế giới là Watson-Glaser CriticalThinking Appraisal phát
biểu về tư duy phản biện như sau:
“(1) là thái độ sẵn lòng quan tâm suy nghĩ chu đáo về những vấn
đề và chủ đề xuất hiện trong cuộc sống cá nhân; (2) là sự hiểu biết về
phương pháp điều tra và suy luận có lý; và (3) là một số kỹ năng trong việc áp
dụng các phương pháp đó. Tư duy phản biện địi hỏi sự nỗ lực bền bỉ để khảo
17


sát niềm tin hay giả thuyết bất kỳ có xem xét đến các bằng chứng khẳng định
nó và những kết luận xa hơn được nhắm đến”.
Ý tưởng của E. Glaser rất giống với ý tưởng của J. Dewey. E.
Glaser đề cập đến các “bằng chứng” thay cho các “ý tưởng” trong một câu
tương tự như phát biểu của J. Dewey. E. Glaser nhìn nhận rằng kỹ
năng tư duy là một thành phần tất yếu của tư duy phản biện.
Richard Paul phát biểu về tư duy phản biện từ một góc nhìn khác
biệt so với các tác giả trước ơng: “Tư duy phản biện là một mơ hình tư duy - về
một chủ đề, một vấn đề, một nội dung bất kỳ - trong đó chủ thể tư duy cải tiến
chất lượng tư duy của mình bằng việc điều khiển một cách thành thạo các cấu
trúc nền tảng có sẵn của tư duy và áp đặt các tiêu chuẩn của hành động trí tuệ
lên q trình tư duy của mình”.
Phát biểu này thú vị bởi nó lơi cuốn người ta quan tâm đến một đặc điểm
của tư duy phản biện được các nhà giáo dục và các nhà nghiên cứu trong nhiều
lĩnh vực đồng ý rộng rãi, đó là: Cách thức có ý nghĩa thực tế duy nhất để phát

triển khả năng tư duy phản biện của một ai đó là thơng qua “tư duy về tư duy
của chính họ” (thường được gọi là “siêu nhận thức” (metacognition), với mục
tiêu được quan tâm là cải tiến nó bằng cách tham khảo một số mơ hình tư duy
thành cơng trong cùng lĩnh vực.
Michael Scriven thì cho rằng tư duy phản biện là “một năng lực
học vấn cơ bản, tương tự như là đọc và viết vậy”, và phát biểu như sau: “Tư duy
phản biện là khả năng, hành động để thấu hiểu và đánh giá được những dữ liệu
thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thông, và tranh luận”
Hành động phân tích để thấu hiểu và diễn đạt lại nội dung đã tiếp
thu bằng ngơn ngữ của mình hoặc bằng một hình thức khác (viết, vẽ,
làm film ảnh, ngơn ngữ cơ thể), và hành động đánh giá (ước đoán giá trị, khả
năng, độ tin cậy của các tuyên bố) là những hành động được xem là đòi hỏi phải
sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện. Tư duy phản biện cần được hiểu là một
loại tư duy để đánh giá, nó bao gồm sự phê phán và cả tư duy sáng tạo. Để
hiểu tốt một vấn đề mà chỉ phát hiện lỗi trong ý tưởng và lập luận của người
khác là chưa đủ. Điều quan trọng là những kết luận thận trọng chỉ đưa ra khi
được xây dựng trên cơ sở các luận cứ vững chắc. Vì thế, cần phải thường xuyên
suy nghĩ về mọi yếu tố có liên quan, tìm kiếm thêm những thơng tin mới, chứ
18


khơng chỉ là những gì đã được phơi bày. Hơn nữa, cịn phải xem xét vấn đề ở
nhiều khía cạnh khác nhau, phải tiên đốn những khả năng có thể xảy ra trong
tương lai, điều đó cũng có nghĩa là cần phải có khả năng tư duy sáng tạo.
Từ những quan điểm trên đây có thể khẳng định, tư duy phản biện (Critical
thinking) là khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về niềm tin bạn
tin vào hay những gì bạn đang làm. Nó bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ
độc lập (independent thinking) và suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking).
Người có tư duy phản biện thường có thể:
- Hiểu sự gắn kết logic giữa các quan điểm.

- Nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận.
- Tìm ra những sự khơng nhất qn và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận.
- Giải quyết các vấn đề một cách hệ thống.
- Nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng
- Xem xét cách lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của
người khác.
Tư duy phản biện khơng phải chỉ là tích lũy thơng tin. Ngƣời có trí nhớ
tốt và biết nhiều thứ về cơ bản khơng hẳn là sẽ có tƣ duy phản biện tốt.
Người có tư duy phản biện có thể suy luận ra những hệ quả từ những gì họ biết
và biết cách sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm kiếm những
nguồn thơng tin liên quan để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó.
Khơng nên nhầm lẫn tƣ duy phản biện với việc thích tranh cãi hay chỉ
trích ngƣời khác. Mặc dù các kỹ năng tư duy phản biện có thể được sử dụng để
vạch trần những thiếu sót và cách lập luận sai lầm, nhưng tư duy phản biện cũng
đóng vai trị quan trọng trong việc phối hợp để đưa ra các cách lập luận đúng
đắn và có tính xây dựng. Tư duy phản biện giúp chúng ta thu nạp kiến thức,
tăng mức độ thấu hiểu lý thuyết đã biết, củng cố các lập luận, nâng cao hiệu quả
xử lý công việc và giải quyết vấn đề.
Một vài người tin rằng tư duy phản biện cản trở khả năng sáng tạo bởi vì
trong khi tư duy phản biện đòi hỏi phải tuân thủ những quy tắc logic và lập luận
nhất định thì khả năng sáng tạo có lẽ cần đến nhiều hơn việc “phá luật”
19


(breaking the rules). Đây là quan điểm sai lầm. Tư duy phản biện khá hịa hợp
với cách suy nghĩ “ngồi chiếc hộp” (thinking out-of-the-box), thử thách các
nhận thức chung và theo đuổi những hướng đi ít người biết. Tư duy phản biện là
một phần cơ bản của sáng tạo bởi vì chúng ta cần tư duy phản biện để đánh giá
và cải thiện các ý tưởng sáng tạo.


Sơ đồ các kỹ năng của tư duy phản biện

2.2. Tầm quan trọng của tƣ duy phản biện
- Tư duy phản biện cải thiện các kỹ năng thuyết trình và ngơn ngữ
Suy nghĩ rõ ràng và có hệ thống có thể cải thiện cách mà chúng ta diễn
đạt các ý tưởng. Đối với phân tích cấu trúc logic của văn bản, tư duy phản biện
cũng tăng khả năng hiểu rõ những gì đã được viết.
- Tư duy phản biện thúc đẩy sáng tạo

20


Tìm ra giải pháp sáng tạo cho một vấn đề không chỉ cần đến các ý tưởng
mới. Bản thân các ý tưởng mới này cũng bắt buộc phải hữu ích và liên quan đến
vấn đề đang cần được giải quyết. Tư duy phản biện đóng vai trị cốt lõi trong
việc đánh giá các ý tưởng mới, lựa chọn những ý tưởng tốt nhất và điều chỉnh
chúng nếu cần thiết.
- Tư duy phản biện đối với quá trình phản chiếu bản thân
Để kiểm sốt cuộc sống và làm nó trở nên có ý nghĩa, chúng ta cần nhận
dạng rõ giá trị bản thân và tỉnh táo khi ra quyết định. Tư duy phản biện chính là
thứ sẽ giúp bạn thực hiện những điều này một cách hợp lý.
- Tư duy phản biện là nền tảng của khoa học và dân chủ
Khoa học đòi hỏi việc sử dụng lập luận trong thử nghiệm và xác nhận các
lý thuyết. Việc vận hành hiệu quả hơn của nền dân chủ tự do cũng đòi hỏi các
cơng dân có cách suy nghĩ lý trí về các vấn đề xã hội để lan tỏa những giá trị
đúng đắn và vượt qua những khuynh hướng và định kiến sai lầm.
- Tư duy phản biện là kỹ năng tư duy cần thiết để phát triển bản thân và nghề
nghiệp
Tư duy phản biện là kỹ năng tư duy cần thiết cho mọi lĩnh vực. Khả năng
suy nghĩ rõ ràng và có lý trí rất quan trọng bất kể chúng ta đang làm gì. Nếu bạn

làm việc trong lĩnh vực giáo dục, tài chính, quản trị hay pháp lý, thì tư duy phản
biện hiển nhiên cực kỳ quan trọng. Nhưng kỹ năng này không chỉ giới trong
một lĩnh vực cụ thể nào cả. Khả năng tư duy tốt và giải quyết vấn đề một cách
có hệ thống là “tài sản” quý giá trong mọi lĩnh vực, nghề nghiệp.
Tư duy phản biện rất quan trọng trong nền kinh tế tri thức khi nó được
thúc đẩy bởi thơng tin và cơng nghệ. Nền kinh tế mới đặt ra những nhu cầu
ngày càng tăng vào các kỹ năng vận dụng trí óc linh hoạt và khả năng phân tích
thơng tin, tích hợp các nguồn kiến thức đa dạng vào giải quyết vấn đề. Tư duy
phản biện tốt thúc đẩy những kỹ năng tư duy này và rất quan trọng trong môi
trường làm việc không ngừng thay đổi.
Người sở hữu khả năng tư duy phản biện tốt thường có khả năng đánh giá
vấn đề một cách sắc bén và đa chiều. Nhờ thế, những ý kiến, luận điểm của họ
trở nên rất thuyết phục. Bên cạnh đó, người có khả năng tư duy phản biện tốt
21


cũng là mẫu người có lập trường vững vàng và kiên định, rất khó bị ảnh hưởng
bởi người khác, càng không dễ dàng bị đánh lừa. Trong công việc tư duy phản
biện là nền tảng quan trọng mà rất nhiều nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm ở ứng
viên của mình, bởi đây là yếu tố tiềm năng để sản sinh ra những nhà lãnh đạo
giỏi.
Khơng dừng lại ở đó, tư duy phản biện chính là chìa khóa để giúp các bạn
học tập tốt hơn. Một vấn đề nếu được phân tích mổ xẻ kỹ càng sẽ dễ dàng được
khắc sâu vào đầu của bạn hơn. Trong quá trình làm việc nhóm, người sở hữu kỹ
năng tư duy phản biện tốt sẽ giúp các quyết định của tập thể đi đúng hướng và
khơng bị ảnh hưởng bởi cảm tính.
2.3. Đặc điểm của tƣ duy phản biện
2.3.1. Sản phẩm của tư duy phản biện là các phán đốn
Phán đốn là hình thức diễn đạt chung của mọi quan điểm, ước lượng, và
kết luận, do đó, cũng bao hàm cả các cách thức giải quyết vấn đề, quyết định

được đưa ra, sự thông hiểu khái niệm. Vì vậy, nói rằng sản phẩm của tư
duy phản biện là các phán đốn thì có ý nghĩa rất khái quát. Tuy nhiên, tư duy
phản biện hướng đến sự khôn ngoan nên các sản phẩm được nhắm đến của tư
duy phản biện phải là các phán đoán tốt. Sự phân biệt cơ bản giữa
một phán đoán tốt và một phán đốn khơng có giá trị là tính ứng dụng thực tiễn
của nó. Mọi người, cho dù họ là bác sĩ hay nông dân, họ đều phải thường xun
đưa ra các phán đốn trong cơng việc cũng như trong đời sống. Một bác sĩ giỏi
không thể chỉ chẩn bệnh tốt mà còn phải kê đơn thuốc và tiên lượng phản ứng
của bệnh nhân, cũng như là các cân nhắc về vấn đề đạo đức. Một phán đoán tốt
là kết quả của sự xem xét đến tất cả mọi vấn đề liên quan, bao gồm cả chính
phán đốn đó. Một phán đoán tốt phải là sản phẩm của một tiến trình tư duy
thuần thục về kỹ năng và có sử dụng các thủ thuật và công cụ hỗ trợ thích hợp.
Tư duy phản biện là loại tư duy ứng dụng. Do đó, nó khơng chỉ nhắm đến việc
đạt được sự hiểu biết, mà còn là việc vận dụng kiến thức để tạo ra những thay
đổi tích cực. Một cách tóm tắt: sản phẩm tối thiểu của tư duy phản
biện là các phán đoán, và sản phẩm tối đa của nó là sự ứng dụng thực tiễn của
các phán đốn đó.
2.3.2. Tư duy phản biện là loại tư duy dựa vào tiêu chuẩn
22


Có một mối quan hệ logic giữa các khái niệm tư duy phản biện, tiêu
chuẩn, và phán đốn, đó là: Tư duy phản biện được nhận định như là một loại tư
duy đáng tin cậy, thuần thục về kỹ năng và khả năng đánh giá, do vậy, không
thể hiểu tư duy phản biện mà thiếu quan tâm đến tiêu chuẩn.
2.3.3. Tư duy phản biện là loại tư duy tự điều chỉnh
Phần nhiều những suy nghĩ của chúng ta là rất chủ quan, chúng ta khơng
thường tự tranh luận với mình xem điều mình nghĩ là đúng hay sai. Chúng ta
thường suy nghĩ một cách chung chung, từ việc này liên tưởng đến việc
khác, nhưng không quan tâm đầy đủ đến vấn đề chân lý hay giá trị, và thậm chí

ít quan tâm đến khả năng có thể mắc sai sót. Mặc dù chúng ta có thể tự phản
ánh chính suy nghĩ của mình, nhưng vẫn có thể làm điều đó một cách
chủ quan. Vì thế, việc phát hiện ra những mâu thuẫn, thiếu căn cứ, nhầm lẫn
trong tiến trình tư duy của mình và sửa chữa tất cả các lỗi là một mục tiêu của
tư duy phản biện.
2.3.4. Tư duy phản biện thể hiện sự nhạy cảm trước bối cảnh
Tư duy nhạy cảm với bối cảnh có nghĩa là phải:
Nhận thức được các tình huống ngoại lệ hay khác thường. Chúng ta thường
suy nghĩ đến tính chân thực hay giả dối của một phát biểu độc lập với tính cách
của người nói, nhưng trong tồ án, tính cách của nhân chứng có thể là một yếu
tố có liên quan để xem xét.
Nhận thức được các giới hạn đặc biệt, các biến cố, các rào cản của suy luận
có lý (những thành kiến, định kiến).
Ví dụ như hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau, điều này là
chắc chắn trong hình học Euclidean, nhưng trong hình học phi Euclidean thì
khơng.
Nhận thức được tính tổng thể và nhạy cảm với những cái đặc biệt và đơn
nhất
Nhận thức được các dấu hiệu khơng điển hình
Nhận thức được rằng có một số thuật ngữ có thể có sự thay đổi về nghĩa
khi chuyển sang bối cảnh khác hay lĩnh vực khác, có một số thuật ngữ khơng có
23


từ tương đương trong ngơn ngữ khác, hay chỉ có ý nghĩa trong bối cảnh đặc
biệt.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích khái niệm tư duy phản biện.
2. Vai trị của tư duy phản biện trong học tập và hoạt động.
3. Chỉ ra sự khác nhau giữa tranh cãi và phản biện.

4. Vì sao người Việt ngại tranh luận và phản biện?

24


CHƢƠNG 3
TƢ DUY SÁNG TẠO
3.1. Tƣ duy sáng tạo là gì
3.1.1. Khái niệm
Tư duy sáng tạo là chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu cịn mới. Nó
nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng
tạo và để tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng
đồng làm việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực. Ứng dụng chính của bộ mơn
này là giúp cá nhân hay tập thể thực hành nó tìm ra các phương án, các lời giải
từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề nan giải. Các vấn đề này không chỉ giới
hạn trong các ngành nghiên cứu về khoa học kỹ thuật mà nó có thể thuộc lĩnh
vực khác như chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật... hoặc trong các phát minh,
sáng chế. Một danh từ khác được giáo sư Edward De Bono sử dụng để chỉ
ngành nghiên cứu này và được dùng rất phổ biến là tư duy định hướng.
Tư duy sáng tạo là sự khác biệt, ưu thế tuyệt đối của loài người so với các
sinh vật khác. Tư duy sáng tạo đóng vai trị vơ cùng quan trọng, nếu như khơng
nói là quyết định đối với q trình tiến hóa và phát triển của xã hội loài người,
đặc biệt là trong thế kỷ 21 này- khi mà nền kinh tế tri thức (với hàm lượng sáng
tạo chiếm ưu thế tuyệt đối) lên ngơi. Chính nhờ có sáng tạo mà qua từng thời
đại, con người chế tạo ra vô số thiết bị để “tăng tiến” khả năng của con người.
Như máy bay là sự tăng tiến khả năng tiếp cận không trung, điện thoại là sự
tăng tiến cho khả năng nói và nghe.
Theo các nhà tâm lý học thì tư duy sáng tạo được xem là dạng hoạt động
trí não cao nhất của con người. Năng lực sáng tạo là cốt lõi của tư duy sáng tạo,
làm tiền đề bên trong của hoạt động sáng tạo, nó được xác định từ chất lượng

đặc biệt của các quá trình tâm lý bao gồm nhiều quá trình gắn kết như: q trình
trí nhớ, tư duy, xúc cảm. Tư duy sáng tạo là kiểu giải quyết vấn đề dựa trên quá
trình động não để tìm ra những phương án khả thi, rồi rút ra được phương án tối
ưu dựa trên các phương án đã nêu ra. Điều này thoạt đầu nghe có vẻ đơn giản
nhưng thực ra là cả một q trình rất phức tạp địi hỏi sự nỗ lực cao độ của hoạt
động trí óc.
25


×