Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Kẻ ngoài cuộc tư duy phản biện docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164 KB, 2 trang )

Kẻ ngoài cuộc và tư duy phản biện
Nguồn: www.saga.vn
Trên thị trường tài chính Việt Nam hiện nay, vai trò cầu nối thông tin giữa thị
trường và nhà đầu tư của các phương tiện truyền thông đại chúng rất quan
trọng. Tuy nhiên, mức độ niềm tin của nhà đầu tư vào các thông tin do những
đơn vị truyền thông cung cấp thường quá cao hoặc quá thấp. Vì vậy, thách thức
của một đơn vị truyền thông là xác lập niềm tin hợp lý từ phía những người sử
dụng thông tin của mình.
Khái niệm “niềm tin”
Nếu ai đã hoặc đang là nhà đầu tư chứng khoán, có
thể người đó đã từng hoặc sẽ có một lúc nào đó tỏ ra
bực bội khi đọc hoặc nghe một thông tin phân tích thị
trường trên phương tiện thông tin đại chúng mà theo
bản thân mình là “lá cải”, được đưa ra bởi những
người “không biết có đầu tư chứng khoán không mà
viết lung tung”. Tâm lý này sẽ lại càng phổ biến trong
những trường hợp thị trường đang nóng lên rất nhanh
và rất lạc quan, lại có ai đó đứng ra bảo “thị trường đang tiềm ẩn rủi ro”. Đây
chính là một mặt trong lý thuyết về “cảm xúc trong thị trường tài chính” (emotions
in finance), thể hiện sự thiếu “niềm tin” của các nhà đầu tư đối với những tin tức
không được tốt đẹp lắm mà phương tiện truyền thông đưa ra. Rủi thay, đôi khi,
những người dám đứng ra “thọc gậy bánh xe” đầu tiên này lại đúng, ví dụ như
trường hợp một số tờ báo như Time, Newsweek, New York Times và The
Guardian đăng các bài viết thể hiện sự nghi ngờ về “cơn sốt công ty dotcom” vào
những năm cuối thế kỷ 20. Thế nhưng, nhiều bài báo tiên phong và quyển sách
mang tính đột phá lúc đó - “Irrational Exuberance”, cũng chẳng được tán thưởng
ngay là cảnh báo đúng, mà đã bị thị trường cho là góp phần gây ra sự sụp đổ
của các công ty “dotcom” bắt đầu từ đầu năm 2000. Đây là một mặt của tâm lý
thiếu niềm tin và thiếu thiện cảm đối với một số bài viết mang tính đi ngược thị
trường.
Ngược lại, đôi khi công chúng đầu tư lại đặt niềm tin rất lớn vào những bài viết


mà nguồn thông tin không đáng tin cậy. Đó là trường hợp của những bài viết
mang tính đẩy giá cổ phiếu, “marketing” giúp cho một công ty nào đấy, nhằm
mục đích trục lợi riêng cho bản thân tờ báo hay công ty truyền thông đó, cho
người viết bài báo; hay đơn thuần là do tác giả bài viết đã không kiểm chứng
một cách nghiêm túc các thông tin. Kết quả là có những cổ phiếu không đáng giá
nhưng đã được giới truyền thông góp tay
thổi phồng thành những cổ phiếu
“nóng sốt”.
Trong lịch sử thị trường tài chính thế giới, cụ thể là
của Mỹ và châu Âu, nhiều trường hợp còn phức tạp
hơn rất nhiều, khi mà các công ty truyền thông (trong đó có những công ty cực
kỳ nổi tiếng và rất uy tín) do một tập đoàn nào đấy sở hữu, và hành động vì lợi
ích của tập đoàn và ban biên tập, với những kỹ thuật dẫn dắt thị trường bằng
thông tin rất tinh vi. Chính vì điều này mà xuất hiện một số nhà đầu tư trên thị
trường quốc tế thường luôn tỏ ra nghi ngờ khi có một công ty công bố những
thông tin rất tốt và được báo chí và các nhà phân tích đánh giá rất tích cực. Đây
được gọi là hành vi phản ứng không đầy đủ với tin tức - “under-reaction”. Hiện
tượng ấy, e rằng cũng sẽ lan đến Việt Nam.
Người đứng ngoài với tư duy phản biện
Vai trò của giới chuyên gia phân tích sẽ ngày càng thể hiện rõ trên các thị trường
tài chính đang phát triển, vì không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu được điều gì
đang diễn ra. Chính vì vậy, các chuyên gia phân tích và nghiên cứu sẽ là nguồn
thông tin giúp các phóng viên giải thích hành vi thị trường trong bài báo của họ,
đồng thời là nguồn tư vấn mua/bán “đáng tin cậy” (một lợi thế cạnh tranh mà các
hãng tin tài chính tìm kiếm). Tuy nhiên, quan điểm và tư vấn về thị trường của
những chuyên gia phân tích này, ở góc độ nào đó, không thể lúc nào cũng khách
quan. Họ hoàn toàn có thể thông qua phương tiện truyền thông để dẫn dắt sai thị
trường.
Một nguồn thông tin quan trọng khác cho các phóng viên tài chính đến từ bộ
phận truyền thông và quan hệ công chúng của các công ty (bộ phận PR). Như

vậy, giới truyền thông trên thị trường tài chính đang đứng trước một hệ thống
quan hệ: họ cần thông tin từ các nhà phân tích, họ cần thông tin (và cả hợp đồng
quảng cáo) từ các bộ phận PR của doanh nghiệp, nhưng họ cũng cần phải có
nhiều công chúng đầu tư tin tưởng và mua báo hay xem tin tức của họ, nghĩa là
tin tức của họ phải vừa đáng tin cậy, lại vừa phải có nét độc đáo riêng.
Trong bối cảnh đó, tiêu chí đặt ra cho các phương tiện truyền thông là phải
“chuyên nghiệp hóa” và “chủ động hóa” đội ngũ phóng viên về tài chính. Các
phóng viên tài chính, dứt khoát không thể là “diễn viên chính” trong “trò chơi tài
chính”, mà phải là “người đứng ngoài” đưa tin về cuộc chơi. Mặt khác, những
phóng viên này phải luôn duy trì tư duy phản biện thông tin, có thêm các ý kiến
độc lập, phân tích chuyên sâu của riêng mình, thậm chí là lật ngược lại phân tích
của người khác.
Để làm được như vậy, phóng viên tài chính chuyên nghiệp cần phải là một
người có kiến thức tốt và am hiểu về thị trường. Nhiều hãng tin tài chính lớn đã
thuê những chuyên gia tài chính làm việc cho mình, và bỏ ra rất nhiều tiền để
đào tạo phóng viên. Nếu phương tiện truyền thông nào làm được điều này,
“niềm tin” của nhà đầu tư vào phương tiện truyền thông đó sẽ tăng lên, đặc biệt
là qua những đợt biến động lớn của thị trường.


×