Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện vận động viên môn Karate Tỉnh Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.97 KB, 18 trang )

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thể dục thể thao
được xác định là bộ phận quan trọng, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con
người, góp phần nâng cao thể lực, rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống lành
mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa và phát huy tinh thần dân tộc của con
người Việt Nam.
Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng rộng khắp đến từng địa
bàn cơ sở là điều kiện cần thiết để thực hiện chiến lược phát triển con người toàn
diện về cả trí tuệ và thể chất, đáp ứng yêu cầu tăng cường sức khỏe, nâng cao
năng suất lao động, học tập, công tác, giữ vững an ninh – quốc phịng và đẩy lùi
các tệ nạn xã hội.
Mơn võ Karate là một trong số các môn thể thao mũi nhọn đầu tư của
quốc gia và của địa phương Đồng Tháp.
Karate bắt nguồn từ đất nước mặt trời mọc Nhật Bản, mang tinh thần võ
đạo của dân tộc Nhật, môn võ này khởi đầu tại Okinawa (Nhật Bản) và được
người dân ở đây kết hợp những thế võ tay không của họ tập luyện dưới cái tên
TODE ( Đường thủ - môn võ nhà Đường), rồi OKINAWA-TE (1692).
Đến năm 1960 Liên hiệp Karate Thế giới (World Union of Karate
Organization - WUKO) chính thức được thành lập và giải vơ địch Karate thế
giới lần thứ nhất đã được tổ chức tại Nhật Bản năm 1970…Năm 1994, tổ chức
này được thống nhất đổi tên thành Liên đoàn Karate-do thế giới ( World Karatedo Federation - WKF). Với hơn 100 nước thành viên, đến nay đã hơn 250 quốc
gia là thành viên. Từ năm 2017 để chuẩn hóa cho phù hợp với Olympic, Liên
đồn Karate-do thế giới đã thống nhất tên gọi thành Karate trên toàn thế giới. Và
đổi tên thành Liên đoàn Karate thế giới và các Liên đoàn Karate các châu lục…
Với nhiệm vụ chỉ đạo và định hướng cho hoạt động của các Liên đoàn Karate
các châu lục, khu vực, quốc gia; thúc đẩy sự phát triển của môn Karate và đẩy
1


nhanh tiến trình thực hiện các cơng việc, thủ tục cần thiết để đưa Karate trở
thành môn thể thao thi đấu Olympic.


Tại Việt Nam môn Karate được phát triển rất mạnh mẽ do tính khoa học
và hiệu quả tập luyện của nó đi kèm với chủ nghĩa Anh hùng dân tộc và tinh
thần thượng võ của người Việt Nam.
Karate được truyền bá lần đầu tiên ở Việt Nam, tại Huế từ sau năm 1945
do một võ sư người Nhật Bản tên là Choi ji Suzuki mở lớp dạy võ cho các môn
sinh người Việt. Năm 1950 hệ phái Karate – Kyokyushinkar do võ sư Hồ Cẩm
Ngạc giảng dạy tại Sài Gịn, từ đó mơn Karate được dần dần du nhập ra miền
bắc. Mãi đến sau năm 1975 môn Karate mới thực sự được truyền bá và phát
triển rộng khắp trên cả nước. Tuy nhiên chỉ phát triển ở hình thức các Câu lạc bộ
chưa có hệ thống thi đấu chính thức tại các giải quốc gia. Đến năm 1989 giải thử
nghiệm lần đầu Karate đưa vào thi đấu cấp toàn quốc, nhưng đến năm 1991
chính thức tổ chức giải vơ địch Karate toàn quốc lần thứ nhất tại Hà Nội. Năm
1995 môn Karate được đưa vào thi đấu trong chương trình các mơn thi đấu tại
Đại hơi Thể dục Thể thao toàn quốc, được tổng cục Thể dục Thể thao chính thức
cơng nhận và phong đẳng cấp cho vận đơng viên đạt thành tích huy chương tại
giải. Đến nay đã tổ chức được 31 lần giải vô địch cấp quốc gia, số lượng đơn vị
và số lượng vận động viên tham gia thi đấu tăng lên theo từng năm.
Karate là một trong những mơn thể thao có vị trí quan trọng trong hệ
thống giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao, đồng thời là môn thể thao mũi
nhọn trong chiến lược phát triển thể thao thành tích cao của ngành Thể dục Thể
thao nước ta, và cũng là một trong những mơn học chun sâu chính thức của
sinh viên tại các trường Cao đẳng và Đại học Thể dục Thể thao trên toàn quốc.
Trong những năm gần đây, Karate Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về số
lượng cũng như chất lượng tập luyện và thi đấu. Điều này càng được khẳng định
bằng các tấm huy chương mà các tuyển thủ Karate Việt Nam đã mang về cho tổ
quốc từ các cuộc tranh tài tại các giải quốc tể cũng như khu vực…Đặc biệt là
2


qua các kỳ ASIAD và SEA Games, các vận động viên Karate Việt Nam đã mang

về các tấm huy chương vàng quí báu và được đánh giá là một trong những môn
mũi nhọn tại các kỳ ASIAD và SEA games trong những năm gần đây. ASIAD
14 đạt 02 huy chương vàng của Vũ Kim Anh và Nguyễn Trọng Bảo Ngọc.
ASIAD 15 đạt 01 huy chương vàng của Vũ Thị Nguyệt Ánh. ASIAD 16 đạt 01
huy chương vàng của Lê Bích Phương, gần nhất tại ASIAD năm 2018 tại
Indonesia, Nguyễn Minh Phụng đã giành được Huy chương bạc. Tại SEA
Games 22 năm 2003 được tổ chức tại Việt Nam, các tuyển thủ Karate Việt Nam
đã mang về 12 tấm huy chương vàng. Góp phần vào thành cơng chung của Thể
thao Việt Nam (nhất toàn đoàn SEA Games 22 với 12 tấm huy chương vàng/19
bộ huy chương) đây là bước khởi đầu cho những tấm huy chương cấp khu vực,
quốc tế sau này và Karate Việt Nam luôn nằm trong top dẫn dầu trong khu vực
Đông Nam Á. Năm 2019, đội tuyển nữ Kata Việt Nam cũng đã đánh bại Nhật
Bản và giành Huy chương vàng giải trẻ Châu Á. Tại hệ thống thi đấu chuyên
nghiệp của Liên đoàn Karate thế giới (K1, Series A) chúng ta cũng có Nguyễn
Thị Ngoan đạt Huy chương vàng tại Leipzig (Đức), huy chương đồng tại K1
Rotterdam (Hà Lan) tại và Kata đồng đội nữ đạt huy chương đồng năm 2019 tại
Thượng Hải (Trung Quốc)…. Đặc biệt nữ hoàng Kata Nguyễn Hoàng Ngân vân
động viên đạt 02 huy chương vàng thế giới, 01 huy chương vàng World Cup thế
giới được bầu vào ủy ban vận động viên liên đoàn Karate thế giới chuẩn bị cho
Olympic 2020 tai Tokyo Nhật Bản mà mơn Karate được góp mặt tại đấu trường
lớn nhất hành tinh. Hiện nay, bộ môn Karate đã có mặt trên tất cả các tỉnh thành
của cả nước và phát triển rất mạnh mẽ về số lượng lẫn chất lượng.
Đội Karate Đồng Tháp được hình thành từ năm 1999 để chuẩn bị cho Hội
khỏe phù đổng toàn quốc được tổ chức trên quê hương nhà vào năm 2000, sau
những bước khởi đầu khó khăn Karate Đồng Tháp phát triển mạnh mẽ qua từng
năm và từng bước giành được vị trí tốt tại các giải cấp khu vực và quốc gia.
Đóng góp khá nhiều VĐV xuất sắc cho đội tuyển trẻ và đội tuyển quốc gia.
3



Theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước vấn đề nâng cao chất
lượng đào tạo, huấn luyện vận động viên năng khiếu và tài năng thể thao để
hướng đến thể thao đỉnh cao có vai trị vơ cùng quan trọng trong chiến lược phát
triển thể dục thể thao nước ta đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Trong sự nghiệp phát triển chung của xã hội đòi hỏi công tác huấn luyện
và đào tạo vận động viên thể thao để trở thành tài năng thể thao là một trong
những mục tiêu quan trọng. Không chỉ ở Việt Nam xem trọng việc nâng cao chất
lượng huấn luyện vận động viên mà tất cả các nước trên thế giới đều quan tâm
đầu tư bồi dưỡng đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao góp phần phát triển
thành tích thể thao nâng cao vị thế quốc gia trên đấu trường quốc tế và khu vực.
Với mục đích và yêu cầu việc nâng cao chất lượng huấn luyện đào tạo
vận động viên tài năng thể thao là một trong những nhu cầu và thách thức đối
với từng huấn luyện viên trong công tác tuyển chọn huấn luyện, quản lý vận
động viên, mà cịn là cơng việc của tồn xã hội, của các nghành các cấp.
Chính vì vậy tơi đã chọn đề tài tiểu luận: “Thực trạng và giải pháp nâng cao
chất lượng huấn luyện vận động viên môn Karate tỉnh Đồng Tháp.”
Mục đích:
Nhằm đánh giá được thực trạng và đề xuất được một số giải pháp nâng
cao chất lượng huấn luyện vận động viên môn Karate tỉnh Đồng Tháp.
Nhiệm vụ:
Để giải quyết mục đích trên tơi tiến hành nghiên cứu 02 nhiệm vụ sau:
1. Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện môn Karate tỉnh Đồng Tháp.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện môn Karate
tỉnh Đồng Tháp.

2. NỘI DUNG
4


2.1. Thực trạng công tác huấn luyện

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của tỉnh, sự nghiệp
phát triển thể dục, thể thao trong tỉnh đạt được nhiều tiến bộ. Phong trào thể dục
thể thao quần chúng phát triển đa dạng với nhiều hình thức tập luyện phong phú,
góp phần tích cực trong việc nâng cao sức khỏe, xây dựng đời sống lành mạnh,
cải thiện nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Thể thao thành tích
cao có phát triển, nhiều mơn đạt huy chương tại các giải quốc gia và một số môn
đạt Huy chương Thế giới, Châu Á và SEA Games. Từ đó vị thế của thể thao tỉnh
Đồng Tháp được nâng cao, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Thể thao thành tích cao trong những năm qua, mặc dù điều kiện kinh tế
của tỉnh nhà cịn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm của các cấp lãnh
đạo, sự nổ lực của Cán bộ công chức viên chức, Huấn luyện viên, Vận động viên
toàn ngành thể dục thể thao Đồng Tháp đã đưa thể thao thành tích cao của tỉnh
nhà từng bước đi lên. Trung bình hàng năm tổ chức 10 Giải vô địch các môn thể
thao của tỉnh, đăng cai tổ chức khoảng 5 giải cấp khu vực và quốc gia.
2.1.1. Thuận lợi và khó khăn:
a) Thuận lợi:
Với truyền thống thành tích vẻ vang trên đấu trường quốc gia, khu vực và
quốc tế trong thời gian qua của Karate tỉnh Đồng Tháp đặt ra yêu cầu phải đầu
tư xây dựng, qui hoạch có hệ thống, chiến lược phát triển thể thao thành tích cao
của tỉnh cần mạnh mẽ hơn nữa.
Được sự quan tâm của Lãnh đạo các cấp, sự ủng hộ của các ngành, các
nhà mạnh thường quân… tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bộ môn Karate được
phát triển và đóng góp nhiều hơn vào thành tích thể thao của tỉnh nhà.
Thành tích nổi bật của Karate trong thời gian gần đây: Hạng ba toàn đoàn
tại Đại hội thể thao toàn quốc 2018, hạng nhất toàn đoàn giải trẻ 2015, hạng ba
toàn đoàn giải trẻ 2018…tại các giải Vô địch, trẻ và cúp quốc gia Đồng Tháp
5


luôn nằm trong top 5 hạng đầu. Nhiều lứa vận động viên đóng góp thành tích

cho đội tuyển quốc gia, nổi bật: Trang Cẩm Lành: Huy chương bạc giải trẻ thế
giới, Huy chương vàng trẻ châu Á, Huy chương vàng Đông Nam Á, SEA
Games. Trần Thị Khánh Vy: Huy chương vàng trẻ châu á, Huy chương đồng
SEA Games, huy chương vàng Đơng Nam Á. Ngồi ra Nguyễn Thị Việt Trinh,
Phạm Minh Nhựt, Thái Thanh Bích Ngọc, Phan Lê Anh Thi, Phạm Hồng
Phấn…cũng giành nhiều huy chương tại các giải trẻ Châu Á, Đông Nam Á…
Công tác đào tạo, huấn luyện của bộ môn Karate tỉnh Đồng Tháp được
định hướng và xây dựng theo hệ thống từ trên xuống dưới đối với hệ thống quản
lý nhà nước có Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Huấn luyện và Thi
đấu Thể dục thể thao quản lý vận động viên các tuyến từ năng khiếu, trẻ và
tuyển đến các câu lạc bộ phong trào (do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủy
quyền) nên rất thuận lợi và đồng bộ trong công tác quản lý, tuyển chọn, xây
dựng lực lượng đào tạo và thi đấu.
Hiện nay môn Karate tỉnh Đồng Tháp được đào tạo và huấn luyện vận
động viên gồm 03 tuyến: tuyến tuyển, tuyến trẻ, tuyến năng khiếu. Với hơn 60
vận động viên. Ngồi ra cịn có 06 lớp trọng điểm vệ tinh ở cơ sở để làm nguồn
cho công tác tuyển chọn VĐV năng khiếu.
Hệ thống thi đấu giải hàng năm của môn Karate trong tỉnh gồm có 03 giải
chính thức do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức hằng năm (Giải Vô địch, Giải trẻ
và Giải cúp các Câu lạc bộ) và Hội khỏe phù đổng phối hợp cùng Sở Giáo dục
và đào tạo tổ chức (2 năm/lần). Ngồi ra cịn có các giải mở rộng do các huyện
thị tổ chức: Giải Lấp Vò mở rộng, Giải Tam Nông…
Công tác tuyển chọn vận động viên cũng được kiểm tra chặt chẽ thông
qua các tests tuyển chọn như thể hình (chiều cao, cân nặng), mạch vận động, các
tests về chuyên môn sức mạnh, nhanh, bền, khả năng phối hợp vận động, tests
tâm lý….theo các yêu cầu phù hợp với mơn Karate, với mục đích tuyển chọn

6



các vận động viên có năng khiếu, có tố chất chun mơn tốt để có kế hoạch phù
hợp đào tạo nhân tài cho tỉnh.
Đối với lực lượng huấn luyện viên đội tuyển, đều là những huấn luyện
viên trưởng thành từ vận động viên, được đào tạo tại các trường đại học chuyên
ngành Thể dục Thể thao, Giáo dục thể chất. Vì thế vừa có kinh nghiệm thực tiễn,
vừa có kiến thức huấn luyện chuyên ngành. Đây là thuận lợi rất lớn trong công
tác đào tạo và huấn luyện thể thao thành tích cao đối với bộ mơn Karate.
Các huấn luyện viên có phẩm chất đạo đức chính trị tốt, trung thành với lý
tưởng, kiên định với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào sự
nghiệp đổi mới của Đảng, có lối sống lành mạnh trung thực giản dị, an tâm công
tác, cống hiến cho sự nghiệp phát triển thể dục thao thao của tỉnh nhà.
Có lập trường tư tưởng vững vàng, luôn tận tụy, huấn luyện thi đấu vì
màu cờ sắc áo, giữ vững sự đồn kết trong nội bộ, ln phát huy vai trị đầu tàu
của người thầy, người huấn luyện viên, có tác phong chuyên nghiệp, chấp hành
tốt nội quy, quy chế về luật thể dục thể thao, là tấm gương sáng cho vận động
viên noi theo.
b) Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi của cơng tác đào tạo và huấn luyện của bộ môn
Karate tỉnh Đồng Tháp. Bộ mơn Karate cũng gặp khơng ít những khó khăn
thách thức như chất lượng, trình độ của các huấn luyện viên tuyến cơ sở, câu lạc
bộ phong trào còn yếu, chưa đồng bộ. Đa số các huấn luyên viên cơ sở xuất thân
từ phong trào chưa qua tập luyện đỉnh cao, nên phương pháp huấn luyện chưa
bài bản, cịn sử dụng phương pháp huấn luyện theo cảm tính. Do đó việc tuyển
chọn vận động viên cũng gặp nhiều khó khăn về mặt chun mơn. Ngồi ra
cơng tác truyền thông và sự lan tỏa của môn Karate trên địa bàn tỉnh cịn hạn chế
vì thế nên khơng nhận được nhiều sự quan tâm ủng hộ từ gia đình các em được
tuyển chọn, dẫn đến nhiều tài năng thể thao có thể bị bỏ sót do gia đình khơng
cho theo tập luyện. Kinh phí tập huấn, thi đấu cọ xát rút kinh nghiệm cho vận
7



động viên hàng năm cịn hạn chế, kinh phí cấp đi thi đấu chưa đáp ứng được so
với nhu cầu thực tế, chế độ dinh dưỡng thường xuyên và thực phẩm chức năng
còn hạn chế, trang thiết bị hồi phục chức năng cho vận động viên còn quá sơ xài,
chưa có hướng giải quyết cơng ăn việc làm cho các vận động viên có cống hiến
đóng góp nhiều thành tích cho bộ môn khi tuổi đã lớn (giải nghệ). Đây là vấn đề
cần có sự phối hợp của các cấp lãnh đạo ban ngành có liên quan để giải quyết
trong thời gian tới.
2.1.2. Thực trạng trình độ tập luyện của vận động viên
Trình độ của vận động viên Karate được chia làm 03 tuyến:
Tuyến tuyển: có thành tích tại các Giải Vô địch quốc gia. Về thể lực đáp
ứng với yêu cầu huấn luyện cường độ cao; đáp ứng với các bài tập về phát triển
sức mạnh, nhanh, bền; về chun mơn có kỹ thuật hồn thiện, thành kỹ xảo; có
sự linh hoạt để phối hợp các bài tập chiến thuật ở trình độ cao; có tâm lý ổn định
cao trong tập luyện và thi đấu; có thành tích thi đấu tại các giải trẻ và vô địch
quốc gia. Nhiều em tham gia đội tuyển quốc gia, đạt nhiều thành tích trong thi
đấu quốc tế.
Tuyến trẻ: có thành tích tại giải Vô địch trẻ quốc gia. Về thể lực đáp ứng
với yêu cầu huấn luyện thông qua các thông số tests kiểm tra; đáp ứng bước đầu
và có sự hồn thiện dần với các bài tập về phát triển sức mạnh, nhanh, bền; về
chun mơn hồn thiện kỹ thuật cơ bản đối với mơn Karate; có sự linh hoạt để
phối hợp các bài tập chiến thuật. Tuy nhiên đây là những vận động viên trẻ nên
thiếu kinh nghiệm trong thi đấu.
Tuyến năng khiếu: các võ sinh được tuyển chọn từ các trường phổ thông,
các câu lạc bộ Karate phong trào, các lớp năng khiếu trọng điểm trong tỉnh từ 10
– 12 tuổi, là các võ sinh có đam mê yêu thích tập luyện mơn võ Karate; có thể
hình tốt; có kỹ thuật ban đầu tốt, có khả năng tiếp thu nhanh, tố chất nhanh
nhẹn; có ý chí trong tập luyện.
8



2.1.3. Thực trạng về chế độ chính sách đối với huấn luyện viên và vận
động viên:
Việc thực hiện chế độ chính sách đối với vận động viên, huấn luyện viên
đang tập luyện và thi đấu, thực hiện theo:
- Nghị định 152/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ
quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong
thời gian tập trung tập huấn, thi đấu.
- Thông tư 61/2018/TT-BTC ngày 26 tháng 7 năm 2018 của Bộ Tài chính
về quy định nội dung và mức chi để thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với huấn
luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao.
- Việc thực hiện các văn bản của Đảng, Chính phủ việc đẩy mạnh và phất
triển mạnh mẽ về thể dục thể thao. Uỷ ban nhân tỉnh Đồng Tháp, Sở Văn hóa và
Thể thao tỉnh Đồng Tháp cũng xây dựng các văn bản như:
- Nghị quyết số: 209/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp về mức chi chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với
huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp.
- Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 19/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Tháp về phát triển thể dục thể thao tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.
Công tác huấn luyện bộ môn Karate tỉnh Đồng Tháp có những thuận
lợi cơ bản như:
- Có những chính sách kịp thời của Đảng và Nhà nước về hoạch định cơng
tác thể dục thể thao nói chung và thể thao thành tích cao nói riêng, đây là cơ sở
tiền đề cho công tác huấn luyện thể thao thành tích cao của tỉnh cũng như của bộ
mơn.
- Việc thực hiện các chế độ chính sách đối với huấn luyện viên, vận động
viên đang tập luyện và thi đấu được thực hiện theo Nghị định 152/2018/NĐ-CP
9



ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với huấn
luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu.
Thông tư 61/2018/TT-BTC ngày 26 tháng 7 năm 2018 của Bộ Tài chính về quy
định nội dung và mức chi để thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với huấn luyện
viên, vận động viên thể thao thành tích cao. Phần nào cũng tạo cho các huấn
luyện viên và vận động viên an tâm tập luyện và thi đấu.
- Công tác huấn luyện và tuyển chọn vận động viên được thực hiện đồng
bộ và liên kết chặt chẽ cơ quan quản lý Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm huấn
luyện và thi đấu TDTT tỉnh và sự hỗ trợ từ Sở Giáo dục và Đào tạo. Tạo điều
kiện cho công tác tuyển chọn và huấn luyện được chặt chẽ và khơng bỏ sót, lãng
phí các nhân tài thể thao.
Bên cạnh những mặt thuận lợi công tác huấn luyện của mơn Karate
cũng gặp khơng ít các khó khăn thách thức như:
- Chế độ chính sách cho huấn luyện viên, vận động viên có sự đổi mới.
Tuy nhiên chỉ đáp ứng một phần đối với vận động viên thi đấu đỉnh cao. Chế độ
đặc thù cho vận động viên tài năng thể thao đang tập trung các đội tuyển quốc
gia còn quá thấp. Các em đội tuyển quốc gia sau khi trừ tiền ăn thì chỉ có mức
thu nhập (tiền công) là 270.000 đồng/ngày x 26 ngày = 7.020.000 đồng. Sau khi
trừ bảo hiểm xã hội thì cịn khoảng hơn 6 triệu đồng. Đồng Tháp hỗ trợ 4 triệu
đồng/tháng. Tổng thu nhập vào khoảng 10 triệu đồng. Còn đối với Vận động
viên đang tập trung đội tuyển trẻ thì tiền công (sau khi trừ bảo hiểm) các em
được lãnh là 5 triệu đồng và địa phương Đồng Tháp hỗ trợ 3 triệu đồng. Tổng là
khoảng 8 triệu đồng. Đây là con số các em thực lãnh. Một con số không quá
thấp nhưng cũng không phải là cao so với công sức các em bỏ ra để quanh năm
tập huấn xa nhà.
- Cơng tác dinh dưỡng cho vận động viên cịn thấp, chỉ đáp ứng cho các
bữa ăn thường xuyên, thực phẩm chức năng bổ sung cho vận động viên quá ít
khơng đáp ứng được trong q trình tập luyện và thi đấu đỉnh cao.
10



- Cơ sở vật chất, sân bãi tâp luyện còn hạn chế, trang thiết bị còn nghèo
nàn thiếu thốn, chưa được trang bị máy móc khoa học hiện đại trong công tác
huấn luyện và hồi phục cho vận động viên, các trang thiết bị chỉ đáp ứng được
một phần trong công tác huấn luyện luyện, tập luyện và thi đấu thể thao thành
tích cao của mơn Karate.
Ngun nhân yếu kém:
- Công tác thực hiện các văn bản của Nhà nước, của ngành cịn chậm và
hạn chế, chưa có sự đầu tư mạnh. Xã hội chưa xem thể thao là một nghề nghiệp,
phần nào cũng ảnh hưởng đến tâm lý của huấn luyện viên và vận động viên.
- Sự phối kết hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Văn hóa và Thể thao
về cơng tác tuyển chọn VĐV năng khiếu từ các trường phổ thơng cịn hạn chế,
thường gây mất thời gian và hiệu quả chưa cao. Sự phối hợp trong công tác đào
tạo ban đầu tại các lớp trọng điểm còn nhiều bất cập dễ dẫn đến lãng phí và
thiếu hiệu quả.
- Trình độ huấn luyện viên cơ sở, các câu lạc bộ còn thấp chưa đồng bộ.
Đa số các huấn luyên viên xuất thân từ phong trào chưa qua tập luyện đỉnh cao,
nên phương pháp huấn luyện chưa bài bản, còn sử dụng phương pháp huấn
luyện theo cảm tính. Do đó việc tuyển chọn vận động viên cũng gặp nhiều khó
khăn về chun mơn.
- Cơ sở vật chất cho cơng tác huấn luyện cịn hạn chế việc đầu tư cơ sở vật
chất cho thể thao của tỉnh chưa cao, chưa xứng tầm là đơn vị nhiều năm dẫn đầu
của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tại các tuyến của bộ môn Karate
với hơn 50 VĐV chỉ được bố trí 01 thảm (12mx12m) tại nhà tập các mơn võ,
khơng đáp ứng được về diện tích và điều kiện tập luyện. Ảnh hưởng rất lớn về
tập luyện chuyên môn và khả năng gây ra chấn thương của vận động viên rất
cao.
- Chưa áp dụng được tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào huấn luyện.
11



2.3. Giải pháp và đề xuất:
2.3.1. Giải pháp:
a) Nâng cao chế độ chính sách, dinh dưỡng cho vận động viên
Đối với cơng tác hiện các văn bản chính sách của Nhà nước nhất là các
chế độ dinh dưỡng cho huấn luyện viên, vận động viên theo Nghị định
152/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định Một số
chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung
tập huấn, thi đấu. Thông tư 61/2018/TT-BTC ngày 26 tháng 7 năm 2018 của Bộ
Tài chính về quy định nội dung và mức chi để thực hiện chế độ dinh dưỡng đối
với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao. Nhất là đối với các
vận động viên tuyến đội tuyển, trẻ, năng khiếu các tỉnh, thành phố. Cần có các
chế độ chính sách ưu đãi đối với vận động viên về dinh dưỡng thể thao, vì đây là
một ngành đặc thù đòi hỏi lượng vận động rất cao. Với mức dinh dưỡng như vậy
chỉ đủ để vận động viên ăn thường xuyên chứ không thể đáp ứng nâng cao
lượng vận động một cách tối đa. Điều này không tốt đến sức khỏe của vận động
viên làm giảm tuổi thọ thi đấu đỉnh cao của vận động viên, đây là điều lãng phí
tài năng thể thao. Vì nếu một vận động viên có được chề độ dinh dưỡng tốt hợp
lý thì sẽ thúc đẩy lượng vận động cao từ đó thành tích sẽ phát triển, đồng thời có
thể duy trì thành tích đó trong một thời gian dài, cịn nếu vận động viên khơng
có đủ chế độ dinh dưỡng thì thành tích ở một giai đoạn nào đó sẽ giảm sút do hết
năng lượng dự trữ, trầm trọng hơn sẽ dẫn đến bệnh nghề nghiệp về sau vì sức
khỏe kém.
b) Nâng cao trình độ đội ngũ huấn luyện viên
Nâng cao trình độ huấn luyện chuyên môn sâu cho huấn luyện viên, đây là
điều kiện bắt buộc với huấn luyện viên đỉnh cao muốn có trị giỏi thì bản thân
người huấn luyện viên phải hiểu biết các vấn đề về công tác huấn luyện thể thao
và phải thường xuyên nghiên cứu cập nhật các kiến thức mới, chứ không chỉ
huấn luyện theo cảm tính khơng bài bản, khơng sách vở. Và đây cũng là nhược

12


điểm của các mơn võ nói chung và mơn Karate nói riêng, nhất là đối với các
huấn luyện viên huấn luyện ở cơ sở.
c) Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào huấn luyện
Tại Olympic Tokyo 2020 đã diễn ra có thể thấy trình độ Karate của các
nước trên thế giới phát triển rất mạnh, họ áp dụng khoa học kỹ thuật rất nhiều và
công tác huấn luyện, vận động viên thi đấu đơn giản, khoa học và hiệu quả.
Chính vì thế địi hỏi người huấn luyện viên cần phải học hỏi hơn nữa về trình độ
huấn luyện thể thao, cần cập nhật các kiến thức mới trong công tác huấn luyện,
nâng cao kiến thức về ngoại ngữ, tin học để tiếp cận với thế giới, tham gia các
lớp huấn luyện do bộ môn Karate Tổng cục Thể dục thể thao tổ chức. Bên cạnh
đó tham mưu cho lãnh đạo ngành thể thao của địa phương tổ chức các lớp tập
huấn nhằm nâng cao trình độ đồi với các huấn luyện viên Karate tuyến cơ sở,
câu lạc bộ nhằm đáp ứng với nhu cầu huấn luyện trong tình hình mới.
Trong tình hình khó khăn hiện nay, việc trang bị các thiết bị khoa học
công nghệ chuyên dụng rất tốn kém và gần như nằm ngoài khả năng của các
tỉnh, thành phố. Vì thế việc tìm tịi, vận dụng các thiết bị điện tử cầm tay như
Smartphone vào huấn luyện được xem như giải pháp hợp lý, rẻ tiền mà các huấn
luyện viên có thể sử dụng: ví dụ: quay video sau đó sử dụng các phần mềm trên
IOS hay Android như Coach Eye, Slow Motion… để tua chậm lại cho vận động
viên xem lại kỹ thuật hay chiến thuật thi đấu, từ đó rút ra kinh nghiệm cũng như
điều chỉnh cho tốt hơn.
d) Nâng cao chất lượng cơ sở, sân bãi tập luyện
Thực hiện các văn bản của Đảng và Nhà nước về đất đai dành cho thể dục
thể thao, xây dựng các cơng trình thể thao đáp ứng với nhu cầu của thể thao
chuyên nghiệp và thể thao thành tích cao ….
Đầu tư thêm sân bãi tập luyện đáp ứng yêu cầu về chuyên môn: mở rộng
sàn tập chun dụng cho mơn Karate, trang bị phịng tập gym có một số thiết bị

13


cơ bản phục vụ việc huấn luyện về cơ bắp cho vận động viên, mở rộng sân bãi
phục vụ tập luyện thể lực ngồi trời…
e) Tun truyền các chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về
thể thao sâu rộng đến quần chúng nhân dân
Luật thể dục Thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006; Nghị quyết số: 08NQ/TW Ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về tăng cương sự lãnh
đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020;
Nghị quyết số: 16/NQ-CP Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết số: 08- NQ/TW Ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể
thao đến năm 2020; Quyết định 2160/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch phát triển thể dục thể thao Việt
Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030… là những chính sách về thể
thao cần được triển khai sâu rộng trong quần chúng nhân dân, tạo bước chuyển
đổi mạnh mẽ về ý thức, xã hội hố thể thao, đó cũng là một giải pháp để nâng
cao chất lượng tuyển chọn, đào tạo thể thao thành tich cao.
2.3.2. Đề xuất
Cần xây dựng các chế độ chính sách đặc thù đối với các em vận động viên
thuộc dạng đầu tư tài năng thể thao, các em đang tập trung đội tuyển quốc gia
cũng cần có chế độ hỗ trợ từ địa phương để có thu nhập tốt, ổn định tinh thần tập
trung cống hiến.
Mạnh dạn cho các em mục tiêu đầu tư tham gia các giải thi đấu quốc tế,
K1, Series A... trong hệ thống thi đấu tích điểm của WKF để cạnh tranh suất
tham dự Olympic và mang vinh quang về cho tổ quốc.
Nâng cao trình độ huấn luyện và huấn luyện chuyên môn sâu cho huấn
luyện viên đáp ứng với công tác huấn luyện trong tình hình mới, năng cao chất
lượng huấn luyện viên ở các tuyến cơ sở, câu lạc bộ.
14



Tuyên truyền quảng bá rộng rãi môn Karate đến mọi người. Đặc biệt là
thế hệ Thanh thiếu niên trên toàn tỉnh tham gia tập luyện tích cực, qua đó tìm
kiếm, phát hiện tuyển chọn những tài năng thể thao có tố chất phù hợp. Tập
trung đội tuyển và có hướng chăm sóc chun mơn đặc biệt.
Tăng chế độ dinh dưỡng thường xuyên và thực phẩm chức năng thể tao
cho vân động viên.
Xây dựng nhà tập có tính đặc thù riêng biệt dành cho môn Karate.
Cung cấp đầy đủ các trang thiết bị hổ trợ tập luyện và thi đấu đạt tiêu
chuẩn.
Tăng cường trang bị những trang thiết bị điện tử hỗ trợ huấn luyện phù
hợp. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào huấn luyện thể thao thành tích cao.
Tăng kinh phí (chế độ ăn, ở) thi đấu và tập huấn phù hợp với tình hình,
nhu cầu thực tế.
Có hướng giải quyết công việc làm ổn định cho các vận động viên đã
cống hiến đóng góp nhiều thành tích cho ngành. Khi tuổi đã lớn khơng cịn đủ
sức để tiếp tục tập luyện và thi đấu. Để vận động viên yên tâm tập trung cho tập
luyện, thi đấu cống hiến hết mình, mang nhiều vinh quang cho tỉnh và tổ quốc.
Có nguồn kinh phí hỗ trợ các Huấn luyện viên tham gia các lớp học bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhằm phục tốt trong công tác
tác huấn luyện chuyên môn.
Động viên, khen thưởng kịp thời các Huấn luyện viên, Vận động viên đạt
thành tích cao tại các giải quốc gia, khu vực và quốc tế.

3. KẾT LUẬN
15


Nâng cao chất lượng huấn luyện vận động viên môn Karate là nhu cầu

thường xuyên và cũng là cấp thiết đối với công tác huấn luyện và thi đấu của bộ
môn cũng như các huấn luyện viên. Đây là trách nhiệm của từng huấn luyện
viên tỉnh Đồng Tháp trong bối cảnh môn Karate bước vào đấu trường Olympic,
môi trường thi đấu đỉnh cao nhất của thể thao thế giới. Chính vì vậy mà bản thân
từng huấn luyện viên mơn Karate Đồng Tháp cần hiểu được trách nhiệm và vị trí
của mình ở từng lĩnh vực được giao, từ khâu đào vận động viên ban đầu, tuyển
chọn vận động viên năng khiếu, huấn luyện vận động viên thành tích cao đều
phải có sự kết hợp chặt chẽ, đồng nhất. Để từ đó xây dựng kế hoạch hợp lý,
khoa học với mục tiêu là đào tạo vận động viên đỉnh cao tham gia đạt thành tích
tại các giải quốc gia và quốc tế, cung cấp vận động viên chất lượng cao cho đội
tuyển trẻ và đội tuyển quốc gia.
Huấn luyện viên phải tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, thường
xun trau dồi kinh nghiệm trong công tác huấn luyện. Nhằm đáp ứng được
trong tình hình mới, cập nhật thơng tin và giải quyết thông tin kịp thời, tăng
cường học ngoại ngữ…
Kết hợp tốt với các địa phương lân cận thường xuyên tổ chức thi đấu tập
rút kinh nghiệm cho vận động viên.
Xây dựng bộ môn Karate là tập thể mạnh thống nhất từ ban huấn luyện tới
vận động viên, giáo dục cho vận động viên coi tập thể đội tuyển là một gia đình,
biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.
Bên cạnh đó cần tham mưu đối với cơ quan chủ quản, các ngành, các cấp
về các bất cập, tồn tại trong công tác huấn luyện như các chế độ dinh dưỡng cho
vận động viên, huấn luyện viên; công tác kết hợp giữa học văn hóa và tập luyện
thể thao cho vận động viên; công tác nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội
ngũ huấn luyện viên….với mục tiêu là thúc đẩy và phát triển môn Karate ngày
càng phát triển.

16



Với những kết quả đã đạt được của các huấn luyện viên, vận động viên
môn Karate tỉnh trong thời gian qua, đây cũng là thách thức và cũng là động lực
cho từng huấn luyện viên Karate mạnh dạn nâng cao chất lượng trong công tác
huấn luyện vận động viên để xứng đáng là một trong những môn thể thao mũi
nhọn của tỉnh Đồng Tháp./.

Bắc Ninh, ngày 24 tháng 12năm 2021
NGƯỜI VIẾT ĐỀ ÁN

Võ Tấn Đạt

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO

01. Bộ Chính trị (2011) , Nghị quyết số: 08-NQ/TW về tăng cương sự lãnh đạo
của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020.
02. Bộ Tài chính (2018), Thơng tư 61/2018/TT-BTC về quy định nội dung và
mức chi để thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với huấn luyện viên, vận động viên
thể thao thành tích cao.
03. Chính phủ (2013), Nghị quyết số: 16/NQ-CP Ban hành chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số: 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm
2011 của Bộ Chính trị về tăng cương sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển
mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020.
04. Chính phủ (2018), Nghị định 152/2018/NĐ-CP quy định một số chế độ đối
với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn,
thi đấu.
05. Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2018), Nghị quyết số: 209/NQ-HĐND
về mức chi chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên, vận động viên

thể thao thành tích cao trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
06. Quốc hội (2018), Luật thể dục Thể thao (hiện hành) sửa đổi bổ sung năm
2018
07. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định 2160/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế
hoạch phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm
2030
08. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2014), Kế hoạch số 75/KH-UBND về
phát triển thể dục thể thao tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.

18



×