Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Tiểu luận học phần Thương Mại Điện Tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.64 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

TIỂU LUẬN MÔN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Giảng viên giảng dạy: Phan Duy Hùng
Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Huân
Mã sinh viên: 18810710185
Lớp: D13QTDN2

Hà Nội, ngày 20 Tháng 12 Năm 2021


MỤC LỤC
PHẦN 1: LÝ THUYẾT: ..................................................................................................4
Câu 1: Các xu thế mới nhất trong thương mại điện tử bao gồm: ................................4
Câu 2: Tiêu chí đánh giá sự tin cậy của đối tác để lựa chọn giao dịch của mơ hình
B2B: .............................................................................................................................6
Câu 3: nghiên cứu và phân tích thị trường thực tế để hình thành ý tưởng kinh doanh:
.....................................................................................................................................7
Câu 4: Khác biệt giữa hành vi khách hàng trong thương mại điện tử có với trong
thương mại truyền thống: ............................................................................................8
Câu 5: Rủi ro tiềm ẩn đối với từng phương thức thanh toán trong thương mại điện
tử: ...............................................................................................................................11
Câu 6: các nội dung về quản lý logistics trong thương mại điện tử: .........................13
Câu 7: Rủi ro đối với Khách hàng (B2C,C2C): ........................................................15
PHẦN 2: ÁP DỤNG THỰC TẾ ...................................................................................19
Câu 1: Ý tưởng kinh doanh: Thời trang phong cách Y2K. .......................................19
Câu 2: Tiêu chí đánh giá đối tác trên shopee: ...........................................................25
Câu 3: Kết quả, nguồn thông tin cho ý tưởng kinh doanh thời trang Y2K: ..............26


Câu 4: Tiêu chí cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu của từng phương án kênh phân
phối (sàn/website riêng/mạng xã hội...): ...................................................................29
Câu 5: bài tốn chi phí kích cầu tiêu dùng sản phẩm từ khách hàng qua kênh quảng
cáo, tham gia sàn, công cụ app thanh toán: ...............................................................32
Câu 6: triển khai logistics cho sản phẩm độc lập qua nền tảng số, website: .............33
Câu 7: Các rủi ro có thể xảy ra khi kinh doanh thương mại điện tử sản phẩm quần áo
thời trang Y2K: ..........................................................................................................35

Page | 2


MỞ ĐẦU
Từ khi internet ra đời thế giới không thể phủ nhận tầm quan trọng của nó đối với
mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Có thể nói rằng ngày nay trên thế giới thương mại điện tử
đang phát triển mạnh mẽ, nó là một phần khơng thể thiếu trong hoạt động của doanh
nghiệp. Vậy thương mại điện tử là gì? Thương mại điện tử, hay cịn gọi là e-commerce,
e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như
Internet và các mạng máy tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như
chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao
dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và
các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng
mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù
nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di
động như là điện thoại.
Môn học Thương mại điện tử cung cấp nội dung cho sinh viên kinh tế những kiến
thức cơ bản bao như: Tổng quan về thương mại điện tử, các mơ hình kinh doanh trực
tuyến, marketing điện tử, thanh toán trong kinh doanh trực tuyến, hậu cần trong kinh
doanh trực tuyến, các rủi ro trong kinh doanh trực tuyến, ứng dụng và triển khai TMĐT
trong doanh nghiệp.
Trước những lợi ích to lớn và độ phổ biến của thương mại điện tử, hiện nay

thương mại điện tử đã trở thành công cụ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp trong hoạt
động kinh doanh của mình. Lợi ích mà thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp
có thể kể đến là: Quảng bá thông tin và tiếp thị cho thị trường tồn cầu với chi phí thấp;
dịch vụ tốt hơn cho khách hàng; tăng doanh thu, giảm chi phí; tăng lợi thế cạnh tranh,....
Tóm lại, thị trường thương mại điện tử thực sự là một cơ hội cho các doanh
nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp đừng nghĩ rằng hãy cịn q sớm để nói đến thương
mại điện tử. Những người chiến thắng thường là những người đi tiên phong, hơn nữa,
các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu quan tâm nhiều đến thương mại điện tử, do đó, để
dành lấy ưu thế, doanh nghiệp của bạn không thể thủng thỉnh đi dạo và quan sát người
khác hành động, mà doanh nghiệp của bạn phải nhanh tay hành động ngay.
Page | 3


NỘI DUNG
PHẦN 1: LÝ THUYẾT:
Câu 1: Các xu thế mới nhất trong thương mại điện tử bao gồm:
1. Sự nổi lên của các nhãn hiệu độc lập:
Sự bùng nổ mạnh mẽ của mơ hình kinh doanh D2C trong vài năm qua đã giúp cho
các thương hiệu tiếp cận trực tiếp với khách hàng và đạt được lợi nhuận tốt.
Nhưng giờ đây, xu hướng này đang ngày càng thay đổi. Khách hàng đang chuyển sang
sử dụng các sản phẩm có thương hiệu riêng để tiếp cận những sản phẩm cao cấp và trải
nghiệm mua sắm tốt hơn.
2. Thương mại bằng giọng nói sẽ nổi lên:
Con người đang ngày càng bị phụ thuộc vào các thiết bị trợ lý giọng nói như Google
Assistant, Alexa, Amazon Echo để làm mọi thứ như tìm kiếm sản phẩm, thông tin trực
tuyến, gửi tin nhắn,….
Amazon và Google cũng đang đẩy mạnh ngôn ngữ khu vực trong trợ lý giọng nói của
họ để hỗ trợ khách hàng được mua sắm thoải mái, thuận tiện.
3. Thương mại điện tử ngoại tuyến:
Thương mại điện tử ngày càng bùng nổ. Ngay cả Amazon cũng tham gia vào xu

hướng này với việc mở một chuỗi cửa hàng tiện lợi thực tế. Trong tương lai, chúng ta
sẽ thấy gia tăng sự hiện diện các thương hiệu thương mại điện tử trên các con phố lớn,
chiếm lĩnh các cửa hàng pop-up và cửa hàng đa kênh, mang Internet vào cuộc sống.
4. Sự gia tăng của AR (thực tế tăng cường) trong thương mại điện tử:
Theo như nghiên cứu của Statista, vào năm 2023 dự đốn AR sẽ trở thành một ngành
cơng nghiệp trị giá 18 tỷ USD. Cùng với đó là chi tiêu của người dùng vào các ứng dụng
di động áp dụng công nghệ AR sẽ đạt khoảng 15 tỷ USD vào năm 2022.
5. Sự hỗ trợ của AI:

Page | 4


Trí tuệ nhân tạo (AI) từ lâu đã được sử dụng trong thương mại điện tử để đưa ra
những đề xuất chọn lọc thơng minh, giúp khách hàng hình dung rõ hơn về sản phẩm và
hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những thắc mắc của khách hàng. AI giúp cho các cơng
ty thương mại điện tử tìm kiếm khách hàng, phân tích các xu hướng hiện tại cùng với
sản phẩm, khách hàng, kênh khách hàng và hành vi của người mua để xác định kênh
mua sắm, thời gian và giá tốt nhất để niêm yết sản phẩm.
6. Video marketing trở thành trọng tâm:
Các video về sản phẩm có bản chất tồn diện, khơng gây cảm giác thừa thãi hay tẻ
nhạc. Chúng làm cho cách kể chuyện trở nên sống động khi cung cấp cái nhìn tồn diện
về sản phẩm đồng thời giải đáp các câu hỏi của khách hàng. Khi thực hiện đúng, Video
Sản phẩm là sự kết hợp của Marketing, Đánh giá (Review) và Trả lời cho Câu hỏi thường
gặp (FAQ)
7. Nền tảng MGM/KOC/KOLS phát triển:
MGM (Members get Members): Khách hàng cũ giới thiệu sản phẩm đến khách hàng
mới và ăn chia lợi nhuận với doanh nghiệp (doanh nghiệp biến khách hàng thành người
bán).
KOL (Key Online Leaders): Doanh nghiệp sẽ hợp tác với những người có sức ảnh
hưởng về một lĩnh vực trên mạng xã hội để thúc đẩy bán hàng.

KOC (Key Opinion Consumers): Khá tương đồng với KOL, là những người có sức
ảnh hưởng lớn trên thị trường.
Tiềm năng và thách thức cho doanh nghiệp khi cần phải đổi mới tư duy kinh
doanh:
Tiềm năng

Thách thức

Khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ, mơ Khó khan trong tìm kiếm nhân lực chất
hình kinh doanh mới

lượng

Thị trường có sẵn, tập trung vào phân Khả năng tiếp cận thị trường, kết nối
khúc khách hàng xác định

khách hàng tiềm năng rất hạn chế.

Page | 5


Quy mô thị trường ổn định

Kĩ năng quản trị, tư duy, khả năng
thích ứng nhanh,.... chưa hỗ trợ tốt

Mơi trường pháp lý thuận lợi

Hạn chế về nguồn vốn, thu nhập, cơ sở
vật chất và hạ tầng


Nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư
nước ngồi ngày càng nhiều
Ví dụ:
- Sony Electronics gần đây đã ra mắt ứng dụng Envision TV AR như một cách để
khách hàng thử trước khi sử dụng
- Nếu nói lệnh, "Siri, đặt hàng sản phẩm XYZ", "đặt hàng" sẽ là từ khóa.
- Amazon sử dụng trợ lý ảo điều khiển bằng giọng nói Amazon Echo (được hỗ trợ bởi
Alexa)
Câu 2: Tiêu chí đánh giá sự tin cậy của đối tác để lựa chọn giao dịch của mơ hình
B2B:
a. Tầm nhìn và chiến lược của đối tác - xem xét một số yếu tố sau:
- Mục tiêu của đối tác khi hợp tác cùng doanh nghiệp bạn
- Tầm nhìn và chiến lược của đối tác cần phù hợp và cùng hướng với doanh nghiệp
b. Văn hóa doanh nghiệp và tổ chức của đối tác
- Sự tương đồng giữa văn hóa đối tác và doanh nghiệp
- Đối tác cần là doanh nghiệp đáng tin cậy, tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh
c. Hoạt động của đối tác
- Các hoạt động kinh doanh của đối tác hỗ trợ cho doanh nghiệp bạn trong hợp tác
- Kinh nghiệm, thành tích của đối tác trong ngành
- Các vận hành và làm việc của doanh nghiệp đối tácTrình độ người lãnh đạo của
doanh nghiệp đối tác
d. Tình hình tài chính của doanh nghiệp đối tác
- Doanh nghiệp đối tác cần phải đảm bảo tình hình tài chính ổn định
- Đánh giá các báo cáo tài chính, chỉ số kinh doanh, quản lý
e. Những rủi ro khi hợp tác
Page | 6


Câu 3: nghiên cứu và phân tích thị trường thực tế để hình thành ý tưởng kinh

doanh:
Phương pháp:
- Phương pháp điều tra, khảo sát (Surveys):
 Phỏng vấn trực tiếp (In-person surveys)
 Khảo sát trực tiếp (In-person surveys)
 Khảo sát qua thư điện tử (Email surveys)
 Khảo sát qua điện thoại (Telephone surveys)
 Khảo sát trực tuyến (Online surveys)
- Phương pháp quan sát hành vi (Observation)
- Phương pháp phỏng vấn nhóm (Focus Groups) và phỏng vấn sâu (Personal
Interviews)
- Phương pháp theo dõi hành vi sử dụng Internet, mạng xã hội, wifi, Big Data
- Phương pháp thử nghiệm (Field trials)
Những nguồn thông tin:
1. Các ấn phẩm của cơ quan chính phủ:
- Niên giám thống kê hàng năm của Tổng cục thống kê
- Báo cáo tình hình kinh tế xã hội được cơng bố
- Kết quả tổng điều tra dân số của Tổng cục thống kê
- Kết quả điều tra mức sống và việc làm hằng năm của Tổng cục thống kê phối
hợp với các Bộ, Ngành liên quan
- Niên giám thống kê về lao động và việc làm của Bộ lao động, thương binh và xã
hội
- Báo cáo tổng kết hàng năm được công bố của các Bộ, Ngành
- Đề án quy hoạch, phát triển ngành được duyệt trong từng giai đoạn
- Danh mục các dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép, dự án kêu gọi đầu tư
- Các báo cáo nghiên cứu, khảo sát tổng thể trong từng lĩnh vực được thực hiện
trong khn khổ các chương trình quốc gia, các dự án tài trợ của các tổ chức quốc
tế
2. Các ấn phẩm của địa phương:
Page | 7



- Niên giám thống kê của từng tỉnh/thành phố
- Niên giám điện thoại
- Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương
- Báo cáo tổng kết hàng năm được công bố của các cơ quan chức năng
3. Các hiệp hội chuyên môn:
- Niên giám kinh doanh của Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI)
- Cơ sở dữ liệu về công ty, thành viên của VCCI và các Hội, Hiệp hội
4. Các ấn phẩm khác:
- Báo, tạp chí, ấn phẩm của trung ương và địa phương ra hàng ngày và định kỳ
- Báo, tạp chí,… định kỳ bằng tiếng nước ngoài về thị trường khu vực và thế giới
- Sách tham khảo chuyên đề, tài liệu chuyên ngành được công bố
- Kỷ yếu, báo cáo khoa học tại các hội thảo, hội nghị
- Các văn bản pháp luật, quy định của các cơ quan pháp lý
- Các tiêu chuẩn chất lượng
5. Các thông tin trên mạng Internet
Câu 4: Khác biệt giữa hành vi khách hàng trong thương mại điện tử có với trong
thương mại truyền thống:
Nhìn chung đây đều là hoạt động thương mại, trao đổi bn bán hàng hóa gây
thỏa mãn cho người tiêu dùng. Đều mang đến nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế nước
nhà, đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhiều tầng lớp lao động. Tuy nhiên một số khác
biệt giữa hai hoạt động thương mại này có thể kể đến như:
YẾU TỐ ĐỂ SO SÁNH

THƯƠNG MẠI TRUYỀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
THỐNG

Ý nghĩa


Trao đổi trực tiếp giữa
người mua và người bán.

Thực hiện các giao dịch
thương mại hoặc trao đổi
thông tin, điện tử thông
qua Internet.

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Page | 8


Xử lý giao dịch

Xử lí thủ cơng 1 lần/đơn
hàng Thơng qua hướng
dẫn sử dụng của người
bán hoặc trên bao bì

Có thể xử lý nhiều đơn
hàng trong cùng 1 lúc trên
các phần mềm máy tính.

Thời gian thao tác

Bị giới hạn bởi thời gian
hoạt động của cửa hàng

Hoạt động 24/24 tự động

bởi các phần mềm

Thời gian giao dịch

Chậm

Nhanh

Kiểm tra chất lượng

Hàng hóa có thể được
Hàng hóa khơng thể kiểm
kiểm tra kĩ càng bởi người tra khi mua
mua

Tương tác với khách hàng

Trực tiếp

Gián tiếp qua màn hình
điện thoại hoặc máy tính

Trao đổi thơng tin

Khơng có nền tảng thống
nhất để trao đổi thơng tin.

Cung cấp một nền tảng
thống nhất để trao đổi
thông tin.


Phạm vi kinh doanh

Giới hạn trong một khu
vực cụ thể

Phạm vi trên tồn thế giới
vì dễ truy cập

Trọng tâm tài ngun

Quan tâm về phía cung

Tập trung về phía cầu

Tiếp thị

Tiếp thị đại chúng (1
chiều)

Tiếp thị 1-1

Thanh tốn

Tiền mặt, thẻ tín dụng…

Thẻ tín dụng, chuyển
tiền…

Giao hàng


Ngay lập tức

Tốn thời gian

Chi phí sản xuất

Trả những chi phí sản xuất
như:Chi phí th văn
phịngChi phí th nhân
viênChi phí phân phối của
doanh nghiệpChi phí
quảng cáoChi phí lưu kho

Giảm thiểu đáng kể những
chi phí sản xuất so với
hoạt động thương mại
truyền thống

Độ kiểm kê hàng hóa

Vẫn tồn đọng tình trạng
tồn kho, lệch kho

Giảm thiểu đi đáng kể

Dịch vụ khách hàng

Còn bị hạn chế bởi những
nhiều yếu tố như: ý tưởng,

dịch vụ hỗ trợ, chiến lược
tiếp thị…

Mang lại cho doanh
nghiệp nhiều cơng cụ để
làm hài lịng khách hàng
thơng qua việc cung cấp
Page | 9


dịch vụ trực tiếp một cách
nhanh chóng
Mở rộng kinh doanh

Tốn nhiều thời gian để mở Có thể gia tăng ngân sách
rộng
chạy quảng cáo khi quảng
cáo đó hoạt động tốt mà
khơng phải lo lắng quá
nhiều về việc đáp ứng nhu
cầu gia tăng

Mức độ cạnh tranh

Tương đối thấp, nằm trong Tương đối cao, phạm vi
1 khu vực kinh doanh
cạnh tranh lớn
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

Khả năng tiếp cận


Chậm ( vì phải tốn thời
gian để tới cửa hàng)

Nhanh chóng

Chọn lựa sản phẩm

Khó khăn (vì phải di
chuyển từng khu)

Dễ dàng tìm kiếm thơng
qua từ khóa hoặc cổng
thơng tin

Giá cả

Ổn định theo thị trường

Nhìn chung có xu hướng
rẻ hơn nhờ những chương
trình khuyến mãi

Thời gian mua hàng

Tốn thời gian

Tiết kiệm được khá nhiều
thời gian mua hàng


Các nội dung marketing hỗn hợp 4P:
Price: Giá cả - Chi phí để mua một sản phẩm. Giá cả phụ thuộc vào giá trị cảm
nhận của khách hàng về sản phẩm và nó có thể thay đổi đáng kể chiến lược marketing.
Giá thấp hơn giúp sản phẩm tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn, trong khi giá cao
hơn hấp dẫn những khách hàng tìm kiếm sự độc quyền. Có ba chiến lược định giá chính
bao gồm:
- Market penetration pricing(định giá thâm nhập).
- Market skimming pricing(định giá hớt váng).
- Neutral pricing(định giá trung lập).
Product: Sản phẩm - Những gì đang được bán. Các nhà tiếp thị phải xem xét
vòng đời của sản phẩm để giải quyết bất kỳ thách thức nào có thể phát sinh khi sản phẩm
đã đến tay người tiêu dùng.
Page | 10


Promotion: Quảng bá/xúc tiến thương mại - Quảng cáo trên truyền hình, quảng
cáo trên Internet, catalogue, hội chợ thương mại, bảng quảng cáo, và thậm chí cả quảng
cáo trên đầu xe taxi đều là những hình thức khuyến mãi.
Place: Địa điểm/phân phối - Bất kỳ vị trí thực tế nào mà khách hàng có thể sử
dụng, truy cập hoặc mua sản phẩm. Điều này bao gồm các trung tâm phân phối, vận
chuyển, kho bãi, quyết định hàng tồn kho và nhượng quyền thương mại. Dưới đây là
các chiến lược phân phối:
- Chiến lược phân phối rộng khắp (intensive).
- Chiến lược phân phối độc quyền (exclusive).
- Chiến lược phân phối chọn lọc (selective).
- Nhượng quyền (franchising).
Các nội dung marketing hỗn hợp 7P:
- Price (Gía cả)
- Product ( sản phẩm)
- Promotion (xúc tiến)

- Place ( địa điểm/phân phối)
- Physical evidence: Bằng chứng vật chất. Bằng chứng vật chất có thể bao gồm
bao bì sản phẩm, biên lai giao hàng, bảng chỉ dẫn,….
- People: Con người. Nhân viên, bao gồm những người tương tác trực tiếp với
khách hàng (chẳng hạn như bán hàng, dịch vụ khách hàng hoặc người giao hàng)
cũng như tuyển dụng và đào tạo nhân viên.
- Process: Quy trình. Bất cứ điều gì trong tổ chức có ảnh hưởng đến cách một sản
phẩm hoặc dịch vụ được nhân viên xử lý và chuyển đến tay người tiêu dùng.
Câu 5: Rủi ro tiềm ẩn đối với từng phương thức thanh toán trong thương mại
điện tử:
Thanh toán bằng thẻ: Loại thẻ điện tử có chứa các thơng tin có thể sử dụng cho
mục đích thanh tốn Có 3 loại thẻ thanh tốn cơ bản: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ mua
chịu. Một số rủi ro khi thanh toán bằng thẻ:
- Khách hàng bị mất hoặc thất lạc thẻ
Page | 11


- Khách hàng bị lừa đảo đánh cắp thông tin
- Khách hàng bị lừa đảo bởi nhóm thủ đoạn giả mạo website/fanpage
- Khách hàng bị lừa đảo bởi nhóm lừa cài đặt phần mềm gián điệp
- Nhóm thủ đoạn giả danh
Cổng thanh tốn trực tuyến: Có 3 hình thức phổ biến để tích hợp cổng thanh tốn
điện tử vào website ( tích hợp thanh tốn vào website qua kênh thanh tốn trực tuyến
trung gian, tích hợp thanh tốn Paypal vào website, thanh toán qua liên kết các ngân
hàng Việt Nam hoặc tích hợp thanh tốn visa vào website ). Một số rủi ro khi thanh toán
bằng cổng thanh toán trực tuyến:
- Lộ thông tin cá nhân
- Khách hàng lựa chọn website giả mạo
- Rủi ro bị lừa chuyển tiền
Thanh toán qua ví điện tử: Là một dạng dịch vụ cho phép người dùng Internet

lưu trữ và sử dụng thông tin trong mua bán. Một số rủi ro khi thanh toán:
- Mất tiền vì cung cấp mật khẩu qua điện thoại
- Để lộ mật mã OTP
- Bảo mật ví chưa cao dẫn đến dễ bị kẻ gian hack mất tài khoản
Thanh toán qua điện thoại ( Mobile Banking – QR code ). Một số rủi ro:
- Khách hàng bị mất điện thoại, điện thoại bị “hack”
- Điện thoại bị xâm nhập trái phép vào dữ liệu cá nhân hay bị nhiễm virus
- Điện thoại cài đặt phần mềm độc hại.
Thanh toán qua séc điện tử: Séc điện tử là phiên bản điện tử có giá trị pháp lý
đại diện cho một tấm séc giấy. Séc điện tử là cơ chế thanh toán điện tử đầu tiên được
kho bạc Mỹ lựa chọn để tiến hành các khoản thanh tốn có giá trị lớn trên mạng Internet.
Một số rủi ro khi thanh toán:
Thanh tốn qua thư tín điện tử. Một số rủi ro khi thanh tốn:
- Sai sót trong việc cấp phép
- Khơng cung cấp kịp thời danh sách Bulletin
Page | 12


Chuyển tiền điện tử ( EFT- Electronic Fun Transfering). Một số rủi ro khi thanh
toán:
- Lừa đảo qua tin nhắn, một website hoặc email,... để đánh cắp thông tin
- Mất thẻ và để lộ mật khẩu
Ví dụ thực tế:
- Đường

link

giả

mạo


vietcombank.com.vn/;

ngân

hàng

Vietcombank:

-

/>
-

vietcombank.com.vn/;.....
- Kẻ gian cài đặt thiết bị skimming (công cụ quét dữ liệu) hoặc đặt camera bí mật
tại các ATM để đánh cắp thông tin thẻ của Khách hàng.
- Đối tượng giả mạo người thân, bạn bè nhờ khách hàng chuyển tiền.
Câu 6: các nội dung về quản lý logistics trong thương mại điện tử:
Tổ chức phân phối của Shopee
1. Hậu cận đầu vào e-logistics
- Quản trị mua hàng trong HC truyền thống. Có vai trị tạo nguồn lực hàng hóa ban
đầu để triển khai toàn bộ hệ thống Logistics. Nội dung cơ bản gồm có:
Ngun lý địn bẩy: Chỉ cần giảm CF tương đối trong công tác mua hàng là đã tạo ra
hiệu quả lớn về lợi nhuận hơn là giảm CF
Hiệu quả thu hồi vốn: Khơng chỉ góp phần làm tăng tối đa lợi nhuận, mà còn giúp DN
nhanh thu hồi lại vốn lưu động
- Phân loại hàng hóa mua vào
- Mua hàng trong TMĐT
- Quản trị dự trữ hàng hóa: Các hình thái kinh tế của vận động hàng hóa trong kênh

hậu cần nhắm thỏa mãn nhu cầu sản xuất và trao đổi của DN với khách hàng trên
thị trường mục tiêu với chi phí hợp lý. Vai trị của quản trị dự trữ hàng hóa là
cung cấp hàng hóa đầy đủ và nhanh chóng đáp ứng như cầu của khách hàng, giảm
chi phí kinh doanh, duy trì hoạt động kinh doanh ổn định tiết kiệm chi phí mua
và vận chuyển.
- Yêu cầu của quản trị dự trữ
Page | 13


Trình độ dịch vụ KH: Hệ số ổn định về số lượng, hệ số ổn định về cơ cấu mặt hàng, hệ
số ổn thỏa mãn nhu cầu KH.
Chi phí dự trữ: CF mua hàng, vận chuyển, mất KH do thiếu hàng bán.
- Nghiệp vụ kho và bao bì hàng hóa:
Nghiệp vụ tiếp nhận và phát hàng :Nhập hàng => Chất xếp hàng => Bảo quản => Chuẩn
bị vận chuyển => Tập hợp hàng hóa => Phát hàng.
Q trình tác nghiệp trong kho: Chất xếp hàng, bảo quản, tập hợp đơn hàng, chuẩn bị
vận chuyển.
Nghiệp vụ bao bì: Sản xuất hàng hoạt, tăng năng suất, giảm giá thành; giảm bớt thao tác
trung gian; giải phóng nhanh phương tiện; tăng tính thuận tiện; tăng an tồn hồng hóa;
chun mơn hóa dụng cụ tháo mở bao bì.
2. Hậu cần đầu ra e-logistics
- Tiêu chuẩn của dịch vụ KH: Đa dạng, đầy đủ dự trữ; thời gian đáp ứng đơn đặt
hàng; độ tin cậy; tính linh hoạt; tính thơng tin;
- Xử lý đơn hàng trong TMĐT:
Hành trình đơn hàng: KH đặt hàng ( thu thập thông tin về yêu cầu của KH ) => KH liên
hệ trực tiếp đặt hàng => Lực lượng bán hàng tập hợp
Tiếp nhận đơn hàng: Truyền đạt yêu cầu đơn đặt hàng từ nguồn tới nơi tiếp nhận =>
Nhập dữ liệu vào hệ thống
Xử lý đơn hàng: Kiểm tra tính chính xác của đơn đặt hàng => Kiểm tra tính sẵn có của
dự trữ => Xác nhận lại thơng tin/từ chối => Kiểm tra tín dụng của KH => Sao lưu/lưu

giữ thơng tin => Lập hóa đơn
Thực hiện đơn hàng: Tập hợp hàng hóa => Đóng gói để vận chuyển => Lập kế hoạch
để vận chuyển => Chứng từ vận chuyển
Báo cáo trạng thái: Theo dõi đơn đặt hàng => Thơng tín với KH => Cập nhật dữ liệu
- Quản trị đơn đặt hàng:
Tác động tới Chu kỳ đặt hàng: KH đặt hàng (nhanh chóng, thuận tiện) => Tiếp nhận
đơn hàng (tự động hóa) => Chuẩn bị đơn hàng (chứng từ đầy đủ, chính xác) => Chuẩn
Page | 14


bị xuất hàng (mã số, mã vạch) => Vận chuyển (theo dõi sát sao và thông tin kịp thời)
=> Giao hàng (kiểm soát chặt chẽ)
Tác động đến Quản trị đơn hàng: Giảm 60-70% thời gian đáp ứng về thông tin; Giảm
sai sót; Giảm dự trữ; Nhiều nhóm KH khác nhau; Yêu cầu đa dạng về hàng hóa; Yêu
cầu đa dạng về dịch vụ.
- Quản trị vận chuyển HH trong TMĐT:
Thành phần tham gia: Người gửi, đơn vị vận tải, chính phủ, Công chúng, người nhận,
phân loại vận chuyển, đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không, đường ống
Các quyết định cơ bản: Phương thức tổ chức vận chuyển hợp lý => Lựa chọn đơn vị vận
tải phù hợp
Thách thức: CF quá lớn, quy mô đơn hàng nhỏ (B2C), địa điểm giao hàng phân tán, khó
xếp lịch giao hàng, tính phức tạp tang, khơng tương thích về hệ thống giữa các đôi tác,
thiếu đơn vị cung ứng dịch vụ hiệu quả, khác biệt giữa 2 thị trường B2B và B2C.
Câu 7: Rủi ro đối với Khách hàng (B2C,C2C):
Một số rủi ro chung đối với khách hàng
- Vấn đề an toàn thông tin của khách hàng không được bảo đảm( thông tin cá nhân,
thẻ thanh tốn, địa chỉ,…) -> Khơng biết doanh nghiệp có bán dữ liệu cho
cơng ty hoặc doanh nghiệp khác hay không
- Hiện tượng các trang web giả mạo, giả mạo địa chỉ Internet (IP Spoofing), phong
tỏa dịch vụ (DOS – denial of service), và thư điện tử giả mạo của các tổ chức tài

chính ngân hàng
- Tin tặc tấn công từ các website thương mại điện tử, truy cập các thơng tin về thẻ
tín dụng
Rủi ro đối với khách hàng trong mơ hình B2C
- Mua sắm qua mạng quá dễ -> Người tiêu dùng dễ dàng chi tiêu quá mức thu
nhập của bản thân, gia đình
- Người mua hàng có thể gặp phải hàng giả, hàng kém chất lượng
- Vấn đề an tồn thơng tin của khách hàng không được bảo đảm( thông tin cá nhân,
thẻ thanh toán, địa chỉ,…)
Page | 15


- Rủi ro về tín dụng: người mua thanh tốn rồi nhưng không nhận được tài sản
- Đánh tráo hàng hóa trước khi đến tay khách hàng
- Vì chỉ đọc review trên shop online, khơng có trải nghiệmthử trước khi mua nên
có thể nhận hàng khơng ưng
Có thể nói, việc người tiêu dùng Việt Nam đang “mất dần niềm tin” vào thương
mại điện tử là điều hoàn toàn phù hợp hiện nay. Sự thuận tiện đến từ sự phát triển của
thương mại trực tuyến, vốn có khơng ít bất cập. Người mua hàng khơng chỉ khó kiểm
tra, lựa chọn sản phẩm trước khi mua mà còn khiến nhiều người e ngại mà cách này có
khả năng bị lợi dụng lừa đảo rất cao. Thủ đoạn lừa đảo phổ biến nhất là yêu cầu người
mua chuyển khoản trước rồi mới nhận hàng nhằm lấy tiền của khách. Tinh vi hơn là
chiêu lừa đảo “người chia đôi” lợi dụng các giao dịch thật để lấy tiền, ra lệnh cho khách
đến cửa hàng lấy sản phẩm rồi bỏ đi… và còn nhiều kiểu lừa đảo khác khiến người mua
ngày càng thận trọng và giảm lòng tin nhất là khi bán hàng trực tuyến, từ tràn lan sang
thương mại điện tử.
Việc mua nhầm những sản phẩm kèm chất lượng so với giá tiền, không đúng với
quảng cáo, xảy ra đối với khách hàng rât nhiều. Chính vì sự chủ quan khơng kiểm tra
hàng trước khi thanh toán, hoặc thanh toán trước khi các shop gửi hàng của rất nhiều
người mua.

Rủi ro đối với khách hàng trong mơ hình C2C:
- Chưa có sự kiểm sốt tốt về chất lượng sản phẩm:
C2C là kiểu giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng, họ lại không
quen biết hay hiểu sâu về nhau. Bên bán hàng ở đây chỉ là một cá nhân đơn lẻ chứ khơng
phải là một doanh nghiệp uy tín hay có tiếng tăm. Chẳng có ai đứng ra kiểm chứng cho
chất lượng của sản phẩm mà họ bán cả. Vì vậy khi mua hàng, chúng ta chẳng khác nào
đi chơi đánh bạc. Nếu may mắn thì chúng ta sẽ nhận được hàng tốt như mong đợi hoặc
hơn cả mong đợi. Còn nếu xui xẻo thì bạn có thể nhận phải mặt hàng kém chất lượng,
bị lỗi, bị hỏng hóc…
- Vấn đề thanh tốn chưa hồn tồn bảo đảm:

Page | 16


Nếu nhược điểm phía trên sẽ đem về thiệt thịi cho người mua hàng thì vấn đề
thanh tốn chưa đảm bảo này có thể đem đến thiệt hại cho bên bán hàng. Không một
bên thứ ba đứng ra bảo đảm cho bạn rằng người mua sẽ chắc chắn thanh toán tiền hàng
cho bạn cả. Nếu bạn đen đủi gặp phải khách hàng xấu tính, khơng chịu trả tiền thì chẳng
khác nào món hàng của bạn đã được cho khơng cho người ta
- Bất lợi của người mua:
Vấn đề chính của việc mua hàng trên thương mại điện tử C2C là thiếu kiểm sốt
chất lượng. Khơng ai có thể đảm bảo rằng mặt hàng đã mua có chất lượng cao hoặc đáng
giá tiền. Một điều nữa là khơng có chế độ bảo hành mà các cửa hàng thơng thường có.
Rất hiếm khi hồn lại tiền, vì vậy nếu có vấn đề gì xảy ra, người bán khơng trung thực
sẽ khơng có quyền đòi lại tiền. Tuy nhiên, một số trang C2C như eBay hoặc Amazon
cung cấp các chính sách nghiêm ngặt để bảo vệ người dùng của họ
Ví dụ thực tế:
Chính vì khởi đầu với mơ hình C2C nên Tiki là sàn TMĐT rất khó kiểm sốt chất
lượng sản phẩm và độ uy tín của người bán. Hệ quả là Tiki thường phải nhận nhiều
khiếu nại và bóc phốt từ người mua hàng. Cá biệt, có trường hợp báo chí cịn đưa tin

rầm rộ về việc bán hàng nhái, hàng lậu, chất cấm. Hay mua/bán điểm số công khai trên
Tiki trong nhiều tháng mà không hề bị các doanh nghiệp này phát hiện. Cũng chính vì
điều này, Tiki đã phải đưa ra chính sách “Tiki bảo đảm” để bảo vệ người tiêu dùng.
Chính sách này nhằm đảm bảo người mua khi nhận được hàng. Và khơng có bất kỳ
khiếu nại nào về sản phẩm thì người bán mới nhận được khoản thanh toán từ người mua.
Rủi ro đối với Doanh nghiệp (B2B,B2C)
Một số rủi ro chung đối với doanh nghiệp:
- Bị phụ thuộc vào sàn TMĐT
- Lợi nhuận thấp, phí hoa hồng không cố định
- Cạnh tranh cao trên trang TMĐT
- Mất dữ liệu khách hàng trên trang TMĐT
- Hàng hóa bị trả lại cao
- Quy trình bán hàng online phức tạp trên nền tảng TMĐT
Page | 17


- Dễ bị phạt từ sàn
- Gian lận thanh toán
Rủi ro đối với doanh nghiệp trong mơ hình B2B:
Bên mua

Bên bán:

Nhiều bên bán khơng nổi tiếng có thể

Mất CRM và PRM trực tiếp

thiếu sự tin cậy, bên mua có thể bị lừa

Cạnh tranh giá mạnh hơn


đảo

Cạnh tranh đối với các dịch vụ gia tăng

Khơng có khả năng so sánh tất cả các
dịch vụ cung cấp dẫn đến việc giảm chất
lượng dịch vụ

hải trả phí giao dịch nhiều hơn
Có thể mất khách hàng sang đối thủ cạnh
tranh

Ví dụ thực tế: Ví điện tử X ra mắt chương trình tặng tiền vào tài khoản cho người dung
mới đăng ký. Nếu ứng dụng X còn tồn tại lỗ hổng trong việc kiểm duyệt và xác minh
tài khoản đăng ký mới, rất có thể kẻ gian sẽ tạo được nhiều tài khoản để nhận được nhiều
tiền.
Rủi ro đối với doanh nghiệp trong mơ hình B2C
- Nhiều người mua vẫn thích mua tại cửa hàng hơn là trực tuyến.
- Thị trường liên tục phát triển và yêu cầu nâng cấp thường xuyên hơn so với các
mơ hình khác.
- Giao hàng dựa vào bên thứ 3 nên không thể đảm bảo giao hàng đúng hạn.
Do COD là hình thức thanh tốn ưa chuộng của người tiêu dùng Việt Nam, điều
quan trọng đầu tiên là các doanh nghiệp bán hàng phải xây dựng được mạng lưới giao
hàng nhanh chóng và đáng tin cậy. Trong khi các cơng ty lớn thông thường thiết lập một
kênh phân phối và giao sản phẩm riêng (ví dụ như Lazada Express của Lazada), phần
lớn các doanh nghiệp đều dựa vào các dịch vụ của bên thứ ba để giảm thiểu chi phí hoạt
động. Tuy nhiên, điều này lại khiến người dùng không tin tưởng, đánh giá thấp chính
sách giao và trả hàng của các doanh nghiệp này nếu xảy ra các sự cố. Trong quá trình


Page | 18


mua bán online mơ hình B2C, người mua và người bán đều có những rủi ro nếu khơng
cẩn thận.
Ví dụ thực tế: Có trường hợp cả người bán lẫn người mua đều bị lừa. Có người bất chính,
giả làm shipper để nhận hàng của shop giao cho khách, nhưng người đó lại đổi hàng
thành vật khác và giao cho khách hàng, thu tiền sản phẩm cả khách hàng rồi biến mất.
Các biện pháp phòng tránh/khắc phục:
- Chống xâm nhập, tấn công từ dịch vụ DDOS
- Giải pháp an ninh sử dụng tường lửa cho ứng dụng website cụ thể
- Giải pháp an ninh thương mại điện tử từ việc bảo vệ máy chạm và người dùng
cuối
- ……

PHẦN 2: ÁP DỤNG THỰC TẾ
Câu 1: Ý tưởng kinh doanh: Thời trang phong cách Y2K.
Y2K, viết tắt của “Year 2000”, là thuật ngữ nói về sự cố cơng nghệ phát sinh vào
cuối 1999, khi máy tính thế hệ cũ gặp khó khăn trong việc lưu trữ dữ liệu trong thiên
nhiên kỷ mới. Thường gắn liền với những năm đầu của thế kỷ 21, phong cách thời trang
Y2K chịu ảnh hưởng của những thay đổi đến từ bước tiến công nghệ. Không chỉ hướng
đến vẻ hiện đại và gợi cảm, thời trang Y2K còn đại diện cho hy vọng về một thời đại
thịnh vượng và phát triển hơn. Thử nghiệm phong cách, liên tục thay đổi hình ảnh nhưng
vẫn làm nổi bật cá tính bản thân là những ưu tiên của tín đồ thời trang lúc bấy giờ.
Phong cách Y2K trở lại trong thế giới thời trang năm nay một phần do tác động
của đại dịch COVID-19, khi tồn xã hội được khuyến khích sinh hoạt và làm việc tại
nhà. Những thay đổi nhanh chóng về cách sống và sự phụ thuộc vào cơng nghệ khiến
nhiều người căng thẳng, lo lắng tương tự như 20 năm trước. Bên cạnh đó, xu hướng mua
đồ secondhand ngày càng phổ biến cũng là một yếu tố mang những thiết kế của những
năm 2000 trở lại trong vòng xoay thời trang.

Tích cực ủng hộ phong cách thời trang Y2K là một bộ phận giới trẻ gen Z vốn
lớn lên với cơng nghệ, u thích mua sắm tại cửa hàng đồ cũ và ln đề cao cá tính bản
thân. Có thể thấy kinh doanh thời trang phong cách Y2K mang lại tiềm năng lớn.
Page | 19


a. Kế hoạch với mơ hình tạo doanh thu:
Mơ hình doanh thu quảng cáo:
Sử dụng mơ hình doanh thu quảng cáo, sử dụng một khoản chi phí được tính cho
các nhà quảng cáo để đưa quảng cáo của họ lên một nền tảng tiếp thị trực tuyến nổi tiếng
như: Facebook, Instagram, quảng cáo trên trang web Google, nền tảng youtube, quảng
cáo trên sàn thương mại điện tử shopee,.....
Tận dụng lưu lượng truy cập khổng lồ, thường xuyên vào các nền tảng đã chọn
để mua sắm, xem quảng cáo và được chuyển hướng đến trang web thực tế.
Mơ hình doanh thu bán hàng:
Đây là mơ hình kinh doanh Thương mại điện tử phổ biến nhất , bán sản phẩm
qua internet và có thể tiếp cận với một lượng người mua sắm khổng lồ hiện nay. Ngoài
ra, quan trọng hơn, mang đến sự thuận tiện cho khách hàng cũng như tiết kiệm thời gian
cho họ. Đồng thời kết hợp sử dụng chiến lược giá cả cạnh tranh so với giá cửa hàng thực
tế.
b. Sản phẩm kinh doanh cụ thể:
 Áo Cardigan – giá trị : 100.000đ – 200.000đ
 Quần Jeans ống loe – giá trị : 170.000đ – 300.000đ
 Áo Corset – giá trị : 70.000đ – 180.000đ
 Túi đeo vai – giá trị : 130.000đ – 250.000đ
 Giày Sandal dây – giá trị : 150.000đ – 320.000đ
 Phụ kiện kẹp tóc bản lớn – giá trị : 45.000đ – 100.00đ
 Áo thun họa tiết Tie-Die – giá trị : 150.000đ – 270.000đ
c. Kế hoạch triển khai bán hàng dựa trên các công cụ:
Công cụ thứ nhất: Bán hàng trên trang web - Xây dựng website bán hàng:

Bước 1: Mua domain và hosting:
Domain được xem như một địa chỉ nhà. Ví dụ: thoitrangY2K.com là một tên
miền. Đặc biệt tên miền là duy nhất và không được trùng với nhau, nghĩa là nếu bất kỳ
tên miền nào đã được tạo trước trên website thì sẽ khơng thể tạo lại ở người thứ 2.
Hosting được xem như một mảnh đất để xây nhà, cũng chính là xây dựng website
của mình. Kết hợp domain và hosting để tạo dựng được một website thô. Từ đây bắt đầu
Page | 20


cung cấp nội dung lên website, bao gồm 2 phần chính: Các dạng nội dung cần cung cấp
cho website và cách viết nội dung cho website.
Bước 2: Xây dựng nội dung cho website: Làm nội dung cho website là phần quan
trọng nhất trong việc bán hàng trên website. Cần phải chú trọng tập trung xây
dựng nội dung. Các dạng nội dung cần thiết để cung cấp cho website gồm: Nội
dung bán hàng và nội dung chia sẻ.
Nội dung bán hàng: Nội dung bán hàng hay còn gọi salepage là nơi để bán một
sản phẩm cho khách hàng. Từ đây bắt đầu đăng bán những sản phẩm lên website. Ở
giai đoạn đầu là người mới nên áp dụng công thức bên dưới để có được một bán hàng
hàng chỉnh chu nhất.
Thứ 1: Tiêu đề chính: Tiêu đề chính của bài bán hàng là cực kỳ quan trọng. Nó
sẽ giúp thu hút khách hàng đọc bài bán hàng. Và đây cũng được xem là một phần quan
trọng nhất của bài bán hàng hàng.
Thứ 2: Tiêu đề phụ: Đây là phần bổ sung cho tiêu đề chính. Điểm đặc biệt là tiêu
đề chính khơng thể dài dịng, tiêu đề chính cần phải ngắn gọn và hấp dẫn. Vì thế, ln
rất cần tiêu đề phụ để bổ sung cho tiêu đề chính về mặt ý nghĩa.
Thứ 3: Tư vấn thắc mắc, yêu cầu của khách hàng: đây là lúc cung cấp giải đáp
thắc mắc về sản phẩm cho khách hàng. Đặc biệt, cần quan tâm, khách hàng mua lợi ích
chứ khơng mua sản phẩm, vì thế nói đến lợi ích mà khách hàng có được khi sử dụng sản
phẩm.
Thứ 4: Chương trình đặc biệt: Trước khi kêu gọi khách hàng hành động, tạo một

chương trình ưu đãi để thúc đẩy khách hàng mua hàng. Ví dụ: chương trình giảm giá
sốc, chương trình tặng q nhằm tăng độ nóng để khách hàng nhanh ra quyết định mua
hàng,…
Thứ 5: Kêu gọi khách hàng hành động. Ví dụ: điền form, bấm vào nút đặt hàng,…
Bên cạnh đó, tạo 1 bài viết giới thiệu về trang và cửa hàng, 1 bài viết liên hệ.
Đồng thời tạo 1 trang con riêng chuyên cung cấp nội dung cảm nhận của khách hàng để
tăng độ uy tín với những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng.
Một bài viết về sản phẩm cơ bản cần cung cấp cho khách hàng về:
 Hình ảnh sản phẩm: hình ảnh sắc nét, thể hiện đầy đủ kiểu dáng, hình dạng sản
phẩm. ngồi ra có thể thêm ảnh tự chụp để tăng uy tín với khách hàng.
Page | 21


 Gía cả sản phẩm
 Tên gọi của sản phẩm. ví dụ như: Váy polo xanh hình thoi, Chân váy mocha, Váy
ren xếp ly màu xanh lá phong cách Y2K,…
 Kích thước: size S, M, L
 Phân loại màu
 Chất liệu
 …..
Nội dung chia sẻ:
Đây là nội dung cực kỳ quan trọng. Bởi vì hầu hết khách hàng sẽ khơng bao giờ
mua hàng ở lần gặp đầu tiên. Khách hàng ln muốn được tìm hiểu kỹ càng trước khi
mua hàng. Khách hàng luôn so sánh với nhiều nhà cung cấp sản phẩm và họ sẽ quyết
định mua hàng cho khi họ tin tưởng cửa hàng đó. Sử dụng kinh nghiệm chuyên môn và
suy nghĩ chủ quan của bản thân để tạo nội dung chia sẻ cho khách hàng. Hoặc nghiên
cứu thị trường bằng những cơng cụ nghiên cứu từ khóa như Keyword Planner, Keyword
Tool, Google search,…
Ví dụ: những bài báo về xu hướng thời trang Y2K, bài phân tích xu hướng thời
trang tương lai, chia sẻ của người nổi tiếng, hình ảnh của người nổi tiếng, KOL,….

Bước 3: Chạy quảng cáo Google ads thu hút ngàn khách hàng:
Sau khi xây dựng website và nội dung thì bắt đầu thiết lập quảng cáo Google ads
để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. Chạy quảng cáo Google ads là một trong những
cách có được khách hành nhanh nhất. Thiết lập quảng cáo tìm kiếm bởi vì đây là loại
hình quảng cáo mang lại hiệu quả nhanh nhất cho website.
Công cụ thứ hai: Bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee:
1. Tạo gian hàng trên Shopee:
Trước khi tiến hành đăng bán sản phẩm, tham khảo về Chính sách cấm/hạn chế
sản phẩm để đảm bảo sản phẩm đăng bán không vi phạm quy định của Shopee. Sau đó,
thực hiện tạo gian hàng trên shopee như sau:
Bước 1: Vào Kênh Người Bán - mục Thêm Sản phẩm
Bước 2: Điền các thông tin sản phẩm như: Tên, Mơ tả, Danh mục, Thương hiệu (nếu
có)...
Page | 22


Bước 3: Tải lên các hình ảnh sản phẩm có chất lượng hình ảnh và độ phân giải cao
Bước 4: Thiết lập đơn vị vận chuyển phù hợp cho sản phẩm (sau khi đã đóng gói): Khối
lượng, kích thước và đơn vị vận chuyển cho sản phẩm,…
2. Sau khi phát sinh đơn hàng:
Bước 1: vào Kênh Người Bán - mục Chờ lấy hang
Bước 2: Nhấp vào mục Chưa xử lý để kiểm tra các đơn hàng chưa được xác nhận
Bước 3: Nhấn Chuẩn bị hàng và chọn ngày hẹn bưu tá đến lấy hàng
Bước 4: Đóng gói đơn hàng theo đúng Quy cách đóng gói của Shopee và dán Phiếu giao
hàng trên gói hàng
Bước 5: Giao hàng cho bưu tá khi bưu tá đến địa chỉ lấy hàng
3. Chăm sóc khách hàng: Chăm sóc khách hàng qua Shopee Chat để tăng doanh số
của Shop, bên cạnh đó xây dựng nhóm Khách hàng trung thành.Tích cực tăng tỷ
lệ phản hồi Chat để xét duyệt Shop u thích.
4. Tham gia chương trình khuyến mãi: tham gia các chương trình khuyến mãi do

Shopee tổ chức hoặc tự tạo chương trình khuyến mãi như: Ưu đãi Follower, Mua
kèm deal sốc, sale black Friday, sale 1/1, sale 2/2,…
Phụ phí người bán trên shopee:
 Phí thanh tốn: là khoản phí giao dịch cho mỗi đơn đơn hàng thành công (đơn
hàng nằm ở mục "Đã giao") hoặc đơn có phát sinh u cầu Trả hàng hồn tiền
được Người bán/ Shopee chấp nhận "Hoàn tiền ngay" (trừ lý do Chưa nhận được
hàng).
Cơng thức: Phí thanh tốn = (Tổng đơn hàng + Phí vận chuyển – Khuyến mãi đã áp
dụng (nếu có)) x 2.2%
 Phí dịch vụ: Phí dịch vụ áp dụng cho Người bán đang tham gia Gói Miễn Phí
Vận Chuyển Freeship Xtra và Gói Voucher Hồn Xu Xtra.
Chi phí Gói Hồn Xu Xtra: Bao gồm phí đăng ký: 1.000 VNĐ và phí dịch vụ:
4% giá trị mỗi sản phẩm ( tối đa 20.000đ/ sản phẩm).
Chi phí Gói Freeship Xtra: 6% giá trị mỗi sản phẩm ( tối đa 20.000đ/ sản
phẩm). Nếu kết hợp tham gia gói hồn xu xtra và gói freeship extra thì chi phí sẽ là:
5% giá trị mỗi sản phẩm ( tối đa 20.000đ/ sản phẩm).
Page | 23


 Phí cố định: dành cho đơn hàng thành cơng của người bán khơng thuộc shopee
mall. Phí cố định = Tổng giá trị đơn hàng x 1% ( đã bao gồm VAT).
Công cụ thứ ba: Bán hàng trên Facebook và Instagram: thiết lập fanpage cửa hàng trên
Facebook và Instagram sau đó liên kết hai tài khoản lại với nhau. Trước hết, cần cung
cấp nguồn hàng tốt, tìm cách thu hút khách hàng, tối ưu dịch vụ chăm sóc khách hàng
của mình, đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng
cũ.
1. Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng như:
 Đưa ra phản hồi nhanh chóng
 Quản lý bình luận tiêu cực
 Đáp lại lời khen của khách hàng

2. Chia sẻ "feedback" của khách hàng
3. Chỉ đăng tải thông tin phù hợp trên fanpage bán hàng: chuẩn bị nội dung đăng
hàng ngày hoặc chạy quảng cáo trên fanpage bán hàng, đăng content ngắn gọn,
thú vị, sử dụng hình ảnh độc quyền đẹp, video hoặc livestream để có hiệu quả tốt
nhất.
4. Hồn thiện tất cả thông tin trên trang và thêm video giới thiệu: Trước khi bắt đầu
các chiến dịch tiếp thị, cần đầu tư cho fanpage. Điền tất cả các thông tin được
yêu cầu, hồn thiện tất cả các thơng tin trên trang bán hàng, Facebook cá nhân,
Facebook Store, video giải thích sản phẩm, video chia sẻ kiến thức về sản
phẩm,…..
5. Sử dụng công cụ quảng cáo: Facebook Ads, Insta Ads. Chi phí cho 3 tháng quảng
cáo trên Facebook là 8 400 000đ, kết quả hàng ngày ước tính số người tiếp cận
từ 1200 – 3400 người với tỷ lệ phản hồi từ 6-17 người. Đối với chi phí quảng cáo
trên Instagram là 8 000 000đ trong 2 tháng, số người tiếp cận mỗi ngày dự kiến
từ 15 – 30 000 người.
Dự toán tất cả các chi phí liên quan:
 Chi phí nhập hàng
 Chi phí ngun vật liệu: túi gói hàng niêm phong, thiệp cảm ơn, túi chống sốc,
laptop,….
Page | 24


 Chi phí vận chuyển
 Chi phí thiết kế website bán hàng: chi phí mua domain (350.000 - 850.000 VNĐ
tùy loại tên miền), chi phí thuê hosting (860.000 - 3.000.000 VNĐ tùy dung
lượng), thiết kế website (4.000.000 - 12.000.000 VNĐ), chi phí mua SSL
(300.000 - 500.000 VNĐ).
 Chi phí quảng cáo Google Adwords: đầu tiên trả chi phí kích hoạt quảng cáo
Google Ads theo hình thức trả trước: 160.000 VNĐ. Chi phí quảng cáo google
shopping + google search chi trả một lần: 9 000 000đ.

 Chi phí người bán trên shopee: phí thanh tốn, phí dịch vụ và phí cố định.
 Chi phí Facebook Ads: 8 400 000đ
 Chi phí Instagram: 8 000 000đ
Câu 2: Tiêu chí đánh giá đối tác trên shopee:
 Lượt Follow của gian hàng Shopee
 Quản lý gian hàng shopee với thang điểm đánh giá
 Các lượt bán và đánh giá của sản phẩm
Kết quả tìm kiếm trên Shopee: Women Clothes – Jeans - Quần jean ống loe lưng cao
kiểu trơn QJ27. Kết quả phân tích như sau:
Tên shop: nhinhanhshop
 Lượt Follow của shop: 8 400 người theo dõi
 Thang điểm đánh giá: 4,9/5 (6700 đánh giá)
 Sản phẩm Quần jean ống loe lưng cao kiểu trơn QJ27 (236 000đ): lượt bán 2100,
lượt đánh giá 944.
 Sản phẩm Chân váy ngắn jean co giãn CV152 (164 500đ): lượt bán 729, lượt
đánh giá 361.
Tên Shop: dilimao
 Lượt Follow của shop: 40 600 người theo dõi
 Thang điểm đánh giá: 4,9/5 (28 200 đánh giá)
 Sản phẩm quần jeans ống đứng style ulzzang lưng ( cạp ) siêu cao, co giãn tốt:
lượt bán 1300, lượt đánh giá 638.
Page | 25


×