Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Chuyên đề 4: XÂY DỰNG ĐẢNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986NAY)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.01 KB, 35 trang )

Chuyên đề 4
XÂY DỰNG ĐẢNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986-NAY)
MỤC TIÊU
- Về kiến thức: chuyên đề nhằm cung cấp cho học viên những kiến
thức về công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay.
- Về kỹ năng: Trên cơ sở kiến thức được trang bị, học viên rút ra được
những vấn đề cần thiết để giải quyết những vấn đề đặt ra trong công tác xây
dựng Đảng hiện nay.
- Về tư tưởng: Củng cố niềm tin đối với Đảng, khơi dậy niềm say mê
nghiên cứu khoa học, quán triệt sâu sắc các vấn đề cơ bản lịch sử xây dựng
Đảng trong nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
NỘI DUNG
1. Đặc điểm tình hình, mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng
1.1. Đặc điểm tình hình
Sau khi thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1976-1981), đất
nước tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn to lớn. Để tháo gỡ khó khăn,
Đảng thực hiện các cải cách cục bộ. Tuy nhiên, sai lầm của đợt tổng cải cách
giá- lương- tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế nước ta càng trở nên khó
khăn.. Cuối nhiệm kỳ khóa V, Đảng khơng thực hiện được mục tiêu đề ra là cơ
bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân; số người bị
thiếu đói ngày càng lên tăng, bội chi lớn; nền kinh tế nước ta lâm vào khủng
hoảng trầm trọng. Tình hình này làm cho trong Đảng và ngồi xã hội có nhiều ý
kiến tranh luận sôi nổi, xoay quanh thực trạng của ba vấn đề lớn: Cơ cấu sản xuất;
cải tạo XHCN; cơ chế quản lý kinh tế. Bên cạnh đó, các hiện tượng tiêu cực và tệ
nạn xã hội tăng. Trên lĩnh vực tư tưởng- chính trị đã xuất hiện sự dao động về con
đường XHCN. An ninh, quốc phòng cũng đứng trước những sự đe dọa nhất định:
Chủ quyền lãnh thổ trên tuyến biên giới phía Bắc và quần đảo Trường Sa ln bị
xâm phạm. Lấy cớ qn tình nguyện Việt Nam chưa rút hết khỏi Campuchia, các
thế lực thù địch tiếp tục cô lập Việt Nam. Mỹ vẫn thực hiện cấm vận kinh tế đối
với nước ta. Do tình hình Liên Xơ, Đơng Âu có nhiều biến động nên quan hệ kinh
tế của Việt Nam với khối các nước này bị thu hẹp.



1


Trong lúc này, các nước XHCN cũng đã bắt đầu bộc ngày càng rõ
những hạn chế, bất cập trong xây dựng CNXH; bộc lộ những khó khăn,
khủng hoảng trong đời sống xã hội của mình. Các nước XHCN bắt đầu khởi
động quá trình cải cách, mở cửa, đổi mới, nhằm tìm ra con đường thích hợp
để phát triển kinh tế- xã hội. Trong q trình đó, ở Liên Xơ và các nước
XHCN Đơng Âu có những biến động phức tạp, gây ra nhiều khó khăn, bất lợi
cho cách mạng Việt Nam. Công cuộc cải tổ của Liên Xô không những không
khắc phục được những sai lầm, hạn chế của quá trình xây dựng CNXH trước
đây, mà cịn đẩy đất nước lún sâu vào khung hoảng kinh tế, chính trị.
Trên thế giới, sự phát triển khoa học – kỹ thuật và công nghệ đang diễn
ra như vũ bão. Các nước đều coi trọng sự phát triển kinh tế, coi đây là một
trong những thế mạnh quan trọng của đất nước. Phát triển kinh tế trong thời
kỳ mới không chỉ dựa vào tài nguyên, nguồn vốn và sức lao động, mà cần dựa
vào các thành tựu của khoa học kỹ thuật và cơng nghệ.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng
Tình hình trên vừa tạo ra những thuận lợi, song cũng không tránh khỏi
nhiều thách thức khó khăn đối với sự phát triển của đất nước. Mục tiêu bất biến
của cách mạng Việt Nam lúc này vẫn là xây dựng thành công CNXH và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Như vậy, một u cầu khách quan có tính
sống cịn được đặt ra đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam là phải có những
bước đi đột phát, xoay chuyển được tình thế, nhanh chóng đưa đất nước khỏi
khủng hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị. Đạt mục tiêu này chính
là tạo ra sự chuyển biến có ý nghĩa quyết định trên con đường đi lên CNXH, tìm
ra cách thức, bước đi thích hợp xây dựng CNXH, vừa phù hợp với điều kiện
thực tiễn Việt Nam, vừa phù hợp với xu thế chung của thời đại, kiên định mục
đích mà tồn Đảng, tồn dân tộc đang theo đuổi. Đây là nhiệm vụ, trách nhiệm

nặng nề; nhiệm vụ này chỉ có thể thực hiện được khi cơng tác xây dựng Đảng
với tư cách là Đảng cầm quyền tiếp tục phải được đẩy mạnh, có những nhận
thức và chủ trương, biện pháp mới, nhằm nâng cao năng lực, sức chiến đấu của
Đảng, làm cho Đảng thực sự vững mạnh, đáp ứng được nhiệm vụ to lớn, khó
khăn trong bước ngoặt lịch sử.

2


2. Chủ trương, biện pháp xây dựng Đảng
a. Về tư tưởng
Bước vào thời kỳ mới, các Đại hội Đảng (từ Đại hội VI đến Đại hội X)
đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới, nâng cao chất lượng công
tác tư tưởng. Trọng tâm của công tác tư tưởng thời kỳ này là đổi mới tư duy
và nâng cao tinh thần yêu nước và yêu CNXH, khơi dậy ý chí cách mạng của
cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên
và nhân dân ta những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, những giá
trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối
của Đảng, để mọi người kiên định con đường đi lên CNXH, đấu tranh chống
các quan điểm sai trái, các biểu hiện dao động, hoài nghi, phủ định thành quả
cách mạng; trong đó đổi mới tư duy được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Đại hội VI của Đảng chỉ rõ: Muốn đổi mới tư duy, Đảng ta phải nắm vững bản
chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, kế thừa di sản quý
báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các đồng
chí lãnh đạo khác của Đảng, tiếp thu những thành tựu lý luận, những kinh
nghiệm mới phong phú của các đảng anh em, những kiến thức khoa học của
thời đại; đồng thời, phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận. Để hồn thành
nhiệm vụ đó, cần phải:
- Tổ chức tốt công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, tạo cơ
sở khoa học cho đổi mới tư duy, nâng cao năng lực vận dụng chủ nghĩa Mác –

Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được coi là nhiệm vụ trọng yếu của cơng tác
tư tưởng. - Tồn Đảng nghiêm túc học tập chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh; thường xuyên bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên đường
lối, chủ trương của Đảng, các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh; kiên quyết đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của
Đảng; phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, uốn nắn những nhận
thức lệch lạc, những quan điểm mơ hồ, những biểu hiện dao động về tư tưởng
trong cán bộ, đảng viên.
- Hướng công tác lý luận vào những vấn đề do cuộc sống đặt ra, làm rõ
căn cứ khoa học của các giải pháp, dự báo các xu hướng phát triển, góp phân

3


bổ sung, hoàn thiện đường lối của Đảng; tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề về
CNXH và con đường đi lên CNXH của nước ta; làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn đường lối, chính sách của Đảng trong thời kỳ mới.
- Mọi cán bộ, đảng viên, trước hết là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt, phải
có kế hoạch thường xuyên học tâp, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến
thức và năng lực hoạt động thực tiễn.
- Tiếp tục đưa việc tự phê bình và phê bình trong các cấp uỷ và tổ
chức đảng từ Trung ương đến cơ sở thành nền nếp thường xuyên và theo
định kỳ; đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, làm trong
sạch đội ngũ đảng viên; thi hành kỷ luật nghiêm khắc mọi vi phạm về
nguyên tắc, nhất là đối với những vấn đề về quan điểm, đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng.
- Đổi mới cơng tác giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng trong Đảng về
nội dung và hình thức, tổ chức và phương pháp, con người và phương tiện;
cần đào tạo, bồi dưỡng và đổi mới đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng;

tuyển lựa những cán bộ đã trải qua công tác thực tiễn bổ sung cho đội ngũ cán
bộ làm công tác tuyên truyền, giáo dục; củng cố, nâng cao chất lượng các cơ
quan chuyên ngành về công tác tư tưởng, lý luận;
Với những định hướng lớn trong công tác tư tưởng được các kỳ Đại hội
Đảng xác định, suốt thời kỳ đổi mới, công tác tư tưởng được triển khai mạnh
mẽ. Đặc biệt là trong tình hình thế giới và trong nước có những thay đổi to
lớn: Ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu trong công cuộc cải cách, cải tổ
đã chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Ở một số nước xuất hiện vấn đề xét lại chủ
nghĩa Mác-Lênin. Còn ở Trung Quốc, cải cách, mở cửa một mặt chưa thu
được kết quả rõ nét; mặt khác lại xảy ra “sự kiện Thượng Hải 1986”, “Thiên
An Môn 1989”. Những khó khăn đó đẩy cơng cuộc xây dựng CNXH của
Trung Quốc đứng trước những thách thức nặng nề. Trong khi đó, chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực phản động quốc tế đang thực hiện chiến lược “diễn biến
hịa bình”, tấn cơng các nước XHCN. Tình hình nêu trên đã đặt công tác tư
tưởng, lý luận của Đảng có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng và nhiệm vụ
chính trị hết sức nặng nề.

4


Đại hội VI của Đảng chỉ rõ cần phải đổi mới tư duy, bắt đầu từ tư duy
kinh tế. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa VI (3-1989) đã cụ thể
hóa đường lối cơng tác tư tưởng của Đại hội VI, đưa Nghị quyết Đại hội VI đi
vào cuộc sống.
Sau Hội nghị Trung ương lần 6 khóa VI, công tác tư tưởng – lý luận
của Đảng được đẩy mạnh. Công tác tư tưởng sau Đại hội VI của Đảng đã góp
phần tích cực kích thích sự đổi mới tư duy và khơi dậy tinh thần dân chủ trong
Đảng và trong xã hội. Nghị quyết Đại hội VI, các Nghị quyết của các Hội nghị
BCH Trung ương khóa VI bằng nhiều kênh tuyên truyền đến với người dân kịp
thời, làm thay đổi tư duy và hành động của mỗi người và các tổ chức trong hệ

thống chính trị.
Cùng với kinh tế, văn hóa, xã hội, cơng tác tư tưởng góp phần to lớn
trong việc biến mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội VI trở thành hiện thực. Những
thách thức của công cuộc đổi mới từng bước bị đẩy lùi. Tư tưởng đa nguyên,
đa đảng bị đập tan. Chủ nghĩa xét lại khơng có cơ hội sinh sơi, nảy nở ở Việt
Nam. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trở thành một khối thống nhất, quyết
tâm đổi mới đất nước để đi lên CNXH. Niềm tin của các tầng lớp nhân dân
vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước ngày càng được củng cố.
Đại hội VII (1991) của Đảng đã khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh
cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
hành động của Đảng. Đây là một dấu mốc quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong
lịch sử tư tưởng của Đảng và trong cơng tác xây dựng Đảng CSVN.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, trở thành một tài sản tinh
thần quý báu của Đảng và của cả dân tộc. Việc xác lập tư tưởng Hồ Chí Minh
đã thúc đẩy mạnh mẽ tư duy sáng tạo trong quá trình xây dựng CNXH phù
hợp với điều kiện, đặc điểm Việt Nam. Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu
tư tưởng Hồ Chí Minh một cách tồn diện: Tư tưởng giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội, giải phóng con người; tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH; tư tưởng nhân văn…Việc công bố các cơng trình nghiên cứu này, các
hoạt động thiết thực kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các sinh hoạt

5


giáo dục truyền thống cách mạng... đã góp phần làm cho cán bộ, đảng viên
tăng thêm tinh thần và ý chí cách mạng.
Cùng với nhiệm vụ giáo dục thường xuyên, ở mỗi bước ngoặt của
cách mạng, hoặc khi tình hình thực tiễn diễn biến phức tạp, Đảng kịp thời có
định hướng tư tưởng: Kết luận ba quan điểm của Bộ Chính trị về kinh tế

trước Đại hội VI, Nghị quyết Trung ương 6,7,8 (khóa VI), kết luận của Bộ
Chính trị (khóa VII) về sự kiện Liên Xơ tan vỡ, việc xử lý kịp thời một số
trường hợp dao động về chính trị, các nghị quyết Trung ương và Nghị quyết
09 của Bộ Chính trị (khóa VII).... là những định hướng quan trọng cho công
tác tư tưởng.
Từ Đại hội VIII (1996) đến Đại hội X (2006), Đảng đã coi trọng và
đẩy mạnh một bước công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm
sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận do thực tiễn công cuộc đổi mới đặt ra.
Công tác tư tưởng đã khẳng định định hướng chung của Đảng là kiên trì đổi
mới theo định hướng XHCN, xác định phát triển kinh tế là trung tâm, xây
dựng Đảng là then chốt; khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, khẳng định con đường XHCN của sự phát triển đất nước, khẳng
định vai trò lãnh đạo của Đảng, đấu tranh với khuynh hướng “đa nguyên, đa
đảng”, đấu tranh với âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hịa bình”, đề cao cảnh
giác cách mạng, khắc phục tư tưởng bảo thủ, cũng như buông lỏng quản lý,
đi chệch hướng XHCN.
Cơng tác tư tưởng đã góp phần đổi mới tư duy, định hướng tư tưởng,
bồi dưỡng những nhận thức đúng đắn cho đảng viên và nhân dân, tạo ra sự
nhất trí đối với đường lối, quan điểm của Đảng. Đã chú ý mở rộng thông tin,
thông tin nhiều chiều, tuyên truyền những nhân tố mới, phổ biến những kinh
nghiệm tốt, đồng thời tích cực đấu tranh chống tiêu cực, chống những quan
điểm và nhận thức sai trái, bảo vệ quan điểm đúng đắn của Đảng.
Đảng đã từng bước đổi mới cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị,
nghiên cứu, học tập các nghị quyết của Đảng, tuyên truyền, giáo dục chủ
nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Coi trọng hơn cơng tác tun
truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,

6



nêu gương người tố,t việc tốt, phê phán những biểu hiện của chủ nghĩa cá
nhân, tư tưởng cơ hội, lối sống thực dụng. Công tác giáo dục truyền thống
cách mạng, nâng cao ý thức tự lực tự cường, lòng tự hào và tự tin dân tộc,
tinh thần cần kiệm xây dựng đất nước được triển khai sâu rộng. Từ đó, đã góp
phần nâng cao nhận thức, tính tích cực của cán bộ, đảng viên, nâng cao lòng
tin của nhân dân vào đường lối đổi mới, tạo sự nhất trí trong Đảng và sự đồng
thuận trong xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững ổn định
chính trị – xã hội.
Cơng tác tư tưởng đã tìm ra bước đi thích hợp để đạt đạt hiệu quả cao:
Thơng qua các cuộc vận động thực tiễn đúng hướng, phù hợp lợi ích và nguyện
vọng của đơng đảo người lao động và các tầng lớp nhân dân như “Xóa đói, giảm
nghèo”, “Ngơi nhà tình nghĩa”, việc thành lập các quỹ khuyến thiện, khuyến tài,
khuyến học, khuyến nông, phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”,
gặp mặt thế hệ “Ba sẵn sàng”, các cuộc hành hương “Về nguồn”, “Đi tìm những
địa chỉ đỏ” và tổ chức tốt những ngày kỷ niệm lớn... Nhờ đó, có tác dụng giáo
dục sâu sắc.
Cơng tác tư tưởng thơng qua thực tiễn chính trị thế giới thời gian qua
(sự trỗi dậy của phong trào cánh tả; tình trạng lộn xộn, mất ổn định của một
số nước sau khi xảy ra cái gọi là "cách mạng sắc màu"; hành động ngang
ngược của các thế lực hiếu chiến…) đã làm cho nhân dân ta nhận rõ hơn bản
chất và mưu đồ của chủ nghĩa đế quốc, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi một bước
tư tưởng muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, lái đất nước đi chệch con
đường XHCN.
Những khuynh hướng địi “dân chủ, cơng khai” một cách cực đoan,
khuynh hướng phủ nhận quá khứ, bôi đen hiện thực, khuynh hướng muốn
chuyển nhanh nhất loạt sang cơ chế thị trường tự do, muốn tư nhân hóa hồn
tồn, “thương mại hóa” báo chí, xuất bản... đã được ngăn chặn, chủ yếu là
thông qua sự uốn nắn kịp thời và các định hướng được vạch ra trong các nghị
quyết, chỉ thị của BCH Trung ương Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Đã diễn ra
cuộc đấu tranh tư tưởng sâu rộng để giữ vững định hướng XHCN. Những

thành công trong thực tiễn đổi mới là cơ sở và nguồn sức mạnh quan trọng

7


cho công tác tư tưởng và làm tăng thêm khả năng thống nhất tư tưởng trong Đảng,
trong nhân dân.
b. Về chính trị
Các Đại hội của Đảng thời kỳ đổi mới đã nêu cao ý chí sắt đá của tồn
Đảng, tồn dân, toàn quân ta, năng động và sáng tạo, nắm bắt thời cơ, vượt qua
thách thức, quyết tâm đổi mới tồn diện và mạnh mẽ theo con đường XHCN. Đó
là định hướng căn bản trong xây dựng Đảng về chính trị thời kỳ này. Thực hiện
định hướng đó, các đại hội, hội nghị Trung ương Đảng đã tập trung nỗ lực để
hoạch định đường lối chính trị đúng đắn, chỉ đạo đưa đường lối đó vào trong
cuộc sống.
Đại hội VI (1986) của Đảng đã đưa ra đường lối đổi mới, với trọng tâm
đổi mới đặt vào đổi mới kinh tế và nêu cao nhiệm vụ chăm lo, xây dựng Đảng
ngang tầm với nhiệm vụ của một Đảng cầm quyền. Với tư tưởng cốt lõi của
đổi mới kinh tế là phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng
cố quan hệ sản xuất XHCN, Đại hội đưa ra hệ thống các giải pháp để thực
hiện mục tiêu trên các phương diện chính: Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều
chỉnh cơ cấu đầu tư, đổi mới cơ chế quản lý kinh; phát huy vai trò của khoa
học- kỹ thuật và kinh tế đối ngoại. Trong hệ thống các giải pháp, Đại hội nhấn
mạnh phải tập trung sức lực vào việc thực hiện được ba chương trình, mục
tiêu: Lương thực, thực phẩm;. hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu. Đại hội VI của
Đảng đã tìm ra lối thốt cho cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội, thể hiện quan
điểm đổi mới toàn diện đất nước, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đường
thích hợp đi lên CNXH ở Việt Nam; đánh dấu một bước ngoặt trong sự
nghiệp quá độ lên CNXH và mở ra thời kỳ phát triển mới cho cách mạng Việt
Nam. Tuy nhiên, Đại hội VI cịn có những hạn chế về giải pháp tháo gỡ tình

trạng rối ren trong phân phối, lưu thơng.
Sau Đại hội VI, Đảng và Nhà nước ra sức khắc phục khó khăn, giữ
vững ổn định chính trị, giải quyết những vấn đề kinh tế – xã hội cấp bách,
từng bước đưa Nghị quyết Đại hội VI vào cuộc sống. Các hội nghị BCH
Trung ương khoá VI đã tập trung bàn và quyết định những chủ trương, bước đi
quan trọng của sự nghiệp đổi mới.

8


Hội nghị lần thứ 2 (4-1987) bàn vấn đề cấp bách về lưu thông, phân
phối. Đây là lần đầu tiên Đảng ra một nghị quyết riêng về vấn đề phân phối
lưu thông, nêu rõ từ quan điểm, chủ trương tới các biện pháp cụ thể nhằm xoá
bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Đó là sự chuyển hướng quan trọng trong
nhận thức về tư duy kinh tế. Hội nghị lần thứ 3 (8-1987) bàn về chuyển hoạt
động của các đơn vị quốc doanh sang kinh doanh XHCN, đổi mới cơ chế
quản lý nhà nước về kinh tế. Hội nghị lần thứ 4 (12-1987) bàn về phương
hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội ba năm 1988-1990. Ngày 5- 41988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10/NQ-TW về đổi mới cơ chế quản lý kinh
tế nông nghiệp. Nghị quyết 10 (Khoán 10) đề ra cơ chế khoán mới. Nhà nước
công nhận sự tồn tại lâu dài của các thành phần kinh tế cá thể, bình đẳng về
quyền lợi, nghĩa vụ trước pháp luật. Hội nghị lần thứ 5 (6-1988) bàn về công
tác xây dựng Đảng, đặc biệt là phải đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức, đổi mới
đội ngũ cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo, mở rộng dân chủ đi đôi với tăng
cường kỷ luật trong Đảng. Hội nghị lần thứ 6 (3-1989) kiểm điểm 2 năm thực
hiện Nghị quyết Đại hội VI, đề ra phương hướng, nhiệm vụ 3 năm tới. Hội
nghị đã quyết định 12 chủ trương, chính sách lớn đẩy mạnh cơng cuộc đổi
mới và đề ra những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc đổi mới. Hội nghị lần
thứ 8 (3-1990) ra Nghị quyết “Về tình hình các nước XHCN, sự phá hoại của
CNĐQ và nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta” (Nghị quyết 8A) và Nghị quyết
“Về tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, phát huy quyền làm chủ

của nhân dân, đẩy mạnh công cuộc đổi mới” (Nghị quyết 8B).
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) diễn ra
trongbối cảnh thế giới và trong nước hết sức phức tạp. Trong tình hình ấy, Đại
hội đã kiên định con đường đi lên CNXH, thơng qua nhiều văn kiện quan
trọng, trong đó có Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH. Cương lĩnh đã chỉ ramục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ
quá độ là xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của CNXH, với kiến
trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng và văn hoá phù hợp, làm cho nước ta
trở thành một nước XHCN phồn vinh. Đây là quá trình lâu dài, trải qua nhiều
chặng đường. Mục tiêu của chặng đường đầu là thơng qua đổi mới tồn diện,

9


xã hội đạt tới trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng
sau. Đại hội VII đã hoạch định con đường đi lên CNXH phù hợp với điều
kiện nước ta và đề ra những giải pháp đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh
tế – xã hội; kiên trì con đường XHCN gắn liền với sự phát triển sáng tạo lý
luận, quyết tâm thúc đẩy công cuộc đổi mới tiến lên.
Triển khai Nghị quyết Đại hội VII, các Hội nghị Trung ương khóa VII
đã tập trung vào các vấn đề cấp bách liên quan tới kinh tế, chính trị, văn hóaxã hội, quốc phịng, an ninh và đối ngoại.
Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương khoá VII (11-1991) đưa ra nghị quyết
về nhiệm vụ và giải pháp ổn định, phát triển kinh tế - xã hội những năm 19921995; nêu lên quan điểm, phương hướng sửa đổi Hiến pháp và cải cách một
bước bộ máy nhà nước. Hội nghị lần thứ 3 (6-1992) đã quyết định ba vấn đề
quan trọng: Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại; củng cố quốc phịng
và giữ vững an ninh quốc gia; đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Hội nghị lần thứ 5
(6-1993) bàn về nông nghiệp, nông thôn, chủ trương tiếp tục đổi mới và phát
triển kinh tế – xã hội nông thôn, gắn liền với cải tạo một bước cơ bản đời
sống vật chất, văn hoá của nơng dân. Hội nghị đại biểu tồn quốc giữa nhiệm
kỳ khoá VII (1-1994) đề ra những nhiệm vụ quan trọng để đẩy mạnh sự

nghiệp đổi mới, trong đó chú trọng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Hội nghị lần thứ 7 (7-1994) đề ra
chủ trương phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng
CNH, HĐH và nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới.
Hội nghị lần thứ 8 (1-1995) ra nghị quyết về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước CHXHCNVN, nhấn mạnh trọng tâm cải cách một bước nền hành
chính. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp 1992.
Đại hội VIII (1986) chủ yếu bàn về vấn đề CNH, HĐH đất nước. Đại hội
đã xác định mục tiêu của CNH, HĐH và quan điểm chỉ đạo CNH, HĐH.Điểm
mới ở đây là quan điểm chỉ đạo của Đảng về tiến hành CNH, HĐH là gắn liền
cơng nghiệp hố với hiện đại hố và với khoa học- cơng nghệ, thực hiện trong
cơ chế thị trường, là sự nghiệp của toàn dân với sự tham gia tích cực của các
thành phần kinh tế và luôn được điều chỉnh phù hợp với xu thế chung.

10


Các Hội nghị Trung ương khóa VIII đặt trọng tâm vào việc giải quyết các
vấn đề mà công cuộc CNH, HĐH đặt ra:
Hội nghị lần thứ 2 (12-1996) đã quyết định những vấn đề quan trọng
về phát triển giáo dục- đào tạo; phát triển khoa học và công nghệ, thực sự coi
giáo dục- đào tạo là quyết sách hàng đầu và nhấn mạnh cần tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với khoa học và công nghệ. Hội nghị lần thứ 3 (61997) chủ trương phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng
dân chủ XHCN, xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, đồng thời có nghị
quyết về chính sách cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Hội nghị lần thứ 4 (121997) xác định những chủ trương và giải pháp lớn để thúc đẩy sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tư; phát triển nông nghiệp, nông thôn
theo hướng CNH, HĐH; đẩy mạnh đổi mới, phát triển và quản lý có hiệu quả
các loại hình doanh nghiệp; đổi mới và lành mạnh hố hệ thống tài chính –
tiền tệ… Hội nghị lần thứ 5 (7-1998) bàn về văn hoá, xây dựng và phát triển
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Hội nghị lần thứ 6

(lần 2- khoá VIII) nhấn mạnh tầm quan trọng phải chú trọng công tác xây
dựng Đảng. Hội nghị lần thứ 7 (8-1999) bàn về vấn đề thực hiện cải cách bộ
máy của hệ thống chính trị với nhiệm vụ là tập trung củng cố, chỉnh đốn nội
bộ từng tổ chức và các mối quan hệ trong toàn bộ hệ thống chính trị, để bảo
đảm cho bộ máy của hệ thống chính trị vận hành thơng suốt, năng động, khắc
phục tình trạng phiền hà, tiêu cực, yếu kém.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) củaĐảng các định con
đường đi lên CNXH ở nước ta sáng rõ hơn, đưa ra mơ hình kinh tế tổng qt
suốt thời kỳ q độ - mơ hình kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đại hội IX
đã bổ sung, phát triển thêm những quan điểm của Đảng về CNXH và con
đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Đây là đại hội đánh dấu thời kỳ phát triển mới
của cách mạng Việt Nam – thời kỳ tiếp tục đổi mới, thực hiện mục tiêu CNH,
HĐH, xây dựng đất nước giầu mạnh tiến lên CNXH.
Sau Đại hội IX, Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng (9-2001)
bàn về nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của
doanh nghiệp nhà nước. Hội nghị khẳng định kinh tế nhà nước phải giữ vai

11


trò chủ đạo và phải đổi mới, phát triển hơn nữa để nâng cao hiệu quả và giữ
vai trò then chốt trong nền kinh tế của Nhà nước. Hội nghị lần thứ 4 (112001) bàn về phương hướng chỉ đạo sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hiến
pháp 1992 và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2001-2005). Hội
nghị lần thứ 5 (2-2002) đã về vấn đề đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn thời kỳ 2001-2010, đồng thời đề ra biện pháp để đổi mới và nâng
cao hiệu quả kinh tế tập thể và khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế
tư nhân. Hội nghị lần thứ 6 (7-2002) bàn về vấn đề tiếp tục thực hiện phát
triển giáo dục- đào tạo, khoa học, công nghệ đến năm 2005 và 2010. Hội nghị
cũng bàn và kết luận về việc tiếp tục thực hiện công tác tổ chức và cán bộ. Hội
nghị lần thứ 7 (3-2003) bàn về vấn đề phát huy sức mạnh đại đồn kết dân tộc;

về cơng tác dân tộc, thế giới; về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất
đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Hội nghị lần thứ 8 (7-2003)
ra Nghị quyết về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đồng thời
vạch ra phương châm thực hiện. Hội nghị lần thứ 9 (1-2004) kiểm điểm nửa
nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và đề ra những giải pháp
để tiếp tục thực hiện nghị quyết của Đại hội trong thời gian tới.
Đại hội lần thứ X của Đảng có chủ đề: Nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh tồn diện
cơng cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta thốt khỏi tình trạng kém phát triển. Đại hội
lần thứ X đánh dấu một bước trưởng thành mới của Đảng, mở ra một giai đoạn
phát triển mạnh mẽ và đi vào chiều sâu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xây dựng công bằng, dân chủ,
văn minh.
Điều lệ Đảng do Đại hội X thơng qua có cách diễn đạt mới về Đảng:
“ĐCSVN là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên
phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành
với lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”. Cách
diễn đạt này vừa nói lên được bản chất giai cấp công nhân của Đảng theo chủ
nghĩa Mác – Lênin, vừa nói lên được nét đặc thù của Đảng ta theo sự phát
triển sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tế Việt Nam và

12


đáp ứng được nguyện vọng, tình cảm của nhân dân. Điều lệ khẳng định chủ
trương cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân và có những quy định cụ thể.
Sau Đại hội X của Đảng, có những Hội nghị Trung ương đáng chú ý
sau:Hội nghị lần thứ 4 đưa ra biện pháp đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy
các cơ quan đảng và định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, Mặt
trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị – xã hội. Hội nghị lần thứ 5 (7-2007)

bàn vể công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước u cầu mới; tăng cường
cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị; đẩy mạnh cải cách hành
chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Hội nghị lần
thứ 6 (1-2008) đưa ra những biện pháp tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân
Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; vấn đề tiếp tục hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và đưa ra phương hướng nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng
đội ngũ cán bộ, đảng viên. Hội nghị lần thứ 7 (7-2008) thông qua Nghị quyết
“Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; Nghị quyết “Về xây
dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố
đất nước”; Nghị quyết “Về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn”. Hội nghị
cũng đó cho ý kiến về tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm và các giải
pháp chủ yếu trong 6 tháng cuối năm 2008.
c. Về tổ chức
Các đại hội Đảng trong thời kỳ đổi mới luôn nhấn mạnh những nội
dung cơ bản trong xây dựng Đảng về tổ chức, bao gồm: (1).Đổi mới tổ chức, bộ
máy, công tác cán bộ và đổi mới đội ngũ cán bộ, kiện toàn các cơ quan lãnh đạo
và quản lý; (2). Nâng cao chất lượng đảng viên, đấu tranh chống các biểu hiện
tiêu cực; (3). Kiện toàn, đổi mới hoạt động và nâng cao sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở; (4). Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ
luật của Đảng.
Trong những nhiệm vụ trên, đổi mới công tác cán bộ, đổi mới đội ngũ
cán bộ lãnh đạo các cấp luôn luôn được nhấn mạnh qua các kỳ đại hội Đảng

13


và được coi là mắt xích quan trọng nhất; đồng thời vấn đề dân chủ hố cơng

tác cán bộ được xác định là điểm mấu chốt trong quá trình nâng cao chất
lượng và đổi mới công tác cán bộ. Trong công tác cán bộ, cần chú ý những
nôi dung:
-Trong công tác cán bộ, cần coi trọng cả ba mặt: Ra sức bồi dưỡng,
phát huy lực lượng cán bộ hiện có; kịp thời thay những cán bộ kém năng lực,
xử lý những cán bộ có quan điểm và tư tưởng chính trị lệch lạc; tích cực quy
hoạch, đào tạo cán bộ dự bị ở các cấp
- Bảo đảm tính dân chủ và tập thể trong công tác cán bộ; khắc phục
những hiện tượng gị ép, áp đặt, dân chủ hình thức.
- Đổi mới các chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhằm nâng cao đời
sống cho cán bộ, kích thích cán bộ làm việc, cống hiến.
- Thực hiện trẻ hoá đội ngũ cán bộ và xây dựng quy chế tuyển chọn
cán bộ, tuyển chọn nhân tài.
- Thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý theo
quy hoạch ở các ngành và địa phương.
Thực hiện các chủ trương trên, xây dựng về tổ chức được đẩy mạnh
toàn diện.
- Kiện toàn hệ thống tổ chức
Đảng đã quan tâm xây dựng, kiện toàn hệ thống tổ chức. Từng bước
sắp xếp tổ chức, bộ máy, biên chế cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các
đoàn thể nhân dân; điều chỉnh, bổ sung và quy định cụ thể hợp lý hơn chức
năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động và lề lối làm việc của mỗi tổ chức.
Tăng cường tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp.Tiếp tục
có sự cải tiến nhất định trong quan hệ làm việc giữa các cơ quan Trung
ương và các đoàn thể; giữa cấp ủy đảng với cơ quan nhà nước và đoàn thể
ở các cấp; khắc phục một phần đáng kể tình trạng cấp ủy đảng làm thay
cơng việc của các cơ quan nhà nước và đoàn thể. Trong cách thức lãnh đạo,
quản lý ở tầm vĩ mơ đã có những chuyển biến đáng mừng. Việc phát huy
quyền chủ động của các đơn vị cơ sở có những tiến bộ nhất định.
- Xây dựng các ban và cơ quan sự nghiệp của Đảng


14


Từ sau Đại hội VI, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 34 của Bộ Chính trị
khóa V, việc kiện tồn tổ chức các ban, nhằm khắc phục tình trạng bộ máy
cồng kềnh, kém hiệu quả được xúc tiến mạnh hơn. Đã sắp xếp lại tổ chức các
ban và cơ quan sự nghiệp của Đảng ở Trung ương và các cấp tỉnh, huyện
tương đối gọn. Ở cấp Trung ương đã sắp xếp lại còn 12 ban và 5 cơ quan sự
nghiệp (giảm 17 đầu mối so với thời kỳ 1980-1985). Ở các địa phương, các
đầu mối cũng được tinh giảm. Đã quy định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của
các ban, sắp xếp, bổ sung cán bộ, xây dựng chương trình công tác và quy chế
làm việc. Một số ban đã có nhiều cố gắng và tiến bộ trong việc thực hiện chức
năng tham mưu, xây dựng hoặc thẩm định các đề án, hướng dẫn và kiểm tra
các mặt công tác của Đảng.
- Xây dựng tổ chức đảng trong cơ quan chính quyền các cấp
Sau Đại hội VI của Đảng, cơng tác kiện tồn tổ chức chính quyền các
cấp hướng vào phục vụ cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước. Đã sắp xếp lại
tổ chức một số bộ và cơ quan ngang bộ theo hướng tinh gọn, bớt đầu mối
trung gian. Tiến hành cải cách một bước nền hành chính quốc gia, xây dựng
các cơ quan Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước, giảm bớt chức
năng quản lý trực tiếp các đơn vị sản xuất, kinh doanh, tăng cường quản lý
nhà nước và xã hội bằng pháp luật. Thu gọn bớt khoảng cách 30% đầu mối cơ
quan nhà nước các cấp và hơn 10% biên chế so với trước thời kỳ đổi mới.
- Xây dựng tổ chức đảng trong các cơ quan dân cử, Mật
trận và các đoàn thể
Đảng đã tiếp tục lãnh đạo cải tiến tổ chức và hoạt động của Quốc hội,
Hội đồng nhân dân các cấp, đổi mới công tác bầu cử, giới thiệu những người
đủ tiêu chuẩn để nhân dân lựa chọn bầu vào các cơ quan dân cử, nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Nhiều đảng đoàn trong các cơ quan dân cử, các đồn thể chính trị – xã
hội và một số hội quần chúng đã có những hoạt động tốt, bảo đảm việc quán
triệt và tổ chức triển khai thực hiện đường lối chính trị của Đảng và cơng tác
cán bộ trong các cơ quan, đồn thể đó. Một số đảng đoàn, nhất là ở cấp địa
phương và ở một vài hội quần chúng nghề nghiệp ở cấp trung ương hoạt động

15


còn yếu, là do cấp ủy lãnh đạo thiếu sâu sát, việc bố trí cán bộ chủ chốt ở
những nơi đó chưa đáp ứng yêu cầu.
- Xây dựng tổ chức đảng trong quân đội nhân dân và công an nhân dân
Đảng ta đã xây dựng một hệ thống tổ chức bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối,
trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội và công an. Một vấn đề cần lưu ý là có thời
gian trong quân đội đã bỏ chế độ Đảng ủy các cấp, thay vào đó bằng chế độ Hội
đồng quân sự, tập trung quyền vào thủ trưởng; từ đó đã làm ảnh hưởng lớn đến
chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Nhưng khuyết điểm này chỉ sau một
thời gian ngắn đã được phát hiện và sửa chữa. Đã lập lại chế độ lãnh đạo của
Đảng ủy các cấp, bảo đảm vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng trong quân đội
và công an.
- Xây dựng các tổ chức cơ sở đảng
Chuyển sang giai đoạn cách mạng mới, Đảng ta đã quan tâm chỉ đạo
nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo toàn diện của các tổ chức cơ sở
đảng, nhất là năng lực lãnh đạo chính quyền, xây dựng và phát triển kinh tế,
cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững an ninh và quốc phòng, củng cố mối
quan hệ mật thiết với các tầng lớp nhân dân. Đã có nhiều cố gắng trong việc
bồi dưỡng, phát huy những nhân tố mới, củng cố các cơ sở yếu kém, chăm lo
đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cấp ủy viên và cán bộ chủ chốt cơ sở.
Đã tập trung chỉ đạo xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng. Xác định
chức năng, nhiệm vụ các loại hình tổ chức cơ sở đảng phù hợp hơn trong điều

kiện hoạt động mới. Kiện toàn tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn và một bộ phận
doanh nghiệp; chú ý hơn xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở vùng sâu, vùng xa,
bước đầu xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong các công ty cổ phần, doanh nghiệp
tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Việc xây dựng, củng cố tổ
chức cơ sở đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị cơ sở bước đầu tạo nên một
số chuyển biến tích cực, xuất hiện những mơ hình tốt và kinh nghiệm mới.
- Xây dựng đội ngũ đảng viên
Nhiều cấp ủy và tổ chức đảng đã triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của
Bộ Chính trị và Nghị quyết 05 của BCH Trung ương, tăng cường kiểm tra
đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng; thông qua tự phê bình và phê bình, lấy ý

16


kiến quần chúng để đánh giá, xem xét tư cách đảng viên; giải quyết nhiều vụ
việc tiêu cực, thư tố cáo cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật đảng và pháp luật
nhà nước; bố trí lại đội ngũ cốt cán. Từ sau Đại hội VI đến tháng 12-1990, đã
thi hành kỷ luật 206.181 đảng viên, trong đó đưa ra khỏi Đảng 78.206 người.
Đợt củng cố, làm trong sạch Đảng trước Đại hội VII gắn với đấu tranh
chống tham nhũng được chỉ đạo tích cực hơn, đạt một số kết quả. Đại hội
đảng bộ hai cấp tiến hành vào cuối năm 1988 đầu năm 1989 và đại hội đảng
bộ các cấp tiến tới Đại hội VII thật sự là các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng
của tồn Đảng, góp phần quan trọng nâng cao ý thức đảng, ý thức trách nhiệm
của đông đảo cán bộ, đảng viên đối với sự nghiệp cách mạng.
Từ năm 1986 đến 1991, các tổ chức đảng đã kết nạp 303.237 đảng viên
mới, trong đó có 68,4% là đồn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, góp
phần tăng thêm sức chiến đấu mới cho Đảng. Đến cuối năm 1990, tồn Đảng
có 2.155.022 đảng viên, sinh hoạt trong 43.088 chi bộ và đảng bộ cơ sở (dưới
đảng ủy cơ sở có 121.311 chi bộ). Tuy nhiên, tuổi bình quân của đội ngũ đảng
viên ngày càng cao (43,6 tuổi), số dưới 30 tuổi chỉ có gần 12%, số đồng chí là

cán bộ, cơng nhân viên về hưu ngày càng nhiều (27,4% tổng số đảng viên); tỷ
lệ đảng viên so với số dân còn chênh lệch nhiều giữa các vùng (miền Bắc 3,54,5%, miền Trung và Tây Ngun 1,5-1,7%; miền Nam 1,1%). Cịn hàng
ngàn thơn, xóm, ấp, bản chưa có đảng viên.... Từ năm 1992 đến năm 1995,
công tác phát triển đảng viên tiếp tục được quan tâm và có chuyển biến mới,
số đảng viên mới kết nạp liên tục tăng, riêng năm 1995 tăng hơn 2 lần so với
năm 1992. Đã khắc phục được tình trạng số lượng đảng viên mới kết nạp liên tục
giảm trong 4 năm 1988-1991. Đã thu hẹp hơn diện các thôn, xóm, ấp, bản lâu
nay chưa có đảng viên. Theo thống kê của 17 tỉnh, thành, ở các thơn, xóm, ấp,
bản trong 3 năm 1992-1994 đã có thêm 282 nơi có đảng viên và 389 nơi lập
thêm được chi bộ đảng... .
Việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo
Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII và Kết luận Hội nghị lần thứ 4
BCH Trung ương khóa IX về đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí
đã đạt một số kết quả nhất định.

17


Công tác phát triển đảng viên được quan tâm chỉ đạo và đạt được một
số kết quả, nhất là ở những vùng trọng yếu, những nơi có ít hoặc chưa có
đảng viên. Số lượng đảng viên mới kết nạp hằng năm đều tăng; tỷ lệ đảng
viên mới kết nạp là đồn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, là nữ, người
dân tộc thiểu số, trí thức ngày càng tăng, góp phần thay đổi cơ cấu đội ngũ
đảng viên theo hướng tích cực.
Cơng tác kỷ luật, đưa những cán bộ đảng viên biến chất ra khỏi Đảng
được tăng cường.
Trải qua đấu tranh cách mạng lâu dài và những năm đầu tiến hành công
cuộc đổi mới, số đông đảng viên mà nòng cốt là đội ngũ cán bộ chủ chốt từ
trung ương đến cơ sở đã thể hiện phẩm chất chính trị vững vàng trước mọi
thử thách, nhất là trước những biến động hết sức phức tạp của tình hình thế

giới; đã kiên định và quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Trình
độ nhận thức lý luận và thực tiễn của nhiều cán bộ, đảng viên đã được nâng
lên. Những cán bộ, đảng viên và những tổ chức đảng năng động, sáng tạo
trong việc thực hiện nhiệm vụ, đã đóng góp cho Đảng những kinh nghiệm tốt,
góp phần bổ sung đường lối, chính sách của Đảng.
- Cơng tác cán bộ
Trên cơ sở nhận thức mới về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức
trong hệ thống chính trị, nhất là trong điều kiện đổi mới chính sách và cơ chế
quản lý, đã tiến hành một bước việc đổi mới cán bộ các cấp, các ngành, sắp
xếp lại một số tổ chức, tinh giản biên chế, bỏ bớt một số khâu trung gian. Ở
nông thôn, phù hợp với yêu cầu tổ chức lại sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý
nông nghiệp, nhiều chi bộ đảng được sắp xếp lại theo địa bàn dân cư (thơn,
xóm, ấp, bản) kết hợp với tổ chức theo đơn vị sản xuất, công tác.
Đã có sự cải tiến nhất định trong quan hệ làm việc giữa Trung ương
Đảng với Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng và các đoàn
thể; giữa cấp ủy đảng với cơ quan nhà nước và đoàn thể ở các cấp; khắc
phục một phần tình trạng cấp ủy đảng bao biện làm thay công việc của các
cơ quan nhà nước và đồn thể. Có tiến bộ nhất định trong lãnh đạo, quản lý
ở tầm vĩ mô và phát huy quyền chủ động của các đơn vị cơ sở.

18


Các cấp, các ngành đã chú ý bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ những kiến
thức, kinh nghiệm mới về lãnh đạo và quản lý. Đồng thời đã điều chỉnh, sắp
xếp lại nhiều cán bộ lãnh đạo và quản lý, tăng thêm một số cán bộ trẻ được
đào tạo cơ bản, có triển vọng; thay đổi nhiều cán bộ kém năng lực và phẩm
chất không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Chú trọng bố trí cán bộ trong các cơ
quan nhà nước, cho các chương trình kinh tế, các ngành và đơn vị trọng điểm.
Đã có một số đổi mới về quan điểm đánh giá cán bộ, cải tiến một bước sự

phân cơng, phân cấp quản lý cán bộ. Có tiến bộ hơn về thực hiện nguyên tắc
tập thể, dân chủ trong bầu cử và bổ nhiệm cán bộ
Công tác cán bộ có một số đổi mới về nội dung và cách làm. Đã giữ
vững và thực hiện quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và
quản lý đội ngũ cán bộ, thực hiện tốt hơn nguyên tắc tập trung dân chủ, coi
trọng hơn việc phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống
chính trị và người đứng đầu các tổ chức; bước đầu tổ chức để nhân dân tham
gia ý kiến vào công tác cán bộ, nhất là ở cơ sở. Tiếp tục cụ thể hóa một bước
và xác định một số giải pháp thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về
“Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”. Triển khai tương đối đồng bộ các khâu công tác cán bộ: đánh giá, quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính
sách cán bộ. Cơng tác ln chuyển và quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý
bước đầu có chuyển biến tiến bộ, góp phần đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán
bộ và khắc phục một bước tình trạng hẫng hụt về cán bộ. Từ năm 2002-2007,
đã có 2,5 triệu lượt cán bộ, cơng chức được đào tạo, bồi dưỡng, trong đó trên
400.000 lượt được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị; 900.000 về kiến
thức quản lý nhà nước; trên 1 triệu về chuyên môn, nghiệp vụ công tác;
37.000 về ngoại ngữ; 96.000 về tin học...
- Cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ
Cơng tác này luôn được các cấp ủy, tổ chức đảng quan tâm chỉ đạo, góp
phần bảo vệ Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đã làm rõ và kết luận
nhiều trường hợp về lịch sử chính trị của cán bộ, đảng viên, góp phần nâng
cao chất lượng cơng tác bố trí, sử dụng cán bộ, kết nạp người vào Đảng.

19


BCH Trung ương và các cấp ủy đã quan tâm hơn việc kiểm tra chấp
hành đường lối, chủ trương, Điều lệ Đảng và cơng tác cán bộ; xây dựng

chương trình kiểm tra và thực hiện kiểm tra theo chương trình, tập trung vào
những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, những lĩnh vực, địa bàn có vấn đề phức
tạp. Việc xử lý nghiêm hơn đối với một số cán bộ, đảng viên có sai lầm, kể cả
cán bộ cao cấp, có tác dụng giáo dục, răn đe, được nhân dân đồng tình.
d. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Bước vào thời kỳ đổi mới, để xây dựng Đảng ngang tầm với trách
nhiệm của một đảng cầm quyền, vấn đề phương thức lãnh đạo của Đảng bắt
đầu được chú trọng. Nếu như Đại hội VI của Đảng – Đại hội khởi đầu công
cuộc đổi mới chưa bàn nhiều đến vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo (mới
chỉ dừng lại ở đòi hỏi sửa đổi phong cách làm việc, đi sâu, đi sát thực tế; thiết
lập trong toàn Đảng một chế độ thơng tin nhanh chóng và chính xác; thực
hiện tốt cơng tác kiểm tra), thì các kỳ đại hội tiếp theo coi đây là một trong
những nội dung quan trọng, cần phải thường xuyên thực hiện, coi đó là một
trong những yếu tố đảm bảo thành công của sự nghiệp đổi mới.
Tuy nhiên, khi Đại hội VI đề ra đường lối đổi mới, tạo bước ngoặt lịch
sử trong sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội ta, bắt đầu từ chủ trương đổi
mới tư duy, nâng cao phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân
dân, phải đổi mới đội ngũ cán bộ, kiện toàn các cơ quan lãnh đạo và quản lý,
thì việc phải đổi mới phong cách làm việc, giữ vững nguyên tắc tổ chức và
sinh hoạt trong Đảng, nâng cao chất lượng đảng viên và sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở, tăng cường sự đồn kết nhất trí trong Đảng được coi là tiền đề
đầu tiên để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ngày càng mạnh mẽ, tồn
diện hơn. Tiếp đó, lần đầu tiên trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu
(29/3/1989 - khoá VI), cùng với việc đưa ra các khái niệm hệ thống chính trị,
Đảng ta đề ra chủ trương phải đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng, cụ thể
là phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; phải lập lại kỷ cương, củng cố
kỷ luật trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước; tăng cường sự lãnh đạo tập thể,
mở rộng dân chủ, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của mọi người, cho dù là ý kiến
khác nhau; phải nâng cao chất lượng sinh hoạt của cấp ủy; đẩy mạnh phê


20


bình, tự phê bình. Phải tăng cường sâu sát thực tế, thiết lập chế độ thơng tin
nhanh chóng, chính xác ở trong Đảng, đồng thời phải tăng cường công tác
kiểm tra việc chấp hành nghị quyết của Đảng bằng một quy chế chặt chẽ.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, tồn Đảng, tồn dân ta ra sức đẩy
mạnh cơng cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đại hội VII (1991) được coi là
một dấu mốc quan trọng trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Đại
hội VII xác định đây là một trong những điều kiện căn bản làm cho sự lãnh
đạo, vai trị tiên phong chính trị của Đảng, sự hoàn thiện trong đường lối,
cương lĩnh, chiến lược, sách lược của Đảng; tính định hướng cho hoạt động
của hệ thống chính trị và tồn xã hội…được đảm bảo. Đại hội cũng chỉ ra một
cách cụ thể phạm vi hoạt động, mối quan hệ giữa Đảng với các thiết chế chính
trị khác: Đảng là lực lượng lãnh đạo chứ không phải là cơ quan quyền lực nhà
nước hay cơ quan quản lý, Đảng không làm công việc quản lý nhà nước.
Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội, tôn trọng chức trách, quyền hạn
của Nhà nước và các đồn thể. Vì thế, cần xác định cụ thể chức năng, nhiệm
vụ của các tổ chức đảng, mối quan hệ và lề lối làm việc giữa Đảng với Nhà
nước và các đoàn thể quần chúng. Xây dựng và bổ sung quy chế làm việc
giữa cấp uỷ đảng với cơ quan nhà nước. Thông qua Cương lĩnh xây dựng đất
nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đã tổng kết phương thức lãnh đạo
và chỉ rõ: Đảng lãnh đạo xã hội bằng Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng
về chính sách và chủ trương cơng tác, bằng cơng tác tuyên truyền, thuyết
phục, vận động, tổ chức, kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng
viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào
hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và đồn thể. Đảng khơng
làm thay cơng việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ
thống ấy. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân,

hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương khoá VII (6/1992) đã cụ thể hoá
tinh thần của Cương lĩnh, khẳng định việc đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng là một yêu cầu có tính khách quan, là “vấn đề bức thiết”, nhằm làm cho
Đảng hoàn thành được sứ mệnh lịch sử trước toàn dân tộc. Nghị quyết Hội

21


nghị nêu rõ: Là Đảng cầm quyền, Đảng ta có trách nhiệm lãnh đạo tất cả các
lĩnh vực đời sống xã hội. Trong tình hình mới, cần có phương thức lãnh đạo
thích hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, phát huy
mạnh mẽ vai trò và hiệu lực của Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, xây
dựng một hệ thống chính trị hoạt động năng động, có hiệu lực và hiệu quả.
Cơng cuộc đổi mới ngày càng phát triển, càng tạo ra môi trường xã
hội mới cho sự lãnh đạo của Đảng nói chung và phương thức lãnh đạo của
Đảng nói riêng. Đây là thời kỳ Đảng phải lãnh đạo nền kinh tế nhiều thành
phần, xây dựng kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, phải xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Trong quá trình
lãnh đạo, Đảng càng trưởng thành cả trong việc hoạch định đường lối, cả
trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối. Việc
đổi mới phương thức lãnh đạo lúc này phải đa dạng hơn, bám sát yêu cầu
của từng lĩnh vực hoạt động khác nhau.
Việc đổi mới phương thức lãnh đạo trong thời kỳ đổi mới theo các nghị
quyết của Đảng, được thể hiện trên các mặt sau đây:
Thứ nhất, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước,
Mặt trận và các đồn thể nhân dân.
Lãnh đạo Nhà nước, Đảng cần có những phương thức thích hợp để lãnh
đạo các cơ quan lập pháp (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan
hành pháp (Chính phủ và UBND các cấp) và cơ quan tư pháp (Toà án nhân

dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp). Đối với mỗi loại tổ chức, thông qua
Ban cán sự Đảng, tổ chức Đảng và đảng viên, Đảng áp dụng phương thức
lãnh đạo khác nhau, không nhất loạt dập khuôn, song đều thể hiện tinh thần
của Cương lĩnh của Đảng khi nói về phương thức lãnh đạo của Đảng.
Đặc biệt, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước
phải hết sức lưu ý:
1- Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua việc đề ra các đường lối, chủ
trương, các chính sách lớn, định hướng cho hoạt động của nhà nước, lãnh đạo
thể chế hoá, cụ thể hoá thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch, các chương
trình cơng tác lớn của Nhà nước; 2- Tích cực kiểm tra giám sát, đơn đốc nhà

22


nước trong triển khai thực hiện đường lối chính sách; 3- Làm tốt công tác cán
bộ cho bộ máy nhà nước; 4- Không bao biện, làm thay nhà nước; trái lại, cần
phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động sáng tạo của nhà nước; 5Đối với Mặt trận, Đảng lãnh đạo Mặt trận nhưng nằm trong Mặt trận chứ
không đứng trên Mặt trận; Đảng nằm ở trong Mặt trận, phải tạo được sức hút
của mình đối với những thành viên khác, tạo ra sự đồng thuận trong việc thực
hiện mọi chủ trương, chính sách do Đảng đề ra. Đảng tơn trọng và lắng nghe
tiếng nói xây dựng cũng như phản biện trong Mặt trận đối với các chủ trương,
chính sách để kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện.
Đảng định hướng cho hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể, lãnh đạo
Mặt trận và các đoàn thể đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, khắc
phục bệnh quan liêu, hành chính hố. Thơng qua Đảng đồn, tổ chức Đảng và
đảng viên, Đảng thực hiện sự lãnh đạo đối với Mặt trận và các đoàn thể để các
tổ chức này thực sự là tổ chức làm chủ của nhân dân.
Thứ hai, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực
của đời sống xã hội là một nội dung trọng yếu trong đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng.

Đối với các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hố nghệ thuật, an ninh quốc
phịng, đối ngoại… mỗi lĩnh vực có đặc điểm hoạt động riêng, địi hỏi phương
thức lãnh đạo thích hợp. Đảng khơng thể khơng tính đến những đặc điểm
riêng ấy để tìm tịi những cách lãnh đạo có hiệu quả nhất, nhằm làm cho từng
lĩnh vực phát triển theo yêu cầu thực tế khách quan và bảo đảm sự lãnh đạo
của Đảng.
Thứ ba, đổi mới và hoàn thiện phong cách lãnh đạo của Đảng.
Phong cách lãnh đạo thể hiện cách tư duy, cách hành động, cách làm
việc của Đảng. Đảng đã đề ra yêu cầu đổi mới phong cách lãnh đạo với những
nội dung thiết thực, như: Tăng cường tổng kết thực tiễn, đúc kết thành lý luận
đường lối, tiến hành mạnh mẽ cơng tác chính trị, tư tưởng trong nhân dân; lựa
chọn vấn đề then chốt tập trung sức chỉ đạo, ra nghị quyết và tổ chức thực
hiện nghị quyết; thực hiện tốt công tác kiểm tra việc thực hiện nghị quyết; cải
tiến lề lối làm việc cho khoa học, sát thực tế, chống quan liêu, giấy tờ, sự vụ,

23


tự do, tản mạn, vơ Chính phủ; giải quyết tốt mối quan hệ giữa cấp trên với cấp
dưới, Trung ương với địa phương, tổ chức và cá nhân.
Đại hội VIII (1996) của Đảng đã đề ra nhiệm vụ tiếp tục đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng, chú trọng vấn đề phát huy mạnh mẽ vai trò
và hiệu lực của Nhà nước, Đảng không làm thay Nhà nước. Đảng hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật và chịu trách nhiệm về hoạt động
của mình. Cần phải xác định rõ vị trí, vai trị của Đảng đồn, Ban Cán sự
Đảng trong cơ quan Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể và phải phối hợp với Đảng
uỷ khối, Đảng bộ địa phương trong công tác xây dựng Đảng, làm việc theo
nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Đặc biệt trong mối quan hệ
lãnh đạo Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, Đại hội VIII đề ra hai vấn đề mới
là: (1). Xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân

kiểm tra” đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước; (2).
Thực hiện thành nền nếp việc Đảng và Nhà nước cùng bàn bạc và tham khảo
ý kiến của Mặt trận về những quyết định và chủ trương lớn.
Đại hội IX (2001) của Đảng với chủ đề “phát huy sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc” tập trung vào xây dựng phương thức lãnh đạo khoa học của
Ðảng dựa trên các giải pháp cơ bản: 1- Thực hành và mở rộng dân chủ trong
tổ chức và hoạt động của Ðảng; 2- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối
quan hệ giữa Ðảng với Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân.
Đại hội IX nhấn mạnh vấn đề kiện toàn tổ chức, phát huy dân chủ trong
Đảng từ cơ sở đến Trung ương, trong công tác xây dựng, hồn thiện chủ
trương, chính sách của Đảng và trong công tác cán bộ. Tiếp tục thực hiện
những nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo đã được nêu trong Cương lĩnh
và Nghị quyết các đại hội trước đây, Đại hội IX đặc biệt nhấn mạnh vấn đề
dân chủ và đoàn kết trong Đảng, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với dân,
nhằm thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nhằm nâng
cao hiệu lực quản lý điều hành của Nhà nước. Đảng kiểm tra hoạt động của
cán bộ đảng viên trong cơ quan Nhà nước. Đổi mới hoạt động của các cơ
quan chuyên môn của Đảng để làm tốt công tác tham mưu là một nội dung

24


mới trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng được nêu trong Đại hội
IX. Nghị quyết còn khẳng định các cấp uỷ phải định kỳ làm việc với Mặt trận
và các Ban chấp hành các đồn thể, tơn trọng quyền làm chủ, vai trò chủ
động, sáng tạo của các tổ chức này. Cần phải cải tiến việc ra nghị quyết của
các cấp uỷ, nâng cao chất lượng các kỳ sinh hoạt Đảng, đổi mới phong cách
làm việc, tạo nền nếp làm việc theo chương trình, kế hoạch, quy chế, hiện đại
hố dần các cơng cụ hoạt động của các cấp Đảng bộ.

Tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với dân là một nội dung đậm nét
trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng được nêu trong Đại hội IX.
Điều đó địi hỏi Đảng trước hết phải xây dựng chủ trương, chính sách hợp
lịng dân, làm tốt cơng tác dân vận, lắng nghe ý kiến của dân và chịu sự giám
sát, phê bình của dân, giải quyết mọi yêu cầu, mọi khiếu nại, tố cáo của dân.
Cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội IX, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành
Trung ương Đảng đã nêu quan điểm mới trong đổi mới phương thức lãnh
đạo của Đảng, đó là kết hợp thực hiện tập trung dân chủ trong Đảng với
hiệp thương dân chủ trong hệ thống Mặt trận để làm phong phú thêm nền
dân chủ ở nước ta. Nghị quyết cũng đề ra việc phân công trách nhiệm giữa
các bộ phận trong hệ thống chính trị trên lĩnh vực kinh tế - xã hội cho phù
hợp với thời kỳ mới. Giao cho Mặt trận và các đoàn thể nhân dân đảm nhận
một số cơng việc có liên quan đến đời sống nhân dân. Đây là chủ trương
mới, hợp với xu thế giảm bớt chức năng của Nhà nước, tăng dần đời sống tự
quản của dân, một đặc trưng của xã hội dân sự.
Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương (khố IX) nhấn mạnh phải xây
dựng và hồn thiện các quy chế về sự lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực,
nhằm vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy
quyền lực và hiệu lực quản lý Nhà nước, của các cơ quan chính quyền, phát
huy vai trị của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Tinh thần kỷ luật, kỷ
cương, trách nhiệm cá nhân, tăng cường công tác kiểm tra … là những điểm
nhấn được Hội nghị Trung ương 9 vừa qua nêu lên, nhằm đẩy mạnh đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới hiện nay.

25


×