Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn hoạt động của hội đồng bảo an liên hợp quốc trong giữ gìn hoà bình, an ninh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.13 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN
CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
Đề tài:
“Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn hoạt động của Hội đồng
bảo an Liên hợp quốc trong giữ gìn hồ bình, an ninh quốc tế.
Đánh giá sự tham gia của Việt Nam trong các hoạt động của Hội
đồng bảo an Liên hợp quốc.”

HỌ TÊN

: ĐỖ HÀ LINH

MSSV

: K18ICQ101

LỚP

: K18ICQ(2019-2022)

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
A. MỞ BÀI ....................................................................................................................... 3
B. THÂN BÀI ................................................................................................................... 4
I. Những vấn đề chung của Hội đồng Bảo an ............................................................... 4


1. Hội đồng Bảo an là gì? .......................................................................................... 4
2. Thành viên của Hội đồng Bảo an .......................................................................... 4
3. Chức năng của Hội đồng Bảo an ........................................................................... 4
II. Vai trò của Hội đồng Bảo an trong giữ gìn hịa bình và an ninh quốc tế ................. 5
1. Giải quyết hịa bình các tranh chấp quốc tế ........................................................... 5
2. Hành động trong trường hợp có sự đe dọa, phá hoại hịa bình hoặc có hành vi
xâm lược .................................................................................................................... 6
3. Tiến hành các hoạt động gìn giữ hịa bình............................................................. 7
4. Hoạt động chống khủng bố quốc tế ....................................................................... 9
III. Hoạt động của Việt Nam trong Hội đồng Bảo an. ............................................ 10
C. KẾT BÀI .................................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 13

2


A. MỞ BÀI
Trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc và đẫm máu, vấn đề bảo vệ và giữ gìn
hồ bình an ninh thế giới đã trở thành vấn đề quan trọng của tất cả các quốc gia. Vì vậy,
để tránh lặp lại một cuộc chiến thế giới mới, đồng thời hạn chế được những mâu thuẫn
quốc gia, ngăn chặn được chủ nghĩa khủng bố quốc tế và chủ nghĩa cực đoan hồi giáo
đang xảy ra hàng ngày, cần phải có sự hợp tác của các quốc gia khơng chỉ trong khu vực
mà trên phạm vi tồn cầu để củng cố hịa bình, an ninh quốc tế, đặc biệt là việc tăng
cường vai trò của các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc (LHQ).
Liên hợp quốc được thành lập trên cơ sở của Hiến chương LHQ ngày 24/10/1945.
LHQ trở thành một tổ chức trung tâm, có vai trị quan trọng nhất trong hoạt động duy trì
hồ bình, an ninh quốc tế. Từ 51 thành viên ban đầu, đến nay, LHQ đã có 192 thành viên.
Dựa trên các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Hiến chương, LHQ là một bộ máy
gồm sáu cơ quan chính chịu trách nhiệm về các lĩnh vực khác nhau, trong đó, Hội đồng
Bảo an (HĐBA) là cơ quan quan trọng nhất, là cơ quan lãnh đạo chính trị thường trực

của LHQ được trao trách nhiệm hàng đầu trong việc duy trì hịa bình, an ninh quốc tế.
Tuy nhiên, hiện nay cơ chế mà HĐBA LHQ đang hoạt động đã được thiết lập từ khi
chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, giờ khơng cịn phù hợp nữa. Hơn 75 năm đã trôi qua
với sự vận động mạnh mẽ của cục diện quốc tế theo hướng đa cực hóa, đa trung tâm
quyền lực với sự nổi lên của các cường quốc, sự gia tăng vai trò, vị thế của các nước đang
phát triển cùng với đó là tốc độ chóng mặt của quá trình tồn cầu hóa và mở rộng số
lượng thành viên của Liên hợp quốc đã đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan này.
Để có thể giải quyết tình trạng bế tắc này, hiển nhiên trước hết phải hiểu rõ được
nguyên nhân phát sinh cuả nó. Do vậy, với mục đích tìm hiểu ngun nhân dẫn đến những
khó khăn cho HĐBA, em lựa chọn đề tài “Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn
hoạt động của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trong giữ gìn hồ bình, an ninh quốc
tế. Đánh giá sự tham gia của Việt Nam trong các hoạt động của Hội đồng bảo an Liên
hợp quốc” làm đề tài tiểu luận của mình.

3


B. THÂN BÀI
I. Những vấn đề chung của Hội đồng Bảo an
1. Hội đồng Bảo an là gì?
HĐBA là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xun của LHQ, chịu
trách nhiệm chính trong việc duy trì hịa bình và an ninh quốc tế. Những nghị quyết của
HĐBA được thông qua, phù hợp với HCLHQ, sẽ có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với
các thành viên LHQ. Do vậy, trong tất cả các cơ quan của LHQ, HĐBA là cơ quan có
thực quyền nhất, các quyết định của HĐBA có hiệu lực pháp luật và được đảm bảo bởi
sức mạnh quân sự và kinh tế mà LHQ quản lý.
2. Thành viên của Hội đồng Bảo an
HĐBA gồm 15 thành viên. Năm thành viên thường trực là Trung Hoa, Pháp, Nga, Anh
và Hoa Kỳ. Mười thành viên không thường trực do ĐHĐ bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm
được phân bổ theo khu vực địa lý.

Trên thực tế, không phải nước nào cũng biến được khả năng là thành viên không thường
trực HĐBA trở thành hiện thực. Có tới 43% quốc gia thành viên LHQ chưa bao giờ trở
thành thành viên không thường trực HĐBA. Trong khi đó, trong tổng số 57% quốc gia
đã từng ứng cử thành công ghế thành viên không thường trực HĐBA, có tới 9,4% đã
giữ ghế này từ 8 năm trở lên. Thực tiễn này khiến các thành viên không thường trực
HĐBA được chia làm hai nhóm, nhóm "hạng một" và nhóm "hạng hai". Trong trường
hợp HĐBA được mở rộng, các nước thuộc nhóm "hạng một" sẽ có nhiều cơ hội để chạy
đua thành công vào ghế ủy viên thường trực HĐBA hơn so với các nước thuộc nhóm
"hạng hai".
3. Chức năng của Hội đồng Bảo an
Trong lĩnh vực duy trì hịa bình và an ninh quốc tế, HĐBA có chức năng, quyền hạn
chính như sau:
-

Giải quyết hịa bình các tranh chấp quốc tế.

-

Hành động trong trường hợp hịa bình bị đe dọa, bị phá hoại hoặc có hành vi
xâm lược. Tiến hành các hoạt động GGHB.

-

Tiến hành các hoạt động thực tế nhằm chống khủng bố quốc tế.

Ngoài những chức năng, quyền hạn cơ bản nêu trên, với tư cách là cơ quan hành
động của LHQ, HĐBA còn có những đóng góp khơng nhỏ đối với chương trình giải
trừ qn bị. Hoạt động đó của HĐBA đã góp phần tăng cường lòng tin giữa các nước,
làm giảm căng thẳng về an ninh và duy trì ổn định chiến lược quốc tế.


4


II. Vai trò của Hội đồng Bảo an trong giữ gìn hịa bình và an ninh quốc tế
1. Giải quyết hịa bình các tranh chấp quốc tế
Cơ sở pháp lý
Quyền và nghĩa vụ của HĐBA trong giải quyết hịa bình các tranh chấp quốc tế
được ghi nhận tại chương VI HCLHQ. Theo đó, HĐBA có quyền điều tra mọi tranh
chấp hoặc tình thế tranh chấp để xác định xem nếu kéo dài có thể đe dọa hịa bình và
an ninh quốc tế hay không (Điều 34).
Nếu xác định tranh chấp hoặc tình thế tranh chấp đó kéo dài có thể đe dọa đến
hịa bình và an ninh quốc tế và các bên tham gia vào tranh chấp khơng tự mình giải
quyết được, HĐBA có thể yêu cầu các đương sự giải quyết tranh chấp của họ bằng biện
pháp hịa bình nêu trong Điều 33 HC.
Trường hợp giành quyền chủ động cho các bên liên quan đến tranh chấp không
mang lại hiệu quả, HĐBA có quyền kiến nghị những thủ tục, những phương thức giải
quyết hoặc các điều kiện giải quyết tranh chấp mà HĐBA cho là hợp lý (Điều 36 và 37
HCLHQ), thậm chí, có thể đưa ra kiến nghị giải quyết nội dung tranh chấp nếu tất cả
các bên đương sự yêu cầu (Điều 38 HCLHQ).
Thực tiễn hoạt động
Mục đích của việc HĐBA giải quyết hịa bình các tranh chấp quốc tế là nhằm
phòng ngừa, ngăn chặn từ sớm khả năng hịa bình và an ninh quốc tế bị đe dọa. Trong
thực tiễn hoạt động, HĐBA đã nhiều lần hồn thành vai trị của mình, ví dụ như: giải
quyết tranh chấp tại eo biển Cofor giữa Anh và Anbani năm 1947; giữa Anh, Pháp,
Itxaren và Ai Cập tại kênh đào Suez năm 1956; chiến tranh giữa Hà Lan và Inđônêsia
năm 1949; chiến tranh Iran - Irắc năm 1980 - 1988…
Bên cạnh những thành công đã đạt được, HĐBA cũng đã nhiều lần khơng thành
cơng trong giải quyết hịa bình các tranh chấp quốc tế, ví dụ như: thất bại trong ngăn
chặn nạn diệt chủng tại Ruanđa năm 1994, trong tìm giải pháp cho khủng hoảng Caribê
năm 1962, giải quyết chiến tranh ở Apganixtan năm 1979, giải quyết tranh chấp Itxaren

- Libăng năm 2006…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những thất bại này. Có trường hợp do HĐBA bị
cản trở bởi quyền phủ quyết của một số thành viên thường trực trong những vấn đề đi
ngược lại lợi ích họ. Có trường hợp do tranh chấp hoặc tình thế tranh chấp xảy ra ở khu
vực không liên quan nhiều đến lợi ích của các thành viên HĐBA, nên khơng được đa
số thành viên HĐBA quan tâm, chú ý tới. Ngoài ra, hoạt động kém hiệu quả của HĐBA
còn do chương trình nghị sự của HĐBA quá nhiều và ngày càng dài thêm khiến HĐBA
5


thường phải ưu tiên xem xét, giải quyết trường hợp hịa bình đã bị đe dọa, mà chưa coi
trọng và tập trung đúng mức đến việc việc phát hiện, ngăn chặn và hịa giải từ sớm khả
năng hịa bình và an ninh quốc tế bị đe dọa.
2. Hành động trong trường hợp có sự đe dọa, phá hoại hịa bình hoặc có hành vi xâm
lược
Cơ sở pháp lý
HĐBA là cơ quan duy nhất của LHQ được HC trao cho quyền và nghĩa vụ phải
hành động trong trường hợp hịa bình bị đe dọa, bị phá hoại hay có hành vi xâm lược.
Điều 39 HC cho phép HĐBA quyền và trách nhiệm xác định có hay không có trên thực
tế mọi sự đe dọa, phá hoại hịa bình hay hành vi xâm lược, nếu có, HĐBA có quyền:
-

Yêu cầu các bên đương sự thi hành các biện pháp tạm thời để ngăn chặn tình
thế trở nên nghiêm trọng (Điều 40 HC).

-

Quyết định những biện pháp trừng phạt phi vũ trang đối với các quốc gia đã
thực hiện hành vi đe dọa hịa bình, phá hoại hịa bình hoặc hành vi xâm lược
(Điều 41 HCLHQ).


-

Áp dụng biện pháp quân sự mà HĐBA xét thấy cần thiết cho việc duy trì hịa
bình và an ninh quốc tế (Điều 42 HC).

Tất cả các biện pháp vũ trang hoặc phi vũ trang theo quy định tại Chương VII được
HĐBA áp dụng trước hết nhằm mục đích trừng phạt các quốc gia đã thực hiện hành vi
đe dọa, phá hoại hịa bình hay hành vi xâm lược, đồng thời, nhằm hạn chế, triệt tiêu các
điều kiện cho phép quốc gia này tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật quốc tế.
Thực tiễn hoạt động
Các nước lớn khi xây dựng HC đã quyết định xây dựng nên lực lượng quân đội
quốc tế của LHQ bằng cách ký kết với các quốc gia thành viên LHQ những hiệp định
thỏa thuận về việc ủng hộ quân đội và những trợ giúp cần thiết (Điều 43 HC). Khi cần
tiến hành các hành động quân sự, HĐBA sẽ sử dụng lực lượng này. Tuy nhiên, kể từ
khi LHQ chính thức bước vào hoạt động đến nay, lực lượng quân đội quốc tế chưa từng
được thành lập. Do vậy, khi cần sử dụng vũ lực để bảo vệ hịa bình và an ninh quốc tế,
HĐBA đã ban hành nghị quyết cho phép các quốc gia thành viên tiến hành can thiệp
quân sự.
Khi thực tiễn này ngày càng phổ biến hơn, thì nó cũng tạo ra hai luồng ý kiến khác
nhau. Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng HĐBA không có quyền cho phép các quốc gia
sử dụng vũ lực vì điều đó không hề được HC ghi nhận. Luồng ý kiến thứ hai lại cho
rằng HĐBA hoàn toàn có "quyền hạn ngầm" cho phép sử dụng vũ lực. Quyền này
6


không được quy định một cách rõ ràng trong HC nhưng có thể rút ra từ việc giải thích
chương VII HC. Trong hai quan điểm nêu trên, quan điểm thứ hai hiện nay đang thắng
thế và đã được HĐBA vận dụng trong thực tiễn hoạt động của mình.
Dù có hợp pháp hay khơng thì những nghị quyết của HĐBA cho phép sử dụng vũ

lực đã trở thành một thực tiễn phổ biến và không thể phủ nhận. Vấn đề đặt ra ở đây là
dư luận quốc tế đòi hỏi HĐBA phải chịu trách nhiệm về hành động của liên quân và
phải giám sát chặt chẽ các hành động đó, không để cho tình trạng lạm dụng sử dụng vũ
lực trong quan hệ quốc tế xảy ra. Thực tế cho thấy, dù đã có nhiều cố gắng, nhưng hiện
nay HĐBA vẫn khơng có quyền kiểm soát tồn phần cũng như khơng có vai trò chỉ huy
đối với hoạt động này. Do đó, cần thiết lập cơ chế ràng buộc trách nhiệm của các quốc
gia có hành vi lạm dụng vũ lực và cả trách nhiệm của HĐBA khi không quản lý chặt
chẽ để những hành vi như vậy xảy ra trên thực tế.
Trong thời gian gần đây, HĐBA đang bị đặt trước mối đe dọa của chủ nghĩa đơn
phương, thách thức địa vị của HĐBA và trật tự pháp lý mà HĐBA có nghĩa vụ phải bảo
vệ. Hành vi can thiệp của NATO vào Kosovo năm 1999, cuộc chiến tranh mà Mỹ phát
động ở Apganixtan năm 2001 và đặc biệt là cuộc tấn công của Mỹ vào Irắc năm 2003
là những minh chứng tiêu biểu cho điều đó. Mặc dù trong cả hai trường hợp này, các
nước sử dụng vũ lực đều viện dẫn một cách gượng ép các nghị quyết cho phép sử dụng
vũ lực của HĐBA trước đó hay đưa ra học thuyết "chiến tranh phòng ngừa" hay "chiến
tranh phủ đầu" để biện minh cho hành động của mình. Sau các cuộc chiến tranh nêu
trên, HĐBA có xu hướng chấp nhận sự việc đã xảy ra, thậm chí góp phần hợp pháp hóa
những hành vi sử dụng vũ lực khơng được sự cho phép của mình bằng những nghị
quyết cho phép các nước đã sử dụng vũ lựa tham gia tái thiết ở những khu vực đó.
Để khắc phục tình trạng này, cộng đồng quốc tế cần phải điều chỉnh lại HCLHQ,
đặc biệt là đối với chương VII. Chương này cần phải có một số điều chỉnh quan trọng
cho phù hợp với tình hình thế giới hiện nay như cần làm rõ hơn một số khái niệm "đe
dọa hòa bình và an ninh quốc tế", "tấn cơng vũ trang"; điều chỉnh lại các quy định về
thiết lập hệ thống an ninh tập thể được ghi nhận tại Điều 43 đến Điều 47; quy định rõ
về quyền cho phép sử dụng vũ lực của HĐBA cũng như trách nhiệm của cơ quan này
trong việc quản lý, kiểm soát, chỉ huy hoạt động đó. Mặt khác, cũng cần cải tổ lại
HĐBA, để HĐBA có đủ sức mạnh để hoàn thành được chức năng của mình.
3. Tiến hành các hoạt động gìn giữ hịa bình
Cơ sở pháp lý
Các quy định trong HCLHQ. Mặc dù HC không dành bất cứ một điều khoản

7


nào quy định cụ thể về hoạt động GGHB, nhưng chúng ta có thể tìm kiếm cơ sở pháp
lý cho hoạt động này từ việc giải thích những quy định trong chương VI, chương VII
và chương VIII HC.
Nghị quyết 340 (1973) và 341 (1973) của HĐBA. Hai nghị quyết này đề ra
nguyên tắc hoạt động cho lực lượng GGHB của LHQ tại Trung Đông năm 1973. Từ đó
về sau, các nguyên tắc này được vận dụng điều chỉnh hoạt động GGHB của LHQ nói
chung ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
Lịch trình vì hịa bình và bổ sung lịch trình vì hịa bình do TTK LHQ đưa ra.
Hai văn bản này đã làm rõ hơn hoạt động của lực lượng GGHB khi đi sâu phân tích các
hoạt động cụ thể mà lực lượng GGHB có thể tiến hành.
Một số văn bản pháp luật quốc tế khác trong lĩnh vực luật quốc tế về nhân quyền, luật
nhân đạo quốc tế và luật xung đột vũ trang.
Thực tiễn hoạt động
-

Mở rộng nhiệm vụ, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của lực lượng gìn giữ hịa
bình

Dưới sự lãnh đạo chung của HĐBA, hoạt động GGHB đã trải qua ba thế hệ phát
triển khác nhau với nhiệm vụ ngày càng được mở rộng. Cùng với sự phát triển các thế
hệ GGHB, nhiệm vụ, cơ chế tổ chức, nguyên tắc vận hành của các lực lượng GGHB
cũng phát triển và hoàn thiện dần trong thực tế.
Nhân lực tham gia lực lượng GGHB do các nước thành viên LHQ đóng góp một
cách tự nguyện. Thực tiễn cho thấy, số lượng nhân viên do các nước ủy viên thường
trực HĐBA đóng góp ít hơn nhiều so với tổng quân số do các nước nhỏ và trung bình
đóng góp.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam trong thời gian gần đây đã đưa ra cam kết về việc Việt

Nam sẽ tăng cường đóng góp cho hoạt động GGHB của LHQ. Công tác chuẩn bị cho
hoạt động này đang được tiến hành trên thực tế.
-

Sử dụng các tổ chức khu vực trong các chiến dịch gìn giữ hịa bình

Chương VIII HCLHQ thừa nhận vai trị quan trọng của các tổ chức khu vực trong
khuôn khổ an ninh tập thể khi yêu cầu HĐBA sử dụng, nếu thấy cần thiết, những hiệp
định hoặc các tổ chức khu vực để thi hành những hành động cưỡng chế dưới sự điều
khiển của mình. Quy định này của HC cho phép HĐBA sử dụng các hiệp định hoặc các
tổ chức khu vực vào hoạt động GGHB, đặc biệt trong điều kiện nhu cầu về GGHB ngày
càng tăng nhưng HĐBA lại thiếu các nguồn lực cần thiết để đáp ứng đầy đủ nhu cầu
ấy.
8


Tuy nhiên, quá trình thực hiện hoạt động này vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc.
Cụm từ "các hiệp định hoặc tổ chức khu vực" hồn tồn khơng rõ ràng và bản HC cũng
không nêu lên bất cứ cách thức nào để xác định khái niệm này. Việc cho phép các tổ
chức khu vực tham gia vào hoạt động GGHB của LHQ cũng đặt HĐBA trước nhiệm
vụ kiểm soát hành vi của các tổ chức này. Hơn thế nữa, hoạt động hợp tác giữa HĐBA
và các tổ chức khu vực cũng còn nhiều tồn tại và thách thức về các vấn đề như kinh
phí, nguồn lực, thể chế, cơ chế phối hợp hành động… mà các bên cần khắc phục nhằm
hợp tác tốt hơn nữa trong các hoạt động GGHB.
4. Hoạt động chống khủng bố quốc tế
Cơ sở pháp lý
Hoạt động chống khủng bố quốc tế dựa trên một số cơ sở pháp lý như:
-

Quy định của HCLHQ (Đ24) xác định HĐBA là cơ quan đại diện cho LHQ chịu

trách nhiệm chính trong duy trì hịa bình và an ninh quốc tế.

-

Hệ thống 13 công ước đa phương về chống khủng bố được thông qua trong
khuôn khổ LHQ và các tổ chức chuyên môn của nó.

-

Các nghị quyết về chống khủng bố của ĐHĐ.

Một số nghị quyết trong lĩnh vực chống khủng bố mà HĐBA đã ban hành nhằm đề
ra khung pháp lý và các biện pháp cần thực hiện để ngăn ngừa và trừng phạt tội phạm
khủng bố quốc tế.
Thực tiễn hoạt động
Trước khi xảy ra sự kiện 11/9/2001, HĐBA đã có khơng ít những hành động thiết
thực trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế. Tuy nhiên, phải sau sự kiện ngày
11/9/2001, HĐBA mới thực sự tạo ra được bước đột phá trong cuộc chiến chống khủng
bố quốc tế khi ban hành một loạt các nghị quyết chính thức tuyên bố khủng bố quốc tế
là nguy cơ đe dọa hịa bình và an ninh thế giới, thiết lập các cơ chế chuyên trách về
chống khủng bố quốc tế và tiến hành hàng loạt các hoạt động chống khủng bố cụ thể.
Tuy nhiên, hoạt động chống khủng bố của HĐBA trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều
vướng mắc như: mức độ ưu tiên của HĐBA đối với hoạt động chống khủng bố phụ
thuộc nhiều vào lợi ích của các thành viên thường trực hơn là vào đòi hỏi của thực tiễn
phải triển khai hoạt động chống khủng bố; cơ sở pháp lý cho hoạt động chống khủng
bố chưa thực sự chặt chẽ, vững chắc, còn tồn tại kẽ hở gây khó khăn cho HĐBA khi
tiến hành các hoạt động chống khủng bố; Mỹ đang lợi dụng hoạt động "chống khủng
bố" để thực hiện tham vọng chính trị xây dựng một trật tự thế giới có lợi cho mình dù
phải vi phạm nghiêm trọng những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế mà HĐBA
9



có nghĩa vụ phải bảo vệ.
Trong cơ chế của LHQ, HĐBA là cơ quan tiến hành các hoạt động chống khủng bố
cụ thể, tham gia xây dựng cơ chế, thiết chế quốc tế chống khủng bố, ngăn chặn hiện
tượng lợi dụng chống khủng bố để xâm phạm chủ quyền của quốc gia khác. Để làm
được điều này, cần phải cải tổ toàn diện HĐBA, đặc biệt là cải cách cơ chế bỏ phiếu
theo hướng giảm bớt ảnh hưởng của các thành viên thường trực đối với cơ quan này.
III. Hoạt động của Việt Nam trong Hội đồng Bảo an.
Đúng 30 năm kể từ ngày Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, diễn đàn đa phương
lớn nhất hành tinh (20/91977), tháng 10/2007, Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Ủy
viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 ngay
trong vịng bỏ phiếu kín đầu tiên với 183 phiếu ủng hộ trong tổng số 192 thành viên
Đại hội đồng tham gia bỏ phiếu, chiếm tới 96%.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên tại Hội đồng Bảo an, mặc dù có những kinh nghiệm
quý báu qua các cuộc đàm phán lịch sử trước đây hay việc tổ chức thành công các sự
kiện quốc tế lớn như Hội nghị APEC, ASEM, ASEAN... song với các nhà ngoại giao
trong Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, đây là lần đầu tiên họ bắt tay vào công
việc mới và rất nặng nề mang cấp độ tồn cầu.
Với vị trí là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc, có trách nhiệm
hàng đầu trong duy trì hịa bình và an ninh quốc tế, ở nhiệm kỳ 2008-2009, Việt Nam
cùng các nước thành viên Hội đồng Bảo an đã xử lý một khối lượng công việc lớn với
hơn 1.500 cuộc họp (trung bình 2,5 cuộc họp/ngày); thơng qua 113 Nghị quyết, 165
Tuyên bố Chủ tịch và Tuyên bố báo chí thuộc trên 50 đề mục của chương trình nghị sự;
xử lý nhiều vấn đề phức tạp về: Kosovo, hạt nhân của Iran, hịa bình Trung Đơng, cuộc
chiến tại Nam Otresnia/Apkhzia, cũng như những vấn đề liên quan đến khu vực châu
Á mà Việt Nam là đại diện như vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Myanmar...
Trong bối cảnh đó, Việt Nam hồn thành tốt trọng trách là Ủy viên khơng
thường trực Hội đồng Bảo an, tham gia chủ động, thể hiện lập trường độc lập tự chủ,
đóng góp xây dựng, hợp tác và có trách nhiệm, khéo léo xử lý khi có vấn đề khác biệt

giữa các thành viên; đồng thời có nhiều sáng kiến và đóng góp vào hoạt động của Hội
đồng Bảo an, được các nước đánh giá cao.
Việt Nam không chỉ bắt nhịp nhanh, tham gia đầy đủ hơn 1.500 cuộc họp của
Hội đồng Bảo an, mà còn đóng góp tích cực trên tất cả các vấn đề, các khâu từ phát
biểu, tham gia thương lượng, đóng góp xây dựng nghị quyết, văn kiện; làm Chủ tịch và
Phó Chủ tịch một số tiểu ban của Hội đồng Bảo an; hai lần làm Chủ tịch tháng (tháng
10


7 và tháng 10/2009) của Hội đồng Bảo an; chủ trì soạn thảo, thương lượng giúp Hội
đồng Bảo an thơng qua Nghị quyết số 1889 về phụ nữ, hịa bình và an ninh - một trong
4 văn kiện quan trọng của Hội đồng Bảo an trong lĩnh vực này; đưa ra sáng kiến về việc
tham vấn với các thành viên Liên hợp quốc để xây dựng Báo cáo hằng năm của Hội
đồng Bảo an thực chất, toàn diện hơn.
.Trong nhiệm kỳ đầu tiên, các nhà ngoại giao Việt Nam phải xử lý một khối
lượng lớn công việc liên quan đến những vấn đề toàn cầu. Đến nhiệm kỳ thứ hai, Việt
Nam cùng với các nước thành viên vừa phải giải quyết các vấn đề toàn cầu vừa phải nỗ
lực vượt qua những khó khăn, thách thức to lớn khi đại dịch COVID-19 xảy ra, tác
động làm thay đổi toàn diện tình hình thế giới.
Nhận định trong bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp, chủ nghĩa đa phương và
Liên hợp quốc gặp nhiều thách thức to lớn, đòi hỏi cộng đồng quốc tế cần đoàn kết và
đề cao những giá trị cốt lõi, nền móng của Hiến chương Liên hợp quốc, cũng như hợp
tác đa phương duy trì hịa bình, an ninh quốc tế, ngay trong những ngày đầu tiên của
nhiệm kỳ mới, trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 1/2020, Việt Nam đã đề
xuất và tổ chức rất thành công Phiên thảo luận mở cấp cao của Hội đồng Bảo an với
chủ đề: “Tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, bảo vệ hịa bình và an ninh."
Trong 31 ngày làm Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an, từ sáng kiến của
Việt Nam, Hội đồng lần đầu tiên tổ chức phiên họp về hợp tác giữa Liên hợp quốc và
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao Phạm Bình Minh nhận xét đây là lần đầu tiên nội dung hợp tác giữa Hội đồng Bảo

an với một tổ chức khu vực được nêu ra.
Trong thảo luận, các nước thành viên Hội đồng Bảo an nhấn mạnh các bài học
thành công của ASEAN là nguồn kinh nghiệm quý báu về phát huy tinh thần cộng đồng
và bản sắc thống nhất trong đa dạng. Các nước đánh giá cao phương cách của ASEAN
là hình mẫu tham vấn, hợp tác và xây dựng đồng thuận, ủng hộ các nỗ lực của ASEAN
thúc đẩy đối thoại, hợp tác thông qua các cơ chế do ASEAN khởi xướng, chủ trì và dẫn
dắt, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong
cấu trúc khu vực, đồng thời bày tỏ hy vọng ASEAN sẽ tiếp tục phát huy nỗ lực và vai
trò trong các vấn đề thuộc quan tâm chung ở khu vực và toàn cầu.
Cũng trong năm đầu tiên làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam đã chứng tỏ năng lực chủ trì, điều hành cơng
việc của các cơ quan trực thuộc của Hội đồng Bảo an mà Việt Nam làm Chủ tịch, nhất
là Ủy ban theo dõi thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Nam Sudan (nơi
11


Việt Nam triển khai thành công Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2).
Là điều phối viên của nhóm các nước Ủy viên không thường trực (E10) trong
tháng 5/2020, Việt Nam đã chủ động nối lại cơ chế họp hằng tháng bị gián đoạn do dịch
COVID-19 giữa E10 và Tổng thư ký Liên hợp quốc qua hình thức trực tuyến.
Thành công trong nửa đầu nhiệm kỳ 2020-2021 là cơ sở vững chắc để Việt Nam
tạo ra những dấu ấn mạnh mẽ trong nửa sau nhiệm kỳ, đặc biệt là lần thứ hai đảm nhiệm
chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng Tư tới

12


C. KẾT BÀI
Trong bối cảnh của toàn Thế giới hiện nay, với những biến động rất phức tạp và
những mối đe dọa tới tồn cầu, hịa bình Thế giới đang trên bờ vực nguy hiểm. Vì vậy

nhiệm vụ của Hội đồng bảo an là vô cùng quan trọng và việc cải tổ Hội đồng bảo an là
rất cần thiết. Hội đồng bảo an cần được cải tổ một cách toàn diện, cải cách cả về thành
phần và phương thức làm việc, nhằm đáp ứng nguyện vọng của tất cả các nước thành
viên Liên hợp quốc về việc bảo đảm dân chủ thực sự và tính cơng khai minh bạch, để mọi
người có thể giám sát được công việc của cơ quan này. Tiến trình cải tổ cần phải được
các nước thành viên đặc biệt quan tâm và thảo luận nhằm đạt được một giải pháp được
đa số rộng rãi các nước ủng hộ. Các nước cần tăng cường nỗ lực và tích cực vượt qua
những bất đồng để đạt được mục tiêu cải tổ Hội đồng bảo an, giúp cho cơ quan này thực
hiện có hiệu quả hơn các nhiệm vụ được giao trong bối cảnh toàn cầu hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “ Việt Nam – thành viên chủ động, tích cực của Hội đồng Bảo an”, Báo điện tử
TTXVN, />2. Wikipedia – Bách khoa toàn thư mở,
/>E1%BA%A3o_an_Li%C3%AAn_Hi%E1%BB%87p_Qu%E1%BB%91c

13



×