Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

những vấn đề pháp lí và thực tiễn hoạt động chống khủng bố quốc tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.95 KB, 13 trang )

Tài liệu: Docs.vn Hỗ trợ : Y!M minhu888
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong những năm qua, các hoạt động khủng bố có xu hướng gia tăng nhanh
với thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, phạm vi ảnh hưởng trên nhiều quốc gia
gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc
tế chính vì vậy vấn đề hợp tác đấu tranh chống khủng bố đã trở thành mối
quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại. Trong bài viết dưới đây, nhóm chúng
tôi xin trình bày về những vấn đề pháp lí và thực tiễn hoạt động chống
khủng bố quốc tế hiện nay:
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI KHỦNG BỐ QUỐC TẾ:
Trên thế giới hiện nay chưa có một định nghĩa chính xác về khủng bố. Tuy
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quốc tế về chống khủng bố quốc tế
tương đối lớn nhưng chưa văn bản nào đưa ra được định nghĩa rõ ràng, toàn
diện về khủng bố, hoặc có chăng cũng chỉ nêu được định nghĩa về một hành
vi khủng bố cụ thể chính vì vậy để hiểu rõ hơn về tội khủng bố quốc tế
chúng ta đi tìm hiểu cấu thành tội phạm của tội này:
1.1 Về hành vi của tội khủng bố quốc tế:
Hành vi khủng bố rất đa dạng, bao gồm các loại hành vi như xâm hại tính
mạng, thân thể con người, tài sản hay tổng hợp các loại hành vi đó. Phần lớn
hành vi khủng bố là các hành vi sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực,
tuy nhiên hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, hành vi khủng
bố đã lan sang cả các hình thức không mang tính vũ lực như chống phá bằng
công nghệ thông tin, làm ô nhiễm nguồn nước, phát tán mầm bệnh..vv.
Hiện nay theo quy định của các công ước về chống khủng bố, hành vi khủng
bố bao gồm: các hành vi chống lại an toàn hàng không dân dụng; chống lại
an toàn hành trình hàng hải và những công trình cố định trên thềm lục địa;
tài trợ khủng bố; xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người, tài sản bằng các
thiết bị gây nổ; chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế bao gồm
viên chức ngoại giao, bắt cóc cn tin, xâm phạm an toàn sức khỏe, tính mạng
con người và tài sản bằng thiết bị hạt nhân.


1.2 Mục đích của hành vi khủng bố:
Tài liệu: Docs.vn Hỗ trợ : Y!M minhu888
Mục đích là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội khủng bố vì nếu không có dấu
hiệu mục đích thì tội khủng bố sẽ có cấu thành giống các tội phạm khác như
tội giết người, cướp biển hay hủy hoại tài sản ... Hành vi khủng bố tuy xâm
phạm tính mạng, tự do thân thể con người hoặc xâm phạm tài sản nhưng đó
không phải là mục đích phạm tội. Người phạm tội muốn thông qua các hành
vi đó gây hoảng loạn, khiếp đảm trong công chúng nhằm mục đích cuối
cùng là chính trị.
Tính mục đích của hành vi trong cấu thành tội phạm cũng là tiêu chí để phân
biệt tội khủng bố và các tội ác quốc tế thuộc thẩm quyền của tòa án hình sự
quốc tế ( ICC)
1.3 Chủ thể của hành vi khủng bố:
Hiện nay có một số quan điểm cho rằng chủ thể thực hiện hành vi khủng bố
bao gồm cả quốc gia – nhà nước khủng bố (1). Theo quan điểm của chúng
tôi thì quốc gia không thể là chủ thể của tội phạm này.
Dưới góc độ pháp luật quốc tế, cần phân biệt giữa hành vi vi phạm pháp luật
của chủ thể luật quốc tế với hành vi vi phạm được xác định là tội phạm có
tính chất quốc tế. Tội phạm có tính chất quốc tế là tội phạm hình sự do các
cá nhân thực hiện xâm phạm tới trật tự pháp lí quốc tế hoặc quốc gia và có
tính nguy hiểm trên phạm vi quốc tế mà tội khủng bố nằm trong nhóm này.
Các hành vi xâm phạm luật quốc tế của quốc gia sẽ được giải quyết theo chế
định trách nhiệm pháp lí quốc tế bao gồm hai loại là tội ác quốc tế và các vi
phạm pháp lí thông thường khác. Chính vì vậy mà chủ thể của các tội phạm
khủng bố chỉ có thể là cá nhân và các tổ chức tội phạm ( các băng nhóm
phạm tội).
1.4 Khách thể của tội khủng bố:
Khách thể của tội khủng bố là các quan hệ xã hội bị tội phạm này xâm hại.
Tội khủng bố xâm hại tới nhiều quan hệ xã hội do vậy khách thể của tội
phạm này rất đa dạng, bao gồm: quyền, tự do cơ bản của con người, trật tự

an toàn công cộng, hòa bình và an ninh quốc tế, mối quan hệ tốt đẹp giữa
các quốc gia..vv. Tuy xâm phạm tới nhiều quan hệ xã hội nhưng khách thể
trực tiếp, thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi khủng bố
quốc tế chính là hòa bình và an ninh quốc tế. Để xâm hại quan hệ xã hội này
thì hành vi khủng bố phải thông qua những đối tượng tác động nhất định.
Đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp này có thể là con người,
tài sản. Tuy nhiên không phải trường hợp tấn công vào con người, tài sản
Tài liệu: Docs.vn Hỗ trợ : Y!M minhu888
nào cũng bị coi là khủng bố, các công ước quốc tế đều loại trừ các đối tượng
bị tấn công là tàu bay, tàu tàu biển được sử dụng phục vụ quân đội, hải quan,
cảnh sát ra khỏi phạm vi điều khủng bố chỉnh của công ước hay quy định cụ
thể đối tượng tác động của hành vi cấu thành tội.
2. CƠ SỞ PHÁP LÍ CỦA HOẠT ĐỘNG CHỐNG KHỦNG BỐ QUỐC
TẾ:
* Hiện nay, khủng bố quốc tế là một thách thức lớn đối với hòa bình, an ninh
quốc tế. Chính vì vậy, họp tác đấu tranh chống khủng bố đã trở thành một
trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, của tất cả các quốc
gia. Cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng để tăng cường hợp tác trong cuộc đấu
tranh này là hệ thống các điều ước quốc tế đa phương về chống khủng bố
quốc tế được thông qua trong khuôn khổ liên hợp quốc và tổ chức chuyên
môn của Liên hợp quốc như Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO),
Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) và Tổ chức Năng lượng quốc tế (IAEA).
Vào năm 1937, tại Giơnevơ (khi đó còn là Hội quốc liên), đã thông
qua công ước về ngăn ngừa và trừng phạt khủng bố. Công ước đã liệt kê các
hành vi được coi là hành vi khủng bố và phải bị trừng trị, như là hành vi phá
hoại; hành vi gây nguy hiểm cho nhiều người; việc vận chuyển, chuyển giao,
sử dụng cố ý giấy tờ giả mạo; các hành vi ám sát nguyên thủ quốc gia và các
nhà lãnh đạo quốc gia khác...
Ngay từ những năm 60 đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, các hoạt
động khủng bố quốc tế đã xảy ra đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực hàng

không dân dụng và đã gây nên nhiều thiệt hại cả về vật chất, tinh thần và uy
tín cho giao lưu hàng không quốc tế. Để đối phó với tình hình này, các nước
thành viên Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế đã thông qua 3 Công ước
quốc tế có tính chất phổ cập đầu tiên về chống khủng bố quốc tế; đó là
Công ước Tokyo năm 1963 về các tội phạm và một số hành vi khác thực
hiện trên tàu bay, Công ước Lahaye năm 1970 về trừng trị việc chiếm giữ
bất hợp pháp tàu bay; Công ước Môngtơrêan năm 1971 về trừng trị những
hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng. Sau đó, cũng
trong khuôn khổ của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, các nước đã
thông qua tiếp Nghị định thư năm 1988 về trừng trị các hành vi bạo lực bất
hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế, bổ
sung cho Công ước Môngtơrêan năm 1971 nêu trên và Công ước năm 1991
về đánh dấu vật liệu nổ dẻo để nhận biết.
Tài liệu: Docs.vn Hỗ trợ : Y!M minhu888
Năm 1972, các nước đã chính thức đưa vấn đề chống khủng bố quốc
tế vào chương trình Nghị sự Đại hội đồng khóa 27 của Liên hợp quốc. Từ đó
đến nay, hàng năm Ủy ban về các vấn đề pháp lý của Đại hội đồng Liên hợp
quốc đều thảo luận vấn đề này. Nhờ các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế
trong khuôn khổ Liên hợp quốc, hàng loạt các điều ước đa phương về chống
khủng bố quốc tế đã được thông qua, đó là Công ước năm 1973 về ngăn
chặn và trừng trị các hành vi tội phạm chống lại những cá nhân được hưởng
quyền bảo hộ quốc tế, trong đó bao gồm cả viên chức ngoại giao; Công ước
năm 1979 về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân; Công ước quốc tế năm 1979
về chống bắt con tin; Công ước năm 1988 về trừng trị các hành vi bất hợp
pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải; Nghị định thư năm 1988 về
trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn của những công trình cố
định trên thềm lục địa; Công ước năm 1997 về ngăn ngừa và trừng trị khủng
bố quốc tế bằng bom; và gần đây nhất là Công ước quốc tế 1999 về ngăn
ngừa và trừng trị hành vi tài trợ cho khủng bố. Đến nay đã có 12 Điều ước
có tính chất phổ cập về chống khủng bố quốc tế.

Là những văn bản pháp lý quốc tế quan trọng về tăng cường sự hợp
tác giữa các quốc gia để ngăn ngừa và trừng trị tội phạm khủng bố quốc tế,
các điều ước nêu trên đều thể hiện những nội dung cơ bản sau đây:
- Lên án mạnh mẽ các hoạt động khủng bố quốc tế, coi khủng bố
quốc tế, bất kể được tiến hành ở đâu và do ai tiến hành, đều đe dọa hòa bình
và an ninh quốc tế; đều là tội phạm và phải bị nghiêm trị.
- Khẳng định sự cần thiết phải đấu tranh chống lại các hành vi khủng
bố quốc tế dưới mọi hình thức.
- Quy định các quốc gia thành viện cần tiến hành các biện pháp đấu
tranh chống khủng bố quốc tế phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến
chương Liên hợp quốc và các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người.
- Nêu rõ những nghĩa vụ của các quốc gia thành viên cần hợp tác với
nhau để ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm khủng bố quốc tế thông qua các
biện pháp thích hợp, bao gồm hợp tác song phương, khu vực và hợp tác toàn
cầu.
- Nghiêm cấm việc khuyến khích, dung túng và tài trợ cho khủng bố
quốc tế.
Tài liệu: Docs.vn Hỗ trợ : Y!M minhu888
- Yêu cầu các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp thích hợp
nhằm ngăn ngừa, xét xử và trừng trị các loại tội phạm khủng bố quốc tế theo
thủ tục và trình tự đã được quy định trong từng điều ước cụ thể.
Bên cạnh việc kêu gọi các nước gia nhập và nghiêm chỉnh thực hiện
các Điều ước nêu trên, năm 1996, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua
Nghị quyết A/RES/51/210 thành lập một ủy ban Ad hoc về chống khủng bố
quốc tế. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban là tập trung soạn
thảo để có thể thông qua một công ước toàn diện về chống khủng bố quốc tế.
Ngoài ra, Ủy ban đang tích cực triển khai giải quyết các vấn đề tồn đọng liên
quan đến dự thảo công ước quốc tế về trừng trị các hành vi khủng bố hạt
nhân, cũng như chuẩn bị triệu tập một Hội nghị cấp cao về chống khủng bố.
* Sau sự kiện khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001, Đại hội đồng LHQ khóa 56

(2001) đã dành ưu tiên cho việc thảo luận đề mục “chống khủng bố quốc tế”
và tại diễn đàn này, từ 1-5/10/2001 đã có đại diện của 168 nước phát biểu,
khẳng định quyết tâm của cộng đồng quốc tế cùng nhau đấu tranh chống
khủng bố quốc tế. Hội đồng bảo an LHQ đã chính thức tuyên bố coi khủng
bố quốc tế là nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế và trực tiếp tham
gia vào cuộc chiến chống khủng bố. Kể từ đó đến nay, Hội đồng bảo an đã
thông qua nhiều nghị quyết quan trọng về chống khủng bố cũng như thành
lập một số ủy ban, cơ chế chuyên trách về chống khủng bố như các nghị
quyết 1373, 1267, 1455, 1566… các ủy ban 1267, ủy ban chống khủng bố…
vv
- Nghị quyết 1373 ( năm 2001) đã đề ra một loạt các biện pháp nhằm ngăn
ngừa và trừng trị việc tài trợ cho các hoạt động khủng bố cũng như việc thực
hiện các hành động khủng bố. Nghị quyết yêu cầu các quốc gia phải hình sự
hóa các hành vi cung cấp nguồn tài chính cho khủng bố, không dung túng,
chứa chấp những kẻ khủng bố, tiến hành các bước cần thiết để ngăn ngừa
việc thực hiện các hành động khủng bố và hỗ trợ các quốc gia khác trong
việc điều tra hình sự cũng như việc thực hiện các thủ tục tố tụng hình sự liên
quan đến hành vi tài trợ khủng bố..vv. Nghị quyết cũng kêu gọi các quốc gia
tăng cường trao đổi thông tin , hợp tác quốc tế thông qua các thỏa thuận
song phương và đa phương để ngăn ngừa và trừng trị bọn tội phạm khủng
bố, gia nhập các điều ước quốc tế về khủng bố và thực hiện đầy đủ các điều
ước quốc tế này.
- Nghị quyết 1267 ( năm 1999) đã thành lập Ủy ban giám sát và cơ chế trừng
phạt Taliban và Al Qaeda gồm những nội dung chính như sau: Phát hiện và
cung cấp thông tin về các cá nhân, nhóm khủng bố, và trình lên Hội Đồng

×