Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

giáo án lớp 2 kết nối tri thức ngang TUẦN 21 24

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 125 trang )

TUẦN 21

Thứ 2 ngày 20 tháng 12 năm 2021
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Sinh hoạt dưới cờ : Phát động phong trào bảo vệ cảnh quan địa phương
(Cô Hường triển khai)
ĐỌC
Bài 5: Giọt nước và biển lớn (Tiết 1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài thơ Giọt nước và biển lớn, biết ngắt hơi phù
hợp với nhịp thơ.
- Hiểu nội dung bài: Hiểu dược mối quan hệ giữa giọt nước, suối, sông, biển.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các diễn biến các sự
vật trong chuyện.
- Có tình cảm q mến và tiết kiệm nước; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Hoạt động mở đầu:
* Kiểm tra : HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc Tết đến rồi.
- HS đọc và trả lời câu hỏi 2-3 SGK.
- Gv nhận xét, đánh giá.
* Khởi động :
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?


- GV hỏi:
+ Theo em, nước mưa rơi xuống sẽ đi đâu?
- Theo em, nước mưa rơi xuống sẽ xuống suối, sông, ao hồ, ra biển.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Khám phá:
* a. Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: giọng đọc nhanh, vui tươi
- HDHS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dịng là một khổ thơ.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: Lượn
- Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ
trợ HS.
* b.Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.23.
1. Những gi tạo nên dòng suối nhỏ?
TL: Mưa rơi tạo nên dòng suối nhỏ
2. Bài thơ cho biết nước biển từ đâu mà có?
TL: Bài thơ cho biết nước biển do suối nhỏ chảy xuống chân đồi, góp thành
sơng lớn, sơng đi ra biển mà có.


2
3. Kể tên các sự vật được nhắc đến trong bài thơ.
TL: Các sự vật được nhắc đến trong bài thơ: mưa, suối, sơng, biển.
4. Nói về hành trình giọt nước đi ra biển.
TL: Mưa rơi xuống các con suối nhỏ. Các con suối men theo chân đồi chảy ra
sông. Sông đi ra biển, thành biển mênh mông..
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 trong VBTTV/tr.5.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ bất kỳ.

- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Hoạt động luyện tập thực hành
Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc vui vẻ.
- Nhận xét, khen ngợi
Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.24.
+ Mỗi từ dưới đây tả sự vật trong bài thơ:
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr…..
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.24.
+ Đóng vai biển, em hãy nói lời cảm ơn giọt nước:
- HDHS đóng vai để luyện nói lời cảm ơn giọt nước
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- HS hoạt động nhóm 4, thực hiện đóng vai luyện nói theo yêu cầu.
- 4-5 nhóm lên bảng.
- Gợi ý đáp án: Tớ là biển cả. Tớ mỗi ngày một mênh mơng, bao la, rộng lớn.
Nhờ có các bạn suối, sơng góp thành nên tớ mới được như ngày hơm nay.
Nhưng bạn mà tớ phải nói lời cảm ơn nhất đến là giọt nước. Nhờ có bạn ấy những giọt nước trong veo chảy lượn từ bãi cỏ, qua chân đồi, góp thành sơng
lớn, sơng lớn lại đi ra với tớ nên tớ mới trở nên thật bao la hùng vĩ.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm.
- 1 HS đọc lại toàn bài .
- 1 HS nhắc lại nội dung bài
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ)


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


3
TOÁN
Tiết 101: Số bị chia, số chia, thương
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giúp HS nhận biết được số bị chia, số chia, thương trong phép chia, qua đó
củng cố về ý nghĩa của phép chia.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán hoc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Hoạt động mở đầu .
a. Kiểm tra . HS lên bảng thực hiện
2x7=
14 : 2 =
- GV kiểm tra bài làm ở nhà của HS .
- Nhận xét, đánh giá.
b. Gv yêu cầu HS đọc phép chia 14 : 2 = 7
Gv dẫn dắt để giới thiệu bài : Số bị chia, số chia, thương.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới :
- GV cho HS quan sát tranh:

+ Nêu bài tốn?
+ Chia đều 10 bơng hoa vào 2 lọ. Hỏi mỗi lọ có mấy bơng hoa?
+ Nêu phép tính?
- GV nêu: 10 là số bị chia, 2 là số chia, kết quả 5 gọi là th ương; Phép tính 10 : 2
cũng gọi là thương.
- YCHS lấy thêm ví dụ về phép chia, chỉ rõ các thành phần của phép chia.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV lấy ví dụ: Số bị chia là 14, số chia là 2. Tính thương của phép chia đó.
+ Bài cho biết gì?
+ Bài YC làm gì?
+ Để tính thương khi biết số bị chia và số chia, ta làm như thế nào?
- GV chốt kiến thức.
3. Hoạt động luyện tập thực hành:
Bài 1: Củng cố thành phần của phép chia : số bị chia. Số chia, thương
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn mẫu: Nêu thành phần của phép tính chia (số bị chia, số chia,
thương của từng cột)
- GV gọi HS nêu thành phần từng cột phép tính chia
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:Củng cố về tìm hiểu phân tích từng bài tốn với phép tính phù hợp
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài tốn cho biết gì
- Bài tốn hỏi gì?
- Tổ chức hoc sinh thảo luận nhóm
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.


4
- Tổ chức HS chia sẻ trước lớp

- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Bài 2:b,Củng cố về Số bị chia. Số chia, thương
- Gọi HS đọc YC bài.
- Tổ chức học sinh làm vào vở
- HS thực hiện làm bài cá nhân, nêu thành phần của từng phép tính chia ở câu a
- Tổ chức HS chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
- Gv củng cố kiến thức của bài học?
- Lấy ví dụ về phép tính chia, nêu thành phần của phép tính chia.
- Nhận xét giờ học và HD HS học ở nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ)

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
BUỔI CHIỀU

ĐẠO ĐỨC
Bài 10: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực (Tiết 1)
(Lồng ghép Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống.
Bài 9: “Con ngựa biết nghe lời ” (Tiết 1)

I. YÊU CẦN CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu được cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
- Thực hiện được việc kiềm chế cảm xúc tiêu cực phù hợp.
2.Năng lực, phẩm chất.
- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
- Hình thành kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân.

ĐĐBH: - Cảm nhận được đức tính cao đẹp của Bác Hồ đó là ln ln trân
trọng mọi người
II. ĐỒ DÙNG

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2.
- Bài hát: Hoa thơm dâng Bác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động mở đầu:
a. Kiểm tra.
- Hãy chia sẻ cảm xúc của em trong một ngày? 2 HS nêu.
b Khởi động.
- GV kể câu chuyện “Hạt mầm nhút nhát” cho HS nghe.
- Em thích hạt mầm nào? Vì sao?
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
* Tìm hiểu ý nghĩa của việc kiềm chế cảm xúc tiêu cực.


5
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc tình huống 1 trong SGK, thảo luận với
bạn để nhận xét về cách vượt qua sự lo lắng, sợ hãi của Hoa.
- Đại diện nhóm chia sẻ câu chuyện.
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn bên cạnh về những tình huống làm em lo
lắng, sợ hãi và cách em vượt qua sự lo lắng, sợ hãi đó.
- GV kết luận: Cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực:
+ Hít thở sâu để giữ bình tĩnh.
+ Phân tích nỗi sợ và xác định những lo lắng đó là gì.

+ Dũng cảm đối diện với nỗi sợ đó
+ Tâm sự với bạn bè, người thân.
- HS tiếp tục thảo luận nhóm đơi, đọc tình huống 2 trong SGK, thảo luận với
bạn để trả lời câu hỏi:
+ Bạn nào đã kiềm chế được cảm xúc tiêu cực? kiềm chế bằng cách nào?
+ Việc kiềm chế cảm xúc tiêu cực đã đem lại điều gì cho bạn?
- GV kết luận: Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực sẽ giúp ta suy nghĩ rõ ràng và
sáng tạo, dễ dàng thành cơng trong cuộc sống.
*Tìm hiểu cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực
- HS làm việc cá nhân, đọc các cách kiềm chế cảm xúc trong sách và trả lời
câu hỏi:
+ Em đã từng áp dụng cách nào để kiềm chế cảm xúc tiêu cực? Sau đó em cảm
thấy như thế nào?
+ Em cịn biết cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực nào khác?
- HS chia sẻ. GV nhận xét, tuyên dương.
3.Hoạt động vận dụng
- Hơm nay em học bài gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- GV nhận xét tiết học.
BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
Bài 9: “Con ngựa biết nghe lời ” Tiết 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Cảm nhận được vẻ đẹp của Bác Hồ khi người dành tình cảm, sự yêu thương của
mình đối với cả những con vật xung quanh. Nhờ vậy, con vật đã trở nên ngoan
ngoãn và hiểu được điều người muốn nói.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


HĐ1: Đọc hiểu đọc đoạn văn: “Con ngựa biết nghe lời”
- Gv đọc bài, 3 HS đọc lại
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu truyện
- Con ngựa của Bác ngày ở chiến khu tên là gì?
- Con ngựa của Bác có hình dáng, độ nhanh nhẹn và trí khơn thế nào?
- Mặc dù thế, tật xấu của con ngựa đó thế nào?


6
- Bác đã làm gì để khiến con vật trở nên ngoan ngoãn, biết nghe theo sự điều
khiển của Bác khi Bác cưỡi nó?
GV KL: - Bác vuốt ve, âu yếm, tỏ thái độ biết ơn chân tình với ngựa.
LH - Bài học em rút ra được từ câu chuyện này là gì?
HĐ3. Hoạt động nối tiếp
- Giáo viên nhận xét tiết học .
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(NẾU CĨ)

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
TỐN TĂNG CƯỜNG
Ôn số bị chia, số chia, thương (Tiết 1)\
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giúp HS : Củng cố được số bị chia, số chia, thương trong phép chia.
- Tính được thương khi biết được số bị chia, số chia.
- Vận dụng vào bài toán thực tế liên quan đến phép chia.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động:
- GV cho HS hát bài hát “Đi học về”
2. HD HS làm bài tập: (BT trong VBT trang 17,18)
Bài 1:
- Gọi HS đọc YC bài. Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn mẫu:
+ 14 được gọi là gì?
+ 2 được gọi là gì?
+ 7 được gọi là gì?
- GV gọi HS nêu.
- Gv hướng dẫn Hs nối số với tên gọi phù hợp.
- HS làm bài

- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:a,
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài tốn cho biết gì


7
- Bài tốn hỏi gì?
- Tổ chức hoc sinh thảo luận nhóm
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Tổ chức HS chia sẻ trước lớp

-Đánh giá, nhận xét bài HS
Bài 2:b,

- Gọi HS đọc YC bài.
- Tổ chức học sinh làm vào vở
- Tổ chức HS chia sẻ trước lớp
Phép chia
15 : 3 = 5
Số bị chia
15
Số chia
3
Thương
5
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề.
+ Bài tốn cho biết gì?
+ Bài tốn hỏi gì?
+ Muốn biết có mấy cặp đấu cờ ta làm thế nào?
- GV cho HS làm phiếu bài tập và đổi phiếu cho nhau để kiểm tra.
Bài giải
Số cặp đấu cờ có là:
8 : 2 = 4 (cặp)
Đáp số: 4 cặp
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò:
- Hơm nay em học bài gì?
- Lấy ví dụ về phép tính chia, nêu thành phần của phép tính chia.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Luyện tập



8
Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2021
VIẾT
Chữ hoa S (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết chữ viết hoa S cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Suối chảy róc rách qua khe đá.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa S.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Hoạt động mở đầu:
* Kiểm tra: HS viết chữ hoa R vào bảng con., 1 HS lên bảng viết.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
*a.Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa S.
+ Chữ hoa S gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa S.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* b. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa S đầu câu.
+ Cách nối từ S sang u.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
3.Hoạt động luyện tập thực hành
Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa S và câu ứng dụng trong vở tập viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
- Gv nhận xét chung bài viết của học sinh. Khen HS viết đẹp và nhắc một số HS
viết còn xấu, (Trung Anh )
-Yêu cầu HS về nhà luyện thêm chữ.
- GV nhận xét giờ học.


9
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ)

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
NÓI VÀ NGHE
Chiếc đèn lồng (Tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


*Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về bài Chiếc đèn lồng .
- Kể được về Bác Đom đóm già trong câu chuyện Chiếc đèn lồng.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Hoạt động mở đầu.
* Kiểm tra.
- 1 HS kể lại đoạn 1,2 ; 1 HS kể lại đoạn 3,4 của câu chuyện Hồ nước và mây.
- Nhận xét, đánh giá.
* Khởi động :
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài: Câu chuyện kể về Bác Đom đóm già, chú ong non
và bầy đom đóm nhỏ.
2. Hoạt động luyện tập thực hành
a.Nghe kể chuyện
- GV kể câu chuyện “Chiếc lồng đèn” lần 1 kết hợp chỉ các hình ảnh trong 4 bức
tranh.
- GV HDHS tập nói lời Bác Đom đóm và bầy đom dóm
- GV kể câu chuyện (lần 2)
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
+ Bác đom đóm già nghĩ gì khi nhìn bầy đom đóm rước đèn lồng?
+ Bác đom đóm làm gì khi nghe tiếng khóc của ong non?
+ Chuyện gì xảy ra với bác đom đóm su khi đưa ong non về nhà?

+ Điều gì khiến bác đom đóm cảm động?
- Theo em, các tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong thời gian nào?
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
b.Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh
- GV HD:
Bước 1: Nhìn tranh và TLCH dưới tranh, cố gắng kể đúng lời nói của nhân vật
Bước 2: HS tập thể theo cặp
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS


10
- HS lắng nghe, nhận xét.
Một buổi tối, bác đom đóm nhìn bầy đom đóm rước đèn lồng.Bác buồn thiu
nghĩ thì ra mình đã già thật rồi.
Chợt bác nghe thấy trong khóm cây, có tiếng khóc của ai đó. Thì ra, là một chú
ong non. Ong non nhìn bác đom đóm khóc mếu máo:
- Bác đom đóm ơi, cháu bị lạc đường rồi.
Bác đom đóm vội vã dỗ dành ong non
- Cháu nín đi, để ta đưa cháu về
Bác đom đóm đưa ong non về nhà. Nhưng sức tàn lực kiệt, bác đom đóm khơng
thể bay về được trong đêm tối. Đang loay hoay không biết làm sao. Bỗng từ đâu
xuất hiện bầy đom đóm vừa rước đèn lồng đi qua. Thế là bác đom đóm cùng bây
đom đóm về nhà trong an toàn.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- HDHS viết 2-3 câu về bác đom đóm già trong chuyện: có thể viết một hoạt
động em thích nhất, cảm xúc, suy nghĩ của em sau khi được nghe xong câu
chuyện Chiếc đèn lồng, …
- YCHS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, trang 13

- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Kể lại câu chuyện cho ông bà, bố mẹ nghe.
- GV nhận xét giờ học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CĨ)

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
TỐN
Tiết 102: Luyện tập
I. U CẦU CẦN ĐẠT

* Kiến thức, kĩ năng.
- Củng cố nhận biết của số bị chia, số chia, thương của phép chia.
- Biết cách tìm thương khi biết số bị chia, số chia.
- Lập được phép tính chia khi biết số bị chia, số chia, thương tương ứng.
* Năng lực phẩm chất
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán hoc.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Hoạt động mở đầu.
- HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm bảng con.
Tính nhẩm 4 x 5 =
20 : 5 =
20 : 4 =
- Hs nêu kết quả, Gv nhận xét và dẫn dắt giới thiệu bài.
2. Hoạt động luyện tập thực hành :

Bài 1: Củng cố về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?


11
- GV HDHS thực hiện lần lượt YC từ một phép nhân suy ra 2 phép tính chia
tương ứng rồi viết số bị chia, số chia, thương vào chỗ dấu hỏi chấm.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: Củng cố cách tìm thương khi biết số bị chia, số chia.
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Tổ chức học sinh tìm thương khi biết số bị chia, số chia.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:Củng cố cách lập phép chia từ các chữ số cho trước
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
Câu a:
- Tổ chức học sinh lập 2 phép tính chia từ 3 thẻ đã cho
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Câu b:- GV cho HS làm bài vào vở ô li.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4:Kĩ năng lập được phép chia thích hợp
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Tổ chức HS làm vào nhóm

- Tổ chức các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm.
- Gv hệ thống kiến thức của toàn bài.
- Nhận xét giờ học và hD HS học ở nhà .
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ)

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Thực hành: Tìm hiểu mối trường sống của thực vật và động vật (Tiết 3)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

*Kiến thức kĩ năng:
- Kết nối được các kiến thức đã học về nơi sống của thực vật và động vật trong
bài học và ngoài thiên nhiên.
- Biết sử dụng một số đồ dùng cần thiết khi đi tham quan thiên nhiên.
*Phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học
tập.
- Quan sát, đặt và trả lời được câu hỏi về mơi trường sống của thực vật và động
vật ngồi thiên nhiên.


12
- Có ý thức và bảo vệ giữ an tồn khi tiếp xúc với các cây và con vật ngoài thiên
nhiên.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV. Phiếu điều tra.

- HS. SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Hoạt động mở đầu:
- Em cần tìm hiểu, điều tra những gì?
- Em cần lưu ý gì khi đi tham quan?
2 Hoạt động hình thành kiến thức mới:
*Đi tìm hiểu, điều tra
Bước 1: Chia nhóm
- GV hướng dẫn HS chia thành từng nhóm, mỗi nhóm 4-6 HS, bầu nhóm trưởng,
nhóm phó, giao nhiệm vụ cho từng thành viên.
- GV hướng dẫn HS thực hiện nội quy theo nhóm.
- GV hướng dẫn HS cách quan sát xung quanh:
+ Quan sát, nói tên cây, con vật sống trên cạn, mô tả môi trường sống của chúng.
+ Quan sát, nói tên cây, con vật sống dưới nước, mơ tả môi trường sống của
chúng.
+ Lưu ý HS quan sát những con vật có thể rất nhỏ ở dưới đám cỏ (con kiến, con
cuốn chiếu,...), đến những con vật nép mình trong các tán lá cây (như bọ ngựa,
bọ cánh cứng,...).
Bước 2: Tổ chức tham quan
- GV theo dõi các nhóm và điều chỉnh các nhóm qua các nhóm trưởng và các
nhóm phó.
- GV nhắc nhở HS:
+ Giữ an tồn khi tiếp xúc với các cây cối và con vật; giữ gìn vệ sinh khi đi tìm
hiểu, điều tra.
+ Đội mũ, nón.
+ Vứt rác đúng nơi quy định’
+ Khi đi tham quan, đi theo nhóm và lắng nghe hướng dẫn của thầy, cơ.
+ Lưu ý giữ an tồn cho bản thân: không hái hoa, bẻ cành lá; không sờ vào bất
cứ con vật nào.

3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm:
? Nêu cách giữ an toàn cho bản thân?
-HS chia sẻ.
- GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà vận dụng tốt những điều mình đã học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ)

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU


13
TỐN TĂNG CƯỜNG
Ơn số bị chia, số chia, thương (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố nhận biết của số bị chia, số chia, thương của phép chia.
- Biết cách tìm thương khi biết số bị chia, số chia.
- Lập được phép tính chia khi biết số bị chia, số chia, thương tương ứng.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động:
- GV cho HS làm bảng con:
+ Tính
18 : 2 = 14 : 2 = 20 : 5 = 20 : 5 =
- GV nhận xét bài làm của HS
2. HD HS làm bài tập (VBT trang 18,19)
Bài 1a
- Gọi HS đọc YC bài. Bài yêu cầu làm gì?
- GV HDHS làm bài:

? 2 được gọi là gì? 7 được gọi là gì? 14 được gọi là gì?
- GV cho HS làm bài
Bài 1b
- GV hướng dẫn HS làm bài.
+ 14 được gọi là gì?
+ 2 được gọi là gì?
+ 7 được gọi là gì?
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Tổ chức học sinh tìm thương khi biết số bị chia, số chia.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
Câu a:
- Tổ chức học sinh lập 2 phép tính chia từ 3 thẻ đã cho
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Câu b:
- GV cho HS làm bài vào vở ô li. GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài. Bài yêu cầu làm gì?
- Tổ chức HS làm nhóm 4. Tổ chức các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.



14
3. Củng cố:
- GV chốt kiến thức toàn bài . HD HS học ở nhà
TIẾNG VIỆT TĂNG CNG
Ơn luyện đọc : Giọt nước và biển lớn (2 tiết )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Sau bài học, HS có khả năng:
- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài thơ Giọt nước và
biển lớn.
- Củng cố từ chỉ sự vật, cách viết câu, đoạn ngắn.
- Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn học.
- Phát triển năng lực viết câu cảm ơn, viết 1-2 câu kể về nhân vật trong truyện.
- Giáo dục lòng biết ơn, bày tỏ sự biết ơn qua lời nói.
- Giáo dục bảo vệ mơi trường nước, sử dụng tiết kiệm nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:

1. Khởi động:
- GV yêu cầu học sinh đứng dậy cùng thực hiện hát bài “Bé yêu biển lắm”
2. HDHS làm bài tập
Bài 1: Viết tên các sự vật được nhắc đến trong bài thơ.
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- GV gọi HS đọc lại bài thơ.
- Giao nhiệm vụ HS làm cá nhân vào VBT.
- GV gọi 1 số HS đọc bài làm, chữa bài, nhận xét
+ Các sự vật được nhắc tới trong bài thơ là: giọt nước mưa, dòng suối, bãi cỏ,
đồi, sông, biển,..

- GV chốt: Đây là các sự vật trong tự nhiên. Các từ gọi tên chúng gọi là từ chỉ sự
vật.
? Ngoài các sự vật này em còn biết các sự vật nào khác trong tự nhiên.
Bài 2: Đánh dấu x vào ô trống trước đáp án đúng về hành trình giọt nước đi
ra biển
-GV gọi HS đọc yêu cầu
-GV gọi 1-2 HS trả lời
-GV nhận xét.
? Em hãy kể lại hành trình giọt nước đi ra biển?
- Nhiều giọt nước mưa rơi xuống góp thành suối, các dịng suối gặp nhau sẽ tạo
thành sơng, các dịng sơng đi ra biển lớn
? Qua hành trình này, em cảm nhận được điều gì?
- Có nhỏ mới thành lớn, biển lớn được thành từ những giọt nước nhỏ, khơng có
giọt nước, khơng có suối, sơng thì khơng có biển.
- GV giáo dục HS uống nước nhớ nguồn, tinh thần đồn kết.
Bài 3: Đóng vai biển, nói 1 câu cảm ơn giọt nước.
- GV cho HS đọc yêu cầu
? BT yêu cầu gì?


15
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm, thực hiện đóng vai nói lời cảm ơn.
- Gọi 1 số nhóm HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
- GV chốt: Khi nói lời cảm ơn thì cần sử dụng câu nói có từ cảm ơn và nói rõ lí
do cảm ơn. Lưu ý cách xưng hơ khi nói lời cảm ơn (tớ - cậu, mình – bạn,…)
- Yêu cầu HS viết lại câu. Theo dõi, giúp đỡ HS, sửa sai kịp thời.
* Lưu ý HS hình thức viết câu: đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm.
3. Củng cố, dặn dò:
- YC HS học bài và chuẩn bị bài sau

Thứ 4 ngày 22 tháng 12 năm 2021
ĐỌC
Mùa vàng (Tiết 1,2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: Hiểu thêm về mỗi mùa sẽ có một loại cây, loại quả khac
nhau. Để tạo ra được những loại quả đó, các bác nơng dân đã phải chăm sóc cây
quả như thế nào. Cơng việc của các bác rất vất vả.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ cây cối,
chỉ vật; kĩ năng đặt câu.
- Biết yêu quý lao động; có thái độ biết ơn người lao động; Có ý thức bảo vệ mơi
trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Hoạt động mở đầu:
* Kiểm tra
- Gọi HS đọc bài: Giọt nước và biển lớn
- Nêu những hành trình của giọt nước đi ra biển?
- Nhận xét, tuyên dương.
* Khởi động
- Cho HS giải các câu đố:
- GV hỏi:

a. Trịn như quả bóng màu xanh/Đung đưa trên cành chờ Tết trung thu (là quả
gì)
b. Quả gì vỏ có gai mềm/Đến khi chín đỏ thoạt nhìn tưởng hoa (là quả gì?)
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: diễn cảm, chú ý giọng các nhân vật
- HDHS chia đoạn: (4 đoạn)


16
+ Đoạn 1: Từ đầu đến tới chân trời.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến đúng thế con ạ.
+ Đoạn 3: Tiếp cho đến chín rộ đấy
+ Đoạn 4: Cịn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: dập dờn, ươm mầm, ríu rít,…
- Luyện đọc câu dài: Gió nổi lên/ và sóng lúa vàng/ dập dờn/ trải tới chân trời.//;
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.27.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr…
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
1. Những lồi cây, loại quả được nói đến khi mùa thu về: hồng, na
2.Khi nhìn thấy quả chín, bạn nhỏ nghĩ các loại quản đang mong có người đến
hái. Quả chín ngon, các bạn nơng dân sẽ rất vui. Bạn nhỏ ước nếu mùa nào cũng
được thu hoạch thì thích lắm.
3. Tên cơng việc của người nơng dân phải làm để có mùa thu hoạch: Người
nơng dân phải làm rất nhiều việc :
- cày bừa, gieo hạt, ươm mầm
- Mưa nắng hạn hán họ phải chăm sóc vườn cây ruộng đồng

4.Bài đọc giúp em hiểu thêm về mỗi mùa sẽ có một loại cây, loại quả khác
nhau.Để tạo ra những laoij quả đó các bác nơng dân đã phải chăm sóc quả như
thế nào. Cơng việc của các bác rất vất vả.
- Nhận xét, tuyên dương HS
3. Hoạt động luyện tập thực hành
*Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
*Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.27.
1. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo nên câu đặc điểm
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr….
- 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó.
Quả hồng - đỏ mọng
Quả na - thơm dìu dịu
Hạt dẻ - nâu bóng
Biển lúa - vàng ươm
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.27
- Đặt một câu nêu đặc điểm của loài cây hoặc loại quả mà em thích?
- GV quan sát các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gợi ý: Cây chơm chơm có lá nhỏ màu xanh non, khi già xanh đậm, ngọn búp
có lớp bao màu hơi đỏ, hoa từng chùm ở đầu cành, tỏa mùi thơm dịu.


17
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
- 1 HS đọc toàn bài.
- 1 Hs nhắc lại nội dung bài .
- GV dặn HS về nhà luyện đọc bài nhiều lần
- GV nhận xét giờ học .
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CĨ)

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TỐN
Tiết 103 : Bảng chia 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giúp HS lập được bảng chia 2 từ bảng nhân 2, viết đọc được bảng chia 2.
- Vận dụng vào tính nhẩm và giải bài toán thực tế liên quan đến các phép chia ở
bảng chia 2.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán hoc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Hoạt động mở đầu
- GV gọi 2 Hs đọc thuộc bảng nhân 2.
- HS đọc. Gv nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới :
- GV cho HS quan sát tranh:
+ Mỗi đĩa có mấy quả cảm? Vậy 4 đĩa có mấy quả cảm?

+ Ta thực hiện phép tính gì?
+ Vậy 8 quả cam chia đều vào các đĩa, mỗi đĩa 2 quả, ta được mấy đĩa như vậy?
+ Ta thực hiện phép tính gì?
+ Vậy dựa vào đâu ta lập được bảng chia 2?
- GVHDHS thực hiện tiếp một số phép tính chia dựa vào bảng nhân 2
2x1=2
2:2=1
2x2=4
4:2=2
- Tổ chức HS lập bảng chia 2 dựa vào bảng nhân 2
- Tổ chức HS đọc bảng chia 2
3. Hoạt động luyện tập thực hành
Bài 1: Kĩ năng tính nhẩm
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Tổ chức HS chia sẻ trước lớp
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:: Kĩ năng tính nhẩm dựa vào bảng nhân, chia 2


18
- Gọi HS đọc YC bài.
- Tổ chức HS nêu miệng kết quả của rùa và thỏ
- Nhận xét, tuyên dương.
+ Vậy tổng các kết quả của các phép tính ghi ở rùa hay ở thỏ lớn hơn hay bé hơn
Bài 3:: Kĩ năng giải và trình bày bài giải
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài tốn cho biết gì
- Bài tốn hỏi gì?

- Tổ chức hoc sinh thảo luận nhóm
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Tổ chức HS chia sẻ trước lớp
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
- Hôm nay em học bài gì?
- Gọi 1 số HS đọc lại bảng chia 2.
- Nhận xét giờ học và HD HS học ở nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CĨ)

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Thực hành : Tìm hiểu mơi trường sống
của thực vật và động vật (Tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

*Kiến thức kĩ năng:
- Kết nối được các kiến thức đã học về nơi sống của thực vật và động vật trong
bài học và ngoài thiên nhiên.
- Biết sử dụng một số đồ dùng cần thiết khi đi tham quan thiên nhiên.
*Phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học
tập.
- Quan sát, đặt và trả lời được câu hỏi về môi trường sống của thực vật và động
vật ngồi thiên nhiên.
- Có ý thức và bảo vệ giữ an toàn khi tiếp xúc với các cây và con vật ngoài thiên
nhiên.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC


- GV. Phiếu điều tra.
- HS. SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

1.Hoạt động mở đầu:
? Nêu cách giữ an toàn cho bản thân khi đi thực hành.
-Hs nhắc lại
2 Hoạt động luyện tập thực hành:
Báo cáo kết quả
Bước 1: Làm việc cá nhân


19
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đã quan sát thấy những gì?
- GV yêu cầu HS ghi kết quả của mình vào báo cáo và hồn thiện báo cáo theo
mẫu Phiếu điều tra.
Bước 2: Làm việc nhóm
- GV yêu cầu HS:
+ Mỗi nhóm báo cáo về kết quả điều tra thực vậ, động vật sống ở mơi trường
trên cạn, mơi trường dưới nước.
+ Mỗi nhóm hồn thành báo cáo vào giấy khổ A2 theo mẫu Phiếu điều tra và
trình bày thêm hình ảnh, sơ đồ,... theo sự sáng tạo của từng nhóm. GV khuyến
khích HS ngồi việc thực hiện báo cáo theo mẫu, HS có thể sáng tạo, trình bày
báo cáo theo cách riêng của mỗi nhóm và tuyên dương những nhóm có sáng tạo
đặc biệt.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu cử đại diện của mỗi nhóm lên trình bày. HS khác nhận xét, hỏi
nhóm bạn.
- GV chọn ra nhóm làm tốt, tuyên dương, tổng kể buổi thực hành.
3.Hoạt động vận dụng trải nghiệm.

? Nêu những thực vật, động vật sống ở môi trường trên cạn, mơi trường dưới
nước?
-Dặn HS về nhà tìm hiểu thêm.
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.
BUỔI CHIỀU
TỐN TĂNG CƯỜNG
Ôn bảng chia 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:
- Củng cố bảng chia 2 từ bảng nhân 2, viết đọc được bảng chia 2.
- Vận dụng được bảng chia 2 để tính nhẩm.
- Giải được một số bài tập, bài toán thực tế liên quan đến các phép chia ở bảng
chia
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động:
- GV cho HS hát bài hát “cái cây xanh xanh”
2. HD làm bài tập VBT trang 20
Bài 1a
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV cho HS nhẩm và trả lời miệng

HS trả lời.
+ 10 : 2 = 5


20
+ 14 : 2 = 7
+ 18 : 2 = 9
- GV nhận xét
Bài 1b
- GV hỏi: 10 : 2 = 5 vì sao?- 2 x 5 = 10
- Vậy mấy chia 2 bằng 5- 10 : 2 = 5
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Tổ chức HS chia sẻ trước lớp
10 : 2 = 5
12 : 2 = 6
14 : 2 = 7
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Tổ chức HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử ra 4 bạn tham gia trò chơi, 4 bạn sẽ nối
tiếp nhau lần lượt viết kết quả các phép tính ở cả hai đồn tàu, mỗi bạn 2 phép
tính, bạn số 4 sẽ viết kết quả 2 phép tính và khoanh trịn phép tính có kết quả bé
nhất ở đồn tàu A và khoanh vào phép tính có kết quả lớn nhất ở đồn tàu B.
a) Đoàn tàu A:
16 : 2 = 8
10 : 2 = 5
18 : 2 = 9
12 : 2 = 6
Đoàn tàu B:

14 : 2 = 7
6:2=3
20 : 2 = 10
8:2=4
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài. Bài tốn cho biết gì?
+ Mỗi chuồng chim bồ câu có hai cái cửa. Bạn Việt đếm được có tất cả 12 cái
cửa.
- Bài tốn hỏi gì?
+ Hỏi có bao nhiêu chuồng chim bồ câu như vậy?
- Tổ chức hoc sinh thảo luận nhóm đơi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Tổ chức HS chia sẻ trước lớp.
- HS chia sẻ bài làm của mình.
Số chuồng chim bồ câu có là:
12 : 2 = 6 (chuồng)
Đáp số: 6 chuồng
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
3. Củng cố, dặn dị:
- Hơm nay em học bài gì?
- Gọi 1 số HS đọc lại bảng chia 2.
- Nhận xét giờ học.
- Về học thuộc bảng chia 2, chuẩn bị tiết học sau bài: Luyện tập
ÂM NHẠC
Thường thức âm nhạc – Câu chuyện về bài hát Chú voi con ở Bản Đôn


21
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


*Kiến thức, kĩ năng:
- Thể hiện được bài đọc nhạc kết hợp với nhạc cụ đệm, vận động
- Nhớ tên bài hát và hiểu được sự ra đời của bài hát.
*Phát triển năng lực, phẩm chất:
– Thưởng thức âm nhạc, câu chuyện về bài hát Chú voi con ở Bản Đôn. Hát kết
hợp vỗ tay theo nhịp/ phách.
--Biết hát kết hợp với gõ đệm, hát kết hợp với vận động cơ thể.
- Biết chăm ngoan nghe lời ông bà cha mẹ, thầy cô
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- GV.Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh…
- HS.SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

1 Hoạt động mở đầu.
-Học sinh hat bài Hoa lá mùa xuân.
-HS nhắc lại tên bài hát và yêu cầu hát lại bài hát
2 .Hoạt động luyện tập thực hành.
* Đọc nhạc Bài số 3
*Đọc các nốt nhạc Đô – Rê – Mi – Pha – Son– La kết hợp với kí hiệu bàn tay
- GV cho HS quan sát tranh về 5 bạn Đô – Rê – Mi-Sol-La đang đứng trên phím
đàn
*Đọc các nốt nhạc Đơ – Rê – Mi – Pha – Son– La kết hợp với kí hiệu bàn tay
-GV cho HS quan sát tranh về 5 bạn Đô – Rê – Mi-Son - La đang đứng trên
phím đàn
- Câu 1: trong tranh bạn nào đứng thấp nhất, bạn nào đứng cao nhất?
-Câu 2: Em hãy đọc tên lần lượt các bạn từ thấp đến cao.
-GV bấm đàn và đọc cao độ các nốt Đô-rê-mi-pha-sol-la mẫu.
-GV bấm đàn HS đọc cao độ 5 nốt Đồ-rê-mi-pha-sol-la

+ Đọc lời ca và tên nốt: .(Chú ý đọc tên nốt chưa có cao độ)
- HS quan sát giới thiệu về bài đọc nhạc Bài số 3.
? Yêu cầu HS nêu cảm nhận về bài đọc nhạc.
- GV đọc tên nốt từng câu và bắt nhịp cho HS đọc theo
+ Câu 1:
+ Câu 2:
- Cho HS đọc với nhiều hình thức khác nhau như cá nhân/ nhóm/ tổ/ cả lớp.
- GV mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm.
- Đọc nhạc lại bài đọc nhạc để kết thúc tiết học.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát, chuẩn bị bài mới.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ)


22
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM .
Tiết 2 : Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Phát động phong trào bảo vệ cảnh quan
(Tích hợp GDBVMT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức kĩ năng.
- Giới thiệu được với thầy cô, bạn bè, người thân về vẻ đẹp cảnh quan ở địa
phương.
2. Năng lực, phẩm chất.
- Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học.
- Hình thành và phát triển tình yêu đối với quê hương, đất nước

- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
GDBVMT: GD HS sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ cảnh quan địa
phương do nhà trường phát động .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Sưu tầm tranh ảnh về cảnh quan địa phương.
- Các đồ dùng trang trí: kéo, hồ dán, băng dính, bút màu, dây buộc, ghim bấm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

- GV cho HS hát tập thể một bài hát về tình yêu quê hương, đất nước: Quê em
của tác giả Nguyễn Văn Chung.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
* Giới thiệu cảnh quan địa phương
- GV chia lớp thành các nhóm. Các nhóm tập hợp những tranh ảnh đã sưu tầm.
- GV tổ chức cho các nhóm trưng bày tranh ảnh về cảnh quan địa phương tại các
vị trí được phân.
- GV khuyến khích những ý tưởng trưng bày sáng tạo, độc đáo.
- Các nhóm đi xem tranh ảnh của nhóm khác.
- Từng nhóm giới thiệu về ý tưởng trưng bày tranh ảnh của nhóm mình và giới
thiệu cụ thể về cảnh quan địa phương trong các bức tranh ảnh đó.
- GV khuyến khích các nhóm đặt câu hỏi cho nhau về cảnh quan trong các bức
tranh ảnh.
* Kết luận: Mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta đều có
rất nhiều cảnh quan đẹp. Mơi cảnh quan có một vẻ đẹp riêng, thể hiện đặc trưng
và những nét văn hoá riêng của từng vùng miền.
3. Hoạt động luyện tập thực hành.
* Sáng tạo bộ sưu tập tranh ảnh về quê hương em
(1) Làm việc nhóm:
- HS chia thành các nhóm từ 4 đến 6 người.
- GV phổ biến nhiệm vụ: các nhóm sử dụng những đồ dùng cần thiết (kéo, bút,

hồ dám giấy màu,...) để tạo ra bộ sưu tập tranh ảnh về quê hương.
- GV gợi ý:


23
+ Các nhóm thảo luận để lên ý tưởng sắp xếp tranh ảnh thành một bộ sưu tập.
+ Các nhóm lựa chọn, sắp xếp tranh ảnh đã sưu tầm theo ý tưởng đã lên.
Các nhóm chuẩn bị các vật dụng cần thiết như kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán,
ghim bấm, dây buộc, móc treo,...để trang trí bộ sưu tập.
+ Các nhóm chuẩn bị các vật dụng cần thiết như kéo, giấy màu, bút màu, hồ
dán, ghim bấm, dây buộc, móc treo,...để trang trí bộ sưu tập.
+ Các nhóm thống nhất đặt tên cho bộ sưu tập hoặc viết lời giới thiệu về bộ sưu
tập tranh ảnh quê hương của nhóm mình.
- GV hỗ trợ, giúp đỡ những nhóm cịn lúng túng trong quá trình sáng tạo bộ sưu
tập.
(2) Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu các nhóm chia sẻ với nhau về bộ sưu tập tranh ảnh.
- GV và HS khen ngợi, động viên tinh thần sáng tạo bộ sưu tập tranh ảnh về quê
hương của HS.
* Kết luận: Bộ sưu tập tranh ảnh về quê hương đã thể hiện tình yêu quê hương,
đất nước của các em. Đồng thời, nó cũng cho thấy những ý tưởng sáng tạo tuyệt
vời của các em. Hãy phát huy những điều đó nhé!
4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm :
* GDBVMT: Em đã tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan ở địa phương em chưa?
?Em hãy nêu vài việc làm cụ thể để bảo vệ cảnh quan ở địa phương em ?
- HS chia sẻ - HS khác cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Gv giao nhiệm vụ cho HS về nhà cùng bố mẹ, người thân tìm hiểu về một cảnh
đẹp ở quê hương mình.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Thứ 5 ngày 23 tháng 12 năm 2021
VIẾT
Nghe - viêt : Mùa vàng (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

*Kiến thức, kĩ năng:
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Hoạt động mở đầu
- GV gọi 1 Hs viết các từ : xinh đẹp, sinh sống .
- 1 HS lên bảng viết, Hs dưới lớp viết vào nháp.
- Hs nhận xét, Gv đánh giá.


24
- Hs đọc lại các từ đó
- Gv giới thiệu bài
2. Hoạt động luyện tập thực hành
a. Nghe – viết chính tả.

- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- GV hỏi:
+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.
- GV đọc cho HS nghe viết.
- YC HS đổi vở sốt lỗi chính tả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
b.Bài tập chính tả.
- Gọi HS đọc YC bài 2, 3.
- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ trang 14-15
- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.
- GV chữa bài, nhận xét.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm.
- Gv hỏi: các con vừa nghe viết bài gì ?
- Tuyên dương những Hs viết đẹp : Linh Chi, Diệp Chi, nhắc nhở, động viên
em Giáp, Gia Bảo cần luyện viết thêm.
- GV nhận xét giờ học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ)

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ chỉ cây cối (Tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

*Kiến thức, kĩ năng:
- Tìm được từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động.
- Đặt được câu giới thiệu theo mẫu.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển vốn từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động.
- Rèn kĩ năng đặt câu giới thiệu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Hoạt động mở đầu
- Hs nêu một số từ ngữ chỉ cây cối .
- Gv nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu bài
2. Hoạt động luyện tập thực hành


25
* Tìm từ ngữ chỉ cây cối
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh, nêu:
+ Tên các loại cây lương thực
+ Cây lương thực: lúa, lúa mì, sắn, ngơ, khoai
+ Tên các loại cây ăn quả
+ Cây ăn quả: xoài, na, mít, dừa, nho, lê, táo
- YC HS làm bài vào VBT/ trang 15
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Tìm từ ngữ chỉ hoạt động chăm sóc cây
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC.
- Bài YC làm gì?
- YC làm vào VBT trang 15
- Nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài 3.
- Gọi HS đọc các từ ngữ cột A, cột B.
- GV tổ chức HS ghép các từ ngữ
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Hoạt động vận dụng trải nghiệm
- Tìm thêm các từ ngữ về hoạt động chăm sóc cây, đặt câu với những từ đó
- GV nhận xét giờ học và HD HS học ở nhà.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CĨ)

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
TỐN
Tiết 104 : Luyện tập
I. U CẦU CẦN ĐẠT

* Kiến thức, kĩ năng
- Củng cố bảng nhân 2, bảng chia 2.
- Củng cố thực hiện tính trường hợp có 2 hoặc 3 dấu phép tính.
- Vận dụng tính nhẩm và giải tốn có lời văn.
* Năng lực, phẩm chât
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán hoc.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC


- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài


×