Tải bản đầy đủ (.pptx) (231 trang)

An toàn vận hành cần trục cầu trục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.9 MB, 231 trang )

KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG
VẬN HÀNH THIẾT BỊ NÂNG

BIÊN SOẠN: NGUYỄN QUỐC MỸ


Chương 1: Giới thiệu chung về thiết bị nâng

Chương 2: Kỹ thuật an toàn trong vận hành xe nâng

Chương 3: Kỹ thuật an toàn trong vận hành cần trục

Chương 4: Kỹ thuật an toàn trong vận hành cầu trục, cổng trục

Chương 5: Kỹ thuật an tồn về cáp, móc, tang quấn cáp, phanh

Chương 6: Phòng chống cháy nổ và sơ cứu người bị tai nạn lao động


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THIẾT BỊ NÂNG


1. Khái niệm và phân loại
1.1. Khái niệm
Thiết bị nâng (máy nâng) là là loại máy công tác dùng để thay đổi vị trí của đối tượng trong
khơng gian
Thiết bị nâng dùng để bốc, xếp, nâng chuyển tải theo phương ngang và phương thẳng đứng
Đặc điểm làm việc của máy nâng là ngắn hạn, lặp đi lặp lại theo chu kỳ


1.2. Phân loại


Tùy thuộc vào kết cấu và công dụng, người ta phân chia máy nâng thành các loại: kích, tời, pa
lăng, cần trục, thang nâng
a/ Kích: là máy nâng đơn giản nhất, gọn nhẹ. Kích được dùng để nâng hạ vật tại chỗ theo
phương thẳng đứng. Kích ren vít và kích thanh răng có sức nâng nhỏ. Kích thủy lực có sức nâng
từ nhỏ đến lớn


b/ Tời: là loại máy nâng đơn giản dùng để nâng, hạ và kéo tải, lực kéo truyền trực tiếp bởi cáp
hoặc xích quấn trên tang tời. Tời có thể hoạt động độc lập như một máy nâng hoặc có thể đóng
vai trị là một bộ phận của máy nâng khác


c/ Palăng: gồm có palăng tay và palăng điện, dùng để nâng hạ vật nặng theo phương thẳng đứng


d/ Cần trục: là loại máy nâng có tay với (cần), nó có kết cấu hồn chỉnh gồm nhiều bộ máy: bộ
máy nâng hạ hàng, bộ máy nâng hạ cần, bộ máy quay và bộ máy di chuyển


-

Phân loại cần trục:
Cần trục tự hành: là loại cần trục quay có cần, tự hành được, hệ thống di chuyển bằng bánh
xích, bánh lốp hoặc trên xe ô tô (xe cẩu tải). Cần trục tự hành có tính lưu động rất cao, phạm
vi hoạt động rộng



-


Cần trục tháp và cần trục chân đế: là loại cần trục có chiều cao kiến trúc lớn, di chuyển trên
đường ray chuyên dùng


- Cần trục nổi: thường được đặt trên phao, trên xà lan hoặc trên tàu


- Cần trục công-xôn


e/ Máy nâng kiểu cầu: gồm có cầu trục, cổng trục và bán cổng trục. Loại này di chuyển trên
đường ray chuyên dùng, xe con mang hàng di chuyển trên kết cấu thép kiểu cầu


f/ Thang máy: dùng để nâng người hoặc nâng hàng theo phương thẳng đứng. Khi dùng để nâng
hàng gọi là vận thăng


2. Các thông số cơ bản của máy nâng

-

Tải trọng nâng danh nghĩa: là đặc trưng cơ bản của máy nâng, thường được biểu thị bằng
tấn hoặc kG. Tải trọng nâng danh nghĩa Q là trọng lượng vật nâng lớn nhất mà máy được
phép nâng. Tải trọng Q bao gồm: trọng lượng vật nâng cộng với trọng lượng bộ phận mang
hàng như móc, thanh kẹp hàng, gầu,…

-

Chiều cao nâng: là khoảng cách từ đỉnh đường ray dưới chân máy hoặc từ mặt nền sân bãi

đến vị trí cao nhất của cơ cấu móc nâng hàng (tâm móc). Chiều cao nâng thường được tính
bằng mét


-

Độ với R và khẩu độ L:

+ Đối với máy nâng có cần (cần trục) người ta dùng độ với R, nó là bán kính quay của hàng khi
quay cần trục
+ Đối với máy trục kiểu cầu, người ta dùng khẩu độ L, nó là khoảng cách giữa hai đường tâm
của hai cụm bánh xe di chuyển của máy, tính bằng mét. Độ với và khẩu độ là thông số biểu thị
phạm vi hoạt động của máy nâng
- Tốc độ làm việc: Bao gồm tốc độ của các thao tác như tốc độ nâng hạ hàng, tốc độ nâng hạ cần,
tốc độ di chuyển máy nâng, tốc độ di chuyển xe con mang hàng và tốc độ quay cần


3. Nguyên nhân gây ra TNLĐ khi sử dụng thiết bị nâng

-

Các sự cố, tai nạn xảy ra khi sử dụng thiết bị nâng cũng rất đa dạng và chiếm tỉ lệ khá cao
trên tổng số tai nạn lao động. Trong đó các trường hợp thường xảy ra là: rơi tải trọng khi
nâng chuyển, sập cần ở các loại cần trục; đổ cần trục, tai nạn điện ở các thiết bị nâng có
động cơ dẫn động bằng điện
Nguyên nhân tai nạn khi sử dụng thiết bị nâng bao gồm những nguyên nhân về thiết kế, về
chế tạo, về lắp đặt và sử dụng. Ở đây chỉ phân tích các nguyên nhân chủ yếu về lắp đặt và
sử dụng mang tích chất chung cho tất cả các thiết bị nâng



3.1. Ngun nhân kỹ thuật
a/ Máy sử dụng khơng hồn chỉnh

- Thiếu các thiết bị an tồn hoặc có nhưng đã hư hỏng, hoạt động thiếu chính xác, mất tác dụng
loại trừ yếu tố nguy hiểm khi một bộ phận nào đó hoạt động q giới hạn cho phép. Ví dụ: thiếu
thiết bị khống chế quá tải ở cần trục dẫn đến cẩu quá tải có thể làm đứt cáp, làm lật đổ cần trục
gây tai nạn

- Thiếu các thiết bị chỉ báo phòng ngừa hoặc sự hoạt động của chúng khơng chính xác, người
vận hành khơng biết được mức độ làm việc để điều khiển sao cho vừa đảm bảo cơng suất vừa
đảm bảo an tồn. Ví dụ: thiếu thiết bị chỉ tải trọng ở tầm với tương ứng, người thợ lái có thể cẩu
q tải mà khơng biết.


b/ Máy đã bị hư hỏng

-

Các bộ phận, chi tiết cấu tạo đã bị cong vênh, móp méo, rạng nứt hoặc đứt gãy gây ra tai
nạn. Ví dụ: tuột bu lông, bong mối hàn ở những mối nối liên kết các bộ phận kết cấu máy.
Cáp, xích, đai truyền đã bị mòn, đứt quá quy định cho phép; các ổ trục, ổ bi bị mòn, vỡ
Hộp số bị hỏng làm cho vận tốc chuyển động khơng chính xác gây khó khăn khi điều khiển
hoặc gây sự cố, tai nạn
Hệ thống phanh bị mịn, hỏng, mơ men phanh tạo ra nhỏ khơng có tác dụng hãm
Tóm lại các hỏng hóc của máy phát sinh trong q trình sử dụng nếu khơng được sửa chữa,
thay thế đúng lúc sẽ gây ra sự cố, tai nạn


c/ Máy mất ổn định
- Mất ổn định đối với máy đặt cố định hay di động cũng thường là nguyên nhân gây ra sự cố tai

nạn. Mất cân bằng dẫn đến rung lắc, đảo nghiêng làm cho người vận hành thao tác kém chính
xác, nếu mức độ lớn có thể làm lật đổ máy

-

Những nguyên nhân gây ra mất ổn định thường là:

+ Máy đặt lên nền móng khơng vững chắc, trên nền dốc vượt quá độ nghiêng cho phép
+ Vi phạm các vận tốc chuyển động khi di chuyển máy, khi nâng hạ tải, khi quay cần, đặc biệt khi
phanh hãm hay chuyển hướng chuyển động đột ngột
+ Nâng chuyển quá tải trọng làm tăng mô men lật
+ Tác dụng ngoại lực lớn: gió lớn, va chạm xơ đẩy


d/ Thiếu các thiết bị che chắn, rào ngăn vùng nguy hiểm
Vùng nguy hiểm của máy nói chung là khoảng khơng gian trong đó các yếu tố tác động thường
xun hay bất ngờ có thể gây ra tai nạn lao động
Vùng nguy hiểm trên các thiết bị nâng chủ yếu là vùng gần các cơ cấu truyền động, vùng nằm
giữa dây cáp, xích cuốn vào tang tời hay puly rịng rọc, giữa xích và đĩa xích, giữa dây đai và trục,
giữa các bánh răng,... Ở các cơ cấu này có thể kẹp vào áo quần, các bộ phận cơ thể như tóc, tay
chân gây tai nạn
Vùng nguy hiểm xung quanh thiết bị nâng. Khi máy hoạt động, các bộ phận quay có thể va đập
vào người hoặc tải nâng chuyển rơi vào người phía dưới ở trong tầm hoạt động


e/ Sự cố, tai nạn điện
Đối với thiết bị nâng dùng điện, dịng điện có thể bị rị ra các bộ phận kết cấu kim
loại gây ra tai nạn.
Thiết bị nâng đè lên dây điện đặt dưới đất hoặc va chạm vào dây điện đặt trên
không trong lúc hoạt động

f/ Thiếu ánh sáng:
Chiếu sáng không đủ nơi làm việc, trong nhà xưởng hoặc làm việc ban đêm, lúc
sương mù không nhìn rõ các bộ phận trên máy và khu vực xung quanh dẫn đến tai
nạn


3.2. Nguyên nhân tổ chức, quản lý

a/ Tổ chức

- Tuyển dụng, sử dụng công nhân không đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, về trình độ chun mơn
và phẩm chất đạo đức dẫn đến những sai lầm khi vận hành, vi phạm quy trình kỹ thuật, vi phạm
nội quy kỷ luật lao động

- Thiếu sót trong cơng tác kiểm tra giám sát để phát hiện và có biện pháp khắc phục các hiện
tượng thiếu an tồn

- Khơng thực hiện chế độ huấn luyện cho cơng nhân về an tồn lao động theo quy định
- Không trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá

nhân


b/ Quản lý

-

Thiếu hồ sơ lý lịch máy nên không nắm được tính năng và tình trạng kỹ thuật
dẫn đến những sai lầm khi sử dụng


-

Không thực hiện công tác kiểm định kỹ thuật an tồn với cơ quan có thẩm quyền
Không thực hiện tốt công tác bảo dưỡng sửa chữa định kỳ theo kế hoạch
Không giao trách nhiệm rõ ràng trong việc quản lý sử dụng máy


3.3. Điều kiện vệ sinh môi trường

-

Ở trong buồng lái các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn: nóng, ồn, rung, bụi
Điều kiện vệ sinh môi trường không tốt ảnh hưởng xấu đến sức khỏe công nhân,
lâu ngày gây ra bệnh nghề nghiệp

3.4. Nguyên nhân bản thân
Sức khỏe tâm lý không phù hợp với công việc (tai điếc, mắt kém, thể lực yếu).
Có những diễn biến tâm lý như hoang mang sợ hãi,... Thiếu tập trung tư tưởng dẫn
đến điều khiển các thao tác khơng chính xác gây ra sự cố tai nạn


×