Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ ở thành phố hồ chí minh nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.24 MB, 110 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2012 - 2013

NGHỀ LÀM TRANG PHỤC
CẢI LƯƠNG TUỒNG CỔ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mã số đề tài:
Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội và Nhân văn.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2012 - 2013

NGHỀ LÀM TRANG PHỤC
CẢI LƯƠNG TUỒNG CỔ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mã số đề tài:
Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội và Nhân văn.
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC SANG Nam, Nữ: Nam
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: DN09, XHH - CTXH – ĐNAH Năm thứ: 4/ Số năm đào tạo: 4


Ngành học: Đông Nam Á học
Người hướng dẫn: Thạc sĩ NGUYỄN THỊ TÂM ANH
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2013


Mục lục
Trang
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...............................................................................7
7. Bố cục đề tài ..........................................................................................................8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................9
1.1. Các khái niệm .....................................................................................................9
1.1.1. Văn hóa .......................................................................................................9
1.1.2. Cải lương .....................................................................................................9
1.1.3. Trang phục - trang phục cải lương tuồng cổ .............................................12
1.1.4. Nghề truyền thống .....................................................................................13
1.2. Trang phục cải lương tuồng cổ trong hệ tọa độ văn hóa ..................................14
1.2.1. Bối cảnh khơng gian..................................................................................14
1.2.2. Chủ thể ......................................................................................................17
1.2.3. Thời gian ...................................................................................................18
1.3. Vấn đề bảo tồn và phát triển nghề truyền thống ..............................................22
CHƯƠNG 2. NGHỀ LÀM TRANG PHỤC CẢI LƯƠNG TUỒNG CỒ - NHỮNG
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ..................................................................24
2.1. Nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ trong hệ giá trị văn hóa vật thể .......24
2.1.1. Sản phẩm ...................................................................................................24

2.1.2. Kỹ thuật chế tác ......................................................................................... 26
2.1.3. Công nghệ .................................................................................................28
2.1.4. Thị trường..................................................................................................30
2.2. Nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ trong hệ giá trị văn hóa phi vật thể .31
2.2.1. Tính mỹ thuật ............................................................................................ 31
2.2.2. Kinh nghiệm - bí quyết nghề - phương thức lưu truyền ........................... 33


2.2.3. Tín ngưỡng thờ Tổ nghề ...........................................................................34
2.2.4. Lễ giỗ Tổ nghề cải lương ..........................................................................37
2.3. Nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ trong hệ giá trị văn hóa xã hội ........39
2.3.1. Tính chân thực lịch sử ...............................................................................39
2.3.2. Tính dân tộc ............................................................................................... 41
2.3.3. Tính biểu tượng ......................................................................................... 43
2.3.4. Tính linh hoạt ............................................................................................ 46
CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ ...................49
3.1. Hiện trạng .........................................................................................................49
3.1.1. Các cơ sở làm trang phục cải lương tuồng cổ hiện nay ............................ 49
3.1.2. Thuận lợi ...................................................................................................50
3.1.3. Khó khăn ...................................................................................................51
3.2. Giải pháp phát triển nghề .................................................................................52
3.2.1. Chính sách của Nhà nước ..........................................................................52
3.2.2. Đối với nghệ nhân may trang phục ........................................................... 55
3.2.3. Đối với nghệ sĩ cải lương ..........................................................................56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 60
PHỤ LỤC




Danh mục những từ viết tắt
NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ.

TT-BNN

Thơng tư - Bộ Nông nghiệp.

UNESCO

United Nations Educational Scientific and CulturalOrganization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc).

USD

United States dollar.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: NGHỀ LÀM TRANG PHỤC CẢI LƢƠNG TUỒNG CỔ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC SANG
- Lớp: DN09 Khoa: XHH - CTXH - ĐNAH
- Năm thứ: 4 Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: Thạc sĩ NGUYỄN THỊ TÂM ANH

2. Mục tiêu đề tài:
Đề tài triển khai nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề sau:
- Quá trình hình thành và phát triển nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ ở thành
phố Hồ Chí Minh
- Phân tích trang phục cải lương tuồng cổ là gì? Nó khác với trang phục hát bội như
thế nào? Nó cải biên từ trang phục của các đồn hát Quảng Đơng ra sao? Giữa trang phục
sân khấu người Việt với người Hoa khác nhau như thế nào? Từ đó, rút ra giá trị văn hóa
đặc sắc riêng của trang phục cải lương tuồng cổ Việt Nam.
- Thấy được vai trò của trang phục trong sự thành công của vở cải lương tuồng cổ.
- Qua trang phục, chúng ta có thể phân biệt được các vai diễn trên sân khấu như: vua,
quan văn, quan võ, quan văn võ song toàn, hoàng hậu, thứ phi…
- Giá trị văn hóa Việt qua các loại trang phục cải lương tuồng cổ.
- Tầm quan trọng của nghề làm trang phục tuồng cổ trong việc góp phần bảo tồn và
phát huy nghệ thuật sân khấu cải lương thông qua mảng cải lương tuồng cổ.


- Hiện trạng nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề ra phương hướng bảo tồn và phát huy nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ
đang đứng trước nguy cơ mai một.
3. Tính mới và sáng tạo của đề tài:
- Tính mới của đề tài: Trong vài thập niên trở lại đây, có nhiều cơng trình nghiên cứu
bộ mơn nghệ thuật sân khấu cải lương trên các phương diện lịch sử hình thành và phát
triển, âm nhạc, nội dung tuồng tích… Các nghiên cứu chủ yếu thiên về yếu tố âm nhạc và
lịch sử cải lương. Cho đến nay, chưa có một cơng trình chính thức nghiên cứu về trang
phục cải lương nói chung và nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ nói riêng.
Trong khi đó, thành phố Hồ Chí Minh được xem là một trong các trung tâm nghiên cứu
văn hóa lớn ở Việt Nam, lại tập trung hầu hết các gia tộc chuyên làm trang phục cải lương
tuồng cổ nhưng chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Các cơ sở này không
chỉ thiết kế trang phục cải lương mà còn thiết kế trang phục cho phần lớn các loại hình
nghệ thuật mang yếu tố cổ trang đang hoạt động trên địa bàn như hát bội, phim lịch sử,

kịch, múa… Đây là một giá trị văn hóa độc đáo bị bỏ quên giữa nhịp độ phát triển năng
động của thành phố Hồ Chí Minh. Cơng trình chúng tôi tiên phong nghiên cứu nghề làm
trang phục cải lương tuồng cổ mong muốn đóng góp một đề tài nghiên cứu mới vào hệ
thống các cơng trình nghiên cứu giá trị văn hóa truyền thống vùng Nam Bộ nói chung và
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Đây là tính mới của đề tài.
- Tính sáng tạo của đề tài: Các cơng trình nghiên cứu nghề thủ cơng truyền thống đi
trước thường tiếp cận vấn đề dưới góc độ kinh tế thông qua các yếu tố như địa bàn hoạt
động, quá trình hình thành phát triển nghề, con người, sản xuất, kỹ thuật, nghệ thuật, thị
trường… Riêng đối với công trình này, chúng tơi tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ
văn hóa học. Chúng tơi đặt nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ trong một hệ tọa độ
văn hóa xác định. Từ đó, nghiên cứu dựa trên các hệ giá trị văn hóa. Hệ giá trị văn hóa vật
thể bao gồm yếu tố sản phẩm, kỹ thuật chế tác, công nghệ, thị trường. Hệ giá trị văn hóa
phi vật thể với các yếu tố như tính mỹ thuật, kinh nghiệm - bí quyết nghề - phương thức
lưu truyền, tín ngưỡng, lễ hội. Hệ giá trị văn hóa xã hội qua tính lịch sử, tính dân tộc, tính
biểu tượng và tính linh hoạt của trang phục. Đây là tính sáng tạo của cơng trình.


4. Kết quả nghiên cứu:
Sau 5 tháng triển khai nghiên cứu, đề tài thu được những kết quả nghiên cứu sau:
- Về vấn đề thuật ngữ: Tổng hợp và rút ra được một số khái niệm mà hiện nay trong
giới nghiên cứu chưa khái quát được. Đó là các khái niệm cải lương tuồng cổ, trang phục
cải lương tuồng cổ, nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ. (Chương 1)
- So sánh được sự khác nhau cơ bản giữa trang phục cải lương tuồng cổ, trang phục
hát bội và trang phục tuồng cổ tiếng Quảng Đông. Sự khác nhau giữa trang phục các loại
cải lương tuồng cổ theo các thể loại tuồng tích lấy từ lịch sử Việt Nam, tích tuồng Trung
Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Nhật Bản… (Phụ lục 2, 3)
- Phân tích được diễn trình phát triển nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ, sự
biến đổi phong cách trang phục cải lương dựa trên sự phát triển song hành gắn liền với sự
hình thành, phát triển của nghệ thuật sân khấu cải lương. Từ nền tảng cơ bản là trang phục
hát bội được cải biên đến sự du nhập trang phục các đoàn hát Trung Quốc. Cuối cùng,

hình thành hệ thống trang phục cải lương phong phú, đa dạng như hiện nay. (Chương 1)
- Hệ thống được những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam thông qua
nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ trên ba hệ giá trị văn hóa chính: vật thể, phi vật
thể, văn hóa xã hội. Trong đó, nổi bật là tín ngưỡng thờ Tổ nghề cải lương và lễ giỗ Tổ
nghề. Hiện nay, tín ngưỡng này được phát triển chung trong giới sân khấu, kể cả điện ảnh,
ca nhạc, kịch nói… Lễ giỗ Tổ trở thành Ngày Sân khấu Việt Nam kể từ 2010. (Chương 2)
- Phân tích được tính mỹ thuật, tính biểu tượng, tính linh hoạt của trang phục. Chứng
minh vai trò đặc biệt quan trọng của trang phục trong vở cải lương tuồng cổ. (Chương 2).
Đồng thời nêu lên cách phân biệt vai, phân biệt trang phục các loại tuồng trong cải lương
tuồng cổ qua cách sử dụng màu sắc, họa tiết, cách mặc trang phục… (Phụ lục 3,5,6)
- Đánh giá được hiện trạng phát triển, những khó khăn, thách thức của nghề trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Đề ra một số giải pháp ổn định và phát triển nghề
dựa trên sự vận dụng các văn bản pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, phân tích cho rằng
giải pháp phát triển tối ưu, bền vững nhất vẫn chính là nằm ở sự tâm huyết của đội ngũ
nghệ nhân may trang phục và ý thức nghệ thuật của giới nghệ sĩ cải lương. (Chương 3)


5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả
năng áp dụng của đề tài:
Hiện tượng trang phục sân khấu nói chung và nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ
nói riêng đã hình thành từ lâu đời, nhưng ít được sự quan tâm thích đáng từ giới nghiên
cứu. Đây là một hạn chế của đề tài trong việc tham khảo, kế thừa thành quả khoa học.
Tuy nhiên, chúng tôi đã được thừa hưởng nhiều kết quả nghiên cứu về các mặt lý luận sân
khấu truyền thống. Đồng thời, nhận được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng
dẫn, các nghệ nhân, nghệ sĩ sân khấu cải lương lão thành, nghệ sĩ hát bội… Cùng sự cố
gắng của bản thân, cơng trình có một vài đóng góp nhỏ, chủ yếu là:
- Về mặt kinh tế - xã hội: Nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ là một nghề thủ
cơng truyền thống có giá trị kinh tế lẫn giá trị văn hóa xã hội. Thứ nhất, về mặt kinh tế,
trong nền kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động nghề, làng nghề thủ công truyền
thống cũng như các ngành nghề khác đều đem lại lợi nhuận cho xã hội. Vì thế, bảo tồn và

phát triển nghề làm trang phục cải lương mang giá trị về mặt kinh tế, ở đây chủ yếu là
kinh tế địa phương, kinh tế hộ gia đình. Các giải pháp phát triển nghề đặt ra trong cơng
trình góp phần giúp nghề nhạy bén hơn, bám được thị trường, tránh nguy cơ bị lụi tàn,
giúp nghệ nhân có thu nhập thường xuyên, đời sống kinh tế ổn định, khơng bị lâm vào
cảnh đói nghèo, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Thành phố. Về mặt xã hội,
góp phần giải quyết vấn đề việc làm và lao động, đồng thời tạo điều kiện phát triển cho
các loại hình dịch vụ cung cấp nguyên liệu, dịch vụ hoàn chỉnh, tiêu thụ sản phẩm… Đặc
biệt, giá trị văn hóa của nghề là viên ngọc q phản ánh nét văn hóa đặc sắc, tích chứa một
bộ phận giá trị văn hóa của Thành phố, góp phần tạo nên bản sắc độc đáo, đa dạng hóa nền
văn hóa dân tộc.
Riêng đối với ngành sân khấu nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng, cơng trình
bước đầu hệ thống hóa một vài bước phát triển của trang phục sân khấu truyền thống cải
lương trên cơ sở phát triển trang phục đời thường với các chức năng cơ bản của nó. Dựa
trên đường lối và chức năng văn hóa văn nghệ hiện nay, đáp ứng sự địi hỏi tiến bộ của
người xem, cơng trình nhấn mạnh tính chân thực lịch sử, tính dân tộc, tính mỹ thuật, tính


biểu tượng của trang phục sân khấu phải được tôn trọng. Điều này góp phần “gìn vàng giữ
ngọc” cho sân khấu cải lương, giúp loại hình nghệ thuật này tránh được nguy cơ mai một.
Cùng những dẫn chứng mang tính thời sự, cơng trình có thể kịp thời nêu lên một số vấn
đề cụ thể đối với ngành sân khấu nói chung, bộ mơn nghệ thuật cải lương nói riêng, mong
làm một viên gạch nhỏ góp phần đồng bộ đẩy mạnh nền nghệ thuật sân khấu dân tộc Việt
Nam ngày một phát triển, nâng cao.
- Về mặt giáo dục và đào tạo: Cơng trình nghiên cứu một bộ phận của sân khấu cải
lương là trang phục và nghề làm trang phục. Đây là tiền đề cho các đề tài nghiên cứu tiếp
theo trong việc bảo tồn và phát huy nghề thiết kế sân khấu cải lương đang có nguy cơ mai
một bởi số lượng các nghệ nhân cịn rất ít và lớn tuổi. Cơng trình hồn thành có thể làm tài
liệu tham khảo cho các bạn đọc muốn tìm hiểu về nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ
nói chung và nghệ thuật sân khấu cải lương Việt Nam nói riêng. Đồng thời, cơng trình có
thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Đông Nam Á học, trường Đại học

Mở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và sinh viên các trường đại học nói chung muốn
nghiên cứu về nghệ thuật cải lương, các giá trị văn hóa vùng Sài Gịn - Chợ Lớn xưa cũng
như thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Giải pháp đặt ra trong cơng trình là việc phát triển
nhiều cơng trình nghiên cứu cụ thể về cách thiết kế, màu sắc, hoạ tiết trang phục… biên
soạn thành tài liệu chính thức, được kiểm định. Nếu giải pháp được thực thi sẽ đóng góp
rất lớn trong việc đào tạo đội ngũ kế thừa cho nghề. Đó cũng là giải pháp tối ưu vừa góp
phần duy trì và phát triển nghề vừa tạo ra nguồn tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu,
giáo dục và đào tạo.
- Về mặt an ninh, quốc phòng: Các giải pháp phát triển nghề đề xuất trong cơng trình
giúp giải quyết vấn đề lao động và việc làm đồng nghĩa với việc hạn chế những tệ nạn xã
hội góp phần xây dựng một nền tảng cho truyền thống đạo đức của người Việt Nam. Đó là
tình u nghề, đạo đức gia đình, cộng đồng ngày càng vững chắc, an ninh xã hội được
đảm bảo.
- Khả năng áp dụng của đề tài: Cơng trình nếu được gửi đến Hội Sân khấu Thành
phố Hồ Chí Minh sẽ là một yếu tố thúc đẩy Hội đưa vấn đề trang phục, nghề làm trang
phục cải lương tuồng cổ vào chủ đề các buổi hội thảo bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân


khấu truyền thống, đặc biệt là sân khấu cải lương. Mở rộng hơn, cơng trình đánh động đến
việc sử dụng trang phục trên sân khấu hiện nay vốn được xem là một vấn nạn văn hóa.
Mặt khác, cơng trình có thể dùng làm tư liệu đệ trình cơ quan Nhà nước công nhận nghề
truyền thống, tiền đề để công nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân nhằm tạo nguồn
động lực để các nghệ nhân tiếp tục sáng tạo, cống hiến cho nghề . Đối với các nghệ nhân
làm trang phục, cơng trình có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong q trình sản xuất,
khích lệ niềm tự hào, đồng thời, “tiếp lửa” cho nghề khỏi nguy cơ mai một.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài:
Cơng trình nghiên cứu này vừa được xây dựng và hoàn thành trong phạm vi nhà
trường. Chưa được công bố và áp dụng.
Ngày 22 tháng 04 năm 2013
Sinh viên chịu trách nhiệm chính

thực hiện đề tài

Nguyễn Ngọc Sang
Nhận xét của ngƣời hƣớng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện
đề tài:
- Về hình thức: Trình bày đúng quy cách, trang nhã. Văn phong súc tích, rõ ràng, ít
sai sót lỗi đánh máy. Kết cấu bố cục 3 chương hợp lý. Phần Phụ lục có hình ảnh phong
phú, minh họa tốt cho đề tài.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội: Cải lương là loại hình nghệ thuật truyền thống mang
đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, hiếm người quan tâm đến nghề làm trang
phục của bộ môn nghệ thuật này. Tác giả cơng trình đã thể hiện tâm huyết của mình trong
việc giới thiệu nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ. Cơng trình trình bày khá đầy đủ
những nét đặc trưng của nghề cùng những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy môn nghệ
thuật quý giá này trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Đây là một đề tài mang tính
thiết thực cao, rất cần thiết trong việc giữ gìn phát huy vốn văn hóa dân tộc.


- Phương pháp nghiên cứu: Ngồi phương pháp chính là thu thập tư liệu bằng văn
bản thành văn, tổng hợp, phân tích... tác giả cịn sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng
hỏi, phỏng vấn. Tác giả có tác phong khoa học nghiêm túc thể hiện qua việc trích dẫn cụ
thể các nguồn tài liệu tham khảo.
- Về nội dung khoa học: Thể hiện rành mạch, cụ thể cái hay, cái đẹp của nghề làm
trang phục cải lương tuồng cổ. Tác giả đã truyền tải được “hồn vía” nghề làm trang phục
cải lương qua phần trình bày về bí quyết và kỹ thuật trong nghề. Đề tài có khả năng mở
rộng nghiên cứu theo nhiều hướng, tạo tiền đề cho một hướng nghiên cứu mới. Tôi cho
rằng tác giả đã chuyển tải được những nội dung cần thiết theo mục tiêu đề tài.
Ngày 22 tháng 04 năm 2013
Xác nhận của đơn vị

Ngƣời hƣớng dẫn


Nguyễn Thị Tâm Anh


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƢỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: NGUYỄN NGỌC SANG

Ảnh 4x6

Sinh ngày: 03 tháng 12 năm 1989
Nơi sinh: Tân An - Long An.
Lớp: DN09 Khóa: 2009
Khoa: XHH - CTXH - ĐNAH
Địa chỉ liên hệ: 231/54A/3, Tôn Thất Thuyết, Phường 3, Quận 4, TP.HCM.
Điện thoại: 0909109654/ 0975467880
Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP :
* Năm thứ 1:
Ngành học: Đông Nam Á học Khoa: Đông Nam Á học
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Đơng Nam Á học Khoa: Đông Nam Á học
Kết quả xếp loại học tập: Khá

Sơ lược thành tích: Giải nhì cuộc thi Sưu tầm tư liệu về đất nước và con người
Singapore.


* Năm thứ 3:
Ngành học: Đông Nam Á học Khoa: XHH – CTXH - ĐNAH
Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích: Khuyến khích cuộc thi Đọc và tóm tắt sách Nguyễn Thị Oanh.
* Năm thứ 4:
Ngành học: Đông Nam Á học Khoa: XHH – CTXH - ĐNAH
Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích: Hồn thành tốt báo cáo thực tập tốt nghiệp.

Ngày 22 tháng 04 năm 2013
Xác nhận của đơn vị

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

Nguyễn Ngọc Sang


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ lâu, thành phố Hồ Chí Minh được mệnh danh là kinh đơ của nghệ thuật cải
lương. Trải qua thời kỳ hoàng kim, khi cải lương thối trào, đến nay nơi đây cịn lưu
giữ được những giá trị cốt lõi, tinh hoa văn hóa mà loại hình nghệ thuật này để lại. Đó
là những thầy đờn chuyên đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ thành công, nổi tiếng trên sân

khấu. Đa số nghệ sĩ cải lương thành danh sinh sống tập trung tại thành phố Hồ Chí
Minh. Các nghệ sĩ định cư ở hải ngoại vẫn thường xuyên về đây biểu diễn nghệ thuật.
Tín ngưỡng thờ Tổ nghề cải lương hàng năm thu hút nhiều nghệ sĩ không chỉ cải lương
mà cả kịch, điện ảnh, ca nhạc… về tham dự ngày giỗ Tổ như một cách tri ân nguồn cội,
nhắc nhở đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ vẫn
sống, sáng tạo, cống hiến mặc dù gặp nhiều khó khăn. Tất cả các yếu tố trên cấu thành
giá trị văn hóa đặc trưng của nghệ thuật cải lương. Trong đó trang phục là phương tiện
phản ánh rõ nét nhất những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Bàn về cải lương, trong những thập niên gần đây, khi nhiều loại hình nghệ thuật
mới ra đời cùng với sự du nhập từ nước ngoài như: nhạc trẻ, hiphop, pop, rock, dance
sport, các dòng nhạc thị trường…, nghệ thuật sân khấu cổ truyền của dân tộc Việt Nam
mất dần ưu thế. Một số loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương… thu hẹp đất
diễn và có nguy cơ mai một nếu khơng kịp thời tìm được hướng đi mới. Theo quan
điểm của chúng tôi, cải lương đang bị nghiệp dư hóa. Chính bản thân những người làm
nghệ thuật đã kéo cải lương xa rời khán giả. Việc nghệ sĩ diễn vở cải lương tuồng cổ
đeo đồng hồ, trang sức hiện đại, nữ nghệ sĩ đi giày cao gót, nam nghệ sĩ đi giày tây,
hoạt cảnh bà Triệu Thị Trinh cưỡi voi sử dụng ghế nhựa, thang xếp… không phù hợp
với bối cảnh, nhân vật lịch sử, gây phản cảm. Tình trạng sử dụng tùy tiện, sai sót về
trang phục đã bóp méo nhận thức của người xem, ảnh hưởng đến thị hiếu thẩm mỹ
khán giả. Đó là chưa kể đến chất lượng nghệ thuật của vở diễn về ca từ, diễn xuất.
Những yếu tố kể trên khiến nghệ thuật sân khấu cải lương không cạnh tranh được với
các loại hình nghệ thuật mới, tất yếu dẫn đến khủng hoảng và nguy cơ mai một. Cần
phải có cơng trình nghiên cứu, phân tích vấn đề trang phục cải lương để tìm ra nguyên
nhân và giải pháp khắc phục, góp phần đưa cải lương trở lại với cơng chúng.


2
Một vài năm trở lại đây, nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ được phản ánh
trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Các bài báo chủ yếu viết về những người
làm trang phục cải lương tuồng cổ ở thành phố Hồ Chí Minh. Người thiết kế trang phục

là người “thổi hồn” vào vai diễn, giúp nghệ sĩ tự tin đứng trên sân khấu, nhất là các vở
cải lương tuồng cổ. Đồng thời, trang phục là biểu hiện của giá trị văn hóa vật chất và
tinh thần, sự sáng tạo tài hoa của người Việt Nam qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, các bài
báo chỉ dừng ở mức độ thơng tin sơ lược, chưa có sự nghiên cứu cụ thể dựa trên bình
diện văn hóa, kinh tế - xã hội. Nghiên cứu nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ sẽ
góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu cải lương khỏi nguy cơ mai một.
Thực tế, ở Việt Nam, vấn đề trang phục sân khấu chưa được quan tâm đúng mức
dẫn đến hậu quả rất đáng báo động. Đó là sự giống nhau của các bộ y phục ở các triều
đại khác nhau, việc sử dụng tùy tiện màu sắc, họa tiết, mô phỏng, bắt chước kiểu trang
phục trong các phim lịch sử của nước ngoài. Hiện tượng cách tân hóa một cách thái
quá khiến trang phục sân khấu gây phản cảm là điều khá phổ biến, nhất là giới nghệ sĩ
trẻ. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở người thiết kế trang phục vơ tình hay cố ý khơng
thơng hiểu lịch sử, tính chất vai diễn, một phần do nghệ sĩ quá “dễ dãi” khi mặc trang
phục biểu diễn. Để khắc phục tình trạng này, cần xây dựng nhận thức trong giới nghệ sĩ
từ người thiết kế đến người sử dụng giá trị văn hóa của trang phục, quan trọng là tính
lịch sử, tính dân tộc của nó.
Nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thuộc
loại hình nào, đủ tiêu chuẩn công nhận là nghề thủ công truyền thống, làng nghề truyền
thống hay không. Đây là vấn đề phải nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên các văn bản pháp
luật của Nhà nước. Từ đó, tìm ra giải pháp khắc phục những khó khăn cịn tồn tại,
tránh dẫn đến việc mai một và mất đi một trong những giá trị văn hóa đặc thù của vùng
Nam Bộ. Để giải quyết vấn đề nêu ra, cần nhìn lại quá trình hình thành và phát triển
nghệ thuật cải lương, diễn trình phát triển trang phục cải lương tuồng cổ. Đề ra phương
hướng, giải pháp khắc phục dựa theo một số tiêu chí của Nhà nước trên các văn bản
pháp luật đã ban hành kết hợp với tình hình thực tế địa phương mà nghề đang hoạt
động. Nhận thấy ý nghĩa và tính cấp thiết của những vấn đề trên, chúng tơi chọn đề tài
“Nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ ở thành phố Hồ Chí Minh” nghiên cứu
mong muốn có những đóng góp khoa học và thực tiễn nhất định khi đề tài hoàn thành.



3

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra sau đây:
- Phân tích được những nét đặc trưng của nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ
thông qua sự khác nhau giữa trang phục cải lương với trang phục hát bội, trang phục
của các đồn hát Quảng Đơng (Trung Quốc), giữa trang phục sân khấu người Việt với
người Hoa. Từ đó, phân tích giá trị văn hóa đặc sắc riêng của trang phục cải lương
tuồng cổ Việt Nam.
- Đánh giá vai trò của trang phục quyết định sự thành công của vở cải lương
tuồng cổ. Phân tích được tính biểu tượng của trang phục, qua đó có thể phân biệt các
vai diễn trên sân khấu như: vua, quan văn, quan võ, hoàng hậu, thứ phi…
- Phân tích q trình hình thành và phát triển nghề làm trang phục cải lương tuồng
cổ ở thành phố Hồ Chí Minh. Tầm quan trọng của nghề làm trang phục tuồng cổ trong
việc góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu cải lương. Phản ánh hiện trạng
nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ. Đề ra phương hướng bảo tồn và phát huy nghề
làm trang phục cải lương tuồng cổ đang đứng trước nguy cơ mai một.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ nghiên cứu dưới
góc độ văn hóa học dựa trên các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, giá trị văn hóa xã
hội của trang phục cải lương tuồng cổ.
Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh (Quận 1, 4, 5, Bình Thạnh, Gị
Vấp). Nơi đây tập trung các gia tộc chuyên làm trang phục cải lương tuồng cổ nổi
tiếng, hiện nay vẫn còn tồn tại và phát triển.

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bản sắc văn hóa Việt Nam là vấn đề vốn được nhiều nhà văn hóa học quan tâm
nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Giáo sư Phan Ngọc với tác phẩm “Bản sắc
văn hóa Việt Nam”, Giáo sư Viện sĩ Trần Ngọc Thêm với tác phẩm “Tìm về bản sắc

văn hóa Việt Nam”, Giáo sư Trần Quốc Vượng với “Cơ sở văn hóa Việt Nam” là
những cuốn sách tiêu biểu.
Trong tác phẩm “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, Giáo sư Trần Ngọc Thêm
có cách tiếp cận văn hóa dựa trên việc xác định tọa độ, không gian và chủ thể của văn
hóa theo những điểm quan trọng: “văn hóa phải là các giá trị; những giá trị đó phải do


4
con người sáng tạo; sự sáng tạo đó là cả một q trình lịch sử; và những giá trị đó phải
làm thành một hệ thống chặt chẽ” [11, tr.19]. Đây chính là nền tảng q giá giúp
chúng tơi nghiên cứu trang phục cải lương tuồng cổ dưới góc độ văn hóa học. Trong
tác phẩm này, Giáo sư Trần Ngọc Thêm phân tích quan niệm về mặc và làm đẹp con
người, mặc “khơng chỉ đối phó với mơi trường và làm đẹp, mặc còn mang một ý nghĩa
xã hội rất to lớn” [10, tr.375]. Trang phục cho thấy địa vị xã hội, nghề nghiệp, quê
quán của chủ nhân. “Mỗi dân tộc có cách ăn mặc và trang sức riêng, vì vậy, cái mặc đã
trở thành biểu tượng của văn hóa dân tộc” [10, tr. 375]. Mặc chỉ được đề cập ở khía
cạnh trang phục đời thường, tác giả chưa đánh giá trang phục sân khấu dưới góc độ
văn hóa. Tuy nhiên, cách thức trang phục qua các thời đại và tính linh hoạt phù hợp
với môi trường trong cách mặc của người Việt viết trong tác phẩm giúp chúng tơi định
hình cách tiếp cận vấn đề theo hướng khoa học.
Trong hoạt động nghiên cứu, cho đến nay hầu như ít có cơng trình viết về trang
phục sân khấu nói chung và trang phục cải lương tuồng cổ nói riêng. Những vấn đề
trang phục sân khấu truyền thống được tác giả Đoàn Thị Tình đề cập trong Luận án
Phó tiến sĩ nghệ thuật học chỉ dừng lại ở phạm vi tuồng và chèo. Cơng trình tập trung
nghiên cứu diễn trình phát triển trang phục người Việt, trang phục sân khấu chèo và
tuồng, những vấn đề mang tính nguyên tắc đối với trang phục trên sân khấu như tính
chân thực lịch sử, tính dân tộc, tính thẩm mỹ, tính hình tượng… [18, tr.7]. Kế thừa kết
quả nghiên cứu của cơng trình, chúng tơi phát triển đề tài nghiên cứu riêng về trang
phục sân khấu của ngành cải lương, đặc biệt là trang phục cải lương tuồng cổ.
Tác giả Tuấn Giang trong cơng trình “Nghệ thuật cải lương” nghiên cứu cải

lương dưới góc độ ngơn ngữ sân khấu từ q trình hình thành, phát triển đến những
đặc điểm cơ bản. Trang phục sân khấu cải lương được xếp vào loại hình ngơn ngữ mỹ
thuật phục trang. “Mỹ thuật phục trang sân khấu là nghệ thuật phù trợ, góp phần mỹ lệ
hóa vở diễn, làm đẹp nhân vật, làm đẹp sân khấu, giúp công nhúng nhân biết thời gian,
không gian sân khấu” [3, tr.210]. Sự hình thành, phát triển của trang phục gắn liền với
sự phát triển ngơn ngữ sân khấu cải lương. Cơng trình nghiên cứu này hỗ trợ chúng tôi
xác định lịch sử hình thành và phát triển trang phục sân khấu cải lương, hệ tọa độ văn
hóa để dễ dàng tiếp cận các giá trị văn hóa của trang phục cải lương tuồng cổ.
Bên cạnh đó, cải lương cịn có một số cuốn sách, cơng trình nghiên cứu, bài viết
sưu tầm tư liệu và lịch sử, sự phát triển cải lương, chân dung nghệ sĩ… Tuy nhiên, đa


5
số chỉ đề cập nhưng chưa nghiên cứu chuyên sâu về trang phục cải lương. Tác giả
Hoàng Như Mai trong cuốn “Sân khấu cải lương” phân tích đặc điểm của sân khấu cải
lương theo bố cục, đề tài và cốt truyện, ca nhạc, diễn xuất, y phục - trang trí… Về
trang phục (y phục, y trang, xiêm y) “trong các vở đề tài xã hội diễn viên ăn mặc như
ngoài đời. Trong các vở đề tài lịch sử dân tộc, về các truyện cũ của Trung Quốc,
phóng tác từ những câu chuyện, hoặc các vở kịch nước ngồi thì y phục của diễn viên
cũng được chọn lựa để gợi ra xuất xứ của cốt truyện và của nhân vật” [5, tr.18]. Tác
giả Lê Long Vân (nghệ sĩ nhân dân Ba Vân) trong cuốn sách “Kể chuyện cải lương”
(Lê Thị Hoàng Mai ghi) kể về các gánh hát đầu tiên khai thác thể loại tuồng Tàu từ
những năm 1922 - 1923, “diễn viên mới đội mão, đi hia, mặc giáp trụ, hóa trang vẽ
mặt theo kiểu Quan Cơng, Uất Trì Cung… và có kèn đồng trống thúc đúng kiểu Tàu
thiệt” [14, tr.110]. Trong quá trình cải cách thành cải lương, sân khấu hát bội thay đổi
theo xu hướng “sân khấu bắt đầu có vẽ tranh sơn thủy làm phơng. Lên Chợ Lớn, diễn
tại rạp Đồng Khánh, mua áo mão, giáp bào, mũ mãng theo kiểu của gánh hát Quảng
Đơng. Hóa trang, phục trang theo đồ Quảng Đơng, mắt gà sáng chói” [14, tr.32]. Trần
Văn Khải trong “Nghệ thuật sân khấu Việt Nam” cho rằng cải lương là “lối diễn cho
đủ hạng người xem bởi sự giản dị, dễ hiểu” dựa trên “cách sử dụng ánh sáng trên

nhiều màu sắc tươi đẹp của y trang” [4, tr. 237]. Có thể thấy, bên cạnh nội dung tuồng
tích, diễn xuất của nghệ sĩ, trang phục là thành tố quan trọng góp phần mang đến thành
công cho một vở cải lương tuồng cổ. Cải lương hấp dẫn người xem một phần nhờ vào
trang phục lộng lẫy, nhiều màu sắc, sang trọng. Ngoài ra, trang phục cịn phản ánh bản
sắc văn hóa, lịch sử dân tộc, đặc biệt là các vở cải lương dã sử Việt Nam.
Báo Sài Gịn Giải Phóng số ra ngày 15/11/1999, trang 5, có bài viết “65 năm may
trang phục sân khấu cải lương: Nghệ nhân Tám Trống”. Bàn về nghề làm trang phục,
nghệ nhân Tám Trống (lúc còn sinh thời) chia sẻ: “Nghề này thấy vậy chứ không dễ,
muốn làm được trước hết phải biết đặc trưng cơ bản của nghệ thuật cải lương. Trang
phục cải lương mang tính ước lệ, tính khái quát cao, nhằm khắc họa nhân vật và phân
định cấp bậc, giai cấp trong xã hội, vì vậy phục trang phải phù hợp với từng thành
phần nhân vật qua các giai đoạn lịch sử”. Gần đây, trên các phương tiện truyền thông
đại chúng đăng tải một số bài báo tập trung viết về nghề làm trang phục cải lương
tuồng cổ. Hiện nay, ở thành phố Hồ Chí Minh tồn tại một bộ phận nghệ nhân sinh
sống bằng nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ. Báo Giáo dục và Thời đại Online,


6
chuyên mục Xã hội ngày 22/08/2011 với nhan đề “Trăn trở nghề may trang phục sân
khấu” [29]. Báo Thanh Niên Online, chuyên mục Văn hóa – Nghệ thuật ngày
16/07/2012 với loạt bài “Sài Gòn kỳ nhân, kỳ sự: Những người làm trang phục tuồng”
[30]. Gần đây nhất, Báo điện tử Người Đưa Tin ngày 19/08/2012 có bài viết “Người
giữ gìn nghệ thuật cải lương tuồng cổ bằng nghề may” [28]… bàn về những người
làm trang phục cải lương tuồng cổ ở thành phố Hồ Chí Minh. Các nghệ nhân đang cố
gắng giữ gìn nghề truyền thống cao quý của cha ông nhiều đời để lại trước nguy cơ
mai một. Tuy nhiên, các bài báo chỉ dừng ở mức độ thông tin sơ lược về các mốc hình
thành nghề, phản ánh hiện trạng, đánh động nguy cơ mai một, thất truyền nghề. Tác
giả chưa đi sâu phân tích giá trị văn hóa của nghề thơng qua các loại trang phục cải
lương tuồng cổ.
Dựa trên nền tảng nghiên cứu từ các sách, luận án, báo kể trên, chúng tôi chọn

cách tiếp cận nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ theo hướng nghiên cứu các giá
trị văn hóa của trang phục, góp phần bảo tồn và phát triển nghề tránh nguy cơ mai một,
“gìn vàng giữ ngọc” cải lương nói riêng và bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung trong
lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cơng trình là sự kế thừa những nền tảng kiến thức về văn hóa Việt Nam của các
nhà văn hóa học như Giáo sư Trần Quốc Vượng, Giáo sư - Viện sĩ Trần Ngọc
Thêm…, các nhà nghiên cứu nghệ thuật như Tuấn giang - Viện sân khấu - Đại học sân
khấu điện ảnh Hà Nội, nhà nghiên cứu Đồn Thị Tình… Ngồi ra chúng tơi cịn tham
khảo cơ sở pháp lý của Nhà nước trong hoạt động công nhận, bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống, nghề truyền thống như Luật Di sản năm 2002 sửa đổi bổ
sung 2010, Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày
07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, Công ước về bảo vệ di
sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, gọi tắt là Công ước di sản thế giới, được Đại hội
đồng UNESCO chấp nhận ngày 16 tháng 11 năm 1972.
Dựa trên nền tảng này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau để
có được kết quả nghiên cứu tốt nhất. Cụ thể:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Những tư liệu mà chúng tơi tìm thấy được
trên các sách, báo, tạp chí về nghệ thuật sân khấu và về ngành văn hóa học chính là cơ


7
sở khoa học giúp chúng tơi có cách nhìn cơ bản về đối tượng nghiên cứu, cách tiếp cận
vấn đề. Đồng thời, việc phân tích, tổng hợp, xử lý tư liệu có sẵn cũng đã giúp chúng
tơi nhận biết được góc độ nghiên cứu của những nhà nghiên cứu đi trước, từ đó biết
cách chọn lọc cũng như chọn ra hướng đi mới của đề tài.
- Phương pháp quan sát tham dự kết hợp với phỏng vấn sâu: Phương pháp quan
sát tham dự là một trong những thao tác tiến hành thu thập thông tin từ thực tế. Thao

tác này rất cần thiết để đề tài nghiên cứu có sự phản ánh chân thực và cụ thể hơn về
đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, việc quan sát tham dự cũng giúp cho người nghiên
cứu có sự đối chiếu so sánh với tài liệu sẵn có, từ đó phát hiện và cập nhật những
thơng tin mới cho cơng trình. Để thu thập các thông tin thực tế, chúng tôi tiến hành
khảo sát tạo các cơ sở làm trang phục cải lương tuồng cổ ở thành phố Hồ Chí Minh.
Trong q trình điền dã, chúng tôi tiến hành ghi chép kết quả và ghi hình đối tượng để
lưu giữ, làm cơ sở phân tích thơng tin nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn sâu được
chúng tơi kết hợp trong q trình điền dã. Đối tượng chúng tôi tiếp xúc là những nghệ
nhân may trang phục, nghệ sĩ cải lương, nghệ sĩ ca kịch Quảng Đơng có liên quan trực
tiếp đến việc sáng tạo, phát triển, bảo tồn các giá trị văn hóa trang phục cải lương
tuồng cổ. Biên bản phỏng vấn được ghi nhận và trình bày trong phần phụ lục.
- Cách xử lý thơng tin: Với nguồn tư liệu có sẵn từ sách, báo, tạp chí và các bài
viết từ các website có uy tín, chúng tơi tiến hành chọn lọc và tổng hợp những vấn đề
cơ bản làm cơ sở lý luận của đề tài. Đối với nguồn thông tin thu nhận được từ quá
trình phỏng vấn, quan sát tham dự, chúng tôi hiến hành đối chiếu, so sánh và chọn lọc
để trình bày theo định hướng nghiên cứu của đề tài.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần nghiên cứu bản sắc văn hóa Việt Nam trong
văn hóa văn nghệ dưới góc độ phân tích biến đổi phong cách trang phục sân khấu
trong hệ tọa độ văn hóa, góp phần nghiên cứu nghề và làng nghề thủ công truyền
thống ở thành phố Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa thực tiễn: Cơng trình sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị về giá trị
văn hóa Việt Nam, đặc biệt làm nổi bật giá trị và ý nghĩa của trang phục cải lương
tuồng cổ, xây dựng nhận thức về văn hóa trang phục trong biểu diễn, những đặc sắc
của nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ. Bên cạnh đó, chúng tơi đề xuất được một
số biện pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghề làm trang phục cải


8

lương tuồng cổ, đồng thời cũng chính là góp phần bảo tồn bộ môn nghệ thuật cải
lương của dân tộc.

7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn: Trong Chương 1 chúng tôi tập trung nêu
ra các khái niệm, lý thuyết làm nền tảng trong q trình nghiên cứu đề tài. Đó là các
khái niệm về văn hóa, giao lưu tiếp biến văn hóa. Bên cạnh đó là các khái niệm cải
lương, cải lương tuồng cổ, trang phục - trang phục cải lương tuồng cổ, nghề truyền
thống. Để hoàn thiện về cơ sở lý luận, chúng tơi cịn phân tích hệ tọa độ văn hóa của
trang phục cải lương tuồng cổ. Đồng thời, phân tích cơ sở pháp lý trong hoạt động bảo
tồn và phát triển nghề truyền thống để làm nền tảng cho việc phân tích giá trị văn hóa
của nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ.
Chương 2: Nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ - những giá trị văn hóa
truyền thống: Chương 2 tập trung phân tích giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, giá trị
văn hóa xã hội của nghề làm trang phục cải lương tuồng cổ. Trong hệ giá trị văn hóa
vật thể, chúng tơi tập trung phân tích các sản phẩm, kỹ thuật chế tác, công nghệ, thị
trường tiêu thụ của trang phục. Hệ giá trị văn hóa phi vật thể xậy dựng trên cơ sở tính
mỹ thuật của trang phục, kinh nghiệm - bí quyết nghề - phương thức lưu truyền, tín
ngưỡng thờ Tổ nghề, lễ giỗ Tổ nghề cải lương. Phần cuối Chương 2 đúc kết giá trị văn
hóa xã hội của nghề thơng qua tính lịch sử, tính dân tộc, tính biểu tượng, tính linh hoạt
của trang phục cải lương tuồng cổ.
Chương 3: Hiện trạng và giải pháp: Chương 3 đề cập đến hiện trạng của nghề
làm trang phục cải lương tuồng cổ như những thuận lợi, khó khăn của các cơ sở làm
trang phục hiện nay. Trọng tâm của chương 3 là đề xuất các giải pháp góp phần bảo
tồn nghề và phát huy giá trị văn hóa của trang phục cải lương tuồng cổ.


9


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Văn hóa
Khái niệm văn hóa được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, các nhà
nghiên cứu đều thống nhất với nhau quan điểm cho rằng văn hóa hồn tồn khơng phải
là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là một tổng thể và nghiên cứu về văn hóa là phải
tổng hợp. “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [11, tr.25].
Văn hóa có bốn đặc trưng cơ bản: tính hệ thống - thực hiện chức năng tổ chức xã
hội, tính giá trị - điều chỉnh xã hội, tính nhân sinh - giao tiếp, tính lịch sử - giáo dục.
Trong các đặc trưng của văn hóa, tính giá trị là một trong những đặc trưng quan trọng,
được xem như thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. Các giá trị văn hóa
theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Theo ý nghĩa, có
thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ. Cách phân chia khác,
các giá trị văn hóa bao gồm giá trị văn hóa phi vật thể, vật thể và giá trị văn hóa xã hội
[11, tr.25-30]. Đề tài dựa theo cách phân chia này để tiếp cận vấn đề nghiên cứu.
Trong tiến trình văn hóa Việt Nam, bên cạnh lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa
giao lưu với Trung Hoa giai đoạn văn hóa Đại Việt (đặc là thời đại Lý - Trần) đã khiến
cho văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ trên mọi phương diện. Đến giai đoạn văn
hóa Đại Nam, cùng với lớp văn hóa giao lưu văn hóa phương Tây, lịch sử văn hóa Việt
Nam được lật sang trang trang mới [11, tr.87-92]. Trong đó, các loại hình nghệ thuật
sân khấu Việt Nam có những bước chuyển biến khá rõ rệt, được xem là nút sóng của
sự giao thoa văn hóa diễn ra trên mảnh đất Việt Nam. Trên cơ sở sự giao lưu tiếp biến
văn hóa, vùng văn hóa, hệ tọa độ của văn hóa Việt Nam, các khía cạnh thời gian,
khơng gian, chủ thể. Chúng tơi phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài theo
hướng đánh giá các giá trị văn hóa để làm nền tảng giải quyết những vấn đề đặt ra.

1.1.2. Cải lương
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa cải lương theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là “sửa

đổi cho tốt hơn”. Cách hiểu thứ hai, cải lương là “cách diễn tuồng theo một lối được
sửa đổi cho hợp, cho hay hơn” [8, tr.146].


10
GS. Trần Văn Khê (2007) trong bài viết Cải lương, nghệ thuật sân khấu truyền
thống Nam bộ Việt Nam giải thích “dựa trên ý nghĩa Hán Việt của từ cải lương chúng
ta thấy cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn. Cải lương được thay đổi từ hát bội.
Người nghệ sĩ cải lương có cách múa, hát, mặc xiêm y giống như một sân khấu hát
bội”. Theo GS. Trần Ngọc Thêm, đầu thế kỷ XX, nghệ thuật sân khấu phương Tây
thâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào Việt Nam. “Cùng với sự xuất hiện của kịch nói
như một loại hình nghệ thuật sân khấu Âu Tây hồn tồn, ở Nam Bộ hình thành cải
lương như một sản phẩm của trào lưu cải cách nghệ thuật hát bội theo hướng bổ sung
những yếu tố của sân khấu phương Tây” [10, tr.303].
Riêng GS. Trần Quốc Vượng cho rằng, trong ba mơ hình sân khấu Việt Nam lịch
đại và đồng đại (diễn xướng dân gian, kịch hát truyền thống, sân khấu kịch nói hiện
đại), cải lương thuộc mơ hình kịch hát truyền thống, xuất hiện trong những thập kỷ đầu
thế kỷ XX. “Mơ hình cải lương chịu ảnh hưởng nặng của ca kịch Hồ Quảng lẫn kịch
nói phương Tây” [17, tr.464].
Tác giả Vương Hồng Sển (1968) trong cuốn Hồi ký 50 năm mê hát: Cải lương đã
50 tuổi viết “cải lương có cái sứ mạng cao cả, phơ diễn lên sự thật của xã hội, những
trạng thái lầm than của dân đen, để truyền bá những phương pháp cải tổ xã hội, và gieo
rắc tinh thần đấu tranh cho dân tộc” [7, tr.173]. Cải lương ra đời góp phần “cải tạo
những con người đã bị chủ nghĩa thực dân mới lôi cuốn, lừa gạt, xô đẩy và sa đọa vào
tội lỗi” [5, tr.34].
Rút từ nhiều quan điểm trên, chúng ta có thể hiểu cải lương là loại hình kịch hát
truyền thống của Việt Nam ra đời khoảng năm 1918 trong bối cảnh giao thời ở vùng
đất Nam Bộ, giữa lúc phong trào cải cách xã hội, cải cách văn hóa nghệ thuật, nâng
cao dân trí theo hướng thẩm mỹ mới phát triển sâu rộng trong nhân dân. Bắt dầu
từ ca nhạc tài tử phát triển lên trò diễn ca ra bộ, đến cải cách hát bội, tiếp thu ảnh

hưởng của ca kịch Hồ Quảng và yếu tố sân khấu cổ truyền phương Tây dưới sự ủng
hộ nhiệt tình của cơng chúng, báo chí, các tác giả, nghệ sĩ thời bấy giờ.
Phân loại cải lương :
Dựa trên nội dung tuồng tích, các nhà nghiên cứu phân chia cải lương thành:
- Tuồng dã sử: là loại tuồng cải lương soạn theo dã sử Việt Nam như Nữ vương
Trưng Trắc, Trọng Thủy Mỵ Châu, Lê Lai cứu chúa, Lê Lợi khởi nghĩa, Cao Hoàng
phục quốc, Võ Tánh tử tiết, Gia Long tẩu quốc..., ra đời trong giai đoạn đầu hình thành


×