Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu phương pháp làm giảm kích thước hạt nhằm cải thiện phẩm chất trái nhãn tiêu da bò nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG CẤP TRƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP LÀM GIẢM
KÍCH THƯỚC HẠT NHẰM CẢI THIỆN
PHẨM CHẤT TRÁI NHÃN TIÊU DA BỊ

Thuộc nhóm ngành khoa học: Nơng nghiệp

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG CẤP TRƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP LÀM GIẢM
KÍCH THƯỚC HẠT NHẰM CẢI THIỆN
PHẨM CHẤT TRÁI NHÃN TIÊU DA BỊ


Thuộc nhóm ngành khoa học: Nơng nghiệp
Sinh viên thực hiện: Lìu Vĩnh Hưng

Nam, Nữ: Nam

Dân tộc: Nùng
Lớp, khoa: Lớp SH10A5, khoa: Công nghệ sinh học
Ngành học: Công nghệ sinh học
Người hướng dẫn: TS. Bùi Thị Mỹ Hồng

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2014

Năm thứ: 4/4


MỤC LỤC

MỤC LỤC .............................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
1.1 Phân loại, nguồn gốc và sự phân bố cây nhãn ............................................ 3
1.1.1 Phân loại thực vật ................................................................................. 3
1.1.2 Nguồn gốc và sự phân bố cây nhãn ..................................................... 3
1.2 Tình hình sản xuất nhãn trong nước và thế giới ......................................... 4
1.3 Các giống nhãn phổ biến hiện nay .............................................................. 4
1.4 Giá trị dinh dưỡng của trái nhãn ................................................................. 5

1.5 Đặc điểm thực vật học................................................................................. 6
1.5.1 Đặc điểm thân, lá, trái .......................................................................... 6
1.5.2 Đặc điểm ra hoa và cấu tạo hoa ........................................................... 7
1.5.3 Quá trình ra hoa, đậu trái và rụng trái non trên nhãn ........................... 7
1.6 Nguồn gốc của trái, hạt và các giai đoạn phát triển trái.............................. 8
1.6.1 Sự hình thành trái và hạt ...................................................................... 8
1.6.2 Sự phát triển của trái .......................................................................... 10
1.7 Một số cách nhân giống ............................................................................ 10
1.8 Tổng quan về một số chất điều hòa sinh trưởng ....................................... 11
1.8.1 Định nghĩa .......................................................................................... 11
1.8.2 Các nhóm chất điều hịa sinh trưởng.................................................. 11
1.8.3 Auxin .................................................................................................. 12
1.8.4 Gibberellin .......................................................................................... 13
1.8.5 Cytokinin ............................................................................................ 14
1.8.6 Acid abscisic ...................................................................................... 14
i


1.8.7 Ethylene .............................................................................................. 15
PHẦN 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 16
2.1 Vật liệu ...................................................................................................... 16
2.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 19
2.2.1 Theo dõi sự tăng trưởng của trái nhãn Tiêu da bò trong tự nhiên ..... 19
2.2.2 Khảo sát hiệu quả của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
đến sự giảm kích thước hạt nhãn Tiêu da bò. ............................................. 19
PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 22
3.1 Theo dõi sự tăng trưởng của trái nhãn Tiêu da bò trong tự nhiên ............ 22
3.1.1 Sự tăng trưởng trọng lượng trái nhãn Tiêu da bị ngồi thiên
nhiên ............................................................................................................ 22
3.1.2 Sự tăng trưởng đường kính và độ dày cơm trái nhãn Tiêu da bị

ngồi thiên nhiên ......................................................................................... 23
3.2 Khảo sát hiệu quả của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến sự
giảm kích thước hạt nhãn Tiêu da bò. ............................................................. 24
3.2.1 Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến
đường kính và chiều cao trái nhãn Tiêu da bò ............................................ 24
3.2.2 Ảnh hưởng của các chất điều hịa sinh trưởng thực vật đến
đường kính hạt............................................................................................. 25
3.2.3 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến độ dày
cơm và tỉ lệ cơm/trái của trái....................................................................... 26
3.2.4 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến hàm
lượng các chất hòa tan trong trái (độ Brix) ................................................. 31
3.2.5 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến các yếu tố
cấu thành năng suất ..................................................................................... 31
3.2.6 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến năng suất
thực tế .......................................................................................................... 31
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 33
4.1 Kết luận ..................................................................................................... 33
4.2 Đề nghị ...................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 34

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các nghiệm thức trong thí nghiệm và thời điểm xử lý ......................... 21
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến đường
kính và chiều cao trái ............................................................................................ 25
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến đường
kính hạt của trái nhãn Tiêu da bị .......................................................................... 26
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến độ

dày cơm và tỉ lệ cơm/trái ....................................................................................... 27
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến hàm
lượng các chất hòa tan trong trái (độ Brix) ........................................................... 31
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến các
yếu tố cấu thành năng suất .................................................................................... 32
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến năng
suất thực tế............................................................................................................. 32

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.Nguồn gốc của trái và hột . .................................................................... 9
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học một số chất điều hịa tăng trưởng thực vật.............. 13
Hình 2.1.Vườn thí ngiệm tại xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền
Giang ................................................................................................................... 16
Hình 2.2.Cây nhãn Tiêu da bị 5 năm tuổi đang cho trái .................................... 17
Hình 2.3.Hoa nhãn đang trong quá trình nở........................................................ 17
Hình 2.4.Thước kẹp điện tử ................................................................................ 18
Hình 2.5. Máy đo độ Brix hiệu Atago do Nhật sản xuất .................................... 18
Hình 2.6. Phun dung dịch lên cây trong vườn thí nghiệm .................................. 20
Hình 2.7. Kích thước trái trong giai đoạn phun dung dịch ................................. 20
Hình 3.1 Lá và trái vẫn phát triển bình thường sau khi phun ............................. 24
Hình 3.2. Độ dày cơm trái nhãn Tiêu da bò ở nghiệm thức đối chứng .............. 27
Hình 3.3. Độ dày cơm trái nhãn Tiêu da bò ở nghiệm thức NAA 100 mg/l ...... 28
Hình 3.4. Độ dày cơm trái nhãn Tiêu da bị ở nghiệm thức NAA 200 mg/l ...... 28
Hình 3.5. Độ dày cơm trái nhãn Tiêu da bò ở nghiệm thức IAA 100 mg/l ........ 29
Hình 3.6. Độ dày cơm trái nhãn Tiêu da bò ở nghiệm thức IAA 200 mg/l ........ 29
Hình 3.7. Độ dày cơm trái nhãn Tiêu da bị ở nghiệm thức GA3 100 mg/l ........ 30
Hình 3.8. Độ dày cơm trái nhãn Tiêu da bò ở nghiệm thức GA3 200 mg/l ........ 30


iv


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Sự tăng trưởng trọng lượng trái nhãn Tiêu da bị ngồi thiên
nhiên .................................................................................................................... 22
Biểu đồ 3.2 Sự tăng trưởng đường kính và độ dày cơm trái nhãn Tiêu da bị
ngồi thiên nhiên ............................................................................................... 23

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐC:

Đối chứng

GA3:

Gibberellin acid

IAA:

Indole – 3 – acetic acid


NAA:

Naphthalene acetic acid

NT:

Nghiệm thức

SĐT:

Sau đậu trái

vi


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung
-

Tên đề tài: Nghiên cứu phương pháp làm giảm kích thước hạt nhằm cải
thiện phẩm chất trái nhãn Tiêu da bị.

-

Sinh viên thực hiện: Lìu Vĩnh Hưng

-


Lớp: SH10A5Khoa: Cơng nghệ sinh học Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4

-

Người hướng dẫn: TS. Bùi Thị Mỹ Hồng

2. Mục tiêu
-

Cải thiện hiện trạng hạt to, cơm mỏng, tạo trái hạt nhỏ, cơm dày, tăng tỉ lệ
phần ăn được trong trái, giúp tăng phẩm chất trái nhãn Tiêu da bò.

-

Giúp tăng giá trị thương phẩm của trái nhãn Tiêu da bò, làm tăng thu nhập
cho những người nơng dân.

3. Tính mới và sáng tạo
-

Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thực vật làm giảm kích thước hạt tăng
phần cơm trái nhãn Tiêu da bò.

-

Cải thiện phẩm chất trái nhãn Tiêu da bò.

4. Kết quả nghiên cứu
Từ các số liệu thu thập được trong q trình thí nghiệm, chúng tơi rút ra

kết quả như sau:
Chất điều hịa sinh trưởng thực vật có khả năng làm giảm kích thước hạt
là: Indol acetic acid (IAA), nồng độ: 200 mg/l.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội
Sản phẩm
-

Cơng thức sử dụng chất điều hịa sinh trưởng thực vật làm giảm kích
thước hạt tăng độ dày cơm trái nhãn Tiêu da bò.

-

Kết quả báo cáo khoa học.

vii


Khả năng áp dụng của đề tài
-

Đề tài có khả năng áp dụng trong lĩnh vực nơng nghiệp. Quy trình thực

hiện đơn giản, dễ dàng áp dụng ở các hộ nông dân làm vườn.
Ngày 07 tháng 04 năm 2014
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài:


Xác nhận của đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

Ngày tháng
năm
Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)

viii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆNĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh
4x6

Họ và tên: Lìu Vĩnh Hưng
Sinh ngày:03 tháng 03 năm 1992
Nơi sinh: Sơng Xồi, Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu
Khóa: 2010 – 2014

Lớp : SH10A5
Khoa: Công nghệ sinh học


Địa chỉ liên hệ: 23/15/16 Lê Thị Trung, khu 2, P. Phú Lợi, Tp. Thủ Dầu Một
Điện thoại: 01693621037

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang
học):

* Năm thứ 1:
Ngành học: Công nghệ sinh học

Khoa: Công nghệ sinh học

Kết quả xếp loại học tập: Trung Bình
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Cơng nghệ sinh học

Khoa: Công nghệ sinh học

Kết quả xếp loại học tập: Trung bình – khá
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 3:
Ngành học: Công nghệ sinh học

Khoa: Công nghệ sinh học

Kết quả xếp loại học tập: khá
Sơ lược thành tích:


ix


Ngày 7 tháng 4 năm 2014
Xác nhận của đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

x


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong bốn nước có diện tích và sản lượng cây ăn trái lớn của
khu vực Đông Nam Á đứng sau Thái Lan, Indonesia, Philippines. Theo cục trồng trọt
đến 2010, diện tích cây ăn trái cả nước đạt 910.000 ha, sản lượng 10 triệu tấn. Trong
đó diện tích cây ăn trái chủ lực xuất khẩu chiếm 255.000 ha, sản lượng quả xuất khẩu
430.000 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây các loại cả nước đạt 295 triệu
USD/năm. Những loại cây ăn trái có diện tích trồng lớn là chuối, cam, quýt, bưởi, dứa,
sầu riêng, chơm chơm, vải, nhãn, thanh long.
Trong đó, đến cuối năm 2005, diện tích trồng nhãn của cả nước đạt 120,6 ngàn
ha, sản lượng đạt 629,1 ngàn tấn (năm 2005). Riêng các tỉnh đồng bằng sơng Cửu
Long có 47,7 ngàn ha trồng nhãn với tổng sản lượng năm 2005 là 413 ngàn tấn [10].
Nhãn tươi và nhãn chế biến là mặt hàng giá trị có thị trường tiêu thụ cả trong và
ngoài nước. Hiện nay, nhãn được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc và một số nước
châu Á như Lào, Campuchia. Để nhãn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó
tính như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản thì yêu cầu về năng suất, phẩm chất và chất lượng
trái phải đặt lên hàng đầu.

Thực tế, canh tác nhãn của nông dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính.Họ
chỉ tập trung bón phân hóa học nhưng chưa chú trọng đến các chất điều hòa sinh
trưởng thực vật để cải thiện phẩm chất của trái nhãn Tiêu da bò, giúp tạo trái nhãn có
cơm dày, hạt nhỏ.
Việc thay thế giống nhãn long cơm mỏng, năng suất thấp bằng giống nhãn Tiêu
da bò cơm dày, năng suất cao qua việc nhân giống nhanh, sử dụng phương pháp ghép
bo phần nào đó làm thay đổi phẩm chất của trái nhãn Tiêu da bò.
Từ thực tế trên, đề tài: “NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP LÀM GIẢM KÍCH
THƯỚC HẠT NHẰM CẢI THIỆN PHẨM CHẤT TRÁI NHÃN TIÊU DA BÒ”
được tiến hành.

1


Mục tiêu đề tài
- Cải thiện hiện trạng hạt to, cơm mỏng, tạo trái hạt nhỏ, cơm dày, tăng tỉ lệ ăn
được trong trái, giúp tăng phẩm chất trái trên nhãn Tiêu da bò.
- Giúp tăng giá trị thương phẩm của trái nhãn Tiêu da bò, làm tăng thu nhập cho
những người nông dân.

2


PHẦN 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Phân loại, nguồn gốc và sự phân bố cây nhãn
1.1.1 Phân loại thực vật
Giới: Plantae
Ngành: Hạt kín (Angiospermatophyta).
Lớp: Hai lá mầm (Dicotyledoneae).
Phân lớp: Hoa Hồng (Rosidae).

Bộ: Bồ hịn (Sapindales).
Họ: Bồ hịn (Sapindaceae).
Chi: Dimocarpus.
Lồi: Dimocarpus longan Lour [9].
1.1.2 Nguồn gốc và sự phân bố cây nhãn
Cây nhãn Dimocarpus longan Lour có nguồn gốc từ vùng có khí hậu Á nhiệt
đới của Trung Quốc hoặc khu vực giữa Burma và Ấn Độ. Giống nhãn hoang dại cũng
được tìm thấy ở quần đảo Hawaii. Cây nhãn được trồng nhiều ở Thái Lan, Trung
Quốc, Việt Nam, Bắc Queensland (Úc), Florida và Hawaii (Mỹ) [19].
Nhãn là cây trồng Á nhiệt đới, phát triển rất tốt trong điều kiện nhiệt đới, tuy nhiên sự
ra hoa địi hỏi phải có một mùa đông ngắn với nhiệt độ từ 15 – 220C trong 8 – 10 tuần
để kích thích sự ra hoa [20]. Do đó, phát hoa nhãn chỉ phát triển vào mùa xuân khi thời
tiết bắt đầu ấm trở lại. Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời tiết lạnh thường
xuất hiện vào tháng 2 – 3 nên đây là điều kiện thích hợp cho cây nhãn ra hoa.Nếu mùa
đơng nhiệt độ không đạt đến ngưỡng ra hoa sẽ ảnh hưởng đến sự phân hóa và hình
thành mầm hoa nhưng nhệt độ lạnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của phát
hoa [6].Từ khi đậu trái trở về sau, nhiệt độ không cản trở cho sự phát triển của trái với
điều kiện nhiệt ban đêm thấp hơn 20 – 250C. Khô hạn hay ngập úng cũng là yếu tố

3


quan trọng ảnh hưởng lên sự ra hoa nhãn. Ẩm độ đất cao sẽ sản xuất ra bông lá và
mang ít trái [21].

1.2 Tình hình sản xuất nhãn trong nước và thế giới
Hiện nay, nhãn được trồng nhiều ở một số nước như: Thái Lan, Trung Quốc,
Việt Nam, Bắc Queensland (Úc), Florida và Hawai (Mỹ) và một số nước trong khu
vực Đông Nam Á. Ở nước ta, cây nhãn được trồng nhiều ở một số tỉnh phía bắc và
ĐBSCL như: Hưng Yên, Bến Tre, Tiền Giang, .... Cây nhãn cùng họ với cây vải, chôm

chôm, là cây Á nhiệt đới. Nhãn là cây ăn trái được phát triển mạnh trong nhưng năm
gần đây do hiệu quả kinh tế cao [24].
Với năng suất nhãn Tiêu da bò 15 – 30 tấn/ha, nhãn Lồng Hưng Yên từ 18 – 20
tấn/ha, nông dân trồng nhãn sẽ có lãi cao nếu được giá mà không bị mất mùa
[22].Nhãn không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn hướng đến thị trường xuất khẩu, chủ
yếu là Trung Quốc. Để xuất khẩu sang một số thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu
nước ta đã thành lập các tổ hợp tác sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGap và
GlobalGap.

1.3 Các giống nhãn phổ biến hiện nay
Hiện nay, ở nước ta có nhiều giống nhãn như nhãn Lồng Hưng Yên. Ở ĐBSCL
có rất nhiều giống nhãn nhưng có thể phân thành ba nhóm, nhóm nhãn Long, nhãn
Giồng và nhãn Tiêu da bị. Nhóm nhãn Long gồm có nhãn Long, nhãn Super ra hoa tự
nhiên theo mùa và có thể kích thích cho ra hoa quanh năm. Nhóm nhãn Giồng như:
nhãn giồng Vĩnh Châu, Bạc Liêu, Nhị Quí, nhãn Xuồng cơm vàng, Xuồng cơm trắng
ra hoa theo mùa và khó kích thích ra hoa trái vụ, nhóm nhãn Tiêu da bị hầu như khơng
ra hoa theo mùa mà phải kích thích mới ra hoa [1]. Và nhóm nhãn du nhập có nhãn
Edaw của Thái Lan.
Nhãn lồng: trái thường to hơn các giống khác. Trọng lượng trung bình đạt 11 –
12 g/trái.Trái to có thể đạt 14 – 15 g, trái nhỏ 7 – 8 g/trái.Tuy nhiên trọng lượng trái
còn phụ thuộc vào sự sinh trưởng của cây và số trái trên cây.Đặc điểm của nhãn lồng
là các mói chồng lên nhau ở phía đỉnh trái.Trên mặt ngồi cùi hình thành các nếp.Các
mói bóng nhẵn, hạt nâu đen, độ bám giữa cùi và hạt, cùi và vỏ yếu. Tỉ lệ cùi/trái đạt

4


trung bình 62,7%. Trái chín ăn giịn ngọt đậm. Vỏ trái nhãn lồng thường dày, giịn, độ
dày trung bình đạt 0,8mm.Trái trên chùm nhãn lồng thường có kích thước khá đều
nhau.

Nhãn Tiêu da bò còn gọi là nhãn Tiêu Huế.Lá kép có 10 – 13 lá chét, mót lá hơi
bầu, mép lá hơi gợn sóng, phiến lá khơng phẳng, hơi xoắn, mặt lá màu xanh đậm
bóng.Trái khi chín có màu vàng da bị.Trọng lượng trái trung bình 10 g/trái. Trái có
cùi dày, hạt nhỏ, ráo nước, phần ăn được khoảng 60% trọng lượng trái. Vỏ hạt không
nứt. Độ ngọt vừa phải, ít thơm, chủ yếu dùng để ăn tươi.
Nhãn Xuồng cơm vàng đã được chọn lọc giữ lại từ hàng chục năm nay, do dạng
trái giống chiếc xuồng nên giống này có tên là nhãn Xuồng. Giống này có nguồn gốc
tại Bà Rịa – Vũng Tàu trên 40 năm của vườn ông Phan Văn Tứ, hiện được trồng nhiều
tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long. Trái trên chùm to đều, trọng
lượng trái 16 – 25 g. Phần ăn được 60 – 70%, độ Brix 21 – 24%, cùi dày, màu vàng ít
nước nhưng ngọt, thịt trái rất ráo giòn, ngọt, khá thơm dùng để ăn tươi là chính.
Nhãn Long có đặc điểm: lá kép có 6 -9 lá chét, mét lá bầu tròn, phiến lá dày, cứng.
Kích thước lá lớn, gân lá nổi rõ, lá màu xanh, nhẵn, biên lá hơi gợn sóng. Trái có trọng
lượng trung bình 15g, vỏ trái màu vàng sáng hoặc vàng ngà, có đường ráp vỏ. Hạt màu
đen đa số có đường nứt ở vỏ. Cùi quả mềm, máng, tỉ lệ cùi khoảng 50%, nhiều nước,
ăn ngọt và thơm, ít dùng để ăn tươi mà để sấy khơ là chính. Nhãn Long có vùng thích
nghi rộng có diện tích và sản lượng lớn nhất trong các giống nhãn ở Nam bộ. Ngồi
thu hoạch quả chính vụ (tháng 6 – 8 dương lịch) cịn có trái trái vụ (tháng 12 đến tháng
1 dương lịch) [16].

1.4 Giá trị dinh dưỡng của trái nhãn
Nhãn là cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, dùng để ăn tươi, đông lạnh, đồ hộp,
sấy khô, nước giải khát, làm rượu, … Gỗ nhãn non có thể làm thức ăn gia súc, hạt
nhãn có thể làm hồ, chế rượu,…[23].
Trái nhãn có giá trị dinh dưỡng và có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người.
Nhãn tươi có hàm lượng đường nhiều và vitamin C tốt cho sức khỏe. Cùi nhãn khô
hay long nhãn nhục dẻo, có màu nâu hoặc nâu đen, được dùng làm thực phẩm đồng

5



thời là một vị thuốc thường được dùng trong Đông y chữa các chứng bệnh hay quên,
thần kinh kém, suy nhược, hay hoảng hốt, khó ngủ. Hạt nhãn được dùng để chữa các
chứng chốc lở, gội đầu, đứt tay, chân. Ngoài ra long nhãn nhục cũng được dùng trong
chế biến một số món chè [9].

1.5 Đặc điểm thực vật học
1.5.1 Đặc điểm thân, lá, trái
Cây nhãn có thể cao to 10 – 15 m (nhãn Bắc).Trong Nam, nhãn da bò có thể
cao 6 – 7 m (ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng).Nhãn long thường cao 3 – 4 m. Vỏ cây xù xì,
có màu xám.Thân nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm. Lá kép hình lơng
chim, mọc so le, gồm 5 – 9 lá chét hẹp, dài 7 – 20 cm, rộng 2,5 – 5 cm [5].
Trái thuộc loại phì quả, có đường kính 1 – 3cm, màu xanh mờ khi cịn non, khi
trái chín có màu vàng sáng, nâu trắng hay xanh tùy giống. Chùm trái có thể mang đến
80 trái, trọng lượng thay đổi từ 5 – 20 g/trái (trọng lượng tốt nhất để bán tươi là 12 –
18 g/trái), vỏ trái mỏng, láng hay dai [8]. Trái có hình cầu, trịn dẹp, cân đối hay hơi
lệch, đỉnh trái tròn, cuống trái hơi lõm. Vỏ trái nhãn thường trơn nhẵn, cũng có giống
hơi xù xì màu vàng xám hay nâu nhạc [14].Cơm trái (tử y) ít dính vào hạt, có thể
chiếm 75% trọng lượng trái. Vì cơm phát triển từ tế bào của tể hạt do đó chỉ làm giảm
kích thước hạt chứ khơng làm tiêu hạt. Hàm lượng đường tổng số của cơm trái thay
đổi từ 15 – 25% khi chín [3].
Kích thước hạt thay đổi tùy theo giống, hạt tròn đen. Phần tể (nơi tiếp giáp của
hạt với cuống trái) nứt ra có màu trắng nên gọi là long nhãn.Tuy vậy, một số giống
khơng có đặc điểm này [3].Lá mầm trong hạt màu trắng, có nhiều tinh bột, phôi màu
vàng. Độ lớn hạt cũng rất khác nhau giữa các giống, thường từ 1,6 – 2,6 g, chiếm 17,3
– 42,9% trọng lượng trái. Cũng có giống nhãn hạt rất bé, hầu như khơng có hạt, do kết
quả thụ tinh kém [16].

6



1.5.2 Đặc điểm ra hoa và cấu tạo hoa
Hoa là loại hoa kép, được cấu tạo bởi một trục chính và nhiều nhánh phụ. Hoa
gồm bốn loại là: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính và hoa dị hình. Trên cây nhiều nhất
là hoa đực, rồi đến hoa cái, hoa lưỡng tính khơng nhiều, hoa dị hình càng ít.
+ Hoa đực: đường kính 4 – 5 micrometer, nhị cái thái hóa, hoa có 5 cánh màu
vàng nhạt, có 7 – 8 chỉ nhị và túi phấn xếp hình vịng. Túi phấn dính vào đầu chỉ nhị.
Khi thành thục túi phấn nứt ra, phấn hoa tung ra ngoài để thụ phấn thụ tinh. Hoa nở 1
– 3 ngày thì tàn.
+ Hoa cái: ngoại hình và độ lớn giống hoa đực, có 7 – 8 chỉ nhị, nhưng chỉ nhị
đực đã thoái hóa. Có hai bầu nhị kết hợp làm một, ở giữa có một nhụy khi thành thục
đầu nhụy chẻ làm đôi, cong lại.Sau khi hoa cái nở, nhụy hoa tiết ra một loại dịch nước.
Sau thụ phấn thụ tinh 2 – 3 ngày cánh hoa héo,bầu hoa phát triển, bầu có màu xanh.
+ Hoa lưỡng tính: hình thái hoa giống hoa đực và hoa cái, nhị đực và nhị cái
của hoa phát triển bình thường, bầu thượng có khả năng thụ phấn thụ tinh để phát triển
thành quả.
+ Hoa dị hình: một bộ phận nào đó của hoa phát triển khơng bình thường, ví dụ
nhụy khơng tách, chỉ nhị khơng phát triển, túi phấn khơng mở và khơng có khả năng
thụ phấn. Trong sản xuất hoa này khơng có ý nghĩa [16].
1.5.3 Quá trình ra hoa, đậu trái và rụng trái non trên nhãn
Sự nở hoa của các hoa trên một phát hoa được ghi nhận như sau: trên một chùm
hoa, hoa cái nở trước và tập trung trong vòng 3 ngày, sau đó đến hoa đực. Hoa bắt đầu
nở ở gốc và giữa phát hoa, sau đó nở dần lên trên [7]. Hoa nở vào ban đêm, nhưng vòi
nhụy nhú ra và có khả năng thụ phấn vào ban ngày, lúc này có rất nhiều cơn trùng hoạt
động giúp cho quá trình thụ phấn diễn ra gặp nhiều thuận lợi [6].
Sự ra hoa và đậu trái trên cây nhãn chịu sự tác động rất lớn từ môi trường.Mưa
nhiều trong thời kỳ ra hoa làm cho hoa bị rụng. Điều kiện khí hậu nóng và khơ làm
cho tỉ lệ đậu trái thấp và làm rụng trái non. Nhiệt độ thích hợp cho sự ra hoa và đậu
trái nhãn ở Thái Lan từ 20 – 250 C, nhiệt độ trên 400C làm trái bị thiệt hại và gây ra sự


7


rụng trái non. Việc thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là đạm và kali, cũng gây ra sự rụng trái,
trái nhỏ và phẩm chất kém [6].Thời gian đậu trái đòi hỏi độ ẩm đất cao. Tùy thuộc vào
từng giống và điều kiện khí hậu, thời gian từ khi thụ phấn đến khi thu hoạch khoảng
3,5 – 4 tháng. Nếu gặp diều kiện thời tiết bất lợi, trái đậu đợt thứ ba thì thời gian
thuhoạch có thể kéo dài từ 15 – 20 ngày. Hoa nhãn được sinh sản rất nhiều nhưng tỉ lệ
đậu trái thấp và thường rụng vào giai đoạn 2 tuần sau khi đậu trái (khi trái non có
đường kính khoảng 1cm) và khi trái bắt đầu phát triển thịt trái (2 tháng sau khi đậu
trái) [6].

1.6 Nguồn gốc của trái, hạt và các giai đoạn phát triển trái
1.6.1 Sự hình thành trái và hạt
Theo nghĩa rộng, trái bao gồm cả hạt.Sự hình thành trái xảy ra sau khi có q
trình thụ phấn và thụ tinh [18].
1.6.1.1 Q trình thụ phấn và thụ tinh
Sự thụ phấn là quá trình hạt phấn rơi trên núm nhụy.Sau khi rơi trên núm nhụy,
hạt phấn nảy mầm và hình thành ống phấn.Ống phấn sinh trưởng nhanh, xun vào vịi
nhụy, đến túi phơi, đưa tinh tử vào thụ tinh cho tế bào trứng.Quá trình thụ tinh kép tạo
ra nội nhũ (3n) và phôi (2n).
Sự nảy mầm của hạt phấn và sinh trưởng của ống phấn nhờ chất dinh dưỡng dự
trữ trong hạt phấn dưới tác dụng kích thích của các phytohormone có bản chất auxin
và gibberellin.Nhiều nghiên cứu cho thấy trong hạt phấn có mặt auxin và núm nhụy
cũng tiết ra các chất có bản chất hormone kích thích sự nảy mầm và sinh trưởng của
hạt phấn [17].
1.6.1.2 Sự hình thành trái và trái không hạt
Trong đa số thực vật nếu hoa không được thụ phấn, thụ tinh thì sau đó hoa sẽ
rụng.Sau khi thụ tinh bầu noãn biến đổi thành trái, noãn biến đổi thành hạt [11], [17].
Phôi nhũ phát triển nhờ phôi tâm và phơi phát triển bằng cách tiêu hóa phơi

nhũ. Tùy theo trạng thái sau cùng của sự thủy giải phôi tâm bởi phôi nhũ và sự thủy
giải phôi nhũ bởi phôi, người ta phân biệt ba kiểu hột:

8


- Phơi tâm bị thủy giải khơng hồn tồn, phần cịn lại của phơi tâm được gọi là
ngoại nhũ. Ngoại nhũ cũng là mô dự trữ.
- Phôi tâm biến mất hồn tồn, hạt khơng có ngoại nhũ chỉ có phơi nhũ. Khi ấy,
phơi thường có kích thước nhỏ hoặc rất nhỏ.Đây là trường hợp các hạt có phơi nhũ.
- Phơi nhũ bị thủy giải hoàn toàn trong sự trưởng thành của hạt. Khi ấy tử diệp
của phơi có kích thước rất lớn vì tích lũy chất dự trữ.

Hình 1.1. Nguồn gốc của trái và hột [17].
Họ Lan, Canna...phôi nhũ của hạt hồn tồn khơng phát triển
Một số trái phát triển không qua thụ tinh (trái trinh sản) nên trái không có hạt.
Sự trinh sản có thể do đặc tính di truyền (cam, lê, chuối,sung, dưa chuột), nhưng cũng
có thể do các yếu tố môi trường, đặc biệt là nhiệt độ lạnh (cà tím, bầu bí, dưa chuột, cà
chua) hay sự đông giá (lê). Các xử lý phytohormone cũng tạo được trái trinh sản như
auxin (ở nho, cà chua, dưa tây) hay gibberellin (ở đào, mơ, táo, lê).

9


1.6.2 Sự phát triển của trái
1.6.2.1 Các giai đoạn phát triển trái
Trong thực tế, sự phát triển trái thường được tính từ khi hoa nở, tuy nhiên ta có
thể phân biệt các giai đoạn trong sự phát triển trái [17]:
- Trước nở hoa tương ứng sự sản sinh tế bào
- Nở hoa và thụ tinh đặc trưng bởi sự ngừng tăng trưởng mô

- Sau thụ tinh tương ứng với sự tăng trưởng quan trọng, chủ yếu do sự kéo dài tế
bào, sự sản sinh tế bào ít quan trọng.
- Trưởng thành, chín trái và lão suy thời gian từ nở hoa tới trưởng thành thay đổi
theo loài, ở nhãn Tiêu da bò là khoảng 90-105 ngày (3-4 tháng) [6].
1.6.2.2 Đường cong tăng trưởng trái
Đường cong tăng trưởng trái theo thời gian có dạng chữ S (dang sigma) bình
thường, hay dạng chữ S kép (nho và các trái có nhân trái như xoài, chùm ruột, dừa) với
một giai đoạn tăng trưởng chậm xen kẽ giữa giữa hai giai đoạn tăng trưởng nhanh
[17].
Phơi sống trong hat nhờ phơi nhũ vì chưa quang hợp được.Phơi hồn tồn hình
thành trong trái thường ở ngày 30, tuy nhiên một số trường hợp phôi không phát triển
đầy đủ (do phôi bị trụy hay do điều kiện dinh dưỡng) có thể làm cho trái bị rụng hoặc
khơng đạt kích thước bình thường. Phần thịt trái (tử y) chỉ lớn được sau khi hạt ngưng
tăng trưởng, phần thịt trái phát triển hầu như là nhờ cây mẹ qua cuống phôi và một
phần nhờ phôi nhũ [13], [14].

1.7 Một số cách nhân giống
Gieo hạt: (chủ yếu để làm gốc ghép) Hạt lấy về cần xử lý gieo ngay. Ngâm hạt
nửa ngày, vớt ra, ngâm vào nước vôi trong, sau 2 – 3 giờ vớt ra, ủ vào đất cát ẩm 2 – 4
ngày.Khi mầm hạt nhú ra đem gieo.
Chiết cành: Là phương pháp nhân giống phổ biến nhất vì cây chiết có nhiều ưu
điểm như mau cho trái, cây con giữ được đặc tính tốt của cây mẹ, có bộ rễ ăn cạn nên
thích hợp với vùng đất có mực thủy cấp cao như ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy

10


nhiên, cây chiết cũng có mặt hạn chế là cây mau già, dễ bị đổ ngã nếu bị gió bão vì bộ
rễ ăn cạn, phương pháp này có hệ số nhân giống thấp, ...
Tháp bo: Đây là phương pháp đang được nông dân sử dụng để cải tạo những vườn

nhãn cũ. Thường tháp bo nhãn Tiêu da bò hoặc nhãn Xuồng lên gốc Long nhãn, sau
khi xác định việc tháp bo đã thành cơng thì tiến hành cắt bỏ tồn bộ tán cây nhãn long
phía trên chỗ tháp. Cây nhãn long 1 – 2 năm tuổi thì có thể tháp trực tiếp lên gốc, cây
lớn hơn thì tháp lên cành, nhưng khơng nên tháp ở vị trí cao và cành lớn vì dễ bị tét,
gãy nhánh sau này. Đối với gốc nhãn già thì cưa gốc để cây mọc tược non, khi các
tược này già thì tháp bo lên được. Cành phát triển từ bo được tháp sẽ tăng trưởng
nhanh gấp 2 – 3 lần so với trồng bằng cây con. Phương pháp này đã được người trồng
nhãn sử dụng nhiều nhất trong việc thay nhanh giống nhãn Tiêu da bò năng suất cao
lên giống nhãn Long đã được trồng lâu đời với năng suất rất thấp.

1.8 Tổng quan về một số chất điều hòa sinh trưởng
1.8.1 Định nghĩa
Hormone thực vật (plant hormones, phytohormones) là các chất hữu cơ có bản
chất hóa học khác nhau do tế bào tạo tại một nơi, được chuyển tới nơi khác để gây một
phản ứng sinh lý ở nồng độ rất thấp. Người ta phân biệt hormone tăng trưởng thực vật
(các sản phẩm thiên nhiên của thực vật) với các chất điều hòa tăng trưởng thực vật
(hormone thực vật và các chất hữu cơ nhân tạo có hoạt tính điều hịa). Các chất điều
hịa tăng trưởng thực vật không phải là các chất dinh dưỡng, các vitamin hay những
nguyên tố khoáng thiết yếu cho thực vật [21].
Ngày nay bằng con đường hóa học con người đã tạo ra nhiều hợp chất khác
nhau có hoạt tính tương tự các phytohormon để điều khiển q trình sinh trưởng phát
triển cây trồng làm tăng năng suất và phẩm chất nông sản. Các chất tổng hợp tạo ra
ngày càng phong phú và được ứng dụng rộng rãi [10].
1.8.2 Các nhóm chất điều hịa sinh trưởng
Chất điều hịa sinh trưởng với nồng độ cực thấp đã có khả năng điều hòa nhiều
lĩnh vực sinh trưởng và phát triển của thực vật từ nảy mầm đến lão hóa và chết.Auxin
là nhóm chất điều hịa sinh trưởng đầu tiên được phát hiện.Ngày nay, sáu nhóm chất

11



điều hịa sinh trưởng đã được cơng nhận.Bên cạnh auxin cịn có gibberellin, cytokinin,
abscisic acid, ethylene và brassinosteroid [2].
Dựa vào hoạt tính sinh lý, cũng có thể chia làm hai nhóm là nhóm chất kích
thích sinh trưởng và nhóm chất ức chế sinh trưởng.
+ Chất kích thích sinh trưởng gồm: auxin, gibberellin, cytokinin. Nhóm này
ln gây hiệu quả kích thích lên quá trình sinh trưởng.
+ Chất ức chế sinh trưởng gồm: acid abcisic, ethylene và các phenol. Nhóm này
ln gây ức chế sinh trưởng của cây [10].
Cấu trúc các chất điều hịa tăng trưởng thực vật chính được tìm thấy ở thực vật
hoặc tổng hợp nhân tạo (Hình 1.1).
1.8.3 Auxin
Auxin là thuật ngữ đại diện cho nhóm của những hợp chất được đặc tính hóa
bởi khả năng gây ra sự vươn dài trong tế bào chồi, trong vùng gần đỉnh.
Auxin được tổng hợp chủ yếu ở ngọn thân và lá non, hạt đang phát triển từ
tryptophan hay indol được vận chuyển đến các bộ phận khác để kích thích sự tăng
trưởng tế bào. Sự tổng hợp auxin được thừa nhận phổ biến hiện nay là từ đỉnh sinh
trưởng và sau đó vận chuyển phân cực xuống rễ [4].
Ảnh hưởng sinh lý
- Kích thích sinh trưởng: auxin có tác dụng kích thích sự vươn dài của tế bào,
làm giảm ưu thế chồi ngọn và phát triển chồi bên. Nồng độ dao động từ 10-8 – 10-6 M.
- Tính quang hướng động và sự tượng rễ: auxin gây tính quang hướng động làm
cho cây sẽ nghiêng về phía có ánh sáng và tính địa hướng động làm cho cây sẽ mọc
thẳng lên khi cây nằm ngang. Áp dụng auxin ngoại sinh có thể kích thích sự tượng rễ
và sự phát triển sớm của rễ.
- Sự phát triển trái: auxin có liên quang đến sự nở rộng tế bào mà sự gia tăng
kích thước trái chủ yếu do sự nở rộng tế bào gây ra nên auxin đóng vai trị quan trọng
quyết định sự phát triển của trái.

12



Ngày nay, bên cạnh auxin nội sinh cịn có nhiều auxin tổng hợp như:
- Những dẫn xuất indole: Indole – 3 – acetic (IAA) và Indole – 3 – butyric acid
(IBA).
- Những dẫn xuất của nhóm natol: naphthalene acid (NAA), α và β – naphthalene
acid (α và β NAA).
- Những chlorophenoxyacetic acid: 2,4 – dichlorophenoxyaceti acid (2,4D) và
2,4,5 – trichlorophenoxyaceti acid (2,4,5T) [2].

IAA (Indol-3- acetic acid)

Zeatin

α-NAA (α-Naphthalene acetic acid)

ABA (Acid abscisic)

Ethylene
GA (Gibberellic acid)
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học một số chất điều hòa tăng trưởng thực vật
1.8.4 Gibberellin
Gibberellin là một nhóm chất điều hịa sinh trưởng thực vật có sườn ent –
gibberellane, kích thích sự phân chia tế bào hoặc sự vươn dài tế bào. Gibberellin được
tổng hợp chính trong mô phân sinh thân và rễ, trong các cơ quan còn non (như hạt, trái

13



×