Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp cho du lịch homestay tại vĩnh long nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 131 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CHO DU LỊCH HOMESTAY TẠI VĨNH LONG
Mã số đề tài:
Thuộc nhóm ngành khoa học: Du lịch

TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CHO DU LỊCH HOMESTAY TẠI VĨNH LONG
Mã số đề tài:
Thuộc nhóm ngành khoa học: Du lịch

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Lý
Dân tộc: Kinh

Giới tính: Nữ



Lớp: QT09A2

Khoa: Quản trị kinh doanh

Năm thứ: 4

Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Quản trị du lịch
Người hướng dẫn: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2013


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................. v
DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............... 1
1.1.

Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 1

1.3.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2

1.4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................... 2

1.5.

Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 3

1.6.

Hạn chế của đề tài ........................................................................................... 3

1.7.

Một số cơng trình nghiên cứu trước .............................................................. 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NỀN TẢNG CHO NGHIÊN CỨU ...................... 8
2.1.

Du lịch homestay ............................................................................................. 8

2.1.1.


Sơ lược về sự hình thành của du lịch homestay ......................................... 8

2.1.2.

Khái niệm du lịch homestay ....................................................................... 9

2.1.3.

Đặc trưng của du lịch homestay ............................................................... 10

2.2.

Du lịch sinh thái ............................................................................................ 12

2.2.1.

Khái niệm du lịch sinh thái ...................................................................... 12

2.2.2.

Một số hình thức du lịch sinh thái ............................................................ 13

2.2.3.

Đặc trưng của du lịch sinh thái................................................................. 14

2.3.

Du lịch cộng đồng .......................................................................................... 14
i



Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

2.3.1.

Khái niệm du lịch cộng đồng ................................................................... 14

2.3.2.

Đặc trưng du lịch cộng đồng .................................................................... 15

2.4.

Mối liên hệ giữa du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng với du lịch

homestay ................................................................................................................... 16
2.5.

Vai trò của du lịch homestay........................................................................ 16

2.6.

Điều kiện phát triển du lịch homestay ........................................................ 17

2.6.1.

Điều kiện về chính sách, pháp luật........................................................... 17


2.6.2.

Điều kiện về chủ thể tham gia .................................................................. 17

2.7.

Mơ hình kinh doanh homestay tại bang Pahang, Malaysia ...................... 18

2.7.1.

Giới thiệu bang Pahang, Malaysia ........................................................... 18

2.7.2.

Những nét đặc trưng về văn hóa và con người Malaysia ......................... 19

2.7.3.

Mơ hình kinh doanh homestay ................................................................. 21

2.7.4.

Thành quả ................................................................................................. 26

2.7.5.

Nhận xét ................................................................................................... 26

CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT .............................................. 27

3.1.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................ 27

3.2.

Thiết kế nghiên cứu....................................................................................... 28

3.2.1.

Thiết kế nghiên cứu khám phá ................................................................. 28

3.2.2.

Thiết kế bảng câu hỏi và thang đo ........................................................... 32

3.3.

Mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 34

3.3.1.

Phương pháp chọn mẫu ............................................................................ 34

3.3.2.

Quy mô mẫu ............................................................................................. 34

3.4.


Phương pháp phân tích kết quả nghiên cứu .............................................. 34

ii


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

CHƯƠNG 4: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC
TRẠNG DU LỊCH HOMESTAY Ở VĨNH LONG ................................................. 35
4.1.

Điều kiện phát triển ...................................................................................... 35

4.1.1.

Khái quát về tỉnh Vĩnh Long .................................................................... 35

4.1.2.

Điều kiện phát triển du lịch homestay ở Vĩnh Long ................................ 39

4.1.3.

Đánh giá điều kiện phát triển du lịch homestay tại Vĩnh Long ............... 51

4.2.

Thực trạng du lịch homestay ở Vĩnh Long ................................................. 52


4.2.1.

Sự hình thành du lịch homestay ở Vĩnh Long ......................................... 52

4.2.2.

Thực trạng kinh doanh du lịch homestay ở Vĩnh Long ........................... 52

4.3.

Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 58

4.3.1.

Kiểm định độ tin cậy ................................................................................ 58

4.3.2.

Mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................................. 59

4.3.3.

Phân tích hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu ..... 68

TĨM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................. 72
CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................... 73
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 79
PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI PHỎNG VẤN .................................................................... 84

PHỤ LỤC 2: TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ NHÀ Ở HOMESTAY .......................... 91
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH HỘ KINH DOANH HOMESTAY VĨNH LONG ... 96
PHỤ LỤC 4: BẢNG MÃ HÓA .................................................................................. 98
PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP
.................................................................................................................................... 102
PHỤ LỤC 6: SỐ LIỆU SPSS ................................................................................... 104
iii


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

PHỤ LỤC 7: CHƯƠNG TRÌNH TOUR HOMESTAY MALAYSIA ................. 114
PHỤ LỤC 8: HÌNH ẢNH THỰC TẾ ..................................................................... 116

iv


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Sơ đồ quản lý Homestay Malaysia ................................................................. 21
Bảng 2: Ví dụ về phân chia lợi nhuận của Malaysia .................................................... 22
Bảng 3: Ví dụ về số tiền Chính phủ chi cho hộ dân ở Malaysia .................................. 23
Bảng 4: Số hộ dân kinh doanh homestay ở Pahang, Malaysia (Tháng 6 – 2009) ........ 23
Bảng 5: Kỹ thuật quan sát............................................................................................. 30
Bảng 6: Kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu ...................................................................... 32

Bảng 7: Thiết kế thang đo............................................................................................. 34
Bảng 8: Bảng hệ số Cronbach’s Anpha ........................................................................ 59
Bảng 9: Tóm tắt mơ hình .............................................................................................. 68
Bảng 10: ANOVAb ....................................................................................................... 68
Bảng 11: Bảng trọng số hồi quy ................................................................................... 69

v


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất........................................................................... 27
Sơ đồ 2: Nguồn khách du lịch đến với homestay Vĩnh Long ...................................... 53
Sơ đồ 3: Mơ hình hồi quy ............................................................................................. 71

vi


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tỷ lệ giới tính .............................................................................................. 60
Biểu đồ 2: Tỷ lệ quốc tịch tham gia Homestay Vĩnh Long .......................................... 60
Biểu đồ 3: Tỷ lệ độ tuổi ................................................................................................ 61

Biểu đồ 4: Tỷ lệ nghề nghiệp ....................................................................................... 62
Biểu đồ 5: Mục đích qua Việt Nam .............................................................................. 63
Biểu đồ 6: Số lần tham gia Homestay Vĩnh Long ........................................................ 64
Biểu đồ 7: Nguồn cung cấp thông tin Homestay Vĩnh Long ....................................... 65
Biểu đồ 8: Tỷ lệ giới thiệu với người khác về Homestay Vĩnh Long .......................... 66
Biểu đồ 9: Tỷ lệ học được văn hóa và con người địa phương...................................... 66
Biểu đồ 10: Hoạt động mong muốn khác ..................................................................... 67

vii


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP

Cổ phần

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

INFRA


Institute For Rural Advancement – Viện phát triển nông thôn

JKKK

Village Security & Development Committee – Ủy ban phát
triển và bảo đảm an ninh

MOA

Ministry of Agriculture – Bộ Nông Nghiệp

MOTOUR

Ministry of Tourism – Bộ Du Lịch

MRRD

Ministry of Rural and Regional Development – Bộ phát triển
nông thôn và khu vực

QL

Quốc lộ

Sở VHTTDL

Sở Văn hóa – thế thao – du lịch.

TMDL


Thương mại du lịch

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP.

Thành phố

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VPĐD

Văn phòng đại diện

UBND

Ủy ban nhân dân
viii


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

----------------

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO DU LỊCH
HOMESTAY TẠI VĨNH LONG
- Sinh viên thực hiện: Lê Thị Lý
- Lớp: QT09A2

Năm thứ: 4

Khoa: QTKD

Số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

2. Mục tiêu đề tài:
- Phân tích điều kiện phát triển homestay tại Vĩnh Long
- Phân tích thực trạng du lịch homestay tại Vĩnh Long.
- Đưa ra các kiến nghị và đề xuất nhằm hồn thiện mơ hình homestay tỉnh Vĩnh

Long.
3. Tính mới và sáng tạo: Mơ hình quản lý, kinh doah homestay tại Vĩnh Long
4. Kết quả nghiên cứu: Vĩnh Long có nhiều điều kiện phát triển du lịch homestay
nhưng chưa được khai thác tối đa và việc quản lý, kinh doanh du lịch homestay của
tỉnh chưa hiệu quả. Vì vậy một số đề xuất cho cơng tác quản lý và mơ hình kinh doanh
mới cho homestay Vĩnh Long đã được đưa ra.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài: Đề ra giải pháp cho phát triển homestay tỉnh Vĩnh

Long; cung cấp tài liệu tham khảo về homestay nói chung và homestay Vĩnh Long nói
riêng.
6. Cơng bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên
tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu
(nếu có):

ix


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

Ngày 22 tháng 04 năm 2013
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Lê Thị Lý

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài:

Ngày
Xác nhận của đơn vị

tháng

năm


Người hướng dẫn

(ký tên và đóng dấu)

(ký, họ và tên)

x


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

BỘ DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

----------------

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Ảnh 4x6

Họ và tên: Lê Thị Lý
Sinh ngày: 27 tháng 08 năm 1991
Nơi sinh: Hà Tây
Khóa: 2009 – 2013

Lớp: QT09A2
Khoa: Quản trị kinh doanh


Địa chỉ liên hệ: 53/11, đường số 5, khu phố 3, Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân
Điện thoại: 0168 874 4694

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:
 Năm thứ 1:

Ngành học: Quản trị kinh doanh

Khoa: Quản trị kinh doanh

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích: 7.25
 Năm thứ 2:

Ngành học: Quản trị kinh doanh

Khoa: Quản trị kinh doanh

Kết quả xếp loại học tập:
Sơ lược thành tích: 7.36
 Năm thứ 3:

Ngành học: Quản trị du lịch

Khoa: Quản trị kinh doanh
xi



Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích: 7.26
 Năm thứ 4:

Ngành học: Quản trị du lịch

Khoa: Quản trị kinh doanh

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích: 7.28
Ngày 22 tháng 04 năm 2013
Xác nhận của đơn vị

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

(ký tên và đóng dấu)

thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

xii


Báo cáo nghiên cứu khoa học


GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Du lịch nghỉ tại nhà dân (homestay) là loại hình du lịch phổ biến tại nhiều quốc gia
trên thế giới và đang bước đầu phát triển tại Việt Nam, điển hình là khu vực Tây Bắc
và ĐBSCL. Kinh doanh loại hình du lịch này khơng chỉ góp phần thu hút du khách
trong và ngồi nước, giúp giới thiệu rõ nhất văn hóa Việt Nam nói chung, văn hóa
vùng miền nói riêng, mà cịn góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người
dân, đồng thời giúp bảo tồn những di sản văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái.
Vĩnh Long là tỉnh đầu tiên phát triển loại hình du lịch homestay tại khu vực ĐBSCL,
sau đó mới lan ra các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ… Tuy nhiên, trong chuyến
thực tế tại một số hộ kinh doanh homestay tại Vĩnh Long (Cai Cường, Sáu Giáo, Mai
Quốc Nam 1,…), nhóm nghiên cứu nhận thấy một thực trạng vắng khách cho du lịch
Vĩnh Long nói chung và tại các hộ kinh doanh homestay nói riêng. Bên cạnh đó,
Malaysia là một trong những nước có loại hình du lịch homestay phát triển nhất thế
giới. Ngày 15/11/2012, chương trình homestay của Malaysia đã chính thức nhận được
Giải thưởng Ulysses của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO).
Vậy vấn đề đặt ra là tại sao cùng là một nước trong khu vực Đơng Nam Á, có tiềm
năng phát triển du lịch khơng thua kém gì Malaysia, nhưng thực trạng Homestay tại
Vĩnh Long lại như vậy. Để giải đáp cho vấn đề này, nhóm nghiên cứu quyết định đi
vào tìm hiểu, nghiên cứu thực tế Homestay tỉnh Vĩnh Long, cũng như tìm hiểu về
chương trình du lịch homestay của nước láng giềng Malaysia, để từ đó học hỏi và đưa
ra những giải pháp phù hợp nhất cho du lịch homestay tại Vĩnh Long với đề tài
“Nghiên cứu thực trạng và giải pháp cho du lịch Homestay tại Vĩnh Long”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu


Phân tích điều kiện phát triển Homestay tại Vĩnh Long




Phân tích thực trạng du lịch homestay tại Vĩnh Long.

1


Báo cáo nghiên cứu khoa học



GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

Đưa ra các kiến nghị và đề xuất nhằm hoàn thiện mơ hình homestay tỉnh Vĩnh

Long.
1.3. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp khảo sát thực địa, thu thập tài liệu

Phương pháp này giúp nhóm tiếp cận được vấn đề một cách khách quan, đánh giá một
cách xác thực và chính xác về vấn đề nhóm nghiên cứu. Nhóm tiến hành đi thực tế
khu vực tỉnh Vĩnh Long để thực hiện thu thập dữ liệu, quan sát, chụp hình, ghi nhận
thơng tin tại các hộ gia đình có kinh doanh mơ hình homestay.


Phương pháp thống kê, thu thập số liệu

Tìm các thơng tin số liệu tại Sở du lịch TP.HCM, Sở du lịch tỉnh Vĩnh Long, trang

web của Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du lịch Việt Nam, các trang web có thông tin về
du lịch homestay Malaysia.


Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình kinh doanh homestay tại Vĩnh Long, các công ty
du lịch tại Vĩnh Long và tại TP.HCM, phỏng vấn khách du lịch bằng bảng câu hỏi
khảo sát, sau đó xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu



Điều kiện kinh tế, tự nhiên và xã hội tại tỉnh Vĩnh Long.



Mơ hình kinh doanh homestay thực tế tại Vĩnh Long.



Phạm vi nghiên cứu



Không gian: Tỉnh Vĩnh Long, tập trung tại khu vực Huyện Long Hồ.




Thời gian: 6 tháng (từ 10/2012 đến 3/2013).

2


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

1.5. Ý nghĩa của đề tài


Kết quả của bài nghiên cứu sẽ đóng góp cho Sở VHTTDL Vĩnh Long, cũng

như các doanh nghiệp, các công ty du lịch một số ý nghĩa về thực tiễn, cùng một số
giải pháp phát triển du lịch tỉnh. Nghiên cứu đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Vĩnh
Long trong phát triển du lịch dưới nhiều góc độ và cách nhìn nhận khác nhau của
khách du lịch và những nhà kinh doanh du lịch cũng như nhà quản lý du lịch. Nghiên
cứu đề xuất loại hình du lịch homestay là phù hợp với điều kiện tỉnh Vĩnh Long, kinh
doanh loại hình homestay góp phần đem lại lợi ích kinh tế, cải thiện đời sống người
dân tỉnh Vĩnh Long.


Nghiên cứu còn chỉ ra được những mong muốn của các chủ thể tham gia kinh

doanh du lịch homestay là một bộ phận cung ứng dịch vụ quan trọng trong mơ hình
kinh doanh này. Ngồi ra, nghiên cứu cũng đưa ra một số đề xuất phát triển du lịch
homestay của tỉnh Vĩnh Long, nhằm hỗ trợ Sở VHTTDL tỉnh, cùng các doanh nghiệp,

các cơng ty du lịch có được những kế hoạch đầu tư, chính sách quản lý phù hợp và
chiến lược phát triển du lịch homestay của tỉnh.
1.6. Hạn chế của đề tài


Nhóm nghiên cứu đã chuẩn bị bảng câu hỏi tiếng Việt và tiếng Anh trong khi đối

tượng khảo sát thuộc nhiều quốc tịch và có nhiều ngôn ngữ khác nhau khiến cho việc
khảo sát gặp rất nhiều khó khăn. Một số du khách quốc tế đến từ các số quốc gia như
Pháp, Đức, Đan Mạch khơng sử dụng được tiếng Anh nên nhóm đã tiếp cận mà không
khảo sát được.


Việc liên hệ với Sở văn Sở VHTTDL tỉnh Vĩnh Long gặp khó khăn nên việc thu

thập số liệu cũng như tài liệu về ngành du lịch của tỉnh Vĩnh Long không được đầy
đủ.
1.7. Một số cơng trình nghiên cứu trước
Năm 2008, sinh viên Lê Thị Hiền Thanh thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân Văn đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu điều kiện phát
3


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

triển du lịch Homestay ở Sa Pa (Lào Cai)”, với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Anh
Tuấn. Đề tài này được thực hiện nhằm đánh giá về các mặt thuận lợi và khó khăn
trong việc khai thác điều kiện để phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai). Trình

bày thực trạng khai thác điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa trong đó, chú
trọng phân tích khơng gian, phương thức hoạt động, chủ thể tham gia và tác động
nhiều mặt của du lịch homestay tới địa phương. Kiến nghị một số giải pháp như: tạo
lập cơ chế chính sách quản lý phù hợp; xây dựng quy hoạch hợp lý; đầu tư cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phục vụ cho phát triển du lịch homestay; xây
dựng sản phẩm du lịch homestay đặc thù và đa dạng; tăng cường hoạt động xúc tiến
quảng bá sản phẩm du lịch homestay; đào tạo nguồn nhân lực,… nhằm khai thác hiệu
quả điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa.[6]
Năm 2009, sinh viên Lê Thị Nhã Trúc thuộc khoa Du lịch, Trường Đại học Hùng
Vương TP.HCM đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Du lịch sinh thái
Homestay tại Vĩnh Long”, với sự hướng dẫn của Thạc sĩ Trương Hoàng Phương. Đề
tài này được thực hiện nhằm nêu lên những thế mạnh, tiềm năng và thực trạng của du
lịch homestay tại tỉnh Vĩnh Long, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao ý thức
của người dân địa phương, của du khách và những đối tượng khác cùng tham gia vào
hoạt động du lịch sinh thái trong việc bảo vệ các giá trị tự nhiên, bảo tồn những bản
chất văn hóa vốn có và phát triển bền vững loại hình du lịch homestay của tỉnh Vĩnh
Long. Nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên, giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn
nhân lực, tài nguyên nhân văn, ẩm thực của tỉnh Vĩnh Long, tác giả đã đưa ra kết luận:
“Thành phố Vĩnh Long với vị trí thuận lợi nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Cửu
Long, giao thông đến các tỉnh rất thuận lợi cả đường sông và đường biển. Với hệ
thống sơng ngòi dày đặc, thành phố cịn có một điều kiện vơ cùng thuận lợi phát triển
du lịch sinh thái đó là văn hóa miệt vườn sơng nước. Là nơi đầu tiên có hộ nơng dân
tổ chức du lịch sinh thái Homestay, đón khách đến tham quan miệt vườn sông nước,
một ngày trở thành nông dân miệt vườn. Trong những năm gần đây, du lịch sinh thái
Homestay được phát triển phổ biến tại Vĩnh Long, chủ yếu ở cù lao An Bình huyện
4


Báo cáo nghiên cứu khoa học


GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

Long Hồ. Nhiều hộ dân đã cùng nhau làm du lịch, đón khách đến tham quan tìm hiểu
văn hóa miệt vườn với tấm lịng nhiệt tình rộng mở rất thu hút du khách. Người nông
dân Việt Nam đang dần trở thành những “người làm du lịch đích thực”. Họ khơng chỉ
đóng vai trò “chủ nhà” khi khách ở homestay mà còn là những “chuyên gia” khi
hướng dẫn du khách tham gia vào các công việc của nhà nông hay tạo ra những sản
phẩm độc đáo của làng nghề”.[7]
Năm 2012, nhóm sinh viên Lê Thanh Diễm (chủ nhiệm đề tài) cùng với Nguyễn Thị
Kiều Trinh và Lưu Kim Châu thuộc khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tôn
Đức Thắng đã hồn thành cơng trình nghiên cứu khoa học Euréka với đề tài: “Phân
tích thực trạng khách du lịch Homestay đến với ĐBSCL”, với sự hướng dẫn của Thạc
sĩ Nguyễn Hùng Hào. Đề tài này được thực hiện nhằm nêu lên những thế mạnh, tiềm
năng, đánh giá thực trạng du lịch homestay tại ĐBSCL nhằm kêu gọi sự đầu tư đúng
mức, sự quy hoạch hợp lý để phát huy thế mạnh vốn có về du lịch nói chung và du
lịch homestay nói riêng, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du
lịch homestay của ĐBSCL. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tài nguyên, văn hóa – xã
hội, cơ sở hạ tầng, lưu trú, dịch vụ du lịch, nguồn nhân lực, các chủ thể tham gia,
nhóm tác giả đã đưa ra kết luận rằng homestay là một loại hình du lịch mới và cũng là
một hình thức kinh doanh mới cho người dân vùng ĐBSCL. Loại hình du lịch này đã
tạo ra công ăn việc làm, giúp nhiều người dân thốt khỏi đói nghèo, lạc hậu. Từ đó,
góp phần thúc đẩy cho người dân nơi đây có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc. Chính những chủ thể tham gia kinh doanh du lịch homestay đã tạo nên
một loại hình kinh doanh dịch vụ mới cho ngành du lịch Việt Nam. Chính những
người dân nơi đây đã góp phần đưa hình ảnh nước Việt Nam giàu đẹp, con người chất
phác, hiếu khách đến với bạn bè thế giới. Về cơ bản, đa số du khách quốc tế khá hài
lòng về chất lượng dịch vụ bước đầu mà homestay ĐBSCL mang đến cho họ. Tuy
nhiên, nhóm tác giả cũng nhận thấy rằng homestay ĐBSCL nói riêng và homestay
Việt Nam nói chung vừa mới được hình thành trong thời gian ngắn, các tổ hợp kinh


5


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

doanh còn khá rời rạc, nhỏ lẻ và tự phát. Do đó, vẫn cịn nhiều bất cập và vấn đề cần
giải quyết để homestay phát triển đúng mức và đúng tầm của nó.[5]
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng tham khảo thêm cơng trình nghiên cứu của nước
ngồi. Năm 2010, Yahaya Ibrahim (Giáo sư Trường Đại học Malaysia Terengganu) và
Abdul Rasid Abdul Razzaq (Giảng viên Trường Đại học Tun Hussein Onn Malaysia)
đã viết bài báo khoa học với nhan đề: “Homestay program and rural community
development in Malaysia”. Bài báo nhấn mạnh đến sự ưu tiên trong việc phân bổ các
nguồn lực cho chương trình du lịch cộng đồng từ đó có thể phân chia lợi ích và góp
phần hiện đại hóa nơng thơn. Bài báo nghiên cứu về các khái niệm và quá trình phát
triển các chương trình homestay ở Malaysia, tốc độ tăng trưởng, các chính sách hoạch
định và triển khai chương trình du lịch homestay cũng như sự đóng góp của nó với
việc phát triển đời sống của người dân địa phương vùng nông thôn Malaysia.[17]
Đánh giá về 3 cơng trình nghiên cứu trước về homestay tại Việt Nam ở trên, nhóm
nghiên cứu thấy rằng đề tài của tác giả Lê Thanh Diễm có phạm vi nghiên cứu rộng,
bao quát được toàn cảnh thực trạng du lịch homestay tại ĐBSCL, nhưng chưa khái
quát và đi sâu vào phân tích từng thế mạnh, hạn chế cũng như mơ hình homestay ở
từng tỉnh, mà chỉ đưa ra những ví dụ điển hình cho hình thức kinh doanh homestay ở
một số nơi. Đề tài của tác giả Lê Thị Hiền Thanh có phân tích cụ thể và chặt chẽ, đưa
ra được những kiến nghị bổ ích cho homestay, nhưng phạm vi nghiên cứu của đề tài là
ở Sa Pa (Lào Cai). Còn đề tài của tác giả Lê Thị Nhã Trúc nghiên cứu chuyên sâu và
homestay Vĩnh Long, nhưng chỉ dừng lại ở việc đánh giá tiềm năng phát triển mà
chưa đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động của loại hình du lịch này. Các kiến
nghị đưa ra còn mang tính khái quát và chưa cụ thể, rõ ràng.

Tiếp thu những kết quả và hạn chế của một số cơng trình nghiên cứu trước, nhóm
nghiên cứu với đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp cho du lịch Homestay
tại Vĩnh Long” sẽ tiếp tục hoàn thiện và hỗ trợ cho những hộ dân kinh doanh loại
hình du lịch homestay tại Vĩnh Long cũng như cơ quan quản lý về du lịch tại địa
phương, Sở VHTTDL tỉnh Vĩnh Long có cái nhìn tổng qt và đánh giá tồn diện về
6


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

tình hình kinh doanh homestay trong thời gian qua. Từ đó, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra
những đề xuất, kiến nghị nhằm giúp cho du lịch Homestay Vĩnh Long phát triển trong
thời gian tới.

7


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NỀN TẢNG CHO NGHIÊN CỨU
2.1. Du lịch homestay
2.1.1. Sơ lược về sự hình thành của du lịch homestay
Tại Malaysia, loại hình du lịch homestay đã bắt đầu từ năm 1995 ở làng Temerloh,
bang Pahang và hiện phát triển rộng rãi ở 14 bang của nước này. Đến tháng 12/2009
đã có gần 4,000 hộ dân từ 227 ngôi làng khắp cả nước được Bộ Du lịch Malaysia huấn
luyện đào tạo và cấp bằng cho phép tổ chức chương trình homestay, và đến nay nó đã

trở thành nguồn thu nhập bổ sung cho người dân. Từ tháng 1 cho đến tháng 4/2010 có
52,754 du khách tham gia chương trình homestay, với 12,908 du khách là người nước
ngoài. Du lịch homestay tạo ra nguồn thu nhập 3,296,368.15 Ringgit (khoảng 21.5 tỉ
đồng Việt Nam) cho các hộ dân tham gia.[20]
Du lịch homestay tại Việt Nam lại bắt đầu được khá nhiều người chú ý kể từ khi có
chương trình tàu Thanh niên Ðơng Nam Á, cập cảng lần đầu tiên ở TP.HCM vào năm
1995.Theo hải trình của con tàu, hàng trăm thanh niên Nhật và các nước châu Á khác
như Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia…đã có dịp đến Việt Nam và được
sống trong các gia đình người Việt để tìm hiểu và học hỏi văn hóa, cách sống của
người Việt. Cũng từ đó, trên nhu cầu được khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong
tục, tập quán của nhiều nền văn hố khác nhau nhưng với chi phí thấp của những vị
khách “Tây ba lô”, một số công ty kinh doanh lữ hành ở Việt Nam bắt đầu đi vào khai
thác loại hình kinh doanh du lịch homestay, du lịch nghỉ tại nhà dân. Loại hình du lịch
này giúp họ hiểu hơn về cuộc sống và con người Việt Nam bởi họ được "cùng ăn,
cùng ở, cùng làm" với gia đình chủ nhà trong khơng khí ấm cúng và thân thiện. Hơn
nữa, giá cả cũng hợp lý. Thế nên, loại hình du lịch này dần dần trở thành một xu
hướng du lịch có tiềm năng phát triển trong tương lai.[33]
Thơng qua các lễ hội hay các hình thức du lịch sinh thái, du lịch homestay càng có
điều kiện phát triển nhanh chóng. Việc phát triển loại hình này có tác động hai chiều,
người đi du lịch thì thoả mãn mục đích của mình còn người bản địa có cơ hội giao lưu,
8


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

tiếp cận với những nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Những năm gần đây, các tour
của loại hình du lịch homestay không chỉ thu hút khách quốc tế mà còn thu hút cả
khách nội địa. Một vài điểm đến thu hút sự quan tâm của du khách nổi lên như: SaPa

(Lào Cai), Ba Bể (Bắc Cạn), Mai Châu (Hồ Bình)... các tỉnh thuộc ĐBSCL như:
Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ,…[25]
2.1.2. Khái niệm du lịch homestay
Loại hình lưu trú ở nhà dân (homestay) là một dạng nhà ở đặc trưng, có đặc điểm là
những nhà ở của tư nhân, có sự tiếp xúc với chủ nhà hoặc gia đình chủ nhà, cùng chia
sẻ khơng gian sinh hoạt chung. Homestay là một ý tưởng khá mới về lưu trú trong
ngành du lịch. Homestay bắt đầu phổ biến khi khách du lịch có mong muốn được biết
và giao lưu với người dân địa phương, với các di sản văn hóa, tự nhiên, xã hội và hệ
sinh thái. Những căn nhà ở địa phương có đủ năng lực cung cấp nơi lưu trú cho khách
du lịch. Những nghiên cứu chỉ ra rằng, những lợi ích về kinh tế là động lực chính thúc
đẩy người dân địa phương tham gia vào hoạt động phát triển du lịch. Khi số lượng
khách du lịch gia tăng, ngày càng nhiều gia đình ở địa phương trở thành nơi lưu trú
theo kiểu homestay. Thời gian đầu, homestay không được xem như là một hoạt động
kinh tế và chính quyền địa phương cũng ít lưu tâm tới điều này. Khi số lượng khách
du lịch tại một địa phương tăng lên, thì chính quyền địa phương cũng khuyến khích
người dân địa phương kinh doanh homestay để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho vùng.
Để mở rộng không gian lưu trú, người dân có thể xây dựng thêm hai hoặc ba phịng
trong khn viên của họ để dành cho khách du lịch (Anowar Hossain Bhuiyan et al.,
2011).
Theo Tổng cục du lịch, homestay là loại hình du lịch mà du khách sẽ ở chung và sinh
hoạt chung với người dân địa phương như thành viên trong gia đình, thơng qua hoạt
động tập thể đó để trải nghiệm các giá trị sống và văn hoá của mảnh đất mà du khách
đặt chân đến.[37]

9


Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc


Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong tiếng Anh “home” có nghĩa là nhà,
“stay” có nghĩa là ở. Khác hẳn với hình thức du lịch nghỉ dưỡng thường chọn những
nơi nghỉ có chất lượng dịch vụ tốt, du lịch homestay chọn nhà dân bản địa cho khách
du lịch nghỉ chân. Như vậy đồng nghĩa với việc khách du lịch sẽ cùng sinh hoạt với
gia chủ mọi hoạt động trong gia đình, từ giờ giấc nghỉ ngơi, ăn uống đến hoạt động
vui chơi giải trí,… Tùy theo từng mục đích của du khách mà du lịch homestay có
những thiết kế tour (chương trình) chuyên biệt. Nhưng hầu hết đều chọn cách ba trong
một, tức “cùng ăn, cùng nghỉ, cùng chơi”. Bởi đối tượng khách du lịch của loại hình
du lịch này rất háo hức tiếp cận triệt để văn hóa, con người, ẩm thực của điểm đến đã
chọn. Homestay mang lại cảm giác gần gũi cho khách du lịch khi trực tiếp tham gia
vào từng hoạt động của người dân địa phương.[40]
2.1.3. Đặc trưng của du lịch homestay
a. Nhận dạng loại hình du lịch homestay
Homestay là một hình thức mà khách du lịch sống và được trải nghiệm, học hỏi từ
người dân địa phương, điều này rất khác so với việc tới và giúp đỡ những người
nghèo ở địa phương. Hình thức homestay này là một mơ hình bền vững vì nó tạo ra
thu nhập thơng qua du lịch (Kanoknon Seubsamarn, 2009).
Homestay là một loại hình du lịch gắn với cộng đồng theo xu hướng tích cực trong
khám phá, tìm hiểu văn hóa bản địa, cùng làm, cùng sống và trao đổi trực tiếp với
người dân sở tại.[41]
Theo ông Vi Thành Nam – giám đốc công ty du lịch Amazing, “homestay” là một sản
phẩm du lịch hoàn chỉnh chứ không chỉ là dịch vụ lưu trú. “homestay” là loại hình du
lịch mà du khách sẽ ở chung và sinh hoạt chung với người dân địa phương như thành
viên trong gia đình, thơng qua hoạt động tập thể đó để trải nghiệm các giá trị sống và
văn hoá của mảnh đất mà du khách đặt chân đến. Theo ông Nam, việc lưu trú tại nhà
dân, hoặc ăn uống tại nhà dân cũng chỉ là giống như tìm chỗ nghỉ trọ nhưng bình dân
và gần gũi với dân cư bản địa hơn. Song hoạt động này không giúp cho du khách có
10



Báo cáo nghiên cứu khoa học

GVHD: Th.S Bùi Thị Quỳnh Ngọc

điều kiện tìm hiểu sâu hơn về phong tục tập quán, nề nếp sinh hoạt, các giá trị cốt lõi
của vùng đất mà họ đang khám phá. Chỉ khi nào du khách thực sự hoà vào cuộc sống
bản địa từ ăn ở đến sinh hoạt, lao động thì họ mới thực sự được trải nghiệm sâu sắc
loại hình du lịch này.[37]
b. Một số đặc trưng chủ yếu
Ở loại hình lưu trú theo hình thức homestay những khơng gian riêng được mở ra thành
không gian công cộng, điều này tạo nên sự khác biệt so với các loại hình lưu trú khác
là không gian riêng chỉ dành cho nhân viên. Ở theo dạng homestay có nhiều hình thức
đa dạng bao gồm lưu trú trong trang trại, những khách sạn nhỏ, hộ gia đình và các nhà
trọ nhỏ (Bed and Breakfasts). Khách du lịch sẽ thanh tốn bằng các hình thức khác
nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp để được ở trong các căn nhà cùng với gia chủ. Do vậy,
chủ nhà hoặc gia đình chủ nhà đóng vai trò quan trọng trong việc xác định những
hành vi, quy tắc ứng xử có ảnh hưởng tới khách trong suốt quá trình lưu trú. Du lịch
lưu trú ở nhà dân vừa có thể phát triển cộng đồng và gia tăng thu nhập cho họ vừa bảo
tồn được các giá trị văn hóa và mơi trường của địa phương (Kanoknon Seubsamarn,
2009).
Cùng ăn, cùng ở, làm việc, sinh hoạt, giao lưu văn hóa với người dân bản địa là những
đặc điểm cơ bản của loại hình du lịch homestay. Khác với các loại hình du lịch khác,
"homestay" thường tổ chức ở những vùng nông thôn, làng bản có cảnh quan tươi đẹp,
bản sắc văn hóa phong phú, hấp dẫn nên không cần phải xây dựng khách sạn, nhà
nghỉ khang trang, đường sá hiện đại. Cũng chính vì thế, tham gia hoạt động du lịch
homestay, du khách sẽ được hịa mình vào cuộc sống của người dân bản địa để từ đó
tự mình khám phá nét đẹp hoang sơ của thiên nhiên và tìm hiểu những nét đặc sắc của
văn hóa bản địa.Với lợi thế đa dạng về dân tộc, văn hóa, phong tục tập quán, phương
thức sinh hoạt, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch

"homestay".[24]

11


×