Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi heo sau biogas bằng công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt kết hợp bãi lọc thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.11 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

PHAN NGUYỄN TƯỜNG

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN
NUÔI HEO SAU BIOGAS BẰNG CÔNG NGHỆ LỌC
SINH HỌC NHỎ GIỌT KẾT HỢP BÃI LỌC THỰC VẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CƠNG NGHỆ SINH HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------- ∞0∞--------

PHAN NGUYỄN TƯỜNG

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN
NUÔI HEO SAU BIOGAS BẰNG CÔNG NGHỆ LỌC
SINH HỌC NHỎ GIỌT KẾT HỢP BÃI LỌC THỰC VẬT
Chuyên ngành: Công nghệ sinh học
Mã số chuyên ngành: 8 42 02 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Giảng viên hướng dẫn: TS. TRẦN THÁI HÀ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Trần Thái Hà
Học viên thực hiện: Phan Nguyễn Tường

Lớp: MBIO018A

Ngày sinh: 05/03/1970

Nơi sinh: An Giang

Tên đề tài: Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi heo sau biogas bằng công nghệ lọc
sinh học nhỏ giọt kết hợp bãi lọc thực vật.
Ý kiến của giáo viên hướng dẫn về việc cho phép học viên: Phan Nguyễn Tường được bảo
vệ luận văn trước Hội đồng.
Nhận xét:
1.
Tổng quan chung

- Tác giả đã có nghiên cứu tìm hiểu nhiều thơng tin có liên quan đến đề tài, q trình thực
hiện luận văn luôn bám sát nội dung đề cương luận văn và yêu cầu của Giảng viên
hướng dẫn, thực hiện nghiêm túc các công việc từ xây dựng mô hình cho đến việc thu
thập thơng tin và đánh giá kết quả đạt được
- Luận văn được tác giả thực hiện đúng quy định với tinh thần trách nhiệm cao, đảm bảo
tốt yêu cầu về học thuật
- Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã chịu khó tìm hiểu nhiều thông tin, nhận xét tinh tế
các thông tin thu thập được, có những so sánh đánh giá khách quan, tơn trọng kết quả
nghiên cứu
- Bố cục luận văn đầy đủ, rõ ràng các chương, mục cũng như đảm bảo chặt chẽ các quy
định về trích dẫn từ nguồn tài tiệu tham khảo
2.
Đánh giá về nội dung, hình thức luận văn:
- Ưu điểm:
o Đề tài mang tính thời sự, nhất là thực trạng người dân chăn nuôi heo nhỏ lẻ ở các
vùng nông thôn Việt Nam gần như là phổ biến. Hầu hết các hộ chăn nuôi heo chỉ
ứng dụng Biogas bằng túi ủ hoặc bể composite, sau đó cho thải thẳng trực tiếp ra
môi trường xung quanh gây ô nhiễm nặng.


o Nội dung luận văn bám sát với quá trình nghiên cứu và phù hợp với đề tài, đáp
ứng được yêu cầu về bố trí thí nghiệm, thu thập các thơng số cần thiết cho việc
khảo sát
o Hình thức luận văn rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ các phần và đúng theo biểu mẫu
hướng dẫn
o Đây là mơ hình mới từ việc kết hợp các giải pháp ứng dụng sinh học để tạo nên
một phương pháp khá hay, nhằm góp phần giải quyết vấn đề thời sự trong thực
tế hiện nay là ô nhiễm môi trường từ nước thải chăn nuôi heo. Về mặt khoa học,
kết quả nghiên cứu của đề tài là nghiêm túc và đủ tin tưởng để làm cơ sở cho các
nghiên cứu tương tự tiếp theo để hồn thiện cơng nghệ.

- Khuyết điểm:
o Do nghiên cứu của đề tài có giới hạn về thời gian và mơ hình thực nghiệm có
quy mơ nhỏ nên khảo sát thật sự chưa được sâu, cần có thêm một số khảo sát về
các chỉ tiêu khác của nước thải nhằm hướng đế việc tầm sốt tất cả các thơng số
theo QCVN về xử lý nước thải sau biogas.
o Chưa tìm hiểu được nhiều các cơng dụng hữu ích mà bãi lọc thực vật có thể
mang lại trong thực tiển.
3.
Kết luận
Tơi đồng ý để tác giả Phan Nguyễn Tường được bảo vệ luận văn trước Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 10 năm 2020
Người nhận xét

TS. Trần Thái Hà


LỜI CẢM ƠN

Qua hai năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Mở thành phố Hồ
Chí Minh, tơi vơ cùng kính trọng và biết ơn Ban lãnh đạo, các phịng khoa của
Trường và các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đã tận tình truyền thụ kiến thức
và hết sức chu đáo trong việc hướng dẫn, tổ chức cho tôi được học tập và
nghiên cứu trong môi trường tốt nhất. Đặc biệt tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn
sâu sắc tới người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài đó là TS.Trần Thái Hà. Chân thành cảm ơn các bạn sinh viên
khoa Cơng nghệ sinh học tại Bình Dương đã hỗ trợ hết mình cho tơi trong việc
thu mẫu và ghi chép số liệu trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành gởi lời cảm ơn đến quý bạn cùng lớp đã bao ngày sát
cánh cùng nhau chia sẻ những nỗi buồn niềm vui trong học tập cũng như trong

cuộc sống. Cảm ơn gia đình và những người thân thương, quý đồng nghiệp đã
tạo điều kiện giúp đỡ để tơi có thể n tâm thực hiện hồn thành q trình học
tập của mình. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng do điều kiện năng lực
còn hạn chế, luận văn chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được
sự đóng góp giúp đỡ của quý thầy cô trong Hội đồng khoa học, bạn bè và
đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến tất cả ./.


TĨM TẮT
Nước thải chăn ni heo sau biogas có nồng độ chất rắn cao, BOD, COD khá cao và
luôn chứa một lượng lớn các chất hữu cơ bao gồm các hợp chất nitơ(N), photpho(P)…
Các hợp chất hữu cơ này làm tăng độ phì của nước đồng thời dễ bị phân hủy bởi các vi
sinh vật, gây mùi hôi thối, làm ô nhiễm nguồn nước. Có nhiều phương pháp ứng dụng
để xử lý nước thải chăn nuôi heo sau biogas như: sử dụng màng lọc, phương pháp hoá
học, phương pháp vật lý, phương pháp sinh học. Trong đó, phương pháp sử dụng lọc
sinh học nhỏ giọt kết hợp bãi lọc thực vật (Wetland) được áp dụng vào nghiên cứu này
do trong thành phần chất thải chăn nuôi heo giàu hợp chất hữu cơ thuận tiện cho quá
trình phân hủy sinh học. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng xử lý
nước thải chăn nuôi heo sau biogas từ một cơ sở tại tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu được
thực hiện bằng việc xây dựng mơ hình bể lọc sinh học nhỏ giọt kết hợp bãi lọc thực vật,
kèm theo quan sát việc sinh trưởng và phát triển của thực vật. Hiệu quả xử lý nước thải
được đánh giá thông qua bốn chỉ tiêu ô nhiễm gồm: TSS, BOD, N-NH+4, độ đục. Hiệu
quả thu được tốt nhất qua nghiên cứu là:
Hiệu suất xử lý cao nhất của bể lọc sinh học nhỏ giọt về BOD là 37%, Amoni là
37%, TSS là 36%, độ đục là 33%;
Hiệu suất xử lý cao nhất của bãi lọc thực vật A về BOD là 48 %, Amoni là 70%,
TSS là 81%, độ đục là 52 %;
Hiệu suất xử lý cao nhất của bãi lọc thực vật C về BOD là 42 %, Amoni là 54%, TSS
là 72%, độ đục là 49 %.

Nước thải chăn nuôi heo sau biogas nồng độ ô nhiễm cao quá sẽ rất dể gây ô nhiểm
nếu không được xử lý đúng cách. Hệ thống xử lý thử nghiệm vì lý do khách quan nên
được cấu trúc chưa đủ lớn, và còn nhiều khía cạnh kỹ thuật chưa hồn chỉnh nên thơng
số nước thải đầu ra chưa đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT. Nhưng kết quả thực nghiệm
cho thấy việc sử dụng bể lọc sinh học nhỏ giọt kết hợp bãi lọc thực vật, làm giảm nồng
độ chất ô nhiễm BOD, TSS, Amoni... một cách hiệu quả. Và điều này rất tiềm năng, đặt
nền móng cho các nghiên cứu tương tự sau này và phát triển cơng nghệ ngày càng hồn
thiện hơn.


Trong nghiên cứu này nhận thấy cây Chuối Mỏ két rất có tiềm năng trong ứng dụng
cho mơ hình xử lý nước thải chăn ni heo sau biogas.
Từ khóa:
Lọc sinh học, màng sinh học, lọc thực vật, hiệu quả xử lý, nước thải chăn nuôi


ABSTRACT
The research was conducted to assess the ability to treat livestock wastewater after
biogas treatment from one small livestockhouse of Binh Duong province by biofilter
technology combined with constructed wetlands. The treatment capacity of pilot
model was studied with four different parameters including: TSS, BOD, ammonium,
turbidity. The best treatment

capacity

was observed are: TSS 36%, BOD 37%,

ammonium 37% and turbidity 33%. The best results obtained through research at the
wetland are: at the wetland A about BOD 48%, Ammonium 70%, TSS 81%, and
turbidity 52% and at the wetland C about BOD is 42 %, ammonium 54%, TSS 72%,

and turbidity 49%. Although the wastewater is treated by biofilter and continues to be
treated by wetland, the treated wastewater still has values higher than the allowable
values specified in QCVN 62-MT: 2016/BTNMT. Experimental results show that the
biofilter technology combined with constructed wetlands, reducing the concentration
of BOD, TSS, ammonium... effectively.
At the same time, in this study, it was observed that Chuoi Mo Ket has great
potential in application for the treatment model of livestock wastewater after biogas
treatment.

Keywords:
Biofilter, Biofilm, Constructed Wetlands, Treatment capacity, Livestock wastewater.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................
TÓM TẮT ......................................................................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ .....................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................................
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 1
1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGHIÊN CỨU ....................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 4
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 4
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................. 4
1.5 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 5
1.6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI........................................................................................................ 5
CHƯƠNG II: CƠ SỞLÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................... 7
2.1 NƯỚC THẢI SAU BIOGAS: ....................................................................................... 7
2.1.1 Thành phần của nước thải chăn nuôi heo .......................................................... 7

2.1.2 Thành phần nước thải chăn nuôi heo sau biogas ............................................. 10
2.2 BỂ LỌC SINH HỌC: .................................................................................................. 11
2.2.1 Bể lọc sinh học ................................................................................................ 11
2.2.2 Khả năng xử lý của bể lọc sinh học ............................................................... 14
2.3 BÃI LỌC THỰC VẬT: ............................................................................................... 16
2.3.1 Cấu trúc bãi lọc thực vật .................................................................................. 16
2.3.2 Khả năng xử lý nước thải của bãi lọc thực vật: ............................................... 18
2.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO SAU BIOGAS: .......... 21
2.4.1 Phương pháp xử lý bằng cơ học ...................................................................... 22
2.4.2 Phương pháp xử lý bằng hóa lý: ...................................................................... 28
2.4.3 Phương pháp xử lý sinh học: ........................................................................... 30
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 38
3.1 VẬT LIỆU .................................................................................................................. 38
3.1.1 Nước thải chăn nuôi heo sau biogas ................................................................ 38
3.1.2 Giá thể MBBR ................................................................................................. 40
3.1.3 Chế phẩm vi sinh EM Septic – 1 ..................................................................... 41
3.1.4 Thực vật ........................................................................................................... 42
3.2 QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM ...................................................................................... 44
3.3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU PHỊNG THÍ NGHIỆM: ................................................. 45
3.3.1 Mơ hình nhiên cứu: ......................................................................................... 45
3.3.2 Q trình thí nghiệm: ...................................................................................... 47
3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH: ................................................................................. 50
3.4.1 Phương pháp tính BOD5 (Biochemical Oxygen Demand) ............................ 50
3.4.2 Phương pháp tính TSS (Total suspendid solids).............................................. 51
3.4.3 Phương pháp tính Amoni ................................................................................. 51
3.4.4 Phương pháp phân lập vi khuản ...................................................................... 52
3.4.5 Phương pháp đo độ đục ................................................................................... 52
3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU: .......................................................................... 53
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................... 54
4.1 Hiệu quả xử lý độ đục ................................................................................................. 54

4.1.1 Bể lọc sinh học nhỏ giọt .................................................................................. 54
4.1.2 Bể lọc thực vật ................................................................................................. 56
4.2 Hiệu quả xử lý BOD ................................................................................................... 59


4.2.1 Bể lọc sinh học nhỏ giọt .................................................................................. 59
4.2.2 Bể lọc thực vật ................................................................................................. 60
4.3 Hiệu quả xử lý Amoni ................................................................................................. 63
4.3.1 Bể lọc sinh học nhỏ giọt .................................................................................. 63
4.3.2 Bể lọc thực vật ................................................................................................. 65
4.4 Hiệu quả xử lý TSS ..................................................................................................... 68
4.4.1 Bể lọc sinh học nhỏ giọt .................................................................................. 68
4.4.2 Bể lọc thực vật ................................................................................................. 70
4.5 Giai đoạn thích nghi và hình thành màng biofilm ...................................................... 72
4.6 Khảo sát sinh trưởng - phát triển của cây.................................................................... 74
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 79
5.1 KẾT LUẬN: ................................................................................................................ 79
5.2 KIẾN NGHỊ: ............................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 83
PHỤ LỤC .................................................................................................................................. 89


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Bể lọc sinh học (a), (b) (Trịnh Xuân Lai, 2009) ........................................................ 12
Hình 2.2: Bãi lọc thực vật chảy mặt với thực vật nổi (Lê Anh Tuấn và ctv, 2009) ................... 17
Hình 2.3: Bãi lọc thực vật chảy ngầm theo chiều ngang (Lê Anh Tuấn và ctv, 2009) .............. 17
Hình 2.4: Bãi lọc thực vật chảy ngầm theo chiều đứng (Lê Anh Tuấn và ctv, 2009) ................ 18
Hình 2.5. Hệ thống bãi lọc thực vật kết hợp giữa kiểu chảy mặt và kiểu chảy ngầm (Lê Anh
Tuấn và ctv, 2009)...................................................................................................................... 18
Hình 2.6: Song chắn rác(Nguồn , xem18.30 15/9/2020) ................. 23

Hình 2.7: Bể lắng ngang (Nguồn , 2014)................ 24
Hình 2.8: Mơ hình bể lắng ngang (nguồn .................................................................................. 24
Hình 2.9: Mơ hình bể lắng đứng (nguồn ................................................................................... 25
Hình 2.10: Mơ hình bể lắng ly tâm (Nguồn............................................................................... 25
Hình 2.11: Bể tuyển nổi DAF (Nguồn ....................................................................................... 27
Hình 2.12: Bể keo tụ tạo bơng (Nguồn ...................................................................................... 29
Hình 2.13: Hạt nhựa trao đổi ion (Nguồn , xem 18.10 12/9/2020) 30
Hình 2.14: Bể Aerotank(Nguồn , xem 10.05 ................................ 32
Hình 2.15: Bể lọc sinh học nhỏ giọt (Nguồn ............................................................................. 34
Hình 2.16: Bể lọc sinh học từng mẻ SBR (Nguồn , xem
12.30 15/9/2020) ........................................................................................................................ 35
Hình 2.17: Bể UASB (Nguồn , xem 12.50 15/9/2020) ................ 36
Hình 3.1: Nước thải sau biogas lấy về từ cơ sở chăn ni tại huyện Phú Giáo......................... 39
Hình 3.2: Giá thể MBBR (Nguồn , xem 9.45 17/9/2020) ..................... 40
Hình 3.3: Chế phẩm vi sinh EM Septic – 1 ............................................................................... 41
Hình 3.4: Cây chuối mỏ két tại mơ hình thí nghiệm ................................................................. 42
Hình 3.5: Cây chùm ngây tại mơ hình thí nghiệm ..................................................................... 43
Hình 3.6: Quy trình thí nghiệm.................................................................................................. 44
Hình 3.7: Sơ đồ hoạt động phịng thí nghiệm ............................................................................ 45
Hình 3.8: Mơ hình trong thực tế ................................................................................................ 46
Hình 3.9: Máy đo oxy hịa tan ................................................................................................... 50
Hình 3.10: Bộ test kit Amoni ..................................................................................................... 52
Hình 3.11: Máy đo độ đục tại phịng thí nghiệm ....................................................................... 53
Hình 4.1: Đồ thị khả năng xử lý độ đục của bể lọc sinh học nhỏ giọt ....................................... 54
Hình 4.2: Đồ thị hiệu suất xử lý độ đục của bể lọc sinh học nhỏ giọt ....................................... 55
Hình 4.3: Đồ thị khả năng xử lý độ đục của bể lọc thực vật ..................................................... 56
Hình 4.4: Đồ thị hiệu suất xử lý độ đục của bể lọc thực vật...................................................... 58
Hình 4.5: Nước thải sau khi qua xử lý ....................................................................................... 59
Hình 4.6: Đồ thị khả năng xử lý BOD của bể lọc sinh học ....................................................... 59
Hình 4.7: Đồ thị hiệu suất xử lý BOD của bể lọc sinh học nhỏ giọt ......................................... 59

Hình 4.8: Đồ thị khả năng xử lý BOD của bể lọc thực vật ........................................................ 60
Hình 4.9: Đồ thị hiệu suất xử lý BOD của bể lọc thực vật ........................................................ 62
Hình 4.10: Đồ thị khả năng xử lý Amoni của bể lọc sinh học ................................................... 63
Hình 4.11: Đồ thị hiệu suất xử lý Amoni của bể lọc sinh học ................................................... 64
Hình 4.12: Đồ thị khả năng xử lý Amoni của bể lọc thực vật ................................................... 65
Hinh 4.13: Đồ thị hiệu suất xử lý Amoni của bể lọc thực vật ................................................... 67
Hình 4.14: Đồ thị khả năng xử lý TSS của bể lọc sinh học ....................................................... 68
Hình 4.15: Đồ thị hiệu suất xử lý TSS của bể lọc sinh học ....................................................... 68
Hình 4.16: Đồ thị khả năng xử lý TSS của bể lọc thực vật ....................................................... 70
Hình 4.17: Đồ thị hiệu suất xử lý TSS của bể lọc thực vật........................................................ 71
Hình 4.18: Bề mặt vật liệu dính bám sau khoảng thời gian nước thải chạy .............................. 73
Hình 4.19: Vi sinh vật ở giai đoạn thích nghi quan sát dưới kính hiển vi. ................................ 74


Hình 4.20: Đồ thị chiều cao cây Chuối Mỏ két ở wetlandt A.................................................... 74
Hình 4.21: Cây Chuối Mỏ két trong thực tế khi kết thúc thí nghiệm ........................................ 75
Hình 4.22: Đồ thị chiều cao cây Chùm ngây ở wetland C ........................................................ 76
Hình 4.23: Cây Chùm ngây sau thí nghiệm ............................................................................... 78
Hình 4.24: Cây Chùm ngây trước thí nghiệm............................................................................ 78


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần các chất có trong nước thải chăn nuôi ở Công ty TNHH công nghệ môi
trường Việt ENVI (nguồn: 1187747763/cong-ty-tnhhcong-nghe-moi-truong-viet-envi.html). ....................................................................................... 9
Bảng 2.2: Thành phần các chất có trong nước thải chăn ni tại Công ty .................................. 9
Bảng 3.1: Thành phần nước thải chăn nuôi sau Biogas của cơ sở chăn nuôi heo tại huyện Phú
Giáo, tỉnh Bình Dương .............................................................................................................. 38
Bảng 3.2: Thời gian hoạt động của mơ hình .............................................................................. 48
Bảng 4: Thành phần nước thải chăn nuôi sau Biogas của hộ chăn ni heo tại huyện Phú Giáo,
tỉnh Bình Dương sau khi qua hệ thống ...................................................................................... 54



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

BOD

Nhu cầu oxy sinh hoá (Biologycal Oxygen Demand)

COD

Nhu cầu oxy hoá học (Chemical Oxygen Demand)

CW

Bãi lọc thực vật (Constructed Wetlands)

DO

Oxy hoà tan (Dissolved oxygen)

MBBR

Giá thể vi sinh di động (Moving Bed Biofilm Reactor)

NTU

Đơn vị độ đục (Nephelometric)

N


Nitơ

P

Photpho

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

RO

Thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis)

SBR

Phản ứng sinh học theo mẻ (Sequencing Batch Reactor)

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng (Turbidity & Suspendid Solids)

UASB

bể xử lý sinh học dịng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí (Upflow
Anearobic Sludge Blanket)


1


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGHIÊN CỨU
Ở các quốc gia phát triển thì tồn bộ nước thải cho các hoạt động sinh hoạt của
các hộ dân sinh sống và nước thải từ sản xuất đều phải kết nối đến với những mạng
lưới xử lý đảm bảo môi sinh, sau khi được xử lý hoàn thành mới cho ra mơi trường
tự nhiên. Tại Việt Nam có những nơi tập trung để xử lý môi trường, nhưng nếu xét
cả về lượng và chất thực ra còn rất nhiều hạn chế, chưa đạt chuẩn yêu cầu tối thiểu,
vì vậy hầu hết nước thải sinh hoạt đều phải chảy thẳng ra mạng lưới sơng ngịi,
kênh rạch, cịn nước thải từ các ngành sản xuất cơng nơng nghiệp có quy mơ nhỏ thì
có xử lý nhưng cịn rất lỏng lẻo và khơng có sự kiểm sốt chặt chẽ. Nếu như tình
trạng kiểm sốt và quản lý khơng phù hợp tất nhiên các dịng thải đó sẽ gây nên
nhiều vấn đề làm cho nguồn nước tự nhiên bị ô nhiễm, hệ sinh thái của các thủy vực
trong tự nhiên sẽ bị phá vỡ, gây mất văn minh cuộc sống đô thị cũng như ảnh hưởng
không tốt đến sức khỏe người dân trong cộng đồng, và hoạt động chăn nuôi làm ô
nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề nóng hổi trong đời sống xã hội hiện nay
(Mekonnen & Hoekstra, 2012).
Tại Việt Nam trong thời gian qua lĩnh vực chăn nuôi heo khá phát triển tuy
nhiên rải rác hộ nhỏ lẻ là chính và hầu hết đều chưa đạt được những tiêu chuẩn yêu
cầu kỹ thuật và quy định về chuồng trại. Cho nên quản lý chất thải từ việc nuôi heo
chưa tốt đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Vấn đề ô nhiễm này là mầm mống
liên quan nhiều bệnh tật tác động tiêu cực cho sức khỏe của chính vật ni, làm
giảm hiệu quả chăn nuôi, suy giảm môi sinh và sức khỏe của cộng đồng (Công ty
Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Môi trường E&C Việt Nam, 2020).
Nước thải chăn nuôi heo chứa nhiều chất hữu cơ, vi sinh vật, giun sán gây bệnh
tác động không nhỏ đến đời sống của con người trên nhiều khía cạnh: làm đất,
nước, khơng khí và cả một số loại nơng sản cũng bị ảnh hưởng bởi ơ nhiễm, góp
phần tạo điều kiện cho nhiều căn bệnh về đường hơ hấp và tiêu hóa có cơ hội gia
tăng. Nhất là virus biến thể phát sinh từ dịch lở mồm long móng, dịch heo tai xanh



2

có thể nhanh chóng lây lan, đồng thời cịn ảnh hưởng đến tính mạng của con người
(Cơng ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Môi trường E&C Việt Nam, 2020).
Thông tin về chăn nuôi của Bộ NN&PTNT, trên cả nước có khoảng 29 triệu
con heo. Chất thải chăn ni thải ra mơi trường mỗi năm nói chung là rất lớn với
trên 80 triệu tấn/năm, trong đó, sử dụng hiệu quả khoảng 20% (ủ biogas, ủ phân,
nuôi trùn, cho cá ăn), cịn lại 80% thì đa phần thải ra ngồi mà không được xử lý
(Nguyễn Thế Hinh, 2017).
Việc xả thải bừa bãi chất thải chăn nuôi heo đã gây tác động rất khơng tốt đến
mơi trường, do đó có nhiều biện pháp khác nhau để xử lý đã được nghiên cứu áp
dụng. Trong bài viết về lợi ích kép từ việc sử dụng nước thải chăn nuôi tưới cho cây
trồng cho rằng hiện nay các trang trại chăn nuôi heo ở nước ta đang áp dụng biện
pháp khí sinh học (biogas) như là cơng nghệ chính để xử lý chất thải từ chăn nuôi
heo. Chất thải chăn nuôi được đưa xuống hầm biogas, nước thải sau biogas được
đưa qua các hồ lắng, hồ sinh học để làm sạch trước khi xả xuống nguồn nước mặt
(Nguyễn Thế Hinh, 2018).
Theo thông tin từ Cơng ty cổ phần Việt Water thì nước thải từ chăn nuôi heo
khá ô nhiễm bởi dinh dưỡng các chất hữu cơ nồng dộ cao. Tùy vào công nghệ trong
chăn nuôi, loại thức ăn, quy hoạch hệ thống chuồng trại mà nồng độ các chất ơ
nhiễm có sự dao động khác nhau (Công ty cổ phần Việt Water, 2017).
Nước thải từ các trang trại nuôi heo luôn tiềm ẩn nhiều thành phần gây ô nhiễm
cho sinh thái tự nhiên, hàm lượng các chất như nitơ, photpho trong chất thải ra từ
ni heo thường rất cao, ngồi ra cịn chứa nhiều virus, vi khuẩn, giun sán gây bệnh
(Công Ty TNHH TM-DV & Mơi trường Kim Hồng Hiệp, 2019).
Cơng ty TNHH MTV Môi trường Lighthouse thông tin rằng chất thải từ chuồng
trại nuôi heo chủ yếu là phân, nước tiểu heo, thức ăn rơi vãi trong chuồng trại và cả
việc tắm rửa vệ sinh cho heo. Nước thải từ chuồng trại nuôi heo có đặc trưng là các
chất hữu cơ cao như protit, axit amin, chất béo, hydrat cacbon,… chiếm khoảng 7080% và nhiều sinh vật gây bệnh. Chất dinh dưỡng hữu cơ cao và dễ phân hủy sinh



3

học. Do vậy việc ứng dụng giải pháp xử lý bằng sinh học là khá phù hợp (Công ty
TNHH MTV Môi trường Lighthouse, 2019).
Công ty TNHH Công nghệ môi trường Hịa Bình Xanh cho rằng nước thải chăn
ni heo gây ô nhiễm đến môi sinh của hệ sinh thái tự nhiên, qua đó tác động xấu
đến sức khỏe trong cộng đồng bởi sự ô nhiễm của vi khuẩn, virus, giun sán các loại
có trong nước thải từ các hoạt động chăn ni heo (Cơng ty TNHH Cơng nghệ Mơi
trường Hịa Bình Xanh, 2019).
Cơng ty TNHH Đất Hợp nhận dịnh nước thải từ các cơng đoạn chăn ni heo
có thể tác động gây ra môi trường bị ô nhiễm cao bởi có tính đặc trưng là chứa các
chất dinh dưỡng hữu cơ với hàm lượng cao, chất rắn lơ lửng và sinh vật gây bệnh
(Công ty TNHH Đất Hợp, 2019).
Qua tham khảo một số thông tin về nước thải chăn nuôi heo của các đơn vị tổ
chức nêu trên và từ thực tiển trong sản xuất, nhận định ban đầu cho thấy hàm lượng
BOD, COD, TSS, P-tổng, N-Tổng và tổng coliforms là rất cao và vượt xa mức cho
phép, ngay cả khi đã qua xử lý bằng hầm ủ biogas vẫn chưa đạt theo QCVN 62MT:2016/BTNMT nên rất cần tiếp tục có phương pháp để khắc phục trước khi được
xả thải.
Xuất phát từ các nghiên cứu đã qua, nhận thấy rằng bể lọc sinh học nhỏ giọt khá
hiệu quả với chi phí vận hành thấp, đồng thời mơ hình bãi lọc thực vật cũng rất phù
hợp ở vùng nông thôn và thân thiện môi trường. Tuy nhiên hiện nay nhận thấy chưa
có phương án nào thực sự giải quyết tốt vấn đề xử lý nước thải chăn nuôi heo sau
biogas phù hợp với phần lớn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nhất là ở vùng nông thôn với
điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn. Qua tìm hiểu hiện nay chưa thấy có nghiên
cứu nào về xử lý nước thải có đề cặp đến cây Chùm ngây, ngoại trừ có nghiên cứu
hiếm hoi về cây Chuối Mỏ két trong xử lý bùn ô nhiễm kim loại nặng ở những năm
trước. Đây là hai loại thực vật khá gần gũi với đời sống của đa số người dân ở nông
thôn Việt Nam, thiết nghĩ rất cần được quan tâm nghiên cứu. Chính vì lẽ đó đã dẫn
đến hình thành ý tưởng thực hiện đề tài kết hợp giữa mơ hình bể lọc sinh học nhỏ



4

giọt với mơ hình bãi lọc thực vật, nhằm hy vọng có thể tìm ra một cơng nghệ có
tính mới mang lại hiệu quả cao hơn, dễ dàng ứng dụng trong thực tiễn với chi phí
thấp, phù hợp đa số các gia đình chăn ni heo khu vực nơng thơn.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở kết quả khảo sát đạt được của đề tài sẽ rút ra các kết luận nhằm đánh
giá được hiệu suất hoạt động lọc nước của mơ hình đối với các thơng số về amoni,
độ đục, tổng rắn lơ lửng TSS, nhu cầu oxy sinh hóa BOD từ đó so sánh với chuẩn
được quy định tại QCVN 62-MT:2016/BTNMT.

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
-

Bể lọc sinh học nhỏ giọt
Bản chất của bể lọc sinh học nhỏ giọt là một bể phản ứng sinh học, cơ chế vận

hành của bể phản ứng dựa trên hoạt động của quần thể vi sinh vật sống dính bám
trên giá thể cố định khi mơi trường có đủ các yếu tố thuận lợi như thức ăn, độ ẩm,
oxy, pH. Vậy chúng ta có thể ứng dụng bể lọc này để làm giảm các chất ơ nhiễm có
trong nước thải chăn ni heo sau biogas hay không, việc khảo sát dựa trên các yếu
tố nào? Cấu tạo bể ra sao? Cần khảo sát điều gì?
-

Bể lọc thực vật
Bể lọc thực vật cấu tạo thế nào, sẽ trồng cây gì, liệu có thể xử lý tốt chất thải đã


được xử lý từ bể lọc sinh học không? Một số thông số dự kiến được khảo sát trong
thời gian có giới hạn là những thơng số nào?
Kết hợp bể lọc sinh học nhỏ giọt với bãi lọc thực vật để xử lý thì nước thải có
thể đảm bảo tiêu chuẩn xả thải theo QCVN62-MT: 2016/BTNMT hay không?

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nước thải chăn nuôi heo sau biogas được lấy tại cơ sở
chăn nuôi heo của hộ gia đình hiện ni 100-110 con heo lấy thịt ở thị trấn Phước
Vĩnh, huyện Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương. Nước thải sau khi được xử lý qua hệ


5

thống biogas, mỗi lần lấy đủ cho một lần chạy cho mơ hình thí nghiệm là 30 lít
đựng trong bình nhựa 30 lít.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này sử dụng bể lọc sinh học nhỏ giọt có chứa giá thể cố định kết hợp bể
lọc thực vật (wetland), trồng cây và theo dõi khả năng xử lý nước thải chăn nuôi
heo sau Biogas thông qua các chỉ tiêu được so sánh ở nước đầu vào và đầu ra của
các bể lọc như độ đục, amoni, BOD, TSS. Đề tài thực hiện trong thời gian 6 tháng,
mẫu nước thải được xử lý và phân tích ở phịng Thí nghiệm Hóa-Mơi trường thuộc
Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở 3 Bình Dương.

1.5 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
1.5.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu có tính mới, thân thiện mơi trường, có thể làm cơ sở cho các
nghiên cứu tiếp theo nhằm hồn thiện cơng nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo sau
biogas.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Mô hình mới kết hợp cơng nghệ sinh học và bãi lọc thực vật nhằm góp phần
giải quyết vấn đề thực tế là ô nhiễm môi trường từ nước thải chăn nuôi heo, nâng
cao chất lượng nước thải sau biogas đạt chuẩn theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT.

1.6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Đề tài gồm có 5 chương, tài liệu tham khảo và phụ lục:
o Chương I: Giới thiệu
Khái quát về sự ô nhiễm của nước thải chăn ni heo, các nghiên cứu có liên
quan đến xử lý nước thải chăn nuôi heo sau biogas, từ đó đưa ra ý tưởng để thực
hiện đề tài.
o Chương II: Cơ sở lý thuyết và tổng quan lài liệu


6

Chương này tập trung tổng hợp các công nghệ xử lý nước thải phổ biến hiện
nay đã được nghiên cứu và công bố của các tác giả qua các tài liệu, bài báo, tạp chí
khoa học.
o Chương III: Phương pháp nghiên cứu
Chương này nêu ra các phương pháp để khảo sát các thông số BOD, amoni, độ
đục, TSS; sự phát triển của thực vật làm thí nghiệm; phương pháp xử lý số liệu thu
được từ nghiên cứu.
o Chương IV: Kết quả và thảo luận
Chương này tập trung thể hiện kết quả nghiên cứu đạt được, vẽ biểu đồ và đánh
giá kết quả nghiên cứu qua các thông số đã được khảo sát.
o Chương V: Kết luận và kiến nghị
Chương này đưa ra kết luận đánh giá kết quả đạt được của cơng nghệ nghiên
cứu, đồng thời có những kiến nghị mà quá trình nghiên cứu nhận thấy.
o Tài liệu tham khảo
o Phụ lục



7

CHƯƠNG II: CƠ SỞLÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 NƯỚC THẢI SAU BIOGAS:
2.1.1 Thành phần của nước thải chăn nuôi heo
Nước thải chăn nuôi heo được phát sinh ra từ việc phục vụ chăm sóc chăn ni
heo, từ bản thân con heo trong khu vực chuồng trại kể cả nước sinh hoạt của con
người tại cơ sở chăn nuôi khi thải ra thì được xem là nước thải chăn nuôi heo.

- Chất thải rắn:
Chủ yếu là từ phân heo và thức ăn rơi vãi. Chất rắn thải ra trong chăn nuôi gần
như chưa được thu gom hợp lý, người dân thường phun xịt nước để rửa cho chúng
trôi vào hệ thống biogas hoặc một nơi nào khác (kênh, rạch, cống, …) . Công đoạn
này sử dụng khá nhiều nước để phân heo, lơng, thức ăn rơi vãi có thể trôi đi. Điều
này đã tạo nên phần lớn lượng nước thải chảy ra môi trường. Nếu như phần chất
thải rắn phát sinh nêu trên không được người chăn nuôi xử lý hoặc sử dụng hợp lý
sẽ góp phần tác động làm cho môi trường bị ô nhiễm và lây lan mầm bệnh.
- Chất thải lỏng : bao gồm nước tiểu của heo, nước tắm heo, nước xịt rửa chuồng
trại, nước rửa dụng cụ phục vụ ni heo.
- Chất thải khí: gồm các loại khí phát sinh ra trong suốt quá trình hoạt động chăn
ni, chủ yếu là hổn hợp khí CO2 và metan.
(Lương Đức Phẩm, 2016).
- Nitơ và photpho (thành phần hóa học):
Phần chất hữu cơ chiếm khỗng 70 - 80 % trong chất thải rắn gồm các hợp chất
protit, chất béo, axit amin, hydrocacbon và các dẫn xuất. Phần vơ cơ chiếm khoảng
20-30 % gồm có đất, cát, muối clorua (Jongbloes & Lenis, 1995).
Do khả năng hấp thụ kém của heo nên hàm lượng N, P của nước thải tương đối
cao. Lượng nitơ tồn tại ở các dạng khác nhau như NH4+, NO2-, NO3- tùy theo thời

gian và sự tồn tại của oxy trong nước thải. Trong quá trình heo tiêu thụ thức ăn thì
Photpho được sinh ra, lượng P chiếm khỗng 0,25 – 1,4 %, và có một lượng ít trong


8

nước tiểu. P chiếm tỉ lệ cao trong nước thải chăn ni heo và nó tồn tại ở các dạng
photphate vô cơ và photphate hữu cơ (Jongbloes & Lenis, 1995).
- Vi sinh vật (thành phần sinh học):
Số lượng vi khuẩn có trong nước thải khoảng 105-109 tế bào/mg. Vi khuẩn có
trong nước thải đa số là hiểu khí, kỵ khí hoặc kỵ khí tùy nghi như Bacillus,
Micrococcus,

Alcaligenes,

Pseudomonas,

Lactobacillus,

Streptococcus,

Cytophaga

Clostridium,

Spirochaeta,

Flavobacterium,

Euterobacterium




Achromobacter (Lương Đức Phẩm, 2016).
Nước thải từ hoạt động nuôi heo chứa nhiều virus và vi khuẩn gây bệnh. Ngồi
ra cịn có mơt lượng lớn trứng giun sán tồn tại trong nước thải với các loại thường
gặp như: Ascaris suum, Fasico losis buski, Cesphagostomum sp, Fasciotahepatica,
Trichocephalus dentatus, Fasciola, và sau giai đoạn lây nhiễm vài ngày hoặc có thể
sau nhiều tháng chúng có thể phát triển (Lê Anh Tuấn và ctv, 2009). Các loại vi
khuẩn có khả năng gây bệnh như: Ecoli, Salmonella chúng có thể nhiễm vào hệ
thống nước ngầm, vi khuẩn Erisipelothris insidiosa có thể tồn tại khỗng 3 tháng,
Brucellacó thể trên 3 tháng, Samonella trên 6 tháng, Leptospiu khoảng 6 tháng
(Mekonnen & Hoekstra, 2012). Những nơi có nguồn nước thải ra từ chăn ni
thường xun thì Salmonella có khả năng thấm xuống lớp đất bề mặt sâu 30 – 40
cm. Khả năng lan truyền đi rất xa và nhanh của vi khuẩn, trứng giun sán và có thể
gây ra dịch bệnh đối với con người và vật nuôi (FAO, 2013).
Dưới đây là các thành phần ơ nhiễm có trong nước thải ở một số công ty chăn
nuôi


9

Bảng 2.1: Thành phần các chất có trong nước thải chăn nuôi ở Công ty TNHH công
nghệ môi trường Việt ENVI (nguồn: />1187747763/cong-ty-tnhh-cong-nghe-moi-truong-viet-envi.html).
QCVN
STT

Thông số

Đơn vị


Giá trị đầu vào

62:2016/BTNMT
Cột A

Cột B

1

pH

-

6,5 – 8,5

6-9

5,5 – 9

2

BOD5

mg/l

1500 - 3100

40


100

3

COD

mg/l

2200 - 5200

100

300

4

TSS

mg/l

1000-3200

50

150

5

Tổng Nitơ


mg/l

200 - 400

50

150

6

Tổng Coliforms

MPN/100ml

104 – 106

3000

5000

Bảng 2.2: Thành phần các chất có trong nước thải chăn nuôi tại Công tyTNHH giải
pháp môi trường Hana (nguồn: />QCVN
STT

Thông số

Đơn vị

Giá trị đầu vào


62:2016/BTNMT
Cột A

Cột B

1

pH

-

4-6

6-9

5,5 – 9

2

BOD5

mg/l

2000 – 3000

40

100

3


COD

mg/l

3000 - 4000

100

300

4

TSS

mg/l

1500-2000

50

150

5

Tổng Nitơ

mg/l

400 - 600


50

150

6

Tổng Coliforms

MPN/100ml

106 – 108

3000

5000

Nước thải chăn ni có hàm lượng dinh dưỡng ô nhiễm cao và đa dạng. Đặc thù
của nước thải trong nuôi heo là rất giàu chất hữu cơ (protein, lipid, các acid amin,
peptit, các acid hữu cơ), ngoài ra cịn có nitơ, photpho và thức ăn thừa,... Chính


10

những thành phần này đã làm cho nguồn nước ô nhiễm (Mekonnen & Hoekstra,
2012).
2.1.2 Thành phần nước thải chăn nuôi heo sau biogas
Theo nhóm nghiên cứu của Nguyễn Phương Thảo và ctv khi nghiên cứu việc
dùng nước thải chăn nuôi heo sau biogas để trồng bắp, nhận thấy nước thải sau
biogas vẫn còn dinh dưỡng P-PO43-, N-NO3-, N-NH4+ với hàm lượng ở mức cao và

COD dao động từ 464 – 2.552 mg/l nếu thải vào môi trường nước một cách trực
tiếp sẽ có nguy cơ gây ra nguồn nước ơ nhiễm (Nguyễn Phương Thảo và ctv, 2017).
Trong nghiên cứu phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt, đã có ghi nhận nước thải
sau biogas cịn nhiều yếu tố làm cho mơi trường bị ô nhiễm ở mức cao: COD=
1251-3396mg/l; BOD= 783-1339mg/l; N tổng= 205-333mg/l (Nguyễn Hoài Châu
và Trần Mạnh Hải, 2010)
Nguyễn Thanh Văn và ctv cho rằng công nghệ biogas được xem là biện pháp an
toàn cho việc xử lý chất thải trong ni heo, góp phần hạn mơi trường ơ nhiễm và
tạo ra nguồn khí đốt bằng năng lượng sinh học phục vụ cho đời sống sinh hoạt con
người. Tuy nhiên nước thải sau biogas vẫn còn COD, đạm, lân khá cao và vượt quy
chuẩn cho phép. Nếu xả thải trực tiếp nguồn nước này vào ao hồ sẽ dẫn đến gây ô
nhiễm (Nguyễn Thanh Văn và ctv, 2017)
Trong nghiên cứu của Lê Hoàng Việt và ctv đánh giá những lợi ích xử lý bằng
ủ biogas là khơng thể phủ nhận, tuy nhiên vẫn còn khá cao nồng độ dinh dưỡng các
chất hữu cơ có trong nước thải sau biogas. Do đó, cần có biện pháp xử lý tiếp theo
sau biogas nhằm làm giảm các yếu tố ô nhiễm cho mơi trường (Lê Hồng Việt và
ctv, 2017).
Theo Nguyễn Thị Hồng và Phạm Khắc Liệu qua nghiên cứu khảo sát tại Thừa
Thiên Huế đã đi đến kết luận các hầm biogas có thể xử lý khá tốt các chất hữu cơ
(trung bình COD giảm 84,7%, BOD5 giảm 76,3%, chất rắn lơ lửng (trung bình SS
giảm 86,1%, VSS giảm 85,4%), và vi sinh vật gây bệnh (giảm 51,2%). Đối với các


11

chất dinh dưỡng (N, P), hầm biogas chỉ xử lý giảm một phần (trung bình TKN giảm
11,8%, TP giảm 7,0%) (Nguyễn Thị Hồng và Phạm Khắc Liệu, 2012).
Qua nghiên cứu của nhiều nhóm tác giả khác nhau mặc dù ở những nơi khác
nhau, nhưng đều có chung nhận định nước thải chăn nuôi heo sau biogas để đáp
ứng điều kiện xả thải theo quy chuẩn hiện hành cần phải được tiếp tục xử lý.


2.2 BỂ LỌC SINH HỌC:
2.2.1 Bể lọc sinh học
Bể lọc sinh học là một thiết bị được bố trí sắp xếp các giá thể cần thiết và phù
hợp làm vật liệu lọc nhằm tạo thuận lợi để các phản ứng sinh học có điều kiện xảy
ra, ở đó các chủng vi sinh có đủ khơng gian và thời gian tồn tại, sinh trưởng và phát
triển trên lớp giá thể này. Nước thải sẽ đi qua lớp giá thể bằng cách trãi khắp lên đó
qua nhỏ giọt.
Thiết bị dùng vi sinh hiếu khí bám trên vật liệu lọc để xử lý nước thải hiện nay
có thể chia ra hai loại điển hình: Loại sử dụng vật liệu tiếp xúc không để ngập trong
nước và loại dùng vật liệu tiếp xúc để ngập trong nước (Trịnh Xuân Lai, 2009)


×