Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài:
Thiết kế Trò chơi học tập môn Lịch sử lớp 5
2. Đặt vấn đề
Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề được quan
tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc phụ huynh và các thầy cô
giáo. Cùng với tất cả các môn học khác trong chiến lược phát triển tồn diện, có thể
nói rằng mọi người vẫn coi Toán và Tiếng Việt là một trong những mơn học quan
trọng cịn những mơn học khác là môn phụ không quan trọng. Song như Chủ Tịch
Hồ Chí Minh đã từng nói:
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".
Qua bộ mơn lịch sử các em được hiểu sâu hiểu kĩ về quá trình và từng thời kì
xây dựng đấu tranh và gìn giữ đất nước. Vì vậy muốn các em học tốt mơn học thì
điều trước tiên phải tạo cho các em say mê và hứng thú với môn học. Trên quan
điểm đó người giáo viên cần luạ chọn những phương pháp dạy học nào cho phù hợp
để phát huy tính hiệu quả nhất trong từng bài học đảm bảo theo những yêu cầu và kĩ
năng cần thiết, nhằm đáp ứng được những u cầu đổi mới chương trình mơn lịch sử
và địa lí. Song phát triển trí tuệ cho học sinh thông qua hoạt động học tập, hoạt động
vui chơi là một q trình bền bỉ khơng thể tính bằng tuần, bằng tháng. Hơn nữa cịn
phải xuất phát từ trình độ nhận thức và hoàn cảnh sống của trẻ em để các em luyện
tập dần dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp nhằm phát huy ở trẻ một óc
quan sát tinh nhạy, trí tưởng tượng phong phú, tư duy suy luận lơgíc...
Trên tinh thần " học mà chơi, chơi mà học" , "chơi vui học càng vui" nhằm
thoả mãn được nhiều loại nhu cầu trong khi chơi. Với ưu thế như vậy trò chơi thực
sự là một phương tiện hữu hiệu để tạo ra sự hài hồ, thoải mái, khơng dập khn,
khơ cứng, đảm bảo tính tự nhiên cho cuộc sống cũng như trong học tập của học sinh
tiểu học một cách hứng thú và bổ ích, cùng với những kinh nghiệm trong những năm
dạy lớp 5 tơi thấy lịch sử là mơn học có nhiều kiến thức thực tế trong đời sống, mặt
khác hai môn học này có sự gắn bó, liên hệ chặt chẽ, liên quan mật thiết với nhau, hỗ
trợ cho nhau về mặt kiến thức và mở rộng hiểu biết.
Ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin. Khi sử dụng trị
chơi bằng hình thức thủ cơng mang tính truyền thống tơi thấy học sinh đã rất hứng
thú. Song áp dụng cơng nghệ thơng tin đưa các trị chơi lên thiết kế với dạng bài giáo
án điện tử học sinh thực sự bị thu hút và lôi cuốn bởi hình thức trực quan đẹp, hữu
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
1
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
hiệu, có nội dung và hình thức phong phú gây sự tò mò, ham học hỏi đối với học
sinh.
Mặt khác trò chơi khi xây dựng bằng giáo án điện tử có nhiều ưu điểm:
+ Trong cùng một khoảng thời gian như nhau nếu tổ chức trị chơi bằng
hình thức thủ cơng sẽ tốn nhiều cơng, nhiều kinh phí cho việc chuẩn bị đồ dùng,
nhưng nếu thiết kế bằng giáo án điện tử sẽ tốn ít thời gian, truyền tải được nhiều nội
dung cùng một lúc.
+ Trò chơi bằng giáo án điện tử có thể một lúc kiểm tra được nhiều học
sinh, nhiều đối tượng học sinh tham gia cùng một lúc.
+ Khi kiểm tra câu trả lời, sự phản hồi của học sinh, giáo viên dễ dàng
bật máy và bấm nút để kiểm tra. Tiện lợi nhất là câu trả lời trắc nghiệm đúng/ sai.
+ Giáo án điện tử thực sự có những hình ảnh đẹp, mới lạ, sống động
nhiều trường hợp có cả âm thanh. Nên kiến thức trở nên gần gũi, học sinh dễ hiểu và
thực tế hơn.
+ Tiết kiệm được đồ dùng.
Trên cơ sở đó tơi mạnh dạn chọn viết về đề tài" Thiết kế Trò chơi học tập
môn Lịch sử lớp 5
3. Cơ sở lý luận
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh: "Môn lịch sử giữ vai trò quan trọng
bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng,
góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc. Trong bối
cảnh hội nhập quốc tế, môn lịch sử, nhất là quốc sử, càng cần coi trọng để chuẩn bị
cho thế hệ trẻ làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ người công dân".
Lịch sử không phải là môn phụ. Đặc điểm của bộ môn lịch sử là những sự
kiện, nhân vật lịch sử đã xảy ra trong quá khứ, học sinh không được trực tiếp tham
gia, chứng kiến. Vì vậy, việc sử dụng hình ảnh, tư liệu trong giờ học lịch sử góp phần
quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, là cơ sở để học sinh hiểu sâu sắc các vấn đề
lịch sử. Ngoài ra, qua tìm hiểu, phân tích lịch sử, học sinh phát triển khả năng quan
sát, trí tưởng tượng, khả năng tư duy và có ý nghĩa thiết thực hơn cả, đó là, mơn Lịch
sử quan trọng trong việc giáo dục học sinh, giáo dục thế hệ trẻ tình yêu quê hương
đất nước, yêu truyền thống hào hùng của dân tộc.
4. Cơ sở thực tiễn
a. Thực trạng của dạy và học môn Lịch sử ở các bậc học:
HS chưa hứng thú, chưa tập trung, làm việc khác.
HS nghe giảng rồi chữ thầy trả thầy, không nhớ kiến thức đã học.
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
2
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
Ý thức và thái độ học tập môn Lịch sử từ bậc Tiểu học đến Trung học bị mai
một dần, bị mất dần trong những giờ học lịch sử.
Xem chương trình Game show trên truyền hình (Rung chng vàng, Ai là triệu
phú, và cả cuộc thi Olympia ...) những bạn sinh viên, học sinh giỏi trả lời chưa đúng
những câu hỏi lịch sử, quên mất những kiến thức lịch sử đơn giản ở bậc tiểu học mới
thấy thật tiếc.
Ngày càng ít học sinh ham thích học môn lịch sử là nỗi lo của nhà trường và xã
hội. Điểm thi môn lịch sử qua các kì thi tốt nghiệp phổ thơng, đại học, cao đẳng đã
gây xôn xao dư luận.
b. Nguyên nhân của dạy và học môn Lịch sử chưa đạt hiệu quả
Nguyên nhân từ Giáo viên:
Giáo viên dạy chay, không có bản đồ hoặc chưa sử dụng hết tác dụng của bản
đồ trong bài dạy, chưa chú trọng khai thác nội dung các bức ảnh tư liệu trong sách
giáo khoa. Môi trường học sử nghèo nàn là một cản trở trong việc lôi cuốn học sinh
yêu môn sử. GV truyền đạt kiến thức "y sách" dẫn đến giờ học buồn tẻ, học sinh mất
tập trung.
GV cắt xén thời gian học môn Lịch sử và một số môn học khác, học dồn giờ để
tập trung thời gian chuyên sâu các môn Toán, Tiếng Việt.
GV tiểu học lên lớp mỗi buổi từ 4 đến 5 tiết, chuẩn bị giáo án 4 đến 5 môn nên
thời gian “đầu tư” cho mỗi giáo án còn hạn chế.
Nguyên nhân từ Học sinh: HS xem nhẹ giờ học lịch sử, tập trung dành nhiều
thời gian học Toán và Tiếng Việt. Những nguyên nhân trên đã dẫn đến hiện trạng học
sinh học yếu môn sử hoặc chưa hứng thú với môn học này.
Thực trạng từ cấp tiểu học, học sinh chưa dành nhiều thời gian đọc, tìm hiểu
và có hiểu biết, kiến thức lịch sử. Ngày càng ít học sinh học lớp chuyên Lịch sử.
Ngành Giáo dục nói chung và địa phương cũng đã nhìn nhận thực trạng này và
cũng đã đặt ra nhiều giải pháp nhằm khơi gợi niềm say mê hứng thú học lịch sử cho
HS.
Một trong những giải pháp mang lại hứng thú và giúp HS ôn tập, hệ thống và
khắc sâu kiến thức, đó là Thiết kế Trị chơi học tập.
Mặt khác, Cơng nghệ thông tin (CNTT) là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới
phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Hưởng
ứng chủ đề năm học: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT”, trong gia đình và nhà
trường, việc sử dụng máy tính, ứng dụng CNTT đã phổ biến và có nhiều tác động
tích cực, ưu thế. So với giờ dạy ”truyền thống phấn trắng bảng đen”, giờ dạy có sự
hổ trợ của CNTT khơng chỉ thay đổi khơng khí lớp học mà kết quả dạy-học đạt được
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
3
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
chiều sâu nhờ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp thơng tin phong phú, tái
hiện hình ảnh trực quan chính xác, sinh động ngay trong mỗi mơn học một cách hiệu
quả, sáng tạo, sinh động và hấp dẫn hơn nhiều khi thiết kế bài học Lịch sử. Thơng
qua tìm kiếm tài nguyên trên mạng Internet (hình ảnh, phim tư liệu, câu chuyện lịch
sử... ) kết hợp khai thác kiến thức trong sách và ngoài sách một cách sinh động, súc
tích, chuẩn bị đồ dùng dạy học, thiết kế bài giảng điện tử, tổ chức các trò chơi, các
em được nhìn thấy Bác Hồ kính u, được nghe giọng Bác ấm áp đọc Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến, giọng Bác thân thương, chan chứa tình cảm: “Tơi nói đồng
bào nghe rõ không? (Tuyên ngôn độc lập) và các em được sống lại thời kì đấu tranh
gian khổ, hào hùng của dân tộc qua các trận đánh lịch sử. Và cũng nhờ vậy, giờ dạyhọc Lịch sử sẽ khơng cịn tẻ nhạt, học sau quên trước, gây cho các em hứng thú học
tập, tiếp thu bài giảng có hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử hiện
nay.
Với mong muốn, CNTT hỗ trợ GV thiết kế trò chơi học tập môn Lịch sử, vui
học nhẹ nhàng, dân ta thông thạo sử ta -Tôi nghiên cứu và thực hiện Đề tài:
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
4
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Thế nào là trò chơi học tập?
Trong nhà trường Tiểu học trò chơi học tập là trị chơi có luật, trong đó có nội
dung tri thức gắn liền với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm
của bản thân để chơi, thông qua chơi, học sinh được củng cố vận dụng các kiến thức,
nội dung đã học vào các tình huống của trị chơi và do đó trẻ được học. Trị chơi học
tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và phẩm chất đạo đức.
Một trò chơi nói chung, trị chơi học tập nói riêng chỉ trở thành trò chơi thực
sự khi những người chơi thực hiện hành động chơi. Do đó nếu hành động chơi địi
hỏi những kiến thức, kĩ năng học sinh chưa có thì trị chơi đó khơng có tác dụng đối
với các em.
Trị chơi Lịch sử là trị chơi trong đó có chứa đựng một trong các yếu tố về
Lịch sử. Trò chơi có thể phân loại theo số người chơi: Trị chơi tập thể, trị chơi cá
nhân. Trị chơi có thể là trị chơi vận động, có thể là trị chơi trí tuệ cũng có thể kết
hợp vận động và trí tuệ.
Vì là một trị chơi, trị chơi khi dạy Lịch sử cũng mang đầy đủ các đặc điểm
của trò chơi, nhưng trò chơi này khác hẳn với những trò chơi khác ở chỗ ít nhiều
phải chứa đựng trong đó một yếu tố lịch sử nào đó. Đối với các lớp duới, trị chơi
cịn nặng về vận động, song mơn học này chỉ có ở lớp 4, 5 nên càng mang tính trí tuệ
hơn.
Trong nhà trường trị chơi có thể tổ chức như một hoạt động học tập. Cơ sở
tâm lí và sinh lí khẳng định hoạt động dạy học Lịch sử dưới dạng trò chơi rất phù
hợp với lứa tuổi tiểu học. Thực tế cho thấy hình thức tổ chức của trò chơi Sử- Địa
rất dể được học sinh hưởng ứng và tham gia.
Xét về mục đích phục vụ dạy học nói chung, trị chơi Lịch sử nói riêng có thể
là:
+ Trị chơi nhằm dẫn dắt hình thành tri thức mới.
+ Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng.
+ Trị chơi nhằm ơn tập, rèn luyện tư duy trong ngoại khoá.
Nếu phân loại theo các mạch kiến thức của Lịch sử ta có thể nói tới, chẳng hạn:
+ Trị chơi về trí nhớ thời gian lịch sử.
+ Trị chơi về trí nhớ sự kiện lịch sử.
+ Trị chơi về trí nhớ thời gian lịch sử.
+ Trị chơi về trí nhớ địa danh lịch sử.
2. Tác dụng của trò chơi học tập bằng giáo án điện tử:
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
5
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
Làm thay đổi hình thức hoạt động học tập. Học sinh tiếp thu kiến thức tự giác
và tích cực hơn trong những hoạt động đa dạng, hứng thú. Học sinh thấy vui hơn, cởi
mở hơn, thư thái dễ chịu và khoẻ mạnh hơn.
Giúp học sinh rèn luyện củng cố tiếp thu tri thức đồng thời phát triển vốn kinh
nghiệm mà các em đã được tích luỹ thơng qua hoạt động chơi.
Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ sử dụng trị chơi học
tập mà q trình dạy và học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, các cơ hội
học tập đa dạng hơn.
Đối với học sinh khơng có phương tiện nào giúp các em phát triển một cách
tự nhiên, có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ bằng trị chơi học tập.
Qua chơi, các em biết tự kiềm chế, được tham gia hoạt động tích cực. Trị chơi
khơng chỉ là phương tiện mà cịn là phương pháp giáo dục.
Tóm lại, trị chơi nói chung, trị chơi học tập nói riêng giúp cho học sinh phát
triển toàn diện các năng lực một cách tự nhiên, giúp cho các em trao đổi kinh
nghiệm, tương tác lẫn nhau, từ đó các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng.
3. Những phản ứng tâm lí của học sinh khi tham gia trò chơi:
a. Phản ứng tích cực:
- Hăng say chơi hết mình.
- Ý thức trách nhiệm cá nhân cao.
- Dễ bỏ qua sai phạm nhỏ của người khác.
- Tơn trọng tính kỉ luật.
- Giúp đỡ và nâng đỡ đồng đội.
- Gắn bó với đồng đội trong nhóm mình.
- Tích cực hoạt động và sẵn sàng hy sinh vì danh dự đội.
b. Phản ứng tiêu cực:
- Người mạnh lấn át người ít hay người được hoạt động nhiều, người được
hoạt động ít.
- Sẵn sàng trừng phạt người thua.
- Chơi gian lận không thành thật để được thắng.
- Dễ ganh tỵ dẫn đến ghét nhau.
- Chia bè, chia nhóm.
- Phục tùng "thủ lĩnh".
Như vậy khi giáo viên tổ chức chơi phải lưu ý tránh cho học sinh những phản
ứng khơng tích cực và nếu có xảy ra thì kịp thời sửa chữa, cố gắng khuyến khích,
động viên khen thưởng để học sinh có những phản ứng tích cực.
4. Thiết kế trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
6
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
Thống kê các giai đoạn lịch sử tiêu biểu
LỊCH SỬ - LỚP 5
HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ
(1858 – 1945)
Thời gian
Sự kiện, nhân vật
Giai đoạn 1858 đến cuối thế kỉ XIX
Năm 1858
Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
Cuối TK XIX Phong trào chống Pháp tiêu biểu của Trương Định, người đã
đầu TK XX
được nhân dân suy tơn là “Bình Tây đại ngun soái.”
1860
Nguyễn Trường Tộ được cử sang học ở Pháp 2 năm. Tại Đại học
Sc-bon, ơng học được cách khai mỏ, làm vũ khí, xây dựng nhà
cửa …
Ơng trình lên vua Tự Đức nhiều bản điều trần, bày tỏ mong
muốn làm cho đất nước giàu mạnh.
5 – 6- 1862
Triều đình nhà Nguyễn kí hồ ước nhường 3 tỉnh miền Đơng
Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) cho Pháp
Phong trào Cần vương
5 – 7 - 1885
Cuộc phản công ở kinh thành Huế.
13 – 7 - 1885
Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu Cần
vương lần thứ nhất.
20 – 9 - 1885
Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu Cần
vương lần thứ hai.
Phong trào Cần
Cuộc khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hố) do Phạm Bành,
vương tiêu biểu Đinh Công Tráng lãnh đạo.
Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên) do Nguyễn Thiện
Thuật lãnh đạo.
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình
Phùng lãnh đạo.
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.
Từ đầu thế kỉ XX đến trước khi có Đảng lãnh đạo
1904
Cùng những người chung chí hướng, Phan Bội Châu lập Hội Duy
Tân.
23 – 2- 1905
Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu.
5 – 6 - 1911
Từ bến cảng Nhà Rồng, trên con tàu La-tu-xơ Tờ-rê-vin, với cái
tên Văn Ba, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
3 - 7 / 2 / 1930
Tại Hồng Kơng (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
7
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
hợp nhất 3 tổ chức công sản trong nước, thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam.
3-2-1930
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
GIAI ĐOẠN CÓ ĐẢNG LÃNH ĐẠO
1930 - 1931
Nhân dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh, đấu tranh giành chính quyền. Xơ
viết Nghệ-Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam
12 - 9
Là ngày kỉ niệm Xô viết Nghệ Tĩnh.
18- 8- 1945
Lực lượng khởi nghĩa ở Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quang
Nam giành chính quyền ở tỉnh lị
19- 8- 1945
Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
23- 8- 1945
Khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế.
25- 8- 1945
Khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gịn.
30 – 8 - 1945
Chấm dứt chế độ phong kiến. Bảo Đại đọc chiếu thoái vị, trao ấn,
kiếm cho chính phủ lâm thời ở Huế.
2-9-1945
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hồ ra đời.
CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
( 1945 – 1954)
Thời gian
Sự kiện
19 / 12 / 1946 Tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ
20 / 12 / 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
1947 Chiến dịch Việt Bắc thu - đông
1949 Ta sản xuất được các kiểu súng cối, súng phóng bom, súng DKZ
195 Chiến dịch Biên giới thu - đơng
0
2 / 195 Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ hai của Đảng
1
1/5/
195 Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ I
2
7/5/
195 Chiến thắng Điện Biên Phủ
4
Nhân vật tiêu biểu
Anh hùng La Văn Cầu nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay bị thương để tiếp tục chiến
đấu trong trận đánh cứ điểm Đông Khê (Chiến dịch Biên giới thu – đông)
Anh hùng Cù Chính Lan
Anh hùng Nguyễn Quốc Trị
Anh hùng Nguyễn Thị Chiên có thành tích trong phục vụ chiến đấu.
Anh hùng Ngơ Gia Khảm- có thành tích trong việc chế tạo vũ khí
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
8
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
Anh hùng Trần Đại Nghĩa- có thành tích trong việc chế tạo vũ khí
Anh hùng Hồng Hanh- có thành tích trong sản xuất nông nghiệp
Anh Cao Văn Ty giữ kỉ lục vận tải bằng xe thồ mức 325 kg.
Anh Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên
Phủ
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
9
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
BÀI 1: BÌNH TÂY ĐẠI NGUN SỐI TRƯƠNG ĐỊNH
Trị chơi: Truy tìm kho báu
I.
Mục đích: Giúp HS nhận biết:
- Trương Định là tấm gương tiêu biểu trong phong trào chống thực dân Pháp của
nhân dân Nam Kì.
- Tiểu sử về ông Trương Định.
- Luyện khả năng phản xạ nhanh, chính xác.
II.
Chuẩn bị:
- Mỗi tổ một cái chuông lắc làm hiệu
- GV thiết kế slide các câu hỏi và chuẩn bị nội dung như sau
III.
Cách chơi:
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
10
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
Sau khi click chọn các ơ, đây chính là kho báu nếu đội nào may mắn chọn được.
Đáp án:
1-a ; 2-b ; 3-a ; 4-c ; 5-b ; 6-b ; 7-c ; 8-c ; 9-b ; 10-b
Nội dung câu hỏi:
1/ Thực dân Pháp nổ phát súng xâm lược nước ta vào thời gian nào. Ở đâu?
a- 1/ 9/ 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng.
b- 1/ 9/ 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn cơng Hải Phịng.
c- 1/ 9/ 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Hà Nội.
2/ Tiêu biểu trong Phong trào kháng chiến chống Pháp là các cuộc khởi
nghĩa của ai?
a- Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Ái Quốc, Trương Đinh.
b- Trương Định, Võ Duy Dương, Nguyễn Trung Trực.
c- Nguyễn Hữu Huân, Trương Định, Tôn Thất Thuyết.
3/ Quê quán của Trương Định ở:
a- Bình Sơn (nay thuộc huyện Sơn Tịnh), Quảng Ngãi.
b- Tân An, Gia Định.
c- Tân Hịa, Gị Cơng.
4/ Triều đình nhà Nguyễn kí hịa ước nhường ba tỉnh miền Đơng Nam Kì cho
Pháp vào thời gian nào?
a- Khi Pháp vừa tấn công Gia Định.
b- Khi phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao.
c- 5/6/1862
5/ Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp từ khi nào?
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
11
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
a- Khi nhà Nguyễn kí hịa ước.
b- Khi Pháp vừa tấn công Gia Định.
c- Khi thực dân Pháp hoang mang lo sợ.
6/ Lúc nghĩa quân Trương Định đang thu thắng lợi lớn, vua ban lệnh buộc
ông giải tán nghĩa binh và đi nhận chức lãnh binh ở An Giang. Em hiểu
"lãnh binh" là gì?
a- Chức quan đứng đầu tỉnh.
b- Chức quan võ thời nhà Nguyễn, chỉ huy quân đội ở một tỉnh.
c- Chức quan văn
7/ Để tách Trương Định ra khỏi phong trào đấu tranh, lệnh vua ban buộc
Trương Định phải giải tán nghĩa binh. Dân chúng đã làm gì khi ơng cịn đang
băn khoăn, suy nghĩ?
a- Suy tơn ơng làm chủ sối.
b- Muốn ơng phải tn lệnh vua.
c- Tơn Trương Định làm "Bình Tây Đại ngun sối".
8/ Lệnh vua ban buộc Trương Định phải giải tán nghĩa binh, ông quyết định
như thế nào?
a- Làm quan phải tuân lệnh vua.
b- Từ quan
c- Quyết định ở lại cùng nhân dân đánh giặc.
9/ Bình Tây Đại ngun sối Trương Định mất vì:
a- Bị ốm.
b- Ông đã rút gươm tự sát để khỏi sa và tay giặc.
c- Bị giặc bắt.
10/ Hàng năm, nhân dân tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Tiền Giang kỉ niệm ngày
mất của ông ngày:
a- 19/ 8
b- 20/ 8
c- 16/ 3
Trương Định (1820- 20/8/1864), lãnh tụ nghĩa quân
chống Pháp.
Tên thường gọi là Trương Cơng Định.
Q qn: Bình Sơn(nay thuộc huyện Sơn Tịnh), tỉnh Quảng
Ngãi
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
12
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
Bài 4: XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
Trị chơi: Đua xe.
I.
Mục đích: Giúp HS nhận biết:
- Mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội
- Chính sách bóc lột của thực dân Pháp.
- Luyện khả năng phản xạ nhanh, chính xác.
II.
Chuẩn bị:
- GV thiết kế slide câu hỏi với nội dung bên dưới
III. Cách chơi:
- GV thiết kết slide như sau:
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
13
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
Đội nào trả lời đúng, GV click chuột vào màu của xe được đi.
Đáp án:
1-b ; 2-c ; 3-b ; 4-a ; 5-b ; 6-c ; 7-a ; 8-c ; 9-c ; 10-b
Nội dung câu hỏi và đáp án:
1/ Tài nguyên của đất nước ta mà thực dân Pháp khai thác nhiều nhất là:
a- Thiếc.
b- Than.
c- Vàng.
2/ Thực dân Pháp cướp đất của nông dân lập đồn điền để làm gì?
a- Trồng cao su.
b- Trồng chè.
c- Trồng cao su, chè, cà phê.
3/ Pháp cho xây dựng các nhà máy điện, nước, xi măng, dệt... để làm gì?
a- Nhằm sản xuất các mặt hàng phục vụ đời sống nhân dân ta.
b- Sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt ở nước ta, sản xuất các mặt hàng thu lãi lớn,
phục vụ sinh hoạt của người Pháp tại Việt Nam.
c- Giải quyết công ăn, việc làm cho nhân dân ta.
4/ Pháp cho xây dựng hệ thống giao thơng để làm gì?
a- Để phục vụ cho chính sách khai thác của chúng.
b- Để phát triển hệ thống giao thông cho Việt Nam.
c- Để cho nhân ta đi lại dễ dàng hơn.
5/ Trước thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam chủ yếu có giai cấp:
a- Nông dân.
b- Địa chủ và nông dân.
c- Nông dân và chủ xưởng nhỏ.
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
14
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
6/ Tại sao xuất hiện giai cấp công nhân?
a- Nông dân mất ruộng đất, khơng có việc làm.
b- Nơng dân phải xin vào làm việc trong các nhà máy, hầm mỏ... để kiếm sống và
trở thành công nhân.
c- Cả hai ý trên.
7/ Những chuyển biến về kinh tế đã tạo ra những chuyển biến về mặt nào?
a- Xã hội.
b- Đời sống.
c- Chính trị
8/ Những tầng lớp giai cấp mới trong xã hội:
a- Địa chủ, nông dân.
b- Vua, chúa, quan lại.
c- Chủ xưởng, nhà bn, viên chức, trí thức, cơng nhân.
9/Những người làm ăn phát đạt trở thành:
a- Chủ xưởng.
b- Nhà buôn lớn.
c- Chủ xưởng, nhà buôn lớn.
10/ Thân phận người nông dân Việt Nam như thế nào?
a- Mọi người được sống cơm no áo ấm.
b- Ngày càng bị bần cùng hóa.
c- Cơng việc làm ổn định.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, người
nông dân bị tước đoạt hết ruộng đất và phải chịu
nhiều thứ thuế. Nông dân chiếm 80% dân số, nhiều
gia đình nơng dân khơng có một tấc đất. Họ phải
kéo cày thay trâu. Họ lao động vất vả nhưng quần
áo rách rưới, ăn không đủ no, họ đói khổ, phải ăn củ
mài củ chuối thay cơm, nên người gầy gò mệt mỏi.
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
15
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
BÀI 5: PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐƠNG DU
Trị chơi: Giải ơ chữ
1. Mục đích: Giúp HS nắm:
- Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu vào đầu thế kỉ XX.
Phong trào Đông du là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp.
2. Chuẩn bị:
- Giấy khổ to kẻ sẵn ô chữ.
- Bảng đáp án ứng với các câu trả lời.
3. Cách chơi:
GV phổ biến luật chơi:
GV đọc câu hỏi, đại diện các tổ rung chuông giành quyền trả lời, đúng ghi 10 điểm.
Nếu sai, thì tổ khác bấm chuông giành quyền trả lời tiếp, đúng ghi 5 điểm. Trò chơi
tiếp tục cho đến hết.
BGK ghi điểm cho mỗi lượt trả lời của các tổ.
Tổ nào giải được nghĩa của từ Hội Duy tân được 20 điểm
Tổ nào giành được nhiều điểm nhất là thắng.
GV tổng kết, đánh giá, nhóm nhiều điểm nhất là thắng.
Ơ chữ hàng dọc: Hội Duy tân là một tổ chức bí mật do Phan Bội Châu và những
người yêu nước lập vào đầu năm 1904. Mục đích của Hội là đánh Pháp giành độc
lập cho Tổ quốc.
C
B
X
G
Ư
U
H I N
P H A N
Ô I C H Â U
I Ê M
Đ Ô N
D U
C
U N Ư Ơ C
H A I N G O A I H
Y Ê T T H Ư
T H A I L A N
X U Â N H O A
Q U A N G C H Â U
Nội dung câu hỏi – đáp án các ơ chữ.
1/ Năm 1905, có mấy người sang Nhật Bản cùng Phan Bội Châu? (CHÍN)
2/ Phong trào Đông Du gắn với tên tuổi của ai? (PHAN BỘI CHÂU)
3/ Phong trào Đông Du thất bại, Phan Bội Châu cùng với nhiều thành viên của Hội
Duy Tân lánh sang đâu? (XIÊM)
4/ Tên tuổi của Phan Bội Châu gắn với phong trào nào? (ĐÔNG DU)
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
16
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
5/ Phan Bôi Châu cùng với nhiều thành viên lánh sang Xiêm để tiếp tục hoạt động
gì? (CỨU NƯỚC)
6/ Để tuyên truyền cổ động cho phong trào Đông Du, Phan Bội Châu đã viết tác
phẩm nào gửi về nước? (HẢI NGOẠI HUYẾT THƯ)
7/ Xiêm là tên của nước nào thời bấy giờ? (THÁI LAN)
8/ Phan Bội Châu sinh ra ở xã nào thuộc tỉnh Nghệ An? (XUÂN HÒA)
9/ Phan Bội Châu đã lánh sang thành phố nào của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc?
(QUẢNG CHÂU)
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Phan Bội Châu
Trong ảnh, cụ Phan Bội Châu đội khăn xếp, mặc áo dài, đeo kính, để râu dài.
Trang phục này là của sĩ phu thời phong kiến.
Phan Bội Châu hiệu là Sào Nam, sinh năm 1867 tai thơn Đan Nhiệm, xã Xn
Hồ, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là người rất yêu nước. Ngay từ khi cịn trẻ,
17 tuổi, ơng đã tham gia các hoạt động chống Pháp, nhưng không thành.
Năm 1900, ông thi đỗ cử nhân. Tháng 5/1904, ông thành lập Hội Duy tân, xúc
tiến việc sanh Nhật cầu viịen và đưa học sinh sang Nhật học (1905) để về cứu nước
nhưng phong trào Đông Du cuối cùng cũng bị thất bại. Phan Bội Châu sang Xiêm để
tiếp tục hoạt động cứu nước.
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
17
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
BÀI 6: QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
Trị chơi: Bức tranh bí ẩn
1. Mục đích: Giúp HS nhận biết:
- Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ.
- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì lịng u nước, thương dân,
momg muốn tìm ra con đường cứu nước mới.
2. II/ Chuẩn bị:
- GV thiết kế slide như hướng dẫn
3. III/ Cách chơi:
Bức tranh bí ẩn chính là Bến cảng Nhà Rồng.
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
18
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
* Nội dung câu hỏi:
1/ Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước
trước đây và đưa ra nhận định như thế nào, khi:
a- Cụ Phan Chu Trinh yêu cầu người Pháp làm cho nước ta giàu có.
Chẳng khác xin giặc rủ lịng thương
b- Cụ Hoàng Hoa Thám trực tiếp đấu tranh chống Pháp.
Phong trào chống Pháp của cụ thất bại vì lẻ loi.
c- Cụ Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp.
Chẳng khác đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau.
2/ Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc tại bến cảng nào? Trên con tàu nào?
Tại Bến Nhà Rồng, trên con tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin.
3/ Vì sao cảng Nhà Rồng được cơng nhận là di tích lịch sử?
Nơi đây đã diễn ra sự kiện lịch sử: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước mới.
4/ Ở nước ngồi, để chống rét, Bác Hồ đã làm gì?
Dùng một viên gạch hồng.
5/ Bác Hồ sinh vào ngày, tháng, năm nào? Ở đâu?
Bác Hồ sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890,
ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
6/ Bác Hồ đã từng mang những tên nào?
Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.
7/ Quê nội của Bác Hồ ở đâu? Làng Sen
8/ Quê ngoại của Bác Hồ ở đâu? Hồng Trù
9/ Hai câu thơ thể hiện tình yêu của người dân Việt Nam đối với Bác?
Tháp Mười đẹp nhất bơng sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Hoàng Trù quê ngoại của Bác
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
Làng Sen quê nội của Bác
19
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
Tàu đô đốc La-tu-sơ Tờ-rê-vin:
Nguyễn Tất Thành với cái tênVăn Ba đã
làm phụ bếp trên tàu này. Suốt 6 năm,
theo hành trình của con tàu, Người đã
qua nhiều nước trên thế giới từ châu Phi,
châu Mĩ, châu Âu.
Tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin thuộc loại
tàu viễn dương lớn nhất lúc bấy giờ của
hãng Vận tải hợp nhất Pháp, còn gọi là
Hãng "Năm sao" vì trên ống khói của tàu
có hình vẽ 5 ngơi sao. Tàu chạy bằng hơi
nước, dài 124,1m, rộng 15,2m, trọng tải
5572 tấn.
Đáy tàu có hầm chứa 900 tấn nước ngọt và đủ số than để chạy 12000 hải
lí. Tàu từ cảng Hải Phòng vào cảng Nhà Rồng để lấy hàng và chở khách trước
khi tiếp tục cuộc hành trình trở lại Mác-xây.
Nguyễn Tất Thành với cái tên Văn Ba xin làm phụ bếp trên tàu để ra đi
tìm đường cứu nước. Công việc rất nặng nhọc và vất vả. Hàng ngày, anh phải
dậy từ 4 giờ sáng, quét dọn sàn tàu, khn than, nhóm lị, xuống hầm lấy rau và
các loại thực phẩm.
Bến Nhà Rồng là thương cảng lớn của thành phố Hồ Chí Minh ngày
nay, nằm trên sơng Sài Gòn, được xây dựng năm 1864. Gọi là Nhà Rồng vì ở trên
nóc trụ sở lớn hai tầng kiên cố của hãng tàu biển Mét-xa-giơ-ri của Pháp xây dựng ở
đây có gắn đơi rồng lớn bằng đất nung men trắng
Ngày nay, bến Nhà Rồng và tòa nhà trụ sở xưa trở thành khu di tích lịch sử.
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
20
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
BÀI 9: CÁCH MẠNG MÙA THU
Trị chơi: Ơ chữ - Đi tìm ẩn số.
1. Mục đích: Giúp HS:
- Ghi nhớ các sự kiện chính trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội.
- Ngày 19/8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta.
2. Chuẩn bị:
- Mỗi đội chơi chuẩn bị một chuông lắc
- GV chuẩn bị giấy khổ to vẽ ô chữ với các đáp án ghi sẵn.
3. Cách chơi:
GV phổ biến luật chơi:
- GV chia lớp thành 3 đội chơi với 3 lượt lựa chọn, mỗi lượt, mỗi đội có 1 lần
lựa chọn câu hỏi.
- Lượt1: GV đọc gợi ý theo câu hỏi của đội yêu cầu. Nếu đúng, được ghi 30
điểm, nếu sai thì 2 đội cịn lại trả lời-đúng ghi 20 điểm, và đội thứ ba sẽ trả lờiđúng ghi 10điểm.
- *Các đội có thể trả lời từ ở ơ hàng dọc bất cứ lúc nào, và nêu ý nghĩa của từ
hàng dọc đó, đúng được ghi 40 điểm, sai bị loại khỏi cuộc chơi.
(ngày 19 tháng Tám là ngày cả nước kỉ niệm cách mạng tháng Tám thành công)
* Nội dung câu hỏi:
1
MƯ Ơ I C H I N
2
N H Ậ T
3
H U Ế
4
S A I G O N
5
H À N Ộ I
6
K H Á N G C H I Ế N
7
B I Ê U T I N H
8
P H Ủ K H Â M S A I
9
M U A T H U
1/ Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội vào ngày này.(mười chín)
2/ Cuối năm 1940, nhân dân ta phải chịu một cổ hai trịng, đó là qn Pháp và
quân .......(Nhật)
3/ Tên thành phố giành được chính quyền vào ngày 23/8.(Huế)
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
21
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
4/ Tên thành phố giành được chính quyền vào ngày 25/8.(Sài Gịn)
5/ Tên thành phố giành được chính quyền vào ngày 19/8.(Hà Nội)
6/ Được tin Nhật đầu hàng đồng minh, Đảng và Bác Hồ ra lệnh toàn dân .............
(kháng chiến)
7/ Tại Hà Nội, cuộc mít tinh của quần chúng nhân dân đã biến thành đoàn ............
kéo đến Phủ Khâm Sai.(biểu tình)
8/ Tên trụ sở chính quyền tay sai của Nhật tại Bắc Kì, nay là nhà khách chính phủ.
(Phủ Khâm Sai)
9/ Bài ca Cách mạng tháng Tám hát vang vào mùa nào trong năm?(mùa thu)
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Hà Nội ngày 19/8/1945
Hà Nội ngày 19/8/1945
Sáng 19/8/1945, hang chục vạn nhân dân nội, ngoại thành Hà Nội xuống
đường biểu dương lực lượng. Họ mang trong tay giáo, mác, mã tấu tiến về quảng
trường Nhà hát lớn thành phố, sau khi Uỷ ban khởi nghĩa đọc lời kêu gọi khởi nghĩa
giành chính quyền, quần chúng cách mạng có sự hổ trợ của các đội tự vệ chiến đấu,
đã chia đi các ngả để chiếm những cơ quan đầu não của kẻ thù.
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
22
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
Đồn biểu tình tiến tới Phủ Khâm sai. Lính Bảo an ở đây rất đông, đã được lệnh
sẵn sàng nổ súng. Quần chúng đập cửa, thuyết phục lính Bảo an đừng bắn, rồi nhiều
người vượt hang rào sắt nhảy vào bên trong Phủ.
Trước sức mạnh của quần chúng đông đảo, lính Bảo an hạ vũ khí đầu hàng quần
chúng cách mạng. Lá cờ đỏ sao vàng đã được cắm trên nóc nhà Phủ Khâm sai.
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
23
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
Bài 11: ÔN TẬP:
HƠN 80 NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐƠ HỘ
Trị chơi: Giải ơ chữ
I/ Mục đích: Giúp HS
- Hệ thống lại các sự kiện và nhân vật lịch sử đã học từ đầu năm học.
- Luyện khả năng phản xạ nhanh.
II/ Chuẩn bị: GV chuẩn bị:
- Ô chữ được soạn thảo trên Microsoft Powerpoint
III/ Cách chơi:
GV phổ biến luật chơi:
- Chia lớp thành 2 đội Mỗi đội một bảng con giải ô chữ
- Các thành viên trong đội trao đổi, giải ô chữ
- Giải đúng tất cả các ô chữ hàng dọc được 150 điểm
- Đồng thời tìm được từ hành dọc và nghĩa của cụm từ này được 50 điểm
- Đội nào nhanh hơn, tổng số điểm cao nhất giành chiến thắng
* Nội dung câu hỏi:
1/ Ơng là người được nhân dân suy tơn là "Bình Tây Đại ngun sối".(Trương
Định)
2/ Phong trào u nước đầu thế kỉ XX do Phan Bội Châu lãnh đạo?
(Đông Du)
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
24
Thiết kế Trị chơi học tập mơn Lịch sử lớp 5
3/ Một trong các tên gọi của Bác Hồ ( Nguyễn Ái Quốc)
4/ Phan Bội Châu cùng Hội Duy tân sang đâu để hoạt động cứu nước (Xiêm)
5/ Phong trào yêu nước diễn ra sau cuộc phản công ở Kinh thành Huế Cần vương)
6/ Cuộc Cách mạng mùa thu của dân tộc ta diễn ra vào thời gian này? (tháng tám)
7/ Theo lệnh của triều đình thì Trương Định phải về đây nhận chức lãnh binh
(An Giang)
8/ Giai cấp mới này xuất hiện khi thực dân Pháp đô hộ (Công nhân).
9/ Nhân dân huyện này đã tham gia cuộc biểu tình ngày 12-9 -1930 ( Nam Đàn)
10/ Tên quảng trường Bác Hồ đọc bản Tun ngơn Độc lập (Ba Đình)
11/ Nơi cách mạng tháng 8 thành công ngày 19-8-1945.(Hà Nội)
12/ Nơi diễn ra hội nghị thành lập Đảng CSVN ( Hồng Công)
13/ Cách mạng Tháng 8 thành công đã giải phóng nhân dân ta thốt khỏi kiếp người
này? (nơ lệ)
14/ Phan Bội Châu đã vận động các thanh niên yêu nước sang đâu để học tập?
(Nhật Bản)
15/ Người lập ra Hội Duy tân là ai (Phan Bội Châu)
*Ô chữ hàng dọc:
Tuyên ngôn độc lập: Đây là văn bản tuyên bố công khai cho cả nước và thế giới
biết về quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam.
Ngày 2/9/1945 là ngày Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa.
Hàng năm, 2/9, nhân dân cả nước tổ chức nhiều hoạt động kỉ niệm ngày Quốc
khánh.
Người thực hiện: Tạ Thị Thanh Phương
25