Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đánh giá thực trạng thoái hóa đất đỏ bazan (rhodic ferralsols) trồng hồ tiêu (piper nigrum) ở gia lai từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ ĐÀO TẠO

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

Trần Minh Trí

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỐI HĨA ĐẤT ĐỎ BAZAN
(RHODIC FERRALSOLS) TRỒNG HỒ TIÊU (PIPER NIGRUM)
Ở GIA LAI
TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THỰC NGHIỆM

Tp. HỒ CHÍ MINH – tháng 4 năm 2021


BỘ GIÁO DỤC

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ ĐÀO TẠO

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM


HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

Trần Minh Trí

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỐI HĨA ĐẤT ĐỎ BAZAN
(RHODIC FERRALSOLS) TRỒNG HỒ TIÊU (PIPER NIGRUM)
Ở GIA LAI
TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Chuyên ngành:
Mã số:

Sinh học thực nghiệm
8420114

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THỰC NGHIỆM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS: LÂM VĂN HÀ
TP.HỒ CHÍ MINH - 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin được cam đoan đề tài “Đánh giá thực trạng thối hóa đất đỏ
bazan (Rhodic Ferralsols) trồng hồ tiêu (Piper nigrum) ở Gia Lai từ đó đề
xuất một số giải pháp khắc phục”. Là kết quả của sự nghiên cứu nghiêm túc
được tiến hành dựa trên sự cố gắng học hỏi của bản thân dưới sự hướng dẫn
nhiệt tình của thầy TS. LÂM VĂN HÀ.
Các nhận định nêu ra trong luận văn là độc lập của bản thân tơi trên cơ

sở tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu khoa học và cơng trình “Nghiên cứu mức
độ suy thối, ngun nhân và biện pháp phục hồi độ phì đối với đất trồng
cà phê và hồ tiêu ở Tây Nguyên” sau khi được chủ nhiệm đề tài cho phép
tham khảo. Luận văn đảm bảo tính khách quan, trung thực và khoa học.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 6 năm 2021
Học viên cao học

Trần Minh Trí


ii

LỜI CẢM ƠN
Kết quả nghiên cứu trong luận văn thuộc đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu
mức độ suy thoái, nguyên nhân và biện pháp phục hồi độ phì đối với đất
trồng cà phê và hồ tiêu ở Tây Nguyên”. Được chủ nhiệm bởi TS. NGUYỄN
XUÂN LAI nguyên viện trưởng viện thổ nhưỡng nơng hóa.
Tơi xin gửi lời cám ơn đến TS. NGUYỄN XUÂN LAI chủ nhiệm đề tài
và nhóm thực hiện đề tài “Nghiên cứu mức độ suy thoái, nguyên nhân và
biện pháp phục hồi độ phì đối với đất trồng cà phê và hồ tiêu ở Tây
Nguyên” đã tạo điều kiện cho tôi tham gia thực hiện đề tài và được cho phép
tôi được sử dụng số liệu trong đề tài để hồn thiện luận văn.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. LÂM VĂN HÀ, người
đã hướng dẫn, dẫn dắt trực tiếp và là cố vấn cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Thầy cũng là người đã cho tôi rất nhiều bài
học về cả chuyên môn và cả các làm việc thông qua các đề tài dự an của mình,
giúp tơi định hướng phát triển trong sự nghiệp. Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm
ơn đến thầy bằng tất cả lòng chân thành và sự biết ơn của mình.
Tơi xin cảm ơn Ban giám đốc và anh chị đồng nghiệp hiện đang công tác
tại Trung tâm nghiên cứu Đất, Phân bón và Mơi Trường phía Nam nơi tôi đang

công tác đã tạo điều kiện và hỗ trợ hết mình để tơi có thể hồn thành luận văn
đúng thời hạn.
Bên cạnh đó tơi xin phép gửi lời cảm ơn đến quý Thầy/Cô là giảng viên
khoa Công nghệ sinh học, Học viện Khoa học và Công nghệ, viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tận tình truyền dạy kiến thức qua các mơn
học chun mơn cũng như việc hỗ trợ tơi trong q trình học tập và hồn thành
luận văn
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến mẹ và gia đình của tơi đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc học tập của tôi để đạt được thành cơng như ngày hơm nay.
Để hồn thành được luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của các cấp lãnh đạo, q thành cơ, các anh, chị em đồng nghiệp và bà con
nông dân khu vực Chư sê, tỉnh Gia Lai.


iii

Cuối cùng tôi xin cản ơn anh Nguyễn Tố Cát Triệu hiện công tác tại trung
tâm nghiên cứu và Phát triển cây hồ tiêu Tây Nguyên đã hỗ trợ tôi hết mình
trong giai đoạn tiếp cận nhà vườn nhờ vậy mà tơi có thể thuận lợi cho cơng tác
thu thập số liệu.
Tơi xin cám ơn !

Trần Minh Trí


iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU VIẾT TẮT


DIỄN GIẢI

AMF

Tổng số bào tử nội cộng sinh có ích.

BVTV

Bảo vệ thực vật.

CEC

Dung lượng cation trao đổi.

FAO

Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc.

GLADSOL
KHKT

Chương trình đánh giá thối hóa đất do con người
ở Nam và Đông Nam Á.
Khoa học kỹ thuật.

KC

Khuyến cáo.

KTCB


Kiến thiết cơ bản.

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn.

PRA

Participatory Rural Appraisal

RRA

Rapid Rural Appraisal

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UNEP

Chương trình mơi trường Liên hợp quốc

UNCCD

Công ước Liên Hợp Quốc năm 1994 về chống sa mạc hóa

VSV

Vi sinh vật



v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Thối hóa đất do xói mịn vùng sinh thái..............................................

14

Bảng 1.2 Quy mơ các cấp thối hóa đất tiềm năng theo đơn vị hành chính vùng
Tây Nguyên........................................................................................................... 18
Bảng 1.3 Khung đánh giá dris về trạng thái dinh dưỡng đất đối với hồ tiêu............ 24
Bảng 1.4 Hàm lượng và phân bố dinh dưỡng theo bộ phận của cây hồ tiêu............ 25
Bảng 1.5 Biểu hiện thiếu dinh dưỡng xuất hiện trên cây hồ tiêu............................. 26
Bảng 1.6 Phân bố diện tích trồng hồ tiêu tại các tỉnh vùng tây nguyên. ................. 29
Bảng 2.1 Tóm tắt phương pháp và thủ tục phân tích một số tính chất hóa học của
đất.......................................................................................................................... 35
Bảng 3.1 Hiện trạng canh tác hồ tiêu...................................................................... 38
Bảng 3.2. Cơ cấu giống hồ tiêu.............................................................................. 40
Bảng 3.3 Tỷ lệ (%) hình thức sử dụng trụ cho hồ tiêu............................................. 41
Bảng 3.4 Lượng phân bón TKKD cho hồ tiêu 5-7 năm tuổi................................... 42
Bảng 3.5 Thống kê phân tích các yếu vật lý........................................................... 44
Bảng 3.6 Thống kê phân tích các yếu tố hóa học.................................................... 46
Bảng 3.7 Thống kê phân tích các yếu tố sinh học................................................... 55
Bảng 3.8 Phương trình hồi quy đa biến giữa bệnh hại, VSV đối kháng và hóa, lý
tính đất banzan trồng hồ tiêu................................................................................. 61


vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Diễn biến diện tích, năng suất tiêu qua các năm tại Việt Nam..................

28

Hình 3.1: Nguồn gốc đất trồng hồ tiêu tại nơng hộ..................................................

39

Hình 3.2 Tỷ lệ (%) độ dốc địa hình...........................................................................

39

Hình 3.3 Tỷ lệ (%) hình thức vườn trồng hồ tiêu......................................................

40

Hình 3.4 Dung trọng của đất trồng hồ tiêu và đất rừng.............................................

45

Hình 3.5 Độ xốp của đất trồng hồ tiêu và đất rừng...................................................

45

Hình 3.6 Đồn lạp > 0,25mm trên đất trồng hồ tiêu và đất rừng...............................

46

Hình 3.7 pH Kcl của đất trồng hồ tiêu và đất rừng....................................................


47

Hình 3.8 Chất hữu cơ trong đất (OM) của đất trồng hồ tiêu và đất rừng.................

48

Hình 3.9 Nito tổng số của đất trồng hồ tiêu và đất rừng...........................................

49

Hình 3.10 Lân (P2O5) tổng số của đất trồng hồ tiêu và đất rừng..............................

50

Hình 3.11 Lân (P2O5) dễ tiêu của đất trồng hồ tiêu và đất rừng.......................

50

Hình 3.12 Kali (K20) tổng số của đất trồng hồ tiêu và đất rừng...............................

51

Hình 3.13 Kali (K20) dễ tiêu của đất trồng hồ tiêu và đất rừng.......................

51

Hình 3.14 Lưu huỳnh (SO42- ) trong mẫu đất trồng hồ tiêu và đất rừng...................

52


Hình 3.15 Hàm lượng Ca2+ của đất trồng hồ tiêu và đất rừng..................................

52

Hình 3.16 Magie (Mg2+) của đất trồng hồ tiêu và đất rừng.....................................

54

Hình 3.17 CEC của đất trồng hồ tiêu và đất rừng.....................................................

54

Hình 3.18 Tổng số nấm Fusarium sp trên đất trồng hồ tiêu và đất rừng..................

56

Hình 3.19 Tổng số nấm Phytopthora sp trên đất trồng hồ tiêu và đất rừng.............

56

Hình 3.20 Tổng số nấm Rhizoctonia trên đất trồng hồ tiêu và đất rừng...................

56

Hình 3.21 Mật độ tuyến trùng trên đất trồng hồ tiêu và đất rừng.............................

57



vii
Hình 3.22 VSV đối kháng nấm Phythophthora trên đất trồng hồ tiêu và đất rừng..... 58
Hình 3.23 VSV đối kháng nấm Fusarium trên đất trồng hồ tiêu và đất rừng.............

58


1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vi
MỤC LỤC ................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. ......................................................................... 4
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................................... 6
2.1 Ý NGHĨA KHOA HỌC ....................................................................................... 6
2.2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN ....................................................................................... 6
3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 6
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................ 7
4.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 7
4.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 8
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THỐI HĨA ĐẤT. ......................................... 8
1.1.1 Nhận định chung về thối hóa đất ............................................................. 8
1.1.2 Tình hình thối hóa đất trên thế giới ......................................................... 9

1.1.3 Các cơng trình nghiên cứu thối hóa đất. ............................................... 10
1.1.3.1 Trên thế giới. ........................................................................................ 10
1.1.3.2 Tại Việt Nam. ........................................................................................ 13
1.1.4 Kết quả những nghiên cứu về thoái hóa đất: .......................................... 14
1.2 TÌNH HÌNH THỐI HĨA ĐẤT Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN ..................... 15
1.2.1 Các nghiên cứu về thối hóa đất ở khu vực Tây Ngun. ..................... 15
1.2.2 Các dạng thối hóa đất ở khu vực Tây Ngun...................................... 17


2
1.2.3

Khu vực Gia Lai .................................................................................... 20

2: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ CÁC
HẠN CHẾ CHÍNH, TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU. ........................................... 22
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ NHU CẦU VỀ DINH DƯỠNG CỦA HỒ TIÊU
.................................................................................................................................. 22
2.1.1 Đặc điểm sinh học của cây hồ tiêu ........................................................... 22
2.1.2 Yêu cầu về đất trồng của cây hồ tiêu ....................................................... 23
2.1.3 Các yếu tố dinh dưỡng cho cây hồ tiêu .................................................... 24
2.2 NHỮNG HẠN CHẾ HIỆN NAY TRONG SẢN XUẤT HỒ TIÊU.................. 27
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 30
2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. ............................................................................. 30
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 30
2.2.1 Phương pháp luận trong vấn đề nghiên cứu suy thoái đất .................... 30
a.

Thời gian địa điểm lấy mẫu: .................................................................... 32


b.

Phân tích mẫu: .......................................................................................... 32

2.2.2 Phương pháp xử lý phân tích các chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học của
các mẫu đất đã thu thập ..................................................................................... 33
a. Phân tích một số tính chất vật lí: .................................................................. 34
b. Phân tính một số tính chất hóa học đất: ...................................................... 35
c. Phân tích một số chỉ tiêu vi sinh vật: ............................................................ 36
2.2.3 Phương pháp xử lý thống kê kết quả nghiên cứu. .................................. 37
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 38
3.1. THỰC TRẠNG CANH TÁC HỒ TIÊU TRÊN ĐẤT ĐỎ BAZAN CỦA NGƯỜI
DÂN VÙNG GIA LAI. ............................................................................................ 38
3.1.1 Về đất và địa hình trồng hồ tiêu ............................................................... 38
3.1.2 Về cơ cấu giống hồ tiêu ............................................................................. 40
3.1.3 Về biện pháp canh tác ............................................................................... 40
3.1.4 Thực trạng sử dụng phân bón .................................................................. 41
3.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐỎ BAZAN VÙNG
CHUYÊN CANH TRỒNG HỒ TIÊU SO VỚI ĐẤT RỪNG ................................. 44


3
3.2.1 Tính chất vật lý của đất............................................................................. 44
3.2.2 Tính chất hóa học của đất ......................................................................... 46
3.2.3 Tính chất sinh học của đất ........................................................................ 55
3.2.4 Mối tương quan giữa các tính chất vật lý, hóa học và sinh học trên đất
trồng hồ tiêu ........................................................................................................ 58
3.2.5 Nguyên nhân và mức độ thoái hóa đất đỏ bazan trồng hồ tiêu................. 62
3.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THỐI HĨA
ĐẤT ĐỎ BAZAN TRỒNG HỒ TIÊU Ở GIA LAI. ................................................ 64

a. Nhóm các giải pháp cơng trình...................................................................... 64
b. Nhóm giải pháp sinh học. .............................................................................. 64
c. Nhóm giải pháp quản lý của cơ quan chức năng ......................................... 65
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 66
4.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 66
4.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 69
PHỤ LỤC BẢNG .................................................................................................... 72
PHỤ LỤC HÌNH..................................................................................................... 86


4

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Đất đỏ phát triển trên đá Bazzan (Rhodic Feralsols-FRr) đây là loại đất
có độ phì nhiêu tự nhiên khá cao. Ở Việt Nam có khoảng 2,4 triệu ha đất đỏ
phát triển trên đá Bazan, loại này tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên với
diện tích khoảng 1,4 triệu ha, chiếm trên 58% diện tích đất đỏ bazan của cả
nước và chiếm hơn 25% diện tích đất tự nhiên của vùng. Riêng ở khu vực tỉnh
Gia Lai đất đỏ bazan chiếm khoảng 756.433 ha (48,69%) tổng diện tích tự nhiên
của tỉnh [1].
Theo nghiên cứu thì đây là loại đất có độ phì nhiêu tự nhiên khá cao, cụ
thể là đất có tầng canh tác dày, tơi xốp, giàu mùn, có hàm lượng đạm và lân
tổng số từ khá đến giàu, thích hợp cho việc canh tác nhiều loại cây mang giá trị
kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu, cao su và một số loại cay ăn quả.
Hồ tiêu (Piper nigrum L.) là một trong những loại cây công nghiệp lâu
năm được trồng ở nhiều vùng Ở Việt Nam, được đánh giá là quan trọng thứ 2
sau cây cà phê tại khu vực Tây Nguyên, năm 2017 diện tích hồ tiêu ở Tây
Nguyên đạt đến 92.991 ha (Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, 2017). Ở Gia Lai,

cây hồ tiêu được trồng nhiều trên nền đất đỏ bazan vốn là loại đất chiếm diện
tích nhiều nhất tỉnh. Trong giai đoạn từ 2015 đến 2017 giá hồ tiêu lên cao có
khi lên đến đỉnh điểm khoảng 250.000 đồng/kg tiêu hạt khơ, chính vì giá cả
tăng cao đã dẫn đến hiện trạng người dân tập trung trồng hồ tiêu, không theo
những khuyến cáo về quy hoạch cây trồng; một phần do người dân thiếu kỹ
thuật chăm sóc cây hồ tiêu lại thêm việc lạm dụng phân bón, dẫn đến khơng
những khơng tăng năng suất mà còn làm cho sản xuất hồ tiêu kém bền vững,
hiệu quả kinh tế thấp, phát sinh nhiều dịch bệnh và gây mất cân bằng dưỡng
chất trong đất thêm.
Hơn nữa, việc cải tạo đất bazan canh tác hầu như không được quan tâm
nhiều, từ đó dẫn tích tụ độc tố trong đất ở thời gian dài làm giảm hệ vi sinh vật
đất, chất lượng đất đỏ bazan tại vùng trồng hồ tiêu bị thối hóa dần gây bệnh
hàng loạt, cây hồ tiêu kém phát triển. Trước thực trạng người trồng tiêu đang
phải đối mặt với mn vàn khó khăn do hồ tiêu chết hàng loạt gây thiệt hại
hàng nghìn tỷ đồng, cùng với giá cả xuống thấp, đời sống của người trồng tiêu
gặp nhiều khó khăn. Chính quyền các tỉnh Tây Nguyên đang triển khai nhiều


5

giải pháp hỗ trợ như hướng dẫn chăm sóc vườn cây, tiêu hủy vườn hồ tiêu bị
chết, chuyển đổi sang cây trồng khác phù hợp. Mặc dù, diện tích liên tục tăng
nhưng do quy trình sản xuất khơng đồng nhất nên chất lượng sản phẩm hồ tiêu
không ổn định, việc sản xuất theo hướng GAP còn hạn chế. Bên canh đó những
năm gần đây thời tiết ln diễn biến thất thường cũng góp phần gây ảnh hưởng
đến năng suất, sản lượng, dịch bệnh thường xuyên xảy ra vẫn chưa có biện pháp
phòng ngừa hiệu quả nên vẫn còn gây thiệt hại tương đối lớn.
Hiện nay vấn đề cần giải quyết là sau một thời gian dài thâm canh cao
sự thoái hóa về độ phì nhiêu của đất ảnh hưởng thế nào đến sự xuất hiện của
các bệnh hại đối với cây hồ tiêu. Có các mối liên quan giữa hữu cơ trong đất,

tính chất vật lý đất, pH thấp, lượng phân khoáng tồn dư và hàm lượng lưu huỳnh
cao trong đất bazan đến các độc tố sinh ra trong đất khi độ ẩm đất thay đổi từ
mùa khô sang mùa mưa hay không? Hơn nữa, khi pH đất giảm, môi trường đất
bị thay đổi và liệu có mối quan hệ giữa sự thay đổi môi trường đất với mật độ
sinh vật, làm cho mật độ vi sinh vật (VSV) có ích bị suy giảm, ngược lại các
loại sinh vật gây hại như nấm bệnh, tuyến trùng lại tăng cao tác động đến hệ rễ
cây trồng.
Ngồi ra, khi bón q nhiều phân khống trong thời gian dài có thể sẽ
làm mất cân bằng dinh dưỡng trong đất và cản trở sự hấp thu dinh dưỡng của
cây theo cơ chế đối kháng ion từ đó cây trồng khơng thể hút được đầy đủ các
dưỡng chất cần thiết. Những thay đổi trong môi trường đất như vậy có thể sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến hệ rễ, làm cho rễ bị tổn thương và ảnh hưởng đến quá
trình hút nước và hấp thu dinh dưỡng hậu quả là cây khơng thể phát triển bình
thường, trong một số trường hợp môi trường đất thay đổi quá nhanh dẫn đến
hiện tượng cây bị chết, nghiêm trọng hơn là chết hàng loạt. Qua việc làm sáng
tỏ các vấn đề nêu trên, một số giải pháp kỹ thuật khắc phục tình trạng thối hóa
đất trồng sẽ góp phần vào việc phát triển, canh tác hồ tiêu bền vững theo hướng
hữu cơ.
Chính vì thế đề tài: “Đánh giá thực trạng thối hóa đất đỏ bazan
(rhodic ferralsols) trồng hồ tiêu (piper nigrum) ở Gia Lai từ đó đề xuất một
số giải pháp khắc phục” cần thiết được thực hiện.


6

2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Ý NGHĨA KHOA HỌC
Đề tài góp phần bổ sung cơ sở lý luận cùng với phương pháp nghiên cứu
khai thác sử dụng đất đai bền vững hạn chế sự thối hóa và ơ nhiễm đất, để làm
rõ thêm những ngun nhân dẫn đến q trình thối hóa đất đỏ bazan trồng hồ

tiêu. Góp phần cung cấp cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp
cho việc quản lý tài nguyên đất, ngăn chặn những nguy cơ gây thoái hoá đất đỏ
bazan vùng trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Kết quả đề tài làm phong phú thêm về các vấn đề nghiên cứu đất đỏ
bazan đang thâm canh cây lâu năm trên các vùng cao nguyên nhiệt đới của Việt
Nam.
2.2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Kết quả nghiên cứu chỉ ra được các nguyên nhân và mức độ thối hóa
đất đỏ bazan trồng hồ tiêu tại Gia Lai. Bổ sung cho người nông dân vùng trồng
hồ tiêu trên đất đỏ bazan tại địa bàn tỉnh Gia Lai về kỹ thuật canh tác bón phân
hợp lý, hiệu quả (cân đối giữa phân bón hóa học và hữu cơ, chế phẩm vi sinh
vật) để tăng năng suất hồ tiêu, đồng thời cải thiện độ phì nhiêu đất, góp phần
chiến lược sử dụng đất hiệu quả và bền vững.
3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
 Mục tiêu chung
- Đánh giá tổng quát về tình hình canh tác hồ tiêu cũng như thực trạng chất
lượng đất trồng hồ tiêu của vùng chuyên canh ở tỉnh Gia Lai. Từ đó xác định
được ngun nhân gây thối hóa đất và đề xuất giati pháp kỹ thuật khắc phục.
-

 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng canh tác hồ tiêu của nông hộ vùng chuyên canh hồ tiêu
trên đất đỏ Bazan tại tỉnh Gia Lai.
Đánh giá được một số tính chất vật lý, hố và sinh học của đất đỏ bazan
đang thâm canh hồ tiêu ở tỉnh Gia Lai có liên quan đến độ phì nhiêu đất.
Xác định được mối tương quan giữa một số tính chất đất với chế độ thâm
canh của nơng hộ và vấn đề thối hóa đất.
Tìm ra được ngun nhân, mức độ thối hóa đất đỏ bazan trồng hồ tiêu dẫn
đến suy giảm độ phì nhiêu và năng suất hồ tiêu, từ đó đề xuất một số biện
pháp kỹ thuật khắc phục.



7

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
4.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Mẫu đất đỏ bazan trồng hồ tiêu 5–7 năm tuổi tại tỉnh Gia Lai.
- Mẫu đất rừng nguyên sinh (dùng làm mẫu đối chứng)
4.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về phạm vi địa lý, đề tài tập trung nghiên cứu trên các vườn hồ tiêu
trên địa bàn huyện Chư Sê của tỉnh Gia Lai.
- Về phạm vi khoa học đề tài tập trung nghiên cứu sự thối hóa (tính
chất vật lý, hóa học và sinh học đất) của đất đỏ bazan vùng trồng hồ
tiêu của tỉnh Gia Lai.


8

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THỐI HĨA ĐẤT.
1.1.1 Nhận định chung về thối hóa đất
Xuất phát từ định nghĩa về thối hóa đất của UNEP (1992) [2], thoái
hoá đất là dấu hiệu chung của sự suy giảm tạm thời hoặc thường xuyên ảnh
hưởng đến khả năng sản xuất của đất hoặc thối hóa đất là những q trình thay
đổi các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của đất dẫn đến làm giảm hoặc mất
khả năng thực hiện các chức năng của đất. Như vậy, thối hóa đất có thể được
xem là sự suy giảm chất lượng đất và mất khả năng sản xuất hiện tại hoặc tiềm
tàng của đất do tác động của các tác nhân tự nhiên hoặc con người. Sự suy giảm
độ phì nhiêu của đất thể hiện ở các mặt như:
- Sự suy giảm chất hữu cơ (OM) cùng với suy giảm hoạt tính sinh học của đất.

- Sự suy giảm các tính chất vật lý của đất do hàm lượng OM trong đất bị mất
đi (cấu trúc đất, tính thống khí và khả năng giữ nước của đất bị ảnh hưởng).
- Sự thay đổi hàm lượng các chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu hoặc tích lũy đến
mức độ gây độc của các chất dinh dưỡng đối với sự sinh trưởng của cây trồng.
- Khi đất bị thoái hóa dẫn đến thay đổi các tính chất hóa lý và sinh học của đất, đất
có kết cấu kém, khả năng trao đổi cation thấp, làm gia tăng nguy cơ rửa trơi, xói
mịn. Các cation kiềm và kiềm thổ (Ca2+, Mg2+) bị rửa trôi, làm cho môi trường
đất bị chua, giảm khả năng hoạt động của vi sinh vật, tạo liên kết với các axit
mùn làm gia tăng quá trình rửa trơi, xói mịn đất.
- Sự suy thối về cấu trúc đất làm giảm dần khả năng thấm giữ nước, sức chứa
ẩm đồng ruộng bị thu hẹp, đất dễ khô hạn vào mùa khơ và xói mịn diễn ra
mạnh hơn. Đất mất cấu trúc dẫn đến thất thoát dinh dưỡng và chất hữu cơ làm
tăng nguy cơ xói mịn. Úng nước và yếm khí trong đất làm gia tăng tích lũy
nhiều chất hữu cơ nhưng chất lượng mùn kém, phân giải nhiều chất hữu cơ,
nhiều axit hữu cơ làm đất chua, nghèo Ca2+, Mg2+ và vi lượng dẫn đến tăng
nguy cơ xói mịn.
- Đất bị chua do nghèo các cation kiềm và kiềm thổ, ảnh hưởng tới sự ngưng tụ
của keo đất, giảm CEC và độ bão hòa bazơ dẫn đến tăng nguy cơ xói mịn. Đất
chua làm ảnh hưởng đến đời sống của vi sinh vật và cây trồng.


9

- Đất thối hóa sẽ làm giảm hoặc mất hồn tồn các chủng vi sinh vật đất. Trong
đó, có những lồi vi sinh vật có lợi như: các vi sinh vật chuyển hóa mùn, cố
định đạm,.. . Đất đai canh tác không hợp lý, bị mất cấu trúc, chặt nén tầng mặt
làm giảm tính thấm nước, sức chứa ẩm đồng ruộng bị thu hẹp kéo, gia tăng
nguy cơ khô hạn. Do vậy, cây bị héo nhanh chóng, thậm chí sau cơn mưa không
lâu. Tốc độ thấm nước giảm nhanh tất yếu tăng cường sự mất nước trên bề mặt.
Thối hóa đất theo định nghĩa của FAO [3] xuất phát từ những nghiên

cứu về sự suy thối đất đai nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng từ rất lâu do
đất trồng trọt là môi trường sản xuất lương thực cho nhân loại. Tổ chức Cơng
ước Liên Hiệp quốc về Phịng chống sa mạc hóa (UNCCD) [4] nhận định:
chúng ta đang đứng trước cuộc khủng hỏang không dự liệu trứơc là khỏang 1.5
tỷ người sẽ là nạn nhân của đất nông nghiệp bị thối hóa, nhất là những nước
nghèo đói. Tổ chức này cũng cho biết hiện có 169 nước đang bị tác động của
đất thối hóa, trong đó 116 nước đã cam kết hồn thành mục tiêu ngăn chặn đất
thối hóa. FAO [3]. đã khảng định qua q trình đánh giá thực trạng tài đất với
quy mơ tồn cầu có đến 25% diện tích đang bị thối hóa nghiêm trọng với nhiều
biểu hiện xói mịn, thiếu nước và suy giảm mức độ đa dạng sinh học. Khoảng
8% diện tích đất bị thối hóa ở mức vừa phải, 36% ở mức thối hóa nhẹ hoặc
ổn định. Diện tích đất được cải thiện chất lượng thơng qua nhân tác chiếm
khoảng 10%.
1.1.2 Tình hình thối hóa đất trên thế giới
Theo tính tốn có khoảng 500 triệu ha đất vùng nhiệt đới bị suy thối
(Lamb, D.;, 2005) [5], và tính trên tồn thế giới thì 33% đất bề mặt bị ảnh hưởng
bởi suy thối (Bini, C, 2009) [6]. Theo Lal, R (2009) [7], suy thoái đất làm suy
giảm chất lượng đất với sự giảm chức năng và dịch vụ của hệ sinh thái. Theo
đó, có 4 loại suy thối đất: vật lý, hóa học, sinh học và sinh thái.
Trên thế giới có khoảng 1.965 triệu ha, trong đó Châu Á là 749 triệu ha
(38%), Châu Âu là 218 triệu ha (11, 1%), Châu Đại Dương là 102 triệu ha
(5,2%) (theo Oldeman, L.R, and Sombroek,1992) [8]. Cũng theo Oldeman L.R
(1993) [8]. Châu Á là vùng có diện tích thối hóa đất từ trung bình đến nặng
(452, 5 triệu ha).


10

1.1.3 Các cơng trình nghiên cứu thối hóa đất.
1.1.3.1 Trên thế giới.

Chương trình đánh giá thối hóa đất do con người ở Nam và Đông Nam
Á (GLADSOL) do FAO/UNEP/UNDP/ISRIC tiến hành từ 1991-1997 [9] cho
thấy ở Đông Nam Á diện tích đất thối hóa chiếm trên 45% tổng diện tích.
Trong đó chủ đạo là xói mịn do nước (21%); thối hóa hóa học 24%; xói mịn
do gió 20% và thối hóa vật lý 9%. Trong số 17 nước Đơng Nam Á, Việt nam
là một trong 5 nước có xói mịn do nước ở mức từ trung bình tới cực kỳ nghiêm
trọng và chiếm 10% diện tích đất bị thối hóa.
Việt Nam cũng ở trong nhóm 8 nước có thối hóa hóa học do con người
gây ra rất đáng kể. Thối hóa hóa học có biểu hiện phổ biến nhất là giảm độ phì
nhiêu chiếm tới 70% diện tích thối hóa hóa học hay 10% diện tích tồn khu
vực và có thể thấy ở Thái lan (25,5 triệu ha); Campuchia (8,5 triệu ha), ....
Tại Thái Lan, diện tích đất bị xói mịn là 51,40 triệu ha, trong đó được
phân cấp mức độ như sau: rất nhẹ (18,99 triệu ha), nhẹ (11,44 triệu ha), trung
bình (4,14 triệu ha), mạnh (6,82 triệu ha) và rất mạnh (6,26 triệu ha), (Upatham
Potisuwan,1994) [10].
Rattan Lal (2015) [11] chỉ ra nguyên nhân suy thoái đất bao gồm xói
mịn, cạn kiệt carbon, mất đa dạng sinh học, mất cân bằng giữa các loại phân
bón và nguyên tố trong đất, acid hóa và mặn hóa. Việc phục hồi chất lượng đất
bị thối hóa bằng cách: giảm thiểu xói mịn, tạo C hữu cơ, đa dạng các loài sinh
vật đất, cải thiện cấu trúc đất... Nông nghiệp bảo tồn bao gồm 4 ngun tắc
chính: (1) duy trì phần tồn dư của cây trồng, (2) kết hợp cây che phủ đất, (3)
quản lý dinh dưỡng bằng cách kết hợp phân hóa học và sinh học, (4) hạn chế
cày xới đất.
Về các biện pháp phục hồi và bảo vệ đất chống thoái hóa:
Chương trình đánh giá thối hóa đất do con người ở Nam và Đông Nam
Á (GLADSOL) [9] cũng chỉ ra rằng: Biện pháp sinh học để bảo vệ, cải tạo đất
và biện pháp quản lý sử dụng đất là hai biện pháp chủ đạo giúp giảm thiểu và
phục hồi suy thối đất đáng được khuyến khích. Biện pháp sinh học giúp giảm
lượng đất mất tới 65,3% ở Quý Châu (Trung Quốc); 84,5 % ở Kuanang



11

(Indonexia); 91,3 % ở Manini (Philippin); 93,4% ở Chiangmai (Thái Lan). Năm
2018, Tổ chức Công ước Liên Hiệp Quốc tế về Phịng chống Sa mạc hóa
(UNCCD) [4] đã đưa ra lời cảnh báo sẽ thiệt hại 23 ngàn tỉ USD cho nền kinh
tế thế giới về đất bị thối hóa.
Ở Thái Lan, trồng một hàng sắn xen 2 hàng lạc khơng những chỉ tăng
thu thập mà cịn giảm đi hơn 30% lượng đất mất do xói mịn; trồng ngơ làm
giảm 15% năng suất sắn nhưng giảm được 15% lượng mất đất so với sắn thuần
(Tongglum và cs, 1998) [12].
Một nghiên cứu được thực hiện ở vùng cận nhiệt đới ẩm ở đồng cỏ Nam
Phi cho thấy sự suy giảm cỏ che phủ ban đầu từ 100% giảm còn 0-5% tương
ứng với nguồn cacbon hữu cơ từ 1,25kg/m2 còn 0.074kg/m2 (Dlamini, P, 2014)
.Việc tái sử dụng các phụ phẩm chất hữu cơ có thể giúp cải thiện độ màu mỡ
của đất và cải thiện cấu trúc đất (Abiven, S, 2008) [13].
Trong các tính chất hóa học, hàm lượng hữu cơ trong đất được coi như
chỉ thị về “độ phì của đất” vì liên quan đến xói mịn, tốc độ thấm và bảo vệ các
chất dinh dưỡng trong đất. Theo Dekalu K.O và cs (2006) [14], chất hữu cơ
liên quan đến vật chất trung chuyển và chi phối nhiều đặc tính lý, hóa và sinh
học đất, đóng vai trị quan trọng đối với kết cấu và đồn lạp đất: tính thấm, da
dạng vi sinh vật, cung cấp đủ oxy cho rễ và hệ vi sinh vật đất, giảm xói mịn.
Le Bissonnais Y. (1996) [15] cho rằng chất hữu cơ trong đất dưới 1,5 –
2% sẽ làm giảm đoàn lạp bền cũng như sự thấm nước của đất. Khi tăng hàm
lượng hữu cơ trong đất từ 2,3 đến 3,5% sẽ làm giảm khả năng vỡ đồn lạp,
giảm hình thành váng bề mặt dưới tác dụng của mưa, tăng tốc độ thấm.
Có nhiều phương pháp hoặc chỉ số được đưa ra để đánh giá mức độ suy
thối “độ phì nhiêu” của đất sản xuất nơng nghiệp (Cherubin et al., 2016) [16],
nhưng có thể nói để đánh giá độ phì nhiêu đất cần phải dựa vào: (i) biểu hiện
thiếu dinh dưỡng của cây trồng (phương pháp trực quan); (ii) phân tích thực

vật; và (iii) phân tích đất. Biểu biện thiếu dinh dưỡng trên cây trồng đánh giá
bằng trực quan trên đồng ruộng là một trong những cơng cụ đánh giá rất hiệu
quả về tình trạng dinh dưỡng của cây trồng, có nhiều cách phân loại biểu hiện
thiếu dinh dưỡng như cháy đầu lá, mất màu, hoại tử.


12

Phân tích cây trồng được thực hiện trong phịng để xác định tổng số chất
dinh dưỡng trong cây hay trong từng bộ phận của cây, kết quả được sử dụng
cho nhiều mục đích khác nhau như quản lý và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
cho cây trồng, đây có thể coi là phương pháp duy nhất biết được liệu rằng cây
trồng có đủ hay thiếu dinh dưỡng trong q trình sinh trưởng, phát triển.
Phân tích đất được sử dụng để xác định cả hàm lượng tổng số và dinh
dưỡng dễ tiêu cho cây trồng, nhằm thiết lập mối tương quan giữa chỉ số phân
tích đất và phản ứng của cây trồng, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch quản
lý dinh dưỡng cho cây trồng và quản lý chất lượng đất một cách hiệu quả.
Karlen & Stott (1994) đề xuất một phương pháp tiếp cận để cho điểm
chất lượng đất dựa trên tính linh hoạt, dễ sử dụng và tương tác của nó, theo đó:
Chất lượng đất = qWE(wt) + qWMA(wt) + qRD(wt) + qFQP(wt)
Trong đó, qWE là điểm số của khả năng thấm nước và giữ nước của đất,
qWMA là điểm số của khả năng vận chuyển và thúc đẩy hút thu nước của đất,
qRD là điểm số của khả năng chống chịu suy thoái đất, và qFQP là điểm số của
khả năng hỗ trợ cây phát triển bền vững, wt là trọng số cho mỗi chức năng. Tùy
vào người thực hiện đánh giá quan điểm thế nào về mức độ quan trọng của từng
chức năng để đánh trọng số nhất định cho mỗi chức năng của đất.
Wymore (1993) đã xây dựng phương trình mơ tả cho điểm các chỉ số đất
như sau: điểm trung bình (v) = 1/ [1 + ((B - L)/ (x - L))2S (B + x - 2L)].
Trong đó, B là giá trị cơ sở của tính chất đất khi điểm = 0,5, L là ngưỡng thấp,
S là độ dốc của đường cong tại điểm cơ sở, x là giá trị tính chất đất.

Sử dụng phương trình đường cong cho điểm, có ba phương trình cho
điểm chuẩn thường được sử dụng để đánh giá chất lượng đất: (1): càng cao
càng tốt; (2): càng thấp càng tốt và (3): tối ưu. Đường cong “càng cao càng tốt”
cho điểm các tính chất đất liên quan đến việc cải thiện chất lượng đất lên mức
độ cao hơn.
Ví dụ, độ bền đồn lạp, đóng vai trị quan trọng trong khả năng của đất
chống chịu sự suy thoái về cấu trúc do gió hoặc mưa (Kemper and Rosenau,
1986) [14]. Đường cong “càng thấp càng tốt” cho điểm các chỉ thị chất lượng
đất như dung trọng, thể hiện chất lượng đất kém khi có trị số cao. Đường cong


13

“tối ưu” cho điểm các tính chất có sự gia tăng ảnh hưởng tích cực đến chất
lượng đất ở một mức độ tối ưu nào đó mà khi vượt quá ngưỡng đó lại có ảnh
hưởng bất lợi.
Ví dụ, hàm lượng nitrate trong vùng rễ quyển, là yếu tố cơ bản cho sự
phát triển của cây trồng, nhưng nếu ở mức độ cao, nó lại gia tăng khả năng ơ
nhiễm nước ngầm (Doran et al., 1996) [17] và làm giảm chất lượng quả và khả
năng bảo quản quả (Bramlage et al., 1980) [18]. Các chỉ tiêu khác thuộc lớp
này có thể kể đến độ xốp, khoảng hổng chứa nước, lân chiết được, pH và EC.
1.1.3.2 Tại Việt Nam.
Theo Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (2002) [19], thối hóa đất được định
nghĩa là các q trình thay đổi các tính chất hóa lý và sinh học của đất dẫn đến
giảm khả năng của đất trong việc thực hiện các chức năng của mình. Đối với
đất đồi núi thì q trình thối hóa đất đồi núi nước ta gồm các quá trình chủ đạo
sau:
 Xói mịn, rửa trơi.
 Suy thối hóa học: mất dinh dưỡng, chua đất, ngộ độc dinh dưỡng, ơ
nhiễm.

 Suy thối vật lý: mất cấu trúc; chặt nén, đóng váng; giảm tốc độ thấm
nước và sức chứa ẩm.
Thối hóa đất đã được nghiên cứu ở Việt nam từ những năm 60 khi hiện
tượng xói mịn rửa trơi do canh tác trên đất dốc và đất bạc màu vùng đồi núi
phía Bắc trở nên phổ biến. Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa (BNN&PTNT) là đơn
vị có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Phong trào làm bèo hoa dâu, làm phân
xanh ở nông thôn miền Bắc những năm 60 cũng là những giải pháp khắc phục
suy thoái đất đai rất hiệu quả.
Nguyễn Đình Kỳ, Đào Châu Thu (2007) [20] đã nghiên cứu và phân loại
thối hóa đất ở Việt Nam. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1999) [19] đã xác định
thối hóa đất do xói mịn rửa trơi và phân cấp trên 7 vùng sinh thái của Việt
Nam có diện tích đất đồi núi thì các loại đất dốc đã bị chặt phá rừng để sản xuất
nơng nghiệp đều có hiện tượng đất bị thối hóa do xói mịn. Sự xói mịn đất đôi
khi dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là sụt lở đất khi dịng chảy q lớn trên độ
dốc cao khơng còn thực vật che phủ.


14

Bảng 1.1: Thối hóa đất do xói mịn vùng sinh thái.
Thối hóa đất
do xói mịn Vùng sinh thái

Tỷ lệ đất dốc (%)

Tỷ lệ đất thối hóa
do xói mịn (%)

1. Miền núi phía Bắc
2. Miền núi Khu IV cũ

3. Miền núi duyên hải miền Trung
4. Cao nguyên Tây Nguyên

95
80
70
90

80
70
65
60

Nguồn: Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, 1999 [19]
Theo nhiều nghiên cứu về xói mịn ở Việt Nam thì q trình xói mịn có
thể xuất hiện từ độ dốc 3o. Nếu độ dốc tăng 2 lần thì cường độ xói mịn tăng
hơn 4 lần, nếu chiều dài sườn dốc tăng 2 lần thì xói mòn tăng 2-2,5 lần.
Kết quả nghiên cứu nhiều năm trên đất dốc cho thấy đến 60% diện tích
chịu tác động xói mịn rửa trơi. Lượng đất mất hàng năm trên đất trồng cây
ngắn ngày khơng có cơng trình chống xói mòn từ 50 đến 100 tấn/ha. Lượng đất
này chứa khoảng 1 tấn chất hữu cơ, 150 kg đạm, lân, kali tổng số. Quá trình
này thường xảy ra ở các đất đồi núi bị khai phá làm nương rẫy, trồng trọt liên
tục với phương thức độc canh, lạc hậu, đất bị thối hóa, rửa trơi xói mịn mạnh,
đất bị chua và nghèo dinh dưỡng.
Khi bị thối hóa đồn lạp nhỏ hơn 25mm tăng lên và đồn lạp có giá trị
nơng học giảm mạnh so với đất rừng. Các đoàn lạp nhỏ giàu mùn và đạm, dễ
bị rửa trôi nên khi cấu trúc đất bị phá vỡ chất hữu cơ và N bị giảm nhanh chóng.
Khi mất nước chất này bị keo tụ không thuận nghịch làm cho đất trở nên chặt
cứng. Trong q trình thối hóa sức chứa ẩm tối đa đồng ruộng giảm đi. Chỉ 710 ngày sau mưa 100 mm trên đất phiến thạch, độ ẩm tầng mặt 0-15 cm đã có
thể xuống tới độ ẩm cây héo.

1.1.4 Kết quả những nghiên cứu về thối hóa đất:
Đất bị nghèo thành phần khoáng sét, chất hữu cơ cũng như các nguyên tố
vô cơ do sự rửa trôi hoặc thấm trôi của nước trên bề mặt đất hoặc theo chiều
sâu tầng đất. Sự khống hóa chất hữu cơ mạnh do đất bị khô hạn hoặc quá tơi
xốp. Lớp đất mặt thường có màu xám, thành phần cát bụi, mất kết cấu, rất nghèo
chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng khác. Quá trình này thường xảy ra ở các


15

vùng đất phù sa hình thành trên phù sa cổ hoặc phù sa cũ và các vùng đồi thấp
bị khai phá sử dụng lâu đời mà đất không được bảo vệ, bồi dưỡng, thường phổ
biến ở các vùng ven rìa đồng bằng sông Hồng thuộc các bậc thềm phù sa cổ và
cũ, khơng cịn chịu ảnh hưởng bồi đắp phù sa sơng và có một q trình lâu đời
canh tác lúa nước và hoa màu lạc hậu: cấy chay, bừa chùi, thiếu nước.
Nhìn chung các kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua của các cơ quan
khoa học cho thấy, đất xám bạc màu có hàm lượng hữu cơ thấp (OM%: 0,81,2%), các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng đều nghèo đến rất nghèo, đất
chua toàn phẫu diện (pH từ 3,8 đến 5,0), CEC rất thấp từ 5,8-7,5 cmol/kg đất,
thành phần khoáng sét của tầng canh tác chủ yếu là SiO2 và kaolinit chứng tỏ
đất bị thối hóa sét và chua hóa.
1.2 TÌNH HÌNH THỐI HĨA ĐẤT Ở KHU VỰC TÂY NGUN
1.2.1 Các nghiên cứu về thối hóa đất ở khu vực Tây Nguyên.
Theo Lê Huy Bá khu vực Tây Ngun có tổng diện tích tự nhiên trên 5,4
triệu ha và cũng là vùng có diện tích đất đang sử dụng chiếm tỷ lệ cao (81,5%),
đứng thứ 4 trong 7 vùng ở nước ta. Tài nguyên đất ở Tây Nguyên khá đa dạng,
đặc biệt có 1,3 triệu ha đất đỏ bazan với hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân,
kali,...cao, cho phép phát triển nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài
ngày như cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chè, dâu tằm, cây ăn quả.
Tuy nhiên, trong thời gian qua do việc chuyển đổi mục đích sử dụng
rừng, đất lâm nghiệp diễn ra quá mạnh, tràn lan, cộng với các cấp chính quyền

bng lỏng cơng tác quản lý bảo vệ rừng nên làm cho diện tích rừng, đất rừng
ngày càng thu hẹp. Theo Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Đắk Lắk, ở
độ dốc từ 5 đến 8 độ, với lượng mưa hàng năm 1.905 mm, trên 01 ha nương
rẫy, lượng đất bị rửa trôi lên đến 95,1 tấn/năm, trên đất trồng ngô là 105,7 tấn.
Theo tính tốn sơ bộ, mỗi năm lớp đất mặt ở Tây Nguyên bị rửa trôi xuống
sông Mê Kông và sau đó bị đẩy ra biển Đơng lên đến hàng trăm triệu tấn và
kèm theo với đất là hàng vạn tấn chất màu mỡ bao gồm chất hữu cơ và các
dưỡng chất khác. Đinh Đại Gái, Ngô Lê Anh Tuấn (2015) cho rằng sau 4 năm
trồng cà phê trên đất đỏ bazan vùng Tây Nguyên các chỉ tiêu vật lý như độ xốp
đất, độ bền đoàn lạp liên quan đến độ phì đất có xu hướng giảm so với đất rừng
chứng tỏ đất ngày càng có xu hướng nén chặt dần, pHKCl giảm 0,3 đơn vị; hàm


16

lượng hữu cơ giảm 42%; đạm tổng số giảm 25%; lân dễ tiêu giảm 16%; kali dễ
tiêu giảm 23%; canxi trao đổi giảm 40%; magiê trao đổi giảm 30%.
Nghiên cứu của Lưu Thế Anh (2015) [21] nghiên cứu tổng hợp thối hóa
đất , hoang mạc hóa ở Tây Ngun và đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững.
Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước mã số TN3/T01 cho thấy tồn vùng Tây
Ngun, gần 70% diện tích đất tự nhiên có pH KCl suy giảm so với tiêu chuẩn
đất nền, gần 65% hàm lượng hữu cơ tổng số suy giảm, hàm lượng N tổng số
suy giảm (chiếm 49,55%), hàm lượng P2O5 tổng số suy giảm (chiếm53,17%),
hàm lượng K2O tổng số suy giảm (chiếm 41,28%), hàm lượng Ca2+ suy giảm
(chiếm 53,03%), Hàm lượng Mg2+ suy giảm (chiếm 76,79%), hàm lượng Na+
tăng (chiếm 31,07%).
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu từng vùng địa hóa thổ nhưỡng riêng biệt
có thể khái quát thành các đặc điểm địa hóa - thổ nhưỡng cơ bản của vùng
nghiên cứu như sau: Việc đánh giá độ phì của lớp vỏ phong hóa lót dưới lớp
thổ nhưỡng cho đến nay chưa có tiêu chuẩn riêng biệt, xuất phát từ thực tiễn,

chúng tôi tiến hành đánh giá tương đối độ phì vỏ phong hóa bằng cách so sánh
với lớp thổ nhưỡng trực tiếp nằm trên vỏ phong hóa. Chúng ta nhận thấy so
với lớp thổ nhưỡng trên mặt thì vỏ phong hóa ít chua hơn, hàm lượng lân, kali
dễ tiêu và CEC hơi thấp hơn, lân, kali tổng số trội hơn so với lớp thổ nhưỡng
trên mặt. Hàm lượng cacbon hữu cơ (OC) trong lớp vỏ phong hóa hầu hết đều
thấp hơn so với lớp thổ nhưỡng trên mặt.
Kết quả so sánh tổng hợp cho thấy so với lớp thổ nhưỡng lớp vỏ phong
hóa vùng Đăk Đoa ít chua hơn, trừ sự hơi thấp của các chỉ tiêu như hàm lượng
cacbon hữu cơ, lân dễ tiêu, kali dễ tiêu và CEC, các thơng số cịn lại hầu hết là
tương đương. Như vậy, về độ phì vỏ phong hóa vùng nghiên cứu thuộc mức
trung bình đến khá đặc biệt là vỏ phong hóa phát triển trên các đá bazan, có
thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của cây trồng nếu được bố trí cây trồng
và có chế độ bón phân hợp lý.
Hầu hết các nguyên tố (Cu, Cd, Pb, Zn, Ni, Co, Mn) tập trung trong lớp
thổ nhưỡng lớn hơn trong lớp vỏ phong hóa. Ví dụ Cu (ppm) trong lớp thổ
nhưỡng so với lớp vỏ phong hóa ở miền địa hóa - thổ nhưỡng trên các đá bazan
là 90,2 / 87,7; ở miền địa hóa thổ nhưỡng phát triển trên các đá xâm nhập là


×