Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

THỰC TRẠNG CUNG CẦU GẠO Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.74 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN……………………………………………………...……….2
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………….…………..…….3
NỘI DUNG…………………………………………………………...……..4
CHƯƠNG I: CUNG CẦU HÀNG HÓA……………………….………..4
1. Cầu hàng hóa (Demand-D)…………………………………....….4
2. Cung hàng hóa (Supply-S)…………………………….…………..4
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CUNG CẦU GẠO Ở VIỆT NAM……...5
1. Khái quát chung………………………………………………...…5
2. Xuất khẩu gạo Việt Nam: xưa và nay……………………………..6
2.1. Ngày xưa................................................................................7
2.2. Ngày nay..............................................................................10
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CUNG – CẦU...23
1. Áp dụng “ 3 giảm, 3 tăng”............................................................23
2. Đưa cơ giới hóa vào sản xuất........................................................24
KẾT LUẬN..................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................28
1
LỜI CÁM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, khoa
quản trị kinh doanh.
Giảng viên Hồ Nhật Hưng đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn.
Thư viện trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ
tài liệu tham khảo.
Giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luận này.
Thay mặt nhóm 7
Nhóm trưởng
Ngô Thị Thanh Thư
2
LỜI MỞ ĐẦU


Xu thế toàn cầu hóa thương mại đang là những đặc điểm cơ bản của phát
triển trên thế giới hiện nay. Đối với Việt Nam, nhất là sau khi gia nhập khối
ASEAN, AFTA, hiệp định thương mại Việt- Mĩ và những bước tiếp theo
WTO, đã có nhiều cơ hội phát huy lợi thế so sánh, tháo gỡ hạn chế về thị
trường xuất khẩu, tạo lập môi trường thương mại mới nhằm trao đổi hàng
hóa- dịch vụ, kỹ thuật và thông tin đã tạo cơ sở động lực quan trọng cho tăng
trưởng và phát triển kinh tế. Để phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, Đảng và
Nhà nước ta đã có những đổi mới trong đường lối phát triển kinh tế, đặc biệt
là có những chính sách mới để phát triển nông nghiệp nông thôn. Sau hơn
mười năm thực hiện chính sách đổi mới, nông nghiệp đã có những kết quả
khá tốt, đặc biệt trong sản xuất cũng như xuất khẩu lúa gạo. Từ một nước
thiếu lương thực, nay đã trở thành một nước không chỉ đảm bảo đầy đủ các
nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn có khối lượng xuất khẩu ngày một
tăng, là nước đứng thứ hai (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo, sản lượng gạo
của Việt Nam hàng năm tăng, cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang chuyển
dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh các sản phẩm ở từng vùng, từng địa
phương trong cả nước. Kim ngạch xuất khẩu gạo cũng tăng lên đều đặn, thị
trường được mở rộng liên tục. Hiện nay, lúa gạo của Việt Nam đã có mặt ở
hơn 80 quốc gia trên thế giới. Việc xuất khẩu gạo góp phần quan trọng đưa
đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội, tạo
tiền đề bước vào giai đoạn phát triển mới công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
3
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CUNG CẦU HÀNG HÓA
Quy luật cung cầu là một trong những quy luật quan trọng của nền kinh
tế. Phân tích cung cầu là một trong những phương pháp phân tích kinh tế vi
mô cơ bản. Những khái niệm về cung cầu là một trong những phương tiện
quan trọng để hiểu biết nền kinh tế và cần thiết đối với doanh nghiệp và
người tiêu dùng để đưa ra quyết định đúng đắn.
1. Cầu hàng hóa (Demand-D)

Cầu hàng hóa là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua có khả
năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian
nhất định.
Lượng cầu là tổng số lượng hàng hóa hay dịh vụ mà người mua sẵn sàng
mua và có khả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định.
2. Cung hàng hóa (Supply-S)
Cung hàng hóa là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán có khả
năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất
định.
Lượng cung là tổng số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán sẵn
sàng bán và có khả năng bán ở mức giá đã cho trong một thời điểm nhất
định.
4
C H ƯƠ NG II : THỰC TRẠNG CUNG CẦU GẠO Ở VIỆT NAM
Gạo là một trong những mặt hàng thuộc nhóm hàng lương thực, được sản
xuất và tiêu dùng chủ yếu ở Châu Á. Cũng như các mặt hàng lương thực
khác, Chính phủ các nước luôn có chính sách và khuyến khích tăng cung
trong nước để đảm bảo an ninh lương thực. Do vậy, khối lượng gạo trao đổi
chiếm khoảng 6 – 7% so với sản lượng sản xuất của thế giới. Trong thương
mại thế giới, khối lượng và giá trị buôn bán mặt hàng gạo ở mức tương
đương với lúa mì và chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng giá trị thương mại hàng
hóa.
1. Khái quát chung
Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, sản
lượng lúa gạo đã gia tăng nhanh chóng. Trong 10 năm (1991 – 2001), bình
quân diện tích tăng 1,73%/năm, năng suất tăng 3,2%/năm và sản lượng tăng
5%/năm. Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu
gạo hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 17% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu.
Hiện nay, theo mức kim ngạch xuất khẩu, gạo được xem là một trong những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với giá trị xuất khẩu năm 2002

đạt 726 triệu USD, tăng hơn 3 lần so với năm 1991 và chiếm 4,4% tổng giá
trị xuất khẩu (kể cả xuất khẩu dầu thô).
Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam vẫn chưa hoàn
toàn là một lựa chọn hướng về xuất khẩu. Dư cung gạo không phải bắt
nguồn từ yêu cầu tăng cường xuất khẩu mà chủ yếu từ chính sách an ninh
lương thực. Do vậy trong sản xuất lúa gạo từ trước đến nay, Việt Nam vẫn
chủ yếu chú trọng đến năng suất mà ít quan tâm đến các giống gạo ngon có
giá trị xuất khẩu cao (những giống gạo thường cho năng suất thấp).
5
Căn cứ vào tình hình và yêu cầu thực tiễn, việc khai thác triệt để hơn
nữa những tiềm năng to lớn của đất nước trong sản xuất cũng như tìm kiếm
cách thức tiếp cận thị trường, giữ vững và phát triển thị phần mặt hàng gạo
có hiệu qủa tối ưu luôn là vấn đề đòi hỏi sự nghiên cứu và giải quyết.
2. Xuất khẩu gạo Việt Nam: xưa và nay
Lúa gạo luôn là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh truyền thống của Việt
Nam. Từ chỗ đảm bảo lương thực còn là mối lo, Việt Nam vươn lên xếp thứ
hai trong dự đoán 10 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới vào năm
2003. Giá trị xuất khẩu khẩu gạo vượt qua con số 1 tỷ USD năm 2005...
* 10 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới năm 2003:
1. Thái Lan: 7.750.000 tấn
2. Việt Nam: 4.250.000 tấn
3. Ấn Độ: 4.000.000 tấn
4. Mỹ: 3.400.000 tấn
5. Trung Quốc: 2.250.000 tấn
6. Pakistan: 1.100.000 tấn
7. Miến Điện: 1.000.000 tấn
8. Uruguay: 650.000 tấn
9. Ai Cập: 400.000 tấn
10. Argerntina: 350.000 tấn
(Theo VietNamNet, 4/4/2003 Dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ)

6
2.1. Ngày xưa...
Hơn một thế kỷ trước, các thương gia Việt Nam đã tổ chức xuất khẩu lúa
gạo. Tác giả Trần Văn Đạo, trên báo Công nghiệp tiếp thị số ngày 12/2/2007
có bài viết <<130 năm trước Việt Nam xuất khẩu gạo như thế nào?>>
Theo sử triều Nguyễn, từ khi lên ngôi, vua Gia Long đã chọn Đà Nẵng
làm cảng biển ngoại giao duy nhất của triều đình. Nhưng từ năm 1802 đến
khi Pháp xâm lược nước ta (năm 1858), có tới 20 lần, tàu Pháp, Anh, Mỹ…
đến Đà Nẵng dâng quốc thư, gửi lên các vua Nguyễn xin thông thương, lập
quan hệ buôn bán, nhưng đều bị khước từ. Với chính sách “trọng nông khinh
thương”, “bế quan tỏa cảng” ấy, mặc dù Tường Tộ, Đặng Huy Tứ, Phạm
Phú Thứ đã dâng sớ lên Vua đề nghị chính sách canh tân đất nước, nhưng
cũng không được chấp nhận.
7
Tuy nhiên, ở Sài Gòn và các địa phương thuộc khu vực Nam bộ vẫn tìm
cách giao thương với các thương nhân nước ngoài. Thời kỳ này, lúa gạo,
hàng tiểu thủ công nghiệp vùng Sài Gòn - Gia Định vẫn phát triển. Sách
“Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam” có đoạn: Ở Sài
Gòn - Chợ Lớn, các nghề chế biến nông sản như xay xát lúa gạo, sản xuất
đường, sản xuất các loại bột từ khoai, gạo… các nghề rèn, mộc, đóng
thuyền, dệt nhuộm hoạt động mạnh mẽ. Ở làng Bình Tây, vào đầu thế kỷ
XIX đã có 240 nhóm xay gạo, làm hàng xáo, mỗi nhóm có 5-6 giàn cối xay.
Gạo đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Nam kỳ thời đó…
Đặc biệt từ đầu những năm 70 của thế kỷ XIX, các thương nhân người
Hoa đã có vai trò quan trọng trong việc thu mua và xuất khẩu gạo ở miền
Nam. Nam kỳ là thuộc địa Pháp, nên các nhà buôn Pháp phải cạnh tranh với
thương nhân người Hoa trong việc xuất khẩu gạo. Sách dẫn trên đã công bố
một tài liệu lịch sử quan trọng, bàn đến các biện pháp bảo đảm gạo và tăng
cường chất lượng gạo Nam kỳ xuất khẩu. Trong đó có “biên bản” cuộc họp
giữa các nhà xuất nhập khẩu người Âu và người Hoa vào ngày 12/9/1874 tại

Sài Gòn - Chợ Lớn nhằm chấn
chỉnh tình hình mất giá và chất
lượng gạo xuất khẩu kém.
Về cách ứng xử trong quan hệ
buôn bán với nông dân và các
thương gia nước ngoài, sách có
đoạn:
“Hôm nay, 12/9/1874, vào lúc 3 giờ chiều, tại Nhà hàng Denis Fréses,
đường Catinat, tất cả thương nhân người Âu và người Hoa ở Sài Gòn và Chợ
8
Lớn có ký tên dưới đây đã thực sự lo lắng về tình trạng lúa gạo của chúng ta
bị mất giá trên mọi thị trường tiêu thụ do chất lượng kém, mà nguyên nhân là
do người bản xứ cũng như chính những tiểu thương người Hoa ở Chợ Lớn đã
không làm sạch hột gạo và pha trộn gạo.
Tất cả đã họp lại để có những biện pháp nghiêm chỉnh nhằm đảm bảo một
tương lai tốt đẹp hơn cho việc kinh doanh của chúng ta; và sẽ rất phương hại
nếu gạo của chúng ta từ nay về sau không được chuyển giao tốt hơn.
Có thể nói toàn bộ nền thương mại Sài Gòn dựa vào sản xuất lúa gạo. Vì
vậy, mọi người đều quan tâm muốn cho sản phẩm này được nước ngoài tìm
đến và ưa thích. Cho nên, mọi người đều nhất trí quyết định chấp nhận các
biện pháp sau:
Tất cả thương nhân người Hoa ký tên dưới đây hứa danh dự với người Âu
và với chính bản thân họ rằng: Họ sẽ chăm sóc nghiêm chỉnh chất lượng gạo
chuyển đến thị trường Chợ Lớn, kể từ đợt thu mua lúa gạo sắp bắt đầu vào
tháng 12 tới.
Hai loại gạo ngon sẽ được bán cho thương nhân người Âu là gạo Gò Công
hay gạo tròn và gạo Vĩnh Long hay gạo dài đúng theo hạt gạo làm mẫu. Các
loại gạo này không có bất cứ sự pha trộn nào và không được vượt quá 3%
đến 5% lúa (thóc).
Chỉ chấp nhận 10% tấm đối với các loại gạo tròn và 15% tấm đối với các

loại gạo dài: Loại gạo Pye-Chow (có lẽ loại “gạo hoa liên” hạt trong và dài
- chú thích của HT-HA, sách đã dẫn) cũng cùng những điều kiện như gạo
Vĩnh Long.
9
Gạo bán ra không phù hợp với các hợp đồng đã ký sẽ phải bồi thường theo
ấn định của các trọng tài. Gạo làm mẫu sẽ đặt tại Phòng Thương mại, được
sử dụng để đối chiếu trong trường hợp có tranh chấp” (Sách đã dẫn, trang 68
- 69).
2.2. Ngày nay
Theo tổng kết của Xuân Bách, báo Nhân dân số ngày 2/8/2007, trong sáu
tháng đầu năm 2007, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt hơn 2,3 triệu tấn, kim
ngạch 731 triệu USD, giảm hơn 18% về lượng và gần 6% về trị giá so cùng
kỳ năm trước. Các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam vẫn tập
trung ở khu vực châu Á (chiếm 76,58%), phần còn lại là châu Phi (14,32%)
và châu Mỹ (5,9%).
Tuy nhiên, giá cước vận tải tăng
nhanh đang là khó khăn rất lớn đối
với hoạt động xuất khẩu gạo của
Việt Nam. Cước luồng châu Á tăng
từ 18-19 USD/tấn lên 26-30
USD/tấn; luồng vận tải đi châu Phi
còn tăng cao hơn, từ 80-90 USD/tấn
lên tới 120-130 USD/tấn, chiếm trên
30% trị giá FOB của loại gạo cao
cấp khi xuất khẩu.
Mặc dù vậy, cho đến thời điểm hiện nay, tổng lượng gạo xuất khẩu đã ký
hợp đồng đạt 4,5 triệu tấn (trong đó các hợp đồng thương mại chiếm khoảng
10
30%). Cụ thể số lượng đã ký có thời gian giao hàng từ ngày 1-7 còn khoảng
2,2 triệu tấn, trong đó có khoảng 100 nghìn tấn giao vào đầu năm 2008.

Theo chỉ tiêu xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo trong năm thì các doanh nghiệp
chỉ còn có thể ký xuất khẩu được khoảng 100 nghìn tấn gạo nữa. Trong khi
đó, dự báo sản lượng lương thực hàng hóa của Việt Nam năm 2007 chỉ đạt
khoảng 8,7 triệu tấn, điều này cũng có nghĩa là lượng gạo để xuất khẩu của
Việt Nam trong năm 2007 đã hết.
Trong những ngày cuối tháng 6 và đầu tháng 7, giá xuất khẩu gạo Việt
Nam tiếp tục vững ở mức cao trong bối cảnh nhu cầu xuất khẩu mạnh và
nguồn cung tăng dần. Tại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long,
giá gạo 5% tấm là 303 USD/tấn, trong khi gạo 25% tấm là 285 USD/tấn.
Tuy nhiên, trong tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên, giá
xuất khẩu ngày 17-7 loại 5% tấm là 308 USD/tấn và gạo 25% tấm là 290
USD, tăng 5 USD/tấn so với hồi đầu tháng 7.
Trong thời gian qua các doanh nghiệp đã
tích cực thu mua lượng gạo tồn trong dân
11

×