Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận triết học về giá trị vận dụng của mối liên hệ phổ biến của phép duy vật biện chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.18 KB, 10 trang )

1. MỤC LỤC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
LỜI NÓI ĐẦU

1

NỘI DUNG 2

1. Phương pháp luận là gì......................................................................................2
2. Phương pháp luận biện chứng...........................................................................3
3. Tính chất các mối liên hệ phổ biến....................................................................5
4. Ý nghĩa phương pháp luận................................................................................6
5. Giá trị vận dụng nguyên lí về mối liên hệ phổ biến trong cuộc sống....................7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................9


1

LỜI NÓI ĐẦU
Trong lịch sử phát triển của xã hội cũng như của triết học, có những thời gian tư duy
siêu hình chiếm ưu thế so với tue duy biện chứng. Nhưng xét tồn bộ, thì phép biện
chứng ln chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần xã hội. Phép biện chứng
là một khoa học triết học, vì vậy nó cũng phát triển từ thấp đến cao mà đỉnh cao phép
biện chứng duy vật.
Phép biện chứng duy vật sự kế thừa tinh hoa nhân loại từ xưa cho đến nay, phép biện
chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở hệ thống những nguyên lí, những quy luật
đúng đắn. Trong đó thì ngun lí về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển
là hai nguyên lí khái quát nhất. Đây là hai nguyên lí đóng vai trị trụ cột của phép duy
vật biện chứng. Khi nhận định một vấn đề thì chúng ta phải dựa trên các ngun lí đó
để đưa ra nhận định đúng nhất về sự vật hiện tượng. Việc nghiên cứu, học tập các


nguyên lí sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về phép biện chứng duy vật từ đó có thể hồn
thiện kiến thức triết học khoa học của bản thân. Đây là lí do chính để em chọn đề tài
“Ý nghĩa phương pháp luận và giá trị vận dụng của nguyên lí về mối liên hệ phổ
biến của phép biện chứng duy vật.” để làm bài tiểu luận kết thúc học phần của môn
Triết học Mác – Lê-nin. Em là học sinh không chuyên về ngành Triết học nên tiểu luận
vẫn cịn nhiều sai sót, mong thầy cơ bỏ qua và góp ý để em hồn thiện hơn. Em xin
chân thành cảm ơn.


2

NỘI DUNG
1.Phương pháp luận là gì ?
Phương pháp là một hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ các quy luật
khách quan, thường dùng để điều chỉnh các hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
nhằm thực hiện mục tiêu đã định sẵn.
Phương pháp luận khơng có định nghĩa chính xác, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu
theo cách phổ biến nhất. Phương pháp luận là hệ thống các nguyên lý, các quan điểm là
cơ sở có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp
dụng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu tìm tịi cũng như lựa chọn,
vận dụng phương pháp.
Hay có thể hiểu phương pháp luận là lý luận về phương pháp. Bao hàm hệ thống
các phương pháp, thế giới quan của con người. Sử dụng các phương pháp, nguyên tắc
để giải quyết vấn đề đã đặt ra để có hiệu quả cao.
Phương pháp luận mà triết học Mác – Lênin muốn xác lập là phương pháp
luận biện chứng duy vật. Phương pháp luận này muốn xác lập ở người học thể hiện ở
chỗ người học phải nắm được hai nguyên lý đó là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
(trong thế giới này sự vật hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ
giữa cái riêng – cái chung, nguyên nhân – kết quả, con người phải nhận thức sự vật,
hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến) và nguyên lý về sự phát triển (vì khi nhận thức

sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến còn phải nhận thức trong sự chuyển đổi,
chuyển hóa, phát triển, biến đổi không ngừng). Nếu chúng ta không nhận thức thơng
qua hai ngun lý đó chúng ta sẽ đi vào quan điểm sai lầm.


3

Thơng qua hai ngun lý trên, hình thành nên các nguyên tắc, quan điểm, chỉ đạo
chúng ta trong hoạt động nhận thức và thực tiễn đó là ngun tắc tồn diện. Nếu chúng
ta vi phạm nguyên tắc toàn diện, sẽ rơi vào quan điểm đối lập, quan điểm sai lầm và đó
là rơi vào phiến diện trong đánh giá.
2. Phương pháp luận biện chứng
a) Phương pháp luận biện chứng duy vật là gì ?
- Phương pháp duy vật biện chứng hay chủ nghĩa duy vật biện chứng là một bộ
phận của học thuyết triết học do Karl Marx và Friedrich Engels đề xướng.Cốt lõi của
chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết hợp với phép biện chứng.
- Đặc trưng của phương pháp duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện
tượng trong trạng thái ln phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật
và hiện tượng khác.
- Marx đã kế thừa tư tưởng về phương pháp biện chứng của Georg Wilhelm
Friedrich Hegel và lý luận về chủ nghĩa duy vật của Ludwig Andreas von Feuerbach và
phát triển nên phương pháp luận này. Các nhà triết học Marx-Lenin cho rằng phương
pháp duy vật biện chứng là cơ sở triết học cho hệ tư tưởng của họ.
b) Phép biện chứng
- Phép biện chứng là một cống hiến vĩ đại, không thể phủ nhận của C.Mác.
C.Mác đã chủ định nghiên cứu phép biện chứng từ rất sớm. Trong khi thừa nhận những
hạt nhân hợp lý, C.Mác đã chỉ ra thế giới quan duy tâm, lộn ngược, tính chất bảo thủ,
phản động, bất lực trước những vấn đề xã hội và lịch sử trong phép biện chứng của
G.V.Ph.Hêghen. C.Mác đã đặt ra yêu cầu phải sử dụng phép biện chứng duy vật để
phân tích các vấn đề xã hội và lịch sử. Theo đó, phép biện chứng duy vật của C.Mác

khác hẳn về chất so với phép biện chứng duy tâm của G.V.Ph.Hêghen. Đúng như


4

C.Mác đã khẳng định: “Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương
pháp của Hê-ghen về cơ bản, mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa.”(2). Tạo ra
sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng là cống hiến vĩ đại của
C.Mác mà trong lịch sử triết học chưa từng có. C.Mác đã đem lại cho lồi người tiến
bộ vũ khí lý luận sắc bén, công cụ nhận thức vĩ đại.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học; là
khoa học về những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển trong tự nhiên,
xã hội và tư duy. Triết học Mác-Lênin là triết học duy vật, bởi triết học đó coi ý thức là
tính chất của dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người và nhiệm vụ của bộ não
người là phản ánh giới tự nhiên. Sự phản ánh có tính biện chứng, bởi nhờ nó mà con
người nhận thức được mối quan hệ qua lại chung nhất giữa các sự vật, hiện tượng của
thế giới vật chất; đồng thời nhận thức được rằng, sự vận động và phát triển của thế giới
là kết quả của các mâu thuẫn đang tồn tại bên trong thế giới đang vận động đó.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng - nó là hình thức cao nhất trong các hình thức của
chủ nghĩa duy vật. Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết
hợp với phép biện chứng.
- Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là hai ngun lý cơ bản và đóng
vai trị cốt lõi trong phép duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin khi xem xét,
kiến giải sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ
thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh
hiện thực khách quan.
- Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát
triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Hai nguyên lý cơ bản gồm:
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện
tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng

lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện
tượng trong thế giới. Nguyên lý này biểu hiện thông qua 06 cặp phạm trù cơ bản.


5

- Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự
vật, hiện tượng khách quan phải ln đặt chúng vào q trình luôn luôn vận động và
phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật). Nguyên lý này biểu hiện thông qua ba quy luật cơ
bản.( Nhưng trong bài này ta sẽ nói về nguyên ý mối liên hệ phổ biến)
3. Tính chất của các mối liên hệ phổ biến
a) Tính khách quan. Phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của các
mối liên hệ, tác động của bản thân thế giới vật chất. Có mối liên hệ, tác động giữa các
sự vật, hiện tượng vật chất với nhau. Có mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng và cái tinh
thần. Có cái liên hệ giữa những hiện tượng tinh thần với nhau, như mối liên hệ và tác
động giữa các hình thức của quá trình nhận thức. Các mối liên hệ, tác động đó, suy cho
đến cùng, đều là sự phản ánh mối liên hệ và sự quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng của thế giới khách quan.
b) Tính phổ biến. Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hố lẫn nhau và tách biệt
nhau khơng những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội, trong
tư duy, mà còn diễn ra đối với các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện
tượng.
c) Tính đa dạng, phong phú. Có nhiều mối liên hệ. Có mối liên hệ về mặt khơng
gian và cũng có mối liên hệ về mặt thời gian giữa các sự vật, hiện tượng. Có mối liên
hệ chung tác động lên toàn bộ hay trong những lĩnh vực rộng lớn của thế giới. Có mối
liên hệ riêng chỉ tác động trong từng lĩnh vực, từng sự vật và hiện tượng cụ thể. Có mối
liên hệ trực tiếp giữa nhiều sự vật, hiện tượng, nhưng cũng có những mối liên hệ gián
tiếp. Có mối liên hệ tất nhiên, cũng có mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ bản chất



6

cũng có mối liên hệ chỉ đóng vai trị phụ thuộc (khơng bản chất). Có mối liên hệ chủ
yếu và có mối liên hệ thứ yếu v.v chúng giữ những vai trò khác nhau quy định sự vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Do vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát được toàn cảnh thế giới
trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính vơ hạn của
thế giới khách quan; tính có hạn của sự vật, hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải
thích được trong mối liên hệ phổ biến, được quy định bằng nhiều mối liên hệ có hình
thức, vai trị khác nhau.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
- Từ tính khách quan và phổ biển của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động
nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm tồn diện.
- Quan điểm tồn diện địi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn
cần phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ
phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động
qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác. Chỉ trên cơ sở đó
mới có thể nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng và xử lý có hiệu quả các vấn đề của
đời sống thực tiễn. Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện,
siêu hình trong nhận thức và thực tiễn.
- V.I.Lênin cho rằng: "Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vật đó"1.
- Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động
nhận thức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm tồn diện thì đồng thời cũng cần phải
kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể.


7


- Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống
trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận
thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn. Phải xác định rõ vị trí, vai
trị khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể để từ đó có
được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn.
Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và khắc phục quan
điểm phiến diện, siêu hình mà cịn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy
biện.
5. Giá trị vận dụng nguyên lí về mối liên hệ phổ biến trong cuộc sống.
Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm tồn diện, quan
điểm lịch sử - cụ thể góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta.
Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho
phù hợp với từng con người. Đối với những người bề trên như ơng ,bà ,bố ,mẹ, thầy
cơ… thì chúng ta cần có thái độ cư xử lễ phép, tơn trọng họ. Đối với bạn bè thì có
những hành động , thái độ thoải mái,tự nhiên .Ngay cả quan hệ với một con người nhất
định ở những không gian khác nhau hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng phải có
cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như ông cha đã kết luận: “đối nhân xử thế”.
Chúng ta không thể chỉ nhìn bề ngồi mà phán xét về phẩm chất, đạo đức của người
đó.Vẻ bề ngồi khơng nói lên được tất cả , có thể bạn đó có gương mặt lạnh lùng
nhưng tính bạn rất cởi mở, hịa đồng, dễ gần. Vì vậy muốn đánh giá 1 con người cần
phải có thời gian tiếp xúc lâu dài , nhìn nhận họ trên mọi phương diện , ở từng thời
điểm ,từng hoàn cảnh khác nhau.
Ví dụ như khi xưa anh ta là người xấu ,tính cách khơng tốt hay vụ lợi khơng nên
giao tiếp chơi thân, nhưng hiện nay anh ta đã sửa đổi tính cách tốt hơn biết quan tâm


8

mọi người khơng như xưa , chúng ta cần nhìn nhận anh ta khác đi , có thể cư xử khác

trước, có thể giao tiếp , kết bạn với anh ta.
Hay khi xem xét nguyên nhân của một vấn đề nào đó để giải quyết, chúng ta cần
xem xét chúng trong các mối liên hệ để xem nguyên nhân từ đâu để có cách giải quyết,
xử lý tốt . Khi ta học kém đi , điểm số giảm cần tìm nguyên nhân do đâu khiến ta như
vậy. Do lười học, khơng hiểu bài, khơng làm bài tập hay khơng có thời gian học. Nếu
tìm được nguyên nhân cụ thể, chủ yếu , thì sẽ tìm được cách giải quyết đúng đắn.


9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo , Giáo trình triết học Mác – Lê-nin (Dành cho bậc đại học hệ
khơng chun lí luận chính trị), NXB Chính trị quốc gia sự thật, 2021.



×