Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tài liệu Tiểu luận triết học - vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến phân tích khả năng và hiện thực của nước ta hiện nay ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.94 KB, 13 trang )

Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết học - vận dụng nguyên lý
về mối liên hệ phổ biến phân tích khả
năng và hiện thực của nước ta hiện nay
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................2
A. Kiến thức triết học..............................................................................2
SV: Nguyễn Ngọc Anh

Tiểu luận triết học
1. Nội dung..............................................................................................2
2. Ý nghĩa phương pháp luận...................................................................2
B. Kinh tế Việt Nam những năm gần đây................................................3
C. Việt Nam tham gia hội nhập - Vì sao?...............................................4
D. Hội nhập. Cơ hội và thách thức..........................................................5
1. Cơ hội..................................................................................................5
2. Thách thức...........................................................................................6
E. Lộ trình hội nhập. Các giải pháp........................................................8
1. Lộ trình hội nhập.................................................................................8
2. Các giải pháp.......................................................................................8
KẾT LUẬN.....................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đang là một xu thế tất yếu của thời đại,
nó diễn ra mạnh mẽ khắp các châu lục, chi phối đời sống kinh tế của hầu hết
các nền quốc gia trên thế giới: Một hệ quả tất yếu của nền kinh tế toàn cầu hoá
SV: Nguyễn Ngọc Anh
Tiểu luận triết học
là kinh tế của các quốc gia sẽ ngày càng thu hẹp lại, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
các nền kinh tế sẽ ngày càng trở nên chặt chẽ. Nền kinh tế thế giới đang từng


ngày từng giờ biến đổi làm xuất hiện xu thế mới - hình thành nền kinh tế toàn
cầu. Trong bối cảnh ấy, kinh tế với những bước tiến đáng kể đang và sẽ hoà
mình vào nền kinh tế quốc tế.
Và với bài tiểu luận này trên cơ sở vận dụng nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến tôi sẽ phân tích khả năng và hiện thực của kinh tế Việt Nam khi hội
nhập với các mục sau:
A- Kiến thức triết học
B- Kinh tế Việt Nam những năm gần đây
C- Việt Nam tham gia hội nhập - Vì sao?
D- Hội nhập - Cơ hội và thách thức
E- Lộ trình hội nhập. Các giải pháp.
SV: Nguyễn Ngọc Anh
Tiểu luận triết học
NỘI DUNG
A. KIẾN THỨC TRIẾT HỌC
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
1. Nội dung
Theo phép siêu hình: Phép siêu hình cho rằng sự vật tồn tại biệt lập, tách
rời nhau, giữa chúng không có liên hệ, còn nếu có liên hệ thì chỉ là liên hệ bên
ngoài.
Theo phép biện chứng: Phép biện chứng lại cho rằng mọi sự vật đều tồn
tại trong mối liên hệ phổ biến là mà nó được thể hiện - các sự vật là điều kiện là
tiền đề tồn tại và phát triển của nhau, chúng nương tựa, phụ thuộc, ràng buộc
lẫn nhau, thường xuyên thâm nhập, chuyển hoá lẫn nhau. Ranh giới giữa các
lớp sự vật không phải là tuyệt đối mà bao giờ cũng có những lớp trung gian
chuyển tiếp.
Mối liên hệ phổ biến diễn ra không chỉ giữa các sự vật, hiện tượng với
nhau mà còn diễn ra trong bản thân từng sự vật, trong những mối liên hệ tạo ra
sự vật. Liên hệ bản chất bao giờ cũng có những quyết định đối với sự tồn tại
cũng như xu hướng biến đổi sự vật liên hệ bên ngoài hay liên hệ gián tiếp… chỉ

có những ảnh hưởng nhất định đối với sự vật.
2. Ý nghĩa phương pháp luận
Trong nhận thức hay trong thực tiễn ta phải có quan điểm toàn diện.
Quan điểm này yêu cầu khi nghiên cứu, xem xét sự vật phải xem xét tất cả các
mối liên hệ của nó, nhưng không được đặt các mối liên hệ có vai trò ngang
nhau, mà cần phải xác định xem đâu là sự liên hệ bản chất tất yếu bên trong sự
vật, đâu là những liên hệ gián tiếp bên ngoài… để từ đó có được kết luận chính
xác về sự vật.
Đứng trên quan điểm lịch sử cụ thể mọi sự vật trong thế giới vật chất tồn
tại, vận động và phát triển bao giờ cũng diễn ra trong những hoàn cảnh cụ thể,
trong không gian và thời gian xác định điều này ảnh hưởng tới đặc điểm, tính
SV: Nguyễn Ngọc Anh
Tiểu luận triết học
chất của sự vật. Khi nghiên cứu sự vật phải đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể, trong
không gian và thời gian xác định mà sự vật tồn tại, vận động và phát triển.
Đồng thời phải phân tích, vạch ra ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với
sự tòn tại của sự vật với tính chất cũng như xu hướng vận động và phát triển
của sự vật.
B. KINH TẾ VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Trong một vài năm trở lại đây, với những đường lối, chính sách đúng đắn
của Đảng và Nhà nước kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến đáng kể, bộ
mặt đất nước đang thay đổi từng ngày. Tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức trên
7% xếp thứ 2 châu Á (sau Trung Quốc) là một minh chứng đầy tự hào. Dưới
đây là những thành tựu nổi bật của kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Trong công nghiệp, Nhà nước đã tạo quyền tự chủ sản xuất kinh doanh
cho các doanh nghiệp thực hiện hạch toán kinh tế, lấy thu bù chi, xoá dần bao
cấp, giảm bớt chỉ tiêu pháp lệnh, khuyến khích các thành phần ngoài quốc
doanh, mở rộng sản xuất để thu hút vốn đầu tư - phát triển công nghiệp. Kết
quả đã có hơn 70 khu công nghiệp khắp cả nước dưới nhiều hình thức đa dạng:
quốc doanh, liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài… Nhờ vậy sản xuất công

nghiệp liên tục phát triển ổn định và tăng trưởng với nhịp độ cao: năm 1998 tốc
độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12,1%, 1999 tăng 10,4%, 2000
tăng 15,5%... Mới đây nhất sau khi tổng kết sản xuất công nghiệp quý I - 2004
đã có kết quả là sản xuất công nghiệp tăng 10,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Về nông nghiệp, chúng ta không những giải quyết vững chắc vấn đề
lương thực, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, mà còn vươn lên trở thành
nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới (sau Thái Lan). Nông sản Việt Nam như
cà phê, điều, hạt tiêu… với ưu thế xuất khẩu lớn đã có được thương hiệu của
mình trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp cũng khá ổn định đóng vai
trò quan trọng trong nền kinh tế “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
SV: Nguyễn Ngọc Anh

×